Mặt hàngkinh doanh của Công ty cổphần xuất nhập khẩu Hàng không

Một phần của tài liệu Giảm chi phí kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không (Trang 30 - 34)

Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không là kinh doanh trên lĩnh vực xuất nhập khẩu các trang thiết bị Hàng không, cho nên các bạn hàng chủ yếu của Công ty là các ban ngành, các Bộ, các doanh nghiệp tham gia hoạt động trong lĩnh vực Hàng không quốc gia VN cùng các Công ty dịch vụ Hàng không như: Công ty bay (VASCO), Công ty Cụm cảng Hàng không miền Bắc (NASCO)… Bên cạnh đó Công ty còn cung ứng các sản phẩm nhập khẩu và dịch vụ cho các hãng liên doanh hoạt động trong lĩnh vực Hàng không và có cả các khách hàng trực thuộc không quân bộ Quốc phòng, trong đó hãng Hàng không quốc gia VN là khách hàng lớn nhất với tổng giá trị hợp đồng xuất nhập khẩu uỷ thác chiếm 80% tổng giá trị hàng hoá nhập khẩu của Công ty.

Mặc dù thực hiện kinh doanh nhiều mặt hàng nhưng Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không Airimex vẫn tập trung kinh doanh vào một số mặt hàng chủ lực như phụ tùng máy bay luôn chiếm từ 75% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Công ty:

*) Thiết bị phục vụ cho A76

- Thiết bị chống sét - Bơm hút chân khô

- Máy soi hàng lý - Phụ tùng động cơ

- Máy phát điện - Hệ thống xử lý nước

- Xe thang hành khách - Phụ tùng xe nâng hàng - Dây băng tải hành lý - Dụng cụ phanh lốp

- Phụ tùng Tractar - Hệ thống đèn tín hiệu máy bay - Xe đẩy kéo hành lý - Máy phân định Ni

*) Phụ tùng máy bay

- Đại tu động cơ D30 - Thiết bị cho A76

- Khối tự động lái - Máy bơm nạp dẩu nhờn - Hangar cho máy bay - Dụng cụ sửa chữa máy bay

- Phụ tùng ATR- 72 - Động cơ TA – 8

- Phụ tùng máy bay B – 200 - Phụ tùng máy bay cho SFC - Dầu nhờn máy bay ATR - Lốp máy bay

*) Nhiên liệu bay và dầu mỡ các loại

Trước đây, việc nhập khẩu xăng dầu cho ngành Hàng không Việt Nam chủ yếu thông qua Petrolimex. Theo cách này hiệu quả thấp, giá cả cao, phân phối chậm không đáp ứng được nhu cầu bức thiết của ngành Hàng không.

Từ năm 1990 trở lại đây, việc này được giao cho Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không thực hiện, mang lại hiệu quả không nhỏ trong việc tháo bỏ những tồn đọng. Công ty đã đàm phán và ký kết những hợp đồng giá cả thấp tiết kiệm được hàng triệu đơn vị ngoại tệ chho ngành Hàng không nói riêng và cho Nhà nước nói chung. Đến cuối năm 1995 nhu cầu xăng dầu Hàng không tăng nhanh, do đó Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã quyết định thành lập Công ty xăng dầu Hàng không (VINAPCO). Sự kiện này đã làm giảm doanh thu, lợi nhuận của Công ty

*) Thiết bị quản lý bay

Đó là những thiết bị vô cùng quan trọng, để đáp ứng nhu cẩu đòi hỏi sự an toàn cao của mỗi chuyến bay. Do vậy thiết bị quản lý bay đòi hỏi hiện đại tính chất quốc tế cao.

- Kính thuỷ lực - Cáp Ra da

- Thiết bị hạ cánh - Phụ tùng hệ thống Ra da - Dây đèn đêm TSN - Hệ thống thu thời tiết - Thiết bị hạ cánh - Hệ thống thiết bị điện tử

- Vệ tinh - Máy phát điện

- Trạm nguồn Ra da - Phụ tùng VISAT

Nhìn ra tầm quan trọng của các thiết bị quản lý bay, từ năm 1993 ngành Hàng không bắt đầu chuyên sâu về mua sắm các trang thiết bị hiện đại, do vậy kim ngạch nhập khẩu của Công ty không ngừng tăng lên.

