II. CÁC HÌNH THỨC TRỐN, TRÁNH THUẾ TTĐB
1. Trốn thuế, tránh thuế TTĐB thông qua hình thức chuyển giá
Chuyển giá là một hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện nhằm thay đổi giá trị trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các bên liên kết. Hành vi ấy có đối tượng tác động chính là giá cả, thông qua việc tác động đến giá cả, doanh nghiệp hay các cơ sở sản xuất có thể làm tăng hoặc giảm lượng thuế TTĐB phải nộp.
Hành vi này chỉ có thể được thực hiện thông qua giao dịch của các chủ thể có quan hệ liên kết. Biểu hiện cụ thể của hành vi là giao kết về giá. Nhưng giao kết về giá chưa đủ để kết luận rằng chủ thể đã thực hiện hành vi chuyển giá. Bởi lẽ nếu giao kết đó chưa thực hiện trên thực tế hoặc chưa có sự chuyển dịch quyền đối với đối tượng giao dịch thì không có cơ sở để xác định sự chuyển dịch về mặt lợi ích. Như vậy, ta có thể xem chuyển giá hoàn thành khi có sự chuyển giao đối tượng giao dịch cho dù đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán hay chưa.
Giá giao kết là cơ sở để xem xét hành vi chuyển giá. Chúng ta cũng chỉ có thể đánh giá một giao dịch có chuyển giá hay không khi so sánh giá giao kết với giá thị trường. Nếu giá giao kết không tương ứng với giá thị trường thì có nhiều khả năng để kết luận rằng giao dịch này có biểu hiện chuyển giá.
Theo luật về thuế TTĐB của Việt Nam:
Đối với hàng hoá sản xuất trong nước, giá tính thuế TTĐB được xác định như sau:
Giá tính thuế TTĐB =
Giá bán chưa có thuế GTGT được xác định theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
Cơ sở sản xuất hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bán hàng qua các cơ sở trực thuộc hạch toán phụ thuộc (chi nhánh, cửa hàng...) thì giá làm căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do các chi nhánh, cửa hàng bán ra chưa có thuế GTGT. Cơ sở sản xuất bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá do cơ sở quy định, hưởng hoa hồng thì giá làm căn cứ xác định giá
tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán chưa có thuế GTGT do cơ sở sản xuất quy định chưa trừ hoa hồng.
Cơ sở sản xuất hàng hóa chịu thuế TTĐB bán hàng qua các cơ sở kinh doanh thương mại, thì giá làm căn cứ tính thuế TTĐB là giá bán chưa có VAT của cơ sở sản xuất, nhưng không được thấp hơn quá 10% so với giá bán bình quân do cơ sở thương mại bán ra. Trường hợp giá bán của cơ sở sản xuất thấp hơn 10%, thì giá tính thuế TTĐB là giá do cơ quan thuế ấn định
Vậy, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh tiến hành chuyển giá tránh thuế như thế nào, hãy cùng nhóm chúng tôi phân tích một ví dụ điển hình:
TH1: Doanh nghiệp A bán sản phẩm qua đại thông thường B với giá chưa có thuế GTGT là 165.000/cây.
Hóa đơn GTGT được ghi nhận :
• Giá chưa có thuế GTGT = 165.000đ • Thuế GTGT (10%) = 16.500đ • Tổng giá thanh toán = 181.500đ
Thuế TTĐB phải nộp = * thuế suất thuế TTĐB = * 65% = 65.000 đ
Vậy, với mỗi cây thuốc lá bán ra.doanh nghiệp A phải nộp một khoản thuế TTĐB là 65.000đ hay Nhà nước thu đc một khoản thuế TTĐB là 65.000đ
TH2: Doanh nghiệp A thành lập một công ty tiêu thụ C hạch toán độc lập với doanh nghiệp C sau đó công ty C bán sản phẩm cho các cơ sở kinh doanh khác trên thị trường.
Đảm bảo đúng luật, doanh nghiệp A bán cho C với giá chưa có thuế GTGT là 151.800/cây.
Hóa đơn GTGT được ghi nhận:
• Giá bán chưa có thuế GTGT = 151.800 đ • Thuế GTGT = 15.180đ • Tổng giá thanh toán: = 166.980đ
= * 65% = 59.800đ
Vậy, với mỗi cây thuốc lá bán ra, doanh nghiệp A phải nộp một khoản thuế là 59.800đ hay nhà nước thu đc một khoản thuế là 59.800đ.
Nếu doanh nghiệp C thực hiện bán sản phẩm cho cơ sở kinh doanh B với giá 165.000đ/cây.
