Giải pháp vĩ mô

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng công thương chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 63 - 65)

Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô

Một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và tăng trưởng luôn là cơ sở và tiền đề cho bất kỳ một hoạt động thương mại quốc tế nào phát triển từ đó làm cho TTQT nói chung và thanh toán TDCT nói riêng phát triển theo. Một môi trường kinh tế vĩ mô ổn đinh thể hiện ở các chỉ tiêu như lạm phát được kiềm chế, giảm phát được khắc phục, giá trị đồng nội tệ và mức lãi suất ổn định… thì mới thu hút được nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và khuyến khích các DN trong nước tham gia đầu tư vào lĩnh vực XNK.

Nước ta đang trên đà phát triển, những năm gần đây nền kinh tế luôn đạt đuợc tốc độ tăng trưởng bình quân khá như năm 2006 đạt tốc độ tăng trưởng là 8,3% và năm 2007 là 8,44%, đặc biệt nước ta lại nằm trong khu vực được đánh giá là khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới, đang được nhiều quốc gia quan tâm đầu tư. Để có thể đẩy nhanh hoạt động thương mại quốc tế, điều đầu tiên chính là VN tạo lập được một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, trên cơ sở đó hoạt động thanh toán TDCT mới có điều kiện phát triển.

Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế.

Bên cạnh một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định thì hoạt động TTQT cũng đòi hỏi phải có được một môi trường pháp lý hoàn thiện nhằm tạo điều kiện cho hoạt động được thông suốt và đạt hiệu quả cao. Nói đến hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán TDCT không có nghĩa là một văn bản cụ thể quy định hướng dẫn đơn thuần về nghiệp vụ này mà còn bao gồm cả các văn bản luật điều chỉnh các lĩnh vực có liên quan hoặc hỗ trợ nó như quy chế quản lý ngoại hối hay các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động thanh

toán XNK. Hiện nay ở VN chưa có văn bản luật điều chỉnh thanh toán TDCT, mà các NHTM VN khi tham gia thanh toán chỉ căn cứ vào văn bản có tính chất quy phạm tuỳ ý UCP 600 do ICC ban hành. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng thanh toán TDCT của các chủ thể VN, đặc biệt khi có tranh chấp xảy ra, VN luôn tỏ ra lúng túng trong việc kiện tụng và xử lý kiện tụng.

Vì vậy đây là vấn đề cần sớm được quan tâm và điều chỉnh, không chỉ từ phía ngân hàng nhà nước mà phải có sự tham gia đồng bộ của các bộ ngành có liên quan như tổng cục hải quan, Bộ thương mại, phòng thương mại và công nghiệp VN…để tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán TDCT ngày càng hoàn thiện hơn, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại của VN ngày càng phát triển.

Tổ chức tốt thị trường liên ngân hàng

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là thị trường trao đổi, cung cấp ngoại tệ nhằm giải quyết các mối quan hệ về ngoại tệ giữa các ngân hàng với nhau. Hiện nay ở VN, các NHTM nói chung và NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm nói riêng thường gặp khó khăn về lượng ngoại tệ có sẵn để bán cho khách hàng NK nhằm thanh toán cho phía XK khi đến thời hạn thanh toán trong phương thức TDCT. Vì vậy việc hoàn thiện và phát triển thị trường liên ngân hàng là một trong những điều kiện cần thiết và quan trọng để các NHTM mở rộng nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ và tạo điều kiện cho nghiệp vụ thanh toán quốc tế được thực hiện tốt.

Rõ ràng chỉ khi thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường hối đoái phát triển thì mới đảm bảo có được một tỷ giá linh hoạt, hợp lý, góp phần kích thích kinh tế thị trường phát triển. Tỷ giá thích hợp sẽ khuyến khích XK và hạn chế NK, góp phần mở rộng sản xuất kinh doanh trong nước. Từ đó, hoạt động thanh toán TDCT mới được an toàn và phát triển cả về chiều rộng và về chiều sâu.

Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

Cán cân thanh toán của một nước là bản đối chiếu giữa các khoản tiền thu được từ nuớc ngoài với các khoản tiền trả trước cho nước ngoài của quốc gia trong một thời gian nhất định. Vì vậy, cán cân thanh toán quốc tế là một

trong những điều kiện quyết định hiệu quả của hoạt động TTQT. Bất kỳ sự thay đổi nào của cán cân thanh toán cũng tác động tới hoạt động TTQT. Thâm hụt hay thặng dư cán cân TTQT dẫn đến tình trạng thiếu hay dư thừa sự trữ ngoại tệ, làm biến động tỷ giá hối đoái và chúng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động TTQT của NH.

Trong tình hình nước ta hiện nay, cán cân thanh toán vẫn thường xuyên thiếu hụt, điều này hạn chế nhiều đến hoạt động TTQT và từ đó hạn chế hoạt động thương mại quốc tế của VN. Nhà nước cần sớm đưa ra những chính sách cụ thể nhằm cân bằng cán cân thanh toán, trên cơ sở đó sẽ kích thích hoạt động TTQT nói chung và TDCT nói riêng phát triển.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng công thương chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w