1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài giảng Luật thương mại quốc tế: Phần 2 - Nguyễn Minh Nhật

73 70 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Tiếp nội dung phần 1, Bài giảng Luật thương mại quốc tế: Phần 2 cung cấp cho người học những kiến thức như: Thanh toán và tín dụng trong hoạt động thương mại quốc tế; pháp luật về vận tải hàng hóa quốc tế; giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!

Trang 1

CHƯƠNG 5: THANH TOÁN VÀ TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG

MẠI QUỐC TẾ

5.1 Khái niệm và đặc điểm của thanh toán quốc tế

5.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế

Trong hoạt động thương mại quốc tế, do người mua và người bán ở những nước khác nhau, nên vấn đề quan trọng đặt ra là làm thế nào để thực hiện hoạt động thanh toán Người bán sau khi giao hàng, nhận vận đơn vận tải luôn muốn được thanh toán ngay lập tức, tuy nhiên, người mua khi chưa nhận được hàng sẽ chưa muốn thanh toán Người mua có thể chỉ muốn thanh toán sau khi nhận hàng và chắc chắn là hàng

đã đủ số lượng cũng như đạt yêu cầu về chất lượng Cơ chế thanh toán trong trường hợp này cần sự tham gia của bên thứ ba, thường là ngân hàng - giữ vai trò như bên trung gian, để đảm bảo rằng người bán sẽ được thanh toán đúng thời hạn108

Như vậy, có thể hiểu thanh toán quốc tế là quá trình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ cho các mối quan hệ trao đổi quốc tế phát sinh giữa các nước với nhau

5.1.2 Đặc điểm thanh toán quốc tế

Thanh toán quốc tế quốc tế có một số đặc điểm cơ bản sau:

Thanh toán quốc tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu, phục vụ các giao dịch thương mại, đầu tư, hợp tác quốc tế thông qua mạng lưới ngân hàng thế giới

Thanh toán quốc tế khác với thanh toán trong nước là ở đây nó liên quan đến việc trao đổi tiền của quốc gia này lấy tiền của quốc gia khác Vì vậy khi ký kết các hợp đồng mua bán ngoại thương các bên phải thỏa thuận với nhau lấy đồng tiền của nước nào là tiền tệ tính toán và thanh toán trong hợp đồng, đồng thời phải tính toán thận trọng để lựa chọn các biện pháp phòng chống rủi ro khi tỷ giá hối đoái biến động

Thanh toán giữa các nước đều được tiến hành thông qua ngân hàng và không dùng tiền mặt, nếu có thì chỉ trong những trường hợp riêng biệt Do vậy thanh toán quốc tế về bản chất chính là các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế Chúng được hình thành

và phát triển trên cơ sở các hợp đồng ngoại thương và các trao đổi tiền tệ quốc tế

Thanh toán quốc tế được thực hiện dựa trên nền tảng pháp luật và tập quán thương mại quốc tế, đồng thời nó cũng bị chi phối bởi luật pháp của các quốc gia, bởi

108 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội, 2012, tr

912

Trang 2

các chính sách kinh tế, chính sách ngoại thương và chính sách ngoại hối của các quốc gia tham gia trong thanh toán

Tiền tệ trong thanh toán quốc tế thường không phải là tiền mặt mà nó tồn tại dưới hình thức các phương tiện thanh toán như thư chuyển tiền, điện chuyển tiền, hối phiếu, kỳ phiếu và séc ghi bằng ngoại tệ

5.2 Các phương tiện thanh toán quốc tế

Để có thể phát hành séc thì người phát hành séc phải có tiền trong tài khoản của ngân hàng, số tiền trên tờ séc không vượt quá số tiền có trong tài khoản ngân hàng Séc thường được in sẵn theo mẫu để người phát hành séc điền vào Đồng thời, séc chỉ

có giá trị thanh toán trong một thời gian nhất định, thời hạn có hiệu lực của séc được ghi rõ trong tờ séc, thời hạn đó phụ thuộc vào không gian lưu hành séc và phụ thuộc vào luật pháp các nước

5.2.1.2 Các bên liên quan đến séc

- Người ký séc để trả nợ gọi là người phát hành séc

- Ngân hàng thanh toán gọi là bên trả tiền

- Người nhận tiền gọi là người hưởng lợi từ séc

Sau khi séc được phát hành, người có quyền hưởng lợi tờ séc gọi là người cầm séc Séc cũng có thể được chuyển nhượng cho nhiều người liên tiếp thông qua hình thức ký hậu chuyển nhượng trong thời gian tờ séc còn có hiệu lực

5.2.1.3 Nội dung của séc

Tờ séc muốn có hiệu lực phải có những nội dung sau đây:

Trang 3

- Tiêu đề SÉC109 Là một phần quan trọng của séc, nếu không có tiêu đề, ngân hàng sẽ từ chối thực hiện lệnh của người phát hành séc (tiêu đề ngôn ngữ nào thì nội dung phải dùng ngôn ngữ đó)

- Ngày, tháng, năm và địa điểm phát hành séc Yếu tố này giúp xác định thời hạn thanh toán của tờ séc110

- Ngân hàng trả tiền

- Tài khoản của người trả tiền

- Số tiền Ghi rõ ràng, đơn giản số tiền của séc bằng số và bằng chữ (phải thống nhất với nhau) Nếu có sự không thống nhất giữa hai cách ghi đó thì căn cứ vào số tiền ghi bằng chữ

- Tên và địa chỉ người trả tiền

- Tên và chữ ký của người hưởng lợi và tài khoản (nếu có)

- Chữ ký của người phát hành séc

5.2.1.4 Các loại séc

Căn cứ theo cách xác định người thụ hưởng, ta có các loại:

- Séc lệnh: trả tiền cho cá nhân hoặc thực thể có tên ghi trên séc hoặc trả cho bên được chuyển nhượng

- Séc vô danh: trả tiền cho người nắm giữ tờ séc

Căn cứ theo các yêu cầu để đảm bảo an toàn trong thanh toán séc, ta có các loại:

- Séc trơn: mặt sau để trắng hoàn toàn, séc này có thể được ngân hàng trả tiền mặt

- Séc gạch chéo: mặt sau được gạch hai đường chéo song song, séc này chỉ có thể được trả tiền bằng hình thức ghi có vào tài khoản của người thụ hưởng tại ngân hàng

- Séc gạch chéo đặc biệt: mặt trước hoặc mặt sau của tờ séc được gạch hai đường chéo song song, giữa hai đường chéo là tên ngân hàng hoặc cả chi nhánh ngân hàng Séc này chỉ có thể được nộp vào ngân hàng hay chi nhánh ngân hàng ghi trên

đó Ngoài ra séc gạch chéo đặc biệt cũng có thể ghi tên ngân hàng nhờ thu để thuận tiện cho việc giải quyết khi séc bị ngân hàng thanh toán từ chối thanh toán

109 Tiếng Việt là Séc, Tiếng Anh là Cheque hoặc Check

110 Theo Luật các công cụ chuyển nhượng 2005 của Việt Nam thì thời hạn xuất trình séc là 30 ngày, Khoản 1 Điều

69 Theo Công ước Geneva về Séc 1931 thì thời hạn có hiệu lực là 8 ngày làm việc trong phạm vi quốc gia, 20 ngày làm việc trong phạm vi các nước cùng một châu lục, 70 ngày làm việc nếu séc lưu hành giữa các nước có phạm vi ngoài châu lục

Trang 4

Căn cứ theo mức độ đảm bảo sẽ nhận được tiền cho người thụ hưởng, ta còn có:

- Séc ngân hàng (hay séc tiền mặt): là séc do ngân hàng phát hành nên người thụ hưởng sẽ được đảm bảo thanh toán trừ trường hợp phát hiện ra tờ séc đã bị gian lận Sở dĩ nó được gọi là séc tiền mặt vì có giá trị gần như tiền mặt do sẽ được thanh toán ngay

- Séc bảo chi: là một tờ séc được ngân hàng của người phát hành đảm bảo rằng tài khoản của người đó có đủ tiền để được trích ra khi thanh toán Trong trường hợp này, ngân hàng thường ghi hoặc đóng dấu bảo chi lên tờ séc

5.2.2 Hối phiếu (Bill of Exchanfe)

5.2.2.1 Khái niệm

Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho một người yêu cầu người này khi nhận tờ phiếu phải trả ngay, hoặc phải ký chấp nhận trả tiền ghi trên hối phiếu tại một ngày xác định trong tương lai cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm tờ phiếu

5.2.2.1 Các bên tham gia hối phiếu

- Người ký phát hối phiếu (drawer): Là người xuất khẩu, người cung ứng các

dịch vụ liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa

Trách nhiệm của người ký phát: Ký phát hối phiếu đúng luật, ký tên vào góc phải mặt trước của hối phiếu Khi hối phiếu bị từ chối trả tiền thì người ký phát phải hoàn trả lại tiền cho những người hưởng lợi từ hối phiếu đó, trừ trường hợp đó là loại hối phiếu miễn truy đòi lại người ký phát hối phiếu

Quyền lợi của người ký phát: Hưởng lợi số tiền ghi trên hối phiếu, có thể chuyển nhượng quyền hưởng lợi đó cho người khác

- Người trả tiền hối phiếu: Là người nhập khẩu hàng hay người sử dụng các

dịch vụ liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa

Trách nhiệm của người trả tiền: Trả tiền hối phiếu theo đúng quy định ghi trên hối phiếu Nếu là hối phiếu có kỳ hạn, người trả tiền phải ký chấp nhận trả tiền hối phiếu khi nhìn thấy hối phiếu Việc chấp nhận là vô điều kiện theo quy định của ULB111

Quyền lợi của người trả tiền: Người trả tiền có quyền từ chối trả tiền từ hối phiếu khi chưa ký chấp nhận, tuy nhiên việc từ chối này phải phù hợp với ULB

111 Công ước quốc tế đầu tiên giải thích hối phiếu ký năm 1930 tại Geneve là “Luật thống nhất về hối phiếu và kỳ” (Uniform Law for Bill of Exchange – ULB)

Trang 5

- Người hưởng lợi hối phiếu: Là người có quyền nhận số tiền của hối phiếu

Người hưởng lợi của hối phiếu có thể là người ký phát hối phiếu hoặc có thể là người khác do người ký phát hối phiếu chỉ định hoặc do người hưởng lợi chuyển nhượng quyền hưởng lợi của mình cho người đó bằng thủ tục ký hậu112

- Người chuyển nhượng hối phiếu: Là người mang quyền hưởng lợi hối phiếu

của mình chuyển cho người khác bằng thủ tục ký hậu Như vậy, người chuyển nhượng đầu tiên là người ký phát hối phiếu

- Người cầm phiếu: Là người có quyền nhận tiền hối phiếu khi hối phiếu được

trả tiền, người cầm phiếu là người ký phát hối phiếu nếu người này không chuyển nhượng cho ai Đối với hối phiếu được chuyển nhượng, người cầm hối phiếu là người cuối cùng được chuyển nhượng

5.2.2.2 Các nội dung của hối phiếu

Hối phiếu được lập thành văn bản, có thể được in sẵn hoặc đánh máy và được

sử dụng bằng một ngôn ngữ thống nhất, tiếng Anh thường được dùng để lập hối phiếu Hối phiếu được lập bằng nhiều thứ tiếng, viết bằng bút chì, hoặc bằng mực mờ đều không có giá trị Theo Luật thống nhất về hối phiếu (ULB), hối phiếu có giá trị pháp lý khi có các nội dung sau113:

- Tiêu đề hối phiếu: phải ghi chữ Hối phiếu (Bill of Exchange)

- Ðịa điểm ký phát hối phiếu Trong trường hợp hối phiếu không ghi địa điểm

ký phát thì địa chỉ ghi bên cạnh tên người ký phát là địa điểm thành lập hối phiếu

- Ðịa điểm trả tiền Nếu trên hối phiếu không ghi địa điểm trả tiền thì địa chỉ ghi bên cạnh người trả tiền là địa điểm trả tiền của hối phiếu

- Trên hối phiếu phải ghi rõ: Trả theo lệnh của … (Pay to the order of…)

