1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh Techcombank- Hải Phòng

81 1,1K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 655 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh Techcombank- Hải Phòng

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Cácsố liệu, kết quả trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế tại đơn vị thực tập.

Tác giả ký tên

Nguyễn Thu Giang

Trang 2

MỤC LỤCLỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ VẤN ĐỀ CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1 Lý luận chung về thanh toán tín dụng chứng từ 4

1.1.1 Khái niệm về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 4

1.1.2 Thư tín dụng (Letter of credit – L/C) 5

1.1.3.Các bên tham gia 10

1.1.4.Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ 11

1.1.5 Ưu nhược điểm của phương thức TDCT 12

1.1.6 Văn bản pháp lý điều chỉnh quan hệ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ 14

1.2.Vấn đề chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại NHTM 15

1.2.1.Quan niệm về chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ 15

1.2.2 Nội dung đánh giá chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại 17

1.2.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại các NHTM 22

1.3 Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ của một số ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam 25

1.3.1 Hongkong Shanghai Bank (HSBC) 25

1.3.2.Citybank 27

Trang 3

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN TÍN

CHỨNG TỪ TẠI CHI NHÁNH TECHCOMBANK HẢI PHÒNG 29

2.1.Khái quát về chi nhánh Techcombank Hải Phòng 29

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển 29

2.1.2.Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 31

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh những năm gần đây 34

2.2.Thực trạng chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh Techcombank Hải Phòng 42

2.2.1.Thực trạng chung của hoạt động TTQT 42

2.2.2 Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh Techcombank Hải Phòng 43

2.2.3 Thực trạng chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh Techcombank Hải Phòng 45

2.3 Đánh giá chung về chất lượng thanh toán TDCT 51

3.1 Định hướng nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh Techcombank Hải Phòng 58

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán TDCT tại chi nhánh TCBHP 59

3.2.1 Nâng cao năng lực trình độ chuyên môn và số lượng cán bộ TTQT của chi nhánh 59

Trang 4

3.2.2 Tiếp tục đầu tư mua sắm đổi mới, hiện đại hóa trang thiết bị hoàn thiện

công nghệ thanh toán 60

3.2.3 Tăng cường công tác tư vấn khách hàng và đa dạng sản phẩm, hình thức thanh toán 61

3.2.4 Mở rộng quan hệ đại lý của NH 64

3.2.5 Tăng cường hoạt động Marketing 65

3.2.6 Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát 65

3.2.7 Tăng cường các hoạt động hỗ trợ cho hoạt động thanh toán TDCT 66

3.3 Một số kiến nghị 66

3.3.1 Kiến nghị đối với chính phủ 66

3.3.2 Kiến nghị đối với NHNN 69

3.3.3 Kiến nghị đối với ngân hàng Techcombank 69

Kết luận chương 3 71

KẾT LUẬN 72

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Sơ đồ 01: Quy trình nghiệp vụ thanh toán TDCT 11

Sơ đồ 02: Cơ cấu tổ chức 32

Bảng 01: Tình hình huy động vốn 36

Bảng 02: Dư nợ cho vay 39

Bảng 03: Lợi nhuận sau thuế của TCB HP 41

Bảng 04: Tình hình thanh toán quốc tế tại TCB HP 42

Bảng 05: Số món thanh toán L/C 45

Bảng 06 : Doanh số thanh toán và phát hành L/C nhập khẩu 46

Bảng 07: Thu nhập từ hoạt động thanh toán LC nhập khẩu 47

Bảng 08 : Số lượng thanh toán LC xuất khẩu 48

Bảng 09: Doanh số thanh toán và thông báo LC xuất khẩu 49

Bảng 10: Thu nhập từ hoạt dộng thanh toán LC xuất khẩu 50

Bảng 11 : Doanh số thanh toán L/C xuất nhập khẩu 52

Biểu đồ 01: Số món thanh toán LC 45

Biểu đồ 02: Số món thanh toán LC xuất khẩu 48

Trang 6

DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

- TTQT: Thanh toán quốc tế- TDCT: Tín dụng chứng từ- L/C: Thư tín dụng- XNK: Xuất nhập khẩu- XK: Xuất khẩu- NK: Nhập khẩu

- NHTM: Ngân hàng thương mại- NH: Ngân hàng

- NHPH: Ngân hàng phát hành- NHTB: Ngân hàng thông báo- NHXN: Ngân hàng xác nhận- NHđCĐ: Ngân hàng được chỉ định- TMQT: Thương mại quốc tế- HĐTM: Hợp đồng thương mại- TCB: Techcombank

- TCB HP: Techcombank Hải Phòng- VCB: Vietcombank

- ICB: Incombank

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế của đất nước được đánh dấubằng việc gia nhập WTO năm 2006, công tác phục vụ xuất nhập khẩu trongnhững năm gần đây được các NHTM nói chung và Techcombank nói riêngkhông ngừng đổi mới và hoàn thiện Công tác TTQT được coi là mục tiêutrọng tâm trong các hoạt động phục vụ kinh tế đối ngoại của Techcombank.Để đạt được mục tiêu này, trong thời gian vừa qua Techcombank đã liêntục cải tiến và đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng trong cáchoạt động TTQT của mình.

Phương thức thanh toán TDCT là một trong những phương thức thanhtoán phổ biến nhất của TTQT Bên cạnh những ưu điểm so với phương thứcthanh toán khác thì phương thức thanh toán TDCT còn là một hình thức tàitrợ thương mại cho các doanh nghiệp XNK cũng như các các đơn vị kinh tếtham gia vào hoạt động TMQT.

Phương thức thanh toán TDCT được TCB áp dụng và bước đầu đãđóng góp vào hiệu quả kinh doanh đối ngoại của NH Song, trên thực tế hiệuquả sử dụng phương thức này vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được mọi yêucầu, đòi hỏi của khách hàng Một mặt, do các thanh toán viên chưa nắm vữngvà vận dụng thành thạo tác nghiệp nên vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầucó tính phức tap của nghiệp vụ Mặt khác, về phía khách hàng các doanhnghiệp XNK cũng chưa hiểu biết thấu đáo về phương thức thanh toán này.Dưới giác độ quản lý vĩ mô, còn có nhiều vướng mắc liên quan đến cơ chếchính sách của nhà nước… gây thiệt hại về vật chất và uy tín cho nhà XNK.Do đó, hiệu quả sử dụng phương thức thanh toán này còn bị hạn chế.

Trang 8

Chính vì vậy, việc nghiên cứu, xây dựng hệ thống các giải pháp thanhtoán TDCT đã và vẫn đang được các nhà kinh tế cũng như các nhà doanhnghiệp trực tiếp kinh doanh quan tâm cả về phương diện lý luận cũng nhưthực tiễn nhằm nâng cao chất lượng, hạn chế tối đa rủi ro và mất an toàn trongnghiệp vụ TTQT Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này và được sựchỉ bảo tận tình của thầy giáo tiến sĩ Trương Quốc Cường cùng sự giúp đỡcủa các anh chị, cán bộ phòng giao dịch Ngô Quyền- chi nhánh

Techcombank- Hải Phòng nên em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp nâng

cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh Hải Phòng” làm khoá luận tốt nghiệp của mình.

Techcombank-2 Mục đích nghiên cứu

- Luận giải những vấn đề lý luận về phương thức tín dụng chứng từ, đi

sâu nghiên cứu nội dung đánh giá chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ- Đánh giá thực trạng chất lượng thanh toán theo phương thức tín dụngchứng từ tại chi nhánh Techcombank- Hải Phòng.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thanh toán tíndụng chứng từ tại chi nhánh Techcombank- Hải Phòng.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương thức thanh toán tín dụngchứng từ.

- Phạm vi nghiên cứu là hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại chinhánh Techcombank- Hải Phòng từ năm 2005 đến năm 2007.

4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Khóa luận sử dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bảnphương pháp biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp phântích , đánh giá, thống kê…

Trang 9

5 Kết cấu khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và nội dung khóa luận gồm 3 chương:

- Chương 1: Thanh toán tín dụng chứng từ và vấn đề chất lượngthanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại.- Chương 2: Thực trạng chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại

chi nhánh Techcombank- Hải Phòng.

- Chương 3: Giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thanhtoán tín dụng chứng từ tại chi nhánh Techcombank-Hải Phòng.

Trang 10

CHƯƠNG 1: THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ VẤN ĐỀCHẤT LƯỢNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Lý luận chung về thanh toán tín dụng chứng từ

1.1.1 Khái niệm về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế kháchquan chi phối sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia Chính vì vậy màmỗi quốc gia phải thường xuyên thiết lập các mối quan hệ quốc tế trên tất cảcác lĩnh vực khác nhau như: kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học công nghệ Sự phát triển của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã mở đường cho hoạtđộng thương mại quốc tế phát triển và trên cơ sở đó tạo động lực thúc đẩythanh toán quốc tế phát triển theo.

Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyềnhưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tếgiữa các tổ chức, cá nhân này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa mộtquốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của cácnước liên quan TTQT bao gồm nhiều phương thức thanh toán khác nhau,phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một trong các phương thứcthanh toán cơ bản và phổ biến của TTQT.

Một cách khái quát, phương thức thanh toán TDCT là một sự thỏathuận trong đó theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở L/C), mộtngân hàng (ngân hàng phát hành phát hành L/C) sẽ phát hành một bức thư,gọi là LC (Letter of Credit), theo đó, NHPH cam kết trả tiền hoặc chấp nhậnhối phiếu cho một bên thứ ba (người thụ hưởng LC) khi người này xuất trình

Trang 11

cho NHPH một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điềukhoản quy định của LC.

Theo điều 2, UCP 600: “Tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận bất kỳ,cho dù được mô tả hoặc gọi tên như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn vàkhông hủy ngang của NHPH về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp”.

Từ định nghĩa trên có thể thấy thực chất của TDCT là cam kết thanhtoán có điều kiện bằng văn bản của NHPH tín dụng và có thể được thanh toántheo phương thức trả ngay hay trả chậm.

Phương thức thanh toán TDCT là phương thức thanh toán phổ biếnnhất hiện nay, là phương thức được sử dụng trong hầu hết các hợp đồng muabán ngoại thương do đặc tính thuận lợi và tính hiệu quả mà nó mang lại Đâylà phương thức thanh toán tuy phức tạp về mặt thủ tục song các nguyên tắcthanh toán rất chặt chẽ, rõ ràng nên nó bảo đảm một cách cân đối quyền lợi vànghĩa vụ phải thực hiện giữa bên mua và bên bán Nhờ phương thức thanhtoán TDCT mà việc buôn bán của các doanh nghiệp XNK ở các quốc gia sẽdễ dàng, an toàn hơn, góp phần vào việc mở rộng buôn bán quốc tế.

1.1.2 Thư tín dụng (Letter of credit – L/C)

1.1.2.1 Khái niệm thư tín dụng

Thư tín dụng là công cụ thanh toán của phương thức TDCT, là yếu tốquan trọng nhất quyết định sự tồn tại của phương thức thanh toán này.

Thư tín dụng là một văn bản pháp lý do NHPH theo yêu cầu của nhàNK (người xin mở L/C) cam kết trả tiền cho nhà XK (người thụ hưởng) mộtsố tiền nhất định với điều kiện người thụ hưởng phải xuất trình bộ chứng từhàng hóa phù hợp với những điều khoản và điều kiện đã quy định trong L/C.

Trang 12

L/C là căn cứ pháp lý để NH mở quyết định việc trả tiền, chấp nhận trảtiền hay chiết khấu chứng từ, là cơ sở để người mua quyết định có trả tiền NHmở L/C hay không

Tuy được hình thành trên cơ sở hợp đồng mua bán nhưng sau khi đượcmở, L/C lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng ngoại thương Một khi L/C đãđược mở và được các bên chấp nhận thì cho dù nội dung của L/C có đúng vớihợp đồng ngoại thương hay không cũng không làm thay đổi quyền lợi vànghĩa vụ của các bên liên quan Có nghĩa là khi thanh toán, các NH chỉ dựavào sự phù hợp giữa chứng từ do người bán xuất trình và L/C mà không cónghĩa vụ phải xem xét nội dung của L/C có đúng với hợp đồng mua bánkhông, việc giao hàng thực tế có đúng với nội dung của các chứng từ xuấttrình cho NH hay không Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn, nhà NK khi lậpđơn yêu cầu mở L/C phải ghi đầy đủ, chính xác, tỉ mỉ những gì đã thỏa thuậncùng nhà XK trong HĐTM và người bán khi nhận L/C phải xem xét cẩn thậnvề khả năng của mình có đủ để thực hiện những điều khoản đó hay không, vàphải có đề nghị sửa chữa bổ sung (nếu có) kịp thời.

Tính độc lập tương đối của L/C đã chi phối toàn bộ các khâu của quátrình thanh toán, quy định toàn bộ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.Chính tính chất quan trọng trên của L/C đã khiến cho phương thức thanh toánnày trở nên hữu hiệu, đặc biệt là trong TMQT, khi mà bên mua và bên bánchưa có sự tin tưởng, chưa có hệ thống thông tin nhanh nhạy, chính xác vànhất là có sự bất ổn định về kinh tế- chính tri- xã hội.

1.1.2.2 Nội dung cơ bản của L/C

Thư tín dụng là phương tiện thanh toán rất quan trọng của phương thứcthanh toán TDCT Một khi L/C được mở thì nội dung của nó phải xác định rõràng, cụ thể Nội dung của thư tín dụng bao gồm:

Trang 13

- Số hiệu L/C (Credit number): Mỗi L/C được mở đều có số hiệu riêngcủa mình nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi thư từ, điện tín hoặcđể ghi vào các chứng liên quan trong bộ chứng từ thanh toán L/C.

- Địa điểm phát hành L/C (Place of issue): Là nơi NHPH L/C viết cam kếtthanh toán cho người thụ hưởng Địa điểm này có ý nghĩa quan trọng vì nó liênquan đến việc tham chiếu luật quốc gia giải quyết những tranh chấp về L/C.

- Ngày phát hành L/C (Date of issue): Là ngày có nhiều ý nghĩa quantrọng vì: +Là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C

+ Là ngày phát sinh sự cam kết của NHPH với người thụ hưởng.+ Là ngày phát sinh trách nhiệm không hủy ngang của nhà NKtrong việc hoàn trả cho NHPH thanh toán L/C.

+ Là mốc để nhà XK kiểm tra xem người NK có mở L/C đúng hạnnhư quy định trong hợp đồng ngoại thương hay không.

- Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến L/C: Người yêu cầumở L/C, người thụ hưởng L/C, NHPH, NHTB, NHCK, NHXN Tên địa chỉcủa những người có liên quan phải chính xác như quy định trong đơn xinmở L/C.

- Số tiền của L/C (Credit amount): Phải ghi rõ bằng số và bằng chữ vàphải thống nhất Tên đơn vị tiền tệ phải ghi cụ thể, chính xác và phải thể hiệnđúng ký hiệu tiền tệ quốc tế, không sử dụng ký hiệu tiền tệ quốc gia.

- Thời hạn hiệu lực của L/C (Date of expiry): Là thời hạn mà NHPH camkết trả tiền cho nhà XK nếu nhà XK xuất trình bộ chứng từ trong thời hạn đóvà phù hợp với các điều khoản của L/C Thời hạn hiệu lực được tính từ ngàymở L/C đến ngày hết hiệu lực của L/C Thời hạn hiệu lực dài hay ngắn tùythuộc vào ngày mở L/C, ngày giao hàng và ngày hết hiệu lực của L/C.

Trang 14

- Thời hạn trả tiền của L/C (Date of Payment): Việc thanh toán có thểlà trả ngay hay trả chậm, tùy thuộc vào quy định trong hợp đồng ngoạithương Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C (trả tiềnngay) hoặc nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C (trả chậm)

- Thời hạn giao hàng (Date of shipment): Là thời hạn người bán phảithực hiện giao hàng Thời hạn giao hàng phải sau ngày mở L/C và trước ngàyhiệu lực của L/C một khoảng thời gian hợp lý.

- Những nội dung liên quan đến hàng hóa: Bao gồm tên hàng, số lượng,trọng lượng, giá cả, bao bì, ký mã hiệu

- Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa: Như điều kiện cơ sởgiao hàng, nơi gửi, nơi giao hang, cách vận chuyển và giao hàng…

- Quy định về chứng từ (Document required): Tùy thuộc vào đặc tínhcủa hàng hóa mà có những chứng từ bắt buộc phải đi kèm hay không.

- Điều khoản thanh toán: Như là trả chậm, trả ngay, chiết khấu….

- Giao hàng từng phần: Tùy theo đặc tính của hàng hóa và các yếu tốkhác( khối lượng hàng hóa, yêu cầu của các bên, điều kiện cầu cảng…)

- Chuyển tải.

- Điều khoản xác nhận.- Điều khoản bổ sung.

- Quy định về nguồn luật dẫn chiếu: Phải thể hiện rõ là áp dụng nguồnluật nào.

1.1.2.3 Các loại L/C

Căn cứ vào từng tiêu chí khác nhau ta có các loại thư tín dụng khácnhau Mỗi loại thư tín dụng có những đăc điểm, tính chất và ý nghĩa của nó.

