Nguyên nhân tồn tại

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng công thương chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 55 - 60)

a) Nguyên nhân khách quan

- Môi trường pháp lý

Hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói chung ở VN còn thiếu, có nhiều bất cập và chưa đồng bộ. Mặc dù đã có luật các tổ chức tín dụng nhưng các nghị định của chính phủ và các thông tư hướng dẫn thực hiện chậm được ban hành, điều kiện thực thi luật còn chưa đầy đủ. Hiện nay các bên tham gia thanh toán trong phương thức TDCT đều vận dụng UCP 600 làm căn cứ quy định trách nhiệm, quyền hạn thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế, tuy nhiên UCP 600 chỉ là một quy phạm mang tính chất tuỳ ý, mà không phải là văn bản luật nên khi tranh chấp xảy ra các bên thường rất lúng túng trong việc đưa ra quyết định mức xử lý. Điều này đã phần nào hạn chế các DN trong nước sử dụng phương thức TDCT trong thanh toán tại NHTM VN nói chung và NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm nói riêng .

Bên cạnh đó, quy chế quản lý ngoại hối của VN còn nhiều điểm chưa rõ ràng, hay thay đổi, điều đó đã khiến cho thao tác nghiệp vụ TTQT nói chung và TDCT nói riêng ở chi nhánh gặp khó khăn.

Đây là những tồn tại phát sinh do những sai sót từ doanh nghiệp XNK thực hiện qua NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm.

Hiện nay trình độ hiểu biết về kinh doanh XNK của nhiều DN việt nam còn non yếu, hiểu biết về tập quán quốc tế cũng như tập quán của các quốc gia về XNK và thanh toán còn hạn chế, vì vậy khi ký kết hợp đồng nhập khẩu cũng như quá trình thực hiện hợp đồng có rất nhiều khó khăn, vướng mắc dễ bị phía nước ngoài lợi dụng

Việc thiếu thông tin và thiếu các mối quan hệ với đối tác nước ngoài làm cho DN Việt Nam không mua được hàng trực tiếp từ người sản xuất hoặc các nhà phân phối lớn mà phải ký kết hợp đồng với các trung gian mua bán vòng vèo, làm cho giá mua bị đẩy lên cao, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của DN, từ đó ảnh hưởng đến kinh doanh của ngân hàng vì thông thường L/C phát hành đều do NH tài trợ.

Ngoài việc thiếu hiểu biết, thiếu thông tin trong kinh doanh XNK, nhiều DN Việt Nam chỉ quan tâm đến mối lợi trước mắt, không chịu giữ uy tín để kinh doanh lâu dài. Sau khi ký kết hợp đồng và nhờ ngân hàng mở L/C, do giá cả hàng hoá lúc đó có xu hướng hạ xuống, họ lại muốn ngân hàng tìm mọi cách để trì hoãn thanh toán nhằm gây sức ép với công ty nước ngoài để họ giảm giá, thậm chí nhiều DN từ chối thanh toán và không chịu nhận hàng kể cả khi hàng hoá được giao đúng phẩm chất, đầy đủ về số lượng và bộ chứng từ xuất trình hoàn hảo. Những trường hợp như vậy làm ngân hàng khó xử vì nếu không thanh toán sẽ vi phạm thông lệ quốc tế, làm mất uy tín của và có thể bị ngân hàng nước ngoài kiện, còn nếu cứ thanh toán thì phải dùng tiền của ngân hàng để thanh toán thay mà việc đòi lại rất khó khăn và nhiều trường hợp gây ra tranh chấp với khách hàng.

Không chỉ thiếu trung thực với đối tác nước ngoài, nhiều DN còn tìm cách lợi dụng kẽ hở của luật pháp để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của ngân hàng. Họ yêu cầu ngân hàng phát hành L/C trả chậm để nhận hàng, sau khi nhận được hàng thì bán lấy tiền để sử dụng vào mục đích khác, đến hạn thanh toán, ngân hàng phải đứng ra trả thay.

Những tồn tại trên đây của các DN XNK VN không chỉ trực tiếp ảnh hưởng quyền lợi của bản thân họ mà chi nhánh với tư cách là người chịu trách nhiệm thanh toán cho các DN, cũng bị ảnh hưởng rất nhiều cả về tài chính lẫn uy tín trong kinh doanh.

b) Nguyên nhân chủ quan

Ngoài những nguyên nhân bất khả kháng thì nguyên nhân chủ quan từ bản thân ngân hàng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tín dụng chứng từ của NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm.

- Trình độ chuyên môn của đội ngũ thanh toán viên còn nhiều bất cập

Có thể nói đội ngũ cán bộ làm công tác TTQT của NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm đa phần là những người trẻ tuổi có năng lực và trình độ, năng nổ và nhiệt tình nhưng vẫn còn hạn chế là chưa được cập nhật thường xuyên về nghiệp vụ ngoại thương, ngoại ngữ. Việc cán bộ TTQT không đáp ứng được yêu cầu này sẽ gây ra những rủi ro cho cả NH và khách hàng. Bên cạnh đó, kiến thức về kinh tế thị trường của nhiều cán bộ còn nhiều yếu kém, nhất là kiến thức và kinh nghiệm trong TTQT nói chung và thanh toán TDCT nói riêng. Khả năng nắm bắt cập nhật thông tin về tình hình kinh tế chính trị các nước còn hạn chế, đặc biệt việc tìm hiểu thông tin liên quan đến khách hàng trong nước cũng như quốc tế chưa được chú trọng. Do vậy, việc phân loại khách hàng của NH chưa được đầy đủ và thiếu chính xác dẫn đến nhiều trường hợp NH xác định mức ký quỹ cho khách hàng không hợp lý hay đánh giá tài sản thế chấp còn sai lệch nhiều so với giá trị thực tế hoặc không hiểu rõ khách hàng NH đã ký bảo lãnh cho khách hàng nhận hàng trong L/C trả chậm, sau đó NH phải rất mất công theo đuổi khách hàng thu lại tiền hàng. Việc không tìm hiểu khách hàng như vậy đã tạo những khẽ hở cho các doanh nghiệp lợi dụng và vi phạm cam kết với NH.

