Định hướng phát triển chung của NHCTchi nhánh Hoàn Kiếm

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng công thương chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 61)

- Tích cực đẩy mạnh các biện pháp huy động vốn nhằm giữ vững và phát triển nguồn vốn huy động, vận dụng chính sách lãi suất và chính sách khách hàng hợp lý, phù hợp với từng đối tượng khách hàng, duy trì ổn định khách hàng tiền gửi truyền thống, chú trọng khai thác nguồn vốn của các tổ chức đoàn thể xã hội, từng bước cải thiện và tạo lập một cơ cấu nguồn vốn cân bằng ổn định.

- Tiếp tục đổi mới cơ cấu tín dụng theo hướng nâng dần tỷ lệ dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo. Đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tư nhân, hộ sản xuất…, cho vay có tài sản đảm bảo có hiệu quả, an toàn, kiên quyết không để phát sinh nợ quá hạn mới.

- Tăng cường số luợng và chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tăng tiện ích tối đa cho các sản phẩm truyền thống. Xây dựng phương án triển khai hoạt động chuyển tiền nhanh VND, Western union, mở thẻ ATM tại tất cả các điểm giao dịch. Khảo sát lắp đặt thêm máy ATM tại những địa điểm thích hợp với việc tuyên truyền quảng cáo rộng rãi về sản phẩm thẻ tới mọi đối tượng khách hàng.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động tín dụng, tài chính và kế toán. Thực hiện nghiêm túc công tác chấn chỉnh sau thanh tra, đảm bảo mọi hoạt động kinh doanh an toàn.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ một cách căn bản, đặc biệt các kỹ năng công nghệ mới. Công tác đánh giá cán bộ cần chú trọng tính sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. Công tác tuyển dụng lao động cần hội đủ phẩm chất đạo đức, năng lực trình độ, đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá ngày càng cao.

- Tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, đoàn thể trong việc chỉ đạo thực hiện mọi nội dung kinh doanh. Xây dựng các chỉ tiêu thi đua thiết

thực gắn với mọi hoạt động của các tổ chức đoàn thể như Công Đoàn, Đoàn thanh niên. Duy trì phong trào văn nghệ, thể thao, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong cơ quan, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển, với mục tiêu cụ thể sau :

+ Nguồn vốn huy động : 5500 tỷ đồng ( tăng 10% ). + Dư nợ cho vay : 1400 tỷ đồng (tăng 25%).

+ Tỷ lệ nợ xấu : 0%.

+ Cho vay DNNN tối đa : 65% ( Dư nợ cho vay). + Cho vay trung và dài hạn : tối đa 40%.

+ Cho vay không có tài sản đảm bảo tối đa : 70%.

+ Chỉ tiêu thu hồi nợ đã xử lý rủi ro : 500 triệu đồng.

+ Thu dịch vụ đạt : 3,5 tỷ đồng .

+ Lợi nhuận sau khi trích Dự phòng rủi ro : 75 tỷ đồng.

3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ

Ngân hàng công thương chi nhánh Hoàn Kiếm chủ trương đề ra những mục tiêu phát triển cụ thể như sau:

- Tăng cường các hoạt động thu hút khách hàng để từ đó nâng cao được số lượng mở L/C mở, L/C thông báo và thanh toán qua chi nhánh. Đồng thời nâng cao cả về giá trị các món L/C. Ngân hàng công thương chi nhánh Hoàn Kiếm đã đề ra kế hoạch năm 2008 tăng giá trị L/C nhập qua ngân hàng từ 1,5% đến 1,7% so với năm 2007 và phấn đấu kim ngạch L/C xuất khẩu đạt 3 triệu USD.

- Đa dạng hoá các loại L/C sử dụng tại chi nhánh. Không chỉ dừng lại ở việc sử dụng 3 loại L/C như hiện nay là L/C không huỷ ngang, L/ C chuyển nhượng, và L/C xác nhận.

- Nghiên cứu các biện pháp hạn chế rủi ro trong việc chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.

- Giảm tỷ lệ nợ quá hạn L/C xuống còn 4% trong năm 2008 và trong các năm tiếp theo sẽ giảm xuống thấp hơn.