Trong những năm tới thực hiện mục tiêu hiện đại hoá ngành Hàng không và giành quyền quản lý thông báo bay (FIR) trong khu vực chắc chắn sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho Công ty. Đặc điểm của loại hàng hoá này cần sự chính xác, an toàn

tuyệt đối cho mỗi chuyến bay cho nên nhu cầu đổi mới, cải tiến và nâng cấp là luôn cần thiết

Ngoài ra, để cạnh tranh với các hãng Hàng không khác, để ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng trên những chuyến bay, Công ty còn phải tiến hành nhập các loại rượu, bia, đồ ăn…

*) Kinh doanh những mặt hàng khác

- Máy bơm nước dân dụng - Vòng bi

- Xe máy - Linh kiện máy tính

- Mực in cho máy tính - Máy trộn bê tông

Việc có một đội ngũ cán bộ, chuyên viên tinh thông nghiệp vụ mà Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không không những đứng vững trong nền kinh tế thị trường mà còn cải thiện được tình hình thu nhập của nhân viên.

Kể từ năm 1989 nhờ có chính sách mở cửa của Nhà nước, sự cải tiến trong cơ chế về thủ tục hành chính, chính sách kinh tế đầu tư, đã khuyến khích tác động mạnh tới nhu cầu hoạt động của các công ty ở các quốc gia do đó việc quan hệ, trao đổi trở nên cấp thiết đòi hỏi cần phải có phương tiện đi lại một cách nhanh chóng nhất. Do đó nhu cầu về các chuyến bay đã tăng lên, việc mở rộng các tuyến bay ợn vậy đòi hỏi phải đầu tư mua sắm nhiều loại máy bay mới và các trang thiết bị phục vụ cho việc bảo dưỡng, sửa chữa, quản lý các chuyến bay. Công ty thành lập với mục đích là để nhập khẩu các trang thiết bị, vật tư cho ngành Hàng không cho nên mọi hoạt động của Công ty đều gắn liền với các hoạt động của các đơn vị trong ngành.

i) Với các xí nghiệp bảo dưỡng máy bay, sân bay trong lãnh thổ Việt Nam: - Nhu cầu về sửa chữa, thay thế phụ tùng, máy móc và bảo dưỡng.

- Nhu cầu về thiết bị toàn bộ như Rada, đài phát sóng…, nhu cầu về nhiên liệu động cơ máy bay và các loại hàng hoá thông thường khác.

ii) Các công ty dịch vụ bay SASCO, VASCO, NASCO thì có nhu cầu về các loại hàng hoá, dịch vụ là rất lớn, đó có thể là các loại hàng hoá chuyên dụng như máy bay cánh quạt cỡ nhỏ, máy chụp trắc địa… cho đến các loại hàng hoá thông thường khác như săm lốp máy bay, khí tài bay…

Nghiên cứu thị trường nước ngoài với mục đích cuối cùng là lựa chọn nguồn cung ứng tốt nhất đem lại hiêụ quả tối đa cho Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không.

Với các loại thiết bị máy bay như:

- Phụ tùng MBA – 320 nhập từ Pháp, Hà Lan, Đức. - Phụ tùng ATR – 72 và B767 nhập từ thị trường Mỹ - Phụ tùng Boing 767 nhập từ Thái Lan.

Các thiết bị phục vụ cho tiêu dùng trên máy bay như: Rượu mạnh, nước ép hoa quả, rượu vang, hộp thức ăn, túi đựng vệ sinh, tấm lót khay trên máy bay, đồ sứ phục vụ ăn… nhập từ các nước như: Nga, Hà Lan, Singapo, Hồng Kông, Thuỵ Sỹ, Thái Lan, Trung Quốc, Pháp.

- Thiết bị dẫn đường, hệ thống ngắt mạch, vật tư PCCC, vật tư phục vụ tai nạn, xe đẩy, đèn công suất Rada, cần dắt máy bay… nhập từ các nước như Scotland, Canada, Úc,Đức, Mỹ, Pháp.

- Phụ tùng xe cấp điện, phụ tùng xe ăn, phụ tùng trực thănng, phụ tùng xe thang, hệ thống băng tải, máy phát điện, hệ thống đèn đêm, Containe, nhập từ các nước Nga, Pháp, Hà Lan, Đan Mạch.

- phụ tùng xe nâng, máy soi chiếu hành lý, máy in bộ đọc, bộ thiết bị thở, xe thổi khí lạnh, bộ tạo nguồn cao áp được nhập từ các nước Đan Mạch, Pháp, Đức,Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Mặc dù là một doanh nghiệp thương mại nhưng Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không thường không có khâu dự trữ hàng hóa do hoạt động chủ yếu của Công ty là xuất nhập khẩu uỷ thác và làm theo đơn đặt hàng.Tức là thiết bị Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không nhập về theo số lượng của khách yêu cầu nên không có lượng hàng tồn hay ứ đọng. Thêm vào đó, Công ty cũng không có quá trình bán hay xác lập kênh phân phối. Do vậy, hình thức nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty chủ yếu thông qua khả năng nhận đơn đặt hàng, đấu thầu và nhận uỷ thác xuất nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Giảm chi phí kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không (Trang 30 - 34)