Trang 15

Vì vậy để phương thức này sử dụng có hiệu quả hơn thì ngay từ khi yêu cầumở L/C các bên phải biết lựa chọn loại L/C phù hợp với từng hình thức thanhtoán cụ thể, phù hợp với mối quan hệ của mình.

- Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable LC): Là loại thư tín dụng

sau khi mở, người yêu cầu mở nó có thể đề nghị NH mở nó sửa đổi, bổ sunghoặc hủy bỏ mà không cần sự đồng ý của người hưởng lợi Tuy nhiên, nó chỉcó thể hủy ngang khi người XK chưa giao hàng.

- Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C): Là loại L/C mà

sau khi đã mở thì NHPH không được sửa đổi, bổ sung hay huy bỏ trong thờihạn hiệu lực của L/C nếu không có sự đồng thuận của người thụ hưởng vàNHXN (nếu có).

- Thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận (Confirm IrrevocableL/C): Đây là một loại L/C không hủy bỏ, được xác nhận bởi một NH thứ 3

thông thường là NH có uy tín Trong trường hợp NH mở L/C không thực hiệnđược nghĩa vụ thanh toán của mình thì NHXN có trách nhiệm phải thanh toánthay khi người hưởng lợi xuất trình chứng từ phù hợp với quy định và điềukiện trong L/C.

- Thư tín dụng chuyển nhượng (Tranferable L/C): Là L/C không hủy

ngang, theo đó, người hưởng lợi thứ nhất chuyển nhượng một phần hay toànbộ nghĩa vụ thực hiện L/C cũng như quyền đòi tiền mà mình có được chonhững người hưởng lợi thứ hai, mỗi người hưởng lợi thứ hai nhận cho mìnhmột phần của thương vụ Do loại L/C này cho phép chuyển nhựơng nênthường được áp dụng trong thương mại quốc tế trung gian.

- Thư tín dụng giáp lưng (Back to back): Là loại L/C mà nhà XK sau

khi nhận được L/C do người NK mở cho mình hưởng, sẽ căn cứ vào chính L/C này và nội dung chính của nó để thế chấp mở một L/C khác cho người kháchưởng với nội dung gần giống L/C ban đầu.

Trang 16

- Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C): Là loại L/C không thể hủy

ngang mà sau khi đã sử dụng hết giá trị của nó hoặc đã hết thời hạn hiệu lựcthì nó lại (tự động) có giá trị như cũ và tiếp tục được sử dụng một cách tuầnhoàn trong một thời hạn nhất định cho đến khi tổng giá trị hợp đồng đượcthực hiện hết.

- Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C): Là loại L/C được phát hành

với mục tiêu nhằm trực tiếp bảo vệ quyền lợi cho bên NK Bên NK yêu cầubên XK thông qua NH phục vụ họ mở L/C dự phòng cho bên NK hưởng.Trong trường hợp bên XK vi phạm hợp đồng thương mại đã ký kết và gâythiệt hại cho họ thì NH mở L/C dự phòng sẽ thanh toán tiền và đền bù nhữngthiệt hại đó cho bên NK.

- Thư tín dụng với điều khoản đỏ (Red Clause Credit): Là loại L/C

trong đó quy định điều khoản đặc biệt cho NHTB hoặc NHXN ứng trước sốtiền cho người hưởng khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp.Sở dĩ gọi là L/Cđiều khoản đỏ vì trước đây các điều khoản này được đánh dấu và in bằngmực đỏ

- Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C): Là loại L/C chỉ có hiệu lực

khi L/C đối ứng với nó được mở Người hưởng lợi L/C này là người mở L/Ckia và ngược lại.

1.1.3.Các bên tham gia

- Người xin mở L/C (Applicant for L/C): Là người mua hay nhà NK yêu

cầu NH phục vụ mình phát hành một L/C và có trách nhiệm hoàn lại choNHPH số tiền mà NHPH đã thanh toán cho người hưởng khi tiếp nhận bộchứng từ hoàn hảo.

- Người thụ hưởng (Beneficiary): Là người hưởng giá trị của L/C thông

thường là nhà XK Người hưởng lợi có trách nhiệm giao hàng và lập bộchứng từ phù hợp với những điều khoản và điều kiện trong L/C.

Trang 17

- Ngân hàng phát hành L/C (Issuing bank): Là NH theo yêu cầu của

người làm đơn phát hành L/C NH có trách nhiệm thanh toán cho ngườihưởng lợi đối với một xuất trình phù hợp.

- Ngân hàng thông báo (Advising bank): Là NH thông báo L/C theo

yêu cầu của NHPH, mục đích là phục vụ nhà XK NH này có trách nhiệmthông báo cho nhà XK biết khi nhận được L/C từ NHPH và chuyển giao bộchứng từ do người người XK xuất trình cho phía nhà NK.

Ngoài ra, tùy trường hợp thanh toán có sự tham gia của các NH sau:

- Ngân hàng xác nhận (Confirming bank): Là NH mà theo yêu cầu

hoặc sự ủy quyền của NHPH thực hiện xác nhận của mình với một tín dụng.NHXN thường là NH lớn, có uy tín.

- Ngân hàng chỉ định (Nominated bank): Là NH mà với NH đó L/C có

giá trị thanh toán hoặc bất cứ NH nào trong trường hợp L/C có giá trị thanhtoán với bất cứ NH nào.

- Ngân hàng hoàn trả (Reimbursement bank): Là NH được NHPH ủy

nhiệm thực hiện thanh toán giá trị L/C cho NH được chỉ định thanh toán hoặcchiết khấu.

1.1.4.Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ

Sơ đồ 01: Quy trình nghiệp vụ thanh toán TDCT

Ngân hàng phát hànhISSUING BANK

Nhà nhập khẩuAPPLICANT

Ngân hàng thông báoADVISING BANK

Nhà xuất khẩuBENEFICIARY1

78

Trang 18

(7) NHTB chuyển bộ chứng từ đòi tiền NHPH.

(8) NHPH kiểm tra tính chân thực bên ngoài của bộ chứng từ và tiến hànhhoàn tiền cho NHTB đối với bộ chứng từ hoàn hảo.

(9) NHPH thông báo bộ chứng từ cho nhà NK, đề nghị nhà NK đến kiểm travà làm thủ tục thanh toán.

(10) Nhà NK kiểm tra bộ chứng từ, nếu phù hợp thì tiến hành làm thủ tụcthanh toán để nhận bộ chứng từ đi nhận hàng.Trong trường hợp mà nhàNK thấy bộ chứng từ không phù hợp, họ có quyền từ chối thanh toán.

1.1.5 Ưu nhược điểm của phương thức TDCT

*Ưu điểm:

- Đối với nhà NK: bằng việc phát hành L/C, NHPH đã tài trợ cho người

NK uy tín và tài chính để họ có thể mua hàng.

Trang 19

Nhà NK được đảm bảo rằng chứng từ xuất trình sẽ được kiểm tra bởikỹ năng chuyên môn của cán bộ ngân hàng nên có thể giảm bớt rủi ro trongquan hệ thương mại quốc tế.

Do có sự đảm bảo thanh toán nên nhà NK có cơ hội mở rộng phạm vihoạt động kinh doanh.

- Đối với nhà XK: Họ được đảm bảo chắc chắn rằng sau khi giao hàng

và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo đúng điều kiện trong L/C thìđược thanh toán tiền hàng ngay thậm chí có thể nhận tiền hàng nhanh hơn khiđược NH chiết khấu bộ chứng từ.

- Đối với NH: Thực hiện nghiệp vụ này, NH thu được một khoản phí

ngoài ra NH còn huy động thêm một khoản tiền gửi (khi có ký quỹ) phục vụ chohoạt động của các nghiệp vụ khác như: cho vay XNK, bảo lãnh, xác nhận….

Thông qua nghiệp vụ này góp phần mở rộng quan hệ NH đại lý, đồngthời phát triển danh mục sản phẩm, dịch vụ cũng như các hoạt động kinhdoanh khác của NH (hoạt động kinh doanh, kinh doanh ngoại tê, ) gia tănguy tín cũng như hình ảnh của NH trong TMQT.

*Nhược điểm:

- Đối với nhà XK: Nếu nhà XK xuất trình bộ chứng từ không phù hợp

với LC thì mọi khoản thanh toán/ chấp nhận có thể bị từ chối và người XKphải tự xử lý hàng hóa và chịu mọi khoản chi phí phát sinh…trong khi đókhông biết rõ lập trường của người NK là sẽ đồng ý hay từ chối nhận hàng vìlý do bộ chứng từ có sai sót.

