Một số giải pháp nâng cao chất lượng lao động ở Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại từ nay tới năm 2010
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay các công ty nhà nước chuyển sang công ty cổ phần là rất lớn trong đó có Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại đã chuyển sang Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại. Xu hướng trên theo các chuyên gia là điều tất yếu điều này đã được thực tế chứng minh bằng kết quả hoạt động của các công ty chuyển sang cổ phần và Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại cũng là một trong những số đó. Từ khi chuyển sang chế độ tự hạch toán công ty đã giành được nhiều kết quả tốt trong sản xuất như lợi nhuận tăng bên cạnh đó chúng ta còn phải kể đến chất lượng lao động của công ty ngày càng được quan tâm hơn. Cùng với sự gia nhập WTO thì thị trường ngày có nhiều biến động và phức tạp trong cạnh tranh. Để sống sót hay là duy trì vị thế của mình các doanh nghiệp phải tăng cường nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để thực hiện điều đó thì yếu tố mà các doanh nghiệp không thể không quan tâm tới là yếu tố con người. Bên cạnh đó với một ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng và có công nghệ cao như ngành điện, yêu cầu đặt ra đối với lao động từ các cấp quản lý cho tới lực lượng lao động trực tiếp đều vô cùng khắt khe. Vì vậy việc nâng cao chất lượng lao động hiện tại của công ty để đáp ứng nhu cầu của hiện tại và trong tương lai là hết sức cần thiết và cấp bách. Được về thực tập ở công ty điện, một ngành không thể thiếu của mọi quốc gia tôi thật tự hào. Với sự giúp đỡ một cách nhiệt tình của các bác trong cơ quan và cô giáo hướng dẫn vì vậy tôi đã hiểu nhiều về hoạt động của công ty một cách dễ dàng và thuận tiện hơn. Từ những yêu cầu cần thiết và cấp bách cùng với quá trình tìm hiểu, hiểu biết về công ty tôi đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng lao động ở Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại từ nay tới năm 2010”. Trần Thị Tuyết Lớp: Kế hoạch 45A 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Kết cấu của chuyên đề gồm: Chương I: Lý luận về lao động và chất lượng lao động Chương II: Thực trạng về chất lượng lao động ở Công ty Cổ phần Nhà máy Nhiệt điện Phả lại Chương III: Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng của công ty từ nay tới năm 2010 Để hoàn thành chuyên đề này em xin cảm ơn tới các cô, các bác trong cơ quan công ty Nhiệt điện và cô hướng dẫn. Trần Thị Tuyết Lớp: Kế hoạch 45A 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 CHƯƠNG I LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG VÀ CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG 1. Khái niệm về lao động và quản lý lao động 1.1. Khái niệm về lao động 1.1.1. Nguồn lao động Nguồn lao động và lực lượng lao động là khái niệm có ý nghĩa quan trọng làm cơ sở cho việc tính toán cân đối lao động việc làm trong xã hội. Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao động và những người ngoài độ tuổi lao động (trên độ tuổi lao động) đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Việc quy định cụ thể về độ tuổi lao động là khác nhau ở các nước, thậm chí khác nhau ở từng giai đọan của mỗi nước. Tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của mỗi nước. Đa số các nước quy định cận dưới (tuổi tối thiểu) của độ tuổi lao động là 15 tuổi, còn cận trên (tuổi tối đa) có sự khác nhau (60 tuổi,hoặc 64 tuổi .). Trị số tối đa về tuổi lao động là trùng với tuổi về hưu. Ví dụ, ở Ôxtraylia không quy định tuổi về hưu và không có giới hạn tuổi tối đa. Ở nước ta, theo quy định của bộ luật Lao động (2002) độ tuổi lao động đối với nam từ 15 tuổi đến 60 tuổi và nữ là từ 15 tuổi đến 55 tuổi. Nguồn lao động luôn được xem xét trên 2 mặt biểu hiện đó là số lượng và chất lượng. Theo khái niệm trên, nguồn lao động về mặt số lượng bao gồm: - Dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm. - Và dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm công việc nội trợ trong gia đình, không có nhu cầu việc làm và những người thuộc tình trạng khác (bao gồm cả những người nghỉ hưu trước tuổi quy định). Trần Thị Tuyết Lớp: Kế hoạch 45A 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Nguồn lao động xét về mặt chất lượng, cơ bản được đánh giá ở trình độ chuyên môn, tay nghề (trí lực) và sức khoẻ (thể lực) của người lao động. 1.1.2. Lực lượng lao động Lực lượng lao động theo quan niệm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO- International Labour Organization) là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động. Theo quy định thực tế đang có việc làm và những người thất nghiệp. Ở nước ta hiện nay thường sử dụng khái niệm sau: lực lượng lao động là bộ phận dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người thất nghiệp. Lực lượng lao động theo quan niệm như trên là đồng nghĩa với dân số hoạt động kinh tế (tích cực) và nó phản ánh khả năng thực tế về cung ứng lao động của xã hội. Cũng cần chú ý là trong lực lượng lao động, chỉ có một bộ phận những người đang làm việc mới là những người trực tiếp góp phần tạo ra thu nhập cho xã hội. 1.2. Khái niệm về quản lý lao động Quản lý nguồn nhân lực là hoạt động theo dõi, hướng dẫn, điều chỉnh kiểm tra sự trao đổi giữa các yếu tố con người và các yếu tố tự nhiên trong quá trình tạo ra của cải vật chất tinh thần để thoã mãn nhu cầu của con người nhằm duy trì bảo vệ, sử dụng và phát triển sức tiềm năng vô tận của con người. Vì vậy quản lý lao động có chức năng kế hoạch hoá nguồn nhân lực, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, kích thích phát triển nguồn lao động, nhằm thu hút con người tham gia lao động cả trong quá trình trực tiếp sản xuất cũng như trong các mối quan hệ tác động qua lại với nhau để tạo ra hàng hoá và dịch vụ. Sử dụng lao động một cách hiệu quả nhất. 1.3. Bản chất của quản lý lao động Trong các thập kỷ gần đây nhất, lý luận quản lý đã thể hiện tính ưu việt của sự chuyển hướng từ quản lý nhân sự sang quản lý nguồn nhân lực. Trọng tâm Trần Thị Tuyết Lớp: Kế hoạch 45A 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 của sự chuyển hướng này là nhằm giảm bớt những tầng trung gian không cần thiết, đồng thời tăng thêm trách nhiệm cho cấp dưới. Để có nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, cần thiết phải tuyển chọn bố trí, đánh giá, phát triển và thưởng phạt đúng mức để có thể tạo ra sự liên hợp chặt chẽ với mục tiêu của doanh nghiệp và đảm bảo đạt kết quả tốt trong doanh nghiệp. Nguồn lao động có hiệu quả tốt đối với doanh nghiệp hay không phụ thuộc vào những con người được phân công quản lý. Nhà quản lý nếu được trang bị những tri thức và kinh nghiệm về quản lý thì khi áp dụng vào thực tế công việc sẽ mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên đòi hỏi những nhà quản lý phải có những phẩm chất gần như bẩm sinh mà không phải qua đào tạo