Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố hải dương (Trang 39)

III. Những tồn tại trong vấn đề quản lý Nhà nước về TTATGTĐB

3.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Muốn quản lý an toàn giao thông có hiệu quả, có thể đạt được thông qua củng cố và nâng cao trách nhiệm của chính quyền đô thị, trước hết phải tổ chức một đội ngũ công chức có trình độ tốt để điều hành hoạt động trong quá trình quản lý, phải chịu trách nhiệm về mội hình thức tổ chức hoạt động quản lý giao thông bao gồm các tuyến đường, nơi đỗ xe, hè phố cho người đi bộ, người đi xe đạp... Riêng đối với từng cán bộ lãnh đạo,đăng kiểm viên phải có sự rà soát chất lượng cẩn thận, kiên quyết tách ra khỏi dây chuyền các đăng kiểm viên hoặc lãnh đạo không đủ tư cách đạo đức hoặc chuyên môn nghiệp vụ. Bổ sung lực lượng các kỹ sư qua đào tạo chính khoá, đã thực tập công tác đăng kiểm để thay thế cho các trường hợp tách khỏi dây chuyền mới bị kỷ luật hoặc bị sai phạm. Việc miễn nhiệm, bổ nhiệm lại, bổ nhiệm, luân chuyển phải được tiến hành triệt để, không chấp nhận một ngoại lệ nào, một trường hợp nào để lại đơn vị cũ nhằm đổi mới toàn diện và phá bỏ các mối liên kết mang tính tổ chức.

- Để có được một đội ngũ cơ giới, có trách nhiệm phải hết sức coi trọng tiêu chuẩn cán bộ:

Một là tiêu chuẩn về phẩm chất, gồm phẩm chất chính trị và đạo đức lối sống: phải biết lắng nghe, phải biết tự phê bình và phê bình, thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đảm bảo đúng thẩm quyền của mỗi cán bộ.

Hai là về trình độ năng lực. Phải đảm bảo yêu cầu về trình độ chuyên môn (đối với cán bộ quản lý, quy hoạch, xây dựng các kết cấu hạ tầng giao thông

đường bộ, các cán bộ làm công tác đăng kiểm, kiểm tra độ an toàn của các phương tiện giao thông). Ngoài ra còn phải chú ý về trình độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp, kiến thức thường xuyên phải được trau dồi, phải có năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và chính xác.

Ba là đảm bảo điều kiện về tuổi và sức khoẻ.

- Cải tiến mạnh nội dung đào tạo đầu tư cho cơ sở vật chất tập trung phát huy nhân tố con người, đào tạo đồng bộ cả về số lượng và chất lượng đội ngũ các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế môi trường, đào tạo một cách cân đối, phù hợp với nhu cầu của thực tế.

- Tăng cường lựa chọn, bổ nhiệm nhiều cán bộ nữ và phấn đấu trẻ hoá đội ngũ cán bộ trong nội bộ các ngành có liên quan, tổ chức nhiều chương trình giao lưu các cuộc thi... nhằm nâng cao trình độ hiểu biết và học hỏi lẫn nhau tạo nên sự thống nhất đoàn kết trong cơ cấu nhân sự của ngành. Chúng ta cần ban hành tiêu chuẩn kỹ sư tư vấn trong các hoạt động tổ chức để khuyến khích các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực tư vấn có trách nhiệm bồi dưỡng chuyên môn và đạo đức tư vấn, tạo ra một sự sàng lọc, kết nối giữa tư vấn với thực tế và giữa thực tế với quy hoạch.

4. Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của xe cơ giới.

- Tăng cường kiểm tra an toàn kỹ thuật phương tiện, thực hiện đúng qui định về liên hạn sử dụng xe khách qui định tại Nghị định 92/2001/NĐ-CP ngày 11/12/2001 của Chính phủ, tăng cường kiểm tra định kỳ và đột xuất các phương tiện không đưa vào khám định kỳ, kiên quyết đình chỉ các đầu xe không đủ tiêu chuẩn an toàn và những trường hợp không có bằng lái, không đủ tuổi điều khiển phương tiện, xử lý kiên quyết các phương tiện giao thông tự chế tạo, không cho hoạt động trên quốc lộ, xử lý cứng rắn các cơ sở sản xuất, các thiết bị, phụ tùng không đảm bảo sản xuất.

