Kiến nghị đối với NHCTchi nhánh Hoàn Kiếm

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng công thương chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 77)

Từ thực tiễn hoạt động thanh toán TDCT tại chi nnhá những giải pháp đã đưa ra có thể đề xuất một số ý kiến sau:

 Để có được quy trình nghiệp vụ thanh toán TDCT hợp lý, không bị kéo dài thời gian thanh toán, chi nhánh phải tạo được sự liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban. Giám đốc ngân hàng phải quy định rõ

trách nhiệm cụ thể ở từng khâu của từng phòng ban trong quá trình thanh toán.

Đồng thời quá trình thanh toán TDCT được thể hiện một cách suôn sẻ, tránh rủi ro thì NH cần hoàn thiện quy trình thu thập xử lý thông tin. Có thể thấy hầu hết rủi ro mà NH gặp phải trong quá trình thanh toán là do NH thiếu thông tin cần thiết về KH. Có những trường hợp KH kinh doanh không có lãi, tình hình tài chính bấp bênh, nợ quá hạn các NH khác…nhưng NH không biết hoặc cố tình làm ngơ, tiếp tục đứng ra bảo lãnh cho họ, kết quả là NH gặp rủi ro không đáng có.

Thực tế NH cũng đã giảm được rủi ro này bằng cách hạn chế mở L/C trả chậm, tăng tỷ lệ ký quỹ nhưng 100% hoặc không chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất. Về phương diện NH, đây là giải pháp an toàn song lại là nguyên nhân làm giảm sút số lượng KH đến giao dịch tại ngân hàng. Để dung hoà được cả hai vấn đề trên, ngân hàng cần điều tra, đánh giá chính xác năng lực và uy tín của KH từ đó đưa ra quyết định áp dụng các loại hình ưu đãi đối với KH. Cụ thể là ngân hàng cần phát huy được các mối quan hệ rộng khắp trong nước và quốc tế, từ đó thiết lập được hệ thống thông tin giữa các ngân hàng về tình hình vay nợ, kinh doanh của DN cũng như tình hình thanh toán của DN với các bạn hàng và NH khác.

 Việc nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ thanh toán viên của NH là vô cùng cần thiết, nhất là trong điều kiện chi nhánh vừa thực hiện chương trình hiện đại hoá ngân hàng, đòi hỏi đội ngũ nhân viên cũng phải được nâng cao trình độ một cách tương xứng từ đó mới có thể đáp ứng được yêu cầu của chương trình và phục vụ KH một cách hiệu quả hơn. Cụ thể là :

+ Thường xuyên tổ chức các lớp học nghiệp vụ ngắn và dài hạn để đào tạo sâu hơn về chuyên môn thanh toán cho các thanh toán viên.

học, ngoại ngữ giúp cán bộ thực hiện quá trình thanh toán trôi chảy hơn.

+ Tổ chức các buổi thảo luận học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong nội bộ NH và với NH bạn, nâng cao các nghiệp vụ liên quan như nghiệp vụ vận tải bảo hiểm ngoại thương, chú trọng cập nhật các quy định và văn bản pháp luật Nhà nước về XNK.

+ Mời các chuyên gia nước ngoài về TTQT giảng dạy để cán bộ và nhân viên trong các bộ phận liên quan có điều kiện trao đổi, trao đổi nghiệp vụ cũng như ngoại ngữ.

 Để thực thi một cách thiết thực và có hiệu quả việc mở rộng mạng lưới NH đại lý, đó là quan hệ đại lý phải gắn liền với công tác KH và tập trung vào những điểm chính sau:

+ Tôn trọng các quy ước, cam kết và tập quán quốc tế để không làm ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của NH mình.

+ Hoàn thiện hệ thống thông tin nội bộ bằng cách xây dựng một chương trình thông tin, báo cáo và quản lý thống nhất về NH đại lý kết hợp với thu thập và mua thông tin từ bên ngoài để có được những thông tin tổng hợp, cập nhật và cụ thể, tạo lợi thế trong nghiệp vụ TTQT.

+ Chấn chỉnh và tăng cường công tác kiểm tra đảm bảo an toàn trong thanh toán, chuẩn hoá các quy trình quản lý, quy trình nghiệp vụ thanh toán, đánh giá phân tích mức độ rủi ro của các NH đại lý, nhất là các NH đại lý chính để xếp hạng uy tín và hạn mức tín dụng.

