Tình hình hoạt động kinh doanh tại NHCTchi nhánh Hoàn Kiếm

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng công thương chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 29 - 34)

Kiếm

Hoạt động huy động vốn

Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng qua các năm 2005, 2006, 2007. Năm 2006 đạt 4546,8 tỷ đồng, tăng 1785,8 tỷ đồng, tương ứng tăng 64,6% so với năm 2005. Đến 31/12/2007 là 5,143 tỷ đồng, tăng so với năm 2006 là 596.2 tỷ đồng, tương ứng là 13,11%. Trong đó nguồn vốn huy động tại chỗ là 3263 tỷ đồng, nguồn vay BHXH là 1880 tỷ đồng. Trong năm có sự chuyển dịch về cơ cấu, nguồn huy động từ doanh nghiệp tăng từ 79,02% tăng lên 81%, tiền gửi dân cư giảm từ 20,9% xuống còn 19%. Nó được thể hiện rõ nét ở bảng 2.1

dưới đây. Với nguồn vốn lớn và ổn định đã tạo thế chủ động trong kinh doanh của chi nhánh, đồng thời đóng góp không nhỏ cho nguồn vốn điều hoà chung của hệ thống NHCT Việt Nam. Năm 2007, Nguyên nhân của việc có sự chuyển dịch cơ cấu vốn đó là: đối với các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp lớn chuyển hướng tham gia đầu tư mạnh vào các định chế tài chính thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thị trường chứng khoán, còn đối với dân cư, do lạm phát đã chuyển sang hình thức đầu tư khác như bất động sản, cộng với sự cạnh tranh lãi suất và mở rộng mạng lưới hoạt động của hệ thống các NHTM trên địa bàn, chi nhánh hoàn kiếm vẫn giữ ổn định nguồn vốn bình quân ở mức trên 5000 tỷ đồng, thể hiện sự cố gắng rất lớn cuả chi nhánh.

Bảng 2.1 : Tình hình huy động vốn

Đơn v ị : triệu đồng

STT Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Nguồn vốn 2.761.000 4.546.800 5.143.000 1 Tiền gửi doanh nghiệp 1.826.000 3.597.100 4.165.830 2 Tiền gửi dân cư 935.000 953.700 977.170 3 Tiền gửi không kỳ hạn 423.000 836.700 1.025.600 4 Tiền gửi có kỳ hạn 2.338.000 2.276.800 4.117.400

Hoạt động sử dụng vốn

Bảng 2.2 : Dư nợ cho vay

Đơn vị: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng tổng hợp NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm)

Qua bảng 2.2 thấy được tổng dư nợ cho vay năm 2006 giảm nhẹ 30 tỷ đồng, về tương đối là 2,8%. Nhưng đến năm 2007 dư nợ cho vay đạt là 1100 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm. Trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm 37% tăng so với năm 2006(dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 21%) là 16% và tăng so với năm 2005(dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm ~ 19%) là 18%, Dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm 63% giảm so với năm 2006 là 16%, giảm so với năm 2005 là 55% .

Nét nổi bật của hoạt động tín dụng mấy năm nay (đặc biệt là năm 2007) là :

+ Chất lượng tín dụng được đảm bảo. Tiếp tục phương châm “ Minh bạch hoá chất lượng tín dụng, nâng cao chất lượng tăng trưởng tín dụng đồng thời với việc định hướng phát triển tín dụng theo nghành, lĩnh vực để đưa ra các giải pháp tập trung”. Tính minh bạch được thể hiện biện chứng trong một hệ thống thống nhất, từ quản lý điều hành, tác nghiệp, lãi suất đến chất lượng tín dụng. Chi nhánh thường xuyên thực hiện rà soát, sàng lọc khách hàng, tăng cường và không ngừng nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng, thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ đảm bảo vốn tín dụng đầu tư đúng đối tượng, an toàn và hiệu quả…Hầu hết các khách hàng quan hệ tín dụng tại chi nhánh có hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, tình hình tài chính lành mạnh. Trong năm, chi nhánh đã tăng cường xây dựng được các mối quan hệ gắn kết chặt chẽ và chiến lược với một số khách hàng quan trọng, truyền thống như

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Dư nợ cho vay 1.100.000 1.070.000 1.100.000 Cho vay ngắn hạn 200.000 220.000 407.000 Cho vay trung dài hạn 900.000 850.000 693.000 Cho vay DNNN 880.000 778.000 770.000 Cho vay NQD 220.000 292.000 33.000

Tập đoàn khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn điện lực VN, Tổng công ty lương thực miền Bắc, Công ty hoá chất mỏ….Và phát triển mới một số khách hàng có ý nghĩa lâu dài như Công ty truyền tải điện I, Công ty cổ phần đầu tư tập đoàn dầu khí VN, Công ty viễn thông điện lực, Tổng công ty điện lực dầu khí VN…Đồng thời chi nhánh kiên quyết rút dần dư nợ đối với khách hàng có biểu hiện yếu kém về tài chính và hoạt động kém hiệu quả.

+ Cơ cấu dư nợ đã dần được thay đổi theo hướng tích cực. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn tăng từ 19% năm 2005 lên 21% năm 2006 và lên đến 37% năm 2007, tỷ trọng cho vay DNNN giảm từ 80% năm 2005 xuống 73% năm 2006 đến 70% ở năm 2007.

+ Về xử lý và thu hồi nợ đọng: Những khoản nợ đọng tại chi nhánh là những khoản nợ xấu phát sinh đã từ lâu và hầu hết khách hàng không còn tồn tại, không có tài sản đảm bảo hoặc đã được xử lý nhưng không thu đủ nợ gốc. Mặt khác, các khoản nợ đều liên quan đến vụ án do đó việc thu rất khó khăn. Bằng các biện pháp tích cực, quyết liệt trong năm qua chi nhánh đã thu được 356 triệu đồng nợ đã được xử lý rủi ro, Chưa hoàn thiện chỉ tiêu NHCT VN giao cho.

Lợi nhuận hạch toán tại ngân hàng công thương chi nhánh Hoàn Kiếm.

Bảng 2.3 : Lợi nhuận thu được

Đơn vị : triệu đồng

Năm 2005 2006 2007

Lợi nhuận 68.000 61.000 65.000

% tăng giảm -10,29% +6,5%

(Nguồn : Phòng tổng hợp NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm)

Dựa vào bảng lợi nhuận ta có thể thấy lợi nhuận năm 2007 tăng so với năm trước là 4 tỷ đồng, tăng tương ứng là 6,5%, và đã hoàn thành tốt kế hoạch NHCT VN giao phó. Với chất lượng cao và sự minh bạch trên tất cả các mặt hoạt động, có thể nói lợi nhuận năm 2007 của NHCT chi nhánh Hoàn

Kiếm đạt được lợi nhuận “ minh bạch ,bền vững”. Tuy vậy xét chung thì nó vẫn giảm so với năm 2005 là 3 tỷ đồng, giảm tương ứng là 4%.

Hoạt động dịch vụ

Nhìn chung hoạt động dịch vụ những năm lại đây của NHCT Hoàn Kiếm đã có những chuyển biến tương đối toàn diện, vững chắc. Đặc biệt năm 2007, chi nhánh đã mở rộng mạng lưới hoạt động, triển khai đồng bộ các dịch vụ ngân hàng đa dạng như: Dịch vụ thẻ, chuyển tiền, kiều hối, thu đổi ngoại tệ, thanh toán thẻ, séc du lịch,…tại các quầy tiết kiệm, các điểm giao dịch, từ đó có thể cung cấp chuỗi sản phẩm mang tính khép kín, hàm chứa nhiều giá trị gia tăng đảm bảo tối đa hoá lợi ích của khách hàng cũng như ngân hàng.

a) Hoạt động kinh doanh ngoại tệ :

Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ có tầm quan trọng lớn đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì mọi hoạt động liên quan đến thanh toán đều phải thông qua các trao đổi mua bán ngoại tệ.

