Đánh giá thực trạnghoạt động thanh toán quốc tế của NHNNo & PTNT chi nhánh Thăng Long

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ (Trang 93 - 104)

IV, KẾT QUẢ TÀI CHÍNH:

2.2.3Đánh giá thực trạnghoạt động thanh toán quốc tế của NHNNo & PTNT chi nhánh Thăng Long

Bảng 7: Phân loại mua bán theo từng ngoại tệ

2.2.3Đánh giá thực trạnghoạt động thanh toán quốc tế của NHNNo & PTNT chi nhánh Thăng Long

2.2.3.1 Đánh giá và nhận xét

Trong năm 2007, phòng TTQT đã thu được tổng số phí dịch vụ là 6,128,995,355 VND , tăng 22.34% so với năm 2006.

Doanh số thanh toán giảm nhưng không đáng kể (0.16% ) trong đó do giảm chuyển tiền đi và thanh toán nhờ thu . Chủ yếu là giảm chuyển tiền đi (27% so với năm 2006) làm ảnh hưởng tới toàn bộ doanh số thanh toán 2007 . Nguyên nhân do năm 2006 đầu năm có một số món chuyển tiền với số lượng lớn của Công tỷ VND vàng bạc đá quý NHNNo & PTNT Việt Nam nhưng lỗ về KDNT do phải bán ngoại tệ theo tỷ giá của trung ương nhưng cuối năm trung ương không chuyển trả chênh lệch tỷ giá . Sang năm 2007 do chuyển địa điểm làm việc nên công ty này đã chuyển sở giao dịch .

Doanh số mở và thanh toán L/C tăng : mở L/C tăng 66.31% , thanh toán L/C tăng 12% . Nguyên nhân : mặc dù mở và thanh toán L/C trong trung tâm gặp nhiều khó khăn nhưng tổng doanh số mở và thanh toán L/C vẫn tăng do phòng đã kết hợp với các chi nhánh trực thuộc phục vụ tốt khách hàng tăng số lượng mở và thanh toán L/C tại các chi nhánh trực thuộc .

Doanh số hàng xuất khẩu tăng 173.15% so với năm 2005.

Kinh doanh ngoại tệ giảm 25% nguyên nhân giảm chủ yếu do trong năm 2006 mua ngoại tệ từ các đơn vị có nguồn thu ngoại tề từ hàng xuất khẩu để bán lại cho trung ương. Năm 2007 do tình hình biến động tỷ giá ngoại tệ lên xuống thất thường . Việc mua ngọai tệ từ các đơn vị này khi tỷ giá tăng cần phải có chi ngoại giao nên chỉ thực hiện việc mua ngoại tệ để

Trong năm 2007 thực hiện các nghiệp vụ TTQT và KDNT có hiệu quả và đảm bảo an toàn thu phí từ TTQT và KDNT đều tăng so với năm 2006.

2.2.3.2 Những khó khăn chung :

- Doanh số về hoạt động TTQT giảm vì một số nguyên nhân sau : + Khách hàng mở , thanh tóan L/C , chuyển tiền , thanh toán nhờ thu với nguồn vốn chiếm khoảng 90% là vay của NH . Trong năm 2007 do vẫn hạn chế về hạn mức tín dụng .

+ Thị trường tiêu thụ và giá cả một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu không ổn định : các mặt hàng sắt thép , phân bón giá cả xuống liên tục , khách hàng nhập mặt hàng này nhập rất cầm chừng .

+ Một số khách hàng đang trong giai đoạn chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần nên hầu như ngừng các hoạt động kinh doanh .

- Doanh số hàng xuất khẩu : Doanh số hàng xuất khẩu tăng mạnh so với năm 2005 , tuy nhiên do chưa đáp ứng được khách hàng xuất khẩu về cơ chế tài trợ tín dụng nên chưa tiếp thị được khách hàng mới . Một số khách hàng doanh số xuất không cao , mức đô rủi ro lớn do chưa có kinh nghiệm trong kinh doanh xuất khẩu .

- Cân đối nguồn ngoại tệ USD phục vụ khách hàng nhập khẩu năm 2006 có khó khăn do biến động tỷ giá liên tục tăng , gây ảnh hưởng tới kinh doanh ngoại tệ .

- Các nguồn ngoại tệ USD mua từ tổng công ty Than , dự án … không chủ động được rất thất thường phụ thuộc bào bên bán (Thường khi thị trường khan hiếm USD thì họ bán cầm chừng , khi thị trường bình ổn lại bán ồ ạt ) , nếu mua vào thời điểm không có nhu cầu thanh toán cho khách hàng , phí trả mua nội bộ từ TW thấp , tỷ giá ổn định , hạch toán ngoại tệ về chậm thì không có lãi .