- Đối với nhà NK:

+ Thanh toán theo phương thức TDCT là giao dịch trên giấy tờ Những

chứng từ đổi lấy hàng hóa không thể kiểm tra một cách chi tiết Nên nhà NKcó thể gặp rủi ro nếu nhà Xk cố ý lập chứng từ giả mạo

Trang 20

+ Để được mở LC thì tuỳ theo năng lực tài chính, uy tín của nhàNK mà NH yêu cầu phải ký quỹ một khoản tiền nhất định

- Đối với NH:

Khi tham gia vào phương thức này, các NH bị ràng buộc trách nhiệmrất lớn chứ không đơn thuần chỉ là trung gian thanh toán như các phương thứcthanh toán khác.

1.1.6 Văn bản pháp lý điều chỉnh quan hệ thanh toán quốc tế bằngphương thức tín dụng chứng từ

Văn bản quốc tế thông dụng của tín dụng chứng từ là “Quy tắc thốngnhất và thực hành về tín dụng chứng từ”(Uniform Customs and Practice for Documentary Credit - UCP ) của phòng thương mại quốc tế đã qua 6 lần sửađổi ( 1951, 1962-UCP222, 1974-UCP290, 1983-UCP400, 1993-UCP500, 2007-UCP 600) kể từ khi được ban hành lần đầu vào năm 1933 Sau hơn 70năm tồn tại, cho đến nay, UCP được coi là cơ sở pháp lý quan trọng và trởthành tập quán thông dụng trong thương mại quốc tế Kể từ khi ra đời, UCPđã trở thành một thành tố sống còn của giao thương quốc tế.

UCP là một văn bản quy phạm mang tính chất tùy ý, tức là tất cả cácphiên bản UCP còn nguyên giá trị nên khi dẫn chiếu UCP phải nói rõ áp dụngUCP nào Chỉ có UCP bản gốc tiếng anh do ICC phát hành mới có giá trịpháp lý, giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các bên liên quan thanh toánTDCT, các bản dịch sang tiếng nước khác chỉ có giá trị tham khảo UCP chỉáp dụng trong thanh toán quốc tế không áp dụng trong thanh toán nội địa.

Sau ba năm soạn thảo và sửa đổi, UCP 600 đã được phòng thương mạivà công nghiệp (ICC) phát hành và chính thức có hiệu lực vào ngày 1/7/2007.So với 49 điều khoản của UCP 500 thì 39 điều khoản của UCP600 thể hiện

Trang 21

những bổ sung sửa đổi nhằm đáp ứng sự phát triển không ngừng của thựctiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia TTQT.

Hiện nay, UCP 600 đã được sử dụng rộng rãi trên phạm vi thế giới, vìvậy việc hiểu biết và vận dụng tốt bản quy tắc này có ý nghĩa vô cùng quantrọng trong công việc bảo vệ quyền lợi của mình đối với các bên tham gia vàophương thức thanh toán TDCT.

Cho đến nay, ở Việt Nam, UCP, ISBP, Incorterm đã được tất cả cácNHTM áp dụng nhằm hội nhập vào mạng lưới thanh toán toàn cầu Các vănbản pháp luật của Việt Nam đều thống nhất cho phép áp dụng tập quán quốctế và các điều ước quốc tế nhưng với điều kiện các tập quán quốc tế nàykhông làm phương hại đến lợi ích của Việt Nam.

1.2.Vấn đề chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại NHTM1.2.1.Quan niệm về chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ

Để có thể hiểu thế nào là chất lượng thanh toán TDCT thì trước hết

chúng ta cần phải nắm được thế nào là “chất lượng ”?

Chất lượng là một khái niệm quá quen thuộc với loài người ngay từ

thời cổ đại Tùy theo đối tượng sử dụng, từ “chất lượng” có ý nghĩa khác

nhau Người sản xuất coi chất lượng là điều họ phải làm để đáp ứng các quyđịnh và yêu cầu do khách hàng đặt ra, để được khách hàng chấp nhận Chấtlượng được so sánh với chất lượng của đối thủ cạnh tranh và đi kèm các chiphí, giá Do con người và nền văn hóa trên thế giới khác nhau nên cách hiểucủa họ về chất lượng và đảm bảo chất lượng cũng khác nhau.

Một số định nghĩa về chất lượng thường gặp:

- Chất lượng là mức phù hợp của sản phẩm đối với yêu cầu của ngườitiêu dùng (European Organization for Quality Control).

Trang 22

- Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu (Phillip B.Crosby).

- Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đókhả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra và nhu cầu tiềm ẩn (ISO 8402).

- Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của sản phẩm, hệthống hay quy trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liênquan (Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO, dự thảo DIS 9000:2000).

- Chất lượng sản phẩm là tổng hợp những chỉ tiêu, những đặc trưng củasản phẩm thể hiện mức thỏa mãn nhu cầu trong những điều kiện xác định.

Hiểu một cách chung nhất, thì“chất lượng” là cái tạo nên phẩm chất,

giá trị của một con người, một sự vật, sự việc và từ đó mang lại lợi ích, ýnghĩa về một mặt nào đó Có thể nói rằng, trong bất kỳ hoạt động sản xuấtkinh doanh nào, để khách hàng biết đến và lựa chọn sản phẩm dịch vụ màmình cung ứng thì song song với việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm dịch vụ,các doanh nghiệp cần phải quan tâm, chú trọng đến chất lượng sản phẩm dịchvụ mà mình tạo ra Một sản phẩm dịch vụ khi đưa ra thị trường mà luôn đượckhách hàng ưu tiên lựa chọn một cách thường xuyên chứng tỏ sản phẩm đóđươc đánh giá là có chất lượng tốt.

Thanh toán TDCT là một sản phẩm, dịch vụ của NHTM, trong đó theoyêu cầu của khách hàng, một NH sẽ phát hành một bức thư (thư tín dụng-L/C) cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba (người thụhưởng) khi người đó xuất trình cho NHPH một bộ chứng từ thanh toán phùhợp với những điều kiện và điều khoản qui định trong thư tín dụng.

Thanh toán TDCT là một hoạt động mang lại doanh thu cũng như lợinhuận đáng kể trong lĩnh vực TTQT cho các NHTM.Vì vậy, việc đánh giáchất lượng hoạt động thanh toán TDCT nhằm không ngừng nâng cao chấtlượng của hoạt động này được xem là một trong những vấn đề cần thiết và hếtsức quan trọng của NH.

Trang 23

Thanh toán TDCT là hoạt động có sự tham gia của nhiều bên và cácbên đều có các mục đích, yêu cầu khác nhau Song, tựu chung lại là các vấnđề về thực hiện hợp đồng thương mại; đảm bảo an toàn, chính xác, nhanhchóng, kịp thời, tránh rủi ro trong thanh toán, đem lại doanh thu, lợi nhuận vànâng cao vị thế, uy tín trên thương trường.

Từ những phân tích trên đây có thể hiểu, chất lượng thanh toán TDCT làsự thỏa mãn những yêu cầu khác nhau của các bên tham gia, góp phần thúc đẩyhoạt động thương mại quốc tế và sự tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế

1.2.2 Nội dung đánh giá chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tạingân hàng thương mại

Trên cơ sở quan niệm về chất lượng thanh toán TDCT, khóa luận chorằng, chất lượng thanh toán TDCT được thể hiện xuyên suốt kể từ khâu NHphát hành nhận được yêu cầu mở LC từ phía nhà NK cho đến khi trả tiềnxong cho nhà XK và thu hồi lại vốn từ nhà NK Trong mỗi khâu của quy trìnhtạo ra sản phẩm dịch vụ đó, tính an toàn, chính xác, nhanh chóng và kịp thờilà cơ sở quan trọng nhất nhằm đáp ứng yêu cầu và đem lại kết quả như mongđợi cho các bên tham gia thanh toán TDCT Do đó, vấn đề này sẽ được khóaluận tập trung phân tích, luận giải

1.2.2.1 Tính an toàn và chính xác

Bất kỳ doanh nghiệp nào khi đến với NH đều mong muốn hạ thấp rủiro và an toàn trong thanh toán Tiêu chuẩn này đóng vai trò quan trọng trongviệc quyết định hiệu quả, chất lượng của TTQT nói chung và thanh toánXNK theo phương thức TDCT nói riêng Để giảm rủi ro có thể gặp phảitrong quá trình thanh toán của các phương thức thanh toán thì buộc các NHphải nắm bắt được các rủi ro mà mình có thể gặp phải để từ đó tìm cách hạthấp tỷ lệ rủi ro.

Trang 24

Rủi ro trong thanh toán TDCT đối với NH là những mất mát, thiệt hạixảy ra do không thu hồi được vốn đã thanh toán cho nước ngoài một cách đầyđủ và đúng hạn hoặc phải chịu các chi phí phát sinh không đáng có.

