1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài tại việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn

43 371 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 88,25 KB

Nội dung

Trên cơ sở phương pháp phân tích, tồng hợp đánh giá về cơ sở lí luận và thực tiễn quyđịnh pháp luật điều chỉnh về kết hôn có yếu tố nước ngoài; phân tích thực tiễn áp dụngquy định pháp l

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU 3

1 Lí do chọn đề tài 3

2 Tình hình nguyên cứu 4

3 Mục đích đề tài 5

4 Đối tượng nghiên cứu 5

5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6

6 Các phương pháp tiến hành nghiên cứu của đề tài 6

7 Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng đề tài 6

8 Bố cục của Báo cáo 7

PHẦN NỘI DUNG 8

CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 8

1.1 Khái niệm về kết hôn có yếu tố nước ngoài 8

1.1.1.Khái niệm kết hôn 8

1.1.2.Khái niệm kết hôn có yếu tố nước ngoài 8

1.1.3.Phân loại kết hôn có yếu tố nước ngoài 9

1.2 Đặc điểm của quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài 9

1.3 Điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài 10

1.3.1.Điều kiện về độ tuổi 11

1.3.2.Điều kiện về sự tự nguyện 12

1.3.3.Không bị mất năng lực hành vi dân sự 13

1.3.4.Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn 13

1.3.5.Điều kiện về về nghi thức kết hôn có yếu tố nước ngoài 16

1.4 Thủ tục đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoài 18

1.4.1.Về thẩm quyền đăng kí kết hôn 19

1.4.2.Hồ sơ, trình tự, thủ tục giải quyết đăng kí kết hôn 20

1.4.3.Thủ tục nộp và tiếp nhận hồ sơ 21

1.4.4.Từ chối đăng kí kết hôn 23

Trang 2

2.1.1.Xuất phát từ lợi ích về kinh tế-xã hội 24

2.1.2.Xuất phát từ nhận thức của các chủ thể kết hôn 25

2.1.3.Kết hôn dưới tác động của hoạt động môi giới 26

2.1.4.Về mặt pháp lý 26

2.2 Tình hình kết hôn có yếu tố nước ngoài trong những năm gần đây 27

2.3 Thực trạng của việc đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoài 29

2.3.1.Sự hạn chế về trình độ 29

2.3.2.Hoạt động mạnh mẽ của các tổ chức môi giới 32

2.3.3.Khó khăn khi áp dụng pháp luật Hôn nhân Gia đình 33

CHƯƠNG III PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP 36

3.1 Quy định vai trò trách nhiệm của các đoàn thể, tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước. 36

3.2 Nâng cao nhận thức cho phụ nữ về kết hôn có yếu tố nước ngoài 38

3.3 Đặt ra quy định riêng về điều kiện kết hôn trong kết hôn có yếu tố nước ngoài 39

3.4 Quy định chặt chẽ về quản lí hoạt động của các trung tâm tư vấn hôn nhân, bãi bỏ hoạt động môi giới………40

3.5 Ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp với các quốc gia trên thế giới 41

KẾT LUẬN 42

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

Trang 3

Thật vậy, cơ sở thiết lập quan hệ hôn nhân hiện nay đã vượt qua khỏi phạm vi lãnh thổquốc gia, chịu sự tác động và chi phối bởi các yếu tố nước ngoài Do tính chất phức tạpvốn có của quan hệ này, nhà nước đã kịp thời thừa nhận và bảo vệ bằng cách thông quahình thức ban hành các văn quy phạm pháp luật để điểu chỉnh và có những sửa đổi bổsung hoàn thiện nội dung của chế định trên thực tế Luật HN&GĐ 2014 được ban hànhnhằm hạn chế những bất cập tồn tại trong thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật vềhôn nhân và gia đình nói chung và quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoàinói riêng Tiếp đó là Luật Hộ tịch 2014, Nghị định 123/2015/ NĐ- CP ngày 15 tháng 11năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch cũng đã ra đời

và có những quy định mới nhằm điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài thaythế Nghị định 126/2014/NĐ-CP trước đó Mặc dù ban hành các quy định mới như vậynhưng thực tiễn đã chứng minh vẫn không thể tránh được những bất cập khi áp dụng.Những khó khăn như là việc xem xét các điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ khi màpháp luật của các quốc gia khác nhau lại có những quy định khác nhau hay khó khăntrong việc xem xét sự tự nguyện của các bên và còn nhiều bất cập khác nữa mà vẫn chưa

có quy định pháp luật cụ thể để điều chỉnh

Trang 4

kết hôn có yếu tố nước ngoài nảy sinh các hệ lụy như hiện tượng lấy vợ (chồng) là người

nước ngoài vì mục đích kinh tế, để “xuất ngoại”, kết hôn không xuất phát từ sự tự

nguyện Những hiện tượng này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh chính trị, trật tự

an toàn xã hội, thuần phòng mỹ tục của người Việt Nam Có nhiều nguyên nhân cả kháchquan lẫn chủ quan dẫn đến các hiện tượng trên nhưng thực tế cho rằng sự hạn chế củapháp luật cùng với cách thức thực thi pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ hônnhân và gia đình có yếu tố nước ngoài có ảnh hưởng không nhỏ