- Số tiền và loại tiền Số tiền phải ghi rõ ràng, đơn giản, đúng tập quán quốc tế, được ghi cả bằng số và bằng chữ Chú ý, nếu số tiền ghi bằng số và bằng chữ khác nhau thì căn cứ vào số tiền ghi bằng chữ

- Kỳ hạn trả tiền của hối phiếu114:

+ Trả tiền ngay: hối phiếu ghi: Trả ngay khi nhìn thấy bản thứ nhất (hai) của hối phiếu này ( At … sight of first (second) Bill of Exchange)

+ Trả tiền sau: Trả sau một số ngày kể từ ngày nhận hối phiếu: Trả 30 ngày sau khi nhìn thấy (At 30 days after sight); Trả sau một số ngày kể từ ngày giao hàng: Trả

112 Người có quyền hưởng lợi chuyển quyền này cho người khác bằng thủ tục ký phía sau của hối phiếu

113 Điều 1, Luật thống nhất Geneva về hối phiếu và kỳ phiếu 1930

114 Điều 33, Luật thống nhất Geneva về hối phiếu và kỳ phiếu 1930

Trang 6

.30 ngày sau khi ký vận đơn (At 30 days after Bill of Lading date); Trả sau một số ngày kể từ ngày kí phát hối phiếu: Trả sau 30 ngày kể từ ngày kí phát hối phiếu (At.30 days after Bill of Exchange date)

- Người hưởng lợi hối phiếu Ghi đầy đủ họ tên và địa chỉ của người hưởng lợi Ðối với hối phiếu thương mại, người hưởng lợi là người xuất khẩu và cũng có thể là một người khác do người hưởng lợi chỉ định

- Người trả tiền hối phiếu: Ghi đầy đủ họ tên và địa chỉ của người trả tiền của hối phiếu vào góc dưới bên trái của hối phiếu

- Người ký phát hối phiếu Người ký phát hối phiếu phải ký tên ở góc dưới bên phải của tờ hối phiếu bằng chữ ký thông dụng trong giao dịch Các chữ ký dưới dạng

in, photocopy và đóng dấu… mà không phải viết tay đều không có giá trị pháp lý.Việc

ký phát hối phiếu không loại trừ sự uỷ quyền Người được uỷ quyền ký phát hối phiếu phải thể hiện sự uỷ quyền ngay bên cạnh chữ ký của mình Ngôn ngữ của hối phiếu là ngôn ngữ nào thì ngôn ngữ thể hiện sự uỷ quyền phải là ngôn ngữ ấy, điều quy định này tạo điều kiện dễ dàng cho người có liên quan đến hối phiếu thấy có sự uỷ quyền

về việc thành lập hối phiếu đó

Căn cứ vào thời hạn trả tiền hối phiếu thì hối phiếu có ba loại sau:

- Hối phiếu trả tiền ngay: Người trả tiền khi nhìn thấy hối phiếu này do người cầm hối phiếu xuất trình thì trả tiền ngay cho họ

- Hối phiếu trả tiền ngay sau một số ngày nhất định: Thời gian thường là 5 đến

7 ngày, người trả tiền khi nhìn thấy hối phiếu này do người cầm hối phiếu xuất trình thì chấp nhận trả tiền, sau đó từ 5 đến 7 ngày thì trả tiền cho hối phiếu đó

- Hối phiếu có kỳ hạn: Sau một thời gian nhất định ghi trên hối phiếu, người trả tiền phải trả tiền, hoặc tính từ ngày ký phát hối phiếu hoặc tính từ ngày hoặc từ một ngày quy định cụ thể

Căn cứ vào việc hối phiếu có kèm chứng từ hay không, ta có hai loại hối phiếu là:

- Hối phiếu trơn: Loại hối phiếu này khi gửi đến người trả tiền nhưng không kèm theo chứng từ hàng hóa Loại hối phiếu này thường dùng để thu tiền cước phí vận tải, bảo hiểm, hoa hồng…hoặc dùng đòi tiền những thương nhân đáng tin cậy, đối tác

có quan hệ thương mại thường xuyên

115 Theo quy định tại Khoản 2, 3 Điều 4, Luật các công cụ chuyển nhượng Việt Nam 2005 thì có hai loại hối phiếu là hối phiếu đòi nợ và hối phiếu nhận nợ

Trang 7

- Hối phiếu kèm chứng từ: Loại hối phiếu này được gửi đến cho người nhập khẩu cùng với chứng từ hàng hóa

Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng của hối phiếu ta có hai loại sau:

- Hối phiếu đích danh: Là loại hối phiếu ghi rõ tên người hưởng lợi Hối phiếu đích danh không chuyển nhượng được theo thủ tục ký hậu

- Hối phiếu theo lệnh: Là hối phiếu ghi trả theo lệnh của người hưởng lợi hối phiếu Hối phiếu theo lệnh được chuyển nhượng theo hình thức ký hậu Đây là hình thức hối phiếu được sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế

Căn cứ vào người ký phát hối phiếu, ta có hai loại sau:

- Hối phiếu thương mại: Là hối phiếu do người xuất khẩu ký phát đòi tiền người nhập khẩu trong nghiệp vụ về thanh toán hàng hóa xuất khẩu hoặc cung ứng hàng hóa lẫn nhau

- Hối phiếu ngân hàng: Là loại hối phiếu do ngân hàng phát hành ra lệnh cho ngân hàng chi nhánh của mình thanh toán một số tiền nhất định cho người hưởng lợi ghi trên hối phiếu

5.2.3 Kỳ phiếu (Promissory note)

5.2.3.1 Khái niệm

Khác với hối phiếu, kỳ phiếu do con nợ lập để cam kết đến thời hạn nhất định

sẽ trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác ghi trong kỳ phiếu đó

Kỳ phiếu có thể do một hay nhiều người cùng phát hành để cam kết thanh toán cho một hoặc nhiều người hưởng lợi

Kỳ phiếu cần có sự bảo lãnh của ngân hàng hay của công ty tài chính, việc bảo lãnh này nhằm mục đích đảm bảo khả năng thanh toán của kỳ phiếu

Kỳ phiếu chỉ có một bản chính được phát ra do con nợ phát hành cho người thụ hưởng

5.2.3.2 Các bên tham gia kỳ phiếu

- Người phát hành: Là người lập và phát hành kỳ phiếu, người phát hành có

nghĩa vụ thanh toán số tiền ghi trên kỳ phiếu cho người thụ hưởng cho đến hạn thanh toán Nếu giao dịch cơ sở là hợp đồng mua bán thì người phát hành là người mua Nếu giao dịch cơ sở là hợp đồng cung ứng dịch vụ thì người phát hành là người nhận cung ứng dịch vụ

Trang 8

- Người hưởng lợi: Là người được quy định trên kỳ phiếu theo chỉ định của người lập phiếu hoặc là người thứ ba theo lệnh của người này

5.2.3.3 Nội dung kỳ phiếu

Một kỳ phiếu đảm bảo có giá trị phải bao gồm các nội dung sau:

- Phải ghi rõ tên “Kỳ phiếu” ở mặt trước của kỳ phiếu

- Cam kết chi trả không điều kiện một số tiền nhất định

- Thời hạn thanh toán

- Địa điểm thanh toán

- Tên và địa chỉ người thụ hưởng

- Địa điểm và ngày ký phát

- Tên, địa chỉ và chữ ký của người ký phát

5.3 Các phương thức thanh toán quốc tế

Các phương thức thanh toán quốc tế là các phương pháp thu tiền của người bán, cũng như là các phương pháp trả tiền của người mua Trong buôn bán, người ta có thể dùng nhiều cách, nhưng lựa chọn cách nào thì cũng xuất phát từ yêu cầu của người bán là thu tiền nhanh, đúng và đầy đủ, còn người mua là nhận được hàng đúng số lượng, chủng loại, chất lượng và đúng hạn

5.3.1 Phương thức chuyển tiền (Remittanve)

Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản trong thanh toán quốc tế Phương thức này được thực hiện bằng cách là người mua (người nhập khẩu) thông qua ngân hàng để gửi trả tiền cho người bán (người xuất khẩu) Phương thức này ít được dùng trong thanh toán quốc tế bởi vì nó phụ thuộc nhiều vào thiện chí của người mua và không đảm bảo được quyền lợi của người bán Chỉ trong các trường hợp như trả tiền ứng trước hay trả tiền hoa hồng, hay các hợp đồng được thực hiện giữa các đối tác lâu năm và uy tín thì người ta mới áp dụng phương thức này Phương tiện thanh toán được dùng trong phương thức chuyển tiền bao gồm:

- Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer – T/T)

Chuyển tiền bằng điện tốc độ nhanh, nhưng chi phí cao Ngày nay khi tham gia mạng SWITF116 thì hầu hết chuyển tiền được thực hiện trên mạng SWITF

- Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer – M/T)

116 SWIFT (Society for Worldwide Interbank and Financial Telecommunication) là Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế, được thành lập cách đây hơn 35 năm với 239 ngân hàng trên 15 nước tham gia Hiện nay, SWIFT đã liên kết hơn 9.000 tổ chức tài chính trên 209 quốc gia và vùng lãnh thổ

Trang 9

Chuyển tiền bằng thư chi phí thấp hơn chuyển tiền bằng điện, song tốc độ lại chậm hơn Chuyển tiền bằng điện thì người chuyển tiền không bị động vốn lâu ngày, nhưng tỷ giá ngoại tệ áp dụng trong điện hối cao hơn tỷ giá ngoại tệ trong thư hối

5.3.2 Phương thức nhờ thu (Colleotion of payment)

Phương thức thanh toán nhờ thu được điều chỉnh bởi bản “Quy tắc thông nhất

về nhờ thu chứng từ thương mại – URC 522” do Phòng thương mại quốc tế Paris ban hành, bản sửa đổi năm 1995 Muốn áp dụng phương thức này các bên phải thỏa thuận thống nhất và đưa vào trong hợp đồng Phương thức thanh toán nhờ thu là một phương thức thanh toán quốc tế trong đó người xuất khẩu (người bán) sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, hoặc cung ứng dịch vụ cho người nhập khẩu (người mua), uỷ thác cho Ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu nước ngoài, trên cơ sở hối phiếu do người xuất khẩu ký phát

5.3.2.1 Nội dung quy trình phương thức thanh toán nhờ thu

(1) Căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoại thương, người xuất khẩu tiến hành gửi hàng cho người nhập

(2) Ngay sau khi đã gửi hàng ra nước ngoài, người xuất khẩu lập bộ chứng từ, phát hành hối phiếu và gửi cho ngân hàng phục vụ mình để nhờ ngân hàng thu hộ tiền

(3) Nhận đựơc bộ chứng từ hàng hoá, hối phiếu do người xuất khẩu gửi tới, ngân hàng xuất khẩu tiến hành kiểm tra chứng từ và lập thư uỷ nhiệm, rồi gửi các chứng từ ấy cho ngân hàng nước người nhập khẩu

(4) Nhận được các chứng từ từ ngân hàng xuất khẩu, ngân hàng nhập khẩu phải kiểm tra những nội dung trên các chứng từ đó, rồi thông báo cho người nhập khẩu biết

(5) Sau khi đựơc thông báo về bộ chứng từ do người xuất khẩu gửi tới Nếu nhất trí, thì người nhập khẩu phải chấp nhận trả tiền hối phiếu hoặc trả tiền ngay bộ chứng từ đó

(6) Sau khi đã được người nhập khẩu trả tiền, ngân hàng nhập khẩu làm thủ tục chuyển trả số tiền ấy cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng xuất khẩu

(7) Khi đã nhận được tiền do ngân hàng nhập khẩu chuyển tiền đến, ngân hàng xuất khẩu trả số tiền đó cho người xuất khẩu

Trong thanh toán uỷ thác thu, nếu người xuất khẩu không thực hiện trọn vẹn và đầy đủ các cam kết với người nhập khẩu trong hợp đồng mua bán ngoại thương thì người nhập khẩu có quyền từ chối thanh toán (một phần hay toàn bộ) số tiền trên giấy đòi tiền của người xuất khẩu Trong phương thức này, người xuất khẩu thông qua ngân hàng chỉ khống chế được quyền định đoạt hàng hoá, mà không khống chế được việc