Trong 3 năm qua, doanh số mua bán ngoại tệ của ngân hàng công thương chi nhánh Hoàn Kiếm tăng lên song chưa ổn định. Nó được thể hiện qua các số liệu sau:

Bảng 2.4 Doanh số mua bán ngoại tệ USD

Đơn vị : triệu USD

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Doanh số mua 48 97 54,8

Doanh số bán 48 97 54,9

Lãi kinh doanh ngoại tệ 398 943 516

( Nguồn : Phòng tổng hợp NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm)

Doanh số mua bán ngoại tệ năm 2006 tăng nhanh 102% so với năm 2005, nhưng đến năm 2007 doanh số này lại giảm xuống (tăng chỉ còn 14,1%) so với năm 2005. Lãi kinh doanh ngoại tệ năm 2007 là 516 triệu giảm 45% so với năm trước. Việc giảm doanh số cũng như lợi nhuận này có thể do nhiều lý do khác nhau: Có thể trong năm do tỷ giá biến động nên khách hàng hạn chế mua bán ngoại tệ, cũng có thể do chính sách của ngân hàng nhà nước cũng như chính sách ngân hàng công thương Việt Nam.

Sở dĩ doanh số mua bán ngoại tệ năm 2006 tăng nhanh so với năm 2005 là vì năm này với sự hội nhập kinh tế và phát triển của thị trường chứng khoán đã thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tạo nên nguồn ngoại hối dồi dào và ổn định, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Mặt khác ngân hàng luôn chủ động trong kinh doanh bằng nhiều hình thức để đáp ứng đến mức tối đa nhu cầu của khách hàng. Nhưng đến năm 2007, với sự kiện sụt giảm tỷ giá đồng USD đã ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng cũng như chính sách ngân hàng, trước tình hình biến động của thị trường ngoại hối như thế, NHCT VN đưa ra chính sách hạn chế mua bán ngoại tệ….Từ đó làm hạn chế doanh số mua bán ngoại tệ tại chi nhánh.

b) Hoạt động phát hành thẻ

Năm 2007 đã phát hành được 6.586 thẻ các loại, giảm nhẹ so với năm trước và đạt hơn 80% kế hoạch NHCTVN giao.

c) Hoạt động ngân quỹ

Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định trong giao nhận, kiểm đếm, bảo quản vận chuyển cũng như công tác quản lý kho và quỹ tiền mặt, hồ sơ khách hàng, giấy tờ có giá, đồng thời điều hoà tiền mặt hợp lý, duy trì tồn quỹ phù hợp tránh lãng phí vốn nhưng vẫn đảm bảo phục vụ khách hàng kịp thời. Công tác thu chi tiền mặt nhanh chóng chính xác, đúng quy định. Các nhân viên kiểm ngân luôn phát huy tinh thần trách nhiệm, trung thực, liêm khiết. Trong năm 2007, đã trả tiền thừa cho khách hàng 279 món với tổng số tiền là 213 triệu đồng và 310USD, tạo niềm tin cho khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh.

d) Hoạt động thanh toán quốc tế

Trong những năm qua, hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng công thương chi nhánh Hoàn Kiếm đạt được những thành tựu đáng kể. Ngân hàng đã đẩy mạnh việc áp dụng quy trình thanh toán diện tử trong chương trình hiện đại hoá hệ thống ngân hàng công thương INCAS. Quy trình này là quy trình thanh toán, hạch toán quản lý, điều hành vốn tập trung hoàn toàn tự động trong hệ thống ngân hàng công thương Việt Nam. Đồng thời ngân hàng

cũng chú trọng nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, hiện đại hoá trang thiết bị máy móc .

Các phương thức thường được sử dụng trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng công thương chi nhánh Hoàn Kiếm là phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ. Trong đó phương thức tín dụng chứng từ ngày càng chiếm một tỷ trọng quan trọng trong các phương thức được sử dụng tại NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm.

2.2 Thực trạng chất lượng hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng công thương chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w