Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của chính phủ theo quy định của Pháp luật hiện hành?

Một phần của tài liệu Câu hỏi và đáp án môn luật hiến pháp (Trang 25 - 26)

định của Pháp luật hiện hành?

Điều 6:

- Chính phủ tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

- Hiệu quả hoạt động của Chính phủ được bảo đảm bằng hiệu quả hoạt động của tập thể Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ và từng thành viên Chính phủ, thông qua 3 hình thức: thông qua phiên họp chính phủ, thông qua hoạt động của thủ tướng chính phủ và thông qua hoạt động của các thành viên chính phủ thể hiện ở các điểm sau:

a)

Phiên họp Chính chủ:

- CP họp thường kỳ ít nhất mỗi tháng 1 lần, ngoài ra CP có thể họp bất thường (1/3 tổng số thành viên CP yêu cầu hoặc theo QĐ của mình TT triệu tập phiên họp bất thường). Tại các phiên họp này, CP bàn bạc tập thể, quyết định theo đa số những vấn đề thuộc NV, quyền hạn của mình.

- Những VĐ sau đây phải nhất thiết thực hiện tại các phiên họp:

+ Chương trình hoạt động hàng năm của CP,

+ Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm và cả nhiệm kỳ, các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trình Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội;

+ Các nghị quyết, nghị định của Chính phủ;

+ Dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, năm năm, hàng năm, các công trình quan trọng;

+ Dự toán ngân sách nhà nước, dự kiến phân bổ ngân sách trung ương và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương;

+ Tổng quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm trình Quốc hội;

+ Đề án về chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo trình Quốc hội;

+ Các chính sách cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, tiền tệ, các vấn đề quan trọng về quốc phòng, an ninh, đối ngoại;

+ Các đề án trình Quốc hội về việc thành lập, sáp nhập, giải thể bộ, cơ quan ngang bộ;

+ Việc thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, việc thành lập hoặc giải thể các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; quyết định việc thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

+ Quyết định việc thành lập, sáp nhập, giải thể cơ quan thuộc Chính phủ;

+ Các báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước  Thể hiện tính dân chủ

Hình thức biểu quyết đối với NQ, Nđịnh của CP: Họp và quyết định theo đa số. Trong trường hợp biểu quyết nganh nhau (50:50) thì thực hiện theo QĐ của thủ tướng đã biểu quyết.

Thể hiện tính tập trung

b)

Thông qua hoạt động của TT Chính phủ (Điều 114 HP 1992; Điều 20 Luật tổ chức C.phủ)

- Hoạt động của chính phủ đề cao quyền hạn và trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng và của mỗi thành viên Chính phủ. Thủ tướng lãnh đạo và điều hành hoạt động của Chính phủ, quyết định những vấn đề được Hiến pháp và pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của mình. Thủ tướng là người đứng đầu Chính

phủ. Thủ tướng chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước  Thể hiện tính tập trung.

c)

Thông qua hoạt động của các Bộ trưởng và các thành viên khác thuộc Cphủ (Điều 116 HP 1992 sửa đổi; Điều 23 Luật Tổ chức Cphủ)

- Phó TT giúp TT làm nhiệm vụ theo sự phân công của TT. Phó TT chịu trách nhiệm trước TT, trước Qhội về nhiệm vụ được giao.

- Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là người đứng đầu và lãnh đạo một bộ, cơ quan ngang bộ, phụ trách một số công tác của Chính phủ; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng, trước Quốc hội về quản lý nhà nước ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước hoặc về công tác được giao phụ trách  Thể hiện tính tập trung.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Câu hỏi và đáp án môn luật hiến pháp (Trang 25 - 26)