Trang 10

trả tiền của người nhập khẩu Người nhập khẩu có thể bằng cách chưa nhận bộ chứng

từ hàng hoá, để kéo dài việc trả tiền cho người xuất khẩu, hoặc có thể không trả tiền khi tình hình thị trường bất lợi cho họ Đối với hình thức thanh toán uỷ nhiệm thu, ngân hàng chỉ là người trung gian thu hộ tiền cho người xuất khẩu, còn không có trách nhiệm với việc trả tiền của người nhập khẩu Hình thức này tuy về thủ tục có phần đơn giản song việc trả tiền còn chậm

5.3.2.1 Các loại của phương thức nhờ thu

Phương thức nhờ thu có hai loại là nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ

- Nhờ thu phiếu trơn: Nhờ thu phiếu trơn là hình thức nhờ thu không kèm chứng từ, theo đó việc đòi tiền chỉ dựa trên chứng từ đòi tiền là hối phiếu do người xuất khẩu ký phát, mà không kèm theo các chứng từ hàng hoá, thì được gọi là nhờ thu phiếu trơn Loại này thường được dùng trong thanh toán tiền chi trả về dịch vụ, cước phí bảo hiểm, tiền phạt, tiền bồi thường

Phương thức thanh toán này không thích hợp trong thanh toán quốc tế bởi nếu người mua không tốt thì có thể nhận hàng nhưng lại gây khó khăn trong việc trả tiền cho người bán, hay người mua trả tiền (đối với hối phiếu trả tiền ngay) nhưng họ không biết người bán giao hàng như thế nào vì không có chứng từ gửi kèm theo hối phiếu Chính vì vậy, trong thanh toán quốc tế phương thức này ít sử dụng

- Nhờ thu kèm chứng từ: Đây là trường hợp người bán chuyển cho ngân hàng hối phiếu cùng với một bộ chứng từ gửi hàng để nhờ thu tiền ở người mua với điều kiện là người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiến hối phiếu thì ngân hàng mới giao toàn bộ chứng từ để đi nhập hàng Phương thức này giúp người xuất khẩu giữ quyền kiểm soát hàng hóa cho đến khi được thanh toán hoặc bảo đảm thanh toán Nói chung, người xuất khẩu giao hàng hóa và sau đó lập các chứng từ thương mại như hóa đơn và chứng từ sở hữu, sau đó gửi chứng từ kèm với hối phiếu cho ngân hàng đại diện cho người xuất khẩu Ngân hàng sẽ chỉ giao chứng từ sở hữu cho người nhập khẩu nếu người nhập khấu thanh toán hối phiếu hoặc chấp nhận thanh toán vào một thời điểm trong tương lai, có hai trường hợp:

thức này được áp dụng trong trường hợp người mua hàng trả tiền ngay Người bán, sau khi giao hàng, lập đầy đủ các chứng từ cần thiết mang đến ngân hàng nhờ thu hộ Ngân hàng này chọn đại lý ở nước người mua để thu hộ số tiền đó Ngân hàng đại lý báo cho người mua và chỉ trao chứng từ cho người mua đi nhận hàng nếu người mua đến trả tiền ngay hối phiếu đó Sau khi thu được tiền, ngân hàng đại lý chuyển số tiền nhờ thu cho ngân hàng ủy thác để giao cho người bán, đồng thời thu thủ tục phí thu hộ

và các chi phí khác liên quan Chi phí này, thông thường do người bán chịu

Trang 11

Nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ (Documents against acceptance – D/A):

Phương thức này được sử dụng trong trường hợp bán hàng với điều kiện cấp tín dụng cho người mua Trình tự tiến hành và nội dung giống như ở nhờ thu trả tiền đổi chứng

từ (D/P), chỉ khác là người nhập khẩu chấp nhận trả tiền hối phiếu (có kỳ hạn) để nhận chứng từ sở hữu hàng hóa để đi nhận hàng Bằng việc chấp nhận hối phiếu, người nhập khẩu công nhận trách nhiệm thanh toán hợp pháp và vô điều kiện theo các điều kiện của hối phiếu Hối phiếu có chữ ký chấp nhận của người mua được ngân hàng chuyển cho người bán, đến khi hối phiếu đến hạn thì người mua phải trả tiền cho người bán

5.3.3 Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary credits)

Phương thức thanh toán tín dụng117 chứng từ là một thỏa thuận, trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một trong những phương thức thanh toán quốc tế hiện nay đang được sử dụng khá phổ biến Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được thực hiện theo “Qui tắc thực hành thống nhất cho phương thức thanh toán tín dụng chứng từ” (Uniform Customs and Practice for Documentary Credit – UCP – DC) do Phòng thương mại quốc tế (ICC) ban hành Văn bản UCP đầu tiên được xuất bản năm 1933, văn bản này được kiểm tra, tổng kết theo định kỳ và được sửa đổi bổ sung nhiều lần vào các năm : 1951,1962,1974,1983, 1993, bản sửa đổi mới nhất đã được Ủy ban Ngân hàng của ICC phê chuẩn tại cuộc họp ở Paris vào ngày 25/10/2006 Bản sửa đổi mới này, gọi là UCP600, đã chính thức bắt đầu hiệu lực từ ngày 01/7/2007

UCP cũng là một bản quy định linh hoạt hơn nhiều so với bất kỳ luật quốc gia hay một văn bản luật quốc tế nào khác118 trong việc thanh toán bằng tín dụng chứng

từ UCP không phải là luật bắt buộc mà chỉ áp dụng khi các ngân hàng tự nguyện đưa UCP vào các hợp đồng từ đó hình thành nên các quan hệ tính dụng Về cơ bản, UCP là

sự thể chế hóa các tập quán thông lệ thương mại quốc tế, dựa trên kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại, người xuất khẩu và người nhập khẩu Hiện nay ở Việt Nam,

117 Theo Điều 2 UCP 2006 thì Tín dụng là một thỏa thuận, dù cho được mô tả hay đặt tên như thế nào nhưng không thể hủy bỏ và do đó là một cam kết chắc chắn của ngân hàng phát hành về việc thanh toán cho một xuất trình phù hợp

118 Trần Thị Hòa Bình, Trần Văn Nam, Giáo trình Luật thương mại quốc tế, NXB Lao động xã hội, Hà Nội, 2005, tr

292

Trang 12

các ngân hàng thương mại và các đơn vị kinh doanh ngoại thương đã thống nhất sử dụng bản quy tắc UCP để điều chỉnh các quan hệ áp dụng thư tín dụng quốc tế giữa Việt Nam và nước ngoài

5.3.3.1 Các bên tham gia vào phương thức thanh toán tín dụng chứng từ:

- Người yêu cầu mở thư tín dụng119 : người mua, người nhập khẩu, người phải trích tài khoản của mình để thanh toán

- Ngân hàng phát hành120: Ngân hàng phát hành còn được gọi là ngân hàng mở thư tín dụng là ngân hàng phát hành thư tín dụng theo yêu cầu của người nhập khẩu

- Ngân hàng thông báo121: Có thể là một ngân hàng đại diện hoặc là chi nhánh của ngân hàng mở thư tín dụng đặt tại nước người xuất khẩu

- Người hưởng lợi122: Người xuất khẩu, người bán hàng hóa hay người ký phát hối phiếu được hưởng lợi thư tín dụng do người nhập khẩu mở

Trong một số trường hợp, người xuất khẩu muốn giảm rủi ro và yêu cầu sử dụng các loại thư tín dụng có xác nhận thì có các ngân hàng xác nhận thư tín dụng và ngân hàng thanh toán thư tín dụng

5.3.3.2 Trình tự thực hiện phương thức thanh toán tính dụng chứng từ

- Người mua và người bán ký một hợp đồng mua bán hàng hóa

- Người mua, căn cứ vào hợp đồng, làm đơn xin mở một thư tín dụng (Letter of Credit – L/C) tại một ngân hàng nhất định mà hai bên trong hợp đồng mua bán đã thỏa thuận trong hợp đồng, yêu cầu ngân hàng này trả tiền cho người bán nếu người bán nộp đủ bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện quy định trong thư tín dụng

- Ngân hàng mở thư tín dụng, căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng, mở thư tín dụng và thông qua ngân hàng nước ngoài thông báo cho người bán biết về thư tín dụng

đó rồi gửi bản chính của thư tín dụng cho người bán

- Người bán kiểm tra kỹ nội dung của thư tín dụng, nếu chấp thuận thì giao hàng hóa cho người mua theo thư tín dụng, nếu không chấp thuận hoặc cần phải sửa đổi hoặc bổ sung những nội dung trong thư tín dụng thì người bán điện cho người mua hoặc cho ngân hàng mở thư tín dụng để ngân hàng đề nghị người mua sửa thư tín dụng Mọi nội dung sửa đổi phải có sự xác nhận của ngân hàng mở thư tín dụng thì

Trang 13

mới có hiệu lực Văn bản sửa đổi trở thành một bộ phận cấu thành không thể tách rời của thư tín dụng cũ và hủy bỏ nội dung cũ

- Sau khi hoàn thành việc giao hàng, người bán lập bộ chứng từ thanh toán đưa đến ngân hàng trong thời hạn xuất trình chứng từ

- Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán cho ngân hàng mở thư tín dụng để ngân hàng này trả tiền cho người bán Nếu ngân hàng thông báo đồng thời

là ngân hàng trả tiền thì sẽ tiến hành trả tiền cho người bán và trả toàn bộ chứng từ cho ngân hàng mở thư tín dụng Ngân hàng này sẽ hoàn lại số tiền đã trả cho ngân hàng thông báo

- Ngân hàng mở thư tín dụng chuyển giao toàn bộ chứng từ hàng hóa cho người mua để người mua đi nhận hàng, đồng thời thu hồi lại ở người mua số tiền đã trả cho người bán

5.3.3.3 Nội dung của thư tín dụng

Một thư tín dụng thường có các nội dung chủ yếu sau:

- Số hiệu của thư tín dụng

- Loại thư tín dụng

- Tên và địa chỉ người yêu cầu mở thư tín dụng

- Tên và địa chỉ của ngân hàng mở thư tín dụng

- Tên và địa chỉ của người hưởng lợi thư tín dụng

- Số tiền (bằng số và chữ của thư tín dụng)

- Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng

- Thời hạn trả tiền

- Thời hạn xuất trình chứng từ

- Ngân hàng trả tiền

- Thời hạn giao hàng, nơi gửi hàng, nơi hàng đến

- Tên hàng, quy cách, phẩm chất hàng hóa, giá cả, đơn vị, bao bì, ký mã hiệu, số lượng và trọng lượng, điều kiện, cơ sở giao hàng

Trang 14

5.3.3.4 Các loại thư tín dụng

- Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C): Là một thư tín dụng mà sau

khi được mở thì tổ chức nhập khẩu có thể sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào

mà không cần báo trước cho người hưởng lợi L/C Loại thư tín dụng này ít được sử dụng bởi vì L/C có thể hủy bỏ chỉ là một lời hứa không có cam kết đảm bảo một cách chắc chắn

- Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable letter of credit): Là loại thư tín

dụng mà sau khi được mở thì ngân hàng mở L/C phải chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho tổ chức xuất khẩu và tổ chức nhập khẩu sẽ không được tự ý sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ những nội dung của L/C nếu không có sự đồng ý của tổ chức xuất khẩu Loại L/C không hủy ngang đảm bảo quyền lợi cho bên xuất khẩu và hiện nay đang được sử dụng phổ biến Một điểm cần chú ý rằng nếu L/C không ghi là hủy hay không được hủy bỏ, thì nó đương nhiên được thừa nhận là không thể hủy bỏ123

- Thư tín dụng trả ngay (L/C at sight): Là loại thư tín dụng trong đó người xuất

khẩu sẽ được thanh toán ngay khi xuất trình các chứng từ phù hợp với điều khoản quy định trong thư tín dụng tại ngân hàng chỉ định thanh toán Trong trường hợp này người xuất khẩu sẽ ký phát hối phiếu trả ngay để yêu cầu thanh toán

