II. CÁC HÌNH THỨC TRỐN, TRÁNH THUẾ TTĐB
2. Nhập khẩu ôtô – thủ đoạn trốn thuế của doanh nghiệp
Theo luật Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt 27/2008/QH12, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu là giá tính thuế nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn giảm.
Đồng thời, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biết của các mặt hàng ô tô nhập khẩu là khác nhau.
Các doanh nghiệp lợi dụng đặc điểm này, tiến hành hàng loạt các chiêu trò trốn thuế thông qua các cách:
2.1. Biến xe mới thành xe đã qua sử dụng để hưởng mức thuế nhập khẩu ít hơn, quađó, mức thuế TTĐB phải nộp cũng ít hơn. đó, mức thuế TTĐB phải nộp cũng ít hơn.
Để thực hiện biện pháp trốn thuế này, doanh nghiệp nhập khẩu xe,trước khi cho xe lên tầu vận chuyển về Việt Nam, xe đã được gẩy số km đã đi quá 1 vạn km (theo quy định các xe nhập khẩu đã chạy quá 1 vạn km được xếp vào danh mục xe đã qua sử dụng). Khi về đến Việt Nam, sau khi hoàn tất các thủ tục hải quan, những chiếc xe này lại được gẩy số km về 0 trước khi bày bán ở các salon ôtô, và đương nhiên nó được bán với giá xe mới.
Và để cân đối chênh lệch giữa giá nhập đầu vào và giá bán thực tế, các đơn vị kinh doanh này thường ghi giá xuất hóa đơn GTGT thấp hơn giá bán thực tế. Và khi được coi như xe cũ nhập khẩu, ngoài hưởng thuế nhập khẩu thấp, doanh nghiệp nhập khẩu những xe này còn được hưởng lợi từ việc giảm đáng kể chi phí phải nộp cho các loại thuế, phí khác như thuế TTĐB, GTGT, lệ phí trước bạ.
Chính điều này đã gây ra sự bất bình đối với các doanh nghiệp tiến hành nhập khẩu ô tô mới. Họ sẽ phải chịu thuế nhập khẩu cao hơn, đồng nghĩa với việc chịu thuế TTĐB cao hơn.
2.2. Gian lận thuế bằng cách khai báo giá trị xe thấp hơn giá thực tế
Chúng ta cùng phân tích một ví dụ thực tế:
Xe Kia Morning 4 chỗ, dung tích xilanh trên 3.000cc mới 100% sản xuất năm 2009 có giá tại nước sản xuất là 5.883-7.374 USD/xe nhưng khi về cảng Việt Nam, chỉ được khai báo
ở mức giá là 3.000 USD. Khi bán cho khách hàng Việt Nam lên đến 15.500-17.050 USD/xe, còn trên hoá đơn chỉ ghi 9.300-10.230 USD/xe.
Nếu giá nhập khẩu của xe là 6.000 USD/xe, giả sử thuế nhập khẩu là 78%, khi đó ta có: • Thuế nhập khẩu = 6.000 * 78% = 4.680 USD
• Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu = ( 6.000 + 4.680) * 60% = 6.408 USD Nếu giá nhập khẩu chỉ ghi ở mức 3.000 USD, với thuế nhập khẩu là 78%: • Thuế nhập khẩu = 3.000 * 78% = 2.340 USD
• Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu = (3.000 + 2.340) * 60% = 3.204 USD
Như vậy, chỉ trong khâu nhập khẩu, doanh nghiệp đã giảm được một nửa thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt.
