2.2.1 Thực trạng chất lượng hoạt động thanh toán L/C nhập tại NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm
2.2.1.1 Quy trình thanh toán L/C nhập
Ngày 20/10/1999 Tổng giám đốc NHCT VN ban hành quyết định số 438/QĐ- NHCT22, quy định về quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong hệ thống Ngân hàng công thương Việt Nam. Theo đó, ngân hàng công thương Hoàn Kiếm được phân loại là Chi nhánh loại 1, tức là chi nhánh trực tiếp nhận và xử lý chứng từ, sẽ tuân thủ đúng quy trình đó trong thanh toán L/C. Trong phần này khoá luận chỉ xin liệt kê những bước chính của quy trình thanh toán L/C. Nó được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ quy trình thanh toán L/C nhập
(1) Tiếp nhận và k.tra hồ sơ mở L/C (2) Phát hành L/C (4) Nhận và k.tra bộ chứng từ (6) Thanh toán và kết thúc hồ sơ L/C
(3) Sửa đổi hoặc huỷ L/ C (nếu có)
(5) Từ chối thanh toán xuất trình phù hợp
2.2.1.2 Thực trạng hoạt động thanh toán L/C nhập
Hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ là hoạt động thanh toán chiếm tỷ trọng lớn và đem lại khoản thu nhập khá cao cho ngân hàng từ các khoản phí. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, doanh số hoạt động của phương thức này tăng trưởng không ổn định, điều này một phần là do sự biến động của tình hình kinh tế thế giới, một phần là do sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế.
Thanh toán L/C nhập là một trong những hoạt động quan trọng của NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm. Hoạt động thanh toán L/C nhập chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh thu được từ phương thức tín dụng chứng từ, khoảng 73%.
a) Số lượng L/C nhập khẩu.
Số món L/C mở và L/C thanh toán trong các năm qua được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.5: Số món L/C mở và L/C thanh toán Đơn vị : món 2005 2006 2007 Số L/C mở 380 443 336 Số L/C thanh toán 555 588 467
(Nguồn: Phòng tổng hợp NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm) Đơn vị: món
380 555 443 588 336 467 2005 2006 2007 Biểu đồ 2.1: Số món L/C mở và L/C thanh toán
(Nguồn: Phòng tổng hợp NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm)
Dựa vào bảng 2.5 và biểu đồ 2.1 ta có nhận xét như sau:
Cả doanh số L/C mở và L/C thanh toán đều tăng trưởng không ổn định. Năm 2006, số lượng L/C tăng lên cả về số lượng L/C mở và L/C thanh toán. Số L/C mở tăng lên 63 món, tăng 16,6% so với năm 2005, số L/C thanh toán tăng 33 món, tăng 6%. Nhưng năm 2007, số món của cả L/C mở và L/C thanh toán lại có xu hướng giảm, cụ thể là L/C mở giảm 107 món, tuơng ứng là 24,2% và L/C thanh toán giảm 121 món, tức là 20,6%.
b) Doanh số L/C nhập khẩu.
Bảng 2.6: Doanh số L/C mở và L/C thanh toán.
Đơn vị : triệu USD
2005 2006 2007
Doanh số L/C mở 43 49 89
Doanh số L/C thanh toán 31 48 79
% tăng giảm doanh số L/C mở
+14% + 81,6%
% tăng giảm doanh số L/C thanh toán
+ 54,8% + 64,5%
43 31 49 48 89 79 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 triệu USD 2005 2006 2007
Biểu đồ 2.2 : Doanh số L/C mở và L/C thanh toán
Doanh số L/C mở Doanh số L/C thanh toán
(Nguồn: Phòng tổng hợp NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm)
Theo bảng 2.6 và biểu đồ 2.2 ta có nhận xét như sau:
Trong những năm qua, dưới tác động tích cực của nền kinh tế thế giới và kinh tế trong nước, đồng thời cùng với sự cố gắng của ban lãnh đạo ngân hàng công thương chi nhánh Hoàn Kiếm cũng như sự cố gắng của cán bộ phòng thanh toán xuất nhập khẩu của ngân hàng, ngân hàng đã đẩy nhanh sự phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ, dần nâng doanh số L/C mở cũng như doanh số L/C thanh toán. Cụ thể: Năm 2006, L/C mở đạt 49 triệu USD, tăng 6 triệu USD tương ứng là 14% còn L/C thanh toán tăng 54,8%. Đặc biệt năm 2007, không chỉ hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ mà nghiệp vụ tài trợ thương mại tại chi nhánh cũng tương đối ổn định và tăng trưởng một cách rõ rệt: doanh số L/C mở đạt 89 triệu USD tăng gần gấp đôi so với năm 2006 và doanh số L/C thanh toán tăng 64,5% đạt 79 triệu USD.