Để thực hiện được những mục tiêu trên đòi hỏi chi nhánh phải có những biện pháp cụ thể, khả thi và phù hợp với tình hình chung của Ngân hàng. Và phải có sự hỗ trợ lớn từ phía NHNN, khách hàng và cơ quan bộ ngành có liên quan khác.

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng công thương chi nhánh Hoàn Kiếm.

3.2.1 Giải pháp vĩ mô

Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô

Một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và tăng trưởng luôn là cơ sở và tiền đề cho bất kỳ một hoạt động thương mại quốc tế nào phát triển từ đó làm cho TTQT nói chung và thanh toán TDCT nói riêng phát triển theo. Một môi trường kinh tế vĩ mô ổn đinh thể hiện ở các chỉ tiêu như lạm phát được kiềm chế, giảm phát được khắc phục, giá trị đồng nội tệ và mức lãi suất ổn định… thì mới thu hút được nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và khuyến khích các DN trong nước tham gia đầu tư vào lĩnh vực XNK.

Nước ta đang trên đà phát triển, những năm gần đây nền kinh tế luôn đạt đuợc tốc độ tăng trưởng bình quân khá như năm 2006 đạt tốc độ tăng trưởng là 8,3% và năm 2007 là 8,44%, đặc biệt nước ta lại nằm trong khu vực được đánh giá là khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới, đang được nhiều quốc gia quan tâm đầu tư. Để có thể đẩy nhanh hoạt động thương mại quốc tế, điều đầu tiên chính là VN tạo lập được một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, trên cơ sở đó hoạt động thanh toán TDCT mới có điều kiện phát triển.

Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế.

Bên cạnh một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định thì hoạt động TTQT cũng đòi hỏi phải có được một môi trường pháp lý hoàn thiện nhằm tạo điều kiện cho hoạt động được thông suốt và đạt hiệu quả cao. Nói đến hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán TDCT không có nghĩa là một văn bản cụ thể quy định hướng dẫn đơn thuần về nghiệp vụ này mà còn bao gồm cả các văn bản luật điều chỉnh các lĩnh vực có liên quan hoặc hỗ trợ nó như quy chế quản lý ngoại hối hay các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động thanh

toán XNK. Hiện nay ở VN chưa có văn bản luật điều chỉnh thanh toán TDCT, mà các NHTM VN khi tham gia thanh toán chỉ căn cứ vào văn bản có tính chất quy phạm tuỳ ý UCP 600 do ICC ban hành. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng thanh toán TDCT của các chủ thể VN, đặc biệt khi có tranh chấp xảy ra, VN luôn tỏ ra lúng túng trong việc kiện tụng và xử lý kiện tụng.

Vì vậy đây là vấn đề cần sớm được quan tâm và điều chỉnh, không chỉ từ phía ngân hàng nhà nước mà phải có sự tham gia đồng bộ của các bộ ngành có liên quan như tổng cục hải quan, Bộ thương mại, phòng thương mại và công nghiệp VN…để tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán TDCT ngày càng hoàn thiện hơn, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại của VN ngày càng phát triển.

Tổ chức tốt thị trường liên ngân hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là thị trường trao đổi, cung cấp ngoại tệ nhằm giải quyết các mối quan hệ về ngoại tệ giữa các ngân hàng với nhau. Hiện nay ở VN, các NHTM nói chung và NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm nói riêng thường gặp khó khăn về lượng ngoại tệ có sẵn để bán cho khách hàng NK nhằm thanh toán cho phía XK khi đến thời hạn thanh toán trong phương thức TDCT. Vì vậy việc hoàn thiện và phát triển thị trường liên ngân hàng là một trong những điều kiện cần thiết và quan trọng để các NHTM mở rộng nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ và tạo điều kiện cho nghiệp vụ thanh toán quốc tế được thực hiện tốt.

Rõ ràng chỉ khi thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường hối đoái phát triển thì mới đảm bảo có được một tỷ giá linh hoạt, hợp lý, góp phần kích thích kinh tế thị trường phát triển. Tỷ giá thích hợp sẽ khuyến khích XK và hạn chế NK, góp phần mở rộng sản xuất kinh doanh trong nước. Từ đó, hoạt động thanh toán TDCT mới được an toàn và phát triển cả về chiều rộng và về chiều sâu.

Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

Cán cân thanh toán của một nước là bản đối chiếu giữa các khoản tiền thu được từ nuớc ngoài với các khoản tiền trả trước cho nước ngoài của quốc gia trong một thời gian nhất định. Vì vậy, cán cân thanh toán quốc tế là một

trong những điều kiện quyết định hiệu quả của hoạt động TTQT. Bất kỳ sự thay đổi nào của cán cân thanh toán cũng tác động tới hoạt động TTQT. Thâm hụt hay thặng dư cán cân TTQT dẫn đến tình trạng thiếu hay dư thừa sự trữ ngoại tệ, làm biến động tỷ giá hối đoái và chúng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động TTQT của NH.

Trong tình hình nước ta hiện nay, cán cân thanh toán vẫn thường xuyên thiếu hụt, điều này hạn chế nhiều đến hoạt động TTQT và từ đó hạn chế hoạt động thương mại quốc tế của VN. Nhà nước cần sớm đưa ra những chính sách cụ thể nhằm cân bằng cán cân thanh toán, trên cơ sở đó sẽ kích thích hoạt động TTQT nói chung và TDCT nói riêng phát triển.

3.2.2 Giải pháp vi mô

3.2.2.1 Tăng cường công tác quản trị rủi ro và đẩy nhanh tốc độ thanh toán trong phương thức tín dụng chứng từ .

a) Đầu tư và sử dụng hiệu quả công nghệ hiện đại vào quá trình thanh toán.

Hoạt động thanh toán quốc tế là hoạt động giao dịch với các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu, với các ngân hàng ở nhiều nước khác nhau trên toàn thế giới. Chính vì vậy, hoạt động này tiềm ẩn nhiều rủi ro và thực sự mang lại nhiều khó khăn cho ngân hàng vì khoảng cách về không gian. Trong những năm qua, mặc dù chi nhánh đã chú trọng vào việc đầu tư vào công nghệ ứng dụng thanh toán trong phương thức tín dụng chứng từ, tuy nhiên vẫn còn chưa hoàn thiện và cần phải tiếp tục đề ra những giải pháp cụ thể và hiệu quả hơn.

Thứ nhất, chi nhánh cần khai thác tối đa các tính năng và hiệu quả sử dụng trên các cơ sở vật chất và thiết bị công nghệ sẵn có. Năm 2005 chi nhánh đã đưa chương trình hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán INCAS dưới sự tài trợ của ngân hàng thế giới WB. Chi nhánh đã nâng cấp được chương trình tin học, cải tiến hệ thống máy móc, thiết lập đường leadsline đảm bảo trao đổi dữ liệu giữa trung ương và các chi nhánh được thông suốt và liên tục. Ngoài ra, chi nhánh còn sử dụng hệ thống truyền tin qua mạng SWIFT để phục vụ nhu cầu truyền tin. Tuy nhiên, hệ thống máy

móc hiện đại còn chưa được sử dụng tối đa tính năng của nó và còn có nhiều sai sót trong quá trình vận hành gây rủi ro và kéo dài thời gian thanh toán. Chính vì vậy, chi nhánh cần có công tác nghiên cứu vận hành và sử dụng máy móc hiện đại, đồng thời thực hiện các khoá đào tạo cho cán bộ công nhân viên để có kiến thức theo kịp sự tiến bộ của khoa học công nghệ. Mặt khác, chi nhánh cũng cần phải hoàn chỉnh hệ thống trang thiết bị, giảm thiểu những rủi ro do máy móc công nghệ gây ra, tiếp tục hoàn thành nghiệm thu giai đoạn 1 của dự án INCAS, làm tiền đề triển khai giai đoạn 2 của dự án.