Trong thực tế, có không ít doanh nghiệp tiến hành khai báo giá trị xe nhập khẩu thấp hơn giá trị thực, các dòng xe rất đa dạng, cụ thể: xe Daewoo Matiz AT mới 100% sản xuất năm 2009 có giá trên thị trườngnước sản xuất từ 6.065-7.072 USD/xe. Tuy nhiên, giá nhập khẩu được khai báo tại cảng Việt Nam chỉ là 2.700-3.000 USD/xe. Tại thị trường Việt Nam, giá bán thực tế cho khách hàng loại xe nàytừ 11.800-4.900 USD/xe trong khi, giá xe ghi trên hoá đơn chỉ là 10.400U SD/xe. Xe Hyundai i30 mới 100% có giá tại Hàn Quốc là 13.366- 15.394 USD/xe, nhưng các doanh nghiệp khai báo chỉ là 7.000-7.500 USD/xe. Tuy nhiên, khách hàng khi mua xe đã phải mua với giá từ 29.900-31.500 USD/xe, còn trong hóa đơn là 17.400-18.900 USD/xe. Như vậy, với mẫu xe GM Daewoo Matiz, nhà nhập khẩu đã khai giảm đi 3.365-4.072 USD/xe, mẫu Kia Morning khai thấp đi 2.883-4.374 USD/xe, mẫu Hyundai i30, 1600cc giảm tới 6.366-7.894 USD/xe. Và đương nhiên, phần giá trị này của xe nhập về sẽ không phải nộp thuế nhập khẩu và thuế TTĐB, trung bình mỗi xe có ít nhất từ 1.400-12.500 USD thu về nhưng không phải nộp thuế VAT.
Việc gian lận thuế bằng cách khai thấp giá trị nhập khẩu còn xảy ra đối với mặt hàng điều hòa nhiệt độ: Ví dụ một bộ điều hòa 9000BTU đang bán trên thị trường với giá từ 4 đến 5 triệu đồng. Trong tờ khai hải quan, bộ điều hòa trên chỉ khai mua vào với giá 80 USD, trong khi các doanh nghiệp đều mua với giá từ 120 đến 150 USD. Họ cố tình khai thấp để trốn thuế 40 USD/bộ điều hòa. 40 USD nhân với 20% thuế nhập khẩu nguyên chiếc (dành cho mặt hàng có chứng nhận xuất xứ tại các nước ASEAN) là ăn bớt được 8 USD/bộ, cộng với 10% thuế tiêu thụ đặc biệt là 4,8USD. Mỗi năm, lượng điều hòa nhập khẩu ở nước ta lên đến hàng tram ngàn chiếc, theo đó, lượng thuế thất thoát lên đến hàng chục tỷ đồng.
2.3. Lợi dụng chính sách ưu đãi cho Việt kiều hồi hương để nhập khẩu xe trốn thuế
Theo thống kê của Hải quan, số lượng cấp giấy phép nhập khẩu ôtô, xe máy theo chế độ tài sản di chuyển của người Việt Nam ở nước ngoài đã hoàn tất thủ tục đăng ký thường trú tại Việt Nam đang tăng đột biến. Trong năm 2012, cả nước đã có 71 trường hợp xe nhập khẩu hình thức này, trong khi năm 2011 chỉ có 15 xe, năm 2010 có 12 xe và năm 2009 chỉ có 5 xe.
Theo quy định hiện hành, xe ô tô, mô tô là tài sản di chuyển của Việt kiều hồi hương được miễn thuế nhập khẩu, thuế TTĐB đang được tính trên giá trị của xe để tính thuế nhập khẩu. Trong khi xê nhập khẩu thương mại lại có trị giá tính thuế TTĐB bằng giá tính thuế nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu.
Như vậy, với một chiếc xe có trị giá tính thuế 80.000 USD, nhập khẩu theo đường thông thường, giả sử thuế nhập khẩu bằng 50%, thuế TTĐB bằng 60% ta có:
• Thuế nhập khẩu = 80.000 * 50% = 40.000 USD
• Thuế TTĐB = (80.000 + 40.000) * 60% = 72.000 USD
Trong khi nếu là tài sản di chuyển của Việt kiều hồi hương thì: • Miễn thuế nhập khẩu
• Thuế TTĐB = 80.000 * 60% = 48.000 USD
→ Khoản thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp giảm đi 24.000 USD
Tổng thuế nhập khẩu và tiêu thụ đặc biệt phải nộp giảm 16.000 USD.
Với mức lợi nhuận không nhỏ từ việc chênh lệch thuế quá lớn, một số doanh nghiệp trong nước đã móc nối với Việt kiều, thuê người làm thủ tục của Việt kiều hồi hương để mang xe ôtô về Việt Nam nhằm trốn thuế Nhà nước.
2.4. Biến xe du lịch thành xe tải, biến xe du lịch thành xe trở tiền để trốn thuế do cósự chênh lệch về thuế nhập khẩu: sự chênh lệch về thuế nhập khẩu:
Lợi dụng sự chênh lệch về thuế suất nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt khá lớn, một số doanh nghiệp nhập khẩu xe ôtô có kiểu dáng xe ôtô du lịch loại 5 chỗ ngồi hiệu “Kia Morning” và “Daewoo Matiz” đã tháo dỡ, gia cố thành xe “tải Van 2 chỗ ngồi”. Khi làm thủ tục nhập khẩu, các doanh nghiệp đều khai báo là ôtô “tải Van 2 chỗ ngồi”, các chứng từ như hợp đồng nhập khẩu, hóa đơn thương mại, vận đơn, Parking List đều thể hiện là “Kia Morning Van, Daewoo Matiz Van” hoặc “Kia Morning 2 Van, Daewoo Matiz 2 Van”.
Theo luật hiện nay, xe tải Van có thuế suất nhập khẩu 80% và không chịu thuế TTĐB, trong khi xe ô tô chở người có thuế suất nhập khẩu 90% và thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với thuế suất 50%, 30% và 15%.
Chúng ta có thể thấy như sau:
Giả sử với một chiếc Kia Morning chở người có giá tính thuế là 10.000 USD, thuế suất nhập khẩu 90%, thuế suất thuế TTĐB 50%
• Nếu nhập khẩu thông thường:
Thuế nhập khẩu = 10.000 * 90% = 9.000 USD Thuế TTĐB = (10.000 + 9.000) * 50% = 9.500 USD • Nếu gia cố thành xe Van:
Thuế nhập khẩu = 10.000 * 80% = 8.000 USD
→ Như vậy, doanh nghiệp nhập khẩu đã trốn được một khoản thuế là 10.500 USD, khoản chênh lệch này trở thành lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tuy nhiên từ thực tế kiểm tra hàng hóa, cơ quan hải quan nghi ngờ người nhập khẩu đã thông đồng với người xuất khẩu tháo đi 1 hàng ghế, gia cố thêm một số thanh sắt… rồi “biến” thành xe tải Van để gian lận trốn thuế. Loại xe mà doanh nghiệp khai báo là xe “tải Van 2 chỗ ngồi” có 5 cánh cửa (4 cánh cửa 2 bên và một cửa hậu), 2 cánh cửa phía sau xe được gia cố thêm khung sắt; toàn bộ khung xe, các góc độ phía trước, phía sau, sườn bên trái, sườn bên phải, kích cỡ lốp xe, kích cỡ thước bao, chiều dài cơ sở, vết bánh trước xe, vết bánh sau xe, hệ thống âm thanh gồm 4 loa, được lắp đặt tại 4 cánh cửa hoàn toàn giống hệt xe chở người 5 chỗ ngồi hiệu “Kia Morning” và “Daewoo Matiz”. Thậm chí cấu trúc bên trong xe, toàn bộ phần tab-lô tính từ hàng ghế ngồi phía trước xe cũng có kết cấu giống hệt xe ô tô chở người loại 5 chỗ nêu trên.
Không chỉ biến xe du lịch thành xe Van, một số doanh nghiệp nhập khẩu, điển hình là doanh nghiệp nhập khẩu ôtô của hãng Hyundai, hiệu Veracruz và Santafe, dung tích xi lanh từ 2.0 lít trở lên, 7 chỗ ngồi nhưng lại khai là xe chở tiền. Tuy nhiên qua khảo sát, nghiên cứu của Tổng cục thì loại xe trên hoàn toàn giống với loại xe chở người hiện đang rất phổ biến tại Việt Nam.
Đây có thể là dấu hiệu cho một chiêu lách luật, trốn thuế mới của doanh nghiệp nhập khẩu ô tô bởi chênh lệch thuế giữa xe chuyên dụng chở tiền và xe du lịch là rất lớn. Cụ thể, thuế nhâp khẩu của xe du lịch phải là 83% trong khi, xe chuyên dụng chở tiền chỉ là 10%.Thuế Tiêu thụ đặc biệt cho xe du lịch loại 7 chỗ, trên 2.0 lít là 50% trong khi, thuế suất này của xe chuyên dụng chỉ là 15%.
Kết luận: Qua một số ví dụ phân tích ở trên, có thể thấy rõ,ở các doanh nghiệp đã và đang thực hiện đủ mọi chiêu trò nhằm trốn thuế. Và với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nhập khẩu các mặt hàng chịu thuế TTĐB cũng không phải ngoại lệ.