mà có. Đó là những phẩm chất như nghị lực, tầm nhìn, quyết đoán, nhiệt tình, ngay thẳng, tự tin . Cách tiếp cận quản lý lao động có sự khác biệt so với trước đây. Sự khác biệt ở đây thể hiện ở chỗ yếu tố con người được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với lập kế hoạch phát triển dài hạn và tính chiến lược trong phát triển chung của doanh nghiệp. Sự khác biệt còn thể hiện bởi tính chất đón đầu trong phát triển nguồn lao động, sự cam kết của chủ doanh nghiệp với người lao động và khả năng không ngừng nâng cao năng lực của người lao động thông qua việc học tập tại chỗ. 1.4. Chức năng của quản lý lao động Quản lý lao động là công việc không thể thiếu ở bất kỳ một doanh nghiệp nào. Vì quản lý nó có các chức năng sau: - Sử dụng hiệu quả nguồn lao động trong doanh nghiệp. Lập kế hoạch sử dụng lao động, phân tích công việc, tuyển dụng và bố trí lao động phù hợp với công việc cuả họ. Hàng năm định kỳ đánh giá kết quả công việc, đánh giá việc thực hiện cuả người lao động. Bên cạnh đó còn xem xét lợi ích cuả họ từ Trần Thị Tuyết Lớp: Kế hoạch 45A 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 đó có chế độ thưởng, phạt phù hợp khuyến khích được người lao động hăng say tham gia sản xuất. - Tuyển dụng, thay đổi lao động phù hợp với môi trường kinh doanh trong doanh nghiệp. Quá trình này sẽ giúp doanh nghiệp có được đội ngũ nhân viên có năng lực, chẩn mực thái độ, hành vi cư sử đáp ứng yêu cầu công việc và nền tảng văn hoá cuả mình. - Hoạch định chính sách, lộ trình và triển khai các bước phát triển nguồn lao động. Các cơ chế, chính sách về quản lý người lao động cần phải định hướng và tạo dựng phương thức làm việc mới, dựa trên hệ thống các giá trị chuẩn mực về thái độ, lối sống, hành vi văn hoá đúng đắn. Phát triển nguồn lao động gắn liền với đổi mới và sắp xếp lại tổ chức, tạo ra sự phù hợp giữa kỹ năng kiến thức cuả lao động sẵn có với các yêu cầu cuả doanh nghiệp. Phân tích các yêu cầu đào tạo bồi dưỡng phát triển người lao động để họ có thể đảm đương được công việc trên cơ sở những kỹ năng kiến thức chủ yếu. 1.5. Một số quan điểm về quản lý lao động Muốn sử dụng có hiệu quả con người trong sản xuất, trong lao động, điều quan trọng và có ý nghĩa quyết định là xác định chính sách quản lý nhân lực. Chính sách quản lý nhân lực là một trong các chính sách lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Việc định ra chính sách trước hết phải phụ thuộc vào quan niệm về yếu tố con người. Trong lĩnh vực này đã từng có những trường phái khác nhau, trên cơ sở đó đã nảy sinh ra cách cư xử với con người theo những chính sách khác nhau và tất nhiên mang lại những kết quả khác nhau. Nếu điểm lại, ta có những quan điểm tiêu biểu sau: 1.5.1. Trường phái cổ điển Trường phái cổ điển đại diện là Fayol, Gant. Theo trường phái này cho rằng: Trần Thị Tuyết Lớp: Kế hoạch 45A 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 - Đại đa số con người, bản chất đều không muốn làm việc dựa trên sự đánh giá tiêu cực của ông. - Cái mà con người làm không quan trọng bằng cái mà họ kiếm được. - Ít người có thể và muốn làm một công việc đòi hỏi sáng tạo tự quản, sáng kiến hoặc tự kiểm tra. Với quan điểm như trên, các nhà quản lý muốn phát huy được hiệu quả của công tác quản trị lao động cần phải: - Cần kiểm tra giám sát chặt chẽ cấp dưới. - Cần phân chia công việc thành những nguyên công đơn giản, lặp đi lặp lại, dễ học dễ làm. - Cần phải thiết lập những phương pháp