Những mặt đạt được

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng công thương chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 49)

Do có những mặt thuận lợi tạo môi trường kinh doanh tốt như môi trường kinh tế - chính trị trong nước ổn định và với chính sách thúc đẩy ngoại thương phát triển. Đặc biệt là khi VN gia nhập WTO khiến cho hoạt động ngoại thương diễn ra một cách sôi động đã tạo thuận lợi cho NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm có thể mở rộng hoạt động kinh doanh đối ngoại với nhiều nghiệp vụ mới đáp ứng nhu cầu thị trường. Với những mặt đạt được như:

- Ngân hàng đã xây dựng được quy trình thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ hợp lý

Quy trình thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ mà ngân hàng xây dựng đã diễn giải và quy định một cách rõ ràng, chi tiết từng khâu, từng bước tiến hành trong thanh toán. Từ khâu mở L/C, chi nhánh phải kiểm tra hạn mức sử dụng, khi tiếp nhận hồ sơ phải đi đôi với kiểm tra, kiểm soát một cách thận trọng từng nội dung của L/C. Từ đó góp phần giảm rủi ro cho các bên tham gia thanh toán.

Trước hết nó thể hiện ở khâu mở L/C, trong 3 năm qua không những số món và doanh số L/C mở tăng lên như đã phân tích ở phần thực trạng của chi nhánh ở trên, thể hiện ngân hàng đã thực hiện tốt công tác phát hành L/C của mình mà nhân viên thanh toán quốc tế còn quan tâm tư vấn cho khách hàng của mình sao cho L/C mở đảm bảo quyền lợi cho khách hàng từ đó tạo niềm tin với khách hàng. Vì vậy số trong thời gian qua món L/C bị trả lại hoặc sửa đổi đến khoảng trên dưới 4% với nguyên nhân khách quan là có sự thay đổi hợp đồng thương mại, đồng thời ngân hàng cũng đã hạn chế đươc trị giá L/C chưa thanh toán qua ngân hàng, được thể hiện qua bảng giá trị L/ C chưa thanh toán (bảng 2.15) như sau:

Bảng 2.15: Giá trị L/C chưa thanh toán.

Đơn v ị : Triệu VND

Chỉ tiêu Năm

Giá trị L/C mở Giá trị L/C chưa thanh toán

Tỷ trọng

2005 43 8,17 19%

2006 49 7,35 15%

2007 89 16,02 18%

( Nguồn: Phòng tổng hợp NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm).

Dựavào bảng số liệu trên, ta có thể phần nào khẳng định thêm về chất lượng công tác phát hành L/C. Giá trị L/C chưa thanh toán trong thời gian qua đã giảm hẳn so với năm trước, năm 2005 tỷ trọng L/C chưa thanh toán chiếm tới 19% nhưng đến năm 2006 chỉ chiếm 15% và 18% ở năm 2007.

- Chất lượng thông báo L/C nhìn chung tốt

Vì từ năm 2005 đến 2007 ngân hàng không thông báo nhầm hay sửa đổi bất cứ một L/C giả nào. Có được điều này là do ngay khi ngân hàng nhận được L/C của ngân hàng nước ngoài chuyển đến, ngân hàng thực hiện đúng quy trình thông báo kiểm tra tính hợp lệ của L/C trước khi thông báo cho nhà xuất khẩu .

- Nâng cao kỹ thuật kiểm tra chứng từ của cán bộ làm công tác thanh toán tín dụng chứng từ.

Về việc lập chứng từ Doanh nghiệp xuất khẩu VN thì trên thực tế có hơn 50% bộ chứng từ do doanh nghiệp xuất khẩu VN lập xuất trình tới ngân hàng là có lỗi nhiều gây ra khó khăn cho ngân hàng. 30 % bộ chứng từ của nhà xuất khẩu VN mà ngân hàng đóng vai trò là ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng xác nhận bị phiá ngân hàng nước ngoài thông báo là có sai sót ….nghĩa là bộ chứng từ này dù đã được phía ngân hàng VN kiểm tra nhưng vẫn còn có những sai sót. Và căn cứ vào những sai sót này phía ngân hàng nước ngoài từ chối thanh toán cho phía VN. Vì vậy, việc nâng cao kỹ thuật kiểm tra chứng từ cho cán bộ làm thanh toán quốc tế đã góp phần làm giảm tỷ lệ L/C bị từ chối thanh toán.