- Một số nghiệp vụ cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng (TTQT , TD , KT ) khi phát sinh vướng mắc gây chậm chễ ,lúng túng .

- Một số phương thức thanh tóan hiện đại mới dần được biết đến và sử dụng trong thời gian gần đây , bởi vậy doanh số đạt được chưa cao , nhưng sẽ phát triển dần trong tương lai , khi trình độ sử dụng các phương thức thanh toán của người dân được nâng cao .

- Thiếu người dẫn đến tình trạng nhiều khi công việc bị tồn đọng , không có thời gian để thực hiện công việc cẩn thận dẫn đến có những sai sót không tránh khỏi . Hơn nữa , trong năm vừa rồi , một số luợng lớn cán bộ của phòng TTQT đã nghỉ việc hoặc chuyển công tác , trong đó có nhiều cán bộ có trình độ và kinh nghiệm lâu năm . Đây có thể nói là tổn thất không nhỏ của phòng .

2.2.3.3, Đánh giá hoạt động của từng phương thức a, Phương thức ứng trước tiền hàng :

Đối với thanh toán quốc tế thì ứng trước tiền hàng có thể nói là một phương thức rất ít được sử dụng vì nó hoàn toàn không có cơ sở đảm bảo cho người nhập khẩu sẽ nhận được hàng . Bởi vậy khách hàng của NHNNo & PTNT chi nhánh hoàn toàn không sử dụng đến phương thức này trong

b, Phương thức thanh toán mở tài khỏan .

Đây là phương thức thanh toán không có sự tham gia của ngân hàng với chức năng là người mở tài khoản và người thực thi thanh toán . Bởi vậy , trong quá trình nghiên cứu để nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán của ngân hàng , chúng ta cũng không cần quan tâm đến phương thức này .

c, Phương thức chuyển tiền :

* Khó khăn do ngoại cảnh :

Phương thức chuyển tiền là một phương thức đã được sử dụng từ rất lâu và nhìn chung tương đối phát triển , các ngân hàng lớn , có nhiều uy tín hiện nay đều thực hiện chuyển tiền với doanh số lớn , không gặp phải khó khăn gì trong điều kiện ngoại cảnh .

* Yếu kém thuộc bản thân ngân hàng ;

Hiện nay NHNNo & PTNT chi nhánh Thăng Long thực hiện chuyển tiền với tỷ trọng khá lớn so với tòan bộ hoạt động thanh toán quốc tế ( năm 2007 với giá trị là 187,785,678 chiếm tỷ trọng 65.07% ). Trong đó chủ yếu là chuyển tiền qua điện , bao gồm qua mạng SWIFT và qua TELEX . Nhưng gần đây , chuyển tiền TELEX ngày càng bộc lộ nhiều nhược điểm như : phức tạp , thời gian xử lý dài , rất dễ xẩy ra sai sót , rủi ro khi xảy ra chập điện , chi phí cao hơn chuyển tiền qua mạng SWIFT . Vì vậy , thời gian gần đây , chuyên tiền qua mạng SWIFT đã chiếm phần lớn tỷ trọng trong hoạt động chuyển tiền

với rất nhiều ưu điểm như mẫu điện được chuẩn hóa cao hơn , ngắn gọn , cụ thể , việc xử lý trên máy tính nên tốc độ thanh toán nhanh , thời gian xử lý một bức điện chỉ mất từ 5- 7 phút, thực hiện đơn giản . Tuy vậy , đôi khi cán bộ của ngân hàng vẫn còn nhầm lẫn các loại điện như chuyển tiền đến (MT100) với báo có (MT 910) , hay giữa MT 100 và MT 202 - chuyển tiền giữa các ngân hàng . Ngoài ra , hệ thống máy tính xử lý thông tin tại chi nhánh tuy cũng rất hiện đại nhưng vẫn chưa thật sự phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của hệ thống chuyển tiền quốc tế , lệnh chuyển đi đôi khi không thực hiện được do nghẽn mạng hay do không tương thích với hệ thống của nước ngoài .

* Khó khăn từ phía khách hàng : nhìn chung phương thức chuyển tiền thuận tiện và đơn giản , do vậy được khách hàng sử dụng rất nhiều . Tuy vậy , với điều kiện của Việt Nam hiện nay thì chủ yếu vẫn là chuyển tiền đi, chuyển tiền đến rất hạn chế , vì chủ yếu là nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và Kiều bào chuyển tiền về nước .

d, Phương thức nhờ thu .

