1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ

125 1,8K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU :

Nền kinh tế của Việt Nam trong năm nay nói riêng và trong thời giangần đây nói chung đã có những bước phát triển vượt bậc Thành tựu kinh tếlớn nhất của nước ta trong năm 2007 là các dòng vốn đầu tư nước ngoài(FDI) của các dự án (kể cả các dự án bổ sung vốn) đạt 20,3 tỉ USD, vượt kếhoạch 7 tỷ và là mức cao nhất từ trước đến nay ,có 4 quốc gia và vùng lãnhthổ đạt trên 1 tỉ USD vốn đầu tư mới là: Hàn Quốc 3.686,9 triệu USD; Quầnđảo Virgin thuộc Anh 3.501 triệu USD; Xin-ga-po 1.551,5 triệu USD; ĐàiLoan 1.141,9 triệu USD

Dẫu rằng có nhiều khó khăn về thiên tai lớn, dịch bệnh diễn biến phứctạp và sự biến động thị trường bất lợi như giá cả tăng song GDP nước ta vẫntăng cao 8,44% , cao hơn năm 2006 và cao nhất trong 11 năm trở lại đây ,đạt chỉ tiêu đề ra của nă m (8,0 – 8,5 % ), đứng thứ 3 châu Á (sau TrungQuốc 11,3 % và Ấn Độ 9 %) và đứng đầu khu vực Đông Nam Á , duy trìđược tốc độ tăng trưởng ổn định bình quân 7,5% trong 5 năm 2001 – 2005

và năm 2006 là 8,17% Cơ cấu kinh tế theo gía thực tế chuyển dịch theohướng tích cực : GDP khu vực nông lâm ngư nghiệp và thủy sản giảm xuốngcòn 20% so với 20,81 % năm 2006, công nghiệp và xây dựng tăng dầnchiếm trên 41,7 % so với 41,56 % và khu vực dịch vụ tăng nhẹ , chiếm38,30% so với 38,08% trong hai năm tương ứng Do kinh tế tăng trưởng caonên tình hình tài chính lành mạnh, thu chi ngân sách nhà nước cân đối, bộichi ngân sách trong phạm vi Quốc hội cho phép Theo Bộ Tài chính, tổngthu ngân sách nhà nước cả năm 2007 ước đạt 287.900 tỉ đồng, vượt dự toán

cả năm (dự toán 281.900 tỉ đồng) và tăng 11,6% so với năm 2006 Sản xuấtcông nghiệp tăng trưởng khá cao, du lịch khởi sắc ,xuất khẩu đạt mức cao

Trang 2

nhất từ trước đến nay và tăng trưởng với tốc độ cao Nhờ những thành tựutrên mà Việt Nam được World Bank đánh giá là tăng trưởng tốt

Bên cạnh những thành tựu , chúng ta cũng cần phải đề cập đến một sốhạn chế chưa được khắc phục trong năm qua và rất cần phải khắc phục trongnăm tới : Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao khoảng 12,4% , nhất là hàng ăn vàdịch vụ ăn uống Ngoài ra còn phải kể đến tình trạng nhập siêu lớn , đầu tưxây dựng cơ bản không đạt kế hoạch giải ngân vốn ngân sách nhà nước ,một số lĩnh vực trong sản xuất nông nghiệp và thủy sản bị giảm về sản lượng, chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa cao , chưa đều và bền vững

Sau một năm gia nhập WTO , nhìn lại chúng ta có thể thấy việc gianhập WTO đem lại cho chúng ta cả cơ hội và thách thức , cả thuận lợi vàkhó khăn Về mặt thuận lợi , việc gia nhập WTO giúp cho thị trường xuấtkhẩu của chúng ta được mở rộng , các rào cản thương mại Việt Nam ở cácnước thành viên WTO được hạn chế , việc nhập khẩu từ các nước thành viênWTO cũng có nhiều thuận lợi về thuế quan , thủ tục , việc gia nhập WTOcũng giúp Việt Nam có điều kiện thu hút và sử dụng vốn đầu tư tốt hơn , có

cơ hôi tiếp thu kinh nghiệm và công nghệ của các nước tiến bộ … Nhưngviệc gia nhập WTO cũng đồng thời đặt hệ thống kinh tế của chúng ta , đặcbiệt là các ngành dịch vụ như ngân hàng tài chính , sản xuất hàng tiêu dùngvào thế phải cạnh tranh với các doanh nghiệp của nước ngoài đang muốnchiếm lĩnh thị trường của Việt Nam …Bởi vậy chúng ta cần tận dụng tốt cơhội và chuẩn bị đương đầu với thử thách mà WTO đem lại

Một trong những ngành chịu ảnh hưởng to lớn của việc gia nhậpWTO chính là ngành ngân hàng , đặc biệt là lĩnh vực thanh toán quốc tế Việc gia nhập WTO đã thu hút cả những nguồn vốn đầu tư trực tiếp , giántiếp , kiều hối từ nước ngoài gửi về , thúc đẩy xuất nhập khẩu phát triểnmạnh mẽ , thu hút những lao động có trình độ cao , những công nghệ hiện

Trang 3

đại , những ngân hàng hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực này vào ViệtNam , bởi vậy hoạt động thanh toán quốc tế của Việt Nam đã có một nămkhởi sắc , đạt nhiều thành công nhưng cũng đang đứng trước những thách

thức lớn hơn bao giờ hết Bởi vậy , em đã quyết định chọn đề tài “ Giải

pháp nâng cao chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng

từ ” bởi tín dụng chứng từ là một phương thức thanh toán quốc tế ưu việt

được sử dụng phổ biến ở các nước tiên tiến nhưng vẫn còn tương đối mới

mẻ ở Việt Nam Hy vọng những nghiên cứu của em sẽ góp phần nào đótrong việc đưa chúng ta tiếp cận với thanh toán bằng tín dụng chứng từ , từ

đó tiến tới trình độ thanh toán quốc tế hiện đại , tiên tiến

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng bản chuyên đề của em khôngtránh khỏi những thiếu sót , những hạn chế cả về lí thuyết và thực tiễn , vìvậy em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy giáo , cô giáo để chuyên

đề của em sâu sắc hơn , hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn PGS TS thầy giáo Lê Đức Lữ đã tận tìnhgiúp đỡ ,chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề này

Hà Nội ngày 30 tháng 4 năm 2008

Trang 4

CHƯƠNG MỘT : LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

1.1 Vai trò thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại.

1.1.1 Khái niệm về thanh toán quốc tế :

Thanh toán quốc tế là việc thanh toán các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh từcác quan hệ kinh tế, thương mại và các mối quan hệ khác giữa các chủ thểcủa các nước có liên quan Khác với thanh toán trong nước, thanh toán quốc

tế có các đặc điểm riêng:

- Chủ thể tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế ở các quốc giakhác nhau Mỗi giao dịch thanh toán quốc tế liên quan tới tối thiểu hai quốcgia, thông thường là ba quốc gia

- Hoạt động thanh toán liên quan đến hệ thống pháp luật của các quốcgia khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau Do tính phức tạp đó các bên thamgia thường lựa chọn các quy phạm pháp luật mang tính thống nhất và theothông lệ quốc tế…

- Đồng tiền dùng trong thanh toán quốc tế thông thường tồn tại dướihình thức các phương tiện thanh toán (Hối phiếu, séc, thẻ, chuyển khoản…),

có thể là đồng tiền của nước người mua hoặc người bán, hoặc có thể là đồngtiền của nước thứ ba, nhưng thường là loại ngoại tệ được tự do chuyển đổi

Trang 5

- Ngôn ngữ sử dụng trong thanh toán quốc tế phổ biến là tiếng Anh.