và thói quen làm việc tỉ mỉ, xây dựng và thực hiện những chính sách một cách khoa học cương quyết nhưng đảm bảo sự công bằng giữa các thành viên. - Thường xuyên quan tâm, lắng nghe tâm tư nguyện vọng và áp dụng các đãi ngộ tạo điều kiện để người lao động có thể cùng tham gia vào quá trình hoạt động những chính sách chiến lược kinh doanh. Nhưng trong quá trình quản lý lao động cần quán triệt những nguyên tắc sau: - Thống nhất trong việc đưa ra quy tắc quản lý. - Phân chia công việc một cách khoa học và phù hợp với đối tuợng được giao. - Có cơ chế hợp tác kiểm tra giám sát lẫn nhau. - Đảm bảo đối xử công bằng đối với mọi thành viên. - Có sự phù hợp giữa mức đóng góp và trách nhiệm của người lao động. Nếu thực hiện tốt những biện pháp và nguyên tắc quản lý cơ bản trên thì sẽ mang lại những kết quả chủ yếu như sau: - Con người chịu đựng được những công việc mà họ được giao nếu được Trần Thị Tuyết Lớp: Kế hoạch 45A 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 quan tâm trả lương tương xứng và người chủ công bằng. - Con người sẽ tự giác chấp hành tốt mọi nhiệm vụ được giao dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhà quản lý. - Nếu nhiệm vụ được đơn giản hóa và con người bị kiểm soát một cách chặt chẽ có thể đạt được các mức sản xuất đã quy định. Tuy nhiên trường phái này có những hạn chế cơ bản sau: - Trong quá trình chia nhỏ công việc nếu không phân tích kỹ lưỡng thì có thể xảy ra những phần việc đơn giản lặp đi lặp một cách nhàm chán. Không tạo ra được sự hào hứng hay hứng thú làm việc của con người. - Việc quản lý một cách thường xuyên còn làm người lao động mất sự tự chủ trong hoạt động của mình dẫn đến hạn chế sự sáng tạo của họ trong công việc. Và công tác quản lý thường xuyên cũng gây khó khăn cho người điều hành. - Đánh giá thấp con người là làm tổn thất tài nguyên của quốc gia. 1.5.2.Trường phái tâm lý xã hội: Đại biểu cho trường phái này là Mayol và Goner. Theo trường phái này con người được nhìn nhận như sau: - Con người muốn cảm thấy mình có ích và quan trọng. Họ không muốn bị coi là một cái máy, mà là một thực thể cảm xúc, tình cảm. - Con người muốn được tham gia vào công việc chung và được nhìn nhận như những con người. - Muốn khuyến khích động viên con người làm việc cần thấy những nhu cầu của họ quan trọng hơn là tiền. Để tác động làm tăng hiệu quả của lao động thì cần thực hiện những công việc để động viên khuyến khích người lao động. Muốn phát huy khả năng làm việc của mỗi con người thì cần thực hiện những chính sách chủ yếu sau: Trần Thị Tuyết Lớp: Kế hoạch 45A 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 - Nhiệm vụ chủ yếu của người điều khiển là làm sao cho mỗi người cảm thấy có ích và quan trọng. - Thường xuyên thông tin cho cấp dưới và lắng nghe những ý kiến của họ để góp vào kế hoạch. - Làm cho con người có được quyền tự chủ, tự kiểm soát và tự chịu trách nhiệm trong khuôn khổ những quy định của doanh nghiệp. Để phát huy những khả năng của người lao động cần thực hiện tốt những chính sách mang những nguyên tắc cơ bản sau: - Phân quyền cụ thể hơn tới từng bộ phận và công nhân người lao động để tạo thêm quyền tự chủ cho người lao động. - Cố gắng tạo điều kiện thuận lợi để mỗi người lao động cùng tham gia vào công việc chung. - Tạo ra bầu không khí tâm lý thoải mái trong lao động. - Thường xuyên trao đổi thông tin qua lại giữa các công nhân và giữa những người quản lý với công nhân viên. - Phát triển công việc theo