- Phương tiện, công nghệ chưa có tính cạnh tranh

Phương tiện công nghệ chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong thanh toán quốc tế, máy móc thiết bị đã đầu tư thì chưa phát huy hết

hiệu quả vốn có của nó. Đó là các chương trình thống kê của IBS vẫn chưa được hoàn thiện nên việc thống kê L/C vẫn phải sử dụng chương trình cũ, nhập số liệu thủ công, vì vậy các số liệu thống kê chưa chính xác, nhiều chỉ tiêu chưa thống kê được, làm ảnh hưởng đến nhu cầu theo dõi, quản lý và điều hành hoạt động thanh toán L/C của ngân hàng công thương chi nhánh Hoàn Kiếm. Ngoài ra, các bức điện của IBS truyền chung với đường truyền mạng thanh toán điện tử VND nên việc lập điện và truyền, nhận điện thường bị chậm, đặc biệt là giờ cao điểm, từ đó làm giảm tốc độ thanh toán L/C.

Việc định mức ký quỹ chưa chi tiết và phù hợp

Chi nhánh đã phân chia theo từng cấp độ và tương ứng với từng mức ký quỹ như sau:

+ Loại 1: Đối tượng khách hàng là khách hàng truyền thống, có giao dịch vốn qua chi nhánh, có tài khoản tiền gửi lớn, có tình hình kinh doanh tương đối ổn định, có uy tín cao trong thanh toán: ký quỹ từ 0-10% giá trị L/C.

+ Loại 2: Đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp nhà nước khác: ký quỹ từ 10-30% giá trị L/C.

+ Loại 3 : Đối tượng khách hàng là khách hàng có quan hệ kinh doanh và có uy tín thanh toán đối với chi nhánh, thường là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn: ký quỹ 30-80% giá trị L/C.

+ Loại 4: Đối tượng khách hàng là những khách hàng mới quan hệ giao dịch với chi nhánh, có tình hình tài chính biến động không tốt: ký quỹ 100% giá trị L/C.

Việc phân chia các mức ký quỹ khác nhau đã đem lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, sự phân chia này còn khá đơn giản nên chưa đánh giá hết tiềm lực tài chính của khách hàng cũng như khả năng thanh toán của khách hàng, từ đó dẫn đến những rủi ro cho ngân hàng là không thu được tiền từ nhà NK. Hơn nữa, việc ký quỹ không hợp lý này sẽ làm cho một số khách hàng lớn có sẵn nguồn ngoại tệ chạy sang ngân hàng khác có mức ký quỹ thấp hơn.

- Qui mô hoạt động thanh toán L/C hàng xuất khẩu chưa tương ứng với quy mô hoạt động thanh toán L/C hàng nhập

Quy mô hoạt động thanh toán L/C hàng xuất của NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm chưa phát triển tương ứng với quy mô hoạt động thanh toán L/C hàng nhập khẩu. Đây là khó khăn chung của toàn hệ thống NHCT VN. Sự mất cân đối trong thanh toán L/C xuất khẩu và L/C nhập khẩu dẫn đến thực tế là việc thanh toán L/C nhập khẩu chủ yếu dựa vào nguồn mua bán ngoại tệ và đi vay. Điều đó gây khó khăn không nhỏ cho ngân hàng trong việc cân đối ngoại tệ khi thị trường ngoại tệ khan khiếm.

- Mô hình tổ chức và quy trình nghiệp vụ còn nhiều bất cập

Mô hình tổ chức và quy trình nghiệp vụ TTQT nói chung và thanh toán TDCT nói riêng của ngân hàng vẫn còn nhiều bất cập, chưa mang tính tập trung, chưa có sự kết hợp giữa các phòng ban dẫn đến thời gian thanh toán còn dài, chi phí nghiệp vụ cao. Năm 2005 vừa qua ngân hàng bắt đầu áp dụng chương trình hiện đại hoá NHCT- INCAS, quy trình nghiệp vụ đã có nhiều thay đổi song mới áp dụng nên đội ngũ cán bộ của NH còn nhiều bỡ ngỡ, lúng túng trong khâu xử lý công việc.

- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH còn chưa thực sự phát triển

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ chưa thực sự phát triển làm cho lượng ngoại tệ sẵn có không nhiều, vấn đề này ảnh hưởng đến chất lượng thanh toán TDCT của NH. Vì nó có thể làm chậm đến quá trình thanh toán hoặc gây ra rủi ro cho ngân hàng.

- Sản phẩm dịch vụ áp dụng chưa đa dạng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sản phẩm dịch vụ trong thanh toán TDCT của ngân hàng chưa đáp ứng hết đòi hỏi của khách hàng và thương mại quốc tế trong tình hình hiện nay. Hiện nay NH mới chỉ áp dụng ba loại L/C trong thanh toán là L/C không huỷ ngang, L/C chuyển nhượng và L/C xác nhận còn các loại L/C đặc biệt khác là không có.

Trên đây là những yếu kém của NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm, NH cần phải sớm nhìn nhận và sửa đổi sớm nâng cao chất lượng thanh toán TDCT. Từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của NH trên đà phát triển trong bối cảnh chung của nền kinh tế Việt Nam.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

TẠI NHCT CHI NHÁNH HOÀN KIẾM

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng công thương chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 55 - 60)