- Thanh toán quốc tế đòi hỏi trình độ chuyên môn, trình độ công nghệtương xứng với trình độ quốc tế

Dưới giác độ kinh tế, các quan hệ quốc tế được chia thành hai loại:quan hệ mậu dịch và quan hệ phi mậu dịch Do đó, thanh toán quốc tế cũngbao gồm thanh toán mậu dịch và thanh toán phi mậu dịch

- Thanh toán mậu dịch

Thanh toán mậu dịch phát sinh trên cơ sở trao đổi hàng hoá và dịch vụthương mại theo giá cả quốc tế Thông thường, trong thanh toán mậu dịchphải có chứng từ hàng hoá kèm theo Các bên mua bán bị ràng buộc vớinhau bởi hợp đồng thương mại hoặc một hình thức cam kết khác ( thư, điệngiao dịch… ) Mỗi hợp đồng chỉ ra một mối quan hệ nhất định, nội dung hợpđồng phải quy định rõ cách thức thanh toán dịch vụ thương mại, hàng hoánhất định

- Thanh toán phi mậu dịch

Là quan hệ thanh toán phát sinh không liên quan đến hàng hoá cũngnhư lao vụ, nó mang tính chất thương mại Đó là chi phí của các cơ quanngoại giao, ngoại thương ở nước sở tại, chi phí về đi lại của các đoàn khách,các tổ chức hay cá nhân…

Thanh toán phi mậu dịch ngày càng chiếm một tỷ trọng lớn trong hoạtđộng thanh toán quốc tế đặc biệt là trong hoạt động thanh toán chuyển kiềuhối khi lượng kiều bào của mỗi quốc gia ngày càng gia tăng

Ngoài hai loại thanh toán nêu trên, trong thương mại quốc tế còn cóthanh toán vay nợ, viện trợ Thực chất loại thanh toán này cũng là thanh toánmậu dịch nhưng chỉ khác ở nguồn vốn, thanh toán mậu dịch được thực hiện

Trang 6

bằng vốn tự có, còn thanh toán vay nợ hay viện trợ do nước ngoài cấp vốn.Ngày nay, hình thức thanh toán này chiếm một tỷ trọng khá lớn, nhất là ởcác nước bắt đầu phát triển hay các nước đang phát triển để thanh toán cáckhoản nợ, khoản viện trợ tới kỳ hạn hoàn trả của quốc gia

Về cơ bản thanh toán quốc tế phát sinh trên cơ sở hoạt động thươngmại quốc tế Khi đề cập đến hoạt động thương mại quốc tế là đề cập đếnquan hệ mua bán, trao đổi hàng hoá giữa các nước Thanh toán quốc tế làkhâu cuối cùng của một quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, do vậynếu công tác thanh toán quốc tế được tổ chức tốt thì giá trị hang xuất khẩumới được thực hiện, góp phần thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển Thanhtoán quốc tế trở thành một yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt độngđối ngoại

Thanh toán quốc tế thực sự phức tạp, nhất là trong điều kiện hiện nay,khi nền kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, tỷ giá hối đoái biến động liên tục, vìvậy yêu cầu đặt ra cho công tác thanh toán quốc tế là đảm bảo an toàn chocác hợp đồng nhập khẩu, các khoản doanh thu hàng xuất khẩu thu về mộtcách kịp thời, chính xác, an toàn

1.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế

1.1.2.1 Vai trò của thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế

Hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng có vị trí quan trọng trong quá

trình phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi chúng

ta đang tiến hành sự nghiệp xây dựng đất nước Thông qua hoạt động thanhtoán quốc tế, chúng ta có thể tận dụng được vốn, công nghệ nước ngoài đểthực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, rút ngắn khoảng cách tụt

Trang 7

hậu và đưa nền kinh tế đất nước hoà nhập với nền kinh tế khu vực và trênthế giới

Hoạt động thanh toán quốc tế là khâu quan trọng trong quá trình muabán, trao đổi hàng hoá dịch vụ giữa các tổ chức cá nhân thuộc các quốc giakhác nhau Hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng ngày càng có vịtrí và vai trò quan trọng, nó là công cụ, là cầu nối trong quan hệ kinh tế đốingoại, quan hệ kinh tế và thương mại giữa các nước trên thế giới

Hoạt động thanh toán quốc tế giúp cho doanh nghiệp hạn chế rủi rotrong quá trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu Do vị trí địa lý của cácbạn hàng thường cách xa nhau làm hạn chế việc tìm hiểu khả năng tài chính,khả năng của người mua, của bên nợ, đồng thời trong điều kiện thị trườngthường xuyên biến động, khả năng thanh toán của bên nợ bấp bênh, hơn nữatrong nền kinh tế thị trường tình trạng lừa đảo ngày càng tăng nên rủi rotrong việc thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu ngày càng nhiều Tổ chức tốthoạt động thanh toán quốc tế sẽ giúp các nhà xuất khẩu hạn chế được rủi rotrong quá trình kinh doanh, nhờ đó sẽ thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩuphát triển

1.1.2.2 Vai trò của thanh toán quốc tế đối với ngân hàng thương mại

a, Thanh toán quốc tế tạo điều kiện thu hút khách hàng, mở rộng thị phần

kinh doanh của NHTM

Ngân hàng thương mại là trung gian tài chính, thực hiện chức năngkinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và cung ứng dịch vụ ngân hàng.Thông qua hoạt động kinh doanh đa năng, ngân hàng thương mại đã thiết lập

Trang 8

nên mối quan hệ không chỉ với các tổ chức, khách hàng trong nước, mà cònthiết lập quan hệ với các tổ chức kinh tế quốc tế khác và đã trở thành mộtchủ thể tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế Thanh toán quốc tế làchức năng ngân hàng quốc tế của ngân hàng thương mại.

Trong thanh toán quốc tế, ngân hàng không chỉ đóng vai trò trung gianthanh toán, mà còn tư vấn cho khách hàng về điều kiện thanh toán, hướngdẫn về kỹ thuật thanh toán quốc tế nhằm giảm rủi ro, bảo vệ quyền lợi chokhách hàng, tạo sự an tâm, tin tưởng cho khách hàng trong giao dịch ngoạithương

Trong điều kiện cạnh tranh giữa các ngân hàng, đặc biệt là với các ngânhàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài ngày càng gay gắt và xuhướng phát triển ngoại thương, đầu tư tài chính mang tính quốc tế như hiệnnay, thanh toán quốc tế là nghiệp vụ không thể thiếu để ngân hàng thươngmại có thể ít nhất là giữ được khách hàng như hiện có, đồng thời tạo cơ hộithu hút thêm khách hàng mới

b, Thanh toán quốc tế góp phần tăng thu nhập cho NHTM

Ngoài việc vốn huy động được tăng, tạo điều kiện mở rộng hoạt độngtín dụng, nhờ có hoạt động thanh toán quốc tế, ngân hàng còn tạo ra nguồnthu đáng kể từ thu phí dịch vụ thanh toán, tài trợ xuất khẩu, mua bán ngoạitệ…

c, Thanh toán quốc tế làm giảm rủi ro trong kinh doanh

Thông qua hoạt động thanh toán quốc tế, ngân hàng có thể quản lý việc

sử dụng vốn vay và giám sát được tình hình kinh doanh của khách hàng, tạođiều kiện quản lý và nâng cao hiệu quả đầu tư Mặt khác, việc kinh doanh đa

Trang 9

năng là phương sách hiệu quả để phân tán rủi ro trong kinh doanh của ngânhàng.

d, Thanh toán quốc tế làm tăng tính thanh khoản của NHTM

Nghiệp vụ thanh toán quốc tế không chỉ tạo điều kiện thu hút kháchhàng, làm tăng số dư tiền gửi thanh toán, mà trong quá trình thực hiện cácphương thức thanh toán quốc tế cho khách hàng, đặc biệt là phương thức tíndụng chứng từ, những khoản tiền ký quỹ mở thư tín dụng của khách hàngtạo ra nguồn vốn rẻ và tương đối ổn định Ngoài ra các khoản khách hàngnộp để giải quyết tranh chấp lô hàng nhập khẩu do ngân hàng quản lý khichưa đến hạn thanh toán cũng là một nguồn tạo thanh khoản cho ngân hàngdưới hình thức tiền tập trung chờ thanh toán

e, Thanh toán quốc tế làm tăng cường quan hệ đối ngoại.