Trong thanh toán TDCT có 4 loại rủi ro chủ yếu là rủi ro về nghiêp vụkỹ thuật, rủi ro về đạo đức, rủi ro về chính trị và rủi ro về cơ chế quản lý.Trong đó, rủi ro về chính trị và rủi ro về cơ chế quản lý là những rủi ro ở tầmvĩ mô, NH rất khó hạn chế Chỉ có rủi ro về nghiệp vụ và rủi ro về đạo đức làNH có thể chủ động để tự điều chỉnh được

Ta sẽ đi phân tích cụ thể hơn về rủi ro nghiệp vụ kỹ thuật và rủi ro vềđạo đức mà các NH có thể gặp phải.

 Rủi ro đối với NH phát hành LC

Rủi ro về tỷ giá : Khi tỷ gía đôt ngột giảm mạnh gây bất lợi cho nhàNK thì họ sẽ không muốn nhận hàng hoặc tìm cách trì hoãn thanh toán Lúcnày rủi ro sẽ thuộc về NHPH nếu số tiền ký quỹ không bù đắp được tỷ lệ trượtgiá của nội tệ.

Rủi ro trong quá trình vận chuyển : Thông thường nhà NK thích lựachọn những điều kiện giao hàng với chi phí càng thấp càng tốt mà ít quan tâmđến những hậu quả, rủi ro có thể xảy ra cho việc lựa chọn đó Do đó, nếu rủiro xảy ra trong quá trình vận chuyển mà trách nhiệm không thuộc về hãng tàu,nhà NK không mua bảo hiểm, lúc này họ không sẵn lòng thanh toán do đó sẽlại dẫn tới rủi ro cho NHPH.

Rủi ro khi nhà NK mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản: DoNHPH không thẩm định kỹ khách hàng khi quyết định cho vay, mở LC, hoặcdo nguyên nhân bất khả kháng ( thiên tai, dịch bệnh,…) nhà NK bị phá sản,làm ăn thua lỗ dẫn đến mất khả năng thanh toán Lúc này NH phải đứng ra trảthay cho nhà NK tức là NH đã phải gánh chiu rủi ro.

Trang 25

Rủi ro do nhà XK có hành vi lừa đảo : Nhà XK có thể giả mạochứng từ một cách tinh vi để yêu cầu NHPH thanh toán Trong trường hợpnhà XK là một tổ chức ma hoặc bị phá sản, nhà NK không đủ khả năng tàichính để bồi thường cho NHPH thì NH phải gánh chịu rủi ro đó.

Rủi ro do NHPH thiếu thận trọng khi lựa chọn NH XN.

Rủi ro do NHPH không tuân thủ đúng theo UCP mà L/C dẫn chiếu. Rủi ro đối với NHTB: NHTB gặp rủi ro khi thông báo một LC giả hoặcmột LC không có hiệu lực Khi đó theo thông lệ quốc tế, NHTB phải hoàntoàn chịu trách nhiệm với các bên có liên quan.

 Rủi ro đối với NHXN : Do không nắm được năng lực tài chính củaNHPH LC mà xác nhận theo yêu cầu của họ, lại không yêu cầu ký quỹ NếuNHPH thiếu thiện chí hay bị phá sản, mất khả năng thanh toán thì NHXNbuộc phải nhận trách nhiệm thanh toán thay NHPH.

 Rủi ro đối với NHCK : Đó có thể là do nhà NK từ chối thanh toán bộchứng từ, do nhà NK trì hoãn thanh toán, do NH chiết khấu không hành độngđúng theo quy định của UCP mà LC dẫn chiếu, do NHPH bị phá sản hoặc rủiro do bắt nguồn từ nguyên nhân bất khả kháng.

Có thể thấy rằng những rủi ro trên xuất phát một phần từ các nguyênnhân như : NH còn chưa thành thạo về nghiệp vụ, không tuân thủ đúng quytrình nghiệp vụ hoặc không tìm hiểu kỹ thông tin về NH đối tác cũng nhưkhách hàng…Nếu muốn nâng cao chất lượng thanh toán TDCT thì NH phảidần khắc phục những tồn tại này, từ đó hạ thấp tỷ lệ rủi ro do chính bản thânNH trong quá trình thanh toán.

Tính chính xác khi thực hiện các quy trình nghiệp vụ trong quá trìnhthanh toán LC là một yêu cầu rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng thanh

Trang 26

toán TDCT Nó không cho phép thanh toán viên sai sót trong khi thực hiệnnghiệp vụ Hơn nữa, thanh toán LC là một nghiệp vụ phức tạp đòi hỏi sự tậptrung cao độ để có thể phát hiện và xử lý kịp thời những sai sót dẫn đến rủi ro.

1.2.2.2 Tính nhanh chóng và kịp thời

Sự nhanh chóng và kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng đối với NH trongviệc đẩy nhanh hoạt động của mình, tăng hiệu quả hoạt động của vốn cũngnhư đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đảm bảo tiến độ thực hiện hợp đồngkinh doanh.

Thứ nhất: LC được mở vào thời điểm hợp lý và có nội dung phù hợp

Khi nhận được đơn đề nghị mở LC của nhà NK, NHPH sẽ căn cứ vàođơn đề nghị mở LC và HĐTM để tiến hành mở LC Là NH phục vụ nhà NK,trong trường hợp NH thấy có một số điều không phù hợp trong HĐTM, NHcó thể tư vấn cho nhà NK để kịp thời sửa chữa, bổ sung.

Về mặt thời gian phát hành, NHPH phải đảm bảo mở LC đúng vào thờiđiểm mà nhà XK và NK đã thỏa thuận trong HĐTM Điều này không nhữnggiúp cho nhà NK tạo được sự tin tưởng đối với nhà XK mà còn tạo uy tín choNHPH đối với các bên tham gia, khẳng định NHPH đã thực hiện tốt vai tròcũng như trách nhiệm của một chủ thể tham gia vào tiến trình hoạt động thanhtoán TDCT.

Về mặt nội dung của LC được mở, NHPH phải đảm bảo LC có nộidung dễ hiểu, thể hiện được hết những nội dung cơ bản thể hiện trong HĐTMđồng thời những điều khoản và điều kiện của LC phải hết sức chặt chẽ khôngcó kẽ hở để nhà XK không lợi dụng điều đó để làm ảnh hưởng đến quyền lợicủa nhà NK hoặc của chính bản thân NH Mặt khác, các điều kiện đưa ra đốivới người XK cũng không nên quá khắt khe, ảnh hưởng đến quyền lợi của họhoặc đến uy tín của NH.

Trang 27

Như vậy, việc mở một LC phù hợp là một yếu tố quan trọng đầu tiêntrong quá trình thực hiện thanh toán theo phương thức TDCT Khi một LCđược mở thì đồng thời nó trở thành cơ sở ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ củacác bên có liên quan Do đó, khâu mở LC là một khâu rất quan trọng, NHphải hết sức thận trọng Nếu một LC được mở phù hợp với các bên thì nó sẽảnh hưởng tốt đến chất lượng của quá trình thanh toán sau này Và ngược lại,một LC được mở không phù hợp với các bên, sau khi mở phải tiến hành bổsung, sửa đổi thì không chỉ mất thời gian, mất chi phí của các bên mà cònảnh hưởng lớn đến uy tín của chính bản thân NH mở LC.

Thứ hai, NHTB nhanh chóng chuyển LC nhận được từ NHPH cho nhà XK Sau khi phát hành LC, NHPH sẽ chuyển LC cho NHTB Khi nhậnđược LC gửi tới, NHTB không có nghĩa vụ chuyển đổi, bổ sung hay sửa chữamà phải nhanh chóng chuyển ngay LC cho nhà XK, bởi lẽ ngày mở LC chínhlà ngày LC có hiệu lực Vì vậy bằng việc chuyển ngay LC cho nhà XK NHTBđã tạo điều kiện để nhà XK có thể thực hiện HĐTM một cách nhanh chóng.

