Những nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ (Trang 39 - 43)

- Tính linh hoạ t: Với nhiều loại thẻ đa dạng, phong phú , thẻ thích hợp với mọi đối tượng khách hàng , từ những khách hàng có thu nhập thấp đến

1.4.1 Những nhân tố khách quan

1.4.1.1 Chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước

Các chính sách kinh tế vĩ mô của mỗi nước được đưa ra nhằm mục đích

điều tiết, định hướng phát triển nền kinh tế của nước đó. Trong các chính sách này, có một số chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngoại thương và ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động thanh toán quốc tế, như: chính

sách thuế, chính sách quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu, chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách quản lý ngoại hối…

- Đối với chính sách thuế và chính sách quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu nếu chính sách đưa ra không hợp lý sẽ dẫn đến không khuyến khích xuất khẩu hoặc thu hẹp nhập khẩu, dẫn đến giảm kim ngạch xuất nhập khẩu. Ngoài ra, chính sách hỗ trợ của nhà nước cho hoạt động xuất nhập khẩu cũng như thanh toán quốc tế là rất cần thiết, bởi những hoạt động này mang tính rủi ro cao.

- Chính sách kinh tế đối ngoại nói chung và chính sách ngoại thương nói riêng có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với hoạt động thanh toán quốc tế. Kinh tế đối ngoại là một lĩnh vực rất rộng bao gồm hoạt động ngoại thương, đầu tư tài chính, dịch vụ quốc tế, chuyển giao công nghệ và nhiều hoạt động kinh tế khác, trong đó ngoại thương là hoạt động trọng tâm. Chính sách kinh tế đối ngoại chính là cơ sở nền tảng và có tác động trực tiếp đến hoạt động thanh toán quốc tế.

- Chính sách ngoại hối là những quy định pháp lý, những thể lệ của ngân hàng nhà nước trong vấn đề quản lý ngoại tệ, quản lý vàng bạc, đá quý và các giấy tờ có giá trị bằng ngoại tệ; cũng như việc trao đổi, sử dụng, mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ và trong quan hệ thanh toán, tín dụng với nước ngoài…. Với chức năng trung gian thanh toán, khi thực hiện thanh toán quốc tế, hệ thống ngân hàng thương mại đóng vai trò kiểm soát luồng tiền ra vào của một đất nước. Vì vậy, các ngân hàng thương mại được phép hoạt động thanh toán quốc tế phải tuân thủ đầy đủ, chấp hành nghiêm ngặt các quy định về quản lý ngoại hối do ngân hàng nhà nước ban hành. Ngược lại, nếu chính sách ngoại hối của nhà nước đưa ra không đúng đắn sẽ tác

động xấu đến cán cân thanh toán, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cân đối ngoại tệ đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tế của ngân hàng.

1.4.1.2 Sự phát triển cuả hoạt động ngoại thương

Đây là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng. Sự phát triển của kinh tế đối ngoại và đặc biệt là hoạt động ngoại thương sẽ làm phát sinh nhiều nhu cầu thực hiện nghĩa vụ tiền tệ của quốc gia này đối với một quốc gia khác. Đây chính là điều kiện để ngân hàng thương mại mở rộng và phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế.

1.4.1.3 Tỷ giá hối đoái

Trong hoạt động thanh toán quốc tế, thông thường người ta không sử dụng đơn vị tiền tệ trong nước, mà sử dụng các ngoại tệ mạnh tự do chuyển đổi. Để xác định giá trị quy đổi của đồng tiền nước này sang đồng tiền nước khác, người ta sử dụng khái niệm “Tỷ giá hối đoái”. Tỷ giá chính là giá cả của đồng tiền nước này được đo bằng đồng tiền của nước khác .

