1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài thuế tiêu thụ đặc biệt và một số vấn đề liên quan

50 1,2K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 122,72 KB

Nội dung

Đặc điểm thuế tiêu thụ đặc biệt Là một sắc thuế thuộc loại thuế tiêu dùng, nhưng vì là thuế tiêu dùng nên ngoài tínhchất là thuế gián thu, thuế TTĐB còn có các đặc điểm riêng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN NGÂN HÀNG TÀI CHÍNH

-*** -BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP I

Đề tài: Thuế tiêu thụ đặc biệt và một số vấn đề liên quan.

Nhóm thuyết trình số 2 (Lớp: TCDN 53A)

GV hướng dẫn: TS.Phan Hồng Mai

THÀNH VIÊN

1 Phạm Thị Lan

2 Đinh Thị Hải Yến

3 Bùi Thị Phương Thảo

4 Đặng Thị Ngọc Lan

5 Đặng Thị Nhàn

6 Nguyễn Thu Huyền

7 Phạm Thị Hường

8 Lê Thị Thùy Dương

9 Nguyễn Thị Thu Hiền

10 Lê Thị Hằng

Trang 2

II NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT 5

5 Hoàn thuế, khấu trừ, giảm thuế TTĐB 15

6 Thủ tục đăng kí kê khai, nộp quyết toán tiêu thụ TTĐB 18

III TẦM QUAN TRỌNG CỦA THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT 20

2 Tác động của thuế tiêu đặc biệt đến doanh nghiệp 20

CHƯƠNG 2 - MỘT SỐ BẤT CẬP TRONG QUÁ TRÌNH KÊ KHAI, TÍNH VÀ NỘP THUẾ

TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

22

I THỰC TRẠNG THU THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT TẠI VIỆT NAM 22

II NHẬN XÉT TỔNG QUAN VỀ BẤT CẬP THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT HIỆN NAY 23

1 Về mức độ linh hoạt của thuế TTĐB 23

CHƯƠNG III - THỰC TRẠNG GIAN LẬN THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT Ở

VIỆT NAM HIỆN NAY

31 32

Trang 3

II CÁC HÌNH THỨC TRỐN, TRÁNH THUẾ TTĐB 33

1 Trốn thuế, tránh thuế TTĐB thông qua hình thức chuyển giá 33

2 Nhập khẩu ô tô – thủ đoạn trốn thuế của doanh nghiệp 38

2 Nguyên nhân chủ quan từ phía doanh nghiệp 44

IV LÀM THẾ NÀO ĐỂ DOANH NGHIỆP ĐÓNG THUẾ ÍT NHẤT? 45 CHƯƠNG 4 - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT Ở VIỆT

NAM

47

I CÁC GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN LUẬT THUẾ TTĐB 47

II CÁC GIẢI PHÁP CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH THUẾ 49

2 Nâng cao ý thức pháp luật cho người dân bằng cách tuyên truyền, giáo dục một cách sâu rộng tới tất cả các tầng lớp

53

Trang 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

-I KHÁI NIỆM

1 Thuế TTĐB là gì?

Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu, đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của luật thuế tiêu thụ đặc biệt Thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ.

Các hàng hóa dịch vụ được lựa chọn để thu thuế có các tính chất sau:

- Xa xỉ phẩm như: ô tô, tàu bay, du thuyền, kinh doanh casino, kinh doanh golf,…

- Tạo ra ngoại ứng tiêu cực, gây chi phí cho bên thứ ba không phải người mua ngườibán như: thuốc lá, vũ trường, kinh doanh karaoke, rượu bia,…

- Sản xuất trong nước còn thiếu như: xăng, chế phẩm xăng,…

2 Quá trình hình thành và phát triển của thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt được áp dụng phổ biến ở các nước trên thế giới với những tên gọikhác: ở Pháp gọi là thuế tiêu dùng đặc biệt, ở Thụy Điển gọi là thuế đặc biệt; hay thuế hànghóa ở các nước Đông Nam Á Ngoài ý nghĩa là một sắc thuế thu vào các hàng hóa, dịch vụ xa

xỉ, thì thuế TTĐB còn là công cụ quan trọng tạo nguồn thu mà không ảnh hưởng đến hoạtđộng kinh tế, là công cụ để bảo vệ môi trường và điều tiết thu nhập

Ở nước ta, tiền thân của thuế TTĐB hiện hành là Thuế hàng hóa được ban hành năm

1951 Luật thuế TTĐB ở Việt Nam được Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 6 thông qua và cóhiệu lực thi hành từ ngày 01/10/1990 thay thế luật thuế hàng hóa Thuế TTĐB áp dụng thốngnhất đối với các sơ sở sản xuất thuộc kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh (kể cả đối vớidoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)

Khi mới ban hành, đối tượng chịu thuế TTĐB gồm 6 mặt hàng: thuốc lá điếu, rượu bia,pháo, bài lá, vàng mã của các cơ sở sản xuất bán ra Lần sửa đổi năm 1993 đã thu hẹp diệnđánh thuế của thuế TTĐB còn lại 4 mặt hàng: Thuốc lá điếu, rượu, bia, pháo các loại ThuếTTĐB trong thời kỳ 1990 -1995 không đánh vào những hàng hóa thuộc diện chịu thuế nhậpkhẩu vì chúng được thiết kế ngầm định trong thuế nhập khẩu Chỉ sau lần sửa đổi năm 1995,thuế TTĐB mới đánh cả vào hàng nhập khẩu nhằm thực hiện công bằng giữa hàng sản xuất

Trang 5

trong nước và hàng nhập khẩu Luật thuế TTĐB sửa đổi năm 1998 có hiệu lực thi hành từ01/10/1999 đã mở rộng gồm các diện chịu thuế gồm 8 nhóm hàng hóa và 4 loại dịch vụ Cáchàng hóa chịu thuế gồm: thuốc lá điếu, xì gà, rượu, bia, ô tô dưới 24 chỗ, xăng các loại, napta,chế phẩm tái hợp và các chế phẩm khác để pha chế xăng, điều hòa công suất dưới 90.000BTU, bài lá, vàng mã, hàng mã Dịch vụ chịu thuế TTĐB gồm: Kinh doanh vũ trường, mát

xa, karaoke, kinh doanh vé đặt cược, đua ngựa, đua xe, kinh doanh golf, bán thẻ hội viên, véchơi golf Một đặc trưng hết sức quan trọng của thuế TTĐB là mức thuế suất cao thể hiện rõmục tiêu điều tiết và hướng dẫn tiêu dùng Mức thuế suất của luật thuế TTĐB ban hành năm