- Thu nhập từ hoạt động thanh toán L/C chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập từ hoạt động thanh toán quốc tế.

Cùng với sự tăng trưởng của hoạt động mua bán ngoại tệ và hoạt động khác thì hoạt động thanh toán L/C cũng tăng trưởng mạnh, mang lại một khoản thu nhập khá cho ngân hàng. Thu phí dịch vụ từ L/C năm 2005 đạt 602 triệu VND, năm 2006 tăng lên là 800 triệu VND và năm 2007 là 830 triệu VND và luôn chiếm tỷ trọng cao so với các phương thức thanh toán khác trong các năm. Nó được thể hiện rõ ở biểu đồ tỷ trọng thu nhập từ hoạt động thanh toán L/C như sau:

0 200 400 600 800 1000 1200 triệu đồng 2005 2006 2007

Biểu đồ 2.10: Thu nhập từ hoạt động thanh toán L/C

Thu nhập từ hoạt động thanh toán L/C

Thu nhập từ hoạt động TTQT

(Nguồn: Phòng tổng hợp NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm)

Với những gì đạt được trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ như trên, ngân hàng ngày càng thu hút được nhiều khách hàng và nâng cao vị thế ngân hàng mình trên trường quốc tế.

Nói chung lại trong thời gian qua phòng thanh toán xuất nhập khẩu nói riêng và ngân hàng công thương chi nhánh Hoàn Kiếm nói chung đã xây dựng được kế hoạch linh hoạt trong từng giai đoạn cụ thể, xác định được phương hướng kinh doanh thích hợp ứng phó kịp thời với những diễn biến thị trường, nhằm phục vụ khách hàng với chất lượng cao nhất, đáp ứng tối đa nhu cầu ngoai tệ cho thanh toán hàng xuất nhập khẩu.

2.3.2 Một số tồn tại.

Trong hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng tại NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm, bên cạnh những thành tích đáng kể đã đạt được thì không thể tránh khỏi những mặt khó khăn, hạn chế gây ra ảnh hưởng không ít tới chất lượng thanh toán.

- Rủi ro trong thanh toán vẫn còn cao

Rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ được biểu hiện qua các nội dung chủ yếu như tồn đọng vốn trong thanh toán, kéo dài thời hạn thanh toán, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thanh toán trả chậm, nợ quá hạn, mất vốn…những biểu hiện rủi ro này được biểu hiện trên tất cả các nội dung hoạt động của thanh toán tín dụng chứng từ như rủi ro trong khâu phát hành L/C, rủi ro trong khâu thông báo L/C rủi ro trong khâu xác nhận L/C, rủi ro trong khâu chiết khấu bộ chứng từ hàng hoá và rủi ro trong khâu đòi tiền cũng như trong khâu chi trả tiền. Nếu ta chỉ nhìn những con số là kim ngạch và tỷ trọng thanh toán L/C thì chưa thấy hết vấn đề phát sinh từ phương thức này, ẩn chứa sau đó là nợ quá hạn và tỷ lệ L/C chưa thanh toán…, những rủi ro này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả chủ quan và khách quan.Ta có: Bảng 2.16: Tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng. Đơn vị : % Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tỷ lệ nợ quá hạn 5,7 5,3 5,02

( Nguồn : Phòng tổng hợp NHCT Hoàn Kiếm)

Theo báo cáo của phòng tổng hợp thì 3 năm trở lại đây chi nhánh đã giảm tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng đều đặn qua các năm, cụ thể năm tỷ lệ quá hạn là 3,5% nhưng đến năm 2006 chỉ còn có 5,3% giảm 7% và năm 2007 thì tỷ lệ này là 5,02% giảm xuống 5,2%. Tuy nhiên, tỷ lệ giảm không đáng kể, trung bình từ năm 2005-2007 tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng của chi nhánh là 5,34% so với mức dưới 5% của toàn hệ thống ngân hàng thương mại là còn khá cao, chứng tỏ việc tiềm ẩn rủi ro trong thanh toán nói chung và trong thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng là cao hơn so với toàn hệ thống ngân hàng thương mại.