Thanh toán quốc tế giúp cho quy mô hoạt động của ngân hàng vượt rakhỏi phạm vi quốc gia, hoà nhập với các ngân hàng trên thế giới, góp phầnnâng cao uy tín trên trường quốc tế Trên cơ sở đó, ngân hàng có điều kiệnphát triển quan hệ đại lý, khai thác nguồn tài trợ trên thị trường tài chínhquốc tế, nguồn tài trợ từ ngân hàng nước ngoài để đáp ứng nhu cầu vốn pháttriển kinh tế - xã hội…

f, Thanh toán quốc tế góp phần nâng cao vị thế của ngân hàng thương mại :

Hoạt động thanh toán còn cho thấy trình độ nhân lực , công nghệ quản lý , uy tín quốc tế của mỗi ngân hàng Những ngân hàng có hoạt độngthanh toán quốc tế phát triển , chất lượng cao , thị phần lớn thường là nhữngngân hàng lớn , hiện đại và có uy tín

Trang 10

1.2 Các phương thức thanh toán quốc tế :

1.2.1 Phương thức ứng trước tiền hàng :

Phương thức này được áp dụng khi người mua chấp nhận giá hàngcủa người bán và chuyển tiền thanh toán cùng với đơn đặt hàng không hủyngang

Để thực hiện phương thức này , người bán phải giao cho người muamột giấy báo gia trên cơ sở đơn đặt hàng của người mua Dựa trên cơ sởgiấy báo giá đó người mua lập howp đồng thanh toán Việc thanh tóan sẽchuyển qua ngân hàng dưới hình thức chuyển tiền

Phương thức này có ưu điểm là : đối với nhà nhập khẩu sẽ chắn chắnnhận dược hàng kể cả trong trường hợp người xuất khẩu vì mộtlí do nào đókhông muốn giao hàng , do trả trước nên được chiết khấu , người nhập khẩu

có thể thương lượng để giảm giá Đối với người xuất khẩu : do được trảtrước , người xuất khẩu tránh được rủi ro nếu người mua mất khả năng thanhtoán , tiết kiệm được chi phí quản lý , do thanh toán trước nên trạng thái hốiđoái tiền tệ luôn ở tình trạng được tăng cường

Về mặt nhược điểm : đối với người nhập khẩu : khả năng nhận đượchàng tủy thuộc vào uy tín và khả năng giao hàng của người bán , nếu hànghóa không đúng như thỏa thuận thì việc đòi tiền sẽ rất khó khăn , do đó phảimua bảo hiểm hàng hóa , sẽ phát sinh thêm chi phí , hơn nữa việc phải trảtrước tiền hàng khiến cho khả năng thanh toán của người nhập khẩu bị giảm Đối với người xuất khẩu : nếu đã kí hợp đổng mà người nhập khẩu lạikhông chịu chuyển tiền , trong khi người xuất khẩu đã mua nguyên vật liệu

để sản xuất thì người bán sẽ phải chịu chi phí lưu kho hoặc khi tìm đượckhách hàng khác thì sẽ phải bán giảm giá

Trang 11

Đặc điểm của phương thức mở tài khỏan :

- Đây là một phương thức thanh toán không có sự tham gia của cácngân hàng với chức năng là ngưòi mở tài khỏan và thực thi thanh toán

- Chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản song biên

- Nếu chỉ người mua mở tài khoản để ghi thì tài khoản này chỉ là taikhoản theo dõi , không có giá trị thanh quyết toán

- Chỉ có hai bên tham gia thanh toán là người mua và người bán Khi áp dụng phương thức thanh tóan này cần lưu ý một số điểm nhưsau :

- Đồng tiền ghi nợ là đồng tiền nào

- Căn cứ nhận nợ của người mua là gì

- Phương thức chuyển trả tiền là phương thức gì : điện , thư hay séc ;qui định định kỳ thanh toán như thế nào , mức phạt và chi phí phạt

- Nếu có sự khác nhau giữa người mua và người bán trong ghi nợ thìtranh chấp phát sinh sẽ giải quyết như thế nào

1.1.2.2 Qui trình nghiệp vụ

Trang 12

Phương thức này luôn gắn với trả sau , thường áp dụng để thanh toán

cho những hàng hóa có giá trị nhỏ , giữa những đối tác có quan hệ tín nhiệmlâu dài , thường xuyên , giá hàng hóa trong phương thức thanh toán nàythường cao hơn bình thường do bao gồm yếu tố lãi suất và rủi ro tín dụng

Sơ đồ 1 : Qui trình thanh toán theo phương thức mở tài khoản

(1)_ Người bán giao hàng hóa và dịch vụ cùng với các chứng từ

(2)_ Báo nợ trực tiếp

(3)_ Người mua dùng hình thức chuyển tiền để trả tiền khi đến hạn

(1)(2)

(3)

Trang 13

Phương thức thanh toán mở tài khỏan thường được áp dụng thanh toántrong quan hệ bạn hàng tin cậy , tín nhiệm lẫn nhau với điều kiện của thương

vụ :

- Dùng trong mua bán hàng đổi hàng , thường xuyên , trao làm nhiềulần trong năm

- Dùng trong thanh toán tiền gửi hàng bán tại nước ngoài

- Dùng trong thanh toán tiền phi mậu dịch như : tiền cước phí vận tải, tiền phí bảo hiểm , tiền hoa hồng trong nghiệp vụ môi giới , ủy thác , tiềnlãi cho các khỏan vay và đầu tư

1.2.2.3 Ý nghĩa kinh tế

Phương thức này có ưu điểm : đối với nhà nhập khẩu : được sử dụnghàng khi chưa có tiền , giảm được áp lực về tài chính , đối với nhà nhậpkhẩu : đơn giản , dễ thực hiện , chi phí thấp , giữ được thị trường , tiêu thụđược hàng hóa nhiều hơn

Tuy nhiên phương thức này cũng chứa đựng nhiều hạn chế : đối vớinhà xuất khẩu : lấy được tiền hàng hay không phụ thuộc hòan toàn vào thiệnchí và khả năng thanh toán của người mua , đọng vốn lớn , chịu chi phí vayvốn để sản xuất , hiệu quả sử dụng vốn không cao …

1.2.3 Phương thức chuyển tiền

1.2.3.1 Khái niệm

Phương thức chuyển tiền là phương thức mà trong đó khách hàng (người

yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu Ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất

Trang 14

định cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằngphương tiện chuyển tiền do khách hàng quy định.

Các bên tham gia:

- Người yêu cầu chuyển tiền

+ Người trả tiền: người nhập khẩu, người bị ký phát, người chi trả cácchi phí dịch vụ, người trả cổ tức, trái tức, lãi vay Ngân hàng, người trả tiềnphạt, bồi thường…

+ Người chuyển tiền: người đầu tư, kiều bào chuyển tiền về nước,người chuyển kinh phí hoạt động cho các tổ chức chính phủ và phi chínhphủ ở nước ngoài, người chuyển tiền phát sinh từ các thu nhập yếu tố

- Người hưởng lợi: là người nhận tiền do người yêu cầu chuyển tiềnchỉ định

- Ngân hàng chuyển tiền: là Ngân hàng ở nước người yêu cầu chuyển tiềnchỉ định

- Ngân hàng trung gian hay còn gọi là Ngân hàng trả tiền: là ngânhàng đại lí của Ngân hàng chuyển tiền ở nước người hưởng lợi

Trang 15

Ngân hàng chuyển tiền căn cứ vào chỉ thị của người chuyển tiền sẽphát hành Séc ngân hàng và yêu cầu ngân hàng đại lý thanh toán Từ Sécnày sẽ được giao cho người thụ hưởng để xuất trình và yêu cầu thanh toántại ngân hàng được chỉ định.

- Chuyển tiền bằng thư

Lệnh chuyển tiền do ngân hàng chuyển tiền trực tiếp gửi bằng thư đếnngân hàng đại lý, yêu cầu ngân hàng này thanh toán cho người thụ hưởngtheo chỉ định

- Chuyển tiền bằng điện

Lệnh thanh toán do ngân hàng chuyển tiền gửi trực tiếp thông quamạng lưới liên lạc viễn thông đến ngân hàng đại lý, yêu cầu ngân hàng nàychi trả cho người thụ hưởng chỉ định

Nếu cả ngân hàng chuyển tiền và ngân hàng thanh toán đều là thànhviên của hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng quốc tế hoặc có quan

hệ trao đổi dữ liệu điện tử với nhau, ngân hàng chuyển tiền sẽ gửi lệnh thanhtoán cho ngân hàng thanh toán qua mạng viễn thông đó Các chỉ thị này đềuđược chuẩn hoá và bảo mật hoàn toàn Nội dung chính trong chỉ thị chuyểntiền bằng điện cũng tương tự như hình thức chuyển tiền bằng thư.

* Phân loại theo thời điểm thanh toán

- Chuyển tiền ứng trước, đặt cọc:

Điều kiện thanh toán này là một sự cam kết của người nhập khẩu đối vớingười xuất khâu trong hợp đồng ngoại thương về việc sẽ trả toàn bộ giá trị

Trang 16

tiền hàng, hoặc sẽ trả một phần trị giá tiền hàng vào một thời điểm trước khigiao hàng.

- Chuyển tiền sau:

Trong điều kiện thanh toán này, bên bán giao hàng và chứng từ nhậnhàng cho bên mua, bên mua sẽ thanh toán tiền hàng cho bên bán vào thờiđiểm theo thoả thuận

1.2.3.3 Quy trình thanh toán nghiệp vụ theo phương thức trả tiền.

Sơ đồ 2 : Quy trình thanh toán nghiệp vụ theo phương thức trả tiền

(1): Sau khi ký kết hợp đồng ngoại thương, người xuất khẩu thực hiện cungứng hàng hoá, dịch vụ và giao toàn bộ chứng từ hàng hoá cho bên nhậpkhẩu

(1)

Ngân hàng chuyển tiền Ngân hàng đại lý

(4)

(2)

Trang 17

(2): Người nhập khẩu sau khi kiểm tra chứng từ hoá đơn, lập lệnh chuyểntiền, yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển tiền cho người hưởng lợi.(3): Ngân hàng chuyển tiền tiến hành kiểm tra nếu thấy hợp lệ và đủ khảnăng thanh toán sẽ trích tài khoản của người nhập khẩu để chuyển tiền vàgửi giấy báo nợ cho người nhập khẩu.