1990 nằm trong khung thuế suất từ 20% đến 70% Biểu thuế suất của luật sửa đổi năm 1993,năm 1995, năm 1998 , năm 2003 và năm 2008 được quy định chi tiết hơn theo phẩm cấp củatừng loại hàng hóa chịu thuế và trong khoảng từ 10% đến 75% Biểu thuế của luật sửa đổinăm 2008 quy định mức thấp nhất là 10% và cao nhất là 70%

3 Đặc điểm thuế tiêu thụ đặc biệt

Là một sắc thuế thuộc loại thuế tiêu dùng, nhưng vì là thuế tiêu dùng nên ngoài tínhchất là thuế gián thu, thuế TTĐB còn có các đặc điểm riêng biệt sau:

Một là, thuế TTĐB được thu một lần vào khâu sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hoặc kinh

doanh dịch vụ Đây là loại thuế một giai đoạn nên không gây sự trùng lặp qua các khâu củaquá trình luân chuyển hàng hóa Vì vậy, có tác dụng giảm thiểu chi phí hành thu song đòi hỏichế độ kiểm tra, giám sát thật chặt chẽ nhằm đảm bảo hạn chế tới mức tối đa sự thất thu thuếTTĐB thông qua việc gian lận về số lượng hàng hóa sản xuất và tiêu thụ

Hai là, thuế tiêu thụ đặc biệt thường có mức động viên cao Thuế TTĐB có thể được

xác định trên cơ sở giá trị hoặc trên cơ sở đơn vị đo lường khác và thường được thu với mứcthuế suất cao hơn so với thuế tiêu dùng thông thường Đặc điểm này thể hiện quan điểm điềutiết của Nhà nước thông qua thuế TTĐB Xét ở khía cạnh quản lý, việc sản xuất và cung cấpcác loại hàng hóa, dịch vụ được coi là đặc biệt không chỉ liên quan đến các vấn đề kinh tế ,phân bổ nguồn lực mà còn lien quan đến các vấn đề xã hội Vì vậy, để sản xuất và tiêu dùnghàng hóa dịch vụ này theo định hướng của Nhà nước, thì cần thiết phải sử dụng mức thuế caothông qua thuế TTĐB để hướng sản xuất và tiêu dùng hợp lý Xét ở khía cạnh phân phối thuthập, đối tượng tiêu dùng phần lớn các hàng hóa, dịch vụ đặc biệt này là những người có thunhập cao Vì vậy, thuế TTĐB cần xây dựng mức động viên cao nhằm điều tiết thu nhập củanhững người có thu nhập cao, đảm bảo công bằng xã hội

Trang 6

Ba là, danh mục hành hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB không nhiều và thay đổi tùy thuộc

vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và mức sống của dân cư Với diện thu thuế TTĐBtương đối hẹp cho nên có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định tiêu dùng và phân phốinguồn thu nhập Do đó, thuế TTĐB là công cụ rất có hiệu quả của các mục tiêu chính sáchkhác ngoài mục tiêu nguồn thu

II NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

1 Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là những loại hàng hoá, dịch vụ không thật cầnthiết, có hại cho con người hoặc ảnh hưởng đến tiêu dùng (Theo quy định tại điều 2 luật thuếtiêu thụ đặc biệt, điều 2 Nghị định 26)

- Xe mô tô hai bánh, xe máy

- Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàngghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng; ô tô babánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;

- Tàu bay, du thuyền;

- Xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chếphẩm khác để pha chế xăng;

- Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;

- Bài lá;

- Vàng mã, hàng mã

Dịch vụ:

- Kinh doanh vũ trường;

- Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);

- Kinh doanh casino; trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy jackpot,máy slot và các loại máy tương tự;

- Kinh doanh đặt cược;

- Kinh doanh golf bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi golf;

Trang 7

- Kinh doanh xổ số.

2 Đối tượng không chịu thuế

Theo thông tư 64/2009/TT-BTC.

a Hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho cơ sở kinhdoanh khác để xuất khẩu bao gồm:

- Hàng hóa do các cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài bao gồm

cả hàng hóa bán, gia công cho doanh nghiệp chế xuất, trừ ô tô dưới 24 chỗ ngồi bán chodoanh nghiệp chế xuất

- Cơ sở sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB nếu tạm xuất khẩu, tái nhập khẩutheo giấy phép tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu, trong thời hạn chưa phải nộp thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu theo chế độ quy định thì khi tái nhập khẩu không phải nộp thuế TTĐB, nhưngkhi cơ sở sản xuất bán hàng hóa phải nộp thuế TTĐB

- Hàng hóa do cơ sở sản xuất bán hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuấtkhẩu theo hợp đồng kinh tế

- Hàng hóa mang ra nước ngoài để bán tại hội chợ triển lãm ở nước ngoài

b Hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp sau:

- Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng, quà biếu

- Hàng hóa quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóachuyển khẩu

- Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, nếu thực tái xuất khẩu trong thời hạn không phảinộp thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì khôngphải nộp thuế TTĐB tương ứng với số hàng thực tái xuất khẩu

- Hàng hóa tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu, nếu thực tái nhập khẩu trong thời hạn khôngphải nộp thuế xuất khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thìkhông phải nộp thuế TTĐB tương ứng với số hàng thực tái nhập khẩu

- Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm, nếu thực tái xuất khẩu trong thời hạnchưa phải nộp thuế nhập khẩu theo chế độ quy định

- Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao theo quyđịnh của pháp luật về miễn trừ ngoại giao

- Hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế nhập khẩu của cá nhânngười Việt Nam và người nước ngoài khi xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu Việt Nam

Trang 8

- Hàng nhập khẩu để bán miễn thuế tại các cửa hàng bán hàng miễn thuế theo quy địnhcủa pháp luật.

c Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hóa từ nội địa bán vào khuphi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa được mua bán giữa các khuphi thuế quan với nhau, trừ xe ô tô chở người dưới 24 chỗ

d Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách vàkinh doanh du lịch

e Xe ô tô là các loại xe theo thiết kế của nhà sản xuất được sử dụng làm xe cứu thương, xechở phạm nhân, xe tang lễ; xe thiết kế vừa có chỗ ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24người trở lên; xe ô tô chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành vàkhông tham gia giao thông

f Điều hòa nhiệt độ có công suất từ 90.000 BTU trở xuống, theo thiết kế của nhà sản xuất chỉ

để lắp trên phương tiện vận tải, bao gồm ô tô, toa xe lửa, tàu, thuyền, tàu bay

Theo thông tư số 05/2012 /TT-BTC: “Nap-ta (naphtha), condensate, chế phẩm tái hợp(reformade component) và các chế phẩm khác dùng làm nguyên liệu để sản xuất sản phẩm(trừ sản xuất xăng) do cơ sở sản xuất sản phẩm trực tiếp nhập khẩu” cũng thuộc đối tượngkhông chịu thuế

3 Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt

Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân có sản xuất, nhập khẩu hàng hóa vàkinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, bao gồm:

- Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanhnghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp) và Luật Hợp tác xã;

- Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ ,chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổchức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân,

tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;

- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinhdoanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhânnước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại ViệtNam;

Trang 9

- Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạtđộng sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.

