MỞ ĐẦU1NỘI DUNG1I.KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM11.Quyền sở hữu trí tuệ:12.Quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài:2I.QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM31.Bình luận về Điều 679 BLDS 2015:32.Bảo hộ quyền tác giả theo quy định của Công ước Berne:53.Bảo hộ quyền tác giả theo quy định của Hiệp định TRIPs:74.Quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng có yếu tố nước ngoài:8II.KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM:91.Về Luật SHTT:92.Về Luật Dân sự:9KẾT LUẬN9DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO11
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
I KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM 1
1 Quyền sở hữu trí tuệ: 1
2 Quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài: 2
I QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM 3
1 Bình luận về Điều 679 BLDS 2015: 3
2 Bảo hộ quyền tác giả theo quy định của Công ước Berne: 5
3 Bảo hộ quyền tác giả theo quy định của Hiệp định TRIPs: 7
4 Quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng có yếu tố nước ngoài: 8
II KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM: 9
1 Về Luật SHTT: 9
2 Về Luật Dân sự: 9
KẾT LUẬN 9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 2MỞ ĐẦU
Sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học không chỉ làm phong phú đời sống tinh thần của con người mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế và khoa học – công nghệ Pháp luật quyền tác giả được hình thành nhằm bảo vệ quyền lợi cho chủ thể sáng tạo, thúc đẩy sáng tạo, đồng thời khai thác hiệu quả các sản phẩm trí tuệ trong lĩnh vực này Nhận thức được tầm quan trọng của bảo hộ quyền tác giả cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, các quốc gia đã ban hành pháp luật và xúc tiến những thỏa thuận quốc
tế về vấn đề này Đặc biệt vấn đề quyền tác giả trong tư pháp quốc tế – quyền tác giả có yếu tố nước ngoài cũng được bảo hộ hợp lý
Quyền tác giả là là một nhóm của quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm những quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả đối với các tác phẩm văn học, khoa học và nghệ thuật và các quyền đó được nhà nước bảo hộ cho một thời hạn nhất định.Bảo hộ quyền tác giả là những cách thức, biện pháp được các chủ thể có thẩm quyền sử dụng với mục đích tạo ra hành lang pháp lí nhằm bảo vệ quyền
và lợi ích chính đáng, xác lập quyền của chủ thể đối với đối tượng và quyền tác giả tương ứng và bảo vệ quyền đó chống lại bất kì sự vi phạm nào của bên thứ
ba Việc bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài được chia làm hai trường hợp : Trường hợp có điều ước quốc tế điều chỉnh: Công ước Bécnơ; Hiệp định TRIMs, Hiệp định Việt Nam – Hoa Kỳ; Hiệp định giữa Việt Nam – Thụy Sỹ; Hiệp định khung Việt Nam – ASEAN; Trường hợp không có các điều ước quốc
tế điều chỉnh thì quyền tác giả của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài sẽ được bảo hộ tại Việt Nam theo pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Xuất phát từ tính lãnh thổ, quyền tác giả, quyền liên quan không có xung đột pháp luật Chính vì vậy khi nghiên cứu về quyền tác giả, quyền liên quan, tư pháp quốc tế không nghiên cứu việc lựa chọn pháp luật nước này hay nước khác dưới góc độ xung đột pháp luật mà chỉ nghiên cứu việc bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan có yếu tố nước ngoài Việc nghiên cứu được tiến hành chủ yếu
Trang 3Để làm rõ hơn về quyền tác giả, quyền liên quan có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam, em xin phép chọn đề tài “Trình bày các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan có yếu tố nước ngoài.”
NỘI DUNG
I KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ QUYỀN SỞ
HỮU TRÍ TUỆ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM
1 Quyền tác giả, quyền liên quan:
a Khái niệm:
Quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm: Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng (Điều 4 Luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2009) Nội dung của quyền SHTT bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản
b Đặc điểm:
Thứ nhất, khách thể của quyền SHTT là tài sản trí tuệ, mang tính chất phi
vật thể nên rất dễ bị xâm phạm khi được thể hiện ra bên ngoài bằng một hình thức vật chất nào đó
Thứ hai, quyền SHTT mang tính chất tuyệt đối về mặt lãnh thổ, được xác
lập theo quy định của pháp luật nước nào thì thuờng chỉ có hiệu lực trong phạm
vi lãnh thổ nước đó
Thứ ba, quyền SHTT được bảo hộ thường bị giới hạn về mặt thời gian.
