III. Những tồn tại trong vấn đề quản lý Nhà nước về TTATGTĐB
6. Phát triển hệ thông giao thông đường bộ bền vững
6.2. Thiết lập một hệ thống thuế, phí và lệ phí hợp lý
Phát triển giao thông đường bộ bền vững về mặt kinh tế nhất thiết phải có một hệ thống thuế, phí và lệ phí hợp lý, bao gồm:
- Thu phí hưởng lợi gián tiếp do các công trình cơ sở hạ tầng giao thông mang lại: các cơ sở kinh tế, doanh nghiệp, các cá nhân hưởng lợi do các tuyến đường giao thông đi qua nên phải trả một khoản phí theo mức qui định hợp lý hàng năm. Tại những trạm có lưu lượng xe qua lại cao như trên quốc lộ 5 thì rất
nên lần lượt đầu tư thu phí bằng thiết bị hiện đại. Đầu tư thiết bị hiện đại suy cho cùng là hiệu quả: quản lý hiện đại hoá, nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư, tăng thu cho ngân sách, ít gây phiền hà và giảm dần dư luận xã hội về việc thu phí...
- Thu phí qua xăng dầu, phí trọng tải xe nặng. Mặc dù hiện nay thành phố cũng như các vùng khác trên cả nước ta đã thu phí xăng dầu nhưng đang ở mức thấp nhất vậy thì nên chăng chúng ta sẽ chủ yếu thu phí qua xăng dầu và phí trọng tải xe nặng mà loại bỏ thu phí cầu đường.
- Thu phí giao thông theo đầu phương tiện cơ giới đường bộ: khi phương tiện mới đầu tư đưa vào lưu hành cần phải thu một khoản phí nhất định. Để quản lý nguồn vốn đầu tư phát triển và bảo trì cơ sở hạ tầng đường bộ có hiệu quả rất cần có một tổ chức là quỹ đường bộ ra đời.
Như vậy hệ thống thuế, phí và lệ phí có thể được coi là một công cụ tài chính hữu hiệu góp phàn làm tăng ngân sách, vừa đóng góp một phần không nhỏ trong phương thức huy động vốn để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ. Các nguồn vốn thu được từ hệ thống này ó thể sẽ được sử dụng xây dựng giao thông nông thôn và thành thị, giữa các kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong nội bộ tỉnh. Việc xây dựng các mức thuế, phí và lệ phí đòi hỏi phải dựa trên tình hình phát triển thực tế của cả nước, của từng khu vực cũng như phải đảm bảo được theo đúng các yêu cầu mục đích của hệ thống chính sách pháp luật.
6.3. Bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn phải được coi là một tiêu chí của phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội.
- Việc quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội có quan hệ, ảnh hưởng và ý nghĩa quyết định nhu cầu đi lại của người dân_ một trong những yêu cầu cơ bản của cuộc sống con người. Đòi hỏi việc phân bố khu dân cư, trường học, bệnh viện, cơ quan, doanh nghiệp, các siêu thị, cửa hàng, chợ... một cách hài hoà và cân đối hạ tầng giao thông phải được xây dựng đi trước một bước để
đáp ứng nhu cầu đi lại của đời sống và sản xuất xã hội. Mặt khác phải tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả cao nhất kết cấu hạ tầng giao thông đã có như mặt đường, vỉa hè, giao thông tĩnh... đồng thời tạo hành lang đường thông, hè thoáng cho người đi bộ, nên chú trọng phát triển các khu cây xanh, công viên để điều hoà nhiệt độ, giảm lượng khói bụi và tiếng ồn, đặc biệt là trên những tuyến đường có lưu lượng tham gia giao thông lớn.
- Phải phân luồng các tuyến đường, các nút giao thông hợp lý. Hạn chế đến mức tối đa sự gia tăng đột biến các phương tiện giao thông tiến tới một lưu lượng giao thông tối ưu và có phương thức để quản lý tốc độ điều khiển của xe cơ giới: biển báo hạn chế tốc độ phải được đặt tại các nơi tầm nhìn hạn chế, khu vực đông dân, nơi đang thi công, nơi đường gồ ghề, nơi lắp đặt các băng giảm tốc theo qui cách và vị trí đã được qui định trong điều lệ báo hiệu đường bộ. Theo quyết định số 4596/2001/QĐ-BGTVT thì để các phương tiện tham gia lưu thông trên đường bộ được bảo đảm an toàn thì yêu cầu đối với các phương tiện tham gia phải tuân thủ nghiêm chỉnh các qui định về tốc độ và khoảng cua xe cơ giới chạy trên đường bộ như sau:
+ Tại nơi có cắm biển báo “tốc độ tối đa cho phép”, người lái xe không được cho xe chạy với tốc độ vượt quá số ghi trên biển báo, trừ các xe ưu tiên theo qui định tại điều 20 Luật giao thông đường bộ.