Cơ sở kinh doanh xuất khẩu mua hàng chịu thuế TTĐB của cơ sở sản xuất để xuất khẩunhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì cơ sở kinh doanh xuất khẩu là người nộpthuế TTĐB Khi bán hàng hóa, cơ sở kinh doanh xuất khẩu phải kê khai và nộp đủ thuếTTĐB

Thuế suất thuế TTĐB

Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, giá tính thuế TTĐB được xác định như sau:

Gi á t í nh thuế TT Đ B= Gi á b á n ch ư a c ó thu ế GTGT −thu ế b ả o v ệ mô i tr ư ờ ng (n ế u c ó)

1+Thu ế suấ t thuế TT Đ B

Giá bán chưa có thuế GTGT được xác định theo quy định của pháp luật về thuế giá trịgia tăng, thuế bảo vệ môi trường được xác định theo pháp luật về thuế bảo vệ môi trường

Cơ sở sản xuất hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bán hàng qua các cơ sở trực thuộchạch toán phụ thuộc (chi nhánh, cửa hàng ….) thì giá làm căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt làgiá do các chi nhánh, cửa hàng bán ra chưa có thuế GTGT và thuế bảo vệ môi trường (nếu

Trang 10

có) Cơ sở sản xuất bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá do cơ sở quy định, hưởng hoahồng thì giá làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán chưa có thuế GTGT

do cơ sở sản xuất quy định chưa trừ hoa hồng

Cơ sở sản xuất hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bán hàng qua các cơ sở kinh doanhthương mại thì giá làm căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán chưa có thuế GTGT vàthuế bảo vệ môi trường (nếu có) của cơ sở sản xuất nhưng không được thấp hơn 10% so vớigiá bán bình quân do cơ sở kinh doanh thương mại bán ra

Trường hợp giá bán của cơ sở sản xuất thấp hơn 10% so với giá cơ sở kinh doanhthương mại bán ra thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán do cơ quan thuế ấn định theoquy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành

Nếu cơ sở sản xuất sử dụng hóa đơn dặc thù không ghi tách riêng giá bán chưa có thuếGTGT và thuế GTGT thì giá bán chưa có thuế GTGT được xác định theo công thức:

Gi á b á n ch ư a c ó thu ế GTGT =Gi á thanh¿á n ¿

1+thu ế suấ t thuế GTGT

Đối với hàng nhập khẩu: Giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu được xác định như sau:

Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu

Giá tính thuế nhập khẩu được xác định theo các quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuếnhập khẩu Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuếkhông bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm

Đối với hàng hóa chịu thuế TTĐB, giá tính thuế TTĐB là giá chưa có thuế GTGT,

thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và chưa có thuế TTĐB và không loại trừ giá trị vỏ bao bì.Đối với mặt hàng bia chai nếu có đặc tiền cược vỏ chai, định kỳ hàng quý cơ sở sảnxuất và khách hàng thực hiện quyết toán số tiền đặt cược vỏ chai thì số tiền đặt cược tươngứng giá trị số vỏ chai không thu hồi được phải đưa vào doanh thu tính thuế TTĐB

Ví dụ 1: Quý III năm 2010, Công ty bia A bán 100 chai bia cho khách hàng B và có thu

tiền cược vỏ chai với mức 3.000đ/vỏ chai Hết quý số vỏ chai không thu hồi được là 20 vỏchai Giá chưa VAT cho mỗi chai bia là 9000 đồng Tính giá tính thuế TTĐB biết thuế suấtthuế TTĐB của bia chai là 50%?

Giá tính thuế TTĐB cho mỗi chai bia = 9.000

1+50 % = 6.000đGiá tính thuế cho 100 chai bia (gồm 20 vỏ chai không thu hồi được) là:

6000 * 100 + 20 * 3000 = 660.000đ

Trang 11

Đối với hàng hóa gia công là giá tính thuế của hàng hóa bán ra của cơ sở giao gia công

hoặc giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm bán hàng chưa có

thuế GTGT, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và chưa có thuế TTĐB

Đối với hàng hóa sản xuất dưới hình thức hợp tác kinh doanh giữa cơ sở sản xuất và cơ

sở sở hữu thương hiệu (nhãn hiệu) hàng hóa, công nghệ sản xuất giá tính thuế TTĐB là giá

bán ra chưa có thuế GTGT, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) của cơ sở sở hữu thương hiệu

(nhãn hiệu) hàng hóa, công nghệ sản xuất

Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm, giá tính thuế tiêu thụ đặc

biệt là giá bán chưa có thuế GTGT, thuế BVMT (nếu có) và chưa có thuế TTĐB của hàng hóa

bán theo phương thức trả tiền một lần, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm

Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho, khuyến

mại là giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại

thời điểm phát sinh các hoạt động này

Đối với cơ sở kinh doanh xuất khẩu mua hàng chịu thuế TTĐB của cơ sở sản xuất để

xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà bán trong nước thì giá tính thuế TTĐB trong trường

hợp này là bán chưa có thuế TTĐB, thuế BVMT (nếu có) và chưa có thuế GTGT được xác

định cụ thể như sau:

Gi á t í nh thuế TT Đ B= Gi á b á n trong n ư ớ c c ủ a c ơ s ở xu ấ t kh ẩ u chư a c ó thuế GTGT −Thu ế BVMT (n ế u c ó )

1+Thu ế suấ t thu ế TT Đ B

Trường hợp cơ sở kinh doanh xuất khẩu kê khai giá bán (đã có thuế GTGT và thuế

TTĐB) làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB thấp hơn 10% so với giá bán trên thị trường

thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ quan thuế ấn định theo quy định của Luật quản

lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành

Đối với dịch vụ giá tính thuế TTĐB là giá cung ứng dịch vụ của cơ sở kinh doanh chưa

có thuế GTGT, thuế BVMT (nếu có) và chưa có thuế TTĐB, được xác định như sau:

Gi á t í nh thuế TT Đ B= Gi á d ị ch v ụ ch ư a c ó thu ế GTGT

1+ Thu ế su ấ t thuế TT Đ B

Giá dịch vụ chưa có thuế GTGT làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối

với một số dịch vụ quy định như sau:

- Đối với kinh doanh golf là doanh thu chưa có thuế GTGT về bán thẻ hội viên, bán vé

chơi golf, bao gồm cả tiền phí chơi golf do người chơi golf, hội viên trả cho cơ sở kinh doanh

golf (gồm cả tiền phí bảo dưỡng sân cỏ) và tiền ký quỹ (nếu có) Trường hợp khoản ký quỹ

Trang 12

được trả lại người ký quỹ thì cơ sở sẽ được hoàn lại số thuế đã nộp bằng cách khấu trừ vào sốphải nộp của kỳ tiếp theo, nếu không khấu trừ thì cơ sở sẽ được hoàn thuế theo quy định.Trường hợp cơ sở kinh doanh golf có kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ khác không thuộcđối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì các hàng hóa, dịch vụ đó không phải chịu thuế tiêuthụ đặc biệt.

- Đối với kinh doanh casino, trò chơi điện tử có thưởng, giá tính thuế TTĐB là doanh

thu từ kinh doanh casino, trò chơi điện tử có thưởng đã trừ tiền trả thưởng cho khách tức làbằng số tiền thu được (chưa có thuế GTGT) do đổi cho khách trước khi chơi tại quầy đổi tiềnhoặc bàn chơi, máy chơi trừ đi số tiền đổi trả lại khách hàng

- Đối với kinh doanh đặt cược là doanh thu bán vé đặt cược trừ (-) tiền trả thưởng cho

khách hàng (giá chưa có thuế GTGT), không bao gồm doanh số bán vé vào cửa xem các sựkiện giải trí gắn với hoạt động đặt cược

- Đối với kinh doanh vũ trường, mát-xa và ka-ra-ô-kê, giá tính thuế là doanh thu chưa

có thuế GTGT của các hoạt động trong vũ trường, cơ sở mát-xa và karaoke, bao gồm cảdoanh thu của dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác đi kèm (ví dụ tắm, xông hơi trong cơ sởmát-xa)

- Đối với kinh doanh xổ số là doanh thu bán vé các loại hình xổ số được phép kinh

doanh theo quy định của pháp luật (doanh thu chưa có thuế GTGT)

~

CHÚ Ý ~

- Giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa, dịch vụ trên bao gồm cả khoản thu thêm tínhngoài giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ (nếu có) mà cơ sở sản xuất kinh doanh đượchưởng

- Giá tính thuế được tính bằng đồng Việt Nam Trường hợp người nộp thuế có doanhthu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quântrên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thờiđiểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế

- Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đúngchế độ hóa đơn, chứng từ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh thực tế để

ấn định doanh thu theo quy định của Luật Quản lý thuế và xác định số thuế TTĐB phải nộp

4.3 Thuế suất

Trang 13

(Xem biểu thuế suất thuế TTĐB trong Luật thuế TTĐB và Nghị định 26).

Thuế suất thuế TTĐB áp dụng có tính chất phân biệt giữa các nhóm hàng hóa, dịch vụvà giữa các hàng hóa, dịch vụ trong cùng một nhóm nhằm thực hiện chính sách điều tiết sảnxuất và hướng dẫn tiêu dùng xã hội của nhà nước Cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều loại hànghóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB có thuế suất khác nhau thì kê khai thuế TTĐB theotừng mức thuế suất quy định, nếu không xác định theo từng mức thuế suất thì phải tính theomức thuế suất cao nhất

Thuế suất thuế TTĐB được quy định cụ thể, rõ ràng thông qua biểu thuế sau:

BIỂU THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT STT

a) Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, trừ loại quy định tại điểm 4đ, 4e

và 4g Điều này

Loại có dung tích xi lanh từ 2.000 cm3 trở xuống 45Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 3.000 cm3 50Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 60b) Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ, trừ loại quy định tại điểm 4đ,

c) Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ, trừ loại quy định tại điểm 4đ,

d) Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng, trừ loại quy định tại điểm 4đ, 4e

Trang 14

(%)

đ) Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng lượng sinh học,

trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá 70% số năng lượng sử dụng

Bằng 70% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại điểm 4a, 4b, 4c và 4d Điều này

e) Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học

Bằng 50% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại điểm 4a, 4b, 4c và 4d điều này

g) Xe ô tô chạy bằng điện

Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ 15

Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng 10

5 Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3 20

3 Kinh doanh casino, trò chơi điện tử có thưởng 30

Trang 15

4.4 Thời điểm xác định thuế TTĐB như sau

- Đối với hàng hóa: thời điểm phát sinh doanh thu đối với hàng hóa là thời điểm chuyểngiao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu đượctiền hay chưa thu được tiền;

- Đối với dịch vụ: thời điểm phát sinh doanh thu là thời điểm hoàn thành việc cung ứngdịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền haychưa thu được tiền

- Đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan

4.5 Hóa đơn chứng từ

Cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB phải thực hiệnđúng chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ khi mua, bán hàng hóa, kinh doanh dịch vụ và vậnchuyển hàng hóa theo quy định của pháp luật

Cơ sở sản xuất khi bán hàng hóa, giao hàng cho các chi nhánh, cơ sở phụ thuộc, đại lýđều phải sử dụng hóa đơn Trường hợp chi nhánh, cửa hàng trực thuộc đặt trên cùng một tỉnh,thành phố với cơ sở sản xuất hoặc hàng xuất chuyển kho thì cơ sở được sử dụng phiếu xuấtkho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động nội bộ

Cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế TTĐB có sử dụng nhãn hiệu hàng hóa phải đăng kýmẫu nhãn hiệu hàng hóa sử dụng theo quy định

5 Hoàn thuế, khấu trừ, giảm thuế tiêu thụ đặc biệt

5.1 Hoàn thuế

Người nộp thuế TTĐB được hoàn thuế đã nộp trong các trường hợp sau đây:

a Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu bao gồm:

- Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu vàđang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, được tái xuất ra nước ngoài

Trang 16

- Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt để giao, bán hàng cho nước ngoàithông qua các đại lý tại Việt Nam; hàng hóa nhập khẩu để bán cho các phương tiện của cáchãng nước ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiện củaViệt Nam trên các tuyến đường quốc tế theo quy định của Chính phủ.