- Hoàn thiện việc nối mạng nội bộ trong trạm, nội bộ giữa các trạm với nhau và với các cơ quan quản lý chuyên ngành đồng thời tiếp tục đầu tư mạnh hơn nữa cơ sở vật chất, khoa học công nghệ theo chiều sâu, tăng cường các hạng mục điều tra bằng các thiết bị, giảm dần việc điều tra đánh giá bằng cảm quan hoặc chỉ bằng kinh nghiệm thuần tuý.

- Tiếp tục đầu tư vào “chiến lược con người” để xây dựng một đội ngũ những người làm công tác đăng kiểm tinh thông nghiệp vụ có đạo đức nghề nghiệp, tiếp tục đấu tranh chống tiêu cực, xử lý các vi phạm trong các trường hợp nhân viên cán bộ đăng kiểm vì những lợi ích riêng tư có thể bỏ qua khâu kiểm định an toàn kỹ thuật phương tiện làm xảy ra nhiều tình huống tai nạn giao thông bất ngờ, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Theo định hướng chính của công tác kiểm định giai đoạn 2001-2005, Việt Nam nói chung và Hải Dương nói riêng sẽ cố gắng đưa công tác đăng kiểm xe cơ giới đạt mức tiên tiến trong khu vực và các hạng mục quan trọng quyết định đến tính năng an toàn và bảo vệ môi trường của phương tiện cơ giới đường bộ đã được đưa ra, bao gồm một số hạng mục sau:

+ Hiệu quả phanh chính. + Độ trượt ngang của bánh xe.

+ Hiệu qủa phanh của hệ thống phanh tay.

+ Đèn chiếu sáng: chỉ tiêu này được kiểm tra nhằm đảm bảo cho phương tiện hoạt động vào buổi tối hoặc ban đêm khi không đủ ánh sáng Mặt trời để quan sát khi lái xe.

+ Bộ phận còi: chỉ tiêu này được kiểm tra nhằm đảm bảo cho cường độ âm thanh của còi phải nằm trong một khoảng cho phép nhất định, đảm bảo an toàn cho phương tiện hoạt động trên đường khi trời tối hoặc khi lưu lương phương tiện tham gia giao thông trên đường quá đông.

5. Xử lý nghiêm khắc và kịp thời các hành vi tiêu cực và sai phạm.

- Tăng cường xử lý đồng bộ với tuyên truyền giáo dục để kiềm chế số tai nạn giao thông bởi hầu hết tai nạn giao thông đều do vi phạm luật lệ giao thông. Việc xử lý phải tuân theo tính giáo dục để người vi phạm “tâm phục, khẩu phục” và nâng cao được ý thức của mình. Đồng thời việc xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ thường diễn ra công khai trước sự chứng kiến của nhiều người nên phải xử lý đúng người đúng vi phạm, đúng pháp luật thì sẽ không gây ra những phẫn cảm trong xã hội, người dân sẽ có lòng tin vào Nhà nước và pháp luật hơn. Đặc biệt trong một số trường hợp cần quan tâm xử lý nghiêm những cơ quan, cá nhân đại diện Nhà nước mà vi phạm pháp luật ví dụ như các hành vi bán bằng lái xe, kiểm định phương tiện sai, xử phạt không đúng...

- Kiên quyết xử lý những người đi mô tô, xe máy không đội mũ bảo hiểm trên những đoạn đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. Người điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe, chạy quá tốc độ, vượt đèn đỏ, lạng lách, điều khiển phương tiện trong tình trạng nồng độ cồn vượt quá mức qui định, lái xe nghiện ma tuý... cần phải được tập trung xử lý triệt để.

- Các cơ quan Nhà nước phải được tiếp tục khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm trong quản lý Nhà nước về bảo đảm trật tự an toàn giao thông mà chủ yếu là kiên quyết xử lý những đối tượng vi phạm pháp luật giao thông, không phân biệt đối tượng vi phạm, đảm bảo sự công bằng của pháp luật là một biện pháp quan trọng hàng đầu để hạn chế tai nạn giao thông.