Trang 4Thứ tư, quyền SHTT bị giưới hạn bởi các quy định của pháp luật khi việc
khai thác, sử dụng các đối tượng của nó có liên quan đến lợi ích chung của cả cộng đồng
2 Quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài:
a Khái niệm:
Quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam là quyền của tổ chức, cá nhân nước ngoài đối với tài sản trí tuệ được công nhận và bảo hộ ở Việt Nam, bao gồm: quyền tác giả, quyền liên quan của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài đối với tác phẩm lần đầu tiên được công bố, phổ biến tại Việt Nam hoặc được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức nhất định tại Việt Nan, được bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; quyền sở hữu công ngiệp, quyền dối với giống cây trồng của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài đối với các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, đối tượng của quyền đối với giống cây trồng đã được Nhà nước Việt Nam cấp văn bằng bảo hộ hoặc công nhận, được bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
Quyền tác giả là là một nhóm của quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm những quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả đối với các tác phẩm văn học, khoa học và nghệ thuật và các quyền đó được nhà nước bảo hộ cho một thời hạn nhất định
Dưới góc độ của tư pháp quốc tế có thể hiểu quyền tác giả trong tư pháp quốc tế
là quyền tác giả có yếu tố nước ngoài Yếu tố nước ngoài được thể hiện ở: chủ
sở hữu tác phẩm là người nước ngoài hoặc tác phẩm được sử dụng ở nước ngoài
b Đặc điểm:
Thứ nhất, sự phát triển của quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt
Nam luôn gắn liền với quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
ta về đổi mới tư duy pháp lý và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tư pháp và pháp luật
Trang 5Thứ hai, việc phát triển quyền SHTT có yếu tối nước ngoài trong thời
gian qua phần nào đó cũng tác động, gây ảnh hưởng khá nhiều tới tâm lí, lối sống của con người Việt Nam
Thứ ba, quyền SHTT có yếu tố nước ngàoi được bảo hộ và thực thi phù
hợp với pháp luật quốc tế, pháp luật truyền thống và bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam
Thứ tư, việc xác lập quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam có thể
bị giới hạn trong một số trường hợp nhất định
I QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ
Thứ nhất, Quyền tác giả có yếu tố nước ngoài theo pháp luật quốc tế
Bảo hộ quyền tác giả là những cách thức, biện pháp được các chủ thể có thẩm quyền sử dụng với mục đích tạo ra hành lang pháp lí nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, xác lập quyền của chủ thể đối với đối tượng và quyền tác giả tương ứng và bảo vệ quyền đó chống lại bất kì sự vi phạm nào của bên thứ 3
-Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, tồn tại 3 hình thức để bảo hộ quốc tế quyền tác giả như sau:
+ Kí kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế đa phương, như công ước Berne 1886, hiệp định TRIPs 1994, hiệp ước WPPT 1994…
+Kí kết điều ước song phương, như hiệp định giữa Việt Nam – Hoa
Kỳ 1997, hiệp định giữa Việt Nam – Thụy Sĩ 1999…
+Bảo hộ theo nguyên tắc có đi có lại: các bên giành cho nhau sự bảo
hộ đối với tác phẩm của công dân mỗi bên
Công ước Berne ra đời ngày 9/9/1886 tại Thụy Sĩ Trong 125 tồn tại của mình, công ước Berne đã được sửa đổi, bổ sung 8 lần, văn bản ngày 24/7/1971 tại Paris, sửa đổi ngày 28/9/1979 là văn bản đang được thi hành tại 164 quốc gia thành viên