Vì vậy, việc nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định củapháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài, từ đó rút ra các đề xuất, kiến nghị nhằm hoànthiện hơn nữa các quy định của pháp luật về vấn đề này là hết sức quan trọng, có ý nghĩa

cả về lý luận lẫn thực tiễn Vì những lí do trên, em chọn đề tài :”Kết hôn có yếu tố nước ngoài: một số vấn đề lý luận từ thực tiễn tại Công ty Luật TNHH MTV STARLAW”

làm đề tài cho báo cáo tốt nghiệp của mình

2 Tình hình nguyên cứu

Kết hôn có yếu tố nước ngoài hiện đang là vấn đề có tính thời sự cao Vì thế nên, từtrước đến nay có không ít các công trình nghiên cứu về vấn đề này Có thể thấy một số đềtài tiêu biểu như:

-Nguyễn Đức Việt (2014), Kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân Trung Quốc, Đài Loan tại Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn : luận văn thạc sĩ luật

học, Đại học Luật Hà Nội

- Tạ Tùng Hoa (2014), Vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam - Một số vấn

đề lý luận và thực tiễn : luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội.

- Đỗ Văn Chỉnh (2011), Kết hôn có yếu tố nước ngoài và thực tiễn áp dụng pháp luật,

Tạp chí Tòa án nhân dân, Tòa án nhân dân tối cao, 2011, Số 1, tr29-32

Trang 5

văn thạc sĩ, Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh.

- Nông Quốc Bình(2003), Pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam : luận án tiến sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội.

- Nông Quốc Bình, Nguyễn Hồng Bắc (2006 ), Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu

tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế, Nhà xuất bản Tư Pháp, Hà Nội.

- Nguyễn Thị Thu Phương (2015), Một số quy định pháp luật Việt Nam về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài trong thời kỳ hội nhập : luật văn thạc sĩ luật

học, Đại học Luật Hà Nội

Các công trình nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào một mảng cụ thể hay là chỉ đềcập vấn đề này ở khía cạnh xung đột pháp luật và giải quyết vấn đề này dưới góc độ tưpháp quốc tế và thiếu tính thực tiễn Nhìn chung cho đến nay vẫn chưa có một công trìnhkhoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên sâu và đầy đủ và có hệ thống về kếthôn có yếu tố nước ngoài Xuất phát từ những đòi hỏi mang tính cấp thiết về vấn đề Đềtài đã có những nhìn nhận tổng quát hơn về tình hình kết hôn có yếu tố nước ngoài tạiViệt Nam Đề tài không chỉ đề cập đến việc xung đột pháp luật mà còn đưa ra nhữngđánh giá về những quy định của pháp luật về vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài, songsong với đó là việc xem xét thực tiễn cũng như thực trạng áp dụng pháp luật và tình hìnhkết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam rồi từ sự nhận xét đánh giá thực tế đó đưa ranhững kiến nghị để có thể điều chỉnh vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài một cách chặtchẽ hơn

3 Mục đích đề tài

Mục đích nghiên cứu của báo cáo là qua quá trình nghiên cứu các quy định của phápLuật HN&GĐ về việc kết hôn có yếu tố nước ngoài và thực trạng của vấn đề này trongnhững năm gần đây rồi từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật, nângcao hơn nữa hoạt động thi hành pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài

Trang 6

Đối tượng nghiên cứu của báo cáo là một số vấn đề lí luận về kết hôn có yếu tố nướcngoài, các quy định của Luật HN&GĐ năm 2014, pháp luật HN&GĐ của Việt Nam;những khó khăn vướng mắc trong việc áp dụng các quy định pháp luật về kết hôn cóyếu tố nước ngoài.

5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của báo cáo: Trong khuôn khổ của một báo cáo thực tập, báo cáochỉ tập trung vào một số vấn đề sau:

Thứ nhất, những quy định pháp luật về quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài.

Thứ hai, các quy định pháp luật về đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoài trong một số

văn bản pháp luật như: Luật HN&GĐ 2014, Nghị định 126/2014, Luật Hộ tịch 2014,Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch vàcác văn bản pháp luật khác có liên quan

Thứ ba, những đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về đăng kí kết

hôn có yếu tố nước ngoài

6 Các phương pháp tiến hành nghiên cứu của đề tài

Báo cáo được viết trên cơ sở kết hợp các phương pháp chủ yếu sau:

1 Phương pháp duy vật biện chứng và lịch sử;

2 Phương pháp phân tích luật học;

3 Phương pháp đánh giá định tính dựa trên số liệu thống kê thứ cấp

Trên cơ sở phương pháp phân tích, tồng hợp đánh giá về cơ sở lí luận và thực tiễn quyđịnh pháp luật điều chỉnh về kết hôn có yếu tố nước ngoài; phân tích thực tiễn áp dụngquy định pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài đặc biệt làviệc đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoài từ đó đề xuất các kiến nghị nhằm khắc phụcnhững khó khăn vướng mắc khi áp dụng pháp luật

Trang 7

Mặc dù chỉ là một bài báo cáo nhưng nó đã nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn

đề về cơ sở lí luận và thực tiễn của pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nướcngoài đặc biệt là về việc đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoài Thiết nghĩ kết quả nghiêncứu của đề tài báo cáo sẽ mang lại một số đóng góp nhỏ về khoa học pháp lý:

Thứ nhất, tổng hợp, phân tích đánh giá một cách khoa học những quy định của pháp

luật về quan hệ đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, việc nghiên cứu nàymột phần sẽ giúp ích cho việc giảng dạy và nghiên cứu về pháp luật điều chỉnh quan hệhôn nhân có yếu tố nước ngoài

Thứ hai, đề tài đã nêu được những khó khăn, vướng mắc trong công tác áp dụng quy

định pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài đồng thời xác định các nguyên nhân củathực trạng đó

Thứ ba, từ những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại trong quy định pháp luật điều

chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài đưa ra những đề xuất các kiến nghị nhằmhoàn thiện quy định pháp luật về đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

8 Bố cục của Báo cáo

Nội dung báo cáo gồm 3 chương :

Chương 1: Một số vấn đê lý luận chung về kết hôn có yếu tố nước ngoài

Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài

Chương 3: Phương hướng hoàn thiện pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài trongbối cảnh hội nhập

Trang 8

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ

NƯỚC NGOÀI 1.1 Khái niệm về kết hôn có yếu tố nước ngoài

1.1.1 Khái niệm kết hôn

Tại Khoản 5, Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 đã đưa ra khái niệm về kết hôn, theo

đó: “Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”.

Như vậy, có thể khẳng định kết hôn chính là sự thừa nhận của cơ quan nhà nước có

thẩm quyền về quan hệ vợ chồng của hai người khác giới, làm phát sinh quyền và nghĩa

vụ giữa họ đối với nhau Theo đó Luật Việt Nam chỉ công nhận hôn nhân giữa nam và

nữ, mặc dù đã có những chuyển biến nhưng sự khác biệt về lễ giáo phương Đông vớiphương Tây cho nên hôn nhân giữa những người cùng giới được không được chấp nhận

ở Việt Nam minh chứng rõ ràng là từ việc từ việc “cấm” đã chuyển sang “không thừa nhận”(Khoản 2, Điều 8, Luật HNGĐ 2014) Trong khi đó các quốc gia phương Tây, hầu

hết đã sớm công nhận việc này với lý do bảo vệ quyền con người, đảm bảo sự bình đẳng

và quyền lợi giữa những người thuộc các thiên hướng giới tính khác nhau trong xã hội;loại bỏ được kỳ thị và phân biệt đối xử

1.1.2 Khái niệm kết hôn có yếu tố nước ngoài

Luật HN&GĐ hiện hành cũng như các văn bản hướng dẫn chưa có quy định cụ thể vềkhái niệm kết hôn có yếu tố nước ngoài, cho nên căn cứ vào khái niệm quan hệ hôn nhân

và gia đình có yếu tố nước ngoài, ta có thể đưa ra khái niệm về kết hôn có yếu tố nướcngoài như sau:

Trang 9

“Kết hôn có yếu tố nước ngoài là việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn, trong đó có ít nhất một bên chủ thể là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc việc kết hôn được xác lập ở nước ngoài và theo pháp luật nước ngoài” 1

1.1.3 Phân loại kết hôn có yếu tố nước ngoài

Căn cứ vào khái niệm của kết hôn có yếu tố ngước ngoài, ta có thể chia ra các trườnghợp kết hôn có yếu tố nước ngoài thành nhiều loại khác nhau

 Căn cứ vào chủ thể tham gia quan hệ kết hôn:

(1) Kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài hoặc người Việt Nam định

cư ở nước ngoài

(2) Kết hôn giữa người nước ngoài với nhau nhưng thường trú tại Việt Nam

(3) Kết hôn giữa công dân Việt nam với nhau mà căn cứ xác lập , thay đổi, chấm dứtquan hệ đó theo quy định pháp luật nước ngoài

 Căn cứ vào nơi tiến hành kết hôn:

(1) Kết hôn tại Việt Nam và;

(2) Kết hôn tại nước ngoài

1.2 Đặc điểm của quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các dấu hiệu để xác định quan hệ hôn nhân cóyếu tố nước ngoài được nghi nhận trong Luật HN&GĐ 2014 Khi giải thích từ ngữ,Khoản 25, Điều 3, Luật HN&GĐ 2014 quy định:

“Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài” 2

ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam trong xu thế hội nhập: luật văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc

gia Hà Nội.

2 Khoản 25, Điều 3, Luật HN&GĐ 2014

Trang 10

So sánh với quy định theo luật HN&GĐ 2000 thì có thể thấy rằng, Luật HNGĐ 2014

đã có sự mở rộng về chủ thể chịu sự điều chỉnh của Luật này cụ thể điều chỉnh thêm quan

hệ hôn nhân của những người Việt Nam định cư ở nước ngoài Có thể giải thích là cácnhà làm luật muốn pháp luật Việt Nam được áp dụng rộng rãi, có ảnh hưởng hơn nhưngphải chăng nó đã quá ôm đồm và dẫn đến một câu hỏi khó trả lời là “người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài có khi nào phải chịu sự điều chỉnh của 2 hệ thống pháp luật khácnhau khi tiến hành kết hôn?”

1.3 Điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài

Điều kiện kết hôn là những quy định mang tính pháp lý mà nhà nước đặt ra cho cácbên nam nữ khi kết hôn phải tuân thủ Muốn xác lập quan hệ hôn nhân hợp pháp thì đòihỏi phải có sự thừa nhận của nhà nước tức là phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩmquyền và điều kiện kết hôn chính là tiền đề để các chủ thế kết hôn được pháp luật chấpnhận nhằm tiến tới xây dựng gia đình hạnh phúc

Một câu hỏi được đặt ra là: Dựa vào tiêu chí gì mà các nhà làm luật đặt ra nhưng điềukiện như vậy?

Để trả lời cho câu hỏi trên chúng ta cần đi từ góc độ y học Cơ sở xây dựng kết hôn lànhững nghiên cứu về tâm lí, sức khỏe, khả năng ảnh hưởng đến cuộc sống con người.Nghĩa là, khi tiến đến hôn nhân các bên nam nữ phải đáp ứng đầy đủ sự phát triển cả vểthể chất lẫn tình thần, đảm bảo việc thực hiện các chức năng quan trọng của gia đình vàvai trò trách nhiệm của từng thành viên trong đó

Ngoài ra, các yếu tố truyền thống đạo đức, các chính sách lớn của nhà nước liên quanđến lĩnh vực hôn nhân và gia đình cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kết hôn hiệnnay khi nó tác động tới cách đánh giá của cán bộ có thẩm quyền khi xem xét việc kết hôn.Xuất phát từ những lí luận khoa học và thực tiễn, Luật HN&GĐ 2014 quy định ba điềukiện mà các chủ thể phải đáp ứng khi tiến hành kết hôn:

1.3.1 Điều kiện về độ tuổi

Trang 11

Theo quy định tại Luật hôn nhân gia đình 2014, có quy định độ tuổi kết hôn“ Nam từ

đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên” 3

Theo đó, bất kì các bên nam nữ khi bước sang độ tuổi mà pháp luật quy định thì cóquyền kết hôn phù hợp với nguyện vọng của bản thân Như vậy đã có sự đổi mới so vớiquy định của Luật HNGĐ 2000 khi mà chủ thể khi muốn kết hôn phải đạt độ tuổi đúngtức là đối với nam là phải qua sinh nhật tuổi 20 và tương tự đối với nữ Điều này cũngphù hợp với thực tế khi quy định phản ánh được sự phát triển về mặt sinh lí, tâm lí conngười Pháp luật của các nước châu Âu đều cho phép kết hôn khi nam, nữ đủ 18 tuổi và

đủ 16 tuổi khi được sự đồng ý của bố, mẹ hay chấp thuận của tòa án Như vậy pháp luậtcủa các nước phương Tây quy định độ tuổi kết hôn đối với nam, nữ là như nhau điều đóthể hiện được sự bình đẳng và với độ tuổi này coi như đã phát triển đầy đủ về các mặttâm sinh lý Nhưng tại sao pháp luật Việt Nam, cũng như của hầu hết các nước Châu Áđòi hỏi độ tuổi kết hôn của nam phải hơn nữ từ 2-3 tuổi? Có thể lấy ví dụ: Trung Quốc:Nam 21, Nữ: 20, Ấn Độ: Nam 21, Nữ:18 hay Việt Nam: Nam 20, Nữ 18 Phải chăng cácnhà làm luật cho rằng với độ tuổi này nam giới mới đủ chín chắn suy nghĩ về việc kếthôn, tạo ra cuộc hôn nhân tốt đẹp đúng với văn hóa của người Phương Đông Quy địnhnhư vậy cũng có nhiều mặt lợi ích nhưng vô hình chung nó có thể sẽ tạo ra sự bất bìnhđẳng và nhiều hệ lụy khác sẽ phát sinh

Thêm một vấn đề nữa khi mà quy định của pháp luật về độ tuổi kết hôn chỉ đưa ra mứcgiới hạn tối thiểu mà chủ thể phải đáp ứng, không yêu cầu về độ chênh lệch tuổi giữa haibên nam nữ Do đó khi áp dụng pháp luật trên thực tế, tình trạng kết hôn mà nam nữ cách

xa nhau đến vài chục tuổi đang trở nên phổ biến hiện nay Điều này ảnh hưởng khôngnhỏ đến sự phát triển của thế hệ tương lai cũng như những giá trị đạo đức truyển thốngtrong xã hội

1.3.2 Điều kiện về sự tự nguyện

3 Điểm a, Khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ 2014

Trang 12

Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định (Điểm b, Khoản 1, Điều 8 LuậtHN&GĐ 2014) Tự nguyện là xuất phát từ ý chí của mình không chịu tác động từ bênngoài từ đó thể hiện ý chí đó ra bên ngoài Hai bên nam nữ tự nguyện là cùng thống nhất

ý chí, tự mình quyết định việc kết hôn, tỏ rõ thái độ ưng thuận lấn nhau và trở thành vợchồng, không chịu sự tác động hay chi phối từ bên ngoài

Con người được tự do quyết định việc hôn nhân của mình, nó như quyền con ngườiđược pháp luật cũng tôn trọng và bảo vệ Đây là một quy định hoàn toàn phù hợp vớipháp luật quốc gia cũng như pháp luật quốc tế

Hôn nhân được hình thành trên cơ sở tình yêu chân chính giữa hai bên nam nữ,đượcthể hiện thông qua sự tự nguyện kết hôn nhưng đó không phải tất cả, trong nhiều trườnghợp, kết hôn không dựa trên sự tự nguyện, tức là các chủ thể xác lập quan hệ hôn nhânkhông xuất phát từ ý chí và nguyện vọng của chính bản thân mình mà là do sự tác động,thúc đẩy từ bên ngoài: Cụ thể:

Một bên ép buộc (Ví dụ: đe dọa dung vũ lực hoặc uy hiếp tình thần hoặc dung vật chấtnên buộc bên bị ép buộc đồng ý kết hôn,

Một bên lừa dối (Ví dụ: Lừa dối là nếu kết hôn sẽ xin việc làm phù hợp hoặc nếu kếthôn sẽ bảo lãnh ra nước ngoài; không có khả năng sinh lí nhưng cố tính giấu, biết mình

bị nhiễm HIV nhưng cố tình giấu…) nên bên bị lừa dối đã đồng ý kết hôn

Một bên hoặc cả hai bên nam nữ đều bị người khác cưỡng ép (ví dụ: bố mẹ của người

nữ do nợ người nam một khoản tiền nên cưỡng ép con của họ phải kết hôn với nhau…)buộc người bị cưỡng ép phải kết hôn trái với nguyện vọng của họ

Do đó, để đảm bảo việc kết hôn giữa hai bên nam nữ, trên cở sở tự nguyện, pháp luật

đã có những quy định bắt buộc tiến hành khi các đối tượng này có nguyện vọng tiến tớihôn nhân Chẳng hạn như khi đăng kí kết hôn phải có mặt của hai bên nam nữ, không cho

phép kết hôn vắng mặt (Pháp luật Mỹ thì có một số quy định khá khác biệt khi “ quân nhân làm việc trong lực lượng quân đội Mỹ được phép cử người dại diện trong hôn lễ của chính mình Trong 4 tiểu bang thực hành điều luật này là California, Colorado,

Trang 13

Texas và Montana thì Montana thậm chí còn cho phép cả cô dâu chú rể cùng vắng mặt”) Còn về khả năng nhận thức, pháp luật nghiêm cấm người mất năng lực hành vi

dân sự kết hôn.Trường hợp này đòi hỏi sự thể hiện ý chí của chính các chủ thể, đặc biệtkhi kết hôn có liên quan đến yếu tố nước ngoài

1.3.3 Không bị mất năng lực hành vi dân sự.

Theo đó, người mất khả năng bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền , nghĩa

vụ dân sự Một người chỉ bị coi là mất năng lực hành vi dân sự khi có quyết định của Tòa

án tuyên người đó mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự Phápluật đưa ra quy định như vậy bởi vì việc lập gia đình của những người mắc bệnh tâm thầnnhẹ sẽ để lại sự thiệt thòi, đau khổ cho người bạn đời của họ Những cuộc hôn nhân nàymang lại hậu quả thường nặng nề, tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội Có thể khi ngườichồng khi lên cơn sẽ mắng chửi, đánh đập vợ con, có khi còn gây ra tội ác Còn người vợnếu mắc bệnh chưa chắc đã sinh ra được những đứa con bình thường, khỏe mạnh Ngay

cả khi đứa trẻ sinh ra bình thường thì trong quá trình chung sống, những biểu hiện khôngbình thường của cha (mẹ) sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm sinh lý và sự phát triển của trẻ Thếnên cần thiết phải cấm trường hợp người bị mất năng lực hành vi dân sự kết hôn

1.3.4 Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn.

Cũng như trường hợp kết hôn thông thường, việc kết hôn có yếu tố nước ngoài đòi hỏicác chủ thể kể cả công dân Việt Nam và người nước ngoài phải tuân thủ một cách tuyệtđối các điều kiện kết hôn Các bên nam nữ cần đáp ứng đầy đủ yêu cầu về độ tuổi cũngnhư tự nguyện khi kết hôn Đồng thời việc kết hôn này phải không thuộc một trongnhững trường hợp pháp luật cấm kết hôn Cụ thể, đây là điều kiện cần và đủ để xem xéttính hợp pháp của một quan hệ hôn nhân được quy định rõ luật

Trang 14

“(1) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

(2) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn

(3) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

(4) Kết hôn giả tạo 4 ”

Nhìn chung, luật pháp của hầu hết các nước đều quy định về tình trạng hôn nhân củacác bên kết hôn như một điều kiện kết hôn Nội dung pháp luật quy định về vấn đề nàycủa các bên kết hôn như một điều kiện kết hôn Nội dung pháp luật quy định về vấn đềnày phụ thuộc vào chế độ kinh tế và phong tục tập quán của mỗi xã hội khác nhau

Ở Việt Nam, tình trạng hôn nhân được xem như một điều kiện trong việc kết hôn cóquy định khác nhau trong từng thời kì lịch sử

Trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, tình trạng hôn nhân của các bên cũngđược xem như một trong những điều kiện kết hôn Theo quy định tại khoản 1,Điều 18 vàkhoản 1 Điều 38, Luật Hộ tịch 2014 thì một trong các giấy tờ cần thiết cho việc đăng kíkết hôn là Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc tờ khai đăng kí kết hôn có xác nhậntình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam được cấp chưa quá 06 tháng (kể từ ngày nhận

hồ sơ) của cơ quan có thẩm quyền, xác nhận hiện tại không có vợ hoặc không có chồng.Việc pháp luật quy định như vậy không chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của cácbên chủ thể trong quan hệ hôn nhân mà còn bảo vệ các nguyên tắc pháp lí của pháp luậtViệt Nam đảm bảo nguyên tắc kết hôn một vợ, một chồng

4 Khoản 2, Điều 5 Luật HN&GĐ 2014

Trang 15

Như đã trình bày ở trên việc cưỡng ép kết hôn, cản trở kết hôn, lừa dối kết hôn lànhững hành vi bị cấm việc kết hôn khi bị các yếu tố này tác động sẽ không đảm bảo sự tựnguyện giữa các bên Việc cấm kết hôn trong các trường hợp này là có cơ sở rõ ràng.Thật vậy, việc kết hôn mà bị cưỡng ép, cản trở hay bị lừa dối sẽ không thể không đạtđược mục đích của hôn nhân là xây dựng gia đình hạnh phúc mà nó chỉ gây ra nhiều tộilỗi mà thực tế đã chứng minh điều đó khi hậu quả mà việc kết hôn như vậy gây ra là rấtnặng nề.

Xuất phát từ căn cứ khoa học khi nam, nữ chưa đủ tuổi kết hôn thì chưa phát triển đầy

đủ về thể chất, tinh thần và vẫn chưa hiểu rõ về tầm quan trọng của hôn nhân có ý nghĩalớn như thế nào Việc kết hôn như vậy sẽ gây hậu quả lớn khi thực tế cho thấy nhiều cặptrẻ lấy nhau không được sự công nhận của pháp luật, cưới mấy năm lại đòi ly hôn sẽ ảnhhưởng nặng nề đến cuộc sống sau này Chưa hết về mặt tinh thần và thể chất có thể sẽ bịtổn thương nghiêm trọng khi biến cố xảy ra Nên có thể cho rằng quy định của pháp luậtnhư vậy là để đảm bảo hôn nhân vững bền, cũng như bảo vệ lợi ích của các chủ thể Tuynhiên quy định chỉ là quy định còn việc áp dụng trên thực tế thì rất khó khăn

Những người có quan hệ dòng họ bao gồm những người có cùng dòng máu trực hệ vànhững người có quan hệ họ hàng trong phạm vi ba đời Đối với nhóm người này phápluật không cho phép họ kết hôn bởi vì việc kết hôn giữa những người này không chỉngược luân thường đạo lí mà còn có nguy cơ cho ra đời những đứa trẻ không bình thường

do hậu quả là cha mẹ chúng có cùng dòng máu trực hệ

Những người có quan hệ thân thuộc bao gồm những người tuy không có quan hệ vềdòng máu trực hệ mang tính chất gia đình như bố mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng vớicon dâu, mẹ vợ với con rể… Việc pháp luật cấm những người nhóm này kết hôn vớinhau đảm bảo về trật tự luân lý trong gia đình, nó là cơ sở cho trật tự xã hội văn minh.Quan điểm của nhà nước Việt Nam đối với những trường hợp này là dứt khoát vàkhông có những ngoại lệ, đây là nội dung mà khi công dân Việt nam kết hôn với ngườinước ngoài hay người nước ngoài kết hôn với nhau tại Việt nam đã dẫn đến rất nhiều

Trang 16

xung đột pháp luật Tuy nhiên, về mặt khách quan những trường hợp bị cấm kết hônđược đặt ra trên cơ sở nguyên cứu khoa học xã hội về tâm lý con người nhưng đây khôngphải là những yếu tố bất biến Khi xã hội phát triển đến một mức độ nhất định cũng nhưtrong nhận thức con người có những chuyển biến thay đổi thì pháp luật sẽ có những thayđổi phù hợp.

1.3.5 Điều kiện về về nghi thức kết hôn có yếu tố nước ngoài

Nghi thức kết hôn là trình tự tiến hành chính thức công nhận một cách hợp pháp quan

hệ vợ chồng Khi các bên muốn kết hôn có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của phápluật thì các bên phải tiến hành kết hôn theo quy định của pháp luật Nói cách khác, mộtquan hệ giữa hai bên nam nữ muốn được pháp luật công nhận là quan hệ vợ chồng thìbên cạnh việc các bên phải đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì việc kếthôn phải tiến hành theo nghi thức phù hợp với quy định của pháp luật

Pháp luật của các nước có quy định khác nhau về nghi thức kết hôn Hiện nay, trên thế

giới tồn tại một số hình thức kết hôn phổ biến như: “kết hôn theo nghi thức dân sự, kết hoặc kết hôn kết hợp giữa nghi thức kết hôn dân sự và nghi thức kết hôn tôn giáo” 5

Pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới đều quy định việc tiến hành kết hôn theonghi thức kết hôn dân sự Theo nghi thức này, các bên nam nữ muốn kết hôn với nhau sẽđến cơ quan có thẩm quyền của nhà nước để xin đăng kí kết hôn Sau khi xem xét cácđiều kiện kết hôn, nếu các bên có đủ điều kiện kết hôn và không vi phạm các điều cấmtheo quy định của pháp luật thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ đăng kí vào sổ đăng

kí kết hôn và cấp chứng nhận kết hôn cho các bên

Nghi thức kết hôn giáo được áp dụng phổ biến ở các nước theo đạo giáo như thiênchúa giáo và hồi giáo Ở các nước này, nghi thức kết hôn được tiến hành theo quy địnhcủa đạo giáo

Trang 17

Nghi thức kết hôn kết hợp giữa nghi thức dân sự và nghi thức tôn giáo là nghi thức kếthôn mà các bên sau khi tiến hành đăng kí kết hôn theo nghi thức dân sự trước cơ quannhà nước có thẩm quyền của nhà nước sẽ tiến hành kết hôn trước sự chứng kiến củanhững người có thẩm quyền trong đạo giáo theo quy định của đạo giáo

Do có sự quy định khác nhau của pháp luật giữa các nước về nghi thức kết hôn chonên có sự xung đột pháp luật về nghi thức kết hôn có yếu tố nước ngoài Trong thực tiễnquốc tế, giải quyết xung đột pháp luật về nghi thức kết hôn có yếu tố nước ngoài, người

ta thường áp dụng theo nơi tiến hành kết hôn nhằm xác lập tính hợp pháp về nghi thứckết hôn có yếu tố nước ngoài, người ta thường áp dụng luật tại nơi tiến hành kết hôn (Lexloci Celebrationis) nhằm xác định tính hợp pháp về nghi thức kết hôn có yếu tố nướcngoài Theo nội dung này thì nghi thức kết hôn được tiến hành ở đâu thì pháp luật của nơi

ấy sẽ quy định về tính hợp pháp về mặt hình thức của cuộc hôn nhân đó Bên cạnh việc

áp dụng luật nơi tiến hành kết hôn, nhiều nước còn đưa ra một số điều kiện bổ sung nhằmxác định tính hợp pháp của nghi thức kết hôn có yếu tố nước ngoài

Ví dụ, theo quy định của pháp luật Cộng hòa Pháp thì công dân Pháp kết hôn ởnước ngoài, thì bên cạnh việc phải tuân thủ quy định của pháp luật nơi tiến hành kết hôn,công dân Pháp phải thông báo việc kết hôn này về nước cho cơ quan có thẩm quyền;hoặc theo quy định của của pháp luật Đức thì khoản 3 Điều 13 Tư pháp quốc tế Đứcđược sửa đổi ngày 15/7/1986 quy định, một cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài nếukhông phù hợp với pháp luật nơi tiến hành kết hôn, nhưng phù hợp với pháp luật quốctịch của đương sự thì cuộc hôn nhân đó vẫn được coi là hợp pháp về mặt nghi thức; hoặctrong các điều ước quốc tế liên quan tới quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài khi xácđịnh tính hợp pháp của nghi thức kết hôn đều ghi nhận việc áp dụng luật nơi tiến hành kết

hôn.Ví dụ, Điều 15 Công ước Lahay 1902 về kết hôn có quy định :” Nghi thức kết hôn được công nhận là hợp pháp nếu nó tuân thủ theo luật nơi tiến hành kết hôn”6

Theo quy định của Luật HN&GĐ 2014 không có quy phạm quy định cụ thể việc chọnpháp luật áp dụng để điều chỉnh nghi thức kết hôn có yếu tố nước ngoài Tuy nhiên, vấn

thời kì hội nhập quốc tế, Nxb Tư Pháp, Hà Nội, trang 196- 198.

Trang 18

đề liên quan tới nghi thức kết hôn có yếu tố nước ngoài được đề cập đến tại khoản 1,

Điều 34 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, cụ thể: “Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài được ghi vào Sổ hộ tịch nếu tại thời điểm kết hôn, các bên đáp ứng

đủ điều kiện kết hôn và không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam” Việc ghi vào sổ hộ tịch việc kết hôn như là hình thức công nhận của

pháp luật Việt Nam đối với trường hợp kết hôn đã được tiến hành ở nước ngoài đúng vớiđiều kiện và nghi thức theo pháp luật nước ngoài và không trái với pháp luật Việt Nam.Như vậy, có thể cho rằng, quy định nghi thức kết hôn ở nước ngoài trên đây là phù hợpvới quy định của nhiều nước và phù hợp với công ước Lahaye 1902

Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì nghi thức kết hôn dân sự là nghi thức kếthôn hợp pháp Theo đó, việc kết hôn nếu thực hiện tại Việt Nam thì phải được đăng ký và

do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo nghi thức dân sự do pháp luật ViệtNam quy định Như vậy, theo quan điểm Việt Nam, bất kỳ nghi thức kết hôn giữa côngdân Việt Nam với người nước ngoài, dù theo tôn giáo nào, nếu thực hiện trên lãnh thổViệt Nam thì phải tuân theo pháp luật Việt Nam Đối với quan hệ kết hôn giữa công dânViệt Nam với người nước ngoài được tiến hành ở nước ngoài, pháp luật Việt Nam vềnghi thức kết hôn sẽ được áp dụng cho trường hợp kết hôn trước cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền của Việt Nam ở nước ngoài - cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự

1.4 Thủ tục đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoài

Đăng kí kết hôn là một thủ tục quan trọng và có ý nghĩa nhằm xác nhận tính hợp

pháp của hôn nhân Ở Việt Nam từ khi Luật HNGĐ ra đời đến nay đều ghi nhận một điềukiện, đó là việc kết hôn phải được đăng kí ở cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Vềnguyên tắc, hôn nhân được coi là hợp pháp và được Nhà nước bảo vệ khi nó được tiếnhành trên cơ sở pháp lý thông qua việc đăng kí kết hôn

Trong việc kết hôn có yếu tố nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nướcmình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩmquyền của Việt Nam, thì người nước ngoài còn phải tuân theo những quy định của Luật

Trang 19

HN&GĐ Việt Nam về điều kiện kết hôn Việc kết hôn giữa những người nước ngoàithường trú ở Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo pháp LuậtHN&GĐ Việt Nam về điều kiện kết hôn.

Luật HN&GĐ 2014, Nghị định 123/2015/NĐ-CP cùng những quy định mới ra đời đãsửa đổi bổ sung một số quy định vể thủ tục đăng kí kết hôn theo hướng đơn giản hóa thủtục đăng kí kết hôn cụ thể như sau:

1.4.1 Về thẩm quyền đăng kí kết hôn

Theo Khoản 1, Điều 37, Luật Hộ tịch 2014 thì:

“Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định

cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.

Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn”

Như vậy, từ 1/1/2016 khi Luật Hộ tịch có hiêu lực thì Ủy ban nhân dân cấp huyện là

cơ quan có thẩm quyền thực hiện đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoài Có thể thấy rằngkết hôn có yếu tố nước ngoài đã trở nên hết sức phổ biến, và để tạo điều kiện cho ngườidân thuận lợi về việc đăng kí kết hôn nên đã ra quy định như vậy khi mà trước đó ỦyBan Nhân Dân cấp tỉnh mới là cơ quan có thẩm quyền trên theo sự điều chỉnh của Nghịđịnh 126/2014/NĐ-CP

Cơ quan đại diện thực hiện việc quản lý nhà nước về hộ tịch của công dân Việt Nam

cư trứ ở nước ngoài có nhiệm vụ thực hiện việc đăng kí kết hôn cho công dân Việt Namvới người nước ngoài nếu việc đăng kí đó không trái với pháp luật của nước sở tại.Trường hợp công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu có yêu cầu đăng kí kết hôn thì

cơ quan đại diện thực hiện việc đăng kí kết hôn

Trang 20

1.4.2 Hồ sơ, trình tự, thủ tục giải quyết đăng kí kết hôn

b) Hai bên nam, nữ nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy xác nhận của tổ chức y tế

có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài là giấy do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.

Nếu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn

sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế theo quy định tại Khoản 1 Điều

38 của Luật Hộ tịch chỉ có giá trị 6 tháng, kể từ ngày cấp.

2 Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu Trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình thì có thể xuất trình giấy

tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.

3 Ngoài giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn; nếu

là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó.

Trang 21

1.4.3 Thủ tục nộp và tiếp nhận hồ sơ

“ 1 Hồ sơ đăng ký kết hôn do một trong hai bên kết hôn nộp trực tiếp tại Phòng Tư pháp, nếu đăng ký kết hôn tại Việt Nam hoặc Cơ quan đại diện, nếu đăng ký kết hôn tại nước ngoài.

2 Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì viết phiếu tiếp nhận hồ sơ, ghi rõ ngày phỏng vấn và ngày trả kết quả”.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn haibên nam, nữ bổ sung, hoàn thiện Việc hướng dẫn phải ghi vào văn bản, trong đó ghi đầy

đủ, rõ ràng loại giấy tờ cần bổ sung, hoàn thiện; cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên

và giao cho người nộp hồ sơ

Trường hợp người có yêu cầu nộp hồ sơ không đúng cơ quan có thẩm quyền theo quyđịnh tại Khoản 1 Điều 19 của Nghị định này thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệmhướng dẫn người đó đến cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ”

Trình tự giải quyết việc đăng kí kết hôn tại Việt Nam

Trình tự đăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 38của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:

“ 1 Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết Trưởng phòng Phòng Tư pháp chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra và đề xuất của Phòng Tư pháp trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn.

2 Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, không thuộc trường hợp từ chối kết hôn đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 33 của Nghị định này thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

Ngày đăng: 22/02/2019, 23:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w