(4): Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng đại lý của mình ở nướcngoài chuyển tiền cho người xuất khẩu

(5): Ngân hàng đại lý ghi có và báo có cho người xuất khẩu

1.2.3.4 Ý nghĩa kinh tế

Phương thức này có ưu điểm là đơn giản đối với cả hai bên , nhưng cóhạn chế là tương đối rủi ro trong thanh toán đối với người bán và trong nhậnhàng đối với người mua Phương thức này chủ yếu áp dụng trong trường hợpcác bên tham gia tín nhiệm lẫn nhau và thường được sử dụng trong thanhtoán nợ cũ và thực hiện trong thanh toán phi mậu dịch

1.2.4.2 Phân loại

Trang 18

- Nhờ thu trơn: là một phương thức thanh toán mà trong đó người cócác khoản tiền phải thu từ các công cụ thanh toán nhưng không thể tự mìnhthu được, cho nên phải uỷ thác cho Ngân hàng thu hộ tiền ghi trên công cụthanh toán đó không kèm với điều kiện chuyển giao chứng từ.

Các bên tham gia nhờ thu gồm có:

+ Người uỷ thác thu tức là Người hưởng lợi

+ Ngân hàng ở nước người uỷ thác là Ngân hàng nhận sự uỷ thácchuyển công cụ nhờ thu để nhờ Ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài thutiền

+ Ngân hàng đại lý của Ngân hàng chuyển là Ngân hàng ở nước ngườitrả tiền, gọi là Ngân hàng nhờ thu hay còn gọi là Ngân hàng xuất trình công

cụ thanh toán để đòi tiền

+ Người trả tiền hay còn gọi là người bị ký phát

- Phương thức nhờ thu kèm chứng từ: là một phương thức thanh toán

mà trong đó người có các khoản tiền phải thu ghi trên các công cụ thanhtoán, nhưng không thể tự mình thu được từ người bị ký phát mà phải uỷ tháccho Ngân hàng thu hộ tiền ghi trên công cụ thanh toán với điều kiện là sẽgiao chứng từ nếu người bị ký phát thanh toán, hoặc chấp nhận thanh toánhoặc thực hiện các điều kiện khác đã quy định

Các bên tham gia nhờ thu gồm:

+ Người uỷ thác thu tức là Người hưởng lợi

+ Ngân hàng ở nước Người uỷ thác là Ngân hàng nhận sự uỷ thácchuyển công cụ nhờ thu để nhờ Ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài thutiền

Trang 19

+ Ngân hàng đại lý của Ngân hàng chuyển tiền là Ngân hàng ở nướcngười trả tiền, gọi là Ngân hàng nhờ thu hay còn gọi là Ngân hàng xuất trìnhcông cụ thanh toán để đòi tiền.

+ Người trả tiền hay còn gọi là Người bị ký phát

(1)

(3)(7)

(6)

(4)

Trang 20

(4): Ngân hàng đại lý gửi hối phiếu cho người nhập khẩu để yêu cầuthanh toán hay chấp nhận hối phiếu.

(5): Người nhập khẩu thông báo đồng ý chấp nhận thanh toán hoặc từchối

(6): Ngân hàng đại lý chuyển tiền và gửi giấy báo có hoặc hối phiếu

đã chấp nhận thanh toán về ngân hàng thu nợ hoặc thông báo về sự từ chốithanh toán của bên nhập khẩu

(7): Ngân hàng thu hộ ghi có và báo có cho người xuất khẩu hoặcthông báo về sự từ chối thanh toán của người nhập khẩu

Sơ đồ 3.2 : Quy trình thanh toán theo phương thức nhờ thu kèm chứng từ

(1): Người xuất khẩu giao hàng sang nước nhập khẩu

Người nhập khẩuNgười xuất khẩu (1)

(2)

(3)(7)

Trang 21

(2): Người xuất khẩu ký phát hối phiếu đòi tiền người nhập khẩu gửi kèm bộchứng từ hàng hoá đến ngân hàng phục vụ mình để nhờ thu hộ tiền ngườinhập khẩu.

(3): Ngân hàng thu hộ gửi hối phiếu, chứng từ hàng hoá kèm theo thư uỷnhiệm sang ngân hàng đại lý nước nhập khẩu nhờ thu hộ tiền

(4): Ngân hàng đại lý sau khi kiểm tra, giữ lại bộ chứng từ, gửi hối phiếuđến người nhập khẩu yêu cầu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền

(5): Người nhập khẩu thông báo chấp nhận hoặc từ chối thanh toán

(6): Ngân hàng đại lý chuyển giao chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu

để họ nhận hàng nếu người nhập khẩu đồng ý thanh toán

(7): Ngân hàng đại lý thực hiện bút toán chuyển tiền và gửi giấy báo có hoặchối phiếu đã chấp nhận về ngân hàng thu hộ, hoặc thông báo về từ chốithanh toán của bên nhập khẩu

(8): Ngân hàng thu hộ tiền thanh toán hoặc chuyển hối phiếu đã chấp nhậncho người xuất khẩu hoặc từ chối thanh toán

1.2.4.4 Ý nghĩa kinh tế

Nhờ thu có thê nói là phương thức tiềm ẩn nhiều rủi ro cho bên bán ,đặc biệt là phương thức nhờ thu trơn , việc nhận được tiền hàng hay khônghoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của bên mua , người bán bị đọng vốn Dovậy phương thức này chủ yếu áp dụng với các đối tượng mua bán tín nhiệm ,sòng phẳng hoặc chủng loại hàng hóa đặc biệt

Trang 22

1.2.5 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

1.2.5.1 Khái ni ệm

Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó mộtNgân hàng theo yêu cầu của khách hàng sẽ trả một số tiền nhất định cho mộtngười khác hoặc chấp nhận hối phiếu do người này kí phát trong phạm vi sốtiền đó khi người này xuất trình cho Ngân hàng một bộ chứng từ thanh toánphù hợp với những quy định của thư tín dụng

Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ gồm có:

+ Người yêu cầu mở thư tín dụng là Người nhập khẩu hoặc là Ngườinhập khẩu uỷ thác cho một ngườI khác

+ Ngân hàng phát hành thư tín dụng là Ngân hàng của người nhậpkhẩu, nó cấp tín dụng cho Người nhập khẩu

+ Người hưởng lợi thư tín dụng là người xuất khẩu hay bất cứ ngườinào khác mà Người hưởng lợi chỉ định

+ Ngân hàng thông báo thư tín dụng là Ngân hàng đại lý của Ngânhàng phát hành ở nước Người hưởng lợi

1.2.5.2 Phân loại

* Thư tín dụng không huỷ ngang và Thư tín dụng có thể huỷ ngang

- Thư tín dụng không huỷ ngang là loại thư tín dụng chỉ được điềuchỉnh hay huỷ bỏ khi được sự đồng ý của tất cả các bên liên quan

- Thư tín dụng có thể huỷ ngang là loại thư tín dụng mà hiệu lực của

nó có thể bị huỷ bỏ bất cứ lúc nào Việc huỷ ngang thư tín dụng này chỉđược thực hiện thông qua ngân hàng mở thư tín dụng và do chính ngân hàng

Trang 23

này thông báo việc huỷ ngang cho các bên Tuy nhiên việc huỷ ngang chỉ cóhiệu lực khi Người thụ hưởng chưa xuất trình chứng từ tại ngân hàng chỉđịnh thanh toán.