Hóa đơn GTGT được ghi nhận:
• Giá chưa có thuế GTGT = 156.000đ • Thuế GTGT = 16.500đ • Tổng giá thanh toán = 181.500đ
Trong trường hợp này, doanh nghiệp A chỉ phải nộp một khoản thuế TTĐB là 59.800đ. Khoản chênh lệch thuế = 65.000 – 59.800 = 5.200đ/cây thuốc lá.
Khoản chênh lệch này sẽ được tính vào lợi nhuận của công ty B, thông qua đó, được chuyển về công ty A. Như vậy, thông qua hình thức chuyển giá qua công ty con, công ty liên kết, doanh nghiệp có thể thu được một khoản lợi nhuận mà đáng ra, khoản đó phải nằm trong khoản thuế mà ngân sách thu được.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể giảm thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp dựa trên sự chênh lệch về thuế suất giữa các vùng.
Giả sử ở Hà Nội ngành sản xuất thuốc lá chịu thuế suất thuế TTĐB là 65%, nhưng ở Hà Giang là vùng khó khăn cần khích thích phát triển, chính phủ giảm thuế suất chỉ còn 30%. Để giảm thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, doanh nghiệp A sản xuất thuốc lá ở Hà Nội sẽ lập công ty tiêu thụ ở Hà Giang như vậy số thuế tiêu thụ dặc biệt mà công ty phải nộp giảm đi gần một nửa.
M
ỘT SỐ VỤ VIỆC CÓ HÌNH THỨC CHUYỂN GIÁ
1.1. Fosters Việt Nam: chuyển giá tránh thuế tiêu thụ đặc biệt
Chúng ta hãy xem xét cách thức mà Foster ‘S Việt Nam sử dụng để tránh né thuế tiêu thụ biệt bằng việc lập ra một công ty TNHH Foster ‘s Việt Nam để tiêu thụ sản phẩm nhưng vẫn cùng chủ đầu tư nhằm tránh phần thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào mặt hàng bia chai ở khâu sản xuất.
Giá bia Foster‘s mà các đại lí bán ra là 240.000 VND/két với thuế suất tiêu thụ đặc biệt cho mặt hàng bia chai là 75% thì mỗi két bìa Foster ‘s Việt Nam phải đóng thuế TTĐB là:
Giá tính thuế TTĐB =
= = 137.143 VND
Thuế tiêu thụ đặc biệt = 137.143*75%= 102.857 VND.
Chủ đầu tư của Foster‘s Việt Nam thành lập thêm Công ty TNHH Foster‘s Việt Nam chỉ chuyên thực hiện nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm của hai nhà máy sản xuất bia Foster‘s đã có. Giá mỗi két bia mà các nhà máy bia Foster‘s bán cho Công ty tiêu thụ Foster‘s Việt Nam chỉ là 137.500 VND và chỉ chịu khoản thuế tiêu thụ đặc biệt là:
Thuế TTĐB cho mỗi két bia = * 75%=58.929 VND
Mức tiết kiệm thuế đầu ra so với trước khi thành lập công thụ TNHH Foster‘s Việt Nam chuyên về tiêu thụ là: 102.857 - 58.929 = 43.928đ
Bên cạnh đó với việc lập thêm công ty tiêu thụ Foster‘s Việt Nam có thể đưa thêm các loại chi phí khác như chi phí quản lí, chi phí quảng cáo vào tổng chi phí. Như vậy rõ ràng chỉ bằng cách lập thêm một công ty con chuyên về tiêu thụ sản phẩm và thực hiện chuyển giá một cách hợp lí trong nội bộ mà chủ đầu tư của Foster‘s đã tiết kiệm được tới 42.7% thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp nhờ sự chênh lệch giữa giá bán cho công ty con và giá bán cho đại lí.
Mặc dù đây là hành vi lách luật để chuyển giá nội bộ nhưng tại thời điểm đó (năm 2001) pháp luật Việt Nam không đủ chặt chẽ và không có chế tài đối với hành vi trên do đó các cơ quan chức năng không thể bắt bẻ về thủ thuật tách rời khâu sản xuất và khâu thương mại. Việc làm của Foster ‘S Việt Nam đã tạo ra sự thiếu công bằng trong việc thực hành nghĩa vụ thuế giữa các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng bia.