Thứ ba, NHPH phải tiến hành thanh toán nhanh chóng cho bên XK

Sau khi kiểm tra một cách kỹ càng, cẩn thận trong thời hạn cho phépmà không thấy sai sót của bộ chứng từ hoặc có sai sót nhưng đã được hai bêncùng chấp nhận thì NHPH tiến hành thanh toán không chậm trễ cho ngườiXK Vì giao hàng xong, nhà XK muốn nhận tiền sớm để tránh ứ đọng vốncòn nhà NK muốn có bộ chứng từ để đi nhận hàng ngay phục vụ cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh của mình Vì vậy việc thực hiện thanh toán nhanhchóng cho người XK không chỉ giúp cho cả hai bên đạt được mong muốn củamình mà còn giúp NHPH gây thiện cảm và tăng uy tín của mình

Trang 28

Thứ tư, NHPH thu được tiền hàng nhanh chóng từ người NK

Đây là khâu cuối cùng đối với NHPH khi tham gia vào quá trình thanhtoán theo phương thức TDCT nhưng đồng thời đây cũng là khâu quan trọngvới NHPH vì hiệu quả hoạt động kinh doanh Vì lợi nhuận là mục đích củabất cứ NH nào và NH có thu được lợi nhuận hay không là phụ thuộc vàokhâu này Việc NHPH có thu lại được tiền từ người NK phụ thuộc vào nhiềuyếu tố như:

- Bộ chứng từ mà NH gửi cho nhà NK phải là bộ chứng từ hoàn hảo,nếu có sai sót thì phải có sự chấp thuận của các bên.

- Tiếp đó là khả năng tài chính của nhà NK Khắc phục yếu tố này,trước khi mở LC thì NHPH phải tìm hiểu, đánh giá, lựa chọn khách hàng kỹcàng về khả năng tài chính, uy tín trong thanh toán…để từ đó đưa ra mức kýquỹ thích hợp.

Khi NH thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm, tạo được sự tin tưởng nơikhách hàng thì tất yếu khách hàng cũng sẽ thực hiện tốt nghĩa vụ của mình.

1.2.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thanh toán tín dụng chứngtừ tại các NHTM

1.2.3.1.Nhân tố chủ quan

Một là, chính sách đối ngoại của NH: Chính sách đối ngoại của NH bao

gồm những định hướng chung trong việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại,quan hệ đại lý với NH nước ngoài, phát triển các hoạt động TTQT đưa ra cácquy trình nghiệp vụ TTQT….làm kim chỉ nam cho hoạt động TTQT trongviệc xử lý các giao dịch phù hợp với thông lệ quốc tế NH có mở rộng đượckinh doanh, có được nhiều bạn hàng hay không là nhờ một phần có chínhsách đối ngoại đúng đắn và phù hợp.

Trang 29

Hai là, điều kiện trang thiết bị công nghệ : Công nghệ NH tức là liên

quan đến toàn bộ cơ sở vật chất và mạng lưới truyền thông, mạng lưới thanhtoán Hệ thống mạng máy tính và các chương trình, phần mềm sử dụng cóliên quan chặt chẽ đến chất lượng thanh toán TDCT Công nghệ thanh toán cóhiện đại thì quá trình thanh toán qua NH mới nhanh chóng, đảm bảo an toàn,tiết kiệm thời gian và chi phí Không những vậy, hệ thống máy tính thông tincòn góp phần quảng bá hình ảnh và sản phẩm của NH, thu hút khách hàng từđó tạo tiền đề thúc đẩy TTQT phát triển.

Ba là, trình độ cán bộ nhân viên NH : đó là trình độ chuyên môn, khả

năng giao tiếp, ngoại ngữ, kinh nghiệm thực tiễn của cán bộ trực tiếp tham giavào hoạt động thanh toán TDCT nói riêng và hoạt động NH nói chung

Phương thức thanh toán TDCT là một phương thức thanh toán rất phứctạp đòi hỏi các cán bộ thanh toán phải có những trình độ nhất định Nếu trìnhđộ cán bộ TTQT vững vàng sẽ xử lý được tất cả các kỹ thuật nghiệp vụ, tiếnhành các khâu kiểm tra chứng từ, …một cách nhanh chóng, chính xác và hạnchế rủi ro cho chính NH và các bên có liên quan, nâng cao chất lượng thanhtoán TDCT

Mặt khác, khi khách hàng được phục vụ một cách tận tình, niềm nở vớitrình độ chuyên môn cao, đáp ứng mọi yêu cầu phức tạp nhất, họ sẽ hài lòngvà chọn NH làm nơi giao dịch thường xuyên Bên cạnh đó, cán bộ NH cầnphải đẩy mạnh công tác tư vấn, hướng dẫn khách hàng lựa chọn các hình thứcthanh toán phù hợp để từ đó ký kết những HĐTM sao cho có lợi cho cả NHvà khách hàng, giảm mức độ rủi ro xuống thấp nhất Từ đó tạo cho kháchhàng sự tin tưởng, an tâm và hài lòng.

Bốn là, chính sách Marketing, PR: để có thể thu hút, hấp dẫn khách

hàng thì ngoài việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ đạt chất lượng tốt, hiệu

Trang 30

quả cao thì NH cần phải đẩy mạnh công tác marketing, PR Có như vậy kháchhàng mới có thể biết đến NH, mới tiêu dùng sản phẩm của NH và trở thànhkhách hàng trung thành của NH.

Quá trình thanh toán bằng phương thức TDCT là một quá trình phứctạp bao gồm nhiều khâu, nhiều hoạt động đan xen lẫn nhau Do vậy sự phốikết hợp đồng bộ giữa các hoạt động có liên quan là nhân tố quan trọng gópphần nâng cao chất lượng thanh toán.

1.2.3.2 Nhân tố khách quan

Một là, môi trường kinh tế trong nước: Nền kinh tế có ổn định, vững

mạnh thì hoạt động của NH mới an toàn, có hiệu quả và mới có thể phát triểncác dịch vụ mới, mở rộng tầm hoạt động trên thương trường quốc tế, tạo khảnăng phục vụ hoạt động thanh toán TDCT tốt hơn.

Hai là, môi trường chính trị xã hội: Khi nền chính trị- xã hội ổn đinh sẽ

tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển và kéo theo hoạt động TMQT cũngphát triển.

Mọi thay đổi về chính sách điều hành vĩ mô của chính phủ đều tác độngtrực tiếp đến môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp, đến cơ hội đầu tưcủa nhà đầu tư Tính ổn định chính trị - xã hội càng cao thì mức an toàn trongđầu tư càng lớn, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước an tâmbỏ vốn kinh doanh, cơ hội mở rộng cho thị trường kinh doanh XNK Hoạtđộng kinh doanh XNK phát triển điều đó đồng nghĩa với hoạt động TTQT màcụ thể là hoạt động thanh toán TDCT cũng phát triển Ngược lại, những bất ổnvề chính trị như: trong thời gian qua có một số quốc gia chịu lệnh cấm vận củanước Mỹ, dẫn tới mọi khoản thanh toán tiền hàng trong TTQT của các quốcgia này đều bị phía Mỹ phong tỏa tài khoản, do vậy doanh nghiệp XK khôngthu hồi được tiền hàng làm cho cả doanh nghiệp và NH phải gánh chịu rủi ro.

Trang 31

Ba là, môi trường pháp lý: Bất cứ một hoạt động kinh doanh nào vượt

ra khỏi biên giới quốc gia sẽ phải tuân thủ hai luật pháp đó là luật pháp trongnước và luật pháp của nước chủ nhà Tuy nhiên, ngoài hai luật pháp đó ra,hoạt động TTQT nói chung và nói riêng là hoạt động TDCT còn bị điều chỉnhbởi các quy tắc, chuẩn mực, thông lệ quốc tế.

Bốn là, năng lực của chính khách hàng: Khách hàng cũng là người có

ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của NH Không chỉ riêng các cán bộ củaNH mới cần phải là những người có trình độ, năng lực…những khách hàng cónăng lực trình độ, am hiểu về TTQT, luât pháp nước ngoài sẽ biết chớp thờicơ trong kinh doanh, có các quyết định nhanh nhạy, sẽ không bị phía đối táclừa đảo… cũng góp phần làm giảm rủi ro trong thanh toán TDCT, giúp choquy trình thanh toán được diến ra nhanh chóng và thuận lợi hơn Vì vậy khi cảNH lẫn khách hàng đều có sự am hiểu, có trình độ thì chất lượng thanh toántheo phương thức tín dụng chứng từ cũng được nâng cao lên.

1.3 Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từcủa một số ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam

Đối với các doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng, việc nghiêncứu, học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị khác là điều hết sức cần thiết, đặcbiệt là các đơn vị kinh doanh có những điểm tương đồng nhất định Quanghiên cứu, tìm hiểu hoạt động thanh toán TDCT của một số NH nước ngoài

ở Việt Nam như HSBC, Citybank, khóa luận cho rằng, những kinh nghiệmvề nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ của những NH này là có

giá trị tham khảo đối với chi nhánh Techcombank Hải Phòng.