- Chấm dứt tình trạng học sinh chưa đủ tuổi qui định đi mô tô, xe gắn máy, ngăn chặn không để xảy ra các hành vi đua xe trái phép, tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm soát và xử lý nhất là vào những thời điểm, những đoạn đường thường xảy ra tai nạn.

- Đẩy mạnh công tác xử lý các hành vi vi phạm công trình giao thông và hành lang đường bộ, giải quyết các “điểm đen”, bổ sung hệ thống an toàn ... Quyết

tâm không để tái phạm những hành vi mà tháng an toàn giao thông đã khắc phục như:

+ Đối với các cônh trình xăng dầu đã xây dựng cần được kiểm tra cụ thể, nếu nằm trong đất hành lang an toàn giao thông thì phải di rời ra ngoài mốc lộ giới hoặc chỉ giới xây dựng. Hoặc có thể sẽ bị xử phạt hành chính. Những cây xăng dầu đang hoạt động nếu làm đường không đúng qui định (cao hơn cao độ mặt đường, thiếu công trình thoát nước dọc...) thì phải sửa chữa, bổ sung cho hoàn chỉnh mới được tiếp tục hoạt động. Nếu không, khi hoạt động của những công trình xăng dầu này ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sinh hoạt hàng ngày của người dân, qua đó tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị truy tố trước pháp luật. + Tình hình học sinh, sinh viên vi phạm luật giao thông (dàn hàng ngang trên đường, đánh võng...) đã dần được khắc phục thông qua những hình thức xử phạt hành chính và giam giữ phương tiện tham gia giao thông ...

6. Phát triển hệ thống giao thông bền vững

Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai. Phát triển bền vững đang là mối quan chung của các ngành, các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Với giao thông vận tải đô thị phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong hiện tại có tình đến gia tăng trong tương lai, sự phát triển hài hoà về cơ sở hạ tầng giao thông, phương tiện tham gia giao thông và tổ chức quản lý giao thông tương xứng với tốc độ đô thị hoá, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế, phát triển bền vững giao thông đô thị còn phải đảm bảo kiểm soát được tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường, đảm bảo cho sự phát triển của giao thông mà không gây tác động xấu đến các hoạt động kinh tế xã hội khác.

Hải Dương cũng như nhiều thành phố khác cũng đang trong quá trình đô thị hoá. Đô thị hoá làm chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, kích thích tăng trưởng nhưng trong quá trình đô thị hoá nếu thiếu chiến lược tổng thể về phát triển bền vững giao thông đô thị sẽ dẫn đến hiệu ứng xấu. Phát triển giao thông vận tải nói chung và giao thông đường bộ của Hải Dương nói riêng cũng có thể coi là một bài toán khó mà các nhà quản lý đang đi tìm lời giải. Để ngành giao thông vận tải phát triển bền vững, người ta đã đưa ra một số giải pháp chung sau:

- Phát triển các dự án giao thông vận tải có tính khả thi cao, có cân nhắc kỹ lưỡng đến các yếu tố kinh tế và môi trường.

- Lựa chọn các giải pháp chi phí hiệu quả, lâu bền tốt hơn là các giải pháp kỹ thuật cao, đặc biệt là đối với giao thông nông thôn.

- Tăng cường an toàn trong giao thông vận tải, đặc biệt là trong giao thông đường bộ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thiết lập một hệ thống thuế phí và lệ phí hợp lý đối với nhiên liệu và người sử dụng đường.

- Hợp thành thể thống nhất trong quy hoạch đô thị, quy hoạch giao thông vận tải đô thị và sử dụng hiệu quả đất đai.

- Thiết lập một quỹ đường đô thị mà ngân sách thu được từ thuế nhiên liệu nhằm trợ giúp cho các hệ thống giao thông công cộng ổn định nhất.

- Đối với đô thị, việc phát triển các chiến lược giao thông vận tải khối lượng lớn cần phải có sự hợp nhất trong sự phát triển lâu dài của đô thị.

- Tiến tới nghiên cứu hợp tác giữa các ngành giao thông vận tải và những người, những tổ chưc sử dụng lao động trong việc quản lý nhu cầu giao thông .

* Các biện pháp lâu dài: - Giảm nhu cầu giao thông:

+ Xúc tiến và qui định sử dụng phương tiện liên lạc và truyền tin cho công việc.

