- Các Bộ và các cơ quan ngang Bộ Thành lập hay bãi bỏ cơ quan này theo
79. Phân tích vị trí, tính chất, chức năng của UBND theo quy định của pháp luật hiện hành: Theo điều 2 luật Tổ chức HĐND-UBND:
Theo điều 2 luật Tổ chức HĐND-UBND:
“Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.
Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.
Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở”
1. UBND là cơ quan chấp hành của HĐND:
- UBND do HĐND cùng cấp bầu ra.
- UBND là cơ quan chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc triển khai tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐND, thực hiện chủ trương của HĐND đi vào thực tế cuộc sống.
- UBND chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND cùng cấp mình và trước các cơ quan HC NN cấp trên.
2. UBND là cơ quan Hành chính NN ở địa phương:
- Quản lý HCNN là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất được coi là chức năng của UBND.
- Hoạt động quản lý của UBND mang tính toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống XH về chính trị, kinh tế, văn hoá- XH, an ninh, quốc phòng....đối với mọi đối tượng.
- Hoạt động quản lý của UBND mang tính thống nhất.
- Hoạt động quản lý của UBND chỉ giới hạn trong phạm vi một địa phương, vùng lãnh thổ nhất định.