LÀM THẾ NÀO ĐỂ DOANH NGHIỆP ĐÓNG THUẾ ÍT NHẤT?

Một phần của tài liệu đề tài thuế tiêu thụ đặc biệt và một số vấn đề liên quan (Trang 43 - 44)

Lâu nay trong quan niệm của các doanh nghiệp và các cá nhân là chỉ muốn làm sao đó cho phải đóng thuế càng ít càng tốt vì thuế là một khoản chi của bạn và tiển nhiên làm túi tiền của bạn vơi đi. Muốn là vậy, nhưng làm thế nào? Bài toán đặt ra cho chúng ta là làm thế nào phải đóng thuế ít mà vẫn không vi phạm pháp luật?

Trong khi trốn thuế là hành vi vi phạm pháp luật thì “tránh thuế” có thể giúp người nộp thuế giảm thiểu số tiền phải đóng mà không trái với quy định pháp luật. Tuy nhiên giảm thiểu là việc giảm được thuế phải nộp nhưng hệ lụy của nó có thể gia tăng một số chi phí khác hoặc làm giảm thu nhập. Vì vậy, lời giải của bài toán này tối ưu hóa số thuế phải nộp chứ không phải giảm thiểu. Muốn làm được diều náy doanh nghiệp phải tiến hành lập kế hoạch thuế.

Lập kế hoạch thuế có một ý nghĩa bao quát hơn, mang tầm chiến lược, đó là tối ưu hóa số thuế phải nộp trong khuôn khổ pháp luật. Tối ưu hoá thuế, có nghĩa là làm sao đó để mức giảm thuế là tương đối so với việc giảm thu nhập hoặc gia tăng các chi phí khác. Nói cách khác là chúng ta hoàn toàn có thể chấp nhận tăng mức thuế phải nộp nếu tốc độ tăng của thuế thấp hơn tốc độ tăng của thu nhập. Để làm được việc này, người lập kế hoạch thuế phải có được một cái nhìn, một bức tranh tổng thể trong mối tương tác giữa kinh doanh và các loại thuế có thể có tác động tới túi tiền của chúng ta.

Bản chất của Lập kế hoạch thuế là quá trình tìm kiếm các giải pháp về thuế khác nhau để xác định khi nào, như thế nào và liệu có nên thực hiện một số giao dịch để “tối ưu hoá” số thuế phải nộp. Để gia tăng giá trị cho mỗi giao dịch, người ra quyết định cần phải luôn luôn xác định đúng theo chiến lược của doanh nghiệp, ước tính các tác động của thuế qua thời gian có thể ảnh hưởng đối tất cả các bên có liên quan tới giao dịch. Việc gia tăng giá trị thực hiện được bằng cách đàm phán được các lựa chọn về thuế tối ưu nhất, đồng nghĩa với việc chuyển hóa các giao dịch sang dạng thức khác có lợi nhất về thuế trong mối quan hệ tổng hòa với các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Chiến lược thuế được thực hiện dựa trên cơ sở vận dụng: - Giá trị thời gian của tiền tức là việc đóng thuế sớm hay muộn. - Chênh lệch giá trị tính thuế

- Chênh lệch thuế suất do yếu tố thuế suất các loại hình kinh doanh, sản xuất khác nhau, thuế suất tại các nước, khu vực khác nhau là khác nhau.

Có bốn phương thức thường được vận dụng trong lập kế hoạch thuế (1) tạo mới (2) chuyển đổi (3) thời gian (4) chia tách. Để hiểu rõ hơn về bốn phương thức này, chúng ta hãy cùng sử dụng các luật thuế hiện hành để phân tích và lấy ví dụ

- Phương thức 1: Tạo mới là việc tận dụng các ưu đãi, lợi ích về thuế từ việc tạo ra các chi nhánh, công ty con, ví dụ thành lập mới tại địa bàn có mức thuế suất thấp

- Phương thức 2: Chuyển đổi là việc thay đổi cơ chế hoạt động, thay đổi bản chất giao dịch để tài sản và thu nhập đuợc tạo ra chịu mức thuế suất thấp hơn nếu không thực hiện chuyển đổi.

- Phương thức 3: Thời gian là việc dịch chuyển giá trị chịu thuế sang kỳ tính thuế có lợi hơn.

- Phương thức 4: Chia tách là việc chia giá trị chịu thuế cho hai hay nhiều đối tượng chịu thuế để làm giảm tổng thuế phải nộp của tất cả đối tượng chịu thuế.

Để tối ưu hóa về thuế, doanh nghiệp nên nắm vững và vận dụng kết hợp các phương thức trên để tự mình có thể kiểm soát được chi phí thuế trong vòng an toàn của pháp luật.

- CHƯƠNG 4 -

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THUẾTIÊU THỤ ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM

Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 là loại thuế gián thu vào một số hàng hóa dịch vụ mà Nhà nước cần điều tiết thu nhập & hạn chế hướng dẫn tiêu dùng, phù hợp với thông lệ quốc tế. Biện pháp sửa đổi, bổ sung cho loại thuế này.

Một phần của tài liệu đề tài thuế tiêu thụ đặc biệt và một số vấn đề liên quan (Trang 43 - 44)