1.3.1 Hongkong Shanghai Bank (HSBC)

Ngân hàng HSBC là sáng lập viên của tập đoàn HSBC từ năm 1959 vàlà một trong những NH lớn nhất ở Châu Á, với một hệ thống chi nhánh trải

Trang 32

dài trên 82 nước, trong đó có Việt Nam Trong hơn 141 năm, TTQT luônđược coi là một thế mạnh của HSBC HSBC hiện là NH tài trợ thương mạihàng đầu trong số các NH nước ngoài tại Việt Nam với chất lượng dịch vụcao và chuỗi sản phẩm đa dạng.Về nghiệp vụ thanh toán L/C, HSBC có mộtsố kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng sau:

Thường xuyên xuất bản những ấn phẩm mới với mục đích truyền đạtnhững kinh nghiệm, những văn bản pháp lý mới nhất quy định về TTQT doICC, bản thân NH ban hành tới các khách hàng như : tạp chí của NH, cẩmnang TTQT,…nhằm hướng dẫn khách hàng trong giao dịch TTQT hạn chếnhững rủi ro có thể xảy ra.

Tổ chức các chương trình đào tạo ngắn hạn, các hội thảo cung cấp cácthông tin cập nhật nhật về tập quán TMQT.Các chuyên gia tại HSBC sẽ giớithiệu những tranh chấp thường gặp nhất trong giao thương quốc tế đông thờichia sẻ kinh nghiệm và cung cấp các giải pháp để phòng tránh và hạn chế tốiđa những hậu quả bắt nguồn từ những tranh chấp này.

Kết nối mạng lưới thông tin giữa các chi nhánh HSBC trên toàn cầunhằm thu thập những thông tin về khách hàng một cách chính xác nhất, cungcấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ tài trợ thương mại nhằm giúp các công tyXNK nâng cao hiệu quả quản lý, đem lại sự an toàn trong giao dịch XNK.

Thành lập các trung tâm TTQT cho phép HSBC tập trung bộ phậnTTQT tại một khu vực chuyên biệt nhằm tạo ra khu vực riêng cho khách hàngTTQT từ đó mở rộng hoạt động của mình nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu kinhdoanh XNK đang ngày càng gia tăng

Cung cấp các dịch vụ bổ sung giá trị miễn phí cho khách hàng : thôngbáo thư tín dụng qua thư điện tử cho phép khách hàng nhận bản sao của LC,dịch vụ dò tìm bộ chứng từ chuyển phát toàn cầu cho phép khách hàng tìm

Trang 33

kiếm và theo dõi tình trạng bộ chứng từ XK gửi đi từ HSBC qua dịch vụchuyển phát nhanh DHL…

Không ngừng nâng cao chất lượng, công nghệ thanh toán

Citybank là một trong những NH lớn và có uy tín nhất trên thế giới Hiệnnay, City bank được đánh giá là một trong những NH có chất lượng TTQT tốtnhất Để đạt được thành tích này, City bank đã có những chính sách, biệnpháp đúng đắn nhằm nâng cao chất lượng thanh toán đặc biệt là phương thứcthanh toán TDCT như:

NH luôn quan tâm đến việc cập nhật các thông tin về tình hình thị trườnghàng hóa, dịch vụ, các văn bản pháp luật mang tính chất quốc tế, quốc gia mộtcách liên tục và thường xuyên Để trên cơ sở đó, City bank sẽ tư vấn, giúp đỡkhách hàng của mình một cách hiệu quả vừa đảm bảo quyền lợi của kháchhàng mà lại không ảnh hưởng đến quyền lợi của chính bản thân NH.

- Thành lập các trung tâm thanh toán ở các châu lục: Trung tâmTAMPA phụ trách khu vực Châu Mỹ, trung tâm LONDON phụ trách khu vựcChâu Âu…Với việc thành lập các trung tâm thanh toán ở các châu lục sẽ tạođiều kiện cho City bank tiếp cận thị trường, trên cơ sở đó tìm hiểu và nắmđược các phong tục tập quán, luật pháp của từng nước trong lĩnh vực TTQT.Thông tin về khách hàng được cập nhật một cách chính xác, liên tục tới toànhệ thống, nó có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau giữa các chi nhánh Vì việc hiểu rõtập quán, luật pháp của các nước tham gia vào họat động TTQT là vô cùngcần thiết và quan trọng để có thể giảm thiểu rủi ro và nâng cao chất lượngthanh toán.

- Chú trọng đến đào tạo nguồn nhân lực: City bank liên tục mở các lớpđào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ thanh toán viên.

Trang 34

- Tiến hành luân chuyển cán bộ từ phòng nghiệp vụ này sang phòngnghiệp vụ khác, nhằm giúp cho mỗi cán bộ nắm được một cách toàn diện cácnghiệp vụ của NH, trên cơ sở đó, khi tiến hành một nghiệp vụ nào đó trongkhâu thanh toán thì họ có một cái nhìn bao quát các bước nghiệp vụ và cáckiến thức có liên quan để từ đó có thể hạn chế những rủi ro có thể nảy sinhtrong quá trình thanh toán.

Kết luận chương 1

Chương 1 đã trình bày những vấn đề cơ bản về hoạt động thanh toánTDCT và vấn đề chất lượng thanh toán Trong đó nêu lên nội dung đánh giáchất lượng thanh toán TDCT xét trên góc độ của NH đồng thời nêu lên kinhnghiệm của một số NH nước ngoài về chất lượng thanh toán L/C để từ đó gắnvới thực tiễn thực tập đánh giá về thực trạng chất lượng thanh toán TDCT tạichi nhánh TCB HP.

Trang 35

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN TÍNCHỨNG TỪ TẠI CHI NHÁNH TECHCOMBANK HẢI PHÒNG

2.1.Khái quát về chi nhánh Techcombank Hải Phòng2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Viet NamTechnological and Commercial Joint Stock Bank - TCB) là một trong nhữngNH được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thịtrường với số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ và trụ sở chính ban đầu được đặt tạisố 24 Lý Thường Kiệt – Hoàn Kiếm - Hà Nội Techcombank được Ngân hàngnhà nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động số 004/09/1993 có hiệu lực từngày 06/08/1993, trong thời hạn 20 năm và chính thức đi vào hoạt động27/9/1993 Đến ngày 08/10/1997, NHNN ra quyết định số 330/GD - NH5 chophép NH kéo dài thời gian hoạt động lên 99 năm.

Cùng với quá trình hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào nền kinh tế thếgiới, những năm gần đây các hoạt động trong lĩnh vực Tài chính- Ngân hàngtrở nên rất sôi động trở thành động lực cho các NHTM nâng cao năng lựccạnh tranh Các dịch vụ NH đang dần lắp đầy những khoảng trống của thịtrường, từ các dịch vụ tài chính cho đến các dịch vụ thanh toán trong nước vàquốc tế.

TCB là một điển hình cho những nỗ lực của các NH trong nước Sự nỗlực đó được đền đáp bằng hàng loạt các giải thưởng mà các NH, tổ chức tàichính quốc tế, công ty trong nước và nước ngoài trao tặng cho TCB trên nhiềulĩnh vực: áp dụng công nghệ, phát hành thẻ, và đặc biệt là trong lĩnh vựcTTQT Với việc áp dụng mạng lưới thanh toán SWIFT, các phần mềm hiệnđại trong thanh toán và quản lý chất lượng dịch vụ TTQT của TCB được

Trang 36

đông đảo khách hàng tin cậy và đánh giá cao Việc nhận được các chứngnhận, giải thưởng trên đã khẳng định sự thừa nhận của các định chế tài chínhquốc tế về tính chuyên nghiệp và chính xác của hoạt động TTQT tạiTechcombank.

Kết thúc năm 2007, tổng tài sản của Techcombank ước đạt hơn 37.000tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so với năm 2006 Lợi nhuận trước thuế gần 800 tỷđồng, bằng 115% so với kế hoạch đề ra cho năm 2007 Tổng nguồn vốn huyđộng cho cả năm 2007 đạt 32.000 tỷ đồng, bằng 113% so với kế hoạch đề ra.Trong đó, huy động từ khu vực dân cư tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm ngoáivà chiếm tỷ trọng là 44% trong tổng vốn huy động Dư nợ tín dụng ước đạt trên18.500 tỷ đồng, tăng 110% so với 2006.Tổng số phát hành thẻ lũy kế củaTechcombank đã đạt trên 300.000 thẻ so với 130.000 thẻ vào cuối năm 2006.

Vốn điều lệ của Techcombank hiện nay là 3130 tỷ đồng Với địnhhướng tiếp cận khách hàng, Techcombank không ngừng phát triển mạng lướichi nhánh Hiện nay, Techcombank có hơn 120 điểm giao dịch trải rộng trênkhắp 23 tỉnh thành trong cả nước, đồng thời với việc mở rộng mạng lưới,Techcombank cũng tăng cường đội ngũ nhân viên nắm chắc nghiệp vụ vàthân thiện với khách hàng lên 3000 người Khách hàng có thể thực hiện rúttiền và thanh toán tại 200 máy ATM và thanh toán trên 2.000 máy POS củaTechcombank.