+ Trong đô thị, khi không có biển hạn chế tốc độ, với điều kiện đường khô ráo và thời tiết bình thường, người lái xe không được cho xe chạy vượt quá tốc độ tối đa quy định tại bảng sau:
Loại phương tiện Tốc độ tối đa (km/h) Đường không có
dải phân cách cố định
Đường có dải phân cách cố định
Xe môtô 2-3 bánh, xe tải có tải trọng < 3500kg, xe ôtô chở người từ 10-30 chỗ ngồi
35 40
Xe tải có tải trang từ 3500 kg trở lên, xe ôtô trở người trên 30 chỗ ngồi
30 35
Xích lô máy, xe gắn máy 25 30
Xe ôtô chở quá khổ, quá tải 20 20
+ Trên đường ngoài đô thị, trừ đường cao tốc, khi không có biển hạn chế tốc độ, với điều kiện đường khô ráo và thời tiết bình thường, người lái xe không được cho xe chạy vượt quá tốc độ tối đa qui định tại bảng sau:
Loại phương tiện Tốc độ tối đa (km/h) Đường không có dải phân cách cố định Đường có dải phân cách cố định
Xe con, taxi đến 9 chỗ ngồi 70 80
Xe môtô 2-3 bánh, xe tải có tải trọng < 3500kg, xe ôtô chở người từ 10-30 chỗ ngồi
50 60
Xe tải có tải trang từ 3500 kg trở lên, xe ôtô trở người trên 30 chỗ ngồi
40 50
Xích lô máy, xe gắn máy, xe quá tải, quá khổ 30 40
+ Trên làn đường cao tốc (trừ làn nhập và làn tách dòng) người lái xe phải luôn duy trì khoảng cách an toàn với xe chạy phía trước. Khi mặt đường khô ráo thì khoảng cách an toàn ứng với tốc độ qui định:
Tốc độ (km/h) Khoảng cách an toàn tối thiểu (m)
Đến 60 30 Trên 60 đến 70 35 Trên 70 đến 80 45 Trên 80 đến 90 55 Trên 90 đến 100 65 Trên 100 đến 110 75 Trên 110 đến 120 90
- Để nâng cấp múc độ an toàn giao thông của kết cấu hạ tầng giao thông thì cần phải thực hiện theo hướng: thẩm định an toàn giao thông và xử lý các “điểm đen”; nâng cấp và mở rộng các điểm giao cắt đồng mức cũng như các tuyến đường khác trong nội và ngoại thị. Có chương trình và kế hoạch ổn định trong việc đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, bảo dưỡng và nâng cấp hệ thống công trình giao thông và phục vụ vận tải ở đô thị.
6.4. Giải pháp cơ bản nhằm đảm bảo lượng cầu giao thông vận tải cân bằng với năng lực cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.
Thứ nhất, khẩn trương xây dựng và phê duyệt chi tiết mạng lưới giao thông đô thị và ưu tiên giành quỹ đất để phát triển mạng kết cấu hạ tầng giao thông.
Thứ hai, xây dựng hệ thống đường hiện đại trên cơ sở quy hoạch chi tiết mạng giao thông đô thị, ưu tiên đầu tư để thực hiện chương trình khẩn cấp về cải tạo, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông có nhu cầu cấp bách cụ thể là:
- Tại trung tâm đô thị cần tích cực cải tạo và nâng cấp mạng lưới đường hiện có, mở rộng và tăng thêm các tuyến đường mới, nâng cao tỷ suất sử dụng và năng lực thông hành của mạng lưới đường đô thị, nối liền các tuyến đường chủ yếu của đô thị thành một mạng lưới.