- Thư tín dụng trả chậm (Deffered payment L/C): Là loại thư tín dụng không

hủy ngang trong đó quy định ngân hàng mở L/C cam kết với người hưởng lợi sẽ thanh toán toàn bộ số tiền L/C vào thời hạn cụ thể trong tương lai ghi trên L/C sau khi nhận được chứng từ và không cần hối phiếu Khi chỉ định một ngân hàng thanh toán trả chậm, ngân hàng phát hành cho phép ngân hàng đó thực hiện thanh toán bộ chứng từ được xuất trình phù hợp với quy định trong thư tín dụng vào một thời điểm xác định trong tương lai đã nêu trong thư tín dụng Đồng thời, ngân hàng phát hành cũng cam kết bồi hoàn cho ngân hàng thanh toán đúng thời hạn

- Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận (Confirmed irrevocable letter

of credit): Là loại thư tín dụng không thể hủy ngang và được một ngân hàng thứ ba

đứng ra bảo đảm việc trả tiền theo thư tín dụng đó cùng với ngân hàng mở L/C Điều

đó có nghĩa là ngân hàng xác nhận chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho người xuất khẩu, nếu như ngân hàng mở thư tín dụng không trả tiền được Sở dĩ có loại thư tín dụng này là do phòng trường hợp tổ chức xuất khẩu không hoàn toàn tin tưởng vào nhà nhập khẩu cũng như ngân hàng mở L/C và giá trị L/C tương đối lớn

- Thư tín dụng không thể hủy ngang và không được truy đòi lại tiền (Irrevocable without recourse letter of credit): Là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ

123 Điều 3 UCP 600

Trang 15

trong đó quy định ngân hàng mở L/C sau khi đã thanh toán cho tổ chức xuất khẩu thì không được quyền truy đòi lại tiền với bất cứ lý do nào Khi sử dụng loại L/C này tổ chức xuất khẩu khi ký phát hối phiếu phải ghi câu “không được truy đòi lại tiền người

ký phát” (Without recourse to drawers)

-Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving letter of credit): Là loại L/C không thể hủy

bỏ, sau khi sử dụng hết kim ngạch hoặc hết hiệu lực của L/C thì nó có lại tự động có giá trị như cũ và cứ như vậy L/C tuần hoàn đến khi nào hoàn tất trị giá hợp đồng Loại L/C này thường được áp dụng khi hai bên xuất khẩu và nhập khẩu có quan hệ thường xuyên và đối tượng thanh toán không thay đổi Nếu sử dụng L/C này tổ chức nhập khẩu sẽ không bị động vốn và giảm được phí tổn do việc mở L/C

- Thư tín dụng giáp lưng (Back to back letter of credit): Là loại thư tín dụng

không thể hủy bỏ do người xuất khẩu yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành một thư tín dụng phát hành một thư tín dụng khác cho người khác hưởng căn cứ vào một thư tín dụng đã được phát hành trước đó làm đảm bảo Loại thư tín dụng này thường được sử dụng trong những trường hợp như L/C gốc (Master L/C) không cho phép chuyển nhượng, khi các chứng từ cần có theo L/C gốc không trùng hợp với các chứng

từ của L/C thứ hai, hay khi người trung gian muốn bí mật một số thông tin Nội dung thư tín dụng gốc và thư tín dụng thứ hai hoàn toàn độc lập với nhau Nghiệp vụ thư tín dụng giáp lưng rất phức tạp, đòi hỏi phải có sự kết hợp khéo léo và chính xác các điều kiện của thư tín dụng gốc và thư tín dụng giáp lưng Loại thư tín dụng này thường được sử dụng trong mua bán hàng hóa trung gian

- Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C): Là lọai L/C không thể hủy bỏ, chỉ có

giá trị khi một L/C khác đối ứng với nó được mở Loại L/C đối ứng được sử dụng trên

cơ sở hàng đổi hàng hoặc gia công hàng hóa

- Thư tín dụng với điều khoản đỏ (Red clause L/C): Là loại thư tín dụng có điều

khoản đặc biệt, trong đó người yêu cầu phát hành thư tín dụng thông qua ngân hàng phát hành đồng ý cho phép tổ chức xuất khẩu được quyền tháo khoán trước một số tiền nhất định trước khi họ xuất trình đầy đủ chứng từ hợp lệ theo đúng thời gian quy định Loại thư tín dụng này thường được sử dụng trong quan hệ mua bán giữa hai công

ty mẹ - con, tài trợ cho người xuất khẩu để chuẩn bị hàng hóa

- Thư tín dụng dự phòng (Stand – by L/C): Để đảm bảo quyền lợi cho người

nhập khẩu tránh trường hợp người xuất khẩu không giao hàng đúng hợp đồng, đơn vị nhập khẩu yêu cầu đơn vị xuất khẩu mở một thư tín dụng dự phòng trong đó cam kết Ngân hàng mở thư tín dụng dự phòng sẽ thanh toán tiền đền bù thiệt hại cho đơn vị nhập khẩu nếu người xuất khẩu không đảm bảo nghĩa vụ giao hàng theo thư tín dụng quy định

Trang 16

- L/C có thể chuyển nhượng được (Irrevocable Tranferable L/C): Là loại L/C

không thể hủy ngang, trong đó quy định quyền được chuyển nhượng một phần hay toàn bộ trị giá L/C cho một hay nhiều người khác theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên Tuy nhiên việc chuyển nhượng chỉ được phép tiến hành một lần, do vậy không thể chuyển nhượng theo yêu cầu của người hưởng lợi thứ hai cho bất kỳ người hưởng lợi thứ ba nào khác Điều đó có nghĩa là chỉ cho phép tái chuyển nhượng cho người thứ nhất trừ khi trong L/C có quy định không hạn chế chuyển nhượng124

5.3.3.4 Ưu nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ

Ưu điểm

- Đối với người mua: Phương thức thanh toán L/C giúp người mua có thể mở

rộng nguồn cung cấp hàng hoá cho mình mà không phải tốn thời gian, công sức trong việc tìm đối tác uy tín và tin cậy Bởi lẽ, hầu hết các giấy tờ chứng từ đều được ngân hàng đối tác kiểm tra và chịu trách nhiệm hoàn toàn về sai sót này Người mua được đảm bảo về mặt tài chính rằng bên bán giao hàng thì mới phải trả tiền hàng Ngoài ra, các khoản ký quỹ mở L/C cũng được hưởng lãi theo quy định

- Đối với người bán: Người bán hoàn toàn được đảm bảo thanh toán với bộ

chứng từ hợp lệ Việc thanh toán không phụ thuộc vào nhà nhập khẩu Người bán sau khi giao hàng tiến hành lập bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản của L/C sẽ được thanh toán bất kể trường hợp người mua không có khả năng thanh toán Do vậy, nhà xuất khẩu sẽ thu hồi vốn nhanh chóng, không bị ứ đọng vốn trong thời gian thanh toán

- Đối với ngân hàng phát hành: Thực hiện nghĩa vụ thanh toán này, ngân hàng

thu được các khoản phí thủ tục, ngoài ra, ngân hàng còn thu hút được một khoản tiền khá lớn (khi có ký quỹ) Khi thực hiện nghiệp vụ này, ngân hàng còn thực hiện được một số nghiệp vụ khác như cho vay xuất khẩu, bảo lãnh, xác nhận, mua bán ngoại tệ Hơn nữa, thông qua nghiệp vụ này uy tín và vai trò của ngân hàng trên thị trương tài chính quốc tế được củng cố và mở rộng

Nhược điểm

Có thể nói, thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ là hình thức thanh toán an toàn và phổ biến nhất trong thương mại quốc tế hiện nay Hình thức này có nhiều ưu việt hơn hẳn các hình thức thanh toán quốc tế khác Tuy nhiên, nó cũng không tránh khỏi những nhược điểm Nhược điểm lớn nhất của hình thức thanh toán này là quy trình thanh toán rất tỷ mỷ, máy móc, các bên tiến hành đều rất thận trọng trong khâu lập và kiểm tra chứng từ Chỉ cần có một sai sót nhỏ trong việc lập và kiểm

124 Điều 38 UCP 600

Trang 17

tra chứng từ cũng là nguyên nhân để từ chối thanh toán Đối với ngân hàng phát hành, sai sót trong việc kiểm tra chứng từ cũng dẫn đến hậu quả rất lớn

Trang 18

CHƯƠNG 6: PHÁP LUẬT VỀ VẬN TẢI HÀNG HÓA QUỐC TẾ

6.1 Khái niệm chung về hợp đồng chuyên chở hàng hóa quốc tế

6.1.1 Khái niệm

Hợp đồng chuyên chở hàng hóa quốc tế là sự thỏa thuận được ký kết giữa người chuyên chở và người thuê chở trong đó người chuyên chở cam kết vận chuyển hàng hóa từ địa điểm này sang địa điểm ở nước khác nhằm mục đích thu tiền cước do người thuê chở trả theo mức hai bên thỏa thuận

6.1.2 Đặc điểm

Hợp đồng chuyên chở hàng hóa quốc tế có một số đặc điểm sau:

- Đối tượng hợp đồng là hàng hóa dịch chuyển từ nước này sang nước khác

- Các bên trong hợp đồng là người chuyên chở và người thuê chở

Người chuyên chở có thể là chủ tàu, người khai thác quản lý tàu hoặc người chuyên chở chuyên nghiệp

Người thuê chở: Có thể là người bán hoặc người mua tùy theo điều kiện của hợp đồng mua bán hàng hóa

Người gửi hàng: Thông thường là người bán hàng, là người tiến hành hành vi giao hàng theo hợp đồng chuyên chở tại nơi đóng hàng vào container hay tại cảng…

Người nhận hàng: Là người có quyền nhận lô hàng ghi trong vận đơn

- Nội dung của hợp đồng: Hợp đồng phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên trong hợp đồng chuyên chở, cụ thể quy định nghĩa vụ trách nhiệm của người chuyên chở, nghĩa vụ nhận hàng và trả cước của thuê chở…

6.2 Một số quy định về hợp đồng vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển

6.2.1 Khái niệm

Theo Điều 145 Bộ luật Hàng hải Việt Nam thì “Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển là hợp đồng được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu tiền cước vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hoá từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng”125

125 Theo Khoản 6 Điều 1 Công ước của Liên hiệp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, 1978 thì “Hợp đồng vận tải đường biển” là bất kỳ hợp đồng nào mà theo đó người chuyên chở đảm nhận việc chuyên chở hàng hóa bằng đường biển từ một cảng này đến một cảng khác để thu tiền cước Tuy nhiên, một hợp đồng bao gồm chuyên

Trang 19

Trong hoạt động kinh doanh hàng hải quốc tế, căn cứ vào lịch trình hoạt động của tàu biển, người ta chia thành hai loại phương thức thuê tàu như sau:

- Phương thức thuê tàu chợ (Booking Shiping Space): Tàu chợ còn gọi là tàu chạy định kỳ, là loại tàu thường chạy trên một tuyến hàng hải nhất định, ghé qua những cảng nhất định theo một lịch trình đã định trước

- Phương thức thuê tàu chuyến (Voyage Charter): Tàu chuyến là tàu dùng trong kinh doanh vận tải biển, hoạt động không theo một lịch trình đã định trước Việc chuyên chở hàng hóa quốc tế đối với phương thức này sẽ được tiến hành theo yêu cầu của người thuê vận tải

Tương ứng với hai phương thức vận tải người ta chia hợp đồng vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển thành: Hợp đồng vận tải hàng hóa quốc tế bằng tàu chợ và hợp đồng vận tải hàng hóa quốc tế bằng tàu chuyến

6.2.2 Nguồn luật điều chỉnh

Các điều ước quốc tế về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

- Công ước quốc tế thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển (Quy tắc Hague 1924) Quy tắc Hague năm 1924 áp dụng cho hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển được thể hiện bằng một vận đơn hoặc một chứng từ sở hữu tương tự

- Nghị định thư sửa đổi Công ước quốc tế thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển, Visby 1968 (Quy tắc Hague - Visby 1968)

- Công ước của Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hoá bằng đường biển, 1978 (Công ước Hamburg 1978) Công ước Hamburg năm 1978 sẽ được áp dụng với mọi hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển giữa hai quốc gia trong một số trường hợp

