pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại việt nam

196 2.1K 16
pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở Việt Nam trước đây hôn nhân yếu tố nước ngoài là một loại quan hệ không phổ biến. Tuy nhiên, trong hơn một thập kỷ qua, đặc biệt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hôn nhân yếu tố nước ngoài không còn là hiện tượng hiếm hoi trong đời sống xã hội. Hiện nay thậm chí nơi, lúc hôn nhân yếu tố nước ngoài đã trở thành một hiện tượng khá phổ biến. Cũng như mọi quan hệ khác, quan hệ hôn nhân yếu tố nước ngoài cần sự điều chỉnh của pháp luật. Vì vậy, nghiên cứu các vấn đề pháp lý liên quan tới quan hệ này trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết. Văn bản pháp lý trong nước đầu tiên của Việt Nam ghi nhận các quy định điều chỉnh quan hệ hôn nhân yếu tố nước ngoàiLuật Hôn nhân và gia đình (LHNGĐ) năm 1986. Trên sở của các quy định này, nhiều văn bản pháp luật quan trọng về hôn nhân yếu tố nước ngoài lần lượt ra đời. Trong quan hệ quốc tế, Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp định tương trợ tư pháp (HĐTTTP) với các nước mà mở đầu là HĐTTTP với Cộng hòa dân chủ Đức (cũ) vào năm 1980. Tính đến nay Việt Nam đã ký kết 14 HĐTTTP với các nước. Trong các hiệp định này vấn đề liên quan tới việc giải quyết quan hệ hôn nhân yếu tố nước ngoài được ghi nhận. Có thể nói, nội dung của các văn bản pháp luật trong nước và các điều ước quốc tế trên đây đã đóng góp một phần rất quan trọng trong việc điều chỉnh quan hệ hôn nhân yếu tố nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên, so với đòi hỏi thực tế của đời sống quốc tế, pháp luật của Việt Nam về vấn đề này vẫn cần được nghiên cứu để áp dụng hiệu quả và bổ sung hoàn thiện. 1 Khác với việc giải quyết quan hệ hôn nhân thông thường, việc giải quyết quan hệ hôn nhân yếu tố nước ngoài thường liên quan đến việc chọn pháp luật áp dụng. Do đó việc nghiên cứu đề tài sẽ làm sáng tỏ thêm các vấn đề lý luận trong việc áp dụng pháp luật nước ngoài nhằm điều chỉnh quan hệ hôn nhân yếu tố nước ngoài. Đây là điều quan tâm không chỉ của những người nghiên cứu pháp luật mà còn là của những người làm công tác liên quan tới việc giải quyết các vấn đề về hôn nhân yếu tố nước ngoài tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Vì những lý do trên mà việc nghiên cứu đề tài "Pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân yếu tố nước ngoài tại Việt Nam" ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Ở Việt Nam vấn đề hôn nhân yếu tố nước ngoài mặc dù được một số nhà nghiên cứu quan tâm, nhưng các công trình nghiên cứu tính chất chuyên khảo về vấn đề này vẫn còn rất khiêm tốn. Vấn đề về hôn nhân yếu tố nước ngoài chỉ là một phần trong các công trình nghiên cứu như chuyên đề, luận văn tốt nghiệp cử nhân hoặc luận văn thạc sĩ và một số bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Ví dụ: Số chuyên đề của Tạp chí Dân chủ và pháp luật thuộc Bộ Tư pháp về Luật hôn nhân và gia đình năm 2000; Giới thiệu nội dung bản của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 do TS. Đinh Trung Tụng là chủ biên, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2000; Luận văn thạc sĩ luật học về Sự phát triển của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam và những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung Luật Hôn nhân và gia đình 1986 (năm 1996) của Nguyễn Văn Cừ; Luận văn thạc sĩ luật học về Hôn nhân trái pháp luật - Căn cứ xác định và biện pháp xử lý (năm 1998) của Ngô Thị Hường; Luận văn thạc sĩ luật học về Chế định ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam (năm 1997) của Vũ Thị Hằng; Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật về Pháp 2 luật về hôn nhân giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài (năm 2000) của Bùi Thị Tố Nga; Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật về Vấn đề ly hôn giữa công dân Việt Nam mà một bên đương sự ở nước ngoài (năm 2000) của Đinh Thị Luyến; một số bài viết của Thái Công Khanh như Vấn đề quan hệ hôn nhân và gia đình yếu tố nước ngoài, đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân, số 4/2000, hoặc Bàn về giám hộ trong quan hệ hôn nhân và gia đình yếu tố nước ngoài, đăng trên Tạp chí Tòa án, số 12/2000 thể nói, các công trình trên đây không nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân yếu tố nước ngoài tại Việt Nam mà chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một phần các quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. Nói cách khác, hiện nay chưa công trình nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu và tính hệ thống đối với vấn đề này. Do đó đề tài vẫn còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu, khai thác ở cấp độ cao hơn. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích thứ nhất của luận án là nhằm tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển các quy phạm điều chỉnh quan hệ hôn nhân yếu tố nước ngoài của Việt Nam. Trên sở kết quả nghiên cứu này làm sáng tỏ quan điểm của Nhà nước ta trong việc ngày càng quan tâm đối với quan hệ hôn nhân yếu tố nước ngoài, đồng thời đưa ra dự báo cho sự phát triển trong tương lai của pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. Mục đích thứ hai của luận án là lý giải việc vận dụng các quy định của pháp luật để điều chỉnh quan hệ hôn nhân yếu tố nước ngoài. Khác với các quan hệ pháp lý thông thường, quan hệ hôn nhân yếu tố nước ngoài thường chịu sự điều chỉnh của nhiều hệ thống pháp luật khác nhau. Việc kết hợp áp dụng các quy định của pháp luật trong nước và các quy định của pháp luật nước ngoài để điều chỉnh quan hệ hôn nhân yếu tố 3 nước ngoài là hiện tượng phức tạp mà cần được lý giải một cách khoa học. Việc lý giải một cách khoa học vấn đề này là sở để xây dựng và áp dụng hiệu quả các quy định của pháp luật trong việc điều chỉnh quan hệ hôn nhân yếu tố nước ngoài. Mục đích thứ ba của luận án là trên sở kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, luận án đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án gồm các vấn đề lý luận pháp luật và thực tiễn pháp lý của việc điều chỉnh quan hệ hôn nhân yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. Nghiên cứu các vấn đề lý luận để xác định tính khoa học trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật trong việc điều chỉnh quan hệ hôn nhân yếu tố nước ngoài. Nghiên cứu thực tiễn để tìm ra những điểm phù hợp và chưa phù hợp của pháp luật trong việc điều chỉnh quan hệ hôn nhân yếu tố nước ngoài nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này. Phạm vi nghiên cứu của luận án là các vấn đề pháp lý liên quan tới các quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân yếu tố nước ngoài, chúng bao gồm các vấn đề bản như khái niệm, lịch sử hình thành, nội dung và thực trạng của pháp luật về vấn đề này. Trong quá trình nghiên cứu, các quy định tương ứng của pháp luật một số nước được vận dụng để so sánh với các quy định của pháp luật Việt Nam. Trong khuôn khổ của một luận án tiến sĩ luật học nên các vấn đề chi tiết liên quan tới đề tài sẽ không được trình bày, mà luận án chỉ tập trung nghiên cứu và trình bày một cách tổng quát những vấn đề pháp lý cơ 4 bản, đặc biệt là các vấn đề làm sở cho các kiến nghị hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Về phương pháp luận: Luận án lấy lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh làm phương pháp luận trong quá trình nghiên cứu đề tài, với quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam, nhằm xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh. Về phương pháp nghiên cứu: Luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Lịch sử, phân tích, so sánh, tổng hợp. Phương pháp lịch sử: Đây là phương pháp cổ điển được áp dụng khá phổ biến trong nghiên cứu khoa học nói chung và trong nghiên cứu khoa học pháp lý nói riêng. Áp dụng phương pháp này khi nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ sự phát triển tính kế thừa của pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ hôn nhân yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. Phương pháp phân tích: Các vấn đề mà đề tài đặt ra sẽ được phân tích, mổ xẻ về mặt lý luận để thấy rõ tính khoa học của việc điều chỉnh quan hệ hôn nhân yếu tố nước ngoài trong phạm vi quốc gia và trong phạm vi quốc tế. Phương pháp so sánh: Phương pháp này được áp dụng khi xem xét các vấn đề về nội dung pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân yếu tố nước ngoàiViệt Nam so với pháp luật của một số nước trên thế giới. Đặc biệt phương pháp này sẽ được áp dụng khi nghiên cứu về nội dung các quy định pháp luật so với những vấn đề về lý luận pháp luật nhằm rút ra những điểm đã và chưa phù hợp trong quy định của pháp luật so với lý luận, với mục đích hoàn thiện các quy định pháp luật đó. 5 Phương pháp tổng hợp: Áp dụng phương pháp tổng hợp nhằm rút ra những vấn đề bản về mặt lý luận. Việc làm này nhằm tìm ra những ưu điểm và hạn chế trong việc quy định về nội dung quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. 