Sau một năm gia nhập WTO, thương mại quốc tế nước ta đã có sự gia tăng đột biến, chỉ nhìn những con số như: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 48 tỷ USD tăng 20% so với năm 2006, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế đạt 8,48%, hoạt động nhập khẩu tăng trưởng mạnh đạt 54,11 tỷ USD cũng đã thấy được những nguyên nhân tác động đến sự phát triển của hoạt động thanh toán nhập qua chi
nhánh bằng phương thức tín dụng chứng từ. Từ đó, làm cho năm 2007 trở thành năm phát triển và thành công trong công tác thanh toán tín dụng chứng từ.
Ngoài ra với ưu thế của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ thì doanh số mà phương thức này đóng góp trong tổng doanh số thanh toán nhập chiếm một tỷ trọng không ít, nó đ ược thể hiện rõ nhất qua bảng 2.7 và sơ đồ 2.6 sau đây.
Bảng 2.7: Tỷ trọng doanh số thanh toán L/C nhập
Đơn vị : triệu USD
2005 2006 2007
DSố thanh toán L/C nhập 31 48 79 Tổng DSố thanh toán NK 36,315 71,8 80
Tỷ trọng 85% 67% 71%
(Nguồn: Phòng tổng hợp NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm)
85% 67% 71% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% % 2005 2006 2007
Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng doanh số thanh toán L/C nhập trong tổng doanh số thanh toán nhập
Tỷ trọng doanh số thanh toán L/C nhập
Tỷ trọng tổng doanh số thanh toán nhập
(Nguồn: Phòng tổng hợp NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm)
Theo bảng 2.7 và biểu đồ 2.3, ta thấy với ưu thế của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, với đặc điểm cán cân thương mại của nước ta là nhập siêu và độ tin cậy giữa các doanh nghiệp nước ta với nước ngoài chưa cao nên doanh số thanh toán L/C nhập luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số thanh toán nhập. Năm 2005 doanh số thanh toán L/C nhập là 31 triệu USD
chiếm tới 85% trong tổng doanh số thanh toán nhập, và các năm sau đó tỷ lệ này cũng được duy trì ở tỷ lệ cao tương ứng đó là 67% năm 2006 và 71% năm 2007. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng mạnh của doanh số thanh toán nhập: Năm 2006 đạt 71,8 triệu USD tăng gần 98% so với năm 2005 và đạt 80 triệu USD tăng 11,4% so với năm 2006 thì tỷ trọng doanh số L/C thanh toán trong tổng doanh số thanh toán nhập lại ngày càng giảm, chứng tỏ sự tăng trưởng của doanh số L/C thanh toán nhập là không tương xứng với sự tăng trưởng của tổng doanh số thanh toán nhập.
Tuy vậy kết quả này đã phần nào khẳng định được vị thế cũng như uy tín của NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm về lĩnh vực nhập khẩu nhất là trong tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng hiện nay.
a) Thu nhập từ hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu
- Phí thanh toán tín dụng chứng từ đối với hàng nhập khẩu tại NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm
Bảng 2.8: Phí thanh toán L/C nhập khẩu.
Mở L/C 30 USD
Phát hành sửa đổi khác 20 USD/lần.
Thanh toán L/C 0,2%, tối thiểu 15 USD , tối đa 500 USD Cam kết thanh toán đối với L/C trả
ngay tính trên số tiền chênh lệch giữa giá trị L/C và số tiền ký quỹ đối với L/C có thời hạn thanh toán từ 3- dưới 6 tháng
0,25 %/quý/số tiền chênh lệch tối thiểu 10 USD ,tối đa 500 USD.
Huỷ thư tín dụng 10 USD
( Nguồn : Trang web ngân hàng công thương Việt Nam www.icb.com)
Đây là mức phí áp dụng cho toàn bộ hệ thống ngân hàng công thương Việt Nam. Mức phí có vai trò quan trọng đối với ngân hàng. Mức phí đưa cần phải đảm bảo tính cạnh tranh và đồng thời cũng phải phù hợp để bù đắp chi phí và đem lại thu nhập cho ngân hàng. Tuy nhiên, so với ngân hàng khác như Vietcombank, mức phí mở L/C hay phát hành sửa đổi vẫn còn cao (VCB: mở thư tín dụng: 20 USD, phát hành sửa đổi: 10 USD)
- Thu nhập thu được từ hoạt động thanh toán L/C nhập.