* Khó khăn do điều kiện ngoại cảnh : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bản thân phương thức nhờ thu có rất nhiều ưu điểm như dễ dàng , chi phí thấp , thủ tục nhanh gọn , nhưng nó có một nhược điểm rất lớn , đó là rủi ro , đặc biệt là nhờ thu trơn hay nhờ thu không kèm chứng từ . Đó là phương pháp có thể nói là mang đến nhiều rủi ro nhất cho người bán . Hiện nay một số khách hàng của NHNNo & PTNT chi nhánh Thăng Long vẫn tiếp tục sử dụng phương thức này vì có quan hệ làm ăn lâu năm , nhưng những mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng như vậy hiện nay càng lúc càng hiếm hơn , bởi vậy thị phần của nhờ thu đã giảm xuống rõ rệt .

* Yếu kém từ phía ngân hàng :

Do đây là một phương thức tương đối đơn giản nên hầu như các cán bộ ngân hàng không gặp phải nhiều khó khăn khi thực hiện thanh toán cho khách hàng theo phương thức này .

* Khó khăn do khách hàng gây ra :

Như đã nói ở trên , vì phương thức này tương đối đơn giản nên khách hàng không gặp phải nhiều khó khăn trong việc lập hồ sơ hay tiến hành thanh toán . Tuy nhiên do việc thanh toán hay không hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của người mua nên trong nhiều trường hơp đã xảy ra tranh chấp , làm ảnh hưởng đến ngân hàng .

e , Đối với phương thức thanh toán bằng L/C * Khó khăn do ngoại cảnh :

Phương thức tín dụng chứng từ là một phương thức ưu việt hơn hẳn so với các phương thức khác , bởi vậy mà phương thức này đã được áp dụng rộng rãi trong hoạt động thanh toán quốc tế trên tòan thế giới . Ở Việt Nam , tuy mới phát triển , nhưng nó đã bắt đầu chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng (ở NHNNo & PTNT chi nhánh Thăng Long năm 2007 là 33.55%) . Tuy vậy việc áp dụng phương thức này còn gặp phải nhiều khó khăn .

- Tuy có ưu điểm là rất an toàn , nhưng phương thức này như đã nói ở trên , có khá nhiều nhược điểm: đòi hỏi chi phí cao , qui trình thủ tục phức tạp ,gây đọng vốn , đòi hỏi trình độ cao của cả cán bộ ngân hàng và khách hàng .

- Chính vì qui trình thủ tục phức tạp nên trong hoạt động thanh toán bằng L/C đã phát sinh một số vướng mắc mà nguyên nhân cơ bản là do những qui định của phương thức này gây ra :

+ Các qui định về bộ chứng từ hoàn hảo hiện nay còn chưa thống nhất giữa các ngân hàng , và ngay cả khi đã có sự thống nhất , cách áp dụng các qui định đó ở các ngân hàng cũng vẫn khác nhau , điều này có thể sẽ gây ra các tranh chấp trong quá trình xử lý L/C.

+ Nghiệp vụ thanh toán L/C rất phức tạp , liên quan đến rất nhiều khâu như sản xuất , kiểm định , vận chuyển , chuyển giao ,bảo hiểm …. bản thân các hoạt động này cũng đã rất dễ dàng xảy ra các tranh chấp vì không được tiêu chuẩn hóa rõ ràng , bởi vậy đây cũng là một điều khó khăn trong việc phát triển phương thức này .

+ Việc thanh toán L/C chỉ dựa trên cơ sở chứng từ , hoàn toàn tách biệt với việc giao nhận hàng hóa, điều này có thể tạo ra cơ sở cho những kẻ xấu lợi dụng tiến hành lừa đảo , có thể gây thua lỗ cho ngân hàng hoặc khách hàng .

* Những yếu kém thuộc về bản thân ngân hàng :

- Đối với việc mở L/C nhập khẩu , ngân hàng cần nắm rõ thông tin về khách hàng , về khả năng thanh toán , tình hình tài chính , kinh doanh trong hiện tại , lịch sử thanh toán L/C … đặc biệt là trong trường hợp mức kí quỹ dưới 100% . Trên thực tế , với điều kiện hệ thống ngân hàng , hệ thống thông tin như ở nước ta hiện nay thì việc ngân hàng nắm được đầy đủ các thông tin này là rất khó khăn , do đó thường rất hiếm khi áp dụng mức kí quỹ dưới 100% , điều này đã làm giảm doanh số mở L/C của ngân hàng đi rất nhiều .