- Hàng tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh hàng tạm nhập táixuất khi tái xuất khẩu được hoàn lại số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp tương ứng với số hàng táixuất khẩu

- Hàng nhập khẩu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng tái xuất khẩu ra nước ngoài đượchoàn lại số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp đối với số hàng xuất trả lại nước ngoài

- Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm hoặc để phục vụcông việc khác trong thời hạn nhất định đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, khi tái xuất khẩu đượchoàn thuế

Trường hợp hàng tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu, nếu đã thực tái xuất khẩu trong thờihạn nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì không phảinộp thuế tiêu thụ đặc biệt tương ứng với số hàng thực tế đã tái xuất

- Hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB theo khai báo, nhưng thực tế nhập khẩu ít hơn sovới khai báo; hàng nhập khẩu trong quá trình nhập khẩu bị hư hỏng, mất có lý do xác đáng, đãnộp thuế TTĐB

b Đối với hàng nhập khẩu chưa phù hợp về chất lượng, chủng loại theo hợp đồng, giấy phépnhập khẩu (do phía chủ hàng nước ngoài gửi sai), có giám định của cơ quan có thẩm quyềnkiểm nghiệm và xác nhận của chủ hàng nước ngoài mà được phép nhập khẩu thì cơ quan Hảiquan kiểm tra và xác nhận lại số thuế TTĐB phải nộp, nếu có số thuế đã nộp thừa thì đượchoàn lại, nếu nộp thiếu thì phải nộp đủ số phải nộp

Trường hợp được phép xuất khẩu trả lại nước ngoài thì được hoàn lại số thuế TTĐB đãnộp đối với số hàng xuất trả lại nước ngoài

Trường hợp trả lại hàng cho bên nước ngoài trong thời hạn chưa phải nộp thuế nhậpkhẩu theo chế độ quy định thì cơ quan Hải quan kiểm tra thủ tục và thực hiện việc không thuthuế TTĐB phù hợp với số hàng nhập khẩu trả lại nước ngoài

c Hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu được hoàn lại sốthuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp tương ứng với số nguyên liệu dùng để sản xuất hàng hóa thực tếxuất khẩu

Trang 17

d Cơ sở sản xuất, kinh doanh quyết toán thuế khi sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản,chuyển đổi hình thức sở hữu, giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước có số thuếtiêu thụ đặc biệt nộp thừa, cơ sở có quyền đề nghị cơ quan thuế hoàn lại số thuế tiêu thụ đặcbiệt nộp thừa.

* Hoàn thuế TTĐB trong các trường hợp:

- Hoàn thuế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật

- Hoàn thuế theo điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam là thành viên

- Hoàn thuế trong trường hợp có số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp lớn hơn số tiềnthuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp theo quy định

5.2 Khấu trừ thuế

Người nộp thuế sản xuất hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bằngnguyên liệu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nếu có chứng từ hợp pháp thì được khấu trừ số thuếtiêu thụ đặc biệt đã nộp đối với nguyên liệu khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp ởkhâu sản xuất Số thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ tương ứng với số thuế tiêu thụ đặc biệtcủa nguyên liệu sử dụng để sản xuất ra hàng hóa chịu thuế TTĐB xuất bán

Việc khấu trừ tiền thuế tiêu thụ đặc biệt được thực hiện khi kê khai thuế tiêu thụ đặcbiệt theo công thức sau:

Số thuế TTĐB

phải nộp =

Số thuế TTĐB phảinộp của hàng chịu thuế

TTĐB xuất kho tiêuthụ trong kỳ

-Số thuế TTĐB đã nộp ở khâunguyên liệu mua vào tươngứng với số hàng xuất kho tiêu

thụ trong kỳ

Ví dụ :

Trong kỳ kê khai thuế, cơ sở A phát sinh các nghiệp vụ sau:

+ Nhập khẩu 10.000 lít rượu nước, đã nộp thuế TTĐB khi nhập khẩu 250 triệu đồng (căn cứbiên lai nộp thuế TTĐB ở khâu nhập khẩu)

+ Xuất kho 8.000 lít để sản xuất 12.000 chai rượu

+ Xuất bán 9.000 chai rượu, số thuế TTĐB phải nộp của 9.000 chai rượu xuất bán là 350 triệuđồng

+ Số thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu nước rượu phân bổ cho 9.000 chai rượu đã bán ralà 150 triệu đồng

Trang 18

Số thuế TTĐB cơ sở A phải nộp trong kỳ là:

350 triệu đồng – 150 triệu đồng = 200 triệu đồng

Trường hợp chưa xác định được chính xác số thuế TTĐB đã nộp cho số nguyên vật liệutương ứng với số sản phẩm tiêu thụ trong kỳ thì có thể căn cứ vào số liệu của kỳ trước để tạmtính số thuế TTĐB được khấu trừ và sẽ quyết toán theo số thực tế vào cuối tháng, cuối quý.Trong mọi trường hợp, số thuế TTĐB được phép khấu trừ tối đa không vượt quá số thuếTTĐB tính cho phần nguyên liệu theo tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật của sản phẩm Cơ

sở sản xuất phải đăng ký định mức kinh tế kỹ thuật của sản phẩm với cơ quan thuế trực tiếpquản lý cơ sở

5.3 Giảm thuế

Người nộp thuế sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gặp khó khăn

do thiên tai, tai nạn bất ngờ được giảm thuế

Mức giảm thuế được xác định trên cơ sở tổn thất thực tế do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây

ra nhưng không quá 30% số thuế phải nộp của năm xảy ra thiệt hại và không vượt quá giá trịtài sản bị thiệt hại sau khi được bồi thường (nếu có)

6 Thủ tục đăng kí kê khai, nộp quyết toán tiêu thụ tiêu thụ đặc biệt

6.1 Thủ tục đăng kí kê khai thuế

Cơ sở sản xuất hàng hóa kinh doanh, dịch vụ chịu thuế TTĐB phải kê khai thuế TTĐBphải kê khai thuế TTĐB hàng tháng và nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế cho cơ quan thuếtrong thời hạn chậm nhất không quá 10 ngày của tháng tiếp theo

Riêng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh có số TTĐB lớn thì sẽ kê khai nộp thuế TTĐBđịnh kì 5 ngày hoặc 10 ngày một lần theo quy định:

Cơ sở sản xuất bia, cơ sở sản xuất thuốc lá điếu có công suất từ 10 triệu lít/năm, 10 triệubao/năm trở xuống, cơ sở sản xuất ô tô, sản xuất máy điều hòa nhiệt độ, cơ sở sản xuất rượu

kê khai thuế theo định kì 10 ngày một lần

Đối với trường hợp cơ sở sản xuất bán hàng qua các chi nhánh, cửa hàng, cơ sở trựcthuộc, bán hàng thông qua đại lí bán đúng giá do cơ sở quy định, hưởng hoa hồng, xuất bánhàng kí gửi, cơ sở sản xuất chính phải kê khai nộp thuế TTĐB cho toàn bộ số hàng hóa nàytại cơ sở sản xuất đăng kí kê khai nộp thuế Các chi nhánh, cửa hàng, cơ sở trực thuộc khi gửi

Trang 19

báo cáo về cơ sở sản xuất thì đồng thời gửi một bản cho cơ quan thuế nơi chi nhánh, cửahàng, cơ sở trực thuộc bán hàng biết để theo dõi.