tổ, nhóm, nâng cao tư tưởng tự kiểm tra, tự chịu trách nhiệm về công việc mình đảm nhận. Nếu doanh nghiệp thực hiện đầy đủ những chính sách và biện pháp quản lý trên sẽ mang lại kết quả thể hiện như sau: - Việc chia sẻ những thông tin cho cấp dưới và cho họ tham gai các quyết định sự vụ, vụn vặt thoả mãn nhu cầu của người lao động. Làm cho họ cảm thấy mình quan trọng. - Hạn chế cơ bản sự chống đối của một số người lao động với những nhà quản lý đồng thời tạo ra sự hợp tác tự nguyện và tương đối toàn diện của người lao động. - Tạo cho mọi người lao động cảm thấy luôn thoải mái trong quá trình thực thi nhiệm vụ được giao. Trần Thị Tuyết Lớp: Kế hoạch 45A 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 1.5.3. Trường phái hiện đại Đại biểu là Simon, March. Theo trường phái này nhìn nhận con người dưới quan điểm như sau: - Bản chất con người không phải là không muốn làm việc. Mà họ luôn có mong muốn được góp phần vào việc thực hiện những mục tiêu mà bản thân họ cũng được cùng xây dựng và đề ra. - Đa số con người đều có những khả năng sáng tạo, tự quản tự kiểm tra tự chịu trách nhiệm đối với những công việc mà họ được giao thậm chí khả năng của họ còn có thể cao hơn cả những yêu cầu mà việc làm hôm nay của họ đòi hỏi. Các chính sách quản lý lao động cần phải tập trung thực hiện một cách khoa học dựa theo những nguyên tắc chủ yếu sau: - Cách thức tác động của người quản lý đối với doanh nghiệp và người lao động phải mềm dẻo linh hoạt phù hợp với mỗi người lao động cụ thể. - Tìm mọi biện pháp để không ngừng cải thiện điều kiện lao động nâng cao chất lượng cuộc sống. - Phải sử dụng những biện pháp để khuyến khích người lao động tham gia vào việc thực hiện những nhiệm vụ tự quản, tự kiểm tra, tự chịu trách nhiệm. - Phải xác định một kế hoạch và chiến lược làm việc khoa học. Với quan điểm trên để đem lại hiệu quả trong công tác quản lý như sau: - Tìm ra các biện pháp thích hợp để khai thác những tiềm năng còn tiềm ẩn trong mỗi người lao động. - Tìm ra môi trường thuận lợi để người lao động có thể tham gia tối đa theo khả năng của họ. - Cần khuyến khích để người lao động được tham gia vào những vấn đề quan trọng thường xuyên mở rộng tự quản và tự kiểm soát của công nhân người lao động. Trần Thị Tuyết Lớp: Kế hoạch 45A 10 [...]... chất Từ lao động thủ công sang lao động cơ khí và lao động trí tuệ Nước ta tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hoá từ một mặt bằng kinh tế thấp kém và đội ngũ cán bộ trình độ thấp vì vậy để tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá một đòi hỏi cấp bách là không thể không nâng cao chất lượng nguồn lao động Đối với công ty: việc nâng cao chất lượng lao động đánh giá khả năng nâng cao năng suất lao động trong... và phát triển của công ty cổ phần Nhiệt điện Phả lại Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại (nay là Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại) được thành lập theo Quyết định số 22ĐL/TCCB của Bộ Điện lực vào ngày 26/04/1982, là đơn vị hạch toán phụ thuộc Kể từ ngày 01/04/1995 Nhà máy là đơn vị thành viên thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (theo Quyết định số 121NL/TCCB-LĐ ngày 04/03/1995 của Bộ Năng lượng) , hạch toán... Bộ Công nghiệp có Quyết định số 16/2005/QĐ-BCN chuyển Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại thành Công ty Nhiệt điện Phả Lại, hạch toán độc lập - thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam Ngày 18/05/2005 