+ Hạn chế việc sử dụng phương tiện. - Qui hoạch sử dụng đất đai đô thị.

+ Tăng mật độ không gian và giảm việc tiêu thụ không gian đô thị. + Cải thiện môi trường cho người đi bộ.

- Các phương thức giao thông thay thế.

+ Đầu tư vào các hệ thống giao thông vận tải trên cơ sở nền đường sắt, hệ thống giao thông mới.

+ Phát triển các chiến lược đường cho xe đạp.

+ Xây dựng các làn đường ưu tiên cho các phương tiện có hệ số sử dụng cao.

+ Xây dựng các giao cắt khác mức. + Phát triển các loại xe sinh thái. - Đối với giao thông vận tải đường bộ.

+ Thực hiện các chính sách định giá đường và đường đô thị.

+ Xây dựng hệ thống phí và lệ phí đối với phương tiện có động cơ. + Định giá nhiên liệu.

+ Thực hiện việc đỗ xe uỷ thác không dùng tiền mặt. + Hạn chế cơ sở hạ tầng cho việc đỗ xe.

+ Tiến quản lý phương tiện giao thông. + Giáo dục lái xe.

- Kinh tế năng lượng.

+ Khuyến khích tiết kiệm nhiên liệu. + Thực hiện lệ phí khí thải.

- Lập chương trình thu hồi, phân huỷ và mua lại phương tiện cũ nát...

Trên cơ sở nhận thức về phát triển hệ thống giao thông đô thị bền vững và các biện pháp nêu trên, có thể cụ thể hoá thành những giải pháp bền vững sau:

Quy hoạch là một giải pháp rất quan trọng, nó quyết định tính khả thi của dự án giao thông đường bộ ở chỗ đó là sự liên hệ với điều kiện và thực tế phát triển của vùng, khu vực được quy hoạch. Rõ ràng quy hoạch giao thông đô thị cần phải được giải quyết bài toán quy hoạch đô thị. Quy hoạch lớn nhất của giao thông là đinh rõ nhiệm vụ cho từng phương thức giao thông trên những hướng khác nhau. Xác định quy hoạch rồi thì việc quan trọng là việc tổ chức thực hiện quy hoạch, nếu cứ để giao thông đường bộ phát triển tự phát thì tai nạn giao thông vẫn chưa có giải pháp cơ bản và vững chắc để kìm chế.

Trong vấn đề quy hoạch còn bao gồm cả hệ thống pháp lý, cơ chế chính sách để phát triển từng phương thức giao thông. Mỗi dự án về giao thông cần phải được xây dựng dựa vào những cơ chế, những qui định mang tính phổ biến và khoa học nhất.

Tính khả thi của dự án còn phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư của chính quyền. Nhưng trên thực tế thời gian qua tỉnh và thành phố đã bố trí kế hoạch vốn cho các dự án không tập trung mà dàn trải, mỗi dự án một năm thường chỉ ghi kế hoạch đầu tư từ 1 đến 3 km đường giao thông. Có dự án chưa thực hiện lập báo cáo nghiên cứu khả thi vẫn được giao kế hoạch vốn thực hiện đầu tư nên công tác lập dự án, thiết kế kỹ thuật nhiều khi làm không kỹ, còn thiếu sót, chất lượng kém. Với những tồn tại về chất lượng, tiến độ, chi phí như vậy thì để có được một dự án thực sự khả thi trong việc xây dựng giao thông đường bộ trong thời gian tới, Sở giao thông vận tải Hải Dương rất cần áp dụng một số biện pháp như: - Ban quản lý dự án giao thông cần tăng cường cán bộ chuyên môn, đồng thời phải đào tạo cán bộ hiện có để đủ điều kiện trực tiếp thực hiện công tác giám sát thi công các công trình. Khi thực hiện giải pháp này, thông qua qui chế nội bộ sẽ gắn kết trách nhiệm cá nhân vào công việc, do đó công tác giám sát thực hiện công được tiến hành nghiêm túc và chất lưọng công trình được bảo đảm hơn.

- Cần thành lập phòng kỹ thuật thẩm định với lực lượng vừa đủ, có trình độ

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố hải dương (Trang 39)