Phân tích nội dung kỳ họp quốc hội?

Một phần của tài liệu Câu hỏi và đáp án môn luật hiến pháp (Trang 28 - 29)

Kỳ họp quốc hội là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của QH. Tại kỳ họp QH tập trung đông đủ nhất đại biểu QH, thảo luận dân chủ và quyết định các vấn đề quan trọng nhất của đất nước và của nhân dân, thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước.

QH mỗi năm họp 2 kỳ do UBTVQH triệu tập. Trong trường hợp CTN, Thủ tướng CP hoặc ít nhất 1/3 tổng số đại biểu QH yêu cầu hoặc theo quyết định của mình thì UBTVQH họp bất thường.

- Chuẩn bị kỳ họp:

+ UBTVQH dự kiến chương trình kỳ họp căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội;

+ Chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của các cơ quan hữu quan trong việc chuẩn bị nội dung kỳ họp; xem xét việc chuẩn bị các dự án luật, các báo cáo và các dự án khác trình Quốc hội;

- Triệu tập

+ Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập kỳ họp Quốc hội thường lệ chậm nhất là ba mươi ngày, kỳ họp Quốc hội bất thường chậm nhất là bảy ngày, trước ngày khai mạc kỳ họp. Dự kiến chương trình làm việc của kỳ họp được gửi đến đại biểu Quốc hội cùng với quyết định triệu tập kỳ họp.

- Nội dung:

a)

Tại phiên họp đầu tiên của kỳ họp thứ nhất mỗi khoá Quốc hội,

- Quốc hội bầu Uỷ ban thẩm tra tư cách đại biểu Quốc hội gồm Chủ nhiệm, một Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên trong số đại biểu Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội khoá trước giới thiệu. Căn cứ vào báo cáo của Uỷ ban thẩm tra tư cách đại biểu, Quốc hội quyết định xác nhận tư cách đại biểu của các đại biểu Quốc hội đã được bầu, tuyên bố những trường hợp cá biệt mà việc bầu cử đại biểu không có giá trị.

- QH tiến hành bầu cử các chức danh lãnh đạo cao cấp nhất của Nhà nước bằng cách bỏ phiếu kín: CTN, Phó CTN, Chủ tịch QH, các ủy viên UBTVQH, chủ tịch, P Chủ tịch và các ủy viên của Hội đồng dân tộc; Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm và các ủy viên của các Ủy ban của QH; ; Thủ tướng CP; Chánh án TANDTC; Viện trưởng VKSNDTC trong số các ĐBQH.

b)

Trình tự thủ tục xem xét thông qua các dự án luật.

- Thuyết trình việc thẩm tra các dự án: các cơ quan của QH

- Thảo luận các dự án (thảo luận ở các tổ đại biểu hoặc tập trung ở hội trường)

- Biểu quyết thông qua dự án

c)

Chất vấn và trả lời chất vấn: (mục đích nhằm quy trách nhiệm đối với người bị chất vấn và tìm ra

các giải pháp để giải quyết vấn đề): Tại kỳ họp ĐBQH gửi chất vấn đến chủ tịch QH, người bị chất vấn ( CTN, Bộ trưởng, Chánh án TANDTC; Viện trưởng VKSNDTC) phải trả lời trước QH tại kỳ họp đó. Nếu người chất vấn không đồng ý với trả lời của người chất vấn thì có quyền đề xuất QH xem xét.

Một phần của tài liệu Câu hỏi và đáp án môn luật hiến pháp (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w