6. Những đóng góp mới về khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án Trên sở mục đích của việc nghiên cứu đã đề ra, luận án đã đóng góp một số vấn đề mới sau đây: Một là, luận án nghiên cứu hệ thống và toàn diện cả về lý luận và thực tiễn pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. Hai là, trên sở nghiên cứu thực trạng của việc áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này, luận án đã tìm ra một số tồn tại trong quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân yếu tố nước ngoài. Ba là, trên sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về vấn đề này, Luận án đã đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. Với những điểm nêu trên đây, tác giả của luận án hy vọng đóng góp một phần nhỏ bé vào việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân yếu tố nước ngoài tại Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương, 8 tiết. 6 Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ HÔN NHÂN YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 1.1. KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 1.1.1. Khái niệm hôn nhânquan hệ hôn nhân 1.1.1.1. Hôn nhân Hôn nhân là một hiện tượng xã hội đặc biệt, trong đó các bên chủ thể gắn kết với nhau với mục đích tạo dựng một tế bào của xã hội là gia đình. Khác với các quan hệ dân sự bình thường, mục đích của các chủ thể trong quan hệ hôn nhân không phải là nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất hoặc tinh thần trong một thời điểm nhất định mà nhằm xác lập mối quan hệ lâu dài. Thông thường hôn nhân là kết quả của tình yêu và dựa trên sự tự nguyện của các bên chủ thể nhằm xây dựng mối quan hệ bền vững. Sự bền vững này tồn tại cùng với cuộc đời của các chủ thể và được củng cố bằng các quan hệ phái sinh khác đó là quan hệ của cha mẹ đối với con cái, ông bà đối với cháu chắt. Nói cách khác, hôn nhân sở tạo nên quan hệ vợ chồng và quan hệ huyết thống mà tổng hợp các mối quan hệ này là nền tảng của gia đình. Vì hôn nhân sở tạo nên gia đình nên, về mặt khoa học, hôn nhân là một khái niệm gắn liền với khái niệm gia đình. Hai khái niệm này cùng song song tồn tại và phát triển theo lịch sử phát triển của xã hội loài người. Trong thời kỳ nguyên thủy, khi con người còn sống thành bầy đàn hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên nên chưa phân công lao động xã hội, do đó chưa hôn nhân và cũng không gia đình. Ở thời kỳ này, quan hệ giữa đàn ông và đàn bà là quan hệ tính giao bừa bãi. Thời kỳ quan hệ tính giao này kéo dài hàng trăm nghìn năm và nó kết thúc bằng sự ra 7 đời của chế độ quần hôn [93, tr. 4] khi sự phân công lao động xã hội. Tương ứng với chế độ quần hôn là hình thức gia đình quần hôn. Hình thức này được coi là hình thức gia đình sớm nhất [56, tr. 64]. Nó là kết quả liên kết của nhiều người đàn ông với nhiều người đàn bà. Chế độ quần hôn được hình thành và phát triển qua hai giai đoạn chính và được thể hiện dưới hai hình thức gia đình đó là gia đình huyết tộc và gia đình Pu-na-lu-an [93, tr. 4]. Sau giai đoạn này là sự ra đời và phát triển của hình thái hôn nhân đối ngẫu và hôn nhân một vợ một chồng, tương ứng với chúng là gia đình đối ngẫu và gia đình một vợ một chồng. Có thể nói, nhìn vào các hình thái hôn nhân trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau ta thấy sự khác nhau về nội dung của khái niệm hôn nhân. Trước kia, trong thời kỳ tồn tại hình thức gia đình quần hôn, khái niệm hôn nhân được hiểu là sự liên kết của nhiều người đàn ông với nhiều người đàn bà nhằm tạo thành một gia đình. Ngày nay khi chế độ hôn nhân một vợ một chồng được coi là hình thức hôn nhân tiến bộ thì khái niệm về hôn nhân cũng thay đổi. Nó được hiểu là sự liên kết giữa nam và nữ để tạo nên quan hệ vợ chồng. Trong xã hội giai