+ Tăng cường thắt chặt mối quan hệ với các ngân hàng đại lý truyền thống

+ Không thụ động chờ các NH nước ngoài đến chào giao dịch mà phải chủ động chào dịch vụ với họ như một số NHTM đã làm trong thời gian qua.

 Nhằm thu hút khách hàng ngân hàng nên thực hiện những biện pháp sau:

thông báo L/C cho KH, NH cần tư vấn cho KH thay đổi những điều khoản trong hợp đồng nhằm đảm bảo quyền lợi cho KH. Làm được như vậy, NH sẽ để lại ấn tượng tốt cho KH, từ đó duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với KH. Ngoài ra, do sự thiếu hiểu biết về các luật lệ chi phối hoạt động TTQT nói chung và thanh toán TDCT nói riêng của các DN dẫn tới việc thiếu thông cảm giữa KH và NH, đôi khi còn dẫn đến những căng thẳng không đáng có. Muốn tránh được những vướng mắc này thì NH cần chủ động tổ chức cán bộ hội nghị khách hàng để hướng dẫn họ tìm hiểu các văn bản chế độ chi phối hoạt động TTQT, nhất là tìm hiểu các điều khoản trong UCP 600.

+ Đẩy mạnh hoạt động tài trợ XNK, việc tạo điều kiện thuận lợi về mặt tài chính cho các DN là một nội dung quan trọng để các DN VN nâng cao vị thế trong thương thuyết đàm phán thương mại quốc tế, tạo cho họ quyền chủ động để đưa ra những điều khoản thanh toán phù hợp và hiệu quả, khi đó NH mới có thể thực hiện tốt nhiệm vụ TTQT, NH có thể thực hiện hoạt động này thông qua một số nội dung sau:

o Áp dụng rộng rãi hình thức mua ngoại tệ có kỳ hạn đối với các DN có L/C xuất khẩu và có uy tín trong XK hàng truyền thống.

o Cấp đầy đủ hạn mức tín dụng cho các KH, đặc biệt là các KH có quan hệ thường xuyên.

o Đa dạng các hình thức của L/C trong thanh toán, nâng cao tỷ lệ sử dụng L/C trả chậm cho khách hàng.

o Nghiên cứu sớm thực hiện chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất… + Xây dựng chiến lược Marketing phù hợp.

Hoạt động marketing là hoạt động quan trọng nhằm tạo dựng và quảng bá về uy tín cũng như chất lượng dịch vụ thanh toán của NH đến với KH. Đẩy mạnh hiệu quả này sẽ giúp KH hiểu và tin tưởng hơn về hoạt động của NH nói chung và hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng. Vì vậy NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm cần phải đầu tư một cách hợp lý

và hiệu quả để chi nhánh trở thành một địa chỉ quen thuộc và uy tín đối với các nhà kinh doanh XNK. NH có thể tổ chức các buổi hội thảo giới thiệu về dịch vụ TTQT của mình, tham gia ở các hội chợ triển lãm …

Cùng với hình thức quảng cáo, chi nhánh có thể có các chương trình khuyến mãi nhằm thu hút KH hơn. Chương trình khuyến mãi có thể là các đợt giảm phí thanh toán, các chương trình bốc thăm trúng thưởng, quà tặng cho KH khi tham gia thanh toán tại chi nhánh…Việc thực hiện các chương trình khuyến mãi có thể thu hút được nhiều KH mới cho chi nhánh.

Ngoài ra, chi nhánh còn cần phải tạo dựng hình ảnh của mình bằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng toà nhà làm việc khang trang, đẹp mắt, đem lại cảm giác an tâm cho KH khi tiếp xúc và làm việc với NH. Đội ngũ cán bộ của chi nhánh cần phải có phong cách, thái độ phục vụ văn minh, lịch sự, ận tình, chu đáo, đến mọi đối tượng KH. Điều này giúp chi nhánh trở thành một ngân hàng có vị thệ và uy tín cao trong thị trường dịch vụ thanh toán quốc tế.