Tỷ giá hối doái là một nhân tố rất nhạy cảm, được xác định bởi mối quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ. Không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, biến động của tỷ giá hối đoái còn ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng. Việc cân nhắc mua hay bán ngoại tệ trở nên khó khăn khi tỷ giá thay đổi liên tục, bất thường, hậu quả là nguồn ngoại tệ phục vụ thanh toán bị ảnh hưởng. Các ngân hàng buộc phải lựa chọn: hoặc chấp nhận co hẹp hoạt động thanh toán quốc tế, hạn chế đối tượng khách hàng, hoặc phải chịu lỗ về kinh doanh ngoại tệ, bù lại ngân

hàng sẽ giữ được khách hàng. Nếu biết chọn thời điển và tính toán khả năng cân đối ngoại tệ, cân nhắc lợi ích tổng thể từ các dịch vụ khác do hoạt dộng thanh toán quốc tế đem lại, đây có thể là cơ hội để ngân hàng có thêm khách hàng mới.

1.4.1.4 Môi trường pháp lý

Để tạo khả năng hội nhập với cộng đồng quốc tế trong thương mại quốc tế cũng như trong thanh toán quốc tế, khung pháp lý của mỗi quốc gia đòi hỏi phải được bổ sung, hoàn thiện theo hướng chuẩn mực quốc tế. Do hoạt động thanh toán quốc tế một mặt thực hiện theo các quy chuẩn quốc tế, mặt khác phải tuân thu các quy định pháp luật liên quan của mỗi quốc gia. Do vậy đứng về góc độ quản lý nhà nước, các văn bản pháp lý phải được ban hành đồng bộ, tránh chồng chéo, bất cập dẫn đến buông lỏng hoặc sơ hở, đồng thời đảm bảo phù hợp với quy chuẩn quốc tế, tạo ra khung cơ sở pháp lý đầy đủ và hoàn chỉnh cho hoạt động thanh toán quốc tế.Môi trường pháp lí hoàn hảo là môi trường pháp lí đầy đủ , thống nhất , chặt chẽ , vừa có tác dụng quản lý lại vừa khuyến khích sự phát triển của ngoại thương nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng .

1.4.1.5 Môi trường kinh tế , chính trị, lịch sử , văn hóa , xã hội quốc tế

Đây cũng là những nhân tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu cũng như hoạt động thanh toán quốc tế . Để ngoại thương phát triển thì những nhà kinh tế cần phải có những hiểu biết sâu rộng về tất cả các mặt như kinh tế , chính trị, lịch sử , văn hóa , xã hội của các nước là khách

hàng lớn hoặc có nhiều tiềm năng . Chẳng hạn như đối với những nước nghèo thì sản xuất sản phẩm nên chú trọng vào việc giảm chi phí để hạ giá thành sản phẩm , còn đối với những nước giầu thì cần chú ý đến mẫu mã , chất lượng và có thể bán với giá cao , nên hạn chế buôn bán , hợp tác với những nước có tình hình chính trị bất ổn vì sẽ dễ gặp phải tình trạng không thu hồi được nợ , chỉ trừ một số trường hợp như kinh doanh súng đạn hay thuốc men vì đây là những hàng hóa thiết yếu và sẽ đem lại siêu lợi nhuận . Bên cạnh đó ,với những nước có quan hệ ngoại giao tốt đẹp thường xuyên , chúng ta thường có được những ưu đãi về hạn ngạch , thuế quan … và ngược lại Lịch sử , văn hóa mỗi nước cũng là điều cần quan tâm , ta khó có thể hi vọng vào việc xuất khẩu thịt lợn sang những nước theo đạo hồi sẽ đem lại lợi nhuận cao hay việc xuất khẩu thời trang cao cấp như quần áo , giày dép sang thị trường Pháp hay Ytaly sẽ chiếm được thị phần lớn , ngòai ra trào lưu đang thịnh hành , xu hướng tiêu dung đang phổ biến cũng là những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến giỏ hàng hóa nhập khẩu của mỗi nước . Bởi vậy năm nhân tố trên là năm nhân tố tác động gián tiếp nhưng vô cùng mạnh mẽ đến hoạt động thanh toán quốc tế .

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w