Năm 2007 là năm đánh dấu những nét mới trong quản trị, điều hànhNH của Techcombank Cùng với viêc HSBC (NH Hồng Kông và ThượngHải) chính thức tăng tỷ lệ vốn cổ phần tại Techcombank lên 15%, hai bên đãtăng cường hợp tác về mặt quản trị doanh nghiệp, đặc biệt trong các lĩnh vựcđào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực điều hành, quản trị rủi ro, hợp tácchuyên môn về phát triển sản phẩm và kinh doanh.

Trang 37

Bên cạnh các hoạt động kinh doanh, Techcombank luôn chú trọng tớicác hoạt động vì cộng đồng: tài trợ khám chữa bệnh cho người dân tại TuyênQuang, Thái Nguyên; tặng quà trẻ em nghèo nhân dịp trung thu và 1-6; traotặng học bổng cho các sinh viên Kinh tế, Học viện Ngân Hàng…

Chi nhánh Techcombank Hải Phòng được thành lập ngày 5/12/2002, làmột trong 39 chi nhánh của Techcombank Việt Nam Qua gần 6 năm hoạtđộng, chi nhánh Techcombank HP đã xây dựng một mạng lưới hoạt độnggồm có 5 phòng giao dịch và trên 70 cán bộ CNV Đội ngũ cán bộ CNV củachi nhánh đã dần trưởng thành về mọi mặt: Trình độ chuyên môn được nângcao, nhận thức có nhiều đổi mới, phong cách giao dịch ngày càng tiến bộ,kinh nghiệm trong kinh doanh quản lý điều hành được bổ sung tích luỹ, bướcđầu đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh đặt ra và sự nghiêp đổi mớicủa hoạt động NH.

2.1.2.Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức

Hiện nay, chi nhánh Techcombank Hải Phòng có tất cả trên 70 cán bộcông nhân viên Bao gồm 01 Giám đốc: Phạm Thế Hiệp và các phòng banđược thể hiện qua sơ đồ bộ máy quản lý của chi nhánh Techcombank HảiPhòng như sau:

Trang 38

Sơ đồ 02: Cơ cấu tổ chức

HỆ THÔNG NGÂN HÀNGTECHCOMBANK

GIAO DỊCH

PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ

BAN KIỂM SOÁT VÀ

HỖ TRỢ KINH GOANH

PGD THỦY NGUYÊN

PGD KIẾN

PGD TÔ HIỆU

PGD VĂN CAOPGD

NGÔ QUYỀN

Trang 39

2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ chính của các phòng ban

Ban lãnh đạo: Gồm có 01 Giám đốc và 02 Phó giám đốc

+ Giám đốc có chức năng tổ chức, điều hành hoạt động kinh doanhcủa chi nhánh, thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo uỷ quyền củaTổng giám đốc Techcombank.

+ Phó giám đốc: Thực hiện nhiệm vụ theo phân công, uỷ quyền củagiám đốc, thay mặt Giám đốc điều hành công việc của chi nhánh khi Giámđốc đi vắng

Văn phòng: Trực thuộc ban giám đốc, có nhiệm vụ trợ giúp cho bangiám đốc trong các lĩnh vưc như tổ chức cán bộ, đối ngoại, thông tin tuyêntruyền…

Phòng kinh doanh có nhiệm vụ chính sau:

 Phục vụ và thực hiện thẩm định đầu tư các phương án, dự án, củakhách hàng doanh nghiệp và cá nhân: Thẩm định các hồ sơ xin vay, hồ sơ bảolãnh, mở thu tín dụng.

 Nghiên cứu phát triển các sản phẩm tín dụng mới, tổ chức bán lẻsản phẩm

 Tiến hành phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế, theo danhmục khách hàng và qua đó lựa chọn các biện pháp cho vay an toàn và hiệuquả; thực hiện thu hồi nợ và phân loại nợ, trích lập dự phòng.

+ Ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh: Có chức năng hỗ trợ cho

phòng kinh doanh để phòng tránh rủi ro tín dụng, cụ thể:

 Tiếp nhận soạn thảo hợp đồng tín dụng , hợp đồng bảo đảm tiềnvay, làm các thủ tục công chứng và giao dịch bảo đảm.

Trang 40

 Thẩm định hạn mức cho vay và đánh giá tài sản đảm bảo.

 Hạch toán giải ngân, thực hiện kiểm soát việc sử dụng vốn vay,việc trả nợ, các khoản vay quá hạn, giá trị tài sản đảm bảo, thực hiện các biệnpháp phòng ngừa rủi ro.

Phòng kế toán bao gồm: bộ phận kế toán giao dịch và bộ phận kế toánvề tiền tệ, ngân quỹ:

+ Bộ phận kế toán giao dịch có nhiệm vụ: Nghiên cứu, phân tíchtình hình kinh tế thị trường để đề xuất những hình thức và công cụ huy độngvốn, đáp ứng yêu cầu về vốn đồng thời đề xuất lãi suất huy động và cho vayhợp lý với thị trường, phát hành séc, nghiệp vụ thẻ…

+ Bộ phận kế toán về tiền tệ và ngân quỹ có nhiệm vụ thực hiệnhạch toán thống kê theo quy định, thực hiện các nghiệp vụ thu chi tiền mặt,quản giữ các giấy tờ có giá, đồng thời có nhiệm vụ chuyển phá tiền giải ngâncho khách hàng ….

Phòng giao dịch: có nhiệm vụ chính là tiếp xúc trực tiếp với kháchhàng và xử lý các nghiệp vụ phát sinh theo thẩm quyền: gửi, rút tiền, thanhtoán trong nước và nước ngoài, thẩm định đầu tư tín dụng, phát hành thẻ, séc,TTQT

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh những năm gần đây

Với môi trường có cả khó khăn và thuận lợi, chi nhánh TCB HP luôncố gắng vươn lên để phát triển ngày một có hiệu quả hơn trong kinh doanh.Chi nhánh đã luôn cải tiến lề lối làm việc, đổi mới tác phong và thái độ phụcvụ, bảo đảm chữ tín với khách hàng, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinhdoanh để giảm bớt khó khăn, đồng thời góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinhtế của thành phố Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hải

Ngày đăng: 28/11/2012, 15:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 01: Tình hình huy động vốn - Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh Techcombank- Hải Phòng
Bảng 01 Tình hình huy động vốn (Trang 40)
Bảng 02: Dư nợ cho vay - Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh Techcombank- Hải Phòng
Bảng 02 Dư nợ cho vay (Trang 43)
Bảng 03: Lợi nhuận sau thuế của TCB HP - Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh Techcombank- Hải Phòng
Bảng 03 Lợi nhuận sau thuế của TCB HP (Trang 45)
Bảng 04: Tình hình thanh toán quốc tế tại TCB HP - Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh Techcombank- Hải Phòng
Bảng 04 Tình hình thanh toán quốc tế tại TCB HP (Trang 46)
Bảng 05: Số món thanh toán L/C - Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh Techcombank- Hải Phòng
Bảng 05 Số món thanh toán L/C (Trang 49)
Bảng 06 : Doanh số thanh toán và phát hành L/C nhập khẩu - Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh Techcombank- Hải Phòng
Bảng 06 Doanh số thanh toán và phát hành L/C nhập khẩu (Trang 50)
Bảng 07: Thu nhập từ hoạt động thanh toán LC nhập khẩu - Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh Techcombank- Hải Phòng
Bảng 07 Thu nhập từ hoạt động thanh toán LC nhập khẩu (Trang 51)
Qua bảng số liệu ta thấy số món L/C XK tại chi nhánh là còn rất ít so với số món thanh toán L/C NK và ít hơn nhiều so với một số NH trên cùng  địa bàn - Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh Techcombank- Hải Phòng
ua bảng số liệu ta thấy số món L/C XK tại chi nhánh là còn rất ít so với số món thanh toán L/C NK và ít hơn nhiều so với một số NH trên cùng địa bàn (Trang 52)
Bảng 09: Doanh số thanh toán và thông báo LC xuất khẩu - Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh Techcombank- Hải Phòng
Bảng 09 Doanh số thanh toán và thông báo LC xuất khẩu (Trang 53)
Bảng 10: Thu nhập từ hoạt dộng thanh toán LC xuất khẩu - Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh Techcombank- Hải Phòng
Bảng 10 Thu nhập từ hoạt dộng thanh toán LC xuất khẩu (Trang 54)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w