1.2. Hành vi trốn thuế tiêu thụ đặc biệt của công ty thuốc lá Thăng Long
Tháng 4/2012, công ty thuốc lá Thăng Long bị thanh tra dồn dập vì bị nghi ngờ có dấu hiệu trốn thuế tiêu thụ đặc biêt. Xét về bản chất, việc duy trì chênh lệch cao giữa giá bán buôn của công ty thuốc lá Thăng Long và chuyển giá trốn thuế của công ty bia Foster là giống nhau. Tuy nhiên tại thời diểm năm 2012 khi mà thông tư 64/2009/TT-BTC đã được ban hành và thực hiện đươc 3 năm thì công ty TLTL đã vi phạm quy định của bộ Tài Chính về giá tính thuế TTĐB: “Cơ sở sản xuất hàng hóa chịu thuế TTĐB bán hàng qua các cơ sở kinh doanh thương mại, thì giá làm căn cứ tính thuế TTĐB là giá bán chưa có VAT của cơ sở sản xuất, nhưng không được thấp hơn quá 10% so với giá bán bình quân do cơ sở thương mại bán ra.
Trường hợp giá bán của cơ sở sản xuất thấp hơn 10%, thì giá tính thuế TTĐB là giá do cơ quan thuế ấn định”. Vậy nên hành vi này của công ty TLTL là trốn thuế chứ không phải tránh thuế.
Theo Đoàn công tác, qua kiểm tra, xác minh đã phát hiện ra hàng loạt những sai phạm hoạt động trong hai năm 2010 và 2011. Cụ thể, bao thuốc Thăng Long mềm tại thời điểm tháng 6/2010, giá bán buôn tại Cty là 3.999,6 đồng/bao đã có VAT nhưng giá bán của các đại lý cấp I từ 6.500 đến 7.100 đồng/bao, mức độ chênh lệch từ 2.500 – 3.100 đồng/bao, tăng 62,52 – 77,52% giá của Cty bán ra. Vào thời điểm từ ngày 1-11 đến 16/12/2011, giá của loại thuốc Thăng Long mềm được Cty bán ra là 4.999,5 đồng/bao nhưng giá bán của đại lý cấp I từ 7.750 – 7.900 đồng/bao, chênh lệnh 2.750 – 2.900 đồng/bao, tăng 52,2 – 58,02%.
Tương tự, sản phẩm thuốc lá Thăng Long cứng từ 1/9 đến 15/12/ 2011 giá bán buôn tại Cty đã có VAT là 5.454,9 đồng/bao nhưng giá bán tại địa lý dao động từ 6.300 – 8.600 đồng/bao, chêch lệch từ 845 – 3.145 đồng/bao, tăng 15,51 - 57,68%. Ngay trên phiếu bán hàng ngày 11/12/2011 của Cty CP Đông A (nhà phân phối cấp I) đuợc bán ra chênh lệch với giá bao thuốc lá Thăng Long mềm là 3.001 đồng/bao và Thăng Long cứng là 2.046 đồng/bao.
Năm 2011, đã có khoảng 400 triệu bao thuốc lá được tiêu thụ, tương đương khoảng 34 triệu bao thuốc lá/tháng và giá bán sản phẩm của Cty Thuốc lá Thăng Long trên thị trường liên tiếp tăng mạnh nhất là những ngày cuối năm. Như vậy, với mức giá chênh lệch bình quân khoảng 1.500 đồng/bao, mỗi tháng có khoảng trên 50 tỷ đồng tiền chênh lệch giữa Cty với các đại lý. Đặc biệt, trong vòng từ ngày 1/11 đến 16/12/2011 (1,5 tháng) giá chênh lệch luôn ở mức độ 2.750 - 2.900 đồng/bao thì khoản tiền chênh lên đến trên 140 tỷ đồng.
Như vậy, công ty này đã vi phạm quy định về thuế. Nếu đối chiếu theo chênh lệch giá mà Cty TLTL duy trì với các đại lý cấp I như trên, thì số tiền thất thoát (thu từ thuế TTĐB) là rất lớn.
Ngoài ra, theo phát hiện của đoàn xác minh, mặc dù có tới 111 đại lý, nhưng Cty TLTL đã quá ưu ái, khi phân phối sản lượng cho 16 đại lý tới trên 207,5 triệu bao (chiếm 51,2% tổng sản lượng tiêu thụ năm 2011 đối với sản phẩm Thăng Long). Trong đó, riêng Công ty TNHH Hồng Nhung chiếm đến hơn 36,2 triệu bao, Doanh nghiệp tư nhân Hồng Phát 26,8 triệu bao, Công ty cổ phần Đồng A 15,3 triệu bao…
Việc phân phối tập trung như trên rất dễ dẫn tới tình trạng lũng đoạn về giá trên thị trường, trong bối cảnh sản phẩm Thăng Long đang bán chạy như hiện nay.