III. Những tồn tại trong vấn đề quản lý Nhà nước về TTATGTĐB
7. Mở rộng tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm
dâ trong việc chấp hành luật lệ giao thông và hạn chế tai nạn giao thông.
* Tăng cường các hình thức giáo dục pháp luật, đẩy mạnh và mở rộng phong trào “toàn dân kìm chế tai nạn giao thông đường bộ” để mọi người dân hưởng
ứng và cam kết triệt để thực hiện qui chế an toàn giao thông khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ (phương tiện phải đảm bảo đi đúng phần đường, đúng tốc độ qui định...) và coi vấn đề tai nạn giao thông là trách nhiệm, là nghĩa vụ phải đóng góp tích cực làm giảm tai nạn giao thông.
* Các cơ quan thông tin tuyên truyền, tổ chức và gia đình phải có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục pháp luật giao thông đường bộ thường xuyên rộng rãi cho mọi người trong phạm vi quản lý của mình:
Ban an toàn giao thông Tỉnh, thành phố:
Cấp tranh, áp phích cổ động về Tháng an toàn giao thông và đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy do Uỷ ban ATGT Quốc gia phát hành, để chuyển cho Ban ATGT các huyện và thành phố Hải Dương. Tập trung tuyên truyền ở những nơi công cộng, khu đông dân cư, các trường học và những tụ đểm thường xảy ra tai nạn giao thông.
Báo Hải Dương, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh:
Tăng thời lượng và số buổi tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Luật giao thông đường bộ, đã được Quốc hội thông qua và các Nghị định của Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đến đông đảo người dân; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm biện pháp cấp bách dể khắc phục tai nạn giao thông như:
Giải quyết những tụ điểm vi phạm an toàn giao thông, đội mũ bảo hiểm nhằm giảm chấn thương sọ lão do tai nạn giao thông gây ra, nâng cao chất lượng đào tạo người điều khiển phương tiện, nâng cao chất lượng xe ô tô chỏ khách, đò chở khách qua sông...
Sở Giáo dục và Đào tạo:
Có kế hoạch phát động thi đua, bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong các trường học nhân dịp khai giảng năm học mới. Trong Tháng an toàn giao thông , tổ chức chỉ đạo giáo viên học sinh tham gia Cuộc thi tìm hiểu luật lệ an toàn giao
thông, do Ban an toàn giao thông Tỉnh và Tỉnh đoàn TNCSHCM phối hợp tổ chức. Triển khai giảng dạy giáo dục làm điểm về trật tự an toàn giao thông trong các trường tiểu học.
Ban an toàn giao thông cấp thành phố:
Phải có kế hoạch cụ thể triển khai và chỉ đạo Đài tuyền thanh tập trung tuyên truyền nội dung cơ bản các Nghị định của Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông tới mọi tầng nhân dân; nhắc nhở phê bình những hành vi lấn chiếm lòng đường, hè phố làm nơi buôn bán họp chợ; tổ chức các buổi sinh hoạt ở tổ dân phố với chủ đề tham gia bảo đảm an toàn giao thông, theo nội dung Nghị quyết liên tịch số 02/NQLT/MTTW- UBATGTQG ngày 19/5/2000 giữa Uỷ ban ATGT Quốc gia với Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam về cuộc vận động “ Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông” và Nghị quyết liên tịch số 124/NQLT/UBATGTQG – TƯĐ ngày 6/7/2001 giữa Uỷ ban ATGT Quốc gia và TW Đoàn TNCSHCM về cuộc vận động “Thanh thiếu niên tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông”.
Tất cả các cơ quan thành viên trong Ban ATGT tỉnh, Ban ATGT các huyện, thành phố:
Phải có kế hoạch riêng phát động và tuyên truyền trong toàn thể các cán bộ công nhân viên tham gia công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; nêu gương tốt về chấp hành luật lệ giao thông và là thành tuyên truyền giáo dục cộng đồng.
Phòng văn hoá thông tin làm băng, khẩu hiệu, panô áp phích cổ động cho Tháng An toàn giao thông ở đường phố trung tâm thành phố.
Công an thành phố Hải Dương dùng xe ô tô tuyên truyền trên các đường phố chính, các tụ điểm phức tạp như: ga, chợ, bến xe.
Phòng giáo dục thành phố có kế hoạch phát động thi đua, bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong các trường học nhân dịp khai giảng năm học mới.
* Một số công việc trọng tâm trong Tháng An toàn giao thông của các cơ quan, đơn vị là thành viên Ban ATGT:
Lập kế hoạch kiểm tra, giải toả các tụ điểm vi phạm ATGT trên đường tỉnh quản lý và Quốc lộ uỷ thác. Kiểm tra, rà soát và chấn chỉnh các cơ sở đào tạo, cấp giấy phép lái xe. Kiểm tra các bến xe trong tỉnh, thành phố, kiên quyết xử lý những xe chở quá khổ, quá tải gây hư hỏng công trình cầu đường, những xe chạy lòng vòng tranh giành đón khách, trả khách không đúng nơi quy định. Tăng cường cắm bổ sung phao tiêu, biển báo hiệu, xử lý ổ gà, cao su, ứ đọng nước... trên những đường giao thông dễ xảy ra mất an toàn giao thông.
Công an tỉnh, thành phố:
Lực lượng cảnh sát giao thông tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm trật tự an toàn giao thông. Tổ chức các đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát, tập trung xử lý theo từng chuyên đề vi phạm về nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn giao thông như: xe mô tô, ô tô chở khách, người điều khiển chạy quá tốc độ quy định, tránh vượt không đúng quy định, không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô xe máy trên các tuyến đường quy định bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, phương tiện chở hàng quá tải và quá số người so với quy định...
Sở Giáo dục và Đào tạo:
Tổ chức các lớp tập huấn cho giáo viên chuyên đề về chương trình giáo dục Luật giao thông đường bộ, Nghị định 36/2001/NĐ - CP ngày 10/7/2001 về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị Nghị định 39/2001/NĐ -CP ngày 13/7/2001 quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị. Phát động các trường học, nhất là các trường trọng điểm hưỏng ứng Tháng An toàn giao thông bằng các hoạt động thiết thực: phong trào của học sinh tự quản về trật tự an toàn giao thông tại khu vực cổng trường. Có quy chế gắn việc chấp hành luật lệ an toàn giao thông với xét điểm đạo đức cho học sinh và bảo đảm cho ngày khai trường học được an toàn, đạt kết quả tốt.
Uỷ ban MTTQ tỉnh, thành phố:
Chỉ đạo Uỷ ban MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết liên tịch số 02/NQLT/MTTW – UBATGTQG. Có biện pháp cụ thể chỉ đạo các địa phương được chọn làm điểm về cuộc vận động “Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông”, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy bằng nhiều hình thức khác nhau để góp phần thiết thực giảm thiệt hại về người do các tai nạn giao thông gây ra.
Tỉnh, thanh đoàn TNCSHCM: Phối hợp với Ban ATGT tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết liên tịch số 124/NQLT/UBATGTQG – TƯĐ về cuộc vần động “Thanh thiếu niên tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông” theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, có kế hoạch triển khai cụ thể chỉ đạo các cấp huyện đoàn, thành đoàn triển khai Nghị quyết liên tịch, xây dựng chương trình, nội dung, thể thức cuộc thi tìm hiểu Luật lệ an toàn giao thông và thành lập các Đội Thanh niên tình nguyện tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông (dưới sự hướng dẫn của cảnh sát giao thông) tại các nút và các tuyến giao thông trọng yếu. Cần có các biện pháp thích hợp để duy trì hoạt động
này một cách thường xuyên. Đẩy mạnh tuyên truyền đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy bằng nhiều hình thức khác nhau để góp phần thiết thực giảm thiệt hạivề người do các tai nạn giao thông gây ra.
Sở Tài chính – Vật giá và Kho bạc Nhà nước tỉnh:
Tập trung ưu tiên kinh phí cho Tháng An toàn giao thông, khẩn trương làm thủ tục chuyển kinh phí cho các đơn vị khi có quyết định của UBND tỉnh về phân bổ kinh phí phục vụ cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giám sát việc chi tiêu theo đuúng quyết định của UBND tỉnh.
Ban An toàn giao thông cấp huyện:
Tổ chức lễ ra quân triển khai Tháng An toàn giao thông tại địa phương.
Xí nghiệp giao thông thành phố phải kiểm tra, bổ sung sơn kẻ lại cọc tiêu, biển báo hiệu giao thông, tim đường, vị trí dành cho người đi bộ ... theo quy định. Đồng thời sửa chữa, vá ổ gà mặt đường bảo đảm an toàn giao thông và đèn tín hiệu giao thông hoật động thường xuyên, xử lý ngay khi sự cố xảy ra.
UBND phường, xã có kế hoạch tổ chức lực lượng giải toả giao thông trên địa bàn quản lý, chú trọng khu vực chợ, nút giao thông, các tuyến giao thông chính, đồng loạt ra quân trên địa bàn thành phố.
Phòng giáo dục chỉ đạo các phường thực hiện chương trình giáo dục luật lệ an toàn giao thông và phát động phong trào thi đua học sinh tự quản về trật tự an toàn giao thông tại khu vực cổng trường theo chỉ đạo của ngành giáo dục.
Ban quản lý chợ Phú Yên sắp xếp các hộ kinh doanh trong phạm vi qui định. Tăng cường lực lượng quản lý và xử lý mọi trường hợp lấn chiếm lòng đường, vỉa hè ngoài phạm vi cho phép.
Phòng giao thông, Công an, Đội kiểm tra quy tắc thành phố, UBND các phường xã phối hợp chặt chẽ kiểm tra xử lý, hỗ trợ đảm bảo hiệu quả cao.
8. Bài học kinh nghiệm từ mô hình tổ chức quản lý nhà Nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ của Thủ đô Hà Nội
Hà Nội là một thành phố cổ, thành phố nằm trên một vùng đất rộng trong châu thổ sông Hồng với hệ thống sông hồ đan xen. Trải qua nhiều thời kỳ, hệ thống giao thông đô thị của thủ đô Hà Nội luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng cho thắng lợi của từng thời kỳ, đồng thời hệ thống giao thông đô thị cũng luôn được xây dựng và phát triển.
• Mạng lưới đường ngoại thành được cải tạo và nâng cấp, xây dựng chủ yếu vào những năm 1990. Chỉ trong một thời gian ngắn, công tác quản lý, duy tu, nâng cấp các tuyến đường đã đạt được là : chỉnh trang 332 đường phố (210 km) nâng tổng diện tích đường thảm bê tông là 2264000m2 chiếm khoảng hơn 90% diện tích đường; phát hiện sửa chữa các ổ gà, lún sụt trên đường; ... Phải nói rằng từ mạng lưới đường nhựa với 20% diện tích là ổ gà trong nội thành và mặt đường thứ cấp đá dăm nước mà đã trở thành đường êm thuận bê tông đến 90% là thảm bê tông asphlt là một cố gắng vượt bậc đáng ghi nhận.
Rõ ràng vấn đề quản lý trong công tác duy tu, nâng cấp của chính quyền thành phố là rất tốt. Thành phố có dòng xe hỗn hợp gồm nhiều ô tô, xe máy, xe thô sơ... còn đi chung một làn. Chính quyền thành phố đã có những biện pháp cưỡng chế nhằm hạn chế vi phạm luật giao thông và đã mang lại nhiều kết quả đáng mừng.
• Xây dựng các cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đồng bộ với quy hoạch phát triển chung của thành phố, với một đội ngũ cán bộ giỏi, có tầm nhìn xa sẽ tránh gây những thiếu hụt trong dcịh vụ hạ tầng giao thông trong tương lai.
• Tại nút giao thông có điều khiển cưỡng chế bằng đèn tín hiệu những phương tiện xe thô sơ chỉ được đạt đến khoảng 8 - 12 km/h thì khả năng thông qua nút là nhỏ nhất, nhằm tránh tình trạng xe thô sơ luồn lách vượt lên đầu xe cơ
giới, hạn chế phần nào những va chạm thậm chí là tai nạn giao thông trên đường bộ. Hiện nay ở Hà Nội tại các nút giao thông cưỡng bức hinh thành một làn xe cơ giới dừng sát tim đường chờ đèn xanh, còn lại phần đường một làn, có thể hai làn thì vẫn cho xe máy và xe thô sơ. Điều này làm cho tốc độ tuy có cải thiện, khả năng thông qua nút có lớn hơn nhưng vẫn hơi lộn xộn bởi các dòng xe rẽ trong nút gây nhiễu cho nhau rất nhiều.
• Phụ thu xe máy - Giải pháp quan trọng để kiểm soát sự bùng nổ xe máy. Một trong những bài học rút ra từ những khủng hoảng Giao thông đô thị trên thế giới và trong khu vực là: "Nhà nước không kiểm soát được sự bùng nổ phương tiện cơ giới cá nhân đặc biệt là xe máy và ô tô con cá nhân." Ngược lại, kinh nghiệm của sự thành công mà điển hình là Singapore: nhất thiết phải có vai trò "bàn tay sắt" của Chính phủ trong việc hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, tạo ưu tiên cho vận tải hành khách công cộng và nâng cao ý thức chấp hành luật lệ của người dân.
Trên cơ sở đó, Hà Nội đưa ra giải pháp phụ thu xe máy để hạn chế phần nào tốc độ gia tăng xe máy ở trong thành phố trong thời gian tới. Cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp này là sự chênh lệch về mức độ sự dụng đường cũng như cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ của người dân đi lại bằng phương tiện công cộng và phương tiện cá nhân: Một chuyến đi bằng xe buýt chỉ chiếm dụng đường bình quân khoảng từ 1,5 - 2 m2. Một chuyến đi bằng xe máy chiếm dụng đường từ 10 - 12m2. Vốn đầu tư xây dựng đường tính bình quân cho một chuyến đi xe buýt chỉ ở trên 1200 đồng trong khi đó nếu đi bằng xe máy thì Nhà nước cần đầu tư xây dựng đường trên 1400 đồng. Nếu coi đầu tư của nhà nước vào cơ sở hạ tầng như là chi phí chung cho phúc lợi công cộng thì rõ ràng đây không có sự công bằng xe buýt và đi xe máy. Đấy là chưa kể đến chi phí khắc phục ô nhiêm môi trường.
Trong điều kiện ngân sách Nhà nước còn nhiều khó khăn không thể đáp ứng được nhu cầu thì việc đi xe máy chiếm dụng nhiều hơn nên người sử dụng xe máy có nghĩa vụ đóng góp một phần cũng là để tạo dựng sự công bằng cho xã hội.
Mức phụ thu dự kiến 200.000đ/1 xe máy trong một năm tuy mới chỉ đạt 20% chênh lệch đầu tư của Nhà nước về cơ sở hạ tầng cho một người dân đi bằng xe máy so với đi bằng xe buýt công cộng.
Đây là một giải pháp hoàn toàn đúng đắn nhưng hiện vẫn chưa được sự đồng tình của mọi người dân. Đối với mỗi người dân một khi thấy được lợi ích của việc phụ thu một cách rõ hơn và họ sẽ yên tâm số tiền này sẽ được quản lý và sử dụng đúng mục đích, chống lãng phí và triệt để tiết kiệm thì chắc chắn sẽ tự giác thực hiện nghĩa vụ đóng góp của mình.
• Quy hoạch một mạng lưới giao thông công cộng - xe buýt hợp lý nhằm hạn chế lưu lượng phương tiện giao thông trên đường bộ, nhằm hạn chế đến mức có thể ùn tắc, tai nạn trên các trục đường chính của thành phố: "phát triển giao thông công cộng phải được đặc biệt coi trọng, chiếm lĩnh vị trí chủ đạo trong việc đáp ứng nhu cầu đi lại là một trong các giải pháp cấp bách hiện nay của cơ quan quản lý trật tự an toàn giao thông đường bộ ở Hà Nội ".
KẾT LUẬN
Đô thị ngày càng phát triển trên mọi lĩnh vực thì hệ thông giao thông vận tải ngày càng có ý nghĩa quan trọng với chức năng mở rộng mối quan hệ giao lưu giữa các vùng với nhau, nhằm phục vụ phát triển sản xuất, phục vụ đời sống và đảm bảo các yếu tố về môi trường đô thị.
Quản lý Nhà nước về giao thông là hoạt động mang tính chất quyền lực của