Thu nhập thu được từ hoạt động thanh toán L/C nhập được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.9 : Thu nhập từ hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu.
Đơn vị : triệu đồng.
2005 2006 2007
Thu nhập từ hoạt động thanh toán L/C nhập
481 520 606
Tổng thu nhập từ hoạt động thanh toán L/C
602 800 830
Tỷ trọng 80% 65% 73%
(Nguồn: Phòng tổng hợp NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm).
80% 65% 73% 0% 20% 40% 60% 80% 100% % 2005 2006 2007
Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động thanh toán L/C nhập
Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động thanh toán L/C nhập
Tỷ trọng tổng thu nhập từ hoạt động thanh toán L/C
(Nguồn: Phòng tổng hợp NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm)
Dựa vào bảng và biểu đồ trên ta thấy rằng thu nhập từ hoạt động thanh toán L/C tăng trưởng đều qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập từ hoạt động thanh toán L/C. Năm 2006 thu nhập từ hoạt động thanh toán L/C nhập đạt 520 triệu VND tăng tương đối là 9,2% so với năm 2005 đồng thời chiếm 65% trong tổng thu nhập từ hoạt động thanh toán L/C. Năm 2007 đạt 606 triệu VND tăng 16,5% so với năm trước, và chiếm 73% trong tổng thu nhập từ hoạt động thanh toán L/C.
Tuy nhiên, tỷ trọng đóng góp thu nhập từ hoạt động thanh toán L/C nhập trong tổng thu nhập trong hoạt động thanh toán L/C có xu hướng ngày
càng giảm, cụ thể tỷ trọng này ở năm 2005 là 80% nhưng đến năm 2006 chỉ còn 65% và 2007 thì là 73%.
Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do môi trường khách quan và cũng có thể do bản thân ngân hàng, như ngân hàng chưa áp dụng đa dạng các loại L/C nên chưa thu hút được khách hàng. Hiện nay, chi nhánh áp dụng chủ yếu loại L/C không huỷ ngang, chiếm tới 97% tổng số L/C đang sử dụng tại chi nhánh, ngoài ra chi nhánh còn áp dụng 2 loại L/C nữa là L/C chuyển nhượng và L/C xác nhận, việc áp dụng những L/C này tất nhiên đảm bảo an toàn cho các bên tham gia trong phương thức thanh toán TDCT song còn nhiều loại L/C khác như L/C tuần hoàn, L/C điều khoản đỏ…mà cũng được các nhà kinh doanh XNK ưa thích thì chi nhánh chưa áp dụng được.
Ngoài ra, có thể giải thích hiện tượng này là những năm gần đây, chiếc bánh phương thức thanh toán quốc tế được chia lại một cách công bằng hơn. Thay thế cho việc sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ khá phức tạp là các phương thức nhờ thu và chuyển tiền Western Union khá nhanh, đơn giản mà lại mất ít chi phí hơn. Vì vậy, có nhiều khách hàng khi giao dịch với đối tác thân quen, tin tưởng đã chuyển sang chuyển tiền bởi thanh toán bằng T/T, thế nên tính riêng năm 2007 doanh số phương thức chuyển tiền T/T đã tăng gần 55% so với năm 2006.
2.2.2 Thực trạng chất lượng hoạt hộng thanh toán L/C xuất tại NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm
2.2.2.1 Quy trình thanh toán L/C xuất khẩu.
Những bước chính trong quy trình thanh toán L/C xuất được thể hiện ở sơ đồ 2.3 như sau:
Sơ đồ 2.3: sơ đồ quy trình thanh toán L/C xuất.
Nhận L/C hoặc sửa đổi L/ C
Tạo thông báo L/C, thông báo sửa đổi L/C
2.2.2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu
Phương thức thanh toán xuất khẩu chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều so với thanh toán L/C nhập khẩu. Tuy nhiên, đây cũng là một nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng công thương Hoàn Kiếm.
a) Số lượng L/C xuất khẩu trong những năm qua
Bảng 2.10: Số lượng L/C xuất khẩu.