3.3.4 Kiến nghị với các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu.

Thực tế các DN XNK Việt Nam hiện này còn yếu kém trong lĩnh vực TTQT nói chung và thanh toán TDCT nói riêng trên nhiều mặt như: kiến thức nghiệp vụ ngoại thương và nghiệp vụ thanh toán TDC, còn thiếu thông tin về đối tác, hay sự am hiểu về luật pháp trong nước và thông lệ quốc tế liên quan đến TTQT. Do đó có những kiến nghị sau cho các DN XNK :

 Để hạn chế rủi ro trong kinh doanh, các DN nên tìm hiểu kỹ đối tác trước khi ký kết hợp đồng. Việc tìm kiếm thông tin có thể thực hiện thông qua nhiều con đường khác nhau như báo chí, đài, truyền hình, lên mạng đặc biệt là thông tin từ NH. Thông qua dịch vụ tư vấn của NH, DN có thể có được thông tin về tình hình tài chính, về khả năng kinh doanh cũng như uy tín kinh doanh của đối tác. Có thể nói đây là nguồn cung cấp thông tin khá xác thực và có hiệu quả giúp các DN hiểu biết hơn về đối tác từ đó hạn chế rủi ro trong kinh doanh.

 Để nâng cao được hiệu quả của hoạt động kinh doanh XNK tự các DN phải trau dồi kiến thức nghiệp vụ ngoại thương và nghiệp vụ TDCT. Các DN có thể tham gia các khoá học về nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm từ các nhà kinh doanh lão luyện hoặc tham gia vào tổ chức DN XNK, giúp cho các DN dễ trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau mà DN còn có thể nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của tổ chức khi cần thiết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Mỗi DN nên có cố vấn pháp luật cho riêng mình nhằm giúp DN tránh xa được rủi ro cũng như có biện pháp xử lý khi rắc rối xảy ra trong thi tham gia kinh doanh trên thị trường quốc tế.

KẾT LUẬN

Việt Nam đang hoà mình vào xu thế hội nhập chung của toàn thế giới, mà thể hiện rõ nhất là sự giao lưu kinh tế Việt Nam với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Một trong những nhân tố thúc đẩy sự giao lưu kinh tế này chính là hoạt động TTQT, trong đó chủ yếu là phương thức tín dụng chứng từ. Có thể nói, phương thức thanh toán TDCT đã và đang là một công cụ hữu hiệu cho các DN XNK Việt Nam tham gia vào thương mại quốc tế.

Các NHTM Việt Nam là những chủ thể giữ vai trò quan trọng trong thanh toán TDCT. Năng lực của các ngân hàng là yếu tố quyết định đến hiệu quả của phương thức thanh toán và ngược lại chất lượng của phương thức thanh toán này lại có ảnh hưởng trực tiếp đến việc mở rộng thương mại quốc tế của các DN XNK Việt Nam. Nhận thức được điều này, trước hết, khoá luận đã tập trung trình bày lý luận về tổng quan phương thức tín dụng chứng từ, trong đó đặc biệt chú trọng đến tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ. Sau đó, xuất phát từ thực tiễn thực tập tại ngân hàng công thương chi nhánh Hoàn Kiếm, khoá luận đã cố gắng tổng kết thực trạng thanh toán tín dụng chứng từ của ngân hàng công thương chi nhánh Hoàn Kiếm trong những năm gần đây; Từ đó đã đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng công thương Việt Nam nói riêng và hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung phát triển nền kinh tế đất nước.

Do sự hạn chế về thời gian nghiên cứu cũng như thời gian thực tập khoá luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, các cô và các bạn để khoá luận được hoàn chỉnh hơn.

1. GS.TS. Bùi Xuân Lưu: Giáo trinh Kinh tế ngoại thương, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002.

2. PGS. Đinh Xuân Trình: Giáo trình Thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002

3. TS. Đỗ Linh Hiệp và CN. Hồ Trung Bửu: Giáo trình Thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu, NXB Thống Kê, Hà Nội, 2002.

4. TS. Nguyễn Văn Tiến: Cẩm nang thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh doanh ngoại hối, xuất bản lần thứ 4, NXB Thống Kê, Hà Nội, 2004. 5. TS. Nguyễn Văn Tiến: Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở, tái bản lần thứ nhất, NXB Thống Kê, Hà Nội, 2003.