Tổng Công ty Điện lực Việt Nam có văn bản số 2436/CV-EVN-TCKT hướng dẫn bàn giao tài chính khi chuyển các nhà máy điện thành Công ty cổ phần, hạch toán độc lập, công ty TNHH một thành viên, theo đó Nhà máy Nhiệt điện. .. - nhiệt điện; - Kinh doanh các ngành nghề khác mà Luật pháp cho phép 1.3 Dây chuyền sản xuất của công ty cổ phần Nhiệt điện Phả lại Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại có 2 nhà máy với tổng công suất đặt là 1040MW 1.3.1 Nhà máy phả lại 1 Nhà máy Phả Lại 1 được chính thức khởi công xây dựng tháng 5/1980 với 4 tổ máy do Liên Xô (cũ) chế tạo, công suất thiết kế là 440MW (4 x 110MW): - Tổ máy số 1 với công. .. 0918.775.368 trong công ty Bên cạnh đó ta cũng thấy tiền lương cuả công nhân viên trong công ty qua các năm đều tăng, điều này cũng cho thấy sự quan tâm của công ty dành cho cuộc sống của người lao động Ngoài ra trước khi cổ phần công ty cũng dành được một số chỉ tiêu khác đáng chú ý như sau: Bảng 2: Tình hình hoạt động sẩn xuất kinh doanh của công ty cổ phần Nhiệt điện Phả lại 3 năm trước khi cổ phần hóa STT... điện Phả Lại chính thức chuyển sang hạch toán độc lập từ ngày 01/07/2005 Trần Thị Tuyết 15 Lớp: Kế hoạch 45A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Sau một thời gian tiến hành cổ phần hóa, ngày 26/1/2006 công ty chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với tên gọi đầy đủ là Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại 1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần Nhiệt điện. .. không Mà việc nâng cao chất lượng lao động là một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện vấn đề băn khoăn trên của các nhà đầu tư Trần Thị Tuyết 14 Lớp: Kế hoạch 45A Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI 1.Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần Nhiệt điện Phả lại 1.1 Sơ lược quá trình... chính sách phải vừa cứng rắn vừa mềm dẻo, tạo môi trường để con người phát triển toàn diện 2 Lý luận về chất lượng lao động 2.1 Khái niệm về chất lượng lao động Chất lượng lao động là trạng thái nhất định của nguồn lao động thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn lao động Chất lượng nguồn lao động không phải chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển về mặt đời sống xã... cũng ký hợp đồng với tổng công ty Điện lực Việt Nam 4 năm từ năm 2006 tới năm 2009 Từ khi ký hợp đồng tới nay công ty đã thực hiện tốt các quy định của hợp đồng mua bán điện: không bị phạt Như vậy trong công tác chào giá điện cạnh tranh tới nay công ty vẫn thực hiện tốt Như vậy sau khi cổ phần hoá công ty cũng đã dành được những thành quả nhất định Bên cạnh đó công ty cũng cần nhìn vào những tồn tại... 308,72 526,31 475,65 468,59 đ/kWh Nguồn: Công ty chứng khoán NHCTVN Theo số liệu bảng 1 mặc dù chưa cổ phần hoá nhưng công ty vẫn tích cực nâng cao mức sản xuất thể hiện là sản lượng điện sản xuất tăng qua các năm từ năm 2001 tới năm 2004 Cụ thể năm 2001 sản lượng là 2.219,2 triệu kWh tới năm 2004 là 5.740,6 triệu kWh Như vậy trong vòng 3 năm mà sản lượng của công ty đã tăng hơn 2 lần Điều này chứng tỏ . ty tôi đã lựa chọn đề tài Một số giải pháp nâng cao chất lượng lao động ở Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại từ nay tới năm 2010 . Trần Thị Tuyết . của công ty cổ phần Nhiệt điện Phả lại Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại (nay là Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại) được thành lập theo Quyết định số 22ĐL/TCCB