Đơn vị : món
2005 2006 2007
Số L/C thông báo 12 18 15
Số L/C thanh toán 7 9 25
(Nguồn: Phòng tổng hợp NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm)
Kiểm soát
Thương lượng, chiết khấu và gửi chứng từ di đòi tiền
Đóng hồ sơ bộ chứng từ hàng xuất Lưu trữ chứng từ hàng xuất Kiểm tra chứng từ Chiết khấu bộ chứng từ Nhập hồ sơ và theo dõi thanh toán bộ chứng từ hàng xuất đã gửi đi đòi
tiền
Lưu trữ chứng từ hàng xuất
Biểu đồ 2.5: Số lượng L/C thông báo và L/C thanh toán 12 18 15 7 9 25 0 5 10 15 20 25 30 2005 2006 2007 Món Số L/C thông báo Số L/C thanh toán
(Nguồn: Phòng tổng hợp NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm)
Nhìn vào bảng 2.10 và biểu đồ 2.5, ta thấy Năm 2006 cả số lượng L/C thông báo và L/C thanh toán đều tăng như: L/C thông báo tăng 6 món, L/C thanh toán tăng 2 món tương đối là 28%, nhưng đến năm 2007 số món thông báo giảm xuống còn 15 món nhưng đồng thời số món thanh toán lại tăng lên. Điều này là hợp lý vì số món thông báo năm 2005 và 2006 cũng khá nhiều, trong khi số L/C thanh toán trong năm nay lại tăng thấp, chứng tỏ một lượng lớn L/C được thông báo từ năm 2006 nhưng đến năm 2007 thì mới được thanh toán.
b) Doanh số thanh toán L/C xuất khẩu.
Ta có thể theo dõi sự biến động của giá trị L/C xuất khẩu qua bảng sau:
Bảng 2.11: Doanh số thanh toán L/C xuất khẩu.
Đơn vị : triệu USD
2005 2006 2007
Doanh số L/C thông báo 1,5 3,2 2,5
Doanh số L/C thanh toán 2,2 3 0,2
% tăng giảm L/C thông báo + 113% - 22% % tăng giảm L/C thanh toán +36% - 93%
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 triệu USD 2005 2006 2007
Biểu đồ 2.6: Doanh số L/C thông báo và L/C thanh toán
Doanh số L/C thông báo Doanh số L/C thanh toán
(Nguồn: Phòng tổng hợp NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm)
Trong những năm qua, dưới sự biến động của tình hình kinh tế thế giới thì tình hình hoạt động xuất khẩu nói chung và hoạt động thanh toán L/C xuất ở ngân hàng công thương chi nhánh Hoàn Kiếm nói riêng đã có sự biến động bất thường:
Theo bảng 2.11 và biểu đồ 2.6 ta thấy, trong năm 2005 trị giá L/C thông báo chỉ đạt 1,5 triệu USD, và L/C thanh toán cũng chỉ đạt 2,2 triệu USD, nhưng bước sang năm 2006, L/C thông báo đã đạt gấp đôi với tổng trị giá là 3,2 triệu USD và L/C thanh toán cũng đạt 3 triệu USD tăng 3,6 triệu USD.
Đó là nhờ sự tác động của nền kinh tế thế giới cũng như trong nước. Năm 2006 mức tăng trưởng của nền kinh tế giới đạt 4%, thương mại toàn cầu tăng mạnh, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội xuất khẩu không những sang thị trường Châu Âu, Châu Á mà còn vươn sang cả thị trường tiềm năng như thị trường Châu Mỹ, Châu phi và Trung Đông, từ đó góp phần phát triển hoạt động xuất khẩu và hoạt động thanh toán xuất bằng phương thức tín dụng chứng từ, doanh số thanh toán xuất bằng phương thức tín dụng chứng từ cũng từ đó được nâng lên.
Ngoài ra, trong thời gian này ngân hàng không ngừng đổi mới, tăng cường công tác thu hút khách hàng cũng như các giải pháp nhằm nâng cao tốc
độ thanh toán cũng như đảm bảo tính an toàn trong thanh toán. Ví dụ điển hình là trong năm ngân hàng đã thu hút được nhiều khách hàng lớn có doanh số xuất khẩu lớn như công ty Daewoo Hanel, Lalima…Chính vì vậy hoạt động thanh toán L/C xuất năm 2006 thực sự khởi sắc và đạt được những thành tựu to lớn.
Năm 2006 là vậy, năm 2007 lại có xu hướng ngược lại: doanh số L/C