6. TS. Nguyễn Văn Tiến: Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống Kê, Hà Nội, 2003

7. Nguyễn Trọng Thuỳ: Tìm hiểu về quy tắc thống nhất hoàn trả liên ngân hàng theo TDCT, NXB Thống Kê, Hà Nội, 2003.

8. Tạp chí thị trường Tài chính - Tiền tệ - Ngân hàng 9. Tạp chí ngân hàng.

10. Báo cáo hoạt động kết quả kinh doanh của ngân hàng cônng thương chi nhánh Hoàn Kiếm năm 2005, 2006, 2007.

11. Báo cáo tổng kết công tác kinh doanh năm và triển khai nhiệm vụ kinh doanh của NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm các năm 2005, 2006, 2007.

12. Quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong hệ thống ngân hàng công thương Việt Nam.

13. Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ của ICC, sửa đổi năm 2007.

14. Các trang web: - Trang web NHCT VN www.icb.com

- Trang web www.irv.moi.gov.vn

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em.Các số liệu nêu trong khoá luận là trung thực và xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập

Hà Nội, ngày tháng năm 2008

Sinh viên

Trước khi trình bày khoá luận, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo khoa Tiền Tệ - Tín dụng Quốc tế, đặc biệt là cô giáo Th.S Nguyễn Thị Cẩm Thuỷ đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho em trong suốt quá trình em viết khoá luận này.

Đồng thời em xin chân thành cảm ơn các anh chị phòng công tác tại

Phòng thanh toán xuất nhập khẩu của Ngân hàng công thương chi nhánh Hoàn Kiếm đã cung cấp số liệu thực tế giúp em hoàn thành khoá luận này.

Sinh viên

CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT CỤM TỪ

AB : Ngân hàng thông báo.

DN : Doanh nghiệp.

HĐTM : Hợp đồng thương mại. IB : Ngân hàng phát hành. ICC : Phong thương mại quốc tế.

KH : Khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

L/C : Thư tín dụng.

NH : Ngân hàng.

NHCTVN : Ngân hàng công thương Việt Nam. NHNN : Ngân hàng Nhà nước.

NHTM : Ngân hàng thương mại.

NK : Xuất khẩu.

XK : Nhập khẩu.

XNK : Xuất nhập khẩu. TDCT : Tín dụng chứng từ. TTQT : Thanh toán quốc tế.

UCP600 : Quy tắc thống nhất và thực hành về tín dụng chứng từ. NHPH : Ngân hàng phát hành thư tín dụng .

NHXN : Ngân hàng xác nhận. NHCK : Ngân hàng chiết khấu. NHTB : Ngân hàng thông báo.

Tên bảng, sơ đồ, biểu đồ Trang

Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn 29

Bảng 2.2 Dư nợ cho vay 29

Bảng 2.3 Lợi nhuận thu được 31

Bảng 2.4 Doanh số mua bán ngoại tệ kinh doanh 32 Bảng 2.5 Số món L/C mở và L/C thanh toán 35 Bảng 2.6 Trị giá L/C mở và L/C thanh toán 36 Bảng 2.7 Tỷ trọng doanh số thanh toán L/C nhập 37

Bảng 2.8 Phí thanh toán L/C nhập 39

Bảng 2.9 Thu nhập từ hoạt động thanh toán L/C nhập 39

Bảng 2.10 Số lượng L/C xuất 42

Bảng 2.11 Doanh số thanh toán L/C xuất khẩu 43 Bảng 2.12 Tỷ trọng doanh số thanh toán L/C xuất 45 Bảng 2.13 Biểu phí thanh toán L/C xuất 47 Bảng 2.14 Thu nhập từ hoạt động thanh toán L/C xuất 47 Bảng 2.15 Giá trị L/C chưa thanh toán 50 Bảng 2.16 Tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng 52 Biểu đồ 2.1 Số món L/C mở và L/C thanh toán 35 Biểu đồ 2.2 Trị giá L/C mở và L/C thanh toán 36 Biểu đồ 2.3 Tỷ trọng doanh số thanh toán L/C nhập trong tổng

doanh số thanh toán nhập

38 Biểu đồ 2.4 Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động thanh toán L/C nhập 40

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng công thương chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 77)