Phân tích hình thức hoạt động của QH thông qua hoạt động của các đại biểu QH và đoàn đại biểu QH theo quy định của PL hiện hành :

Một phần của tài liệu Câu hỏi và đáp án môn luật hiến pháp (Trang 32 - 33)

biểu QH theo quy định của PL hiện hành :

- Đại biểu QH là những công dân ưu tú trong các lĩnh vực hoạt động của NN và xã hội được nhân dân tín nhiệm bầu ra bằng tổng tuyển cử tự do.

- Đó là những đại biểu chân chính của nhân dân.

- Đại biểu QH có địa vị pháp lý đặc biệt vì là người đại diện của nhân dân đồng thời là đại biểu cấu thành cơ quan quyền lực NN cao nhất

 Chịu trách nhiệm trước cử tri và cơ quan quyền lực NN cao nhất.

 Đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực NN trong QH.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hình thức hoạt động của ĐBQH

a)

Nhiệm vụ:

- Liên hệ chặt chẽ với cử tri và làm cầu nối giữa cử tri với Cơ quan quyền lực NN cao nhất ==> chịu trách nhiệm trước cử tri, trước QH về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình (trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri…)

- Đại biểu QH có nhiệm vụ tham gia các kỳ họp QH, thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của QH

- Đại biểu QH phải gương mẫu trong việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần phát huy quyền làm chủ của công dân.

- Đại biểu QH tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp, luật, các nghị quyết của QH.

- Đại biểu QH tiếp dân theo định kỳ => nhằm nghe nhân dân góp ý xây dựng NN, giải quyết những thắc mắc, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo => chuyển tới người có thẩm quyền giải quyết.

- Đại biểu QH tham gia các hoạt động của đoàn đại biểu QH theo chương trình và lịch của đoàn, tham gia sinh hoạt của Hội đồng dân tộc và Ủy ban của QH.

b)

Quyền hạn: 10 ý

- Quyền hạn quan trọng nhất của Đại biểu QH là tham gia thảo luận và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

- Ý kiến phát biểu của Đại biểu QH được ghi vào biên bản, tổng hợp và sử dụng

- Đại biểu QH có quyền sáng kiến lập pháp, quyền trình dự án luật ra trước QH, dự án pháp lệnh ra trước UBTVQH theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.

- Chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch QH, Thủ tướng CP và các thành viên khác của CP. Người bị chất vấn phải trả lời nghiêm túc về những vấn đề bị chất vấn.

- Đại biểu QH có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan chấm dứt hành vi trái pháp luật khi phát hiện cá nhân hay cơ quan đó có hành vi vi phạm pháp luật.

- Đại biểu QH có quyền gặp gỡ và yêu cầu các CQNN, các tổ chức cung cấp tình hình và tài liệu cần thiết liên quan đến hoạt động của đại biểu.

- Đại biểu QH có quyền tham gia bầu cử và được bầu vào các CQNN, cơ quan lãnh đạo.

- Đại biểu QH có quyền biểu quyết về các dự án luật, các báo cáo. Đại biểu QH được quyền bỏ phiếu tán thành hay không tán thành hay bỏ quyền biểu quyết về vấn đề được đưa ra trong QH.

- Đại biểu QH có quyền tham dự các kỳ họp HĐND các cấp nơi mình được bầu.

- Đại biểu QH có quyền kiến nghị với Ủy ban Thường vụ QH xem xét trình QH việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do QH bầu hoặc phê chuẩn.

Một phần của tài liệu Câu hỏi và đáp án môn luật hiến pháp (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w