Thứ hai, chi nhánh cần mạnh dạn đầu tư các công nghệ thiết bị mới nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của phương thức tín dụng chứng từ. Việc đầu tư thiết bị công nghệ mới sẽ phải tốn chi phí đáng kể đối với chi nhánh, tuy nhiên, chi nhánh có thể tìm kiếm khách hàng trên toàn thế giới mà không phải thiết lập chi nhánh, nhân sự giảm, rủi ro trong thanh toán giảm, tốc độ thanh toán tăng lên làm tăng lợi nhuận. Do đó, chi nhánh cần phải đầu tư vốn vào việc đổi mới các máy móc công nghệ hiện đại, khai thác các tính năng và hiệu quả của nó.

Thứ ba là, chi nhánh cần đảm bảo tính an toàn trong việc sử dụng công nghệ thông tin. Cần thiết phải đưa các bức tường lửa vào ngăn chặn những truy cập bất hợp pháp, đảm bảo việc an toàn dữ liệu và an toàn cho hệ thống, đem lại an toàn và tính bảo mật về các thông tin của các bên tham gia xuất nhập khẩu trong phương thức tín dụng chứng từ.

b) Cấu trúc bộ máy tổ chức và tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ trình độ nghiệp vụ và đạo đức đáp ứng yêu cầu của thanh toán.

Tổ chức bộ máy cần phải điều chỉnh nhằm phù hợp với tính chất kinh doanh tinh, gọn, đủ điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế. Đây cũng là giải pháp chung cho mô hình ngân hàng hiện đại nhằm nâng cao chất lượng hoạt động trong tất cả các lĩnh vực hoạt động ngân hàng nói chung và trong lĩnh vực hoạt động thanh toán L/C nói riêng.

Trong hoạt động thanh toán quốc tế, đặc biệt là thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ thì vấn đề chất lượng đội ngũ cán bộ là đặc

biệt quan trọng. Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức có quy trình thanh toán phức tạp, nhiều công nghệ hiện đại và phải giao dịch trên phạm vi quốc tế. Do đó, đào tạo con người trở thành một giải pháp quan trọng trong phương thức tín dụng chứng từ.

Chi nhánh cần đặc biệt coi trọng công tác cán bộ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để các thanh toán viên có thể hiểu sâu rộng về phương thức tín dụng chứng từ. Chi nhánh cần phải đào tạo các kiến thức về vận hành thiết bị công nghệ mới, về quy trình thanh toán, về từng loại L/C và trường hợp vận dụng để tư vấn cho khách hàng…Để chất lượng đào tạo được nâng cao. Chi nhánh nên mở các buổi huấn luyện về nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ, các cuộc nghiên cứu tìm hiểu phát động cuộc thi viết sáng kiến và ý tưởng hay về các chủ đề như: rủi ro trong thanh toán, tốc độ thanh toán, các biện pháp thu hút khách hàng…Ngoài việc đào tạo về kỹ năng chuyên môn, cần thiết phải bảo đảm việc đào tạo cán bộ thanh toán có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả của công việc và giảm rủi ro do những gian lận từ phía các thanh toán viên gây nên.

Chi nhánh cần phải có các chính sách động viên, khen thưởng kịp thời, đầu tư vào các tài liệu liên tham khảo về nghiệp vụ, các kinh nghiệm nước ngoài về phương thức tín dụng chứng từ. Thực hiện tốt điều này sẽ giúp cho cán bộ làm việc có chất lượng và thực sự nhiệt tình và hăng say.

c) Xây dựng và hoàn thiện quy trình kiểm tra, kiểm soát L/C một cách chặt chẽ và hợp lý.

Trong phương thức thanh toán L/C, qúa trình kiểm tra, kiểm soát là một trong những quá trình quan trọng giúp cho việc thanh toán trở nên hiệu quả và an toàn hơn. Trong những năm qua, công tác kiểm tra kiểm soát tại chi nhánh đã được chú trọng hơn. Tuy nhiên, công tác kiểm tra kiểm soát thường chỉ chú trọng đến công tác tín dụng, công tác kế toán và ngân quỹ. Vì vậy, để tăng cường việc kiểm soát rủi ro cho hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ, chi nhánh cần có những biện pháp và quy trình kiểm tra một cách cụ thể và đảm bảo chất lượng.

Trong quy trình thanh toán L/C, cần phải có những quy định rõ về công

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng công thương chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 61)