cấp, hôn nhân và gia đình mang tính giai cấp sâu sắc. Lịch sử đã chứng minh trong mỗi hình thái xã hội các hình thái hôn nhân và gia đình nhất định. Các hình thái hôn nhân và gia đình này phản ánh bản chất xã hội mà hình thái hôn nhân và gia đình đó đang tồn tại. Một xã hội bình đẳng hay bất bình đẳng giữa người với người sẽ thể hiện ngay trong cuộc sống hôn nhân và gia đình của xã hội đó. Nói cách khác, nhìn vào cuộc sống hôn nhân và gia đình, ta thể nhận biết được phần lớn thực trạng của đời sống xã hội và ngược lại nghiên cứu cuộc sống xã hội ta thể thấy được cuộc sống hôn nhân và gia đình, vì hôn nhân và gia đình là hình ảnh của một xã hội được thu nhỏ. 8 Như đã trình bày ở trên, thể thấy "hôn nhân" và "gia đình" là hai khái niệm mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Nội dung của hai khái niệm này cùng tồn tại và phát triển trong sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, về mặt lý luận thì hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau và tính độc lập nhất định. Theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển - Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 1994 thì khái niệm hôn nhân được hiểu là "việc nam nữ chính thức lấy nhau làm vợ chồng" còn gia đình được hiểu là "tập hợp người cùng sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, thường gồm vợ chồng, cha mẹ và con cái" [99]. Theo giải thích của Oxford Advanced Learner's Dictionary do Oxford University Press xuất bản năm 1992 thì "hôn nhân" là sự liên kết pháp lý giữa một người đàn ông với một người đàn bà như vợ chồng, còn "gia đình" là nhóm người bao gồm cha mẹ và con cái của họ [111]. Theo Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội thì "hôn nhân là sự liên kết giữa người nam và người nữ dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng theo điều kiện và trình tự luật định, nhằm chung sống với nhau suốt đời và xây dựng gia đình hạnh phúc và hòa thuận", còn gia đình được hiểu là "tập hợp những người cùng sống chung, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng, quyền và nghĩa vụ tương ứng với nhau" [98]. Theo quy định của khoản 6 và khoản 10 Điều 8 LHNGĐ Việt Nam năm 2000 thì "hôn nhânquan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn", còn "gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau" theo quy định của pháp luật [46]. 9 Từ nội dung của các giải thích trên đây thể thấy, "hôn nhân" và "gia đình" là hai khái niệm độc lập. Tính độc lập này được thể hiện ở hai điểm khác nhau bản, đó là sự hình thành và chủ thể tham gia trong đời sống hôn nhân và gia đình. Thứ nhất, về sự hình thành: Nếu hôn nhân được hình thành trên sở kết hợp giữa nam và nữ để xác lập quan hệ vợ chồng, thì gia đình được hình thành trên nhiều sở khác nhau, trong đó hôn nhân được coi là một trong những sở phổ biến. lẽ chính vì mối quan hệ khăng khít tính nhân quả này mà đôi khi khó thể phân biệt rạch ròi giữa hôn nhân và gia đình. Thứ hai, về chủ thể tham gia: Nếu chủ thể tham gia đời sống hôn nhân là các bên xác lập quan hệ vợ chồng thì trong đời sống gia đình các chủ thể tham gia không những chỉ là vợ chồng mà còn là những người khác dựa trên sở của quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng như con đẻ, ông bà, con nuôi Như vậy thể nói, hôn nhân và gia đình là hai khái niệm mặc dù có quan hệ gắn bó với nhau nhưng chúng độc lập. Do đó, việc nghiên cứu quan hệ hôn nhân cũng được đặt trong sự độc lập của nó với việc nghiên cứu quan hệ gia đình. 1.1.1.2. Quan hệ hôn nhân Quan hệ hôn nhânquan hệ giữa các chủ thể trong hôn nhân, nó được xác lập từ khi các bên nam nữ chính thức lấy nhau làm vợ chồng và chấm dứt khi các bên không còn quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật. thể nói, việc xác lập và chấm dứt quan hệ hôn nhân trước hết hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các cá nhân trong hôn nhân phù hợp với quy định của pháp luật. Quan hệ hôn nhân là loại quan hệ pháp luật dân sự đặc biệt. Tính chất dân sự và tính chất đặc biệt trong quan hệ hôn nhân được thể hiện như sau: 10 [...]... 