- Chất lượng kiểm tra chứng từ của chi nhánh còn nhiều bất cập

Trong nghiệp vụ kiểm tra chứng từ đòi hỏi ngân hàng cần phải tuân thủ một cách triệt để những nguyên tắc và quy trình kiểm tra. Tuy nhiên, thực tế ngân hàng không phải lúc nào cũng thực hiện đúng như thế. Rủi ro đáng tiếc như phát hành bảo lãnh nhận hàng khi chưa có sự đảm bảo chắc chắn về thanh toán, không thông báo cho phía nước ngoài sự bất hợp lệ của bộ chứng

từ trong thời gian quy định, không làm tròn trách nhiệm cầm giữ chứng từ, đợi sự định đoạt của người xuất trình, đặc biệt trong một số trường hợp thanh toán viên của chi nhánh kiểm tra đối chiếu các điều khoản quy định trong L/C và hợp đồng ngoại thương mà bỏ sót các chi tiết nhỏ như tên công ty, địa chỉ công ty…Do đó chi nhánh vẫn tiến hành thanh toán nhà XK, nhưng nhà NK lại lợi dụng những thiếu sót này và từ chối thanh toán cho ngân hàng, mang lại rủi ro cho ngân hàng. Mặt khác có những thanh toán viên của ngân hàng kiểm tra chứng từ một cách máy móc, theo thói quen từ đó dẫn đến những rủi ro đáng tiếc khác.

- Thời gian thanh toán chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của khách hàng

Nếu xét thời gian thanh toán của phương thức tín dụng chứng từ so với yêu cầu và mong muốn của khách hàng thì thời gian thanh toán chưa thực sự được đáp ứng được nhu cầu đó. Nhiều L/C từ lúc mở đến khi thực hiện thanh toán xong phải mất đến hàng tháng. Nguyên nhân của thời gian thanh toán kéo dài một phần là do phía khách hàng, phía nhà xuất khẩu không xuất trình đúng và đủ bộ chứng từ hàng hoá. Vì vậy, chi nhánh mất nhiều thời gian yêu cầu sửa đổi, bổ sung bộ chứng từ cho hợp lệ, điều này vừa kéo dài thời gian thanh toán, vừa làm tăng chi phí cho các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu.

- Thủ tục thanh toán khá phức tạp

Trong quá trình thanh toán, các thủ tục còn khá phức tạp và khách hàng phải làm việc với nhiều phòng ban gây rườm rà và kéo dài thời gian hoàn thành các loại giấy tờ, thủ tục. Điều này đã thực sự gây nhiều bất lợi cho chu trình quay vòng vốn của các nhà xuất khẩu. Trong những năm qua, chi nhánh đã áp dụng giao dịch một cửa nhưng hiệu quả thực sự của nó mang lại chưa cao. Vì vậy chi nhánh cần chú ý hơn nữa để đẩy nhanh tốc độ thanh toán nhằm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cho các bên tham gia.

Cũng như các ngân hàng khác hoạt động trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, tình trạng “nhập siêu” vẫn đang diễn ra sôi nổi và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, bên cạnh L/C nhập khẩu có xu hướng ngày càng tăng lên thì L/C xuất khẩu ngày càng giảm cả về giá trị và thu nhập nó mang lại. Điển hình nhất là năm 2007 thu nhập L/C xuất mang lại chỉ đạt là 249 triệu đồng giảm 11%, và chỉ đóng góp một tỷ lệ khiêm tốn trong tổng thu nhập từ hoạt động thanh toán L/C là 27%. Ngân hàng cần tìm hiểu nguyên nhân để từ đó khắc phục từ đó làm cho hoạt động thanh toán L/C tăng trưởng và phát triển một cách đồng đều cả L/C nhập và L/C xuất, nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ một cách toàn diện .

2.3.3 Nguyên nhân tồn tại .

a) Nguyên nhân khách quan

- Môi trường pháp lý

Hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói chung ở VN còn thiếu, có nhiều bất cập và chưa đồng bộ. Mặc dù đã có luật các tổ chức tín dụng nhưng các nghị định của chính phủ và các thông tư hướng dẫn thực hiện chậm được ban hành, điều kiện thực thi luật còn chưa đầy đủ. Hiện nay các bên tham gia thanh toán trong phương thức TDCT đều vận dụng UCP 600 làm căn cứ quy định trách nhiệm, quyền hạn thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế, tuy nhiên UCP 600 chỉ là một quy phạm mang tính chất tuỳ ý, mà không phải là văn bản luật nên khi tranh chấp xảy ra các bên thường rất lúng túng trong việc đưa ra quyết định mức xử lý. Điều này đã phần nào hạn chế các DN trong nước sử dụng phương thức TDCT trong thanh toán tại NHTM VN nói chung và NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm nói riêng .

Bên cạnh đó, quy chế quản lý ngoại hối của VN còn nhiều điểm chưa rõ ràng, hay thay đổi, điều đó đã khiến cho thao tác nghiệp vụ TTQT nói chung và TDCT nói riêng ở chi nhánh gặp khó khăn.

Đây là những tồn tại phát sinh do những sai sót từ doanh nghiệp XNK thực hiện qua NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm.

Hiện nay trình độ hiểu biết về kinh doanh XNK của nhiều DN việt nam còn non yếu, hiểu biết về tập quán quốc tế cũng như tập quán của các quốc gia về XNK và thanh toán còn hạn chế, vì vậy khi ký kết hợp đồng nhập khẩu cũng như quá trình thực hiện hợp đồng có rất nhiều khó khăn, vướng mắc dễ bị phía nước ngoài lợi dụng

Việc thiếu thông tin và thiếu các mối quan hệ với đối tác nước ngoài làm cho DN Việt Nam không mua được hàng trực tiếp từ người sản xuất hoặc các nhà phân phối lớn mà phải ký kết hợp đồng với các trung gian mua bán vòng vèo, làm cho giá mua bị đẩy lên cao, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của DN, từ đó ảnh hưởng đến kinh doanh của ngân hàng vì thông thường L/C phát hành đều do NH tài trợ.

Ngoài việc thiếu hiểu biết, thiếu thông tin trong kinh doanh XNK, nhiều DN Việt Nam chỉ quan tâm đến mối lợi trước mắt, không chịu giữ uy tín để kinh doanh lâu dài. Sau khi ký kết hợp đồng và nhờ ngân hàng mở L/C, do giá cả hàng hoá lúc đó có xu hướng hạ xuống, họ lại muốn ngân hàng tìm mọi cách để trì hoãn thanh toán nhằm gây sức ép với công ty nước ngoài để họ giảm giá, thậm chí nhiều DN từ chối thanh toán và không chịu nhận hàng kể cả khi hàng hoá được giao đúng phẩm chất, đầy đủ về số lượng và bộ chứng từ xuất trình hoàn hảo. Những trường hợp như vậy làm ngân hàng khó xử vì nếu không thanh toán sẽ vi phạm thông lệ quốc tế, làm mất uy tín của và có thể bị ngân hàng nước ngoài kiện, còn nếu cứ thanh toán thì phải dùng tiền của ngân hàng để thanh toán thay mà việc đòi lại rất khó khăn và nhiều trường hợp gây ra tranh chấp với khách hàng.

Không chỉ thiếu trung thực với đối tác nước ngoài, nhiều DN còn tìm cách lợi dụng kẽ hở của luật pháp để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của ngân hàng. Họ yêu cầu ngân hàng phát hành L/C trả chậm để nhận hàng, sau khi nhận được hàng thì bán lấy tiền để sử dụng vào mục đích khác, đến hạn thanh toán, ngân hàng phải đứng ra trả thay.

Những tồn tại trên đây của các DN XNK VN không chỉ trực tiếp ảnh hưởng quyền lợi của bản thân họ mà chi nhánh với tư cách là người chịu trách nhiệm thanh toán cho các DN, cũng bị ảnh hưởng rất nhiều cả về tài chính lẫn uy tín trong kinh doanh.

b) Nguyên nhân chủ quan

Ngoài những nguyên nhân bất khả kháng thì nguyên nhân chủ quan từ bản thân ngân hàng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tín dụng chứng từ của NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm.

- Trình độ chuyên môn của đội ngũ thanh toán viên còn nhiều bất cập

Có thể nói đội ngũ cán bộ làm công tác TTQT của NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm đa phần là những người trẻ tuổi có năng lực và trình độ, năng nổ và nhiệt tình nhưng vẫn còn hạn chế là chưa được cập nhật thường xuyên về nghiệp vụ ngoại thương, ngoại ngữ. Việc cán bộ TTQT không đáp ứng được yêu cầu này sẽ gây ra những rủi ro cho cả NH và khách hàng. Bên cạnh đó, kiến thức về kinh tế thị trường của nhiều cán bộ còn nhiều yếu kém, nhất là

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng công thương chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 49)