1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố hải dương

67 2,3K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 349 KB

Nội dung

Theo đánh giá chung, nguyên nhân gây tai nạn giao thông đường bộ: “chủyếu là do quản lý Nhà nước còn nhiều thiếu sót, khuyết điểm và ý thức quá kémtrong chấp hành pháp luật về trật tự an

Trang 1

MỞ ĐẦU

oạt động giao thông vận tải là huyết mạch kinh tế của mỗi quốc gia

Nó phản ánh trình độ phát triển của xã hội và đáp ứng những nhu cầukinh tế, văn hoá, xã hội, đi lại, sinh hoạt của các tầng lớp dân cư.Trong đó giao thông đường bộ luôn là mảng quan trọng bậc nhất trong toàn bộ

hệ thống giao thông, xét trên tất cả các phương tiện kinh tế, văn hoá, xã hội và anninh quốc phòng

H

Hiện nay tình hình trật tự an toàn giao thông ở nước ta diễn biến rất phứctạp, tai nạn giao thông không ngừng gia tăng và len lỏi đến hàng vạn gia đình từthành thị đến nông thôn, gây thiệt hại đến lớn đến tính mạng và tài sản của nhândân Lòng tin của quần chúng đối với công tác quản lý Nhà nước về trật tự antoàn giao thông ít nhiều bị xói mòn, đặc biệt là an toàn giao thông đường bộ

Đã có rất nhiều người nghiên cứu các vấn đề xoay quanh an toàn giao thôngđường bộ như: "Về luật giao thông đường bộ Việt Nam" của Thạc sĩ HoàngĐình Ban - Học viện Cảnh sát nhân dân; "An toàn giao thông đường bộ” của KSNguyễn Văn Quyền - Phó cục trưởng cục đường bộ Việt Nam & Thượng tá KSNguyễn Thành Lập

Thành phố Hải Dương đang trong quá trình đô thị hoá nhanh chóng, lưulượng người tham gia giao thông ngày càng tăng, tất yếu an toàn giao thôngđường bộ ở Hải Dương rất cần được quan tâm

Theo đánh giá chung, nguyên nhân gây tai nạn giao thông đường bộ: “chủyếu là do quản lý Nhà nước còn nhiều thiếu sót, khuyết điểm và ý thức quá kémtrong chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông của người tham gia giaothông” ( NĐ 13/2002/ NQ- CP )

Trên cơ sở đó, từ quá trình học tập và trong thực tế, bằng phương phápnghiên cứu thống kê, phương pháp phân tích kết hợp phương pháp lôgic em đã

Trang 2

lựa chọn đề tài: “Quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn

thành phố Hải Dương”

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của bài viết bao gồm:Chương 1: Lý luận chung

Chương 2: Thực trạng an toàn giao thông đường bộ ở thành phố Hải

Dương & Những tồn tại trong quá trình quản lý

Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý về trật tự an

toàn giao thông đường bộ ở thành phố Hải Dương

Em xin chân thành cảm ơn ThS Nguyễn Hữu Đoàn và ThS Nguyễn

Thanh Huyền đã hướng dẫn em hoàn thiện bài viết này

Trang 3

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG

I GIAO THÔNG VÀ VAI TRÒ CỦA GIAO THÔNG ĐƯỜNG ĐƯỜNG BỘ

1 Một số khái niệm chung

1.1 Giao thông:

Giao thông là hoạt động đi lại của con người được thực hiện một cách trựctiếp hoặc gián tiếp thông qua các phưong tiện đi lại, hay có thể hiểu theo nghĩachung nhất giao thông là sự dịch chuyển của người, hàng hoá và phương tiệntrong không gian và theo thời gian, trong quá trình di chuyển này phương tiệnhàng hoá và hành khách có thể di chuyển hoặc đứng im tương đối Để chỉ cáccông trình giao thông phục vụ phương tiện trong quá trình di chuyển người tadùng thuật ngữ: “đường giao thông”, tập hợp các đường giao thông tạo thànhmạng lưới giao thông Và nó bao gồm các loại hình: giao thông đường bộ, giaothông đường sắt, giao thông đường thuỷ, giao thông đường hàng không

Trên cơ sở đó giao thông đô thị là một hệ thống giao thông chủ yếu gồm:mạng lưới đường, cầu, hầm, quảng trường, bến bãi, sông ngòi và các công trình

kĩ thuật đầu mối giao thông: sân bay, nhà ga, bến xe, cảng

Hệ thống đường giao thông được phân loại theo chất lượng măt đường: bêtông, nhựa, đá, cấp phối, đất đồng thời được tổng hợp theo địa bàn phường,quận

1.2 Giao thông đường bộ.

Giao thông đường bộ là một phần quan trọng bậc nhất trong hệ thống giaothông vận tải Hiện nay vẫn chưa có một sự thống nhất nào trong việc đưa rakhái nệm về giao thông đường bộ; tuy nhiên, một cách khái quát thì giao thông

Trang 4

đường bộ là sự tham gia của người và các phương tiện trên đường bộ.Trong đôthị giao thông đường bộ bao gồm các đường xe cơ giới dành cho ô tô, xe máy;các loại đường dành cho xe đạp, xe thô sơ và người đi bộ.

Giao thông đường bộ còn phân ra thành đường cao tốc, đường quốc lộ,đường nhập thành, đường nội bộ trong các khu ở, các bến xe, bãi đỗ xe, quảngtrường, các trạm kỹ thuật giao thông

1.3 Trật tự an toàn giao thông.

Trật tự an toàn giao thông là một lĩnh vực quan trọng của trật tự an toàn xãhội, có mối quan hệ nhân quả và không tách rời trật tự an toàn xã hội Về nhậnthức, thói quen và tâm lý của người tham gia giao thông cũng chính là của conngười tham gia các hoạt động kinh tế xã hội ở mỗi thời kỳ cụ thể Kỷ cươngtrong quản lý kinh tế xã hội cũng có ý nghĩa quyết định trật tự kỷ cương tronggiao thông, vì “con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”

Trật tự an toàn giao thông lĩnh vực có tính xã hội sâu rộng, bảo đảm cuộcsống bình an và hạnh phúc cho mọi người, cho mọi nhà Thiệt hại do tai nạn giaothông gây ra về người và của là rất lớn và đang gia tăng Những người bị thươngvong phần lớn là những người lao động chính, nên để lại nhiều gánh nặng lâu dàicho nhiều gia đình và xã hội Vì vậy bảo đảm trật tự an toàn giao thông là mộtyếu tố quan trọng để phát triển kinh tế xã hội bền vững

2 Đặc điểm của giao thông đường bộ

- Giao thông đường bộ có tính cơ động cao, dễ dàng đến mọi nơi

- Các loại hình phương tiện tham gia giao thông đường bộ rất đa dạng và phứctạp

- Lượng vận chuyển nhỏ

Trang 5

Hiện nay, giao thông vận tải đường bộ chiếm tỷ trọng lưu thông hàng hoá,phương tiện, đối tượng tham gia giao thông lớn nhất, chi phí cho giao thông chogiao thông đường bộ cũng là chi phí lớn nhất, lâu dài và ổn định nhất, nhu cầuphát triểngiao thông đường bộ cũng to lớn nhất, giao thông đường bộ có ở trênmọi địa hình, khu vực và liên quan tới mọi tầng lớp nhân dân, chủ thể tham giagiao thông đông đảo nhất.

Hoạt động giao thông đường bộ luôn chứa đựng trong mình những nguyhiểm lớn như ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường

3.Vai trò của giao thông đường bộ

Giao thông đường bộ có vai trò, chức năng vận chuyển hành khách và hànghoá, bảo đảm lưu thông và đi lại hàng ngày của người dân từ nơi này sang nơikhác bằng các phương tiện thô sơ và phương tiện cơ giới như xe đạp, xe máy, ôtô , đảm bảo an toàn và nhanh chóng tạo mối liên hệ bên trong và bên ngoài đôthị được thuận lợi

II QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNGBỘ

1 Khái niệm quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ

Quản lý trật tự an toàn giao thông là quá trình tác động bằng các cơ chế,chính sách của các chủ thể quản lý (các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội, các

sở, ban ngành chức năng) vào các hoạt động tham gia giao thông đường bộ củamọi người nhằm thay đổi hoặc duy trì hoạt động đó

Trên góc độ Nhà nước, quản lý Nhà nước đối với trật tự an toàn giao thông là

sự can thiệp bằng quyền lực của mình (bằng pháp luật, thông qua pháp luật) vàocác quá trình phát triển ngành giao thông vận tải nói chung, giao thông đường bộ

Trang 6

2 Sự cần thiết của quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ.Trong quá trình phát triển nhanh chóng như hiện nay ở các đô thị trên cảnước, lòng đường, vỉa hè ở các đô thị, hành lang bảo vệ công trình giao thông ởmột số nơi đang bị lấn chiếm trở lại; nhân dân đã tự ý mở nhiều đường ngangtrái phép Mặt khác, trình độ điều khiển phương tiện của nhiều người lái xe cơgiới chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao do mật độ giao thông tăng lên.Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do việc buông lỏng một số khâutrong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông ở một số ngành, địa phương;các phương tiện thông tin đại chúng thiếu quan tâm đến việc tuyên truyền và phổbiến các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông; công tác kiểm tra,kiểm soát có nơi còn bị manh mún, hoặc chưa xử lý vi phạm đúng người; tiếnhành thiếu nghiêm túc Thực trạng đó đã dẫn đến số vụ tai nạn giao thông cóchiều hướng gia tăng; gây ra ùn tắc giao thông đặc biệt là đối với các đô thị lớn.Nhiều tổ chức, đoàn thể cũng đã có những giải pháp, cách thức cho vấn đề nàysong không có hiệu quả.

Trước tình hình đó, Chính phủ đã có chủ trương tăng cường trách nhiệmquản lý Nhà nước trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông nói chung vàtrật tự an toàn giao thông đường bộ nói riêng bằng nhiều hình thức mang tínhcưỡng chế, khuyến khích, vận động thực tế đã mang lại những kết quả tốt; dovậy có thể nói quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ rõ ràng

là rất cần thiết

Trang 7

CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ & NHỮNG

TỒN TẠI TRONG VẤN ĐỀ QUẢN LÝ Ở

Hệ thống giao thông đô thị của thành phố tương đối ổn định, nhưng dày đặc

và nhỏ hẹp Nhiều đường chưa có vỉa hè và xuống cấp nghiêm trọng Hầu hếtcác hộ gia đình có mặt dường đều tham gia buôn bán, sản xuất kinh doanh ở mức

độ khác nhau, đa số lấn chiếm vỉa hè Mật độ dân cư rất lớn, trung bình có tớihàng nghìn lượt người, phương tiện qua lại m2/ ngày Phương tiện giao thôngtham gia giao thông tăng nhanh và rất đa dạng

1 Quỹ đất dành cho giao thông của thành phố

UBND cũng đã có những cân nhắc và quyết định đúng đắn khi dành nhữngphần đất thích hợp trong tổng quỹ đất của thành phố cho giao thông đường bộ.Theo báo cáo thực hiên công tác năm 2003 của phòng quản lý đô thị - UBNDthành phố:

Giao thông đô thị:

Trang 8

Công tác duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa vừa kiểm tra theo dõi, giám sát Xínghiệp giao thông thành phố thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng trên toàn bộ

92 tuyến đường đô thị do thành phố quản lý, với tổng chiều dài là 61,763 km,trong đó: đường nhựa là 43,148 km, đường đá cộn là 18,148 km giá trị thực hiện

cả năm 2003 là 1,018 triệu đồng, bằng 110,29% kế hoạch cả năm

Giao thông xã, phường:

Trong cả năm 2003 phòng đã kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn kỹ thuật và tổnghợp số liệu làm đường giao thông của các phường xã với kết quả như sau:

+ Tổng chiều dài thực hiện: 25,581 km, trong đó:

+ Tổng kinh phí đầu tư xây dựng: 9.952.574.000 đồng

Kế hoạch sử dụng đất bổ sung năm 2003 của Thành phố:

Đất giao thông Kế hoạch

Nguồn: Báo cáo của UBND thành phố năm 2003

 D tính trong 2004- 2005: ự tính trong 2004- 2005:

Trang 9

Nguồn: Báo cáo UBND thành phố năm 2003

Như vậy, ngành giao thông vận tải là ngành sử dụng đất đai rất lớn cho nhucầu phát triển, và tăng dần theo các năm:

Năm Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Nguồn: Báo cáo Sở GTCC năm 2003

2 Các nút giao thông đường bộ

Hiện tại thành phố có 92 đường phố(7 đường, 85 phố), 880 ngõ hẻm, 1 ngãsáu, 2 ngã năm, 72 ngã tư, 25 ngã ba, trong đó nút giao thông Tam giang vàđường Thanh niên mới được hoàn thành trong năm 2003

3 Thành phần và lưu lượng phương tiện vận tải tham gia giao thông đườngbộ

Phương tiện tham gia giao thông của thành phố rất đa dạng, chủ yếu làphương tiện cá nhân như ô tô, xe máy, xe đạp, ô tô lưu lượng tham gia giaothông cũng khá lớn, trung bình có tới hàng nghìn lượt người, phương tiện qua lại

Trang 10

m2/ngày Riêng xe đạp, xe máy có trên 25000 chiếc, xe ô tô có hàng trăm chiếcqua lại thường xuyên.

II THỰC TRẠNG AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở HẢI DƯƠNG.1.Chấp hành luật lệ giao thông

1.1 Tình hình vi phạm luật lệ giao thông.

Những năm qua UBND thành phố đã quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành,tập trung giải quyết tình hình trật tự an toàn giao thông đô thị Đặc biệt là thờigian đầu thực hiện NĐ 36/CP của chính phủ nói riêng cũng như việc chấp hànhcác luật lệ giao thông khác nói chung đã có nhiều chuyển biến tích cực Kể từkhi có Nghị định 36/CP tháng 7/1995, trên hầu hết các tuyến đường mọi người

đã tự giác chấp hành thực hiện giải toả, tự di chuyển lùi vào sau cột mốc chỉ giớiquy định theo Nghị định 203/HĐBT để bảo vệ hành lang an toàn giao thông.Nhưng cho đến nay, trên tất cả các ngã giao, các tuyến đường, quốc lộ 5 việc táilấn chiếm, vi phạm hành lang an toàn giao thông đã diễn ra khá dai dẳng Các viphạm này chủ yếu là sự bung ra kiốt, lều quán, cơi nới nhà ven đường, xếp hàng,vật liệu lấn ra, bành trướng chợ cóc, chợ tạm, đỗ xe tuỳ tiện

Tuy các biện pháp mạnh đầu năm 2003 được thực thi, nhưng thực trạng trênvẫn tiếp diễn ngấm ngầm đây đó, nếu lơ là kiểm soát

Theo báo cáo về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông:

 Năm 2002:

+ Có 186 lều quán bán hàng, 954 phông, bạt, ô dù các loại, 121 con nêm

và 20 công trình xây dựng trái phép

+ 802 bàn ghế, 499 biển quảng cáo, 148 xe, máy các loại và 1038 hànghoá khác vi phạm về lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ

Trang 11

+ 3328 trường hợp vi phạm và bị thu nộp ngân sách 292.235.000 đồng;

+ 2553 trường hợp lập hàng rào trái phép

+ 868 biển quảng cáo các loại bị thu giữ và 1365 m2 bãi tập kết vật liệuxây dựng và kinh doanh lấn chiếm lòng đường vỉa hè

+ 702 m tường gạch bị buộc phải tháo dỡ, 16 chợ cóc và 7 bãi đỗ xe saiquy định bị buộc phải giải toả

Ngoài những sai phạm trên tình trạng vượt đèn đỏ, chạy xe quá tốc độ vẫnthường xuyên xảy ra, nguyên nhân cho những sai phạm này là do ý thức củangười dân và do các hình thức tuyên truyền giáo dục pháp luật giao thông chưarộng rãi

1.2 Các nguyên nhân sai phạm.

 Ý thức của người dân

Nước ta là một nước nông nghiệp với thói quen sản xuất nhỏ, những nămgần đây kinh tế xã hội phát triển, người dân cũng dần tiếp cận với phương tiện,

Trang 12

thay đổi được Nhiều người vẫn cho là đi vào đường cấm, vượt đèn đỏ không là

vi phạm pháp luật Người tham gia giao thông trên đường phổ biến vẫn quan tâm

“ đường này có đi được không” chứ không quan tâm vấn đề “đường này có được

đi không”.Do vậy cứ chỗ nào trống là lao vào bất kể phải trái dẫn đến ách tắc,hỗn độn, nhiều loại xe vây lấy nhau Trên đường đi thì rẽ ngang, rẽ tắt thoải máikhông nhìn trước, ngó sau gây tai nạn Khi va chạm thì sẵn sàng lao vào nhau cãi

vã, ẩu đả giữa đường kéo theo lực lượng đông đảo đứng xem bất kể hai đầu cónhiều xe dừng chờ Trước đèn đỏ nếu có 1, 2 người vượt là kéo theo nhiều ngườicũng vượt theo Không chỉ có những người tham gia giao thông mà một số bộphận dân cư sản xuất kinh doanh, buôn bán ven đường giao thông ý thức chưacao, coi nhẹ kỷ cương phép nước Tác phong tuỳ tiện, coi thường pháp luật khitham gia giao thông đã thấm sâu vào nhiều người, thậm chí nhiều người chấphành nghiêm chỉnh bị coi là “ngớ ngẩn, không bình thường”

Các hình thức thức tuyên truyền giáo dục pháp luật giao thông chưa rộngrãi

Công tác tuyên truyền giáo dục về trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là luật

lệ giao thông đường bộ tuy đã được triển khai nhưng chưa được coi trọng đầy

đủ, nội dung và hình thức hạn chế, chưa tạo nên sự phối hợp đồng bộ của cácngành, các cấp, các tổ chức xã hội về giữ gìn trật tự an toàn giao thông chưatạo ra bề rộng, chiều sâu đặc biệt là vùng nông thôn người dân còn thờ ơ chưacoi trọng nên hiểu biết về Luật giao thông còn rất hạn chế

Nghị định 36/CP và một số văn bản pháp luật khác giao cho Bộ Giáo dục vàĐào tạo khẩn trương đưa giảng dạy pháp luật an toàn giao thôngvào chươngtrình chính khoá ở tất cả các cấp học trong một thời gian ngắn là phiến diện vàthiếu tính khả thi, vì giáo dục bao giờ cũng cần kết hợp cả nhà trường, gia đình

và xã hội, nên hình thức giáo dục còn hời hợt, nặng tính phong trào, theo chiếndịch và hiệu quả đạt được chưa cao Kết quả là nhận thức của người dân về pháp

Trang 13

luật giao thông thấp (chưa cần nói đến những vấn đề có tính lý luận mà ngayviệc nắm được 180 kiểu biển báo, vài chục vạch kẻ đường đã quá “hoa mắt”rồi) Hình thức tuyên truyền còn đơn điệu chưa đưa được những hình ảnh, thôngtin sinh động từ thực tiễn gây hiệu ứng tình cảm cho mọi người Ví dụ đưa hìnhảnh về tai nạn giao thông lên màn ảnh nhỏ thì có lẽ sẽ gây ra đau lòng nhiều hơn,còn nếu chỉ đưa các số liệu tổng kết thì sẽ làm người dân khó hình dung được cụthể của việc chấp hành luật lệ và hậu quả xảy ra.

Như vậy có thể nói cả nhận thức về pháp luật giao thông, cả tâm lý giaothông (ý thức) của người dân Hải Dương nói riêng và của cả nước nói chung đềucòn rất yếu Mà hai mặt này là hai yếu tố cấu thành lên ý thức pháp luật, từ đó cóthể khẳng định rằng ý thức pháp luật về giao thông ở nước ta còn thấp, tất yếuphải có những giải pháp nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân

2 Tai nạn giao thông

2.1 Tình hình tai nạn giao thông

Tình trạng tai nạn giao thông gia tăng nhiều trong những năm qua ở đô thị

và đã đến hồi báo động Các biện pháp mạnh được thực thi vào cuối năm 2002

và đầu năm 2003 đã góp phần kiềm chế, nhưng số vụ tai nạn giao thông khônggiảm nhiều, mà đây đó còn tăng Cụ thể trên địa bàn Thành phố Hải Dương:

Năm 2001: Xảy ra 71 vụ tai nạn giao thông, làm chết 22 người, bị thương

56 người và thiệt hại về tài sản trên 350 triệu đồng So với năm 2000, là bằngnhau về số vụ tai nạn và số người chết

 Năm 2002: Xảy ra 58 vụ tai nạn giao thông làm chết 20 người, bị thương

45 người, và thiệt hại về tài sản trên 280 triệu đồng Xử phạt 31 vụ, chuyển cơquan điều tra 20 vụ, trong đó chuyển cho bên quân đội điều tra2 vụ So với năm

2001 giảm 13 vụ, 2 người chết và 11 người bị thương

Trang 14

Năm 2003: Xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông (100% là đường bộ-giảm 25 vụ

= 34,7% so với năm 2002), bị thương 33 người (giảm 10 người so với năm2002), thiệt hại về tài sản khoảng 400 triệu đồng (tăng 100 triệu đồng so với năm2002)

Tai nạn giao thông đường bộ đã gây ra những thiệt hại lớn đối với đời sống

xã hội, là hiểm họa của mọi quốc gia phá hoại sự ổn định xã hội và thườngxuyên rình rập, đe dọa tính mạng của người tham gia giao thông Vì vậy, phòngngừa và đấu tranh nhằm ngăn chặn và hạn chế tai nạn giao thông đường bộ đã vàđang được các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm Là loại cụ thể của tai nạn

xã hội , tai nạn giao thông đường bộ chịu sự tác động và chi phối bởi các mặthoạt động của xã hội như: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, trình độ dân trí,phong tục tập quán Những yếu tố này phản ánh điều kiện xã hội và đều trựctiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng tới sự tồn tại và gia tăng của tai nạn giao thôngđường bộ Do đó phòng ngừa, ngăn chặn tai nạn giao thông đường bộ là nộidung quan trọng để đảm bảo an toàn giao thông đường bộ Vấn đề đặt ra, phảichủ động nghiên cứu, tìm ra các nhân tố gây ra tai nạn giao thông đường bộ, trên

cơ sở đó có giải pháp phòng ngừa, kiềm chế đến mức thấp nhất các vụ tai nạnxảy ra và hậu quả, tác động của nó đối với hoạt động giao thông đường bộ cũngnhư công tác phòng ngừa tệ nạn xã hội khác

Trang 15

đi đứng lộn xộn không đúng qui tắc Khi có cảnh sát thì dở vờ chấp hành, khivắng cảnh sát lại giành đường phóng nhanh vượt ẩu Đi đường theo luật chưa trởthành thói quen của từng người Nếu mỗi người đi ra đường theo sở thích hoặcthói quen của mình thì xã hội sẽ rất hỗn loạn hậu quả sẽ rất khó lường.

Không chỉ có vậy việc chấp hành biển báo hiệu đương bộ, chạy quá tốc độ quiđịnh trong khu vực đông dân cư , trong thành phố, không chấp hành sự kiểm tracủa lực lượng cảnh sát giao thông vẫn còn tồn tại Tình trạng người điều khiểnphương tiện tham gia giao thông chưa đến tuổi cộng với ý thức chấp hành phápluật kém, không được đào tạo, không đi đúng phần đường qui định, đua xe tráiphép cũng là yếu tố gây nên tai nạn giao thông đường bộ Thói quen “gần đâu

đi đó” của một số người coi thường pháp luật đã tự tháo dỡ giải phân cách, lancan cùng với các đối tượng rải đinh đã làm cho tai nạn giao thông đường bộkhó kiềm chế nổi

Tại nút giao thông có điều khiển cưỡng chế bằng đèn tín hiệu, nhưng một sốphương tiện xe thô sơ bao giờ cũng luồn lách vượt lên trên đầu xe cơ giới đểdừng xe chờ đèn xanh qua nút Những luồn lách đó thường gây ra những vachạm, những vụ cãi cọ hàng giờ Tính tuỳ tiện trong cuộc sống được mang vàotrong giao thông đô thị: sẵn sàng đứng giữa đường, đỗ xe giữa đường nóichuyện, có thể vượt đèn đỏ qua ngã tư Nhưng sau khi sang qua nút lại có thểgặp bạn hoặc dừng xem một vụ xô xát dễ gây nguy hiểm cho những người vàphương tiện tham gia giao thông khác trên đường

Vì lợi nhuận, lái xe, chủ xe thường chở quá tải trọng qui định làm hư hạicông trình cầu đường Xe khách chở hàng hoá cồng kềnh trên nóc xe chạy lòngvòng đón trả khách tăng lưu lựong giả tạo của xe, phóng nhanh vượt ẩu để tranhdành khách hoặc đi trái chiều đường, hoặc chở vật liệu xây dựng rơi vãi rađường gây bụi bẩn, khi trời mưa tạo cho mặt đường trơn gây nguy hiểm cho

Trang 16

Còn có số đông người điều khiển ô tô, mô tô khi không có giấy phép lái xe,trình độ kỹ thuật sử dụng xe, máy thấp, nhất là với những học sinh, sinh viênmới có phương tiện mới điều đó cũng đồng nghĩa với việc mới được sử dụng nênchưa thể làm chủ được ngay phương tiện về mặt kỹ thuật Có những em học sinhmang xe ra “khoe” với bạn bè, tệ hơn là “đua chơi ra vẻ sành điệu”

Có thể coi đây là một trạng thái tâm ý quá khích lạm dụng các tính năng kỹthuật thiết bị hiện đại mà bản thân chưa hiểu biết thấu đáo, để cố chứng tỏ mình

là “dũng cảm, hảo hán”, tốc độ chuyển động quá nhanh không tương ứng với khảnăng xử lý, tầm nhìn nên khi có tình huống xảy ra cũng không thể đối phó kịpthời Bên cạnh đó, với những người khả năng phán đoán xử lý tình huống kém,quay đầu chuyển hướng tuỳ tiện, sang đường chập chờn hoặc giật mình khi gặp ô

tô có tốc độ cao, hay cố tình không đội mũ bảo hiểm trên những đoạn đường quiđịnh đều có khả năng dẫn đến tai nạn giao thông cao Một điều phải công nhậnrằng, việc chấp hành pháp luật an toàn giao thông còn qúa kém, đa số ngườitham gia giao thông ít hiểu biết những nội dung tối thiểu của Luật giao thôngđường bộ Những cuộc trắc nghiệm của Văn phòng uỷ ban ATGT quốc gia chothấy có đến 70% cán bộ viên chức không biết những nội dung cơ bản nhất củaquy tắc giao thông Nhiều người không bao giờ hoặc rất ít khi sử dụng nhữngthiết bị an toàn của xe như phanh tay, đèn báo rẽ, đèn chiếu xa gần, còi , khôngbiết cách xử sự các tình huống trên đường Đó chính là những đối tượng dễ gặpkhi tham gia giao thông

Hơn nữa, nhận thức về tính cưỡng chế pháp luật an toàn giao thông ở nhiềungười chưa đúng đắn, kể cả cán bộ Đảng viên, coi đó chỉ là chuyện vặt, khôngliên quan đến phẩm chất chính trị hoặc đạo đức, từ đó xem nhẹ việc chấp hành.Một bộ phận không nhỏ coi thường, cố tình vi phạm hoặc “chép miệng cho qua”chỉ để được việc mình Họ khó chịu với những hành vi vi phạm của người khác,nhưng không tỏ thái độ, bởi chính họ cũng thường xuyên vi phạm Do ít khi bị

Trang 17

xử lý, đã hình thành một số ít người tham gia giao thông có những hành vi tháiquá, thậm chí có những hành vi côn đồ như lạng lách đánh võng, đua xe và cổ vũđua xe, chống người thi hành công vụ.

Ngoài ra người điều khiển ô tô, xe máy trong tình trạng say thường khônggiữ được thăng bằng, bản thân người đó dễ bị tổn thương nhất do bị đập đầuxuống đường hoặc đâm vào xe khác Còn người say điều khiển ô tô khi xảy ra tainạn thì bản thân lại ít bị tổn thương hơn những người đi đường và những ngườingồi trên xe Rõ ràng uống bia, rượu không đúng lúc, đúng chỗ, không với liềulượng phải chăng thì người điều khiển phương tiện cơ giới thường dẫn đếnnhững tai họa thảm khốc

* Chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ

Trước đây đường xấu, xảy ra nhiều vụ tai nạn là điều dễ hiểu, để đổ tráchnhiệm cho cầu đường Nay nhiều tuyến đường tốt, tai nạn lại nhiều hơn vì ngườiđiều khiển phương tiện chủ quan, xem thường luật lệ

Bên cạnh đó, việc cải tạo, nâng cấp, mở rộng các hệ thống cầu đường, các

hệ thống đường trục chính, có lưu lượng lớn thì chưa được phát triển đồng bộ; tạicác điểm tránh xe, quay xe, cũng như các điểm giao cắt giữa đường bộ vớiđường bộ, giữa đường bộ với đường sắt thường là những hội tụ về tai nạn giaothông

Hải Dương đang trong quá trình đô thị hoá, các dự án cải tạo nâng cấp làmmới do thiếu vốn đầu tư chưa quy hoạch hoàn chỉnh, và thiếu tầm nhìn: khi xâylát vỉa hè lại không chú ý đến việc để thuận tiện cho xe máy lên xuống nên mọingười đều phải tự làm thêm đoạn bắc cầu cho xe máy lên xuống chiếm một phầnđường đi làm cản trở giao thông, ta tổ chức phá dẹp hôm trước, hôm sau dânđành làm lại vì đó là nhu cầu thuận tiện nhiều lần trong ngày, sao không làmngay từ đầu việc này vừa đỡ tốn thêm xi măng sắt thép khi bó vỉa hè, mà lại đáp

Trang 18

ứng nhu cầu của dân, Hành lang an toàn đường bộ chưa được thu hồi, giảiphân cách còn xây dựng qua độ, gờ cưỡng bức tốc độ, độ dốc bán kính congkhông đảm bảo Việc quy hoạch đường và các công trình như cây xăng, hay cáccông trình phụ trợ khác chưa được đề cập thích đáng làm cho tình hình phát triển

tự phát này dẫn đến nhiều tai nạn giao thông xảy ra

Nhiều năm qua mặc dù cũng có đèn tín hiệu do chế tạo với kỹ thuật thấp,thường xuyên hư hỏng hoặc trục trặc kỹ thuật, người dân đi lại thấy hỏng nên dễsuy luận cho những sự cố có thể xảy trên đường: thường các xe ô tô, xe máy vàcác loại xe thô sơ nếu phải chờ lâu khoảng trên 30 giây tức hỏng thế là đi bừa,vượt ẩu rất dễ gây tai nạn

Việc tổ chức khẳng định chất lượng công trình chưa thực sự được quan tâm,một số nhà thầu đã ăn bớt khối lượng, cắt xén công đoạn thi công công trình đãlàm cho chất lượng xây lắp của công trình không đảm bảo, còn nhiều thiếu sót

Vì thế khi đưa công trình vào sử dụng, sẽ nhanh chóng xuống cấp, gây khó khăncho người và phương tiện khi tham gia giao thông như đường gồ ghề, có những

“ổ gà” đôi khi làm người xử lý phương tiện không chủ động, dễ gây ra tai nạngiao thông

*Trình độ nhận thức về luật lệ giao thông

Tai nạn giao thông xảy ra, số người chết và bị thương trên đường bộ là lớnnhất Khi xem xét kỹ các tình huống dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ đềucho thấy lỗi chủ quan là chính, đó là ý thức và nhận thức về việc chấp hành luật

lệ giao thông

Ý thức pháp luật được hình thành bằng nhiều con đường, trong đó giáodục pháp luật là giải pháp cơ bản Điều này đã được kiểm định về mặt lý luậnsong thực tế triển khai vừa qua chưa được bao nhiêu bởi nhận thức về nội dunggiáo dục pháp luật còn chưa đúng Phổ biến vẫn coi giáo dục pháp luật là tuyên

Trang 19

truyền các điều khoản của luật, song cách tuyên truyền hiện nay vẫn còn điềuphải bàn Có thể nói các hoạt động giáo dục này còn phiến diện chưa đều khắp,chưa đủ lượng cần thiết nên hiệu quả chưa cao Đối tượng gây tai nạn giao thôngkhông ít là học sinh, sinh viên, rõ ràng việc giáo dục pháp luật đối với khối đạihọc, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hay khối phổ thông chưa được triển khaiđúng mức.

Ở nước ta những người tham gia giao thông ít được học luật, công việctuyên truyền còn rất hạn chế nên trình độ nhận thức còn hạn chế theo: có ngườibiết luật, có người chưa biết luật cũng tham gia giao thông trên đường Thực tếxảy ra những người không biết luật đi vô tổ chức, thì người biết luật vì những lý

do khác nhau cũng ùa theo làm nên một khái niệm chỉ có đường không đi được(hố sâu, đường hỏng, chắn tàu ) còn không có khái niệm đường không được đi(đường một chiều, đường có tín hiệu cấm )

Ngoài ra do cơ chế, chính sách, quy định về luật giao thông còn nhiều thiếusót, nhiều điều khoản mâu thuẫn với nhau, làm cho người dân khó có thể tiếpthu một cách triệt để và làm theo đúng quy định đó

*Loai hình phương tiện tham gia giao thông

Một là, về lưu lượng tham gia giao thông Phương tiện giao thông cơ giới

đường bộ tiếp tục tăng nhanh, đặc biệt là xe máy do Trung Quốc sản xuất.Trongkhi phương tiện tăng nhanh đột biến, đa dạng các chủng loại thì đường xá ít đượccải tạo, nâng cấp, không đáp ứng kịp với tình hình phát triển của vận tải cũngtăng khả năng va chạm, gây ách tắc, tai nạn Tốc độ gia tăng xe đap, xe máy nhanh hơn hẳn tốc độ gia tăng phương tiện giao thông công cộng, vỉa hè đa số bịlấn chiếm mất chỗ cho người đi bộ Chúng ta đã quy hoạch mở rộng đường phânlại tuyến đường, mở rộng các nút giao thông đô thị, mở rộng đô thị, nhưngkhông thể theo kịp tốc độ gia tăng xe đạp, xe máy ở mức độ quá cao tới mức

Trang 20

chóng mặt Đến trường THCS , THPT, Trung cấp, Cao đẳng nào cũng thấy quánhiều xe của học sinh, khá nhiều xe của giáo viên nên tất yếu dẫn đến mật độgiao thông của phương tiện này phải tăng lên đột biến, đến một cơ quan, hội nghịbao giờ cũng thấy chật ních xe máy của cán bộ cơ quan, của khách đến làm việc,họp chưa kể khách vãng lai, dọc đường phố có cửa hàng là có khá nhiều xe đạp,

xe máy để trên vỉa hè chiếm của người đi bộ

Hai là, chất lượng của phương tiện tham gia giao thông Số phương tiện tham

gia giao thông có chất lượng thấp chiếm không nhỏ trong tổng số phương tiệntham gia giao thông của Thành phố Nếu xét cụ thể về xe máy, xe ô tô thì nhiều

xe do đặc điểm tuổi xe quá cũ, lại xuất phát từ nhiều nước khác nhau nên hiệnnay bị thiếu phụ tùng do chính hãng cung cấp Đó là chưa nói đến xe TrungQuốc do giá thành rẻ nên một chất lượng của loại xe nàycũng bị hạn chế Nếu đểsửa chữa và thay thế các phụ tùng, các chủ phương tiện phải lắp phụ tùng chếsửa hoặc gia công nên không đảm bảo chất lượng an toàn

Nhiều phương tiện không đảm bảo kỹ thuật như thiếu phanh, hệ thống láikém, hệ thống chiếu sáng, còi điện, xin nhan đều dẫn tới mất an toàn Nhiềuchủ phương tiện và lái xe thường thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơgiới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định; coi thường cácqui định của nhà chế tạo Do thiếu hiểu biết hoặc không được đào tạo bài bản cẩnthận như tự nới lỏng phanh cho đỡ tốn nhiên liệu, nới lỏng hệ thống cho tay láinhẹ ; chở xe quá trọng tải để bù vào giá cước quá thấp, phương tiện được khaithác quá triệt để, chạy theo lợi nhuận, xe quá liên hạn sử dụng nhưng vẫn lưuhành do đó việc bảo dưỡng sửa chữa và điều chỉnh phương tiện đã không đượcchú trọng thích đáng gây nguy hiểm cho lái xe và người ngồi trên xe

Việc bảo đảm an toàn cho phương tiện giao thông còn được quyết định bởicông tác kiểm định chất lượng phương tiện giao thông, nếu công tác kiểm định

Trang 21

tốt thì sẽ góp phần hạn chế tai nạn giao thông đường bộ và ngược lại, nếu côngtác kiểm định không tốt sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng và thiệt hại khó lường.

* Lấn chiếm hành lang an toàn giao thông

Theo báo cáo của công an Thành phố mỗi năm lực lượng công an xử lý từ2000-3000 trường hợp vi phạm trật tự vỉa hè Các vi phạm diễn ra khá phổ biến,nhưng ít bị xử lý, làm xâm hại đến các công trình giao thông đường bộ và gâymất an toàn

- Nhu cầu các cây xăng, dầu dọc theo đường bộ, của tổ chức cá nhân đểkinh doanh song nhiều trường hợp không có giấy phép của cơ quan quản lýđường bộ có thẩm quyền

- Tình trạng để nguyên vật liệu lấn chiếm vỉa hè lòng đường để sản xuấtkinh doanh như xây dựng các cửa hàng, cửa hiệu bày bán tạp hoá, đặt biển quảngcáo sai qui định, tự ý cơi nới lều quán không bố trí nơi đỗ xe cho khách, nhiềutuyến phố không có chỗ cho người đi bộ, nhiều đoạn quốc lộ bị biến thànhđường đô thị xảy ra ở nhiều nơi Các hiện tượng dựng nhà, lều quán tạm, tráiphép, họp chợ ngay cả ở trên những tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ và đường đôthị Tâm lý người “lấn chiếm vỉa hè” thường sợ phạt, không muốn vi phạm nếu

ta làm nghiêm, nhưng nếu người khác lấn chiếm được mà không làm sao thì

“tiếc” và lại làm theo nên thành thói quen cứ “lấn chiếm” thường xuyên và cứ

“lo chạy” khi có lực lượng đến bắt Ngưòi thi hành công vụ không đủ sức, chán,coi như “xua bèo” chốc lát Do việc khắc phục của Thành phố còn thiếu kiênquyết và đồng bộ nên các hiện tượng này tiếp tục tái phạm

- Việc cấp đất, cấp phép xây dựng các khu công nghiệp, các khu dân cư,

mở nhiều đường ngang nối với quốc lộ tạo nhiều ngã ba, ngã tư nguy hiểmthường xảy ra tai nạn giao thông

Trang 22

- Các điểm xe ôm, xe xích lô phần lớn hình thành tự phát không được tổchức quản lý, thường xuyên xảy ra tình trạng tranh giành khách, bắt chẹt khách

và đỗ đón trả khách tuỳ tiện Nhiều chủ xe chở nguyên vật liệu chạy trong Thànhphố không có dụng cụ che phủ, xe đỗ nghỉ qua đêm trên đường phố vẫn diễn ra

- Hiện tượng phá hoại công trình giao thông như dải phân cách, đập vỡgương cầu lồi, tháo dỡ các biển báo vẫn chưa được ngăn chặn có hiệu quả.Những vi phạm trên vừa là tồn tại, vừa là nguyên nhân làm gia tăng tai nạn giaothông

III NHỮNG TỒN TẠI TRONG VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT

TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG

1 Quản lý công tác xây dựng chiến lược và quy hoạch giao thông đường bộ ởThành phố Hải Dương

Quy hoạch mạng lưới giao thông vận tải đô thị nói chung và mạng lướigiao thông vận tải nói riêng là yếu tố quan trọng để thúc đẩy các ngành kinh tếphát triển Giao thông vận tải đô thị gắn với quy hoạch đô thị, vì vậy quy hoạchmạng lưới đường phố là vấn đề then chốt, có liên quan chặt chẽ với vấn đề cơcấu quy hoạch của thành phố Nhưng trong tình hình hiện nay vấn đề này vẫncòn nhiều bất cập, đó là vấn đề quy hoạch mạng lưới giao thông thô sơ (xe đạp)

đi trên vỉa hè hoặc dưới lòng đường phố còn chưa phù hợp với chiều rộng đườngphố cho phép Việc quy hoạch bến bãi, nhà để xe hay khu vực xây dựng cáchàng quán vẫn còn không hài hoà về không gian kiến trúc, vẫn còn các điểm họpchợ tự phát nhưng chưa có chiến lược xoá bỏ và phát triển một cách triệt để

Công việc quản lý mạng lưới đường và hè phố cũng như việc xây dựngcác nút giao thông giữa đường bộ và các đường vành đai khác còn tạo nên những

“điểm đen” là nơi thường xảy ra tai nạn giao thông đáng tiếc

Trang 23

Về căn bản sự tồn tại của quản lý công tác xây dựng chiến lược và quyhoạch giao thông đường bộ ở Hải Dương còn là sự không ăn khớp giữa cung vàcầu của giao thông vận tải đô thị tạo thành: lưu lượng xe và người tham gia giaothông lớn trong khi các dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng các hệ thống kết cấugiao thông đường bộ chưa đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu trên Quản lý vẫn còn

bị buông lỏng, việc tổ chức thực hiện vẫn còn manh mún, làm lấy lệ theo các đềtài khao học mà không áp dụng, chính quyền thành phố chưa có biện pháp đầu tưmạnh, đồng bộ, hiệu quả giữa các đề tài, và giữa các đề tài với thực tế Việc pháttriển tự phát của nhiều loại hình phương tiện đã đưa đến tình trạng lộn xộn vàkhó có kiểm soát được

Vấn đề quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ chưa được đặt trongquy hoạch tổng thể của toàn tỉnh, quy hoạch còn đơn điệu, máy móc; việc thiếtlập các hệ thống biển báo, hệ thống đèn tín hiệu giao thông còn hơi thiếu cơ sởkhoa học, gây lãng phí và không hiệu quả, các giải phân cách còn đơn sơ nặng

nề, hiệu chỉnh chưa hợp lý

Xảy ra những tình trạng trên có thể xét nguyên nhân từ phía các cơ quan,các tổ chức chuyên ngành đã chưa có sự phối hợp chặt chẽ với nhau, sát sao vớithực tại nên dẫn đến các quy hoạch do mỗi cơ quan đưa ra thường có sự khôngđồng khớp hoặc rất khó để có thể kiểm định tính ưu việt của dự án này so với dự

án kia, điều này đã gây ra tình trạng quy hoạch treo đối với các dự án về giaothông đường bộ mà vấn đề tài chính để thực hiện các quy hoạch đó lại là mộtđiều đáng phải bàn

Chiến lược phát triển giao thông đường bộ của thành phố và của tỉnh HảiDương mặc dù có dựa trên chiến lược phát triển chung của cả nước nhưng việc

cụ thể hoá những chiến lược đó vào thực tế trong điều kiện tình hình phát triển

và khả năng quản lý còn nhiều mâu thuẫn

Trang 24

Trở ngại lớn nhất khi triển khai “giao thông tiếp cận” ở Việt Nam là nguồnvốn, tiếp theo đó là nhận thức của cộng đồng dân cư và ý thức của mọi người về

“giao thông tiếp cận” Vấn đề phát triển “giao thông cộng đồng” cũng đang đượcđặt ra cho Hải Dương, nó có liên quan đến quy hoạch trong khu vực nội bộ Mộtvấn đề “giao thông tiếp cận” mới được đưa ra là giao thông cho người tàn tậtsong hiện nay tính khả thi cho ý tưởng này vẫn còn đang gây nhiều tranh cãi

2 Đội ngũ cán bộ, tổ chức, chỉ đạo, điều hành quản lý hệ thống đô thị

Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cán bộ là cái gốc củamọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”

 Có thể nói yếu tố năng lực ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả của công tácquản lý; chính vì vậy công tác cán bộ hiện nay vẫn còn một số thiếu sót cần sớmđược khắc phục:

- Việc nhận xét, đánh giá cán bộ hàng năm chưa được cấp uỷ các cấp quantâm nghiêm túc, còn hình thức, chiếu lệ, chung chung nên tác dụng hạn chế

- Thủ trưởng và cấp uỷ một số đơn vị chưa quan tâm đầy đủ đến việc lậpquy hoạch cán bộ, chưa tham khảo ý kiến của các cán bộ chủ chốt nên chưa pháthiện hết những cán bộ có khả năng, có triển vọng để sử dụng một cách hợp lý

- Cán bộ nữ, cán bộ trẻ chưa mạnh dạn tin tưởng vào bản thân, còn cục

bộ, khép kín nên đã gây khó khăn cho công tác đều động luân chuyển cán bộ

Còn thiếu các chuyên gia kinh tế và quy hoạch giao thông giỏi Đội ngũ cán

bộ còn thiếu đồng bộ, số lượng đào tạo chính qui không nhiều Nên thể hiện tầmnhìn trong quy hoạch kém; điều này dẫn đến những bất hợp lý sau này khi triểnkhai quy hoạch vào thực tế

 Đội ngũ kỹ sư tư vấn nhiều người còn cá biệt, còn thiếu đạo đức nghềnghiệp nên thông đồng với thầu tăng khống khối lượng trong bản thiết kế để giúpnhà thầu thanh toán khống khối lượng tiền rút ra của Nhà nước Mặt khác có thể

Trang 25

cắt xén vật liệu công trình dẫn đến công trình chất lượng thấp ảnh hưỏng nhiềuđến kết quả sau này khi đưa công trình vào vận hành khai thác Trong khi đó cómột sự “thoả thuận ngầm” giữa người thiết kế, những người xây dựng và nhữngngười nghiệm thu công trình hạ tầng giao thông đường bộ; rõ ràng chất lượngquản lý cho vấn đề này là rất không hiệu quả.

 Do hạn chế về tài chính và khả năng cân đối các nguồn chi tiêu của ngânsách thành phố, trong khi thực tại chúng ta chỉ có những lực lượng tư vấn vềkinh tế, môi trường thiếu kinh nghiệm nên khả năng đưa nguồn vốn đầu tư chonhững dự án thích hợp, có tính ưu tiên, tiết kiệm chi phí còn rất kém

 Đội ngũ cán bộ kiểm định chất lượng phương tiện tham gia giao thôngchưa cao: khả năng kiểm tra chất lượng ô tô, xe máy mới lắp rảp trong nước,cũng như được lắp ráp từ nước ngoài còn gặp những khó khăn về hiểu biết kỹthuật, trình độ ngoại ngữ, trình độ đàm phán và điều khiển hội nghị quốc tế, sựphối hợp giữa các cơ quan và các bộ phận thuộc chuyên môn còn nhiều hạn chế,còn thiếu thông tin kịp thời

 Sự thiếu tinh thần trách nhiệm của các nhân viên thuộc lực lượng cảnh sátgiao thông trong việc xử lý không triệt để, không nghiêm minh, không côngbằng các vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường bộ Các hành vi như vượtđèn đỏ, đi trái đường, đi sai đường đôi khi không được xử lý theo qui định, mànhững cảnh sát này có thể thu tiền của người vi phạm để “đút vào túi riêng”.Tình trạng cửa quyền vẫn xảy ra trong chính nôi bộ ngành đảm bảo trật tự antoàn giao thông đường bộ: người thân của một cán bộ có thể bị vi phạm luật giaothông đường bộ nhưng do quen biết nên những cảnh sát giao thông không nhữngkhông xử phạt mà còn vui vẻ cho qua Lực lượng cảnh sát là nhiệm vụ điều tra,giải quyết tai nạn giao thông thường bị thay đổi, chưa được trang bị những kiếnthức kỹ thuật cơ bản, thiếu am hiểu về luật lệ giao thông Kinh nghiệm trong

Trang 26

điều tra của cán bộ trực tiếp làm công tác này còn hạn chế Do việc phân côngtrách nhiệm chưa hợp lý giữa các lực lượng làm công tác điều tra, giải quyết tainạn giao thông cho nên dẫn đến sự trùng dẫm, né tránh, đùn đẩy không làm hếttrách nhiệm của mỗi lực lượng Vì vậy có tình trạng các vụ tai nạn giao thôngxảy ra cần đưa ra truy tố trước pháp luật lại chỉ xử lý bằng hành chính, bỏ lọt tộiphạm, nhân dân khiếu kiện nhiều Công tác nắm tình hình, thống kê, phân tíchcác vụ tai nạn giao thông xảy ra chưa kịp thời, chưa khoa học, do vậy cũng gâykhó khăn cho công tác phòng ngừa tai nạn giao thông.

Đội ngũ cán bộ trong công tác xây dựng chiến lược và quy hoạch giao thôngđường bộ chưa có sự liên hệ với nhau, chưa đưa ra được một tiếng nói chungnhằm xây dựng những qui định, những cơ chế thống nhất và thực sự có hiệuquả

3 Vấn đề kiểm định xe cơ giới và cấp phép đăng ký

 Việc đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe còn nhiều tiêu cực: đó là tìnhtrạng còn nhận quà biếu, tiền dưới các hình thức khác nhau nên trong quá trìnhcấp phép cán bộ cấp phép đã làm sai chức năng, cơ cấu đề thi còn đơn giản, chưathực sự phản ánh đúng năng lực điều khiển cũng như nhận thức hiểu biết củangười dân về pháp luật giao thông

 Do tình trạng "đi đêm", kỷ cương không xiết chặt nên việc kiểm định chấtlượng xe cơ giới đã không theo đúng tiêu chuẩn, quy trình, các bộ phận phanh,lái, niên hạn sử dụng của các phương tiện không được chú ý hoặc nếu có đượcchú ý thì lại vẫn bỏ qua coi như không đã làm giảm chất lượng của công táckiểm định, chất lượng an toàn của xe sau kiểm định không đảm bảo, khi tham giagiao thông là một nguyên nhân làm gia tăng tai nạn giao thông đường bộ

 Trước đây chính phủ giao cho ngành công an tiến hành kiểm tra kỹ thuật

an toàn phương tiện, nếu đủ điều kiện mới tiến hành đăng ký, nay cơ quan Công

Trang 27

an tiến hành đăng ký nhưng cơ quan kiểm định lại là ngành giao thông vận tải.

Vì vậy, trên thực tế việc phối hợp giữa hai ngành còn chưa đồng bộ, để xảy ratrường hợp có xe lưu hành trên đường đã đăng ký nhưng chưa được kiểm định.Điều này sẽ gây nguy hiểm bất cứ lúc nào cho người tham gia giao thông; hoặcchưa có chế định xử lý đối với trường hợp xe quá cũ vẫn còn lưu hành trênđường

Trang 28

4 Cơ chế chính sách về an toàn giao thông đường bộ chưa được hoàn thiện.

 Công tác quản lý về Những quy định trong điều lệ báo hiệu đường bộ của

Bộ giao thông vận tải còn thiếu quy định cho công tác tổ chức giao thông:

- Khi nào thì đèn đặt tín hiệu

- Khi nào đặt đèn đúp, dèn nhắc lại

- Khi nào cắm biển báo hạn chế tốc độ

- Khi nào cho phép rẽ phải ở nút (các nút cho rẽ phải)

- Khi nào thì phải có chiếu nghỉ cho xe rẽ trái

- Khi nào thì phải tổ chức ba pha cho một chu kỳ cho nút giao thông cóđèn tín hiệu

Còn rất nhiều những quy định còn thiếu làm cho người tổ chức giao thôngrất khó tìm được phương án tối ưu khi các trang thiết bị kỹ thuật không đầy đủ,không được tuyên truyền trong nhân dân

 Trong các quy định của pháp luật còn không rõ ràng, nhiều vẫn đề cònkhông mâu thuẫn giữa luật và thực tế, đây là sản phẩm của việc nghiên cứu chưahoàn chỉnh, ví dụ như:

- Luật quy định cấm đi ngược chiều (thực ra là chuyển động ngượcchiều) nên khi có xe lùi ở đường cấm đi ngược chiều là rất khó xử

- Trong đô thị quy định nơi nào có biển chữ "P" thì được đỗ xe còn lại làcấm nhưng khi xử lý thì phải là có biển cấm đỗ xe thì mới xử lý được lái xe đỗbừa bãi

- Trong luật ghi các phương tiện tham gia giao thông phải dừng lại khigặp đèn đỏ nhưng trong thực tế có rất nhiều nút có điều khiển giao thông bằngđèn tín hiệu giao thông có thể cho rẽ làm tăng khả năng thông xe của nút, thậmchí có một pha riêng dành cho xe rẽ trái ở những nút giao thông nhỏ không cóđiều kiện tổ chức cho một làn xe rẽ phải nhưng vẫn được phép rẽ phải, nhưng

trong luạt phải ghi thêm "khi rẽ phải nhường đường cho bộ hành qua đường"

Trang 29

bằng tín hiệu được phép Điều này gúp cho các chuyên gia khám nghiệm hiệntrường tai nạn có cơ sở xử lý và giải quyết.

- Hình thức "bấm lỗ" - "đánh dấu số lần vi phạm trên giấy phép lái xe"đang bộc lộ nhiều bất cập, không theo dõi được vi phạm của người lái xe trongtình hình hiện nay một cách thường xuyên, dẫn đến việc người vi phạm vẫn cóthể xin sát hạch và cấp lại giấy phép lái xe khác với các lý do khác nhau; việcbấm lỗ trên giấy phép lái xe hiện hành công luận đang phê phán là thiếu khoahọc; mặt khác nước ta đang trong qúa trình hội nhập các nước ASEAN mà mỗinước có hình thức giấy phép lái xe khác nhau Việc khôi phục "phiếu kiểm soátlái xe" nên chăng sẽ tạo điều kiện theo dõi tốt được vi phạm của lái xe nhất là lỗitái phạm

 Việc tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính về thẩm quyền, trình tự, thủtục, thời hạn và hành vi cần phải giam giữ phương tiện vi phạm hành chính cònchưa thống nhất trên phạm vi cả nước

 Một số hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ có mức chế tài xử phạtqúa nhẹ, đặc biệt là các hành vi vi phạm là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giaothông cần được nâng mức chế tài xử phạt để nâng cao hiệu quả răn đe, giáo dụcnhưng các nội dung sửa đổi này vẫn chưa được thống nhất

 Tính quốc tế hoá trong các quy định chưa phù hợp hoặc không theo kịpvới các quy định quốc tế Công ước quốc tế về tín hiệu luật giao thông ngày24/11/1967 quy định rõ ràng các tín hiệu cho xe và đặc biệt là các tín hiệu rẽ cho

các loại phương tiện là màu da cam "chớp" nhưng khi xây dựng hệ thống đèn tín

hiệu ở Việt Nam nói chung đã không đưa vào và ngay chính các nhà làm luậtcũng không quan tâm

Chúng ta nên quy định những màu cơ bản trong tín hiệu đèn như xanh, đỏ, cònmàu không cơ bản là vàng, da cam Khi cho phép đi ở tín hiệu không cơ bản thì

Trang 30

bắt buộc phải dành ưu tiên cho những phương tiện được đi ở màu cơ bản nhưmàu xanh.

 Các trang thiết bị đầu tư cho công tác quản lý trật tự an toàn giao thôngcòn hạn chế

Việc quy định một mưc phạt "cứng" cũng là khó khăn cho quá trình xử lý

vi phạm, vì thực tế cùng là một hành vi vi phạm nhưng lại có tính chất, mức độkhác nhau như người cố ý, người vô ý vi phạm, người ở vùng sâu vùng xa trình

độ nhận thức, hiểu biết về Luật giao thông còn hạn chế Quy định về xử phạthành chính đối với một số hành vi còn không rõ ràng, chưa cụ thể hoá hình thức

xử phạt phù hợp với tính chất và mức độ vi phạm

Chính sách khen thưởng, bồi dưỡng cho các lực lương thi hành cưỡng chếchưa khuyến khích được tính tích cực và hạn chế tiêu cực trong hoạt động này

5 Công tác quản lý về giấy phép lái xe:

 Việc mở các lớp đào tạo còn chưa công khai, lệ phí và học phí thu còn caohơn mức quy định, trả giấy phép lái xe còn chậm thời gian kết quả là rất nhiềungười không còn lòng tin vào các cán bộ sát hạch, những người có bằng láinhưng chưa chắc đã đủ thực lực như trong bằng chứng nhận, họ có thể xử lý cáctình huống trên đường một cách chậm chạp và tai nạn lại có khả năng xảy ra

 Vẫn còn tình trạng những người đi mua bằng lái xe, khả năng điều khiểnphương tiện tham gia giao thông kém sẽ gây nguy hiểm cho chính bản thânngười điều khiển phương tiện và những người khác tham gia giao thông trênđường

Trang 31

CHƯƠNG 3GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ VỀ TRẬT TỰ

AN TOÀN GIAO THÔNG Ở THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG

1 Đảm bảo được những mục tiêu của công tác quản lý giao thông đường bộ

1.1 Mục tiêu về hiệu quả:

Đây là mục tiêu có liên quan đến việc quản lý tốt hơn những tiềm lực sẵn

có, đặc biệt là việc sử dụng tốt hơn các hệ thống giao thông và vận tải hiện có,

đó là kết cấu hạ tầng kỹ thuật, phương tiện vận tải và các thiết bị, đồng thời hạnchế việc sử dụng các tiềm lực về chiếm dụng đất đai trong giao thông Do đó,mục tiêu này nhằm nhấn mạnh việc tìm kiếm những giải pháp quản lý ít tốn kémhơn, nó không đòi hỏi những mức đầu tư lớn vào việc xây dựng các loại đườnggiao thông công cộng đặc biệt và đắt tiền

1.2 Mục tiêu về chất lượng: là giảm bớt được những ảnh hưởng tiêu cực

ngoài ý muốn của giao thông, đặc biệt là tiếng ồn, ô nhiễm không khí, tai nạngiao thông , cải thiện chất lượng quản lý các dịch vụ giao thông và vận tải, đặcbiệt cần chú ý những yếu tố thuận lợi cho các khu vực trung tâm nhất là về thờigian cho một chuyến đi và hạn chế tắc nghẽn giao thông ở mức tối thiểu

1.3 Mục tiêu về tính hợp lý: có liên quan đến vấn đề đáp ứng tốt hơn nhu

cầu đi lại của mọi tầng lớp dân cư đô thị, nghiên cứu những chính sách sao chođiều chỉnh được sự chênh lệch giữa những người có và không có khả năng mua

xe cộ loại sang đắt tiền Đồng thời, nghiên cứu bổ sung chính sách về lệ phí giaothông hợp lý và công bằng xã hội

Trang 32

Các mục tiêu về hiệu quả và chất lượng được tăng cường do tình hình kinh

tế chung đòi hỏi phải được quản lý chặt chẽ hơn bằng cách tăng cường quyền lực

và pháp chế cho chính quyền đô thị đối với những vấn đề liên quan đế giaothông vận tải Các điều khiển và định giờ tốt hơn cho các tín hiệu giao thông trênđường phố, cải thiện các biển báo hiệu trên lề đường, các biện pháp ưu tiên trên

hệ thống đường phố chính, đường khu vực , các nút giao nhau và phân luồnggiao thông có cơ sở khoa học, nhằm giảm lưu lượng xe qua lại trên đường phố đểđạt được mục tiêu về hiệu quả, chất kượng sử dụng mặt đường phố tốt hơn, giảmđược ô nhiễm

1.4 Đảm bảo chính quyền đô thị thực hiện đúng chức năng của mình.

* Quan tâm đến việc chỉ đạo thực hiện sắp xếp lại một số ngành nghề kinhdoanh ở đô thị như: tổ chức và quy hoạch lại các khu buôn bán, các chợ lưu độngvào một khu vực thương mại theo vùng quy hoạch nhất định Chính quyền cáccấp ở đô thị cần xây dựng những khu kinh doanh mới ở ven nội hoặc ngoại ô,sau đó ký hợp đồng cho tư nhân thuê từng lô buôn bán với những chính sách ưuđãi như có thể giảm mức thuế với những ai tình nguyện buôn bán ở khu mới nàyđồng thời có chính sách tăng thuế đối với những ai buôn bán ở vùng trung tâm

* Đầu tư xây dựng đường xá, cầu cống và duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp ởđây, chính quyền đô thị chịu trách nhiệm trong việc đầu tư và giao cho cơ quanchuyên môn thực hiện quy hoạch, thiết kế kỹ thuật, xây dựng và bảo dưỡng cáctuyến đường phường xã trong lãnh thổ của mình quản lý

1.5 Mục tiêu cụ thể của năm 2004: tiếp tục phấn đấu giảm tai nạn giao

thông so với năm 2003, cải thiện một bước hành lang an toàn giao thông đườngbộ

Trang 33

Công tác quản lý giao thông đường bộ phải đảm bảo được các mục tiêuchung của công tác quản lý giao thông đô thị.

* Mục tiêu cho mô hình tổ chức quản lý:

- Các biện pháp quản lý đô thị (quản lý Nhà nước và quản lý kinh doanh)phải tạo được cơ chế, điều kiện để tổ chức bảo quản, khai thác hiệu quả nhất hệthống cơ sở hạ tầng giao thông và các phương tiện vận tải, trang thiết bị kỹ thuậtphục vụ vận tải (hành khách và hàng hoá) với mục tiêu cuối cùng là nâng cao tốc

độ lưu thông, chống ùn tắc giao thông, đảm bảo an toàn và hạn chế môi trường

- Đúc kết, đề xuất kịp thời các giải pháp để bổ sung và hoàn thiện hệthống giao thông đô thị (chiến lược, quy hoạch, đầu tư, chính sách, giải phápkinh tế- kỹ thuật)

- Xây dựng cơ chế quản lý kinh doanh (vi mô) phù hợp cho các thànhphần kinh tế tham gia hệ thống giao thông đô thị

- Kết hợp đồng bộ chức năng quản lý Nhà nước (vĩ mô) và quản lý sảnxuất (vi mô) trong quá trình điều hành khai thác hệ thống giao thông đô thị

- Các biện pháp quản lý phải được thể hiện bằng pháp luật đối với quátrình hình thành và hoạt động của hệ thống giao thông đô thị nhằm đạt đến mụctiêu: nhanh, an toàn và trong sạch môi trường trong quá trình vận tải

Ngày đăng: 19/02/2014, 10:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w