- Công ước của Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hoá bằng vận tải đa phương thức quốc tế Công ước này được thông qua tại hội nghị của Liên hợp quốc ngày 24/5/1980 tại Geneva (Thụy Sĩ) gồm 84 nước tham gia Cho đến nay, Công ước này vẫn chưa có hiệu lực do chưa đủ số nước cần thiết để phê chuẩn, gia nhập Tuy nhiên, đây lại là một nguồn luật được các nước áp dụng trong hoạt động vận chuyển hàng hoá bằng vận tải đa phương thức trong đó có bao gồm phương thức vận chuyển bằng đường biển

Các văn bản pháp luật Việt Nam quy định về vận chuyển hàng hóa

chở bằng đường biển và cả bằng phương tiện khác, hợp đồng đó chỉ được coi là hợp đồng vận tải đường biển theo nghĩa trong Công ước này, nếu nó liên quan đến vận tải đường biển

Trang 20

- Các cam kết của Việt Nam trong Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Kể từ khi chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO

từ tháng 01/2007, Việt Nam đã đưa ra những cam kết của mình trong đó có nội dung liên quan đến: Về vận tải hàng hoá quốc tế bằng đường biển (trừ vận tải nội địa); Dịch

vụ vận tải đường thuỷ nội địa

- Bộ luật Dân sự năm 2015: Là bộ luật chung quy định về các giao dịch dân sự trong đó có hợp đồng vận chuyển

- Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 đã bao quát được đầy đủ mọi khía cạnh của hoạt động hàng hải nói chung và hợp đồng vận chuyển hàng hóa nói riêng Bộ luật Hàng hải năm 2015 cũng là nguồn luật được ưu tiên áp dụng trong những trường hợp

có sự khác nhau đối với các quy định giữa các nguồn luật trong cùng nội dung liên quan đến hoạt động hàng hải ở Việt Nam Bộ luật vừa góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của các doanh nghiệp vừa giúp các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tự chủ

và điều chỉnh hoạt động kinh doanh phù hợp với các quy định của pháp luật

- Tập quán trong hoạt động hàng hải: Những thói quen trong cách xử xự của cả một cộng đồng trong lĩnh vực hàng hải đã hình thành nên tập quán hàng hải Tập quán hàng hải là những thói quen được sử dụng lâu đời trong ngành hàng hải, có tính ổn định, hợp pháp và được giải thích thống nhất

6.2.3 Hợp đồng vận tải tàu chợ

6.2.3.1 Khái niệm

Hợp đồng vận tải tàu chợ là sự thỏa thuận của bên vận tải và bên thuê vận tải, trong đó bên vận tải dành cho bên thuê vận tải một phần chiếc tàu chợ để chuyên chở một lô hàng theo yêu cầu của bên thuê Đồng thời bên thuê vận tải phải trả cho bên vận tải một khoản tiền nhất định gọi là tiền cước

Trước khi tiến hành xác lập hợp đồng vận tải tàu chợ, người thuê vận tải có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua người môi giới thuê tàu, yêu cầu người vận tải chở hàng cho mình Nếu người vận tải đồng ý thì hai bên đã hình thành một hợp đồng vận chuyển sơ bộ Tuy nhiên, nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các bên đối với nhau sẽ được điều chỉnh bằng vận đơn đường biển (Bill of Landing) Chính vì vậy, vận tải tàu chợ

còn có tên là vận tải hàng hóa theo vận đơn đường biển

6.2.3.2 Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading - B/L)

Theo Khoản 7 Điều 1 Công ước của Liên Hợp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển 1978 thì, “Vận đơn đường biển” là một chứng từ làm bằng chứng cho một hợp đồng vận tải đường biển và cho việc người chuyên chở đã nhận hàng để chở hoặc xếp hàng xuống tàu và bằng vận đơn này, người chuyên chở cam kết sẽ giao

Trang 21

hàng khi xuất trình nó Một điều khoản trong chứng từ này quy định rằng lô hàng phải được giao theo lệnh của người được ghi đích danh hoặc giao theo lệnh, hoặc giao cho người cầm vận đơn chính là sự cam kết đó Như vậy, vận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hoá bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng sau khi hàng hoá đã được xếp lên tàu hoặc sau khi nhận hàng để xếp

Vận đơn đường biển có một số vai trò sau:

- Vận đơn là biên lai hàng hóa: Vận đơn đường biển do thuyền trưởng hoặc

người được ủy quyền của hãng vận tải ký Đây là chức năng cơ bản của vận đơn Trước đây thời xa xưa, các thương nhân thường đi cùng với tàu chở hàng và trực tiếp nhận hàng giao cho người mua nên không cần vận đơn Với sự phát triển của kinh tế thị trường, nền sản xuất hàng hóa lớn, các thương nhân, nhà xuất khẩu thường gửi hàng thông qua một đại lý vận chuyển hoặc gửi trực tiếp cho hãng tàu Khi hàng đã được xếp lên tàu thì người gửi hàng cần một chứng cứ rằng mình đã giao hàng cho nhà vận chuyển và gửi kèm với các chứng từ khác cho người nhận hàng ở cảng đích

- Vận đơn là bằng chứng của hợp đồng chuyên chở: Vận đơn được xem như hợp đồng chuyên chở giữa người vận chuyển và người gửi hàng Khi người gửi hàng liên hệ với các công ty vận chuyển và đã thỏa thuận xong hết về giá cước và các điều kiện vận chuyển thì hai bên sẽ ký kết hợp đồng vận tải hàng hóa trước khi hàng được giao lên phương tiện vận chuyển Cho đến khi hàng đã được giao lên phương tiện vận tải thì lúc đó vận đơn như một bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở đã được thực thi

- Vận đơn còn có chức năng là chứng từ sở hữu hàng hóa: Hiện nay, đây là vai trò quan trọng nhất của vận đơn trong thương mại quốc tế Ai là người sở hữu vận đơn gốc là người có quyền nhận hàng và sở hữu hàng hóa Đương nhiên lúc nhận hàng còn cần các tờ khác như giấy giới thiệu, ủy quyền và phải được nhà vận tải phát lệnh giao hàng Vận đơn được quyền chuyển nhượng cho người khác thông qua việc ký hậu vận

đơn thường dùng khi hai bên thanh toán bằng L/C

6.2.3.3 Các loại vận đơn đường biển thường gặp

Có nhiều loại vận đơn đường biển được sử dụng trong quá trình thực hiện hợp đồng thuê tàu chợ, thông thường có một số loại vận đơn sau:

- Vận đơn nhận hàng để xếp: Đây là loại vận đơn do người chuyên chở hoặc đại diện của người này cấp cho người gởi hàng sau khi đã nhận hàng để chuyên chở Vận đơn nhận hàng để xếp là chứng cứ pháp lý xác định hàng đã được giao cho người chuyên chở Vận đơn này chưa ghi cụ thể tên tàu chở hàng Do đó sau khi hàng đã xếp

Trang 22

xuống tàu ở cảng bốc thì người thuê vận tải phải đổi vận đơn nhận hàng để lấy vận đơn đã xếp hàng lên tàu

- Vận đơn đã xếp hàng: Đây là loại vận đơn người chuyên chở cấp cho người thuê chở sau khi đã xếp hàng xuống tàu Đây là loại vận đơn rất quan trọng cho nên, nếu trước đó bên thuê vận tải đã nhận được vận đơn nhận hàng để xếp thì sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu tại cảng bốc hàng, người thuê vận tải phải đổi lấy vận đơn đã xếp hàng từ người chuyên chở hoặc đại diện của họ

- Vận đơn sạch: Đây là loại vận đơn xác nhận về hàng hóa trong tình trạng tốt sau khi đã được xếp lên tàu Trong thương mại quốc tế người mua và ngân hàng thanh toán thường yêu cầu người gửi phải xuất trình vận đơn sạch

- Vận đơn không sạch: Đây là loại vận đơn ghi nhận về tình trạng không tốt của hàng hóa sau khi đã xếp lên tàu Vận đơn không sạch là cơ sở pháp lý để người vận tải

có thể thoát khỏi trách nhiệm của mình khi hàng hóa bị hư hỏng trong quá trình vận tải Trong giao dịch thương mại quốc tế, người mua và ngân hàng thanh toán thường không chấp nhận vận đơn này

6.2.3.4 Nội dung cơ bản của vận đơn đường biển

Nội dung của vận đơn đường biển thường do người chuyên chở đường biển soạn thảo nên nội dung và hình thức của các vận đơn thường không giống nhau Tuy nhiên, một vận đơn đường biển thường có một số nội dung chủ yếu sau:

- Tiêu đề của vận đơn: Bill of Lading, hoặc không cần ghi tiêu đề

- Tên người chuyên chở (Shipping Company, Carrier): tên công ty hay hãng vận tải

- Tên địa chỉ của người giao hàng (Shipper, Consignor, Sender): thường là bên bán

- Người nhận hàng (Consignee): Nếu là vận đơn đích danh, ô này sẽ ghi tên và địa chỉ của người nhận hàng, nếu là vận đơn vô danh thì sẽ ghi "to (the) order", "to (the) order of "

- Bên được thông báo (Notify Party): ghi tên và địa chỉ của người nhận hàng hoặc ngân hàng mở L/C, để thông báo về thông tin hàng hóa, hành trình con tàu

- Nơi nhận hàng (Place of Receive)

- Cảng bốc hàng lên tàu (Port of Loading)

- Cảng dỡ hàng (Port of Discharge)

- Nơi giao hàng (Place of Delivery)

Trang 23

- Têu con tàu và số hiệu con tàu (Vessel and Voyage No.)

- Số lượng B/L bản chính được phát hành (Number of Original)

- Mã ký hiệu hàng hóa và số lượng (Marks and Numbers)

- Số lượng và loại kiện hàng (Number and kind of Packages)

- Mô tả hàng hóa (Description of Goods)

- Trọng lượng tổng (Gross Weight): Trọng lượng bao gồm cả bì

- Trọng lượng tịnh (Net Weight)

- Ngày và nơi ký phát vận đơn

6.2.4 Hợp đồng vận tải tàu chuyến

6.2.4.1 Khái niệm

Hợp đồng thuê tàu chuyến là hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng đường biển, trong đó người chuyên chở cam kết sẽ chuyên chở hàng hoá từ một hay một số cảng này đến một hay một số cảng khác giao cho người nhận còn người thuê tàu cam kết sẽ thanh toán cước phí theo đúng như thoả thuận của hợp đồng

Người chuyên chở126 (Carrier) trong hợp đồng thuê tàu chuyến có thể là Chủ tàu (Ship-owner) nhưng cũng có thể không phải là chủ tàu mà chỉ là người thuê tàu của người khác để kinh doanh lấy cước Còn người thuê tàu để chuyên chở hàng hoá

có thể là người xuất khẩu và cũng có thể là người nhập khẩu theo điều kiện và cơ sở giao hàng được áp dụng trong hợp đồng mua bán ngoại thương

Trên thực tế người thuê tàu và người cho thuê tàu rất ít khi trực tiếp ký hợp đồng với nhau Trong thuê tàu nói chung và thuê tàu chuyến nói riêng, người ta hay thông qua đại lý hoặc người môi giới để tiến hành việc thuê tàu Người môi giới hay đại lý thường là những người có chuyên môn, am hiểu về thị trường thuê tàu, luật hàng hải, tập tục của các cảng chính vì vậy khi thay mặt cho người thuê hay người cho thuê tàu để ký kết hợp đồng chuyên chở sẽ bảo đảm quyền lợi cho người uỷ thác tốt hơn

6.2.4.2 Nội dung cơ bản của hợp đồng thuê tàu chuyến

Hợp đồng thuê tàu chuyến là văn bản pháp lý ràng buộc nghĩa vụ của người thuê vận tải và người vận tải Do vậy, để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên đối với nhau, người thuê vận tải và người vận tải phải tiến hành ký kết hợp đồng vận tải Thông thường các bên ký kết hợp đồng vận tải ít khi gặp nhau trực tiếp mà họ thường thông qua các đại lý hoặc người môi giới của mình Hợp đồng thuê tàu chuyến là hợp

126 Khoản 2 Điều 1 Công ước Liên Hợp Quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển 1978

Trang 24

đồng rất phức tạp có nhiều điều khoản khác nhau để xác định rõ trách nhiệm và quyền lợi của các bên Hợp đồng thuê tàu chuyến có nhiều loại, song nhìn chung nội dung của hợp đồng bao gồm các điều khoản chủ yếu sau đây:

- Chủ thể của hợp đồng: Chủ thể của hợp đồng thuê tàu chuyến bao gồm: chủ tàu (hoặc người chuyên chở) và người thuê tàu (người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu) Trong hợp đồng thuê tàu cần ghi rõ tên, địa chỉ của các bên Những đại lý hoặc người môi giới là người được uỷ thác để ký hợp đồng thuê tàu thì phải ghi rõ là đại lý hoặc người ủy thác mục đích để xác định tư cách của người ký hợp đồng

- Ðiều khoản về tàu: Tàu là công cụ để vận chuyển hàng hoá nên ở điều khoản này người ta quy định cụ thể các đặc trưng cơ bản của con tàu mà hai bên đã thoả thuận như: tên tàu, quốc tịch tàu, chất lượng, động cơ, trọng tải, dung tích, mớn nước,

vị trí của tàu Trường hợp chủ tàu muốn giành được quyền thay thế tàu thì bên cạnh tên con tàu sẽ ghi thêm: “hoặc một tàu được thay thế khác - or/and Subssitute sister ship” Khi phải thay thế tàu, chủ tàu phải báo trước cho người thuê biết và đảm bảo tàu thay thế phải có những đặc điểm kỹ thuật tương tự như tàu đã quy định trong hợp đồng

- Ðiều khoản về thời gian tàu đến cảng xếp hàng: Là thời gian tàu phải đến cảng xếp hàng nhận hàng để chuyên chở theo quy định Như vậy ở điều khoản này chủ tàu phải có trách nhiệm điều tàu đến cảng xếp hàng đúng thời gian quy định trong tư thế sẵn sàng nhận hàng để xếp Có nhiều cách quy định thời gian tàu đến cảng xếp hàng như: quy định cụ thể, quy định khoảng hoặc quy định sau Trường hợp tàu đến trước thời gian quy định, người thuê tàu không nhất thiết phải giao hàng, nhưng nếu giao hàng thời gian sẽ tính vào thời gian làm hàng, ngược lại tàu đến mà chưa có hàng để giao thì số ngày tàu phải chờ đợi sẽ tính vào thời gian làm hàng Khi ký hợp đồng, tàu được thuê đang ở gần cảng xếp hàng, hai bên có thể thoả thuận theo các điều khoản sau:

+ Prompt: Nghĩa là tàu sẽ đến cảng xếp hàng vài ba ngày sau khi ký hợp đồng + Promptismo: Nghĩa là tàu sẽ xếp hàng ngay trong ngày ký hợp đồng

+ Spot promt: Nghĩa là tàu sẽ xếp hàng ngay một vài giờ sau khi ký hợp đồng

Chủ tàu phải thông báo cho người thuê tàu biết dự kiến thời gian tàu đến cảng xếp hàng

- Ngày huỷ hợp đồng: Ngày huỷ hợp đồng thường là ngày cuối cùng của thời gian tàu phải đến cảng xếp hàng Cũng có trường hợp người ta quy định ngày huỷ hợp đồng muộn hơn một chút Về mặt pháp lý việc tàu đến muộn là vi phạm hợp đồng, mọi chi phí đưa tàu đến cảng xếp hàng là chủ tàu phải tự gánh chịu Song thực tế

Trang 25

không phải tàu đến muộn là người thuê tàu huỷ hợp đồng, việc huỷ hợp đồng hay không người ta còn căn cứ vào từng trường hợp cụ thể

- Ðiều khoản về hàng hoá: Khi thuê tàu chuyên chở một khối lượng hàng hoá nhất định, thì hai bên phải quy định rõ tên hàng, loại bao bì, các đặc điểm của hàng hoá Về số lượng hàng hoá, có thể thuê chở theo trọng lượng hoặc theo thể tích, tuỳ đặc điểm của mặt hàng Rất ít khi người ta quy định chính xác về số lượng hàng hoá thuê chuyên chở, mà thường ghi kèm theo tỷ lệ hơn kém (dung sai) Khi gửi thông báo sẵn sàng xếp hàng, thuyền trưởng sẽ tuyên bố chính thức số lượng hàng hoá chuyên chở Người thuê tàu có trách nhiệm xếp đầy đủ toàn bộ số lượng hàng hóa đã được thông báo Nếu giao và xếp lên tàu ít hơn số lượng quy định, người chuyên chở sẽ thu tiền cước khống Ngược lại, người chuyên chở không nhận hết số lượng quy định thì người thuê tàu có quyền lợi đòi bồi thường những chi phí liên quan đến việc tàu bỏ lại hàng

- Ðiều khoản về cảng bốc dỡ: Hai bên thỏa thuận tên một cảng hoặc một vài cảng xếp hàng (Loading port) Cảng bốc dỡ quy định trong hợp đồng phải là cảng an toàn (Safe port) đối với tàu về mặt hàng hải và chính trị xã hội Ðể mở rộng quyền hạn của mình về việc thay đổi cảng xếp dỡ khi cần thiết, chủ tàu thường đưa thêm câu hoặc nơi nào gần đấy mà tàu có thể đến được một cách an toàn và luôn luôn đậu nổi vào hợp đồng Điều này nhằm đảm bảo hợp đồng được thực hiện một cách an toàn

Trong trường hợp chưa xác định được cảng bốc/dỡ thì có thể quy định cảng bốc

dỡ theo sự lựa chọn của người thuê tàu Nếu quy định một số cảng bốc dỡ hoặc khu vực cảng bốc dỡ (Range of port), thì phải quy định thêm thứ tự địa lý của cảng xếp dỡ (port to be in Geographitical rotain) để giảm thời gian và chi phí đi lại của tàu, thứ tự địa lý của cảng xếp phụ thuộc vào luồng tàu chạy và sự lựa chọn của chủ tàu Số lượng cảng bốc dỡ có ảnh hưởng trực tiếp đến mức cước thuê tàu Vì vậy, người thuê tàu cần

cố gằng xác định rõ cảng xếp dỡ cụ thể, tránh ký kết chung chung về cảng xếp dỡ

- Ðiều khoản về cước phí thuê tàu: Cước phí thuê tàu chuyến (Freight) do chủ tàu và người thuê tàu thương lượng và quy định rõ trong hợp đồng thuê tàu Đây là một điều khoản quan trọng của hợp đồng thuê tàu chuyến Hai bên thoả thuận những nội dung sau:

+ Mức cước (Rate of freight):

Là tiền cước tính cho mỗi đơn vị cước (Freight unit) Ðơn vị tính cước có thể là đơn vị trọng lượng (tấn phổ thông, tấn Anh127, tấn Mỹ128) đối với hàng nặng (weight cargo) hay đơn vị thể tích (mét khối, cubic feet) đối với hàng cồng kềnh (meaurement

127 Khoảng 1.016 kg

128 Khoảng 907,18474 kg

Trang 26

cargo) hoặc một đơn vị tính cước khác như: Standard (hàng gỗ), gallon (dầu mỏ), Bushels (lúa mì) v,v… mức cước thuê bao (Lumpsum freight) không phụ thuộc vào loại và số lượng hàng hoá chuyên chở mà tính theo đơn vị trọng tải hoặc dung tích tàu Bên cạnh mức cước thuê tàu, hai bên còn phải thoả thuận chi phí xếp dỡ thuộc về ai

+ Số lượng hàng hoá tính tiền cước:

Tiền cước có thể tính theo số lượng hàng hoá xếp lên tàu ở cảng gửi hàng hay còn gọi là tiền cước tính theo số lượng hàng hoá ghi trên vận đơn, hoặc tính theo số lượng hàng giao tại cảng

+ Thời gian thanh toán tiền cước:

Cước phí thanh toán tại cảng bốc hàng (Freight payable at port of loading), tức

là toàn bộ chi phí phải thanh toán khi ký vận đơn (on signing of loading) hoặc sau khi

ký vận đơn vài ngày Cước phí thanh toán tại cảng dỡ hàng (Freight payable at the port

of desination) hay còn gọi là cước phí trả sau (Freight to collect)

Thời gian thanh toán cước phí cảng dỡ có thể quy định cụ thể hơn như: Cước phí trả trước khi dỡ hàng; Cước phí trả sau khi đã hàng xong; Cước phải trả cùng với việc bốc dỡ hàng trong mỗi ngày v.v Nhưng cách tốt nhất là quy định cước phí thuê tàu, cước phí trả trước một phần, trả sau một phần Với quy định này, người thuê tàu giữ lại được một phần cước phí để sau này bù trừ vào việc tính tiền thưởng phạt (nếu có)

Về nguyên tắc, người chuyên chở chỉ được thanh toán cước phí thuê tàu khi hàng hoá thực sự được chuyên chở đến cảng dỡ hàng quy định Nhưng trong vận đơn hoặc hợp đồng thuê tàu thường ghi câu: Cước phí được coi như tiền thu nhập về chuyên chở khi bốc hàng lên tàu và trả không phụ thuộc vào việc tàu hoặc hàng hoá bị mất hay không mất Ngoài ra trong điều khoản cước phí hai bên còn thoả thuận về địa điểm thanh toán, tỷ giá hối đoái của đồng tiền thanh toán, phương thức thanh toán, tiền cước phí ứng trước

- Ðiều khoản về chi phí bốc dỡ: Chi phí bốc dỡ chiếm một tỷ trọng khá lớn trong giá cước chuyên chở hàng hoá Trong trường hợp thuê tàu chuyến bao giờ cũng

có điều khoản quy định về phân chia chi phí bốc dỡ giữa chủ tàu và người đi thuê tàu, trong thực tiễn đi thuê tàu, thường áp dụng nhiều công thức mẫu về phân chia chi phí bốc dỡ Song các điều kiện dưới đây thường được áp dụng phổ biến nhất:

+Theo “Điều kiện miễn chi phí bốc dỡ hàng” (Free in = FI), tức là chủ tàu được miễn chi phí xếp hàng lên tàu, nhưng chịu chi phí bốc dỡ hàng khỏi tàu

Trang 27

+ Theo “Điều kiện miễn chi phí dỡ hàng” (Free out = FO), tức là chủ tàu được miễn chi phí dỡ hàng khỏi tàu, nhưng phải chịu chi phí bốc hàng lên tàu Người nhận hàng phải chịu toàn bộ chi phí dỡ hàng từ hầm tàu lớn của cảng

+ Theo “Điều kiện miễn cả chi phí xếp dỡ hàng “Free in and out – FIO” tức là chủ tàu được miễn chi phí bốc dỡ hàng lên tàu, lẫn chi phí dỡ hàng khỏi tàu

Việc lựa chọn điều kiện và chi phí bốc dỡ nào trong hợp đồng thuê tàu, trước hết phải phụ thuộc vào điều kiện cơ sở giao hàng trong hợp đồng mua bán ngoại thương Mục đích của việc lựa chọn này là để phân định rõ ràng trách nhiệm của các bên tránh trả chi phí bốc dỡ hàng hai lần (cho người chuyên chở và người xuất khẩu hàng); trả những chi phí không thuộc trách nhiệm của mình, thuận lợi cho công việc tổ chức bốc dỡ hàng ở cảng

- Ðiều khoản về thời gian bốc dỡ: Là khoảng thời gian do hai bên thoả thuận dành cho người đi thuê tàu tiến hành công việc bốc dỡ hàng lên tàu hoặc dỡ hàng khỏi tàu gọi là “thời gian cho phép” (allowed time) Nếu người đi thuê tàu hoàn thành công việc bốc hàng hoặc dỡ hàng sớm hơn thời gian cho phép, thì được hưởng tiền thưởng bốc hoặc dỡ hàng nhanh Ngược lại, người đi thuê tàu hoàn thành công việc bốc hoặc

dỡ hàng chậm hơn thời gian cho phép, thì bị phạt bốc dỡ hàng chậm

Ðể tính thời gian cho phép bốc dỡ hàng, trong hợp đồng có thể quy định: Một

số ngày cố định (ví dụ: 10 ngày bốc và 10 ngày dỡ) hoặc quy định mức bốc dỡ trung bình cho cả tàu trong một ngày Khái niệm về “ngày” trong việc tính thời gian bốc dỡ hàng của hợp đồng thuê tàu chuyến được hiểu theo nghĩa sau đây:

+ Ngày: Là ngày theo lịch

+ Ngày liên tục, những ngày kế tiếp nhau trên lịch kể cả ngày lễ, ngày chủ nhật

+ Ngày làm việc là những ngày làm việc chính thức tại các cảng do luật pháp của từng nước quy định

+Ngày làm việc 24 giờ liên tục là ngày làm việc 24 giờ, chứ không phải là ngày làm việc 8 giờ Một ngày làm việc liên tục được tính từ nửa đêm hôm trước đến nửa đêm hôm sau

+ Ngày làm việc tốt trời là những ngày thời tiết tốt cho phép tiến hành công việc bốc hoặc dỡ hàng Ngày mưa, gió, bão là thời tiết xấu không thể tiến hành bốc hoặc dỡ hàng nên không tính

+ Ngày chủ nhật là ngày nghỉ cuối tuần do luật pháp của từng nước quy định Ngày chủ nhật thường là ngày nghỉ làm việc, nhưng cũng có thể tiến hành bốc dỡ được, tuỳ theo quy định của hợp đồng

Trang 28

+ Ngày lễ bao gồm những ngày lễ quốc gia và ngày lễ quốc tế Trong ngày lễ này thường nghỉ làm việc, nhưng cũng có thể tiến hành bốc dỡ hàng tuỳ theo quy định của hợp đồng Từ những khái niệm về ngày nói trên, ta thấy được thời gian cho phép bốc dỡ hàng khác hẳn so với ngày tính trên lịch thông thường

Thời gian cho phép có thể quy định riêng cho bốc dỡ hàng, tức là tính thưởng phạt riêng cho từng cảng, hoặc quy định thời gian cho phép chung cả bốc dỡ hàng, tức

là sau khi hoàn thành việc dỡ hàng mới tính thưởng phạt Mốc để bắt đầu tính thời gian cho phép bốc thông báo sẵn sàng bốc dỡ theo quy định của hợp đồng Trong hợp đồng cũng phải quy định rõ: Thời gian tàu phải chờ bến đậu có tính vào thời gian cho phép bốc dỡ hay không

Tiền thưởng bốc dỡ nhanh: Là số tiền mà chủ tàu thưởng cho người đi thuê tàu khi họ hoàn thành công việc bốc dỡ hàng trước thời gian cho phép

Tiền phạt bốc dỡ chậm: Là tiền mà người đi thuê tàu bị phạt khi họ hoàn thành việc bốc dỡ hàng sau thời gian cho phép Mức tiền thưởng thông thường chỉ bằng 1/2 mức tiền phạt

Nguyên tắc của phạt bốc dỡ chậm là “khi bị phạt thì luôn luôn bị phạt”, tức là một khi đã phạt thì những ngày tiếp theo kể cả ngày chủ nhật, ngày lễ, ngày xấu trời đều bị phạt Nhưng tiền thưởng lại quy định theo 2 trường hợp: thưởng cho tất cả thời gian tiết kiệm được hoặc chỉ thưởng cho thời gian làm việc tiết kiệm được

- Ðiều khoản về trách nhiệm và miễn trách của người chuyên chở: Trong hợp đồng thuê tàu đều quy định người chuyên chở có trách nhiệm đối với những hư hỏng, mất mát của hàng hoá trong các trường hợp sau:

+ Do thiếu sự cần mẫn hợp lý làm cho tàu không đủ khả năng đi biển

+ Do xếp đặt hàng hoá không tốt, do bảo quản hàng hoá không chu đáo

+ Do thiên tai, tai nạn bất ngờ ngoài biển, cướp biển Do ẩn tỳ129 của tàu và máy móc Do bản chất của hàng hoá

+ Do cháy, nhưng không do lỗi của sĩ quan thuỷ thủ trên tàu Do chiến tranh và các hoạt động bị bắt, tịch thu của chính phủ

- Các điều khoản khác: Trong hợp đồng thuê tàu, có nhiều điều khoản khác trong đó cần lưu ý: Điều khoản về trọng tài, điều khoản về hai tàu đâm va nhau cùng

có lỗi, điều kiện về việc chủ tàu phải thông báo cho người thuê tàu biết dự kiến thời gian tàu đến cảng xếp hàng…

129 Dấu vết hư hỏng dấu kín, khó phát hiện mà những kiểm tra thông thường không thể phát hiện được

Trang 29

6.3 Một số quy định về hợp đồng vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường không

6.3.1 Khái niệm

Theo quy định tại Điều 109, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (sửa đổi, bổ sung 2014) thì vận chuyển hàng không là việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi bằng đường hàng không Vận chuyển hàng không bao gồm vận chuyển hàng không thường lệ và vận chuyển hàng không không thường lệ

Vận chuyển hàng không thường lệ là việc vận chuyển bằng đường hàng không bao gồm các chuyến bay được thực hiện đều đặn, theo lịch bay được công bố và được

mở công khai cho công chúng sử dụng Vận chuyển hàng không không thường lệ là việc vận chuyển bằng đường hàng không không có đủ các yếu tố của vận chuyển hàng không thường lệ

Như vậy ta có thể hiểu “hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không là sự thỏa thuận giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển có nghĩa vụ vận chuyển hàng hóa đến địa điểm đến và trả hàng hóa cho người có quyền nhận; người thuê vận chuyển có nghĩa vụ thanh toán giá dịch vụ vận chuyển Người vận chuyển là tổ chức cung cấp dịch vụ vận chuyển thương mại bằng đường hàng không130

- Vận tải hàng không an toàn hơn so với các phương tiện vận tải khác

- Vận tải hàng không luôn đòi hỏi sử dụng công nghệ cao

- Vận tải hàng không cung cấp các dịch vụ tiêu chuẩn hơn hẳn so với các phương thức vận tải khác

- Vận tải hàng không đơn giản hoá về về chứng từ thủ tục so với các phương thức vận tải khác

* Bên cạnh ưu điểm trên, vận tải hàng không cũng có những hạn chế sau:

- Cước vận tải hàng không cao

130 Điều 128 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 (sửa đổi, bổ sung 2014)

Trang 30

- Vận tải hàng không không phù hợp với vận chuyển hàng hoá cồng kềnh, hàng hoá có khối lượng lớn hoặc có giá trị thấp

- Vận tải hàng không đòi hỏi đầu tư lớn về cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như đào tạo nhân lực phục vụ

6.3.3 Nguồn luật điều chỉnh

- Vận tảỉ hàng không quốc tế được điều chỉnh chủ yếu bởi Công ước quốc tế về thống nhất một số quy tắc về vận tải hàng không quốc tế được ký tại Vacsava ngày 12/10/1929 gọi tắt là Công ước Vacsava 1929

- Nghị định thư sửa đổi Công ước Vacsava Nghị định thư này ký tại Hague 28/91955, nên gọi tắt là Nghị định thư Hague 1955 Công ước điều chỉnh trách nhiệm pháp lý cũng như mối quan hệ giữa người vận chuyển với hành khách và người gửi hàng Tuy nhiên Công ước Vacsava không quy định rõ người vận chuyển trong Công ước là người vận chuyển theo hợp đồng được ký kết giữa họ với hành khách hay người gửi hàng, hay là người vận chuyển thực tế Hạn chế này được khắc phục bởi Công ước bổ sung cho công ước Vacsava được ký kết tại Guadalazala (Mehico) ngày 18/9/1961, nên gọi tắt là Công ước Guadalazala 1961

- Hiệp định liên quan tới giới hạn của Công ước Vacsava và nghị định thư Hague Hiệp định này được thông qua tại Montreal 13/5/1966, nên gọi tắt là Hiệp định Montreal 1966

- Nghị định thư sửa đổi Công ước Vacsava 12/10/1929 được sửa đổi bởi nghị định thư Hague 28/9/1995 Nghị định này ký tại thành phố Guatemala 8/3/1971, nên gọi tắt là Nghị định thư Guatemala 1971

- Nghị định thư bổ sung 1: Nghị định thư sửa đổi Công ước Vacsava 1929 Nghị định thư này được kết tại Montreal ngày 25 tháng 9 năm 1975 nên gọi tắt là Nghị định thư Montreal 1975 số 1

- Nghị định thư bổ sung số 2: Nghị định thư sửa đổi Công ước Vacsava 1929 đã được sửa đổi bằng Nghị định thư Hague 1955 Nghị định thư này được ký kết tại Montreal ngày 25/9/1975, nên gọi tắt là Nghị định thư Montreal 1975, bản số 2

- Nghị định thư bổ sung thứ 3: Nghị định thư sửa đổi Công ước Vacsava 12/10/1929 đã được sửa đổi bởi các nghị định thư tại Hague ngày 28/9/1955 và tại thành phố Guatemala ngày 8/3/1971 Nghị định thư này được ký kết tại Montreal 25/9/1975, nên gọi tắt là Nghị định thư Montreal năm 1975, bản số 3

Trang 31

- Nghị định thư bổ sung số 4: Nghị định thư sửa đổi Công ước Vacsava 12/10/1929 đã được sửa đổi bởi Nghị định thư Hague ngày 28/9/1955 Nghị định thư này ký kết tại Montreal, nên gọi tắt là Nghị định thư Montreal năm 1975, bản số 4

Các công ước, hiệp định, nghị định thư chủ yếu sửa đổi bổ sung giới hạn trách nhiệm bồi thường của người chuyên chở hàng không đối với tai nạn về hành khách, thiệt hại về hàng hoá, hành lý và thời hạn thông báo tổn thất, khiếu nại người chuyên chở

- Ngày 7/12/1944 tại Chicago (Mỹ), 52 nước đã ký Công ước về Hàng không dân dụng quốc tế (Convention on International Civil Aviation) - gọi tắt là Công ước Chicago Công ước Chicago bao gồm 4 phần, quy định các nguyên tắc của giao lưu hàng không Công ước chỉ áp dụng đối với các tàu bay dân dụng và không áp dụng đối với các tàu bay Nhà nước dùng phục vụ các các hoạt động quân sự, hải quan, cảnh sát

- Năm 1999 thông qua Công ước Montreal về hệ thống hóa một số quy tắc vận chuyển hàng không quốc tế Công ước này quy định lại khái niệm vận chuyển hàng không quốc tế, nghĩa vụ của các bên, thẩm quyền giải quyết tranh chấp

6.3.4 Nội dung hợp đồng vận tải bằng đường hàng không

Theo Công ước Vacsava tại Điều 3, 4, 8 thì hợp đồng vận chuyển hành khách được thực hiện bằng vé máy bay, vận chuyển hành lý bằng phiếu hành lý, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng vận đơn hàng không

Vận đơn hàng không là chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

và là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng, việc đã tiếp nhận hàng hóa và các điều kiện của hợp đồng Vận đơn hàng không phải được sử dụng khi vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không Trong trường hợp phương tiện lưu giữ thông tin về vận chuyển hàng hóa được sử dụng thay thế cho việc xuất vận đơn hàng không thì theo yêu cầu của người gửi hàng, người vận chuyển xuất biên lai hàng hóa cho người gửi hàng để nhận biết hàng hóa131

Vận đơn hàng không được người gửi lập và gồm ba bản gốc Bản gốc thứ nhất giao cho người vận chuyển và được người gửi ký Bản thứ hai giao cho người nhận hàng và được người gửi và người vận chuyển ký, bản này được gửi cùng hàng hóa Bản thứ ba được người vận chuyển ký và trả lại cho người gửi khi hàng hóa được người vận chuyển nhận để chuyên chở

Vận đơn hàng không bao gồm một số chức năng như sau:

131 Khoản 1, 2 Điều 129 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 (sửa đổi, bổ sung 2014)

Trang 32

+ Là bằng chứng của một hợp đồng vận tải đã được ký kết giữa người chuyên chở và người gửi hàng

+ Là bằng chứng của việc người chuyên chở hàng không đã nhận hàng

+ Là giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không + Là chứng từ kê khai hải quan của hàng hoá

+ Là hướng dẫn cho nhân viên hàng không trong quá trình phục vụ chuyên chở hàng hoá

Nội dung vận đơn hàng không

Theo Công ước Vacsava vận đơn hàng không có các nội dung sau:

- Ngày và nơi phát hành

- Nơi đi và nơi đến

- Nơi dừng lại dọc đường đã thỏa thuận

- Tên và địa chỉ người gửi hàng

- Tên và địa chỉ của người chuyên chở thứ nhất

- Tên và địa chỉ người nhận

- Tên hàng, tính chất, số lượng hàng

- Phương pháp đóng gói, số hiệu, mã hiệu

- Trọng lượng, số lượng, kích thước hàng hóa

- Tình trạng bên ngoài của hàng hóa và số lượng bao bì

- Tiền cước, ngày và nơi thanh toán tiền cước, người trả tiền cước

- Giá hàng, và các chi phí khác nếu giao hàng mới trả tiền

- Giá trị hàng hóa khai báo

- Số lượng bản gốc vận đơn

- Thời gian vận chuyển, nếu có thỏa thuận

- Quy định về việc áp dụng công ước

Ngoài ra mặc sau của vận đơn hàng không còn có các điều kiện, điều khoản vận tải, trong đó quy định về trách nhiệm của người vận tải hàng không như phạm vi trách nhiệm, thông báo tổn thất, thời hạn khiếu nại…

Trang 33

Tuy nhiên vận đơn hàng không không có chức năng là bằng chứng của hợp đồng vận tải, ký kết giữa người gửi hàng và người vận tải, hóa đơn thanh toán cước phí, chứng nhận bảo hiểm, tờ khai hải quan…

6.3.5 Trách nhiệm của các bên trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không

- Trách nhiệm của người chuyên chở

Theo Công ước Vacsava132 thì người vận chuyển phải chịu trách nhiệm về hàng hóa trong khoảng thời gian kể từ thời điểm nhận hàng để vận chuyển đến thời điểm giao hàng cho người nhận tại nơi được quy định trong hợp đồng Người chuyên chở chịu trách nhiệm trong hai trường hợp sau: Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do sự chậm trễ trong quá trình vận chuyển hàng hóa gây ra, ngoài ra người chuyên chở còn phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do hàng hóa bị mất, hư hỏng trong thời gian vận chuyển133 Tuy nhiên, trong trường hợp ngoại lệ, người vận chuyển không phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do việc vận chuyển hàng hóa chậm trễ gây ra, hay những thiệt hại do hư hỏng, mất mát hàng hóa trong quá trình vận chuyển nếu chứng minh được họ hay người đại diện của họ đã áp dụng những biện pháp cần thiết để tránh thiệt hại, hoặc không thể thực hiện được những biện pháp để tránh thiệt hại134 Đồng thời, trong trường hợp người vận chuyển chứng minh được những thiệt hại về hàng hóa là nguyên nhân xuất phát từ phía người thuê vận chuyển thì trách nhiệm của người chuyên chở trong trường hợp này có thể được miễn hay hạn chế

- Trách nhiệm của người thuê chở

Người thuê chuyên chở phải chịu trách nhiệm khai báo những thông tin chính xác về hàng hóa trong vận đơn hàng không Trong trường hợp có thiệt hại xảy ra do việc khai báo không chính xác thông tin về hàng hóa thì người thuê chở phải chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại gây ra cho người chuyên chở hay bất kỳ người nào có liên quan do việc khai báo không chính xác này gây nên Ngoại trừ việc khai báo không chính xác thông tin về hàng hóa xuất phát từ lỗi của người chuyên chở Người thuê chở phải có trách nhiệm thanh toán cước phí vận chuyển đầy đủ và đúng hạn theo những điều kiện đã được thỏa thuận trong hợp đồng

6.4 Một số quy định về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường bộ

Vận tải hàng hóa quốc tế trên đất liền được thực hiện bằng hai phương thức đó

là vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường bộ và đường sắt Đối với vận tải đường bộ

132 Chương 3: Trách nhiệm người chuyên chở

133 Điều 18, 19 Công ước Vacsava

134 Điều 29 Công ước Vacsava

Trang 34

quốc tế, Công ước về vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường bộ (Convention on the Contract for the International Carriage of Goods by Road - CMR) sẽ được áp dụng Công ước CMR được ký kết 19/5/1956 và có hiệu lực vào ngày 2/7/1961 tại Geneva Công ước có mục đích là nhằm thống nhất các quy tắc về vận chuyển hàng hóa quốc

tế bằng đường bộ đặc biệt về chứng từ và trách nhiệm người vận chuyển, về mối quan

hệ giữa chủ hàng và người vận chuyển, thủ tục nhận hàng và giao hàng Công ước được áp dụng cho tất cả các loại hợp đồng vận chuyển bằng đường bộ mà điểm giao hàng và nhận hàng nằm giữa hai quốc gia, trong đó có ít nhất một quốc gia tham gia Công ước Điều đó cũng đồng nghĩa với việc để có thể áp dụng Công ước CMR thì không đòi hỏi cả hai quốc gia có chủ thể tham gia trong hợp đồng đều phải là thành viên của công ước

Tuy nhiên, Công ước không áp dụng đối với việc vận chuyển người, đồ gỗ Trong trường hợp phương tiện vận tải và hàng hóa cùng tham gia vào nhiều phương thức vận tải khác nhau như đường bộ, đường không, đường biển mà hàng hóa không

bị tháo rời khỏi phương tiện vận chuyển thì Công ước được áp dụng cho cả quá trình vận chuyển Trong trường hợp có xảy ra thiệt hại về hàng hóa mà không nằm trong trường hợp vận tải bằng đường bộ thì Công ước CMR không có tác dụng, thay vào đó công ước tương ứng với quá trình vận tải khi xảy ra thiệt hại sẽ được áp dụng135

6.4.1 Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường bộ

Hợp đồng vận tải được xác nhận bằng phiếu gửi hàng, việc thiếu, mất hay không có phiếu gửi hàng không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng vận tải136 Phiếu gửi hàng không chuyển nhượng được và được lập thành ba bản gốc do người gửi hàng và người chuyên chở ký, một bản giao cho người gửi hàng, một bản kèm theo hàng và một bản giao cho người chuyển hàng Phiếu gửi hàng là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng, các điều kiện và điều khoản của hợp đồng vận tải và của việc nhận hàng của người chuyên chở Phiếu gửi hàng thường có các nội dung sau137:

- Ngày và nơi lập giấy gửi hàng

- Tên và địa chỉ của người gửi hàng

- Tên và địa chỉ của người nhận

- Ngày và nơi nhận hàng, nơi dự định giao hàng

- Tên và địa chỉ của người nhận hàng

- Mô tả tính chất hàng hóa, tính chất đóng gói

135 Điều 2(1) Công ước CMR

136 Điều 4 Công ước CMR

137 Điều 6 Công ước CMR

Trang 35

- Số hiệu, số kiện

- Trọng lượng cả bì hoặc số lượng

- Cước phí vận tải và các chi phí liên quan khác

Các chi tiết khác nếu các bên thấy cần thiết

Trách nhiệm của các bên

- Trách nhiệm người gửi hàng: Người gửi hàng phải có trách nhiệm trong việc

khai báo thông tin chính xác về hàng hóa trong phiếu vận chuyển Người gửi cũng phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại của hàng hóa trong trường hợp hàng hóa có những hư hỏng, bao bì bị rách…nếu trong thời điểm nhận hàng để vận chuyển mà người vận chuyển phát hiện và đã báo cho người gửi biết về việc này Người gửi phải

có nhiệm vụ bổ sung vào phiếu giao hàng hay giao cho người vận chuyển những chứng từ cần thiết và thông báo cho người vận chuyển biết để làm các thủ tục hải quan

- Trách nhiệm của người giao hàng: Người giao hàng có trách nhiệm kể từ khi

nhận hàng để chở đến khi giao hàng cho người nhận Người giao hàng chịu trách nhiệm trong các trường hợp thiệt hại của hàng hóa do hành vi của các đại lý, hàng mất mát, hư hỏng, chậm giao hàng so với thỏa thuận giao hàng trong hợp đồng Tuy nhiên, người giao hàng sẽ không phải chịu những trách nhiệm trong các trường hợp sau: Bao

bì bị lỗi hay thiếu, việc bốc dỡ hàng hóa được thực hiện bởi người gửi và người nhận,

do bản chất, tính chất đặc biệt của hàng hóa, chở súc vật sống…

- Trách nhiệm của người nhận: Người nhận có quyền yêu cầu người giao hàng

giao bản thứ hai của phiếu gửi hàng, và yêu cầu nhận hàng Có quyền định đoạt đối với hàng hóa khi người nhận phải xuất trình bản thứ nhất của phiếu gửi hàng, đồng thời thêm vào phiếu gửi hàng mới này những chỉ dẫn mới cho người vận chuyển, tuy nhiên phải trả phí cho người vận chuyển khi thực hiện những chỉ dẫn mới nói trên Đồng thời việc thực hiện những chỉ dẫn mới đó phải hoàn toàn khả thi đối với người vận chuyển, không làm ảnh hưởng đến hàng hóa của người gửi khác và trong mọi trường hợp không chia nhỏ hàng hóa

6.4.2 Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường sắt

Vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt là một hình thức vận chuyển hiện đại tiện lợi và hàng hóa được vận chuyển an toàn Vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt ngày nay được nhiều công ty lựa chọn bởi nó mang lại những hiệu quả như : chi phí thấp, giá cả ổn định, hàng hóa vận chuyển an toàn, điều đặc biệt là khối lượng vận chuyển hàng hóa lớn và thời gian giao nhận chính xác theo lịch trình của tàu Việc vận chuyển

Trang 36

hàng hóa quốc tế bằng đường sắt được điều chỉnh bởi hai văn bản pháp lý quốc tế quan trọng sau:

- Công ước về vận chuyển đường sắt quốc tế được thông qua tại Bern vào ngày 9.5.1980 (Convention concerning International Carriage by Rail - COTIF 1980) Công ước này được áp dụng ở Châu Âu và Trung Đông

- Hiệp định Liên vận đường sắt quốc tế (SMGS) 1951, được sửa đổi 1992 được

áp dụng chủ yếu ở Đông Âu, Châu Á trong đó có Việt Nam

6.4.2.1 Công ước về vận chuyển đường sắt quốc tế (COTIF)

Công ước COTIF gồm hai phần cơ bản là: Công ước Bern về vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt quốc tế (CIM) và Công ước Bern về vận chuyển hành khách và hành lý (CIV)

Công ước COTIF/CIM được áp dụng cho bất kỳ hợp đồng vận chuyển hàng hóa nào được vận chuyển bằng đường sắt khi hành trình vận chuyển được thực hiện ít nhất giữa hai quốc gia138

Người chuyên chở có trách nhiệm kể từ khi nhận hàng chuyên chở cho đến khi giao hàng, trong trường hợp quá hạn thì người vận chuyển cũng phải chịu trách nhiệm Trường hợp hàng hóa bị hỏng do lỗi của người vận chuyển trong quá trình vận chuyển thì người vận chuyển phải bồi thường tương ứng với giá thị trường Trong trường hợp hàng hóa bị mất mát thì ngoài việc phải bồi thường giá trị hàng hóa thì người chuyên chở còn phải bồi thường các chi phí liên quan đến việc làm thủ tục hải quan, và cước phí có liên quan Nếu có lỗi cố ý của người vận chuyển trong việc làm chậm trễ thời gian giao hàng hay làm hư hỏng, mất mát hàng hóa thì người vận chuyển phải chịu toàn bộ thiệt hại

Tuy nhiên, người vận chuyển được miễn trách nhiệm trong một số trường hợp bất khả kháng, các trường hợp thiệt hại phát sinh do lỗi của người gửi hàng hóa, hàng hóa có khuyết tật, hao mòn tự nhiên, do lỗi của người gửi bốc hàng và người nhận hàng dỡ hàng…Trong những trường hợp miễn trách này, người vận chuyển có nhiệm

vụ phải chứng minh lỗi không phải do mình

6.4.2.2 Hiệp định Liên vận đường sắt quốc tế (Agreement on the International Goods Transport by Rail - SMGS)

Hiệp định Liên vận đường sắt quốc tế (SMGS) được Liên Xô và các nước Đông Âu ký kết vào năm 1948 và có hiệu lực vào 1951 Các nước Châu Á khác cũng

138 Điều 1 Công ước COTIF/CIM

Ngày đăng: 12/07/2022, 18:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w