Trường hợp trong tháng không phát sinh thuế TTĐB thì cơ sở sản xuất kinh doanh vẫnphải kê khai và gửi tờ kê khai thuế theo quy định cho cơ quan thế biết

Đối với trường hợp cơ sở sản xuất bán hàng thông qua các chi nhánh, cơ sở trực thuộc ởcác địa phương thì cần kê khai căn cứ và hóa dơn xsản uất hàng của cơ sở sản xuất và khiquyết toán thuế sẽ quyết toán theo doanh số thực tế do chi nhánh, cơ sở trực thuộc bán ra

Cơ sở nhập khẩu hàng hóa kê khai và nộp thuế TTĐB theo từng loại nhập khẩu cùngvới việc kê khai và nộp thuế nhập khẩu với cơ quan thu thuế nhập khẩu

Trường hợp nhập khẩu ủy thác thì tổ chức nhập khẩu ủy thác là đối tượng kê khai nộpthuế TTĐB

Đối với hàng gia công, cơ sở nhận gia công phải có trách nhiệm kê khai và nộp thuếTTĐB thay cho đơn vị đưa gia công Do vậy, đơn vị đưa gia công phải thanh toán với đơn vịnhận gia công tiền thuế TTĐB phải nộp trước khi nhận hàng

6.2 Nộp thuế

Cơ sở sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB phải nộp thuế TTĐB vàongân sách Nhà nước tại cơ sở sản xuất hàng hóa kinh doanh dịch vụ theo thông báo nộp thuếcủa cơ quan thuế

Thời hạn nộp thuế của tháng được ghi vào trong thông báo nộp thuế nhưng chậm nhấtkhông quá ngày 20 của tháng tiếp theo

Cơ sở nhập khẩu hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB phải nộp thuế TTĐB theo từnglần nhập khẩu tại nơi kê khai nhập khẩu, thời hạn thông báo và thời hạn nộp thuế TTĐB đốivới hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo thời hạn thông báo và nộp thuế nhập khẩu

6.3 Quyết toán Thuế

Cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB phải thựchiện quyết toán thuế TTĐB hàng năm với cơ quan thuế Cơ sở phải kê khai toàn bộ các chỉtiêu về số thuế phải nộp, số đã nộp, số còn thiếu hay còn thừa đến thời hạn quyết toán theomẫu quyết toán thuế và gửi cơ quan thuế trong thời hạn quy định

Trường hợp cơ sở, sản xuất kinh doanh sát nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sảnhay thay đổi ngành nghề kinh doanh thì cơ sở phải thực hiện quyết toán với cơ quan thuếtrong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày có quyết định về các thay đổi nêu trên và phải nộp đầy đủ

Trang 20

số còn thiếu vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyếttoán, nếu nộp thừa thì được trừ số thuế phải nộp kì tiếp theo hoặc hoàn thuế theo quy định.

III TẦM QUAN TRỌNG CỦA THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

1 Vai trò

- Thuế TTĐB là nguồn thu quan trọng của thuế tiêu dùng, tạo ra một tiềm năng rất lớncho nguồn thu của NSNN Do các loại hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB có khối lượng tiêuthụ lớn, ít người sản xuất, lượng cầu ít biến động, dễ xác định và có khả năng thay thế Trongkhi đó, nó lại đòi hỏi rất ít về nguồn lực quản lý Thuế Vì vậy, thuế TTĐB thường tạo ranguồn thu đáng kể cho NSNN

- TTĐB còn được cho là công cụ quan trọng thực hiện mục đích hướng dẫn sản xuất vàtiêu dung hàng hóa, dịch vụ được coi là đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu này, tư tưởngchung là hạn chế những hàng hóa, dịch vụ mà việc sản xuất, tiêu dùng có lợi cho nền kinh tếquốc dân xét trên phương diện kinh tế, chính trị, xã hội

- Đối với xã hội: Thuế TTĐB góp phần quan trọng trong việc tái phân phối thu nhập củangười có thu nhập cao, đảm bảo công bằng xã hội

2 Tác động của thuế tiêu đặc biệt đến doanh nghiệp

Thuế tiêu thụ đặc biệt có ảnh hưởng rất lớn tới các nghành nghề mà nó đánh thuế như: ô

tô, thuốc lá, điều hòa, tàu thuyền, karaoke, sân golf… Nó tác động theo cả xu hướng tích cựcvà tiêu cực nhưng tùy thuộc từng loại hàng hóa mà cách đánh thuế suất cũng như tính thuếcũng khác nhau Do đó xu hướng tác động cũng là khác nhau cho từng loại hình doanhnghiệp

2.1 Tác động tích cực

- Trong thời gian Việt Nam chưa phải thực hiện các cam kết quốc tế, việc duy trì một số

ưu đãi về thuế suất đối với một số mặt hàng như bia hơi, thuốc lá sử dụng nguyên liệu trongnước là chủ yếu, ô tô sản xuất lắp ráp trong nước đã tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp cóthời gian đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, khuyến khích sử dụng nguyên liệu trong nư-

ớc, góp phần đảm bảo việc làm, ổn định thu nhập cho người lao động, tạo cho các doanhnghiệp trong nước có điều kiện để tích luỹ, đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh trước khibước vào hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 21

- Để thực hiện các cam kết hội nhập, việc quy định lộ trình từng bước tăng thuế đối vớimột số mặt hàng như ô tô sản xuất lắp ráp trong nước (2004-2005), thuốc lá, bia hơi (2006-2007) có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Một mặt, bảođảm thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa hàng sản xuất trong nước với hàngnhập khẩu theo đúng các nguyên tắc của WTO Mặt khác, đã hạn chế những tác động tiêu cựcđến hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng thuốc lá, bia hơi khi phải thực hiện các cam kếthội nhập, giúp các doanh nghiệp có thời gian phục hồi và ổn định sản xuất, kinh doanh.