Trang 6– Nguyên tắc bảo hộ theo công ước Berne:
+ Nguyên tắc đối xử quốc gia (National Treatment): Theo khoản 1 Điều 5 Công ước Berne, mỗi quốc gia thành viên sẽ dành sự bảo hộ cho các tác phẩm văn hoc, nghệ thuật và khoa học của công dân quốc gia thành viên khác của Công ước tương tự như sự bảo hộ tác phẩm của công dân chính quốc gia mình
+ Nguyên tắc bảo hộ tự động (Automatic Protection): Quyền tác giả phát sinh ngay khi tác phẩm định hình dưới một dạng vật chất nhất định mà không lệ thuộc vào bất kì thủ tục nào (khoản 2 Điều 5)
+ Nguyên tắc bảo hộ độc lập (Independence of Proctection): Việc hưởng và thực thi các quyền theo Công ước là độc lập với những gì được hưởng tại nước xuất xứ của tác phẩm (khoản 2 Điều 5)
+ Nguyên tắc bảo hộ tối thiểu: Các quốc gia thành viên khi bảo hộ cho các tác phẩm có xuất xứ từ các quốc gia thành viên phải đảm bảo ít nhất các tiêu chuẩn được quy định trong Công ước
– Tác phẩm được bảo hộ (Điều 2): Các tác phẩm gốc trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, khoa học; Các tác phẩm phái sinh; Các tuyển tập tác phẩm văn học
và nghệ thuật
– Điều kiện bảo hộ: Một tác phẩm muốn được bảo hộ phải thỏa mãn 2 tiêu chí: quốc tịch của tác giả và nơi công bố tác phẩm lần đầu tiên
– Các quyền được bảo hộ: Quy định cụ thể tại Điều 6 , Điều 8, Điều 9, Điều
10 , Điều 11, Điều 12, Điều 14, Điều 15, Điều 16 , gồm: quyền kinh tế (Economic Rights), quyền tinh thần (Moral Rights) và quyền tiếp theo (Droit
de suit)
– Thời hạn bảo hộ quyền tác giả: Bắt đầu từ khi tác giả sáng tạo ra tác phẩm và tiếp tục cho đến một khoảng thời gian sau khi tác giả chết Có 2 nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc tính thời hạn bảo hộ theo đời người và không dựa theo đời người (Điều 7)
– Các quy định liên quan đến thực thi quyền tác giả: Quy định tại khoản 3 Điều 13, Điều 15 về quyền khởi kiện, Điều 16 và Điều 17 là các biện pháp được áp dụng trong quá trình thực thi quyền tác giả
Trang 7– Hiệu lực hồi tố: Theo Điều 18 thì Công ước bảo hộ cả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học tồn tại trước khi Công ước có hiệu lực tại nước xuất xứ tác phẩm nếu nó chưa hết thời gian bảo hộ theo quy định từ trước của quốc gia đó
– Ưu đãi dành cho các quốc gia thành viên là các nước đang phát triển như Việt Nam: Với mong muốn dành cho các nước đang có trình độ phát triển kinh tế – xã hội thấp những ưu đãi hơn so với các nước thành viên khác để các nước này có thể dễ dàng tham gia vào sân chơi chung của Công ước, Công ước đã quy định những điều khoản về ưu đãi, miễn trừ tại phần Phụ lục
Thứ hai, quy định của pháp luật về quyền SHTT có yếu tố nước ngoài ở
Việt Nam được quy định tại Điều 679 Bộ luật dân sự 2015 : “Quyền sở hữu trí tuệ được xác định theo pháp luật của nước nơi đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được yêu cầu bảo hộ.”
Bình luận về Điều 679 BLDS 2015:
Khác với quy định của BLDS năm 2005, BLDS năm 2015 quy định quy
phạm xung đột quyền sử hữu trí tuệ “gói gọn” tại Điều 679, mà theo đó “Quyền sở hữu trí tuệ được xác định theo pháp luật của nước nơi đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được yêu cầu bảo hộ”. Theo quy định tại Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ
(Luật SHTT) năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), thì đối tượng quyền sở
hữu trí tuệ, gồm: “1 Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
2 Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
Trang 83 Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.”
Theo quy định tại Điều 679 BLDS năm 2015, có thể chia làm hai trường hợp:
Trường hợp thứ nhất: Có điều ước quốc tế điều chỉnh, như: Công
ước Bécnơ; Hiệp định TRIMs, Hiệp định Việt Nam – Hoa Kỳ; Hiệp định giữa Việt Nam Thụy Sỹ; Hiệp định khung Việt Nam – ASEAN;
Trường hợp thứ hai: Nếu không thuộc trường hợp thứ nhất, mà người
nước ngoài, pháp nhân nước ngoài sẽ được bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam nếu họ có tác phẩm lần đầu tiên được công bố tại Việt Nam hoặc lần đầu tiên được sáng tạo ở Việt Nam
Đối với tác giả là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài có tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học lần đầu tiên được công bố, phổ biến tại Việt Nam hoặc được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức nhất định tại Việt Nam đều được Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền tác giả (trừ trường hợp tác phẩm không được Nhà nước bảo hộ) Tác giả là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài được bảo
hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam có các quyền tác giả được quy định tại Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) Quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản
- Các quyền nhân thân, bao gồm: Đặt tên cho tác phẩm; Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố,
sử dụng; Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; Bảo
vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho phép người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả
Trang 9- Các quyền tài sản, bao gồm: Làm tác phẩm phái sinh; Biểu diễn tác phẩm
trước công chúng; Sao chép tác phẩm; Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính
Như vậy, tác giả người nước ngoài sẽ được hưởng quyền tài sản và quyền nhân thân trong lĩnh vực quyền tác giả như tác giả là công dân Việt Nam Đối với tác phẩm công trình của người nước ngoài được công bố, sử dụng ở Việt Nam dựa trên cơ sở những điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia thì chế độ bảo hộ quyền tác giả sẽ được xác định theo Điều ước và theo pháp luật Việt Nam
1. Bảo hộ quyền tác giả theo quy định của Công ước Berne:
a Đối tượng bảo hộ:
Đối tượng bảo hộ của Công ước Berne là các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được liệt kê khá đầy đủ và toàn diện tại Điều 2, bao gồm: Tất
cả các sản phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật, bất kỳ được biểu hiện theo phương thức hay dưới hình thức nào, chẳng hạn như sách, tập in nhỏ và các bản viết khác, các bài giảng, bài phát biểu, bài thuyết giáo và các tác phẩm cùng loại; các tác phẩm kịch hay nhạc kịch, các tác phẩm hoạt cảnh và kịch câm, các bản nhạc có lời hay không lời, các tác phẩm điện ảnh và các tác phẩm được diễn tả bằng một kĩ thuật tương tự với điện ảnh Công ước bảo hộ các tác phẩm được biểu hiện theo phương thức hay hình thức nào Đồng thời, Công ước cũng quy định mở cho các quốc gia thành viên quyền quyết định không bảo hộ các tác phẩm nói chung hoặc những thể loại khác cụ thể nào đó, trong khi các tác phẩm ấy chưa được ấn định trên một hình thái vật chất
b Quyền được bảo hộ:
Trang 10Công ước quy định các quyền độc quyền của tác giả bao gồm quyền sao chép, quyền phân phối, quyền dịch, quyền phóng tác, quyền biểu diễn công cộng, quyền kể lại trước công chúng, quyền phát song, quyền truyền thông tới công chúng, quyền bán lại tác phẩm nghệ thuật gốc Các quyền này là quyền kinh tế của tác giả, do tác giả trực tiếp thực hiện hoặc cho phép các tổ chức, cá nhân khác thực hiện
c Các nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả:
Các nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả cho người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài theo quy định của Công ước Berne
- Nguyên tắc đối xử quốc gia, là nguyên tắc đặt ra cho các quốc gia thành
viên thực hiện bảo hộ tác phẩm có nguồn gốc từ các quốc gia thành viên khác tương tự như sự bảo hộ tác phẩm của công dân quốc gia mình Sự bảo hộ đó không thấp hơn sự bảo hộ đối với công dân thuộc quốc gia mình Nguyên tắc này đặt ra sự bình đẳng trong đối xử với công dân và pháp nhân của các quốc gia thành viên
- Nguyên tắc bảo hộ tự động, đây là nguyên tắc đặc thù trong lĩnh vực
quyền tác giả, theo đó quyền tác giả phát sinh ngay khi tác phẩm định hình dưới dạng vật chất nhất định không lệ thuộc vào bất cứ thủ tục nào như đăng ký cấp giấy chứng nhận, nộp lưu chiểu Không có và không thể áp dụng trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp xuất phát từ tính duy nhất hay tính nguyên gốc của tác phẩm văn học và nghệ thuật Khác với các đối tượng bảo hộ sở hữu công nghiệp, các tác phẩm văn hóa nghệ thuật chỉ có thể được cảm thụ thông qua sự thể hiện tác phẩm mà không thể được đem ra áp dụng trong các tác phẩm văn hóa nghệ thuật sau đó Hơn nữa, một tác phẩm văn học nghệ thuật thường gắn với cảm xúc của tác giả và không thể lặp lại y hệt ở người khác, nói một cách khác các tác phẩm văn học thường mang dấu ấn của cá nhân tác giả Nguyên tắc được cụ thể hóa tại khoản 2 Điều 5 công ước Theo đó ta có thể hiểu quyền tác giả được định hình dưới dạng vật chất nhất định mà không phụ thuộc