* Thư tín dụng không xác nhận và thư tín dụng xác nhận

- Thư tín dụng không xác nhận là loại thư tín dụng mà Người hưởnglợi chỉ nhận được một cam kết trả tiền từ ngân hàng mở thư tín dụng

- Thư tín dụng xác nhận là loại thư tín dụng mà Người hưởng lợi đượcđảm bảo chắc chắn của Ngân hàng xác nhận, cộng thêm vào sự cam kết củaNgân hàng mở thư tín dụng Người hưởng lợi sẽ được ngân hàng xác nhậnthanh toán miễn truy đòi nếu xuất trình chứng từ phù hợp, ngay cả trongtrường hợp ngân hàng mở thư tín dụng không thanh toán hoặc không có khảnăng thanh toán Hơn nữa, người thụ hưởng còn tránh được cả những rủi ro

về ngoại hối hay những rủi ro quốc gia khác của ngân hàng mở thư tín dụng

* Thư tín dụng trả ngay, thư tín dụng trả chậm, thư tín dụng chấp nhận

- Thư tín dụng trả tiền ngay là loại thư tín dụng trong đó ngân hàng

mở thư tín dụng cam kết trả tiền khi người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từphù hợp với thư tín dụng

- Thư tín dụng trả chậm là loại thư tín dụng trong đó ngân hàng mởthư tín dụng cam kết trả tiền vào một ngày xác dịnh với điều kiện Người thụhưởng xuất trình bộ chứng từ theo quy định của thư tín dụng Loại thư tíndụng này có thể không có hối phiếu đi kèm bộ chứng từ

- Thư tín dụng chấp nhận là loại thư tín dụng trong đó ngân hàng mởthu tín dụng thực hiện chấp nhận hối phiếu với điều kiện Người thụ hưởngxuất trình bộ chứng từ theo quy định của thư tín dụng Ngân hàng mở thư tín

Trang 24

dụng trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải thanh toán hối phiếu đã chấpnhận, một khi các điều kiện của thư tín dụng được đáp ứng đầy đủ.

* Thư tín dụng trực tiếp và thư tín dụng cho phép chiết khấu

- Thư tín dụng trực tiếp là loại thư tín dụng trong đó nghĩa vụ thanhtoán của ngân hàng mở thư tín dụng chỉ giới hạn duy nhất đối với người thụhưởng của thư tín dụng Dạng thư tín dụng này thường yêu cầu người thụhưởng xuất trình chứng từ trực tiếp cho ngân hàng mở thư tín dụng

- Thư tín dụng cho phép chiết khấu là loại thư tín dụng trong đó ngânhàng mở thư tín dụng uỷ quyền cho một ngân hàng nhất định hoặc cho phépbất kỳ ngân hàng nào mua lại bộ chứng từ hoàn hảo do người thụ hưởngxuất trình

* Một số loại thư tín dụng đặc biệt

- Thư tín dụng chuyển nhượng: là loại thư tín dụng theo đó người thụhưởng thứ nhất có quyền yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển nhượngmột phần hay toàn bộ giá trị của thư tín dụng gốc cho ngườI hưởng thụ thứchai

- Thư tín dụng tuần hoàn: là loại thư tín dụng mà giá trị của nó được táitạo nhiều lần ngay khi nghĩa vụ thanh toán của lần trước được thực hiệnxong Thư tín dụng tuần hoàn thường được sử dụng trong thanh toán với cácbạn hàng quen thuộc, với số lượng, chủng loại hàng hoá mua bán ổn địnhtrong một thời gian dài Lợi thế của loại thư tín dụng này là nhà nhập khẩuchỉ cần mở một thư tín dụng cho cả đơn đặt hàng và nhà xuất khẩu khôngphải chờ đợi một thư tín dụng mới

- Thư tín dụng điều khoản đỏ: là loại thư tín dụng trong đó có ghi mộtđiều khoản đặc biệt cho phép một ngân hàng được phép ứng trước một

Trang 25

khoản tiền cho người thụ hưởng trước khi giao hàng Thực chất là một uỷquyền của ngân hàng phát hành cho một ngân hàng khác ứng trước tiền hàngcho người xuất khẩu để người xuất khẩu có thể giao hàng hoá theo thư tíndụng quy định Khi người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ thanh toán thìngân hàng chỉ trả phần giá trị còn lạI sau khi đã khấu trừ phần thanh toánứng trước.

- Thư tín dụng dự phòng: Thực chất đây là một hình thức bảo lãnh củangân hàng Thư tín dụng dự phòng xuất hiện và được sử dụng rộng rãi tại

Mỹ do đạo luật Ngân hàng nội địa của quốc gia này không cho phép cácngân hàng thương mại phát hành bảo lãnh bảo đảm nợ của người khác.Nhằm phát triển hoạt động của mình, các ngân hàng Mỹ đã tìm kiếm cácphương tiện tài trợ khác là phát hành thư tín dụng Các giao dịch này thựcchất đều là bảo lãnh của ngân hàng nhưng không trái luật Từ thực tế này,một loại hình giao dịch bảo lãnh ra đời với cái tên không phải bảo lãnh, mà

là tín dụng thư dự phòng

1.2.5.3 Qui trình nghiệp vụ

Trang 26

Sơ đồ 4 : Qui trình thanh toán theo phương thức mở L/C

(1): Người nhập khẩu làm đơn xin mở L/C gửi đến ngân hàng củamình yêu cầu mở một L/C cho người xuất khẩu hưởng

(2): Ngân hàng mở L/C căn cứ vào đơn xin mở L/C sẽ lập một L/C vàthông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước người xuất khẩu thông báo việc

khẩu(4)

(6)

(5)(2)

Trang 27

(6): Ngân hàng mở L/C kiểm tra toàn bộ chứng từ, nếu thấy phù hợpvới L/C thì sẽ trả tiền cho người xuất khẩu, nếu không thấy phù hợp sẽ từchối thanh toán và gửi lại chứng từ cho người nhập khẩu.

(7): Ngân hàng mở L/C đòi tiền người nhập khẩu và chuyển toàn bộchứng từ cho người nhập khẩu nếu người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhậntrả tiền

(8): Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thìchấp nhận trả tiền hoặc từ chối không trả tiền

1.2.5.4 Ý nghĩa kinh tế

Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng phổbiến nhất hiện nay Các phương thức thanh toán quốc tế khác cho thấy sựmâu thuẫn về quyền lợi giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu, mà rủi rothường nghiêng về phía người xuất khẩu Phương thức thanh toán tín dụngchứng từ đã giải quyết được phần lớn các mâu thuẫn đó và dung hoà đượcquyền lợi của mỗI bên Người xuất khẩu tránh được rủi ro trong thanh toán,thời gian thu hồi vốn nhanh, còn người nhập khẩu nhận được hàng hoá cònđúng số lượng, chất lượng, đúng thời gian Người nhập khẩu cũng là ngườikiểm tra cuối cùng bộ chứng từ thanh toán và là người có quyền từ chốithanh toán cuối cùng

Đây là nghiệp vụ đòi hỏi chuyên môn cao do tính phức tạp của phươngthức này tuy nó đem lại thu nhập cao cho ngân hàng và tạo điều kiện nângcao uy tín của ngân hàng Đây là nghiệp vụ chứa đựng rủi ro ở tất cả các

Trang 28

khâu nghiệp vụ, do vậy nó đòi hỏi cán bộ nghiệp vụ tính cẩn trọng và thựcthi nghiêm chỉnh quy trình thanh toán đã đề ra.

Tuy đây là phương thức hiện đại và được sử dụng phổ biến nhất trongthanh toán quốc tế hiện nay nhưng phương thức này vẫn còn rất nhiều hạnchế như : đọng vốn có thể xảy ra đối với cả hai bên , đối với người mua khi

mở L/C thường phải kĩ quĩ 100% , đối với người bán nếu hồ sơ không chuẩnkhông được thanh toán sẽ bị đọng vốn , hơn nữa lại phải chịu chi phí lưukho…, bên cạnh đó đây là phương thức phức tạp , đòi hỏi trình độ nghiệp vụcao , dễ xảy ra nhầm lẫn , chi phí tốn kém

1.3 Các phương tiện dùng trong thanh toán quốc tế

Các phương tiện lưu thông tín dụng được dùng làm phương tiệnthanh toán quốc tế được hình thành trên cơ sở của sự phát triển của tín dụngthương mại và tín dụng ngân hàng Phương tiện lưu thông này được hìnhthành trên cơ sở của các hợp đồng mua bán hàng hóa và các nghiệp vụ ngânhàng

Việc tìm hiểu về các phương tiện dùng trong thanh toán quốc tế là vôcùng quan trọng vì hiểu được đặc trưng , ưu , nhược điểm của từng loại thì tamới có thể lựa chọn được biện pháp phù hợp nhất , vừa đảm bảo về tính kinh

tế , hiệu quả và an toàn đối với mỗi thương vụ

1.3.1 Hối phiếu

Hối phiếu là phương tiện được sử dụng rộng rãi trong thương mại

quốc tế Hối phiếu và một bộ phận cấu thành quan trọng trong bộ chứng từthanh toán , khi sử dụng phương thức thanh toán quốc tế, như phương thứcnhờ thu , phương thức tín dụng chứng từ Vì vậy , quá trình thiết lập , lưuthông và sử dụng hối phiếu trong các nghiệp vụ có liên quan cần dựa trên

Trang 29

những căn cứ pháp lý cần thiết nhất định, nhằm hạn chế đến mức tối đanhững bất đồng cũng như rủi ro có thể xảy ra đối với các bên liên quan

1.3.1.1

Các nước tham gia ký kết công ước Giơnevơ năm 1930 đã đi đến sựthỏa thuận dùng định nghĩa hối phiếu của luật hối phiếu 1882 của nước Anhlàm dẫn chiếu trong khái niệm hối phiếu của luật ULB

Theo đó : Hối phiếu là tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do mộtngười kí phát cho người khác , yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếuhoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhấtđịnh cho người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho người kháchoặc trả cho người cầm phiếu

1.3.1.2 Đặc tính của hối phiếu

a, Tính bắt buộc trả tiền của hối phiếu : Theo định nghĩa hối phiếu là “ Tờmệnh lệnh trả tiền vô điều kiện ”người trả tiền hối phiếu phải trả tiền theođúng nội dung ghi trên tờ phiếu Người trả tiền không thể viện bất cứ lý doriêng nào của mình để từ chối trả tiền đối với người phát phiếu , người kýhậu Trừ trường hợp hối phiếu được lập ra trái với các đạo luật chi phối nó

b, Tính trừu tượng của hối phiếu : Trên hối phiếu không ghi nội dung quan

hệ tín dụng , tức là nguyên nhân phát sinh ra việc lập hối phiếu , mà chỉ cầnghi số tiền phải trả và những nội dung liên quan đến việc trả tiền Hiệu lựcpháp lý của hối phiếu cũng không bị ràng buộc do bất cứ nguyên nhân gìsinh ra hối phiếu Khi tách ra khỏi hợp đồng hàng hóa chuyển nhượng sangtay người thứ ba nó sẽ trở thành sự vụ độc lập , chứ không còn phát sinh ra

Trang 30

từ hợp đồng nữa Nói một cách khác nghĩa vụ trả tiền của hối phiều là trừutượng

c, Tính lưu thông của hối phiếu : Hối phiếu có thể được chuyển nhượng mộthay nhiều lần trong thời hạn của nó Sở dĩ có được tính chất này vì hốiphiếu là tờ lệnh đòi tiền của người này với người khác , trên hối phiếu cómột giá trị tiền nhất định , thời hạn nhất định tức là nhơ có tính bắt buộc vàtính trừu tượng nên hối phiếu có được tính lưu thông

Với các đặc tính trên hối phiếu đã trở thành phương tiện đa dạng ngày

càng được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế

1.3.1.3 Phân loại hối phiếu

a, Căn cứ vào thời hạn trả tiền của hối phiếu : chia thành ba loại :

- Hối phiếu trả tiền ngay :Người trả tiền khi nhìn thấy hối phiếu này

do người cầm hối phiếu xuất trình phải lập tức trả tiền ngay

- Hối phiểu trả tiền sau một số ngày nhất định : Thường từ 5 đến 7ngày , người trả tiền nhìn thấy loại hối phiếu này , ký chấp nhận trả tiền vàsau đó từ 5 đến 7 ngày tiến hành trả tiền hối phiếu đó

- Hối phiếu có kỳ hạn : Sau một thời hạn nhất định người trả tiền phảithanh toán tiền trên hối phiếu

b, Căn cứ vào chứng từ kèm theo hối phiếu chia hối phiếu làm hai loại :

- Hối phiếu trơn : Là loại hối phiếu mà việc thanh toán tiền trên hốiphiếu không kèm theo chứng từ thương mại Trong thanh toán quốc tế hốiphiếu này được dùng để thu cước phí vận tải , đòi nợ cũ , bảo hiểm , tiềnhoa hồng …

Trang 31

- Hối phiếu kèm chứng từ : Loại hối phiếu này được gửi đến cho ngườinhập khẩu (người có nghĩa vụ trả tiền hối phiếu ) kèm theo chứng từ thươngmại Hối phiếu kèm theo chứng từ có 2 loại hối phiếu kèm chứng từ trả tiềnngay và hối phiếu kèm chứng từ chấp nhận

c, Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng của hối phiếu : có hai loại

- Hối phiếu đích danh : Là loại hối phiếu ghi rõ tên người hưởng lợi ,loại hối phiếu này không thể chuyển nhượng bằng nguyên tắc ký hậu

- Hối phiếu theo lệnh : là loại hối phiếu ghi trả tiền theo lệnh của ngườihưởng lợi hối phiếu

d , Căn cứ vào chủ thể ký phát hối phiếu chia làm hai loại :

- Hối phiếu thương mại là hối phiếu do người xuất khẩu ký phát đòitiền người nhập khẩu , liên quan đến nghiệp vụ thanh tóan hàng hóa xuấtkhẩu hoặc cung ứng dịch vụ

- Hối phiếu ngân hàng là hối phiếu do Ngân hàng phát hành lệnh chongân hàng đại lý của mình thanh toán khoản tiền nhất định cho người hưởnglợi dược chỉ định trên hối phiếu (loại này không chuyển nhượng )

1.3.2 Lệnh phiếu

Lệnh phiếu hay còn gọi là kỳ phiếu là loại chứng từ , trong đó người kýphát cam kết sẽ trả một số tiền nhất định vào một ngày nhất định cho ngườihưởng lợi được chỉ định trên lệnh phiếu hoặc theo lệnh của người hưởng lợitrả cho một người khác Như vậy , lệnh phiếu ngược lại với hối phiếu Lệnh phiếu có một số đặc tính như sau :

- Kỳ hạn cuả lệnh phiếu được qui định rõ trên tờ lệnh này

Trang 32

- Một lệnh phiếu có thể do một hay nhiều người cùng tham gia ký phát

để cam kết trả tiền cho một hay nhiều người hưởng lợi

- Lệnh phiếu cần có sự bảo lãnh của Ngân hàng hoặc công ty Tài chính

để đảm bảo khả năng thanh toán của lệnh phiếu

- Lệnh phiếu chỉ có một bản chính duy nhất do con nợ ký phát đểchuyển cho người hưởng lợi lệnh phiếu đó

1.3.3.2 Phân loại

a, Căn cứ vào tính chất lưu thông séc : chia thành ba loại :

- Séc đích danh là loại séc ghi rõ tên người được hưởng lợi của tờ séc Loại séc này không thể chuyển nhượng được bằng thủ tục ký hậu , chỉ đíchdanh người hưởng lợi được ghi trên tờ séc mới được lĩnh tiền ở ngân hàng

- Séc vô danh : là loại séc không ghi rõ tên người hưởng lợi , chỉ ghicâu :” Trả cho người cầm séc” Bất cứ ai cầm séc này cũng có thể lĩnh tiềncủa tờ séc ở ngân hàng Vì vậy , không cần qua thủ tục ký hậu séc vẫn có

Trang 33

thể chuyển nhượng được bằng hình thức trao tay , dựa vào sự tin tưởng giữangười bán và người mua hàng , dịch vụ

- Séc theo lệnh : là lọai séc ghi trả tiền theo lệnh của người hưởng lợighi trên tờ séc đó Trên tờ séc ghi “ yêu cầu trả theo lệnh của ông A ” Loạiséc này chuyển nhượng được bằng thủ tục ký hậu như cách ký hậu của hốiphiếu

b, Căn cứ vào mục đích sử dụng séc :

- Séc tiền mặt : đối với loại séc này người hưởng lợi tờ séc rút được tiềnmặt , loại séc này ghi đích danh người hưởng lợi , không chuyển nhượngđược

- Séc chuyển khoản : là loại séc mà người ký phát séc ra lệnh cho ngânhang trích tiền số tiền nhất định trên tài khoản của mình chuyển trả sang mộttài khỏan của một người khác trong cùng ngân hàng hoặc khác ngân hàng Séc chuyển khoản không thể rút tiền mặt và cũng không thể chuyểnnhượng

- Séc gạch chéo : là lọai séc trên mặt trước của tờ séc có 2 gạch songsong chéo trên tờ séc Séc gạch chéo không thể rút tiền mặt , thường dùng

để chuyển hoản qua ngân hàng

Có hai loại séc gạch chéo chủ yếu : loại séc gạch chéo thông thường vàséc gạch chéo đặc biệt

+ Séc gạch chéo thông thường là loại giữa hai gạch chéo trên tờ séckhông ghi tên ngân hàng thanh tóan Do vậy , loại séc này ngân hàng nàocũng có thể thực hiện việc thanh toán

+ Séc gạch chéo đặc biệt : giữa hai gạch chéo trên tờ séc có chỉ định cụthể tên của ngân hang nhận thanh toán tiền cho người hưởng lợi Tác dụngcủa séc gạch chéo đặc biệt là séc chỉ nộp vào một tài khoản ngân hàng cụ thể