2.2 Tác động tiêu cực

Bên cạnh đó cũng không thể không tồn đọng những thiếu sót và tác động xấu tới doanhnghiệp, người tiêu dùng, những vấn đề nan giải mà nhà nước cần có những biện pháp vàchính sách điều phối thích hợp

Trong quá trình thực hiện, Luật thuế TTĐB đã được sửa đổi, bổ sung để kịp thời tháo

gỡ những vướng mắc phát sinh, phù hợp với thực tiễn của nước ta Tuy nhiên trước yêu cầuphát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp, hiện đại hoá vàhội nhập kinh tế của Việt Nam trong những năm tới, Luật thuế TTĐB hiện hành đã bộc lộ một

số tồn tại tác động xấu tới doanh nghiệp, không khuyến khích được phát triển mà còn làmngưng trệ sự hội nhập của doanh nghiệp đối với thế giới, hạn chế sự phát triển trong nước(một số mặt hàng, dịch vụ như: sản xuất ô tô, golf, tàu thuyền, hàng hóa xa xỉ ) và cũngkhông hạn chế được sự ảnh hưởng tiêu cực của một số doanh nghiệp như thuốc lá, rượu bia

Trang 22

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ BẤT CẬP TRONG QUÁ TRÌNH KÊ

-KHAI, TÍNH VÀ NỘP THUẾ TTĐB

I THỰC TRẠNG THU THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT TẠI VIỆT NAM

Qua quá tình thực hiện, thuế TTĐB đã góp phần quan trọng trong việc hướng dẫn, pháttriển sản xuất và tiêu dùng xã hội; cùng với các loại thuế khác như thuế GTGT, thuế TNDNvà thuế xuất nhập khẩu, bước đầu hình thành nên một hệ thống chính sách thuế tương đốiđồng bộ trong điều kiện hiện nay ở nước ta, góp phần động viên nguồn thu ổn định choNSNN Khoản thu từ thuế TTĐB hàng năm chiếm từ 15% đến 18% trong tổng số thuế giánthu và chiếm từ 7% đến 10% tổng thu ngân sách nhà nước về thuế và phí

Thuế TTĐB đã góp phần hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng theo định hướng của nhà nước.Đối tượng chịu thuế chủ yếu là những hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước không khuyến khíchhoặc hạn chế sử dụng như thuốc lá, rượu, bia, kinh doanh vũ trường hoặc hang hóa, dịch vụmà Nhà nước cần điều tiết như ô tô, kinh doanh sân golf… Quy đinh này là phù hợp với điềukiện kinh tế xã hội nước ta và thông lệ quốc tế

Thuế TTĐB đã đáp ứng yêu cầu phục vụ cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế thôngqua việc quy định lộ trình từng bước điều chỉnh thuế TTĐB đối với một số mặt hàng như ô tôsản xuất, lắp ráp trong nước; áp dụng một mức thuế suất đối với mặt hàng thuốc lá ThuếTTĐB góp phần đảm bảo cho nguồn thu ngân sách Nhà nước

Thuế TTĐB thu được qua một số năm: (tr VNĐ)

Trang 23

Những con số trên đã chứng tỏ tính hiệu quả trong quản lí thuế TTĐB của Nhà nước,đảm bảo thực hiện được mục đích chính của thuế TTĐB là tăng thu cho ngân sách Nhà nướcvà hướng dẫn tiêu dùng

Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng, chính sách thuế TTĐB hiện hành ở nước ta đã đặt ramột số vấn đề cần phải được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế cuộc sống,phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế- xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế

II NHẬN XÉT TỔNG QUAN VỀ BẤT CẬP THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT HIỆN NAY

1 Về mức độ linh hoạt của thuế TTĐB

Tuy luật không quy định cụ thể nhưng “Thuế TTĐB của nước ta là một loại thuế tínhtheo tỷ lệ phần trăm trên đơn vị giá trị của đối tượng chịu thuế, không tính theo đơn vị (lít,chiếc)” Điều đó có mặt thuận lợi về tâm lý nhưng trong một số trường hợp không phục vụ tốtnhất cho mục tiêu điều tiết, định hướng tiêu dùng Mặt khác nếu đó là hàng hóa có giá cả biếnđộng nhiều thì việc tính toán thuế, nhất là việc đối chiếu với các kì nộp thuế với nhau sẽ trởnên phức tạp Thực tế cho thấy khi đánh thuế tiêu thụ đặc biệt tính trên cơ sở hiện vật đối vớinhững hàng hóa thích hợp sẽ làm cho nguồn thu về thuế TTĐB cho ngân sách nhà nước ổnđịnh, đồng thời tạo hiệu quả điều tiết cao Việc quy định đánh thuế trực tiếp trên khối lượngnhư vậy sẽ làm cho việc tính toán thuế trở nên đơn giản, nhanh chóng hơn tránh những thắcmắc của người sản xuất, người tiêu dùng

2 Về đối tượng chịu thuế

Theo quy định hiện hành thuế TTĐB hiện chỉ thu vào 10 loại hàng hóa và 6 loại dịch

vụ Nhìn chung, đối tượng chịu thuế thuế TTĐB hiện nay ở nước ta còn khá hẹp, đi sâunghiên cứu, cho thấy: có nhiều loại hàng hóa, dịch vụ lẽ ra phải được điều chỉnh bởi thuếTTĐB nhưng chưa được đưa vào diện chịu thuế như các loại thiết bị điện, điện tử gia dụngcao cấp… Ngược lại, có trường hợp có loại hàng hóa đáng lý ra phải được khuyến khích tiêudùng do yêu cầu sức khỏe, văn minh đô thị thì lại chưa được xem xét đưa ra khỏi diện chịuthuế TTĐB như xe ôtô từ 16-24 chỗ ngồi; có trường hợp lại thể hiện sự phân biệt đối xử giữahàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu và hàng hóa sản xuất trong nước; …Đó là những hạn chế

cơ bản về đối tượng chịu thuế của loại thuế này

Trang 24

3 Về thuế suất

Thuế suất thuế TTĐB hiện khá phức tạp Trong 11 mặt hàng chịu thuế thuế TTĐB thì

có 12 mức thuế suất cao thấp khác nhau từ 10% - 70% Đối với mỗi loại hàng hóa, dịch vụkhác nhau có mức thuế suất tương ứng khác nhau, trong một số trường hợp đối với cùng mộtloại hàng hóa nhưng lại chia theo các tiêu chí khác nhau để áp dụng các mức thuế suất rấtchênh lệch nhau, nên biểu thuế càng thêm phức tạp, làm cho việc xác định mức thuế suất ápdụng chính xác rất khó khăn và dễ bị vận dụng tùy tiện