- Hoàn thành việc cải tạo nâng cấp, mở rộng và làm tuyến tránh các trục đường bộ đối ngoại nối vào vành đai của thành phố.
- Đầu tư cải tạo và xây dựng ngay các bến xe trên các đường vành đai, nội đô và các bãi đỗ xe.
Thứ ba, trong tương lai có thể xây dựng hệ thống vận tải đô thị lấy giao thông công cộng làm chủ đạo để cải biến cục diện lạc hậu, đơn điệu trình độ phục vụ thấp của phương thức giao thông công cộng, cần phải đa dạng hoá loại hình kêt cấu giao thông chở khách. Từng bước hạn chế phát triển phương tiện cá nhân nhằm điều tiết nhu cầu đi luật lại vừa nâng cao trách nhiệm của người tham gia giao thông như cấm đỗ xe máy và kinh doanh buôn bán trên vỉa hè, đồng thời
áp dụng chế độ làm việc làm lệch giờ giữa các khối cơ quan hành chính, trường học và khối sản xuất kinh doanh giảm lượng phương tiện tại các giờ cao điểm.
6.5. Chú trọng phát triển cân đối giao thông động và giao thông tĩnh trênđịa bàn thành phố. địa bàn thành phố.
Quy hoạch mặt bằng với diện tích thích hợp cho khu vực bến xe liên tỉnh, nội tỉnh, cho các loại xe tải, xe khách... Dung lượng mặt bằng cho giao thông động, giao thông tĩnh phải cân đối, thích hợp với nhu cầu lưu thông, đậu đỗ của các loại phương tiện. Diện tích giành cho giao thông động và tĩnh thường phải là 20- 25% quỹ đất đô thị.
Một xu hướng mới đã được đưa ra đó là hệ thống “giao thông tiếp cận”: các giải pháp kỹ thuật, thiết kế, chế tạo, các thiết bị chuyên dùng,... đang được đặt ra cho đối tượng tham gia giao thông là người già và người tàn tật. Để có thể triển khai “giao thông tiếp cận” cần lựa chọn những bước đi thích hợp. Trứoc tiên là nghiên cứu, điêù tra quy hoạch, xây dựng hệ thống văn bản tiêu chuẩn pháp qui; xác định vai trò, phạm vi của chính quyền địa phương trước số lượng người già và người tàn tật tham gia giao thông. Trở ngại lớn nhất hiện nay đó là nguồn vốn và tài chính điều này không chỉ đối với riêng Hải Dương mà còn là vấn đề chung của cả nước, tiếp dến là nhận thức của cộng đồng dân cư và ý thức của mọi người về “giao thông tiếp cận” đây là một xu hướng sẽ ngày được quan tâm hơn bởi nó là sự cải thiện vấn đề đi lại cho mọi người không riêng gì người già và người tàn tật mà qua đó có tác động trực tiếp tới việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đô thị.
7. Mở rộng tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức, trách nhiệm của ngườidâ trong việc chấp hành luật lệ giao thông và hạn chế tai nạn giao thông. dâ trong việc chấp hành luật lệ giao thông và hạn chế tai nạn giao thông.
* Tăng cường các hình thức giáo dục pháp luật, đẩy mạnh và mở rộng phong trào “toàn dân kìm chế tai nạn giao thông đường bộ” để mọi người dân hưởng
ứng và cam kết triệt để thực hiện qui chế an toàn giao thông khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ (phương tiện phải đảm bảo đi đúng phần đường, đúng tốc độ qui định...) và coi vấn đề tai nạn giao thông là trách nhiệm, là nghĩa vụ phải đóng góp tích cực làm giảm tai nạn giao thông.
* Các cơ quan thông tin tuyên truyền, tổ chức và gia đình phải có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục pháp luật giao thông đường bộ thường xuyên rộng rãi cho mọi người trong phạm vi quản lý của mình:
Ban an toàn giao thông Tỉnh, thành phố:
Cấp tranh, áp phích cổ động về Tháng an toàn giao thông và đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy do Uỷ ban ATGT Quốc gia phát hành, để chuyển cho Ban ATGT các huyện và thành phố Hải Dương. Tập trung tuyên truyền ở những nơi công cộng, khu đông dân cư, các trường học và những tụ đểm thường xảy ra tai nạn giao thông.