Trang 34

Thậm chí trên tờ séc này dưới tên của ngân hàng thụ lệnh còn có dòng chữkhông thể chuyển nhượng

- Séc xác nhận : là loại séc được ngân hang xác nhận việc trả tiền trướckhi người ký phát giao cho người hưởng lợi Mục đích của việc xác nhậnnhằm đảm bảo khả năng thanh tóan của tờ séc , ngăn chặn tình trạng pháthành séc quá số dư trên tài khoản

- Séc du lịch : là loại séc đặc biệt do ngân hàng phát hành , đây là lệnhcủa ngân hang yêu cầu bất cứ chi nhánh , hay đại lý nào của ngân hàng trảtiền cho người cầm séc Tờ séc du lịch in sẵn mệnh giá và có chữ ký thứnhất của người hưởng lợi , khi lĩnh tiền người cầm séc phải ký chữ ký thứhai bên cạnh chữ ký thứ nhất tại chỗ để chứng minh quyền sở hữu của mìnhđối với séc để ngân hàng kiểm tra Nếu đúng ngân hang mới trả tiền Thờihạn hiệu lực của séc du lịch được thỏa thuận là vô thời hạn

1.3.4 Thẻ thanh toán

Thẻ thanh toán là loại phương tiện chi trả hiện đại , xuất hiện với tưcách là phương tiện thanh tóan lần đầu tiên tại Mỹ vào năm 1914 Tuy nhiên

nó chỉ được sử dụng rộng rãi vào những năm 1950 Vào khoảng những năm

1960 thẻ thanh toán đã dần thâm nhập vào cuộc sống của dân cư tại cácnước Châu Âu và ngày nay nó đã phát triển rộng rãi , trở thành phương tiệnthanh toán thông dụng trên thế giới

1.3.4.1 Khái niệm

Thẻ là hình thức tiền điện tử , là phương tiện thanh toán hiện đại và tiếntiến nhất trên thế giới hiện nay , thẻ ra đời và gắn liền với sự phát triển của

Trang 35

ngành Ngân hàng cũng như việc ứng dụng công nghệ tin học trong ngânhàng

Thẻ là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do ngân hàng pháthành , phục vụ cho khách hàng chủ yếu trong lĩnh vực thanh toán phi mậudịch Thẻ cấp cho khách hàng sử dụng để thanh tóan tiền hàng hóa , dịch

vụ , hoặc rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động , hay tại các ngân hàng đại

lý trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi hoặc hạn mức tín dụng được ký kếtgiữa ngân hàng và chủ thẻ

1.3.4.2 Đặc tính của thẻ

Hiện nay có nhiều loại thẻ được cung ứng theo nhu cầu cho mọi đốitượng khách hàng , mỗi loại thẻ đặc trưng riêng , song chúng đều có chungđặc tính sau :

- Tính tiện lợi : Là phương tiện thanh toán thay thế tiền mặt trong lưuthông , nó đã cung cấp cho khách hàng sử dụng sự tiện lợi hơn hẳn cácphương tiện thanh toán khác Đặc biệt đối với những người có công vụ đi

xa, hoặc du lịch , thẻ có thể giúp họ thanh toán bất cứ lúc nào , bất cứ ở đâu

mà không cần phải mang theo tiền mặt hay séc du lịch

- Tính linh hoạt : Với nhiều loại thẻ đa dạng , phong phú , thẻ thích hợp

với mọi đối tượng khách hàng , từ những khách hàng có thu nhập thấp đếnnhững khách hàng có thu nhập cao , khách hàng có nhu cầu rút tiền mặt chotới nhu cầu giải trí , mua sắm hàng hóa , … thẻ cung cấp cho khách hàng độthỏa mãn tối đa nhu cầu cần sử dụng của mọi đối tượng khách hàng

- Tính an tòan và nhanh chóng : Với qui trình và nghiệp vụ thanh toánthẻ mà ngân hàng cung ứng cho khách hàng , người sử dụng thẻ hoàn toànyên tâm trước nguy cơ bị mất thẻ , thậm chí là bị cướp thẻ ,v ngân hàng vẫnbảo vệ được tiền của chủ thẻ bằng số PIN, ảnh , chữ ký trên thẻ , mã tàikhỏan thẻ …Điều này nói lên tính an toàn hơn hẳn của thẻ so với các

Trang 36

phương tiện thanh toán khác Hơn nữa các giao dịch thẻ đều được thực hiệnqua mạng kết nối trực tuyến từ cơ sở chấp nhận thẻ hay điểm rút tiền tớingân hàng thanh toán , ngân hàng phát hành và tổ chức thẻ quốc tế Việc ghi

nợ - có cho các chủ thẻ tham gia qui trình thanh toán được thực hiện mộtcách tự động do đó quá trình thanh toán thẻ diễn ra rất dế dàng , tiện lợi ,nhanh chóng

1.3.4.3 Các loại thẻ thanh tóan

* Căn cứ theo công nghệ sản xuất có các loại :

- Thẻ khắc chữ nổi : Là loại thẻ mà trên bề mặt của thẻ được khắc nổicác thông tin cần thiết Ngày nay không sử dụng loại thẻ này vì kỹ thuật làmthẻ thô sơ , dễ bị lợi dụng làm giả

- Thẻ băng từ : Thẻ được dựa trên kỹ thuật những thông tin của thẻ vàchủ thẻ được mã hóa trên băng từ ở mặt sau của thẻ Thẻ này hiện nay đangđược sử dụng rộng rãi

- Thẻ thông minh : Là loại thẻ thế hệ mới , dựa trên kỹ thuật vi xử lý tinhọc , gắn vào thẻ một chip điện tử có cấu trúc như một máy tính hoàn hảo Thẻ có tính an toàn và bảo mật rất cao Tuy vậy giá thành của thẻ lại rất caonên thẻ này mới chỉ phổ biến ở những nước phát triển

* Căn cứ vào chủ thể phát hành thẻ

- Thẻ do ngân hàng phát hành :

Là loại thẻ giúp khách hàng sử dụng linh động tài khỏan của mình tại ngânhàng hoặc sử dụng số tiền do ngân hàng cấp cho vay trên tài khoản Đây làloại thẻ được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay

- Thẻ do các tổ chức phi ngân hàng phát hành : đó là loại thẻ du lịch ,giải trí do các tập đoàn kinh doanh lớn , các cửa hiệu lớn phát hành

Trang 37

* Căn cứ vào tính chất thanh toán của thẻ :

- Thẻ tín dụng : Là lọai thẻ được sử dụng phổ biến nhất , theo đó chủthẻ được sử dụng một hạn mức tín dụng tuần hoàn để mua sắm hàng hóa ,dịch vụ tại các cơ sở chấp nhận thẻ

- Thẻ ghi nợ : Loại thẻ này chủ thẻ có thể chi trả tiền hàng hóa, dịch vụdựa trên số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của mình tại ngân hàng pháthành thẻ Loại thẻ này không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuộc vào số

dư hiện hữu của chủ thẻ Số tiền chủ thẻ chi tiêu được khấu trừ ngay vào tàikhoản của chủ thẻ thông qua những thiết bị điện tử đặt tại cơ sở chấp nhậnthẻ

- Thẻ rút tiền mặt : Dùng để rút tiền mặt từ các tài khỏan của chủ thẻ tạicác máy rút tiền tự động ATM hoặc tại các ngân hàng và sử dụng dịch vụkhác do máy ATM cung cấp Với chức năng chuyên dùng để rút tiền , yêucầu với chủ thẻ phải có tiền kí quĩ trên tài khoản hoặc phải được ngân hàngcấp tín dụng thấu chi

- Thẻ lưu giữ giá trị : Được phát hành bằng cách nộp một số tiền nhấtđịnh , mỗi lần sử dụng thì số tiền trên thẻ bị trừ dần

* Căn cứ vào hạn mức thẻ :

- Thẻ vàng : là loại thẻ hạng ưu , phù hợp với mức sống và nhu cầu tàichính của khách hàng có thu nhập cao Thẻ được phát hành cho những đốitượng có uy tín , có tình hinh tài chính lành mạnh, có nhu cầu chi tiêu lớn Điểm khác biệt của thẻ vàng so với thẻ thường là hạn mức tín dụng lớn

- Thẻ thường là loại thẻ tín dụng có hạn mức tín dụng thấp hơn , loạithẻ này mang tính phổ thông , phổ biến , được sử dụng rộng rãi trên toàn thếgiới

* Căn cứ vào pham vi sử dụng thẻ :

Trang 38

- Thẻ nội địa : là loại thẻ được giới hạn trong phạm vi một quốc gia ,

do vậy đồng tiền giao dịch phải là đồng tiền nước đó

- Thẻ quốc tế là loại thẻ sử dụng các loại ngoại tệ mạnh để thanh toán ,được chấp nhận trên phạm vi toàn cầu Thẻ được hỗ trợ , quản lý trên toànthế giới bởi các tổ chức tài chính lớn như MASTER CARD , VISA ,…hoạtđộng thống nhất đồng bộ Thẻ quốc tế rất được ưa chuộng vì tính an toàn ,tiện lợi của nó

1.4 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới hoạt động thanh toán

quốc tế của ngân hàng thương mại.