Ta có thể thấy rõ điều này trong biểu niêm yết thuế TTĐB với một số mặt hàng: nhưcùng một mặt hàng là xe ô tô nhưng có đến 7 mức thuế suất khác nhau từ 10% - 60%, hay đốivới mặt hàng thuốc lá, nếu sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu trong nước thì áp dụng thuếsuất 45% nhưng sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu nhập khẩu thì thuế suất là 65%…

4 Về vấn đề miễn giảm thuế

Theo quy định hiện hành của chính sách thuế TTĐB thì với các cơ sở sản xuất bia quy

mô nhỏ (có công suất dưới 10 triệu lít/năm) đang hoạt động nếu nộp đủ thuế TTĐB mà bị lỗ,thì được xét giảm thuế TTĐB tương ứng với số lỗ trong năm xét giảm thuế Quy định nàytrong chừng mực nào đó không khuyến khích các cơ sở sản xuất nói trên nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng sản xuất Bên cạnh đó, luật còn quy định: cơ sở lắp rápsản xuất ô tô trong nước được giảm đến 95% thuế TTĐB phải nộp Điều này có nghĩa là nếu ô

tô nhập khẩu thì phải chịu mức thuế suất TTĐB từ 10% - 60%, còn nếu là ô tô sản xuất trongnước thì được giảm đến 95% thuế TTĐB phải nộp, tức là chỉ nộp thuế TTĐB với mức thuếsuất tương ứng từ 1,5% đến 5% mà thôi Quy định phân biệt này nhằm bảo hộ cho ngành lắpráp ô tô còn khá non trẻ ở nước ta trong thời gian qua Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay,nước ta đang mở cửa hội nhập sâu rộng, đang thực hiện các cam kết theo chương trình CEPT,hiệp định thương mại Việt Mỹ…., quy định đó không còn phù hợp nữa vì đã vi phạm nguyêntắc đãi ngộ quốc gia

5 Về giá tính thuế

Theo quy định của Luật thuế TTĐB thì giá tính thuế TTĐB là giá do cơ sở sản xuất bán

ra tại nơi sản xuất chưa có thuế TTĐB, tức là giá bán có tính cả chi phí bao bì, vỏ hộp trong

đó, thế nhưng trong thực tế thì lại áp dụng không thống nhất, không đúng theo qui định củaLuật thuế TTĐB

Trang 25

Có loại hàng hóa áp dụng trên cơ sở giá bán có bao bì, có trường hợp áp dụng giá bánkhông có bao bì nên không đảm bảo công bằng giữa các doanh nghiệp cũng như giữa cáchàng hóa cùng loại với nhau Ví dụ, đối với mặt hàng bia, giá tính thuế đối với bia các loại(trừ bia hộp) thì giá tính thuế TTĐB có tính cả chi phí bao bì trong đó, nhưng đối với bia hộpsản xuất trong nước lại được cho loại trừ chi phí bao bì vỏ hộp là 3.800đ/lít ra khỏi giá bán đểlàm căn cứ tính thuế thuế TTĐB Mặt khác, do quy định hiện hành không khống chế về mứcgiá tính thuế đối với hàng hóa chịu thuế TTĐB nên một số cơ sở sản xuất hàng hóa thuộc diệnchịu thuế TTĐB đã lách thuế bằng cách thành lập các cơ sở kinh doanh thương mại hạch toánđộc lập với cơ sở sản xuất để từ đó hạ giá bán của cơ sở sản xuất bán cho cơ sở kinh doanhnhằm làm giảm số thuế TTĐB phải nộp vào ngân sách nhà nước.

6 Về công tác quản lý thu nộp thuế TTĐB

Công tác hiện kê khai của các doanh nghiệp chưa được tốt theo quy định của Nhà nước,hơn nữa việc kê khai hiện nay cũng chưa đảm bảo chặt chẽ Việc quản lý thu thuế TTĐB vớirượu, vàng mã do tư nhân sản xuất gặp nhiều khó khăn vì sản xuất nhỏ, phân tán, lén lútkhông đăng kí kinh doanh, không đăng kí nộp thuế Một vấn đề nữa là hóa đơn TTĐB rất khókiểm soát Luật thuế TTĐB quy định: “Việc mua bán hàng hóa dịch vụ vận chuyển hàng hóatiêu thụ đặc biệt phải có hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật” Quy định này có cụthể nhưng thực tế ở nước ta còn nhiều hàng hóa dịch vụ chịu tuế tiêu thụ đặc biệt nhưngkhông thể lập hóa đơn chứng từ ví dụ như mua bán hàng mã Vì vậy cần có những hướng dẫn

cụ thể sát thực hơn Tình trạng nộp thuế TTĐB hiện nay vẫn còn chưa tốt, nợ đọng thuế kháphổ biến diễn ra ở nhiều doanh nghiệp với số lượng đọng thuế khá lớn

7 Trốn thuế

Nhiều chiêu gian lận thuế qua giá Biểu hiện rõ nhất là việc DN khai báo giá trị hànghoá không đúng thực tế, không trung thực về thuế suất, chủng loại và giá trị đối với hàng hoánhập khẩu nhất là những loại mặt hàng có thuế suất cao như ô tô, rượu Không chỉ có vậynhiều doanh nghiệp còn lợi dụng chính sách trong việc ân hạn thuế nhập khẩu để chiếm đoạttiền thuế, rồi bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh Luật hiện hành chưa có sự phân loại doanhnghiệp theo mức độ chấp hành pháp luật để quy định các điều kiện ràng buộc kèm theo nênnhiều doanh nghiệp đã lợi dụng ân hạn thuế để chậm nộp thuế chiếm đoạt ngân sách của Nhànước

Ngày đăng: 24/02/2014, 22:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2. Quá trình hình thành và phát triển của thuế TTĐB 3 - đề tài thuế tiêu thụ đặc biệt và một số vấn đề liên quan
2. Quá trình hình thành và phát triển của thuế TTĐB 3 (Trang 2)
II. CÁC HÌNH THỨC TRỐN, TRÁNH THUẾ TTĐB 33 - đề tài thuế tiêu thụ đặc biệt và một số vấn đề liên quan
33 (Trang 3)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w