Báo Hải Dương, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh:
Tăng thời lượng và số buổi tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Luật giao thông đường bộ, đã được Quốc hội thông qua và các Nghị định của Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đến đông đảo người dân; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm biện pháp cấp bách dể khắc phục tai nạn giao thông như:
Giải quyết những tụ điểm vi phạm an toàn giao thông, đội mũ bảo hiểm nhằm giảm chấn thương sọ lão do tai nạn giao thông gây ra, nâng cao chất lượng đào tạo người điều khiển phương tiện, nâng cao chất lượng xe ô tô chỏ khách, đò chở khách qua sông...
Sở Giáo dục và Đào tạo:
Có kế hoạch phát động thi đua, bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong các trường học nhân dịp khai giảng năm học mới. Trong Tháng an toàn giao thông , tổ chức chỉ đạo giáo viên học sinh tham gia Cuộc thi tìm hiểu luật lệ an toàn giao
thông, do Ban an toàn giao thông Tỉnh và Tỉnh đoàn TNCSHCM phối hợp tổ chức. Triển khai giảng dạy giáo dục làm điểm về trật tự an toàn giao thông trong các trường tiểu học.
Ban an toàn giao thông cấp thành phố:
Phải có kế hoạch cụ thể triển khai và chỉ đạo Đài tuyền thanh tập trung tuyên truyền nội dung cơ bản các Nghị định của Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông tới mọi tầng nhân dân; nhắc nhở phê bình những hành vi lấn chiếm lòng đường, hè phố làm nơi buôn bán họp chợ; tổ chức các buổi sinh hoạt ở tổ dân phố với chủ đề tham gia bảo đảm an toàn giao thông, theo nội dung Nghị quyết liên tịch số 02/NQLT/MTTW- UBATGTQG ngày 19/5/2000 giữa Uỷ ban ATGT Quốc gia với Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam về cuộc vận động “ Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông” và Nghị quyết liên tịch số 124/NQLT/UBATGTQG – TƯĐ ngày 6/7/2001 giữa Uỷ ban ATGT Quốc gia và TW Đoàn TNCSHCM về cuộc vận động “Thanh thiếu niên tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông”.
Tất cả các cơ quan thành viên trong Ban ATGT tỉnh, Ban ATGT các huyện, thành phố:
Phải có kế hoạch riêng phát động và tuyên truyền trong toàn thể các cán bộ công nhân viên tham gia công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; nêu gương tốt về chấp hành luật lệ giao thông và là thành tuyên truyền giáo dục cộng đồng.
Phòng văn hoá thông tin làm băng, khẩu hiệu, panô áp phích cổ động cho Tháng An toàn giao thông ở đường phố trung tâm thành phố.
Công an thành phố Hải Dương dùng xe ô tô tuyên truyền trên các đường phố chính, các tụ điểm phức tạp như: ga, chợ, bến xe.
Phòng giáo dục thành phố có kế hoạch phát động thi đua, bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong các trường học nhân dịp khai giảng năm học mới.
* Một số công việc trọng tâm trong Tháng An toàn giao thông của các cơ quan, đơn vị là thành viên Ban ATGT:
Lập kế hoạch kiểm tra, giải toả các tụ điểm vi phạm ATGT trên đường tỉnh quản lý và Quốc lộ uỷ thác. Kiểm tra, rà soát và chấn chỉnh các cơ sở đào tạo, cấp giấy phép lái xe. Kiểm tra các bến xe trong tỉnh, thành phố, kiên quyết xử lý những xe chở quá khổ, quá tải gây hư hỏng công trình cầu đường, những xe chạy lòng vòng tranh giành đón khách, trả khách không đúng nơi quy định. Tăng cường cắm bổ sung phao tiêu, biển báo hiệu, xử lý ổ gà, cao su, ứ đọng nước... trên những đường giao thông dễ xảy ra mất an toàn giao thông.
Công an tỉnh, thành phố:
Lực lượng cảnh sát giao thông tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm trật tự an toàn giao thông. Tổ chức các đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát, tập trung xử lý theo từng chuyên đề vi phạm về nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn giao thông như: xe mô tô, ô tô chở khách, người điều khiển chạy quá tốc độ quy định, tránh vượt không đúng quy định, không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô xe máy trên các tuyến đường quy định bắt buộc phải đội mũ bảo