1.4.1 Những nhân tố khách quan

1.4.1.1 Chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước

Các chính sách kinh tế vĩ mô của mỗi nước được đưa ra nhằm mục đích

điều tiết, định hướng phát triển nền kinh tế của nước đó Trong các chínhsách này, có một số chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngoạithương và ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động thanh toán quốc tế, như: chínhsách thuế, chính sách quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu, chính sách kinh tếđối ngoại, chính sách quản lý ngoại hối…

- Đối với chính sách thuế và chính sách quản lý hàng hoá xuất nhậpkhẩu nếu chính sách đưa ra không hợp lý sẽ dẫn đến không khuyến khíchxuất khẩu hoặc thu hẹp nhập khẩu, dẫn đến giảm kim ngạch xuất nhập khẩu.Ngoài ra, chính sách hỗ trợ của nhà nước cho hoạt động xuất nhập khẩucũng như thanh toán quốc tế là rất cần thiết, bởi những hoạt động này mangtính rủi ro cao

Trang 39

- Chính sách kinh tế đối ngoại nói chung và chính sách ngoại thương nóiriêng có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với hoạt động thanh toán quốc tế Kinh

tế đối ngoại là một lĩnh vực rất rộng bao gồm hoạt động ngoại thương, đầu

tư tài chính, dịch vụ quốc tế, chuyển giao công nghệ và nhiều hoạt động kinh

tế khác, trong đó ngoại thương là hoạt động trọng tâm Chính sách kinh tếđối ngoại chính là cơ sở nền tảng và có tác động trực tiếp đến hoạt độngthanh toán quốc tế

- Chính sách ngoại hối là những quy định pháp lý, những thể lệ củangân hàng nhà nước trong vấn đề quản lý ngoại tệ, quản lý vàng bạc, đá quý

và các giấy tờ có giá trị bằng ngoại tệ; cũng như việc trao đổi, sử dụng, muabán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ và trong quan hệ thanh toán, tín dụngvới nước ngoài… Với chức năng trung gian thanh toán, khi thực hiện thanhtoán quốc tế, hệ thống ngân hàng thương mại đóng vai trò kiểm soát luồngtiền ra vào của một đất nước Vì vậy, các ngân hàng thương mại được phéphoạt động thanh toán quốc tế phải tuân thủ đầy đủ, chấp hành nghiêm ngặtcác quy định về quản lý ngoại hối do ngân hàng nhà nước ban hành Ngượclại, nếu chính sách ngoại hối của nhà nước đưa ra không đúng đắn sẽ tácđộng xấu đến cán cân thanh toán, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năngcân đối ngoại tệ đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tế của ngân hàng

1.4.1.2 Sự phát triển cuả hoạt động ngoại thương

Đây là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới hoạt động thanh toánquốc tế của ngân hàng Sự phát triển của kinh tế đối ngoại và đặc biệt là hoạtđộng ngoại thương sẽ làm phát sinh nhiều nhu cầu thực hiện nghĩa vụ tiền tệ

Trang 40

của quốc gia này đối với một quốc gia khác Đây chính là điều kiện để ngânhàng thương mại mở rộng và phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế.

1.4.1.3 Tỷ giá h ối đoái

Trong hoạt động thanh toán quốc tế, thông thường người ta không sửdụng đơn vị tiền tệ trong nước, mà sử dụng các ngoại tệ mạnh tự do chuyểnđổi Để xác định giá trị quy đổi của đồng tiền nước này sang đồng tiền nướckhác, người ta sử dụng khái niệm “Tỷ giá hối đoái” Tỷ giá chính là giá cảcủa đồng tiền nước này được đo bằng đồng tiền của nước khác

Tỷ giá hối doái là một nhân tố rất nhạy cảm, được xác định bởi mốiquan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ Không chỉ ảnh hưởng đến hoạtđộng xuất nhập khẩu, biến động của tỷ giá hối đoái còn ảnh hưởng xấu đếnhoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng Việc cân nhắc mua hay bánngoại tệ trở nên khó khăn khi tỷ giá thay đổi liên tục, bất thường, hậu quả lànguồn ngoại tệ phục vụ thanh toán bị ảnh hưởng Các ngân hàng buộc phảilựa chọn: hoặc chấp nhận co hẹp hoạt động thanh toán quốc tế, hạn chế đốitượng khách hàng, hoặc phải chịu lỗ về kinh doanh ngoại tệ, bù lại ngânhàng sẽ giữ được khách hàng Nếu biết chọn thời điển và tính toán khả năngcân đối ngoại tệ, cân nhắc lợi ích tổng thể từ các dịch vụ khác do hoạt dộngthanh toán quốc tế đem lại, đây có thể là cơ hội để ngân hàng có thêm kháchhàng mới

1.4.1.4 Môi trường pháp lý

Ngày đăng: 11/04/2013, 13:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2 : Quy trình thanh toán nghiệp vụ theo phương  thức trả tiền - Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ
Sơ đồ 2 Quy trình thanh toán nghiệp vụ theo phương thức trả tiền (Trang 16)
Sơ đồ 3.1 : Quy trình thanh toán theo phương thức nhờ thu  phiếu trơn - Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ
Sơ đồ 3.1 Quy trình thanh toán theo phương thức nhờ thu phiếu trơn (Trang 19)
Sơ đồ 4 : Qui trình thanh toán theo phương thức mở  L/C - Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ
Sơ đồ 4 Qui trình thanh toán theo phương thức mở L/C (Trang 27)
Sơ đồ 5:    Bộ máy tổ chức - Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ
Sơ đồ 5 Bộ máy tổ chức (Trang 59)
Bảng 1: So sánh hoạt động thanh toán quốc tế năm 2006 với năm 2007  - Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ
Bảng 1 So sánh hoạt động thanh toán quốc tế năm 2006 với năm 2007 (Trang 81)
Bảng 1: So sánh hoạt động thanh toán quốc tế năm 2006 với  năm 2007 - Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ
Bảng 1 So sánh hoạt động thanh toán quốc tế năm 2006 với năm 2007 (Trang 81)
Bảng 2: So sánh hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Thăng Long trong ba năm gần đây . - Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ
Bảng 2 So sánh hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Thăng Long trong ba năm gần đây (Trang 85)
Bảng 2 : So sánh  hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại  Chi nhánh Thăng Long trong ba năm gần đây . - Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ
Bảng 2 So sánh hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Thăng Long trong ba năm gần đây (Trang 85)
Bảng 3: Hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C tại Chi nhánh Thăng Long - Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ
Bảng 3 Hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C tại Chi nhánh Thăng Long (Trang 87)
Bảng 3: Hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C tại Chi nhánh  Thăng Long - Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ
Bảng 3 Hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C tại Chi nhánh Thăng Long (Trang 87)
Bảng 4: Hoạt động thanh toán nhờ thu tại Chi nhánhThăng Long. - Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ
Bảng 4 Hoạt động thanh toán nhờ thu tại Chi nhánhThăng Long (Trang 88)
Bảng 4 : Hoạt động thanh toán nhờ thu tại Chi nhánh Thăng  Long. - Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ
Bảng 4 Hoạt động thanh toán nhờ thu tại Chi nhánh Thăng Long (Trang 88)
Bảng 6: So sánh kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ năm 2007 với năm 2006 - Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ
Bảng 6 So sánh kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ năm 2007 với năm 2006 (Trang 90)
Bảng 5: Hoạt động thanh toán chuyển tiền tại Chi nhánh Thăng Long - Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ
Bảng 5 Hoạt động thanh toán chuyển tiền tại Chi nhánh Thăng Long (Trang 90)
Bảng 6 : So sánh kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ năm  2007 với năm 2006 - Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ
Bảng 6 So sánh kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ năm 2007 với năm 2006 (Trang 90)
Bảng 5 :   Hoạt động thanh toán chuyển tiền tại Chi nhánh  Thăng Long - Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ
Bảng 5 Hoạt động thanh toán chuyển tiền tại Chi nhánh Thăng Long (Trang 90)
Bảng 7: Phân loại mua bán theo từng ngoại tệ - Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ
Bảng 7 Phân loại mua bán theo từng ngoại tệ (Trang 92)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w