- Trong việc hoàn thành các thủ tục chứng từ cũng rất dễ xảy ra các sai sót , điều này có thể do sự yếu kém hoặc cẩu thả , chủ quan của cán bộ ngân hàng . Những sai sót này nhẹ thì sẽ khiến ngân hàng mất một khỏan chi phí sửa chữa, nặng có thể khiến cho khách hàng của ngân hàng không thể nhận được hàng , trong khi tiền hàng vẫn phải thanh toán đủ , như vậy ngân hàng phải bồi thường cho khách hàng không chỉ là tiền mua hàng mà có thể là cả những thiệt hại trong kinh doanh do việc không nhận được hàng gây ra .

* Khó khăn do khách hàng gây ra :

- Đối với khách hàng nhập khẩu :

+ Khó khăn xảy ra đối với ngân hàng khi khách hàng không đủ trình độ để lập hồ sơ dễ bị đối tác đánh lừa bởi những điều khoản mập mờ , khó hiểu , ngân hàng sẽ phải kiểm tra rất nhiều để tránh sai sót cho khách hàng , nếu hồ sơ có sai sót sẽ phải sửa , làm tiêu tốn thêm chi phí ,chậm thời hạn giao hàng, ảnh hưởng đến hình ảnh về chất lượng dịch vụ của ngân hàng .

+ Bên cạnh yếu kém về trình độ, một số khách hàng của ngân hàng còn cố ý gian lận trong các khâu khai báo , lập hồ sơ , … để gian lận , trục lợi hay để giảm bớt trách nhiệm .

+ Một số khách hàng muốn nhập khẩu hàng nhưng lại không đủ vốn để kí quĩ mở L/C , tình trạng này cũng khá phổ biến . Trong điều kiện ở Việt Nam , việc các ngân hàng áp dụng mức kí quĩ dưới 100% hay cho vay để kí quĩ là tương đối hiếm , bởi vậy việc khách hàng thiếu vốn để kí quỹ sẽ làm giảm doanh số của ngân hàng . Hơn nữa , trong trường hợp ngân hàng cho khách hàng vay để kí quỹ mở L/C , khi hàng đã nhận về , việc cho phép

khách hàng lấy hàng tiêu thụ để thu hồi tiền trả cho ngân hàng cũng vô cùng phức tạp và tiềm ẩn rủi ro .

+ Một số khách hàng nhập khẩu , khi hàng đã về , vì một lí do nào đó như thị trường biến động hay do chu kì kinh doanh mà không muốn nhận hàng nữa , họ thường hay tìm cách bắt lỗi bộ hồ sơ để trì hoãn hay không phải thanh tóan , điều này sẽ gây ảnh hưởng đến ngân hàng rất nhiều , không chỉ là vật chất mà cả uy tín trên trường quốc tế của ngân hàng .

+ Một số trường hợp khác như khách hàng nhập khẩu , nhận được hàng và gửi bộ hồ sơ hoàn hảo cho đối tác , nhưng sau đó mới phát hiện ra hàng không đủ về số lượng hay không đáp ứng đúng qui cách , phẩm chất như trong hợp đồng , lúc này tranh chấp xảy ra và ngân hàng cũng không thể đứng ngoài cuộc .

- Đối với khách hàng xuất khẩu :

+ Khách hàng xuất khẩu của ngân hàng tuy là các doanh nghiệp , nhưng hiểu biết về thanh tóan quốc tế rất hạn chế . Bởi vậy , hồ sơ do họ lập ra có rất nhiều sai sót , nhiều chỗ còn thiếu tính chính xác và khoa học , có nhiều điểm mâu thuẫn , không hợp lí , hay không phù hợp với thông lệ quốc tế . Đặc biệt , trong việc lập các chứng từ thanh toán thì vận đơn là loại chứng từ rất được quan tâm , vậy nhưng loại chứng từ này cũng thường xuyên mắc vô số những lỗi nhỏ về kí hậu , bản copy , thời gian giao nhận , lỗi chính tả , lỗi ngữ pháp … những lỗi này đối với ngân hàng một số nước có thể bỏ qua, nhưng đối với một số nước khác lại bị bắt lỗi và từ chối thanh toán , điều này cũng gây cho ngân hàng không ít khó khăn trong việc kiểm tra bộ hồ sơ .

+ Trường hợp khách hàng đã gửi hàng đi theo đúng hợp đồng , nhưng lại không được thanh toán vì bộ hồ sơ không hoàn hảo , hay đối tác muốn trì hoãn thanh toán , việc tranh chấp xảy ra cũng khiến ngân hàng bị ảnh hưởng .

+ Một số trường hợp khách hàng xuất khẩu do thấy tình hình thế giới biến động tăng giá nên không muốn bán hàng theo giá cũ nữa , tìm cách trì

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ (Trang 93 - 104)