1.1.3.2 Pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân yếu tố nước ngoài Quan hệ hôn nhân yếu tố nước ngoài trước tiên được xem xét là quan hệ hôn nhân, trong đó sở pháp lý để xác lập quan hệ này được dựa trên các tiêu chí pháp lý xác định quan hệ hôn nhân nói chung Vì vậy, pháp luật điều chỉnh loại quan hệ hôn nhân yếu tố nước ngoài trước hết là pháp luật trong nước điều chỉnh quan hệ hôn nhân Trong... hệ hôn nhân yếu tố nước ngoàiquan hệ hôn nhân được xác lập giữa các bên chủ thể khác quốc tịch hoặc sự kiện làm nảy sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ hôn nhân xảy ra ở nước ngoài hoặc tài sản liên quan tới quan hệ hôn nhânnước ngoài 1.1.3 Pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân yếu tố nước ngoài 1.1.3.1 Pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân Pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân là tổng hợp... chọn pháp luật nước ngoài cũng được đặt ra Như vậy, các yếu tố nước ngoài về chủ thể, sự kiện pháp lý và khách thể như đã đề cập ở trên được coi là sở để xác định một quan hệ dân sự yếu tố nước ngoài Nếu một quan hệ dân sự chỉ cần một trong ba yếu tố nêu trên thì quan hệ dân sự đó được coi là quan hệ dân sự yếu tố nước ngoài 1.1.2.2 Yếu tố nước ngoài trong quan hệ hôn nhânquan hệ hôn nhân. .. 1.1.2.3 Quan hệ hôn nhân yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các dấu hiệu để xác định quan hệ hôn nhân yếu tố nước ngoài được ghi nhận trong LHNGĐ năm 2000 Khi giải thích từ ngữ trong LHNGĐ, khoản 14 Điều 8 LHNGĐ năm 2000 quy định: Quan hệ hôn nhân và gia đình yếu tố nước ngoàiquan hệ hôn nhân và gia đình: a- Giữa công dân Việt Nam và... sự chồng lấn này không làm mất đi tính độc lập của quan hệ hôn nhân đối với quan hệ gia đình Như vậy, thể nói, quan hệ hôn nhân là một khái niệm độc lập với khái niệm quan hệ gia đình Quan hệ hôn nhân bao gồm tổng thể ba quan hệ đó là quan hệ kết hôn, quan hệ vợ chồng và chấm dứt quan hệ vợ chồng 1.1.2 Quan hệ hôn nhân yếu tố nước ngoài 13 Quan hệ hôn nhân là một loại quan hệ dân sự đặc biệt,... các yếu tố nước ngoài trong quan hệ hôn nhân thì các vấn đề lý luận về yếu tố nước ngoài trong quan hệ dân sự cần được xem xét 1.1.2.1 Yếu tố nước ngoài trong quan hệ dân sự Theo quy định của Điều 826 của Bộ luật Dân sự Việt Nam thì: "Quan hệ dân sự yếu tố nước ngoài được hiểu là các quan hệ dân sự người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tham gia hoặc căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ. .. pháp luật nhằm điều chỉnh quan hệ hôn nhân giữa các bên chủ thể khác quốc tịch; sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ hôn nhânnước ngoài; hoặc tài sản liên quan tới quan hệ hôn nhânnước ngoài 1.2 NỘI DUNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ HÔN NHÂN Như đã trình bày ở trên, quan hệ hôn nhânquan hệ bao gồm tổng thể quan hệ về kết hôn, quan hệ giữa vợ và chồng và chấm dứt quan. .. dứt quan hệ hôn nhân xảy ra ở nước ngoài; hoặc tài sản liên quan tới quan hệ hôn nhânnước ngoài thì quan hệ đó được gọi là quan hệ hôn nhân yếu tố nước ngoài Do đó, về mặt lý luận cũng như thực tế, các dấu hiệu sau đây sẽ được áp dụng để xác định quan hệ hôn nhân yếu tố nước ngoài trong từng trường hợp cụ thể * Yếu tố về chủ thể trong quan hệ hôn nhân 16 Một trong những sở pháp lý quan. .. là quan hệ dân sự đặc biệt nên các yếu tố để xác định quan hệ dân sự yếu tố nước ngoài cũng được sử dụng để xác định quan hệ hôn nhân yếu tố nước ngoài Như đã trình bày trên đây, để xác định một quan hệ dân sự phải là quan hệ dân sự yếu tố nước ngoài hay không, phải dựa vào một trong ba dấu hiệu là: Chủ thể, sự kiện pháp lý và yếu tố tài sản trong quan hệ đó Vì vậy, trong quan hệ hôn nhân. .. quy định pháp luật trong nước như luật dân sự, luật hôn nhân và gia đình, luật hành chính, luật tố tụng dân sự Tuy nhiên, do tính đặc biệt của loại quan hệ hôn nhân này là các bên chủ thể khác quốc tịch, sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệnước ngoài hoặc tài sản liên quan tới quan hệnước ngoài, nên pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân yếu tố nước ngoài không những . PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 1.1. KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 1.1.1. Khái niệm hôn. dụng pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, luận án đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ

Ngày đăng: 19/02/2014, 14:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan