1. Lý do chọn đề tài Định hướng đầu tư xây dựng những năm tới của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ có những công trình trọng điểm quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, Bộ cần phải có một Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tập trung đủ năng lực chuyên môn theo đúng quy định của Luật Xây dựng năm 2014, đảm bảo quản lý, điều hành thực hiện các dự án đạt chất lượng, tiến độ, thuận lợi an toàn cho người sử dụng, phát huy hiệu quả vốn đầu tư, làm tốt nhiệm vụ được cấp thẩm quyền giao. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện dự án vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cần phải khắc phục như thời gian thực hiện một số dự án còn bị kéo dài, chất lượng một số công việc khi triển khai dự án chưa tốt, chi phí ở một số hạng mục còn bị vượt dự toán được phê duyệt…Yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Lao động - Thương binh Và Xã hội ngày một tốt hơn. Vì vậy, nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” là cần thiết, có ý nghĩa khách quan cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích của đề tài Hoàn thiện công tác QLDA của Ban QLDA đầu tư xây dựng thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa lý luận cơ bản về QLDA đầu tư xây dựng. - Phân tích, đánh giá thực trạng; tìm ra những ưu điểm, hạn chế, bất cập và nguyên nhân trong QLDA đầu tư xây dựng của Ban QLDA đầu tư xây dựng thuộc Bộ LĐ-TBXH giai đoạn thực hiện dự án từ năm 2017-2019. - Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác QLDA đầu tư xây dựng của Ban QLDA đầu tư xây dựng thuộc Bộ LĐ-TBXH trong giai đoạn mới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Công tác QLDA đầu tư xây dựng của Ban QLDA đầu tư xây dựng thuộc bộ LĐ -TBXH. - Phạm vi nghiên cứu: công tác QLDA đầu tư xây dựng của Ban QLDA đầu tư xây dựng thuộc Bộ LĐ-TBXH giai đoạn 2017 - 2019. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phân tích hệ thống. - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích và tổng hợp lý thuyết về quản lý dự án đầu tư xây dựng. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Kết hợp nghiên cứu định tính với định lượng, điều tra thu thập số liệu, so sánh, phân tích và tổng hợp. 6. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài - Cơ sở khoa học: Lý luận về quản lý dự án và quản lý dự án đầu tư xây dựng - Cơ sở pháp lý: Hệ thống các văn bản pháp lý hiện hành của Việt Nam về quản lý dự án đầu tư xây dựng. - Cơ sở thực tiễn: Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban QLDA đầu tư xây dựng thuộc Bộ LĐ-TBXH giai đoạn 2017-2019 và kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư xây dựng tại các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khác. 7. Kết quả đạt được và các vấn đề còn tồn tại * Kết quả đạt được: - Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng. - Đánh giá được thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban QLDA đầu tư xây dựng thuộc Bộ LĐ-TBXH. Làm rõ những kết quả đạt được, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế. - Đề xuất được một số giải pháp hoàn thiện công tác QLDA đầu tư xây dựng tại Ban QLDA đầu tư xây dựng thuộc Bộ LĐ-TBXH * Các vấn đề còn tồn tại: Phạm vi và nội dung đề tài lớn, thời gian nghiên cứu có hạn, việc thu thập số liệu để phân tích có nhiều khó khăn nên luận văn vẫn còn có một số tồn tại: - Số liệu để phân tích thực trạng chưa thật phong phú. - Một số giải pháp đề xuất cần được chi tiết hơn nữa.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
NGUYỄN ANH TÚ
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THUỘC BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Ngành Quản lý xây dựng Chuyên ngành Quản lý dự án xây dựng
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
NGUYỄN ANH TÚ
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THUỘC BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Ngành: Quản lý xây dựng Chuyên ngành: Quản lý dự án xây dựng
Mã ngành: 8580302-2
Cán bộ hướng dẫn: TS TRẦN VĂN TÂM
Trang 5Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân dưới sựhướng dẫn TS Trần Văn Tâm Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực, chưa từng được ai công bố trước đây
Tác giả luận văn
Nguyễn Anh Tú
Trang 6Để hoàn thành luận văn “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng
của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội”
ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, tôi luôn nhận được sự quan tâm và giúp đỡ nhiệttình của các tập thể, cá nhân trong và ngoài nhà trường
Tác giả trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Kinh tế và Quản lý Xâydựng - Trường Đại học Xây dựng, Khoa Đào tạo Sau Đại học của nhà trường đãgiúp đỡ và tạo điều kiện để tác giả hoàn thành khóa học Đặc biệt tác giả xin gửi lờicảm ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn TS Trần Văn Tâm đã tận tình hướng dẫn, độngviên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài luận văn
Tác giả chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, cán bộ và nhân viên Ban quản lý
dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tạo điều kiệnthuận lợi, hỗ trợ, giúp đỡ tác giả trong việc thu thập thông tin, tài liệu nghiên cứu
Tác giả cũng xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã chia sẻ, động viêntác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, Ngày tháng năm 2020
Tác giả luận văn
Nguyễn Anh Tú
Trang 7LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG ii
DANH MỤC HÌNH VẼ iii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 3
1.1 Dự án đầu tư xây dựng 3
1.1.1 Khái niệm dự án, dự án đầu tư và dự án đầu tư xây dựng 3
1.1.2 Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng 4
1.1.3 Phân loại dự án đầu tư xây dựng 4
1.1.4 Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng 5
1.2 Quản lý dự án đầu tư xây dựng 6
1.2.1 Khái niệm quản lý dự án đầu tư xây dựng 6
1.2.2 Mục tiêu của quản lý dự án đầu tư xây dựng 7
1.2.3 Chức năng của quản lý dự án đầu tư xây dựng 7
1.2.4 Vai trò của quản lý dự án đầu tư xây dựng 8
1.2.5 Yêu cầu quản lý dự án đầu tư xây dựng 8
1.2.6 Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng 9
1.2.7 Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng 17
1.3 Tiêu chí đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng 19
1.3.1 Nhóm các tiêu chí định tính 19
1.3.2 Nhóm các tiêu chí định lượng 20
1.4 Nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng 21
1.4.1 Nhân tố khách quan 21
1.4.2 Nhân tố chủ quan 23
1.5 Các văn bản pháp lý liên quan đến quản lý dự án đầu tư xây dựng 23
1.6 Các nghiên cứu trước liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài 24
Trang 8QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THUỘC BỘ LAO ĐỘNG
-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2017-2019 26
2.1 Giới thiệu về Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội 26
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 26
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý dự án 26
2.1.3 Cơ cấu tổ chức, nguyên tắc làm việc và hoạt động 27
2.1.4 Năng lực nhân sự của Ban quản lý dự án 32
2.1.5 Cơ sở vật chất, trang thiết bị của Ban quản lý dự án 35
2.2 Giới thiệu sơ lược các dự án giao cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý giai đoạn 2017-2019 36
2.2.1 Danh sách các dự án giao Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý giai đoạn 2017-2019 36
2.2.2 Đặc điểm các dự án do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý giai đoạn 2017-2019 37
2.3 Thực trạng công tác quản lý dự án của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội giai đoạn 2017-2019 37
2.3.1 Thực trạng quản lý về phạm vi, kế hoạch công việc 37
2.3.2 Thực trạng quản lý về khối lượng công việc 38
2.3.3 Thực trạng quản lý về chất lượng trong đầu tư xây dựng 39
2.3.4 Quản lý về tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng 43
2.3.5 Thực trạng quản lý về chi phí trong đầu tư xây dựng 47
2.3.6 Quản lý về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường 53 2.3.7 Quản lý về lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng 55
2.4 Đánh giá kết quả công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội 58
2.4.1 Kết quả đã đạt được 58
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 59
Trang 9CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THUỘC BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI 62 3.1 Định hướng và yêu cầu về đầu tư xây dựng các dự án thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong giai đoạn 2021-2025 62 3.2 Các yêu cầu đối với việc hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Lao Động - Thương Binh và Xã hội 64 3.3 Danh mục các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội giai đoạn 2021-2025 64
3.3.1 Nhóm giải pháp chung 653.3.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác quản lý giai đoạn thực hiện dự ántheo nội dung quản lý dự án 73
KẾT LUẬN 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 10DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
ISO : Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa
LĐ - TBXH : Lao động - Thương binh và Xã hội
Trang 11DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Cơ sở pháp lý của quản lý dự án đầu tư xây dựng 25
Bảng 2.1 Trình độ, kinh nghiệm của cán bộ thuộc Ban QLDA 33
Bảng 2.2 Năng lực nhân sự theo ngành nghề tại Ban QLDA 33
Bảng 2.3 Năng lực chứng chỉ và chứng nhận được cấp của Ban QLDA 33
Bảng 2.4 Độ tuổi của cán bộ trong Ban QLDA 35
Bảng 2.5: Cơ cấu phân bổ nhân sự các phòng của Ban quản lý dự án 35
Bảng 2.6: Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ công tác quản lý 36
Bảng 2.7: Danh sách các dự án do Ban quản lý giai đoạn 2017-2019 37
Bảng 2.8: Tình hình thực hiện công tác quản lý về khối lượng công việc 39
Bảng 2.9: Thực trạng quản lý chất lượng giai đoạn khảo sát 42
Bảng 2.10: Thực trạng quản lý giai đoạn lập thiết kế 43
Bảng 2.11: Một số dự án còn tồn tại trong quản lý chất lượng khi thi công 45
Bảng 2.12: Tình hình thực hiện tiến độ của một số gói thầu thuộc các dự án do Ban QLDA quản lý 45
Bảng 2.13: Tình hình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng một số dự án 46
Bảng 2.14: Tình hình thực hiện kế hoạch vốn của Ban 48
Bảng 2.15: Tình hình thực hiện quản lý tổng mức đầu tư tại Ban QLDA 49
Bảng 2.16: Thực trạng trong công tác đảm bảo vệ sinh môi trường 54
Bảng 2.17: Tỷ lệ hình thức lựa chọn nhà thầu của các dự án tại Ban 55
Bảng 3.1: Danh sách một số dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của Bộ LĐ-TBXH 62
Bảng 3.2: Đề xuất sắp xếp, thay đổi bộ máy nhân sự Ban QLDA 67
Bảng 3.3: Danh mục các nội dung ưu tiên bồi dưỡng đối với cán bộ Ban QLDA thuộc Bộ LĐ-TBXH 71
Bảng 3.4: Danh sách các trang thiết bị cần mua sắm bổ sung tại Ban 72
Bảng: 3.5 Quy trình thực hiện phát sinh đề xuất tại Ban QLDA 83
Trang 12DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Ban QLDA.[3] 28
Hình 3.1: Các giải pháp hoàn thiện công tác QLDA tại Ban QLDA 65
Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức Ban QLDA đề xuất điều chỉnh 66
Hình 3.3: Sơ đồ tổ chức phòng quản lý dự án tại Ban QLDA 68
Hình 3.4: Nhóm giải pháp theo nội dung quản lý dự án 73
Hình 3.5: Trình tự các bước trong công tác quản lý chất lượng tại Ban QLDA 75
Hình 3.6: Sự phối hợp giữa Ban quản lý dự án và tư vấn giám sát 76
Hình 3.7: Các bước lập tiến độ chi tiết gói thầu 77
Hình 3.8: Các bước quản lý tiến độ chi tiết theo tháng 79
Hình 3.9: Quy trình thanh toán mỗi đợt cho nhà thầu thi công 85
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Định hướng đầu tư xây dựng những năm tới của Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội sẽ có những công trình trọng điểm quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, Bộ cầnphải có một Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tập trung đủ năng lực chuyên môntheo đúng quy định của Luật Xây dựng năm 2014, đảm bảo quản lý, điều hành thựchiện các dự án đạt chất lượng, tiến độ, thuận lợi an toàn cho người sử dụng, pháthuy hiệu quả vốn đầu tư, làm tốt nhiệm vụ được cấp thẩm quyền giao Tuy nhiêntrong quá trình thực hiện dự án vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cần phải khắc phục nhưthời gian thực hiện một số dự án còn bị kéo dài, chất lượng một số công việc khitriển khai dự án chưa tốt, chi phí ở một số hạng mục còn bị vượt dự toán được phêduyệt…Yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Banquản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Lao động - Thương binh Và Xã hội ngày
một tốt hơn Vì vậy, nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư
xây dựng của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội” là cần thiết, có ý nghĩa khách quan cả về lý luận và thực tiễn.
2 Mục đích của đề tài
Hoàn thiện công tác QLDA của Ban QLDA đầu tư xây dựng thuộc Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội
3 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận cơ bản về QLDA đầu tư xây dựng
- Phân tích, đánh giá thực trạng; tìm ra những ưu điểm, hạn chế, bất cập vànguyên nhân trong QLDA đầu tư xây dựng của Ban QLDA đầu tư xây dựng thuộc BộLĐ-TBXH giai đoạn thực hiện dự án từ năm 2017-2019
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác QLDA đầu tư xây dựng củaBan QLDA đầu tư xây dựng thuộc Bộ LĐ-TBXH trong giai đoạn mới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác QLDA đầu tư xây dựng của Ban QLDA đầu tưxây dựng thuộc bộ LĐ -TBXH
Trang 14- Phạm vi nghiên cứu: công tác QLDA đầu tư xây dựng của Ban QLDA đầu tưxây dựng thuộc Bộ LĐ-TBXH giai đoạn 2017 - 2019
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch
sử, phân tích hệ thống
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích và tổng hợp lý thuyết về quản
lý dự án đầu tư xây dựng
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Kết hợp nghiên cứu định tính với địnhlượng, điều tra thu thập số liệu, so sánh, phân tích và tổng hợp
6 Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
- Cơ sở khoa học: Lý luận về quản lý dự án và quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Cơ sở pháp lý: Hệ thống các văn bản pháp lý hiện hành của Việt Nam vềquản lý dự án đầu tư xây dựng
- Cơ sở thực tiễn: Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại BanQLDA đầu tư xây dựng thuộc Bộ LĐ-TBXH giai đoạn 2017-2019 và kinh nghiệmquản lý dự án đầu tư xây dựng tại các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khác
7 Kết quả đạt được và các vấn đề còn tồn tại
* Kết quả đạt được:
- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Đánh giá được thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của BanQLDA đầu tư xây dựng thuộc Bộ LĐ-TBXH Làm rõ những kết quả đạt được,những vấn đề còn tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế
- Đề xuất được một số giải pháp hoàn thiện công tác QLDA đầu tư xây dựngtại Ban QLDA đầu tư xây dựng thuộc Bộ LĐ-TBXH
* Các vấn đề còn tồn tại:
Phạm vi và nội dung đề tài lớn, thời gian nghiên cứu có hạn, việc thu thập sốliệu để phân tích có nhiều khó khăn nên luận văn vẫn còn có một số tồn tại:
- Số liệu để phân tích thực trạng chưa thật phong phú
- Một số giải pháp đề xuất cần được chi tiết hơn nữa
Trang 15CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN VỀ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG1.1 Dự án đầu tư xây dựng
1.1.1 Khái niệm dự án, dự án đầu tư và dự án đầu tư xây dựng
“Dự án là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau được thực hiệntrong một khoảng thời gian có hạn, với những nguồn lực đã được giới hạn để tạo ramột sản phẩm, dịch vụ, mục tiêu cụ thể, rõ ràng, làm thỏa mãn nhu cầu của đốitượng mà dự án hướng đến” [1]
“Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiếnhành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gianxác định” [15]
Có thể xem xét DAĐT dưới nhiều góc độ khác nhau [11]
Về mặt hình thức: DAĐT là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và
có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch nhằm đạt được những kết quả
và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai
Xét trên góc độ quản lý: DAĐT là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật
tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong một thời gian dài
Trên góc độ kế hoạch hóa: DAĐT là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết củamột công cuôc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội, làm tiền đề chocác quyết định đầu tư và tài trợ
Xét về mặt nội dung: DAĐT là tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết,được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định đểtạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện nhữngmục tiêu nhất định trong tương lai
“Dự án ĐTXD là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn đểtạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sựtăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩmhoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định” [10]
Theo Luật Xây dựng thì “Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất cóliên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới,
Trang 16sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượngcông trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định Ở giai đoạnchuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứutiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báocáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng” [13]
1.1.2 Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng
- Tính thay đổi: Dự án đầu tư xây dựng không tồn tại một cách ổn định, hàngloạt phần tử của nó đều có thể thay đổi trong quá trình thực hiện dự án do nhiềunguyên nhân Chẳng hạn như các nhân tố từ bên trong như nguồn lực tài chính, cáchoạt động sản xuất,… và các nhân tố bên ngoài như môi trường chính trị, kinh tế,
kỹ thuật, công nghệ,… và thậm chí cả điều kiện kinh tế xã hội
- Tính duy nhất: Mỗi dự án đều có đặc trưng riêng biệt được thực hiện trongnhững điều kiện khác biệt nhau về cả địa điểm, không gian, thời gian và môi trườngluôn thay đổi
- Hạn chế về thời gian và quy mô: Mỗi dự án đều có điểm khởi đầu và kết thúc
rõ ràng và thường có một số kỳ hạn có liên quan Mỗi dự án đều được khống chế bởimột khoảng thời gian nhất định, trên cơ sở đó, trong quá trình triển khai thực hiện dự
án là cơ sở để phân bố các nguồn lực sao cho hợp lý và có hiệu quả nhất Quy mô củamỗi dự án là khác nhau và được thể hiện một cách rõ ràng trong mỗi dự án
- Liên quan đến nhiều nguồn lực khác nhau: Triển khai dự án là một quátrình thực hiện một chuỗi các đề xuất để thực hiện các mục địch cụ thể nhất định Vìvậy, để thực hiện được, cần huy động các nguồn lực khác nhau Việc kết hợp hàihòa các nguồn lực đó trong quá trình triển khai là một trong những nhân tố gópphần nâng cao hiệu quả của dự án
1.1.3 Phân loại dự án đầu tư xây dựng
Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, mức độ quan trọng;công năng phục vụ, tính chất chuyên ngành của công trình và mục đích quản lý;nguồn vốn sử dụng và hình thức đầu tư [16]:
1.1.3.1 Theo quy mô, mức độ quan trọng
Căn cứ quy mô, mức độ quan trọng dự án đầu tư xây dựng được phân thành
dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C theo tiêuchí quy định của Pháp luật về đầu tư công
Trang 171.1.3.2 Theo công năng phục vụ, tính chất chuyên ngành của công trình và mục đích quản lý
Căn cứ công năng phục vụ, tính chất chuyên ngành của công trình và mục đíchquản lý, dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành các dự án sau:
- Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng;
- Dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp;
- Dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật;
- Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông;
- Dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Dự án đầu tư xây dựng công trình quốc phòng, an ninh;
- Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị và dự án đầu
tư xây dựng có công năng phục vụ hỗn hợp khác;
1.1.3.3 Theo nguồn vốn sử dụng và hình thức đầu tư
Căn cứ nguồn vốn sử dụng và hình thức đầu tư, dự án đầu tư xây dựng đượcphân loại thành các dự án sau:
- Dự án sử dụng vốn đầu tư công;
- Dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công;
- Dự án PPP;
- Dự án sử dụng vốn khác;
1.1.4 Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng được quy định cụ thể như sau[6]:
1.1.4.1 Giai đoạn chuẩn bị dự án
Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định, phê
duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báocáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xemxét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liênquan đến chuẩn bị dự án
1.1.4.2 Giai đoạn thực hiện dự án
Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao đất hoặc
thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát
Trang 18xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xâydựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); tổ chức lựachọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sátthi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu côngtrình xây dựng hoàn thành; bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vậnhành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác.
1.1.4.3 Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng gồm các công việc
Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụnggồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình xây dựng
1.2 Quản lý dự án đầu tư xây dựng
1.2.1 Khái niệm quản lý dự án đầu tư xây dựng
“Quản lý” là khái niệm rộng.“Quản lý là sự tác động có tổ chức, có đích
hướng của chủ thể lên các khách thể nhằm đạt được mục tiêu đã định trước”.
Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực vàgiám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúngthời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về
kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng những phương pháp và điều kiện tốtnhất cho phép [17]
Quản lý dự án là nghành khoa học nghiên cứu về việc lập kế hoạch, tổ chức
và quản lý, giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoànthành đúng thời gian, trong phạm vi ngân sách đã được duyệt, đảm bảo chất lượng,đạt được mục tiêu cụ thể của dự án và các mục đích đề ra.[2]
Các khái niệm quản lý dự án trên đều đã đề cập đến một số yếu tố cơ bản củaquản lý như phương thức tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý vàmục tiêu của quản lý dự án nói chung cần đạt được Tuy nhiên các khái niệm chưaphân tích làm rõ chủ thể và đối tượng bị quản lý của dự án đầu tư xây dựng là gì
Trên cơ sở làm rõ khái niệm quản lý, quản lý dự án nói chung, tác giả đềxuất khái niệm về quản lý dự án đầu tư xây dựng như sau: Quản lý dự án đầu tư xâydựng là tổng hợp các tác động của chủ thế quản lý (chủ đầu tư) bằng pháp luật xây
Trang 19dựng, bằng các chức năng quản lý như chức năng lập kế hoạch công việc để quảnlý; chức năng tổ chức điều hành thực hiện các công việc; chức năng kiểm tra, kiểmsoát, hiệu chỉnh các sai lệch trong quản lý gây ra đến đối tượng bị quản lý là toàn bộcác hoạt động đầu tư xây dựng của dự án và các chủ thể thực hiện chúng nhằm hoànthành tốt các mục tiêu đặt ra cho dự án.
1.2.2 Mục tiêu của quản lý dự án đầu tư xây dựng
Mục tiêu cơ bản của QLDA là phải đạt được mục đích của đầu tư, tức là lợiích mong muốn của chủ đầu tư Tuy nhiên trong mỗi giai đoạn triển khai dự án mụctiêu này cần được cụ thể hóa; chẳng hạn ở giai đoạn chuẩn bị dự án phải lập được báocáo nghiên cứu khả thi có chất lượng tốt Giai đoạn thực hiện dự án phải lập đượcthiết kế bản vẽ thi công phù hợp với báo cáo nghiên cứu khả thi đã được phê duyệt( cả về mặt kĩ thuật và chi phí), đồng thời mục tiêu QLDA ở giai đoạn này phải đảmbảo xây dựng được công trình đúng thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt ( đảmbảo các quy chuẩn, tiêu chuẩn đi kèm ) và chi phí không vượt dự toán đã được duyệt.Giai đoạn khai thác vận hành phải đảm bảo đạt được các chỉ tiêu hiệu quả của dự án (tài chính, kinh tế, xã hội ) Ngoài ra QLDA còn phải đảm bảo tiến độ thực hiện dự án,công trình được xây dựng đảm bảo chất lượng, trong phạm vi ngân sách được phêduyệt, đảm bảo an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường xâudựng
1.2.3 Chức năng của quản lý dự án đầu tư xây dựng
Quản lý dự án đầu tư xây dựng có các chức năng cơ bản sau:
- Dự đoán: Dự đoán là phán đoán trước toàn bộ quá trình và các hiện tượng
mà trong tương lai có thể xảy ra trong khi thực hiện dự án ĐTXD Dự đoán baogồm các yếu tố thuận lợi, khó khăn và các yếu tố tác động ảnh hưởng trực tiếp đếnquá trình thực hiện dự án ĐTXD
- Kế hoạch hoá: Kế hoạch hoá là chức năng cơ bản nhất trong số các chứcnăng của quản lý dự án ĐTXD, nhằm xây dựng quyết định về mục tiêu, chươngtrình hành động và bước đi cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định của dự án
- Tổ chức: Tổ chức chính là sự kết hợp, liên kết những công việc riêng rẽthành một hệ thống Việc tổ chức quản lý dự án được coi là hợp lý khi nó tuân thủnguyên tắc thống nhất trong mục tiêu, mỗi công việc đều góp phần hướng tới các
Trang 20mục tiêu chung của dự án.
- Điều chỉnh: Điều chỉnh nhằm sửa chữa các sai lệch nảy sinh trong quá trìnhquản lý dự án Sự điều chỉnh cũng rất phức tạp, bới vì bất cứ một sự sai lệch nào dù
là nhỏ nhất cũng sẽ ảnh hường trực tiếp hoặc gián tiếp đến mục tiêu chung của toàn
bộ dự án
- Kiểm tra, giám sát: Giám sát kiểm tra là để đánh giá đúng kết quả hoạtđộng của việc quản lý dự án, bao gồm cả việc đo lường các sai lệch nảy sinh trongquá trình thực hiện Là một chức năng có liên quan mục tiêu và kế hoạch đã định
Kế hoạch hướng dẫn việc sử dụng các nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu, cònkiểm tra xác định xem dự án có phù hợp với mục tiêu và kế hoạch hay không
- Đánh giá: Nhằm cung cấp cho cơ quan quản lý các thông tin cần thiết đểđánh giá đúng tình hình của dự án Đây là một chức năng quan trọng của công việcquản lý dự án
1.2.4 Vai trò của quản lý dự án đầu tư xây dựng
Công tác quản lý DAĐT có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo ra
và đưa công trình vào sử dụng đảm bảo các mục đích của dự án Vai trò quản lý dự
án được thể hiện ở các nội dung cụ thể sau:
- Quản lý DAĐT tạo ra khả năng phân phối hợp lý các nguồn lực, sử dụnghiệu quả các nguồn lực cho việc thực hiện, hoàn thành dự án theo đúng mục đíchkhi phê duyệt dự án
- Quản lý DAĐT thực hiện tốt nhất việc tổ chức gắn kết các bộ phận, phốihợp chặt chẽ các bộ phận thuộc chủ thể quản lý và các bộ phận thuộc đối tượng bị quản
lý để hoàn thành tốt các công việc của dự án ở các giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện
dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình vào sử dụng
- Quản lý DAĐT góp phần trực tiếp vào việc phát hiện sớm các rủi ro cho dự án
và xử lý có hiệu quả những rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện dự án
1.2.5 Yêu cầu quản lý dự án đầu tư xây dựng
1.2.5.1 Yêu cầu chung
- Tính khoa học và hệ thống: Để đảm bảo yêu cầu này đòi hỏi các dự ánđầu tư xây dựng công trình phải được lập và quản lý trên cơ sở nghiên cứu kỹ,
Trang 21chính xác các nội dung của dự án (sự cần thiết, các điều kiện tự nhiên xã hội, cácphương án thực hiện và giải pháp thiết kế, ) dựa trên sự khảo sát tỉ mỉ với các sốliệu đầy đủ và chính xác Đồng thời dự án đầu tư phải phù hợp với các dự ánkhác, phù hợp với quy hoạch.
- Tính pháp lý: Các dự án đầu tư xây dựng công trình phải được xây dựng vàquản lý trên cơ sở pháp lý vững chắc, tức là phải tuân thủ các chính sách và phápluật của nhà nước
- Tính đồng nhất: Phải tuân thủ các quy định và thủ tục đầu tư của các cơquan chức năng và tổ chức tài trợ vốn (nếu có)
- Tính hiện thực (tính thực tiễn): Phải đảm bảo tính khả thi dựa trên sự phântích đúng đắn các môi trường liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng
1.2.5.2 Yêu cầu cụ thể
- Đầu tư phải thực hiện theo chương trình, dự án, phù hợp với chiến lược,quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
- Đầu tư phải đúng mục tiêu, có hiệu quả, chống dàn trải, lãng phí;
- Phương thức quản lý đầu tư phải phù hợp, đảm bảo hiệu lực và hiệu quảcủa quản lý nhà nước;
- Quy trình thủ tục thực hiện đầu tư phải tuân thủ các quy định pháp luật vềquản lý đầu tư;
- Phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, có chế tài cụ thểtrong từng khâu của quá trình đầu tư
1.2.6 Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng
QLDA đầu tư xây dựng bao gồm nhiều nội dung Tùy vào cách phân loại màQLDA đầu tư xây dựng có nội dung khác nhau Có thể chia thành: QLDA đầu tưxây dựng theo giai đoạn; QLDA đầu tư xây dựng theo mục tiêu quản lý; QLDA đầu
tư xây dựng theo nội dung quản lý Trong luận văn, tác giả tiếp cận QLDA đầu tưxây dựng theo nội dung quản lý, bao gồm:
- Quản lý phạm vi, kế hoạch công việc;
- Quản lý khối lượng công việc;
- Quản lý về chất lượng trong đầu tư xây dựng;
Trang 22- Quản lý về tiến độ thực hiện;
- Quản lý về chi phí trong đầu tư xây dựng;
- Quản lý an toàn trong thi công xây dựng và bảo vệ môi trường xây dựng;
- Quản lý về lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng;
- Quản lý về rủi ro trong đầu tư xây dựng;
- Quản lý về hệ thống thông tin công trình và các nội dung cần thiết khác;
1.2.6.1 Quản lý về phạm vi, kế hoạch công việc
Quản lý phạm vi dự án là quản lý danh sách tất cả những công việc mà dự ánphải làm Dự án phải có một phạm vi được quy định rõ ràng, chi tiết từng công việc(thời gian, tiến độ, ), nếu không dự án sẽ dễ phát sinh rất nhiều đầu việc, nới rộngphạm vi dự án, có thể dự án kéo dài mãi và không bao giờ kết thúc
Quản lý kế hoạch công việc là tiến hành khống chế quá trình quản lý đối vớinội dung công việc của dự án nhằm thực hiện mục tiêu dự án, bao gồm việc phânchia phạm vi, quy hoạch phạm vi, điều chỉnh phạm vi dự án
1.2.6.2 Quản lý về khối lượng công việc
Việc thi công xây dựng công trình phải được thực hiện dựa theo khối lượngthiết kế được duyệt, khối lượng thi công thực tế được tính toán và được xác nhậngiữa CĐT, nhà thầu thi công cũng như là tư vấn giám sát (nếu có) theo thời gian,theo giai đoạn cho từng công trình, hạng mục hoặc cả dự án
Quản lý khối lượng công việc là quá trình đối chiều với khối lượng thiết kếđược duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng Nó phải phù hợpvới khối lượng thiết kế đã được phẩm định và phê duyệt
1.2.6.3 Quản lý về chất lượng trong đầu tư xây dựng
Quản lý chất lượng xây dựng là quá trình triển khai giám sát các tiêu chuẩn chấtlượng của dự án, đảm bảo dự án có chất lượng đáp ứng yêu cầu của CĐT Các tiêuchuẩn chất lượng được cụ thể hóa dựa theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành áp dụngcho dự án, cho từng công trình cụ thể Một số hoạt động quản lý chất lượng xây dựng:
- Quản lý chất lượng trong giai đoạn lập dự án đầu tư
- Quản lý chất lượng trong giai đoạn khảo sát
+ Kiểm tra năng lực hoạt động xây dựng của các nhà thầu tư vấn khảo sát sovới hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất về năng lực tài chính, nhân lực, thiết bị máy
Trang 23móc, cơ sở vật chất;
+ Theo dõi, kiểm tra công tác khảo sát thực tế của nhà thầu tư vấn khảo sát
về vị trí, khối lượng, quy trình khảo sát, máy móc thiết bị đang sử dụng, bám sátphương án kỹ thuật đã được duyệt;
+ Yêu cầu và thường xuyên kiểm tra nhà thầu tư vấn khảo sát thực hiện bảo
vệ môi trường, hạn chế các trường hợp làm ảnh hưởng đến các công trình xungquanh, địa chất tự nhiên của vị trí đang khảo sát
- Quản lý chất lượng trong giai đoạn thiết kế xây dựng
- Quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công xây dựng:
+ Kiểm tra các điều kiện khởi công CTXD;
+ Kiểm tra sự phù hợp giữa năng lực thực tế của nhà thầu thi công với hồ sơ
+ Tập hợp, kiểm tra tài liệu, hồ sơ phục vụ công tác nghiệm thu, thanh toántừng giai đoạn và quyết toán dự án;
+ Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trìnhhoặc toàn bộ công trình khi có nghi ngờ sai sót về chất lượng
- Hoạt động quản lý chất lượng trong giai đoạn bảo hành, bảo trì công trình:
+ Tiến hành kiểm tra thường niên tình trạng công trình, nếu phát hiện hưhỏng thì sẽ yêu cầu nhà thầu thi công, nhà thầu cung ứng lắp đặt thiết bị sửa chữa,thay thế;
+ Giám sát và nghiệm thu việc khắc phục, sửa chữa, thay thế của các nhàthầu thực hiện nghĩa vụ bảo hành, bảo trì công trình
1.2.6.4 Quản lý về tiến độ thực hiện
Trang 24Quản lý tiến độ thực hiện dự án là việc lập kế hoạch, phân chia thời gian theokhối lượng công việc và tiến hành giám sát tiến độ thực hiện các công việc đó đểnhằm đảm bảo thời gian hoàn thành dự án theo đúng kế hoạch đã đặt ra Các côngviệc cần được chỉ rõ chi tiết kéo dài bao lâu, thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc vàtoàn bộ dự án sẽ thực hiện trong thời gian bao lâu.
Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thìtiến độ xây dựng công trình phải được lập cho từng giai đoạn theo tháng, quý, năm
Nhà thầu thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ lập tiến độ thi công xâydựng chi tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện nhưng phải bảo đảmphù hợp với tổng tiến độ của dự án
Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát và các bên có liên quan
có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnhtiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưngkhông được làm ảnh hưởng đến tổng tiến độ của dự án
Trường hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo dài thì chủ đầu tư phải báocáo người quyết định đầu tư để đưa ra quyết định việc điều chỉnh tổng tiến độ của
dự án Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng trên cơ sở bảo đảm chấtlượng công trình
Trường hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng đem lại hiệu quả cao hơn cho dự ánthì nhà thầu xây dựng được xét thưởng theo hợp đồng Trường hợp kéo dài tiến độxây dựng gây thiệt hại thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại và bị phạt vi phạmhợp đồng
1.2.6.5 Quản lý về chi phí trong đầu tư xây dựng
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là quá trình quản lý chi phí, giá thành côngtrình hay toàn bộ dự án nhằm đảm bảo hoàn thành dự án mà không vượt TMĐTđược duyệt
Tổng mức đầu tư là chi phí tối đa mà CĐT được phép sử dụng để đầu tư xâydựng Nhà nước thực hiện quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng, hướng dẫn lập và quản
lý chi phí dự án đầu tư xây dựng Cơ quan nhà nước về xây dựng công bố định mức, chỉtiêu kinh tế - kỹ thuật và các thông tin liên quan để CĐT tham khảo xác định chi phí đầu
tư CĐT chịu trách nhiệm toàn diện về việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng từ giai đoạn
Trang 25chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác, sử dụng CĐTđược thuê tổ chức, cá nhân tư vấn để thực hiện việc lập, thẩm tra và kiểm soát chi phí dự
án đầu tư xây dựng phù hợp với nguồn vốn và điều kiện cụ thể của công trình xây dựng.Quản lý chi phí đầu tư xây dựng gồm các công việc cụ thể như sau:
+ Khi quy hoạch xây dựng thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp tới dự án;
+ Khi chỉ số giá xây dựng do Bộ Xây dựng, UBND cấp tỉnh công bố trongthời gian thực hiện dự án lớn hơn chỉ số giá xây dựng được sử dụng để tính dựphòng trượt giá trong tổng mức đầu tư dự án được duyệt
Phần tổng mức đầu tư điều chỉnh thay đổi so với tổng mức đầu tư đã đượcphê duyệt phải có tổ chức thẩm định hoặc thẩm tra trước khi phê duyệt
- Quản lý dự toán công trình:
Dự toán xây dựng (gọi tắt là dự toán công trình) được lập căn cứ trên cơ sởkhối lượng các công việc xác định theo thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thicông, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình, đơn giá xây dựng, chi phítính theo tỷ lệ phần trăm (%) cần thiết để thực hiện khối lượng, nhiệm vụ công việc
đó CĐT phê duyệt dự toán công trình (trừ các công trình chỉ yêu cầu lập báo cáokinh tế - kỹ thuật sẽ do người quyết định đầu tư phê duyệt) sau khi đã thẩm địnhhoặc thẩm tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phê duyệt dự toáncông trình Dự toán công trình được phê duyệt là cơ sở để xác định giá gói thầu,giá xây dựng; là căn cứ để đàm phán ký kết Hợp đồng, thanh toán với nhà thầutrong trường hợp chỉ định thầu
Dự toán công trình có thể được điều chỉnh trong một số trường hợp CĐT tổchức thẩm định, phê duyệt dự toán công trình điều chỉnh Đối với công trình chỉ yêucầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, nếu giá trị dự toán công trình điều chỉnh không
Trang 26vượt giá trị dự toán đã được người quyết định đầu tư phê duyệt thì CĐT tự tổ chứcthẩm định, phê duyệt Trường hợp vượt giá trị dự toán đã được người quyết địnhđầu tư phê duyệt thì CĐT báo cáo người quyết định đầu tư trước khi tổ chức thẩmđịnh dự toán và trình người quyết định đầu tư phê duyệt.
- Quản lý định mức xây dựng:
Định mức kinh tế - kỹ thuật gồm các định mức cơ sở và định mức dự toánxây dựng công trình Định mức cơ sở gồm định mức sử dụng vật liệu, định mức laođộng, định mức năng suất máy và thiết bị thi công Định mức cơ sở là cơ sở để xácđịnh định mức dự toán xây dựng công trình Định mức dự toán xây dựng công trình
là mức hao phí cần thiết về vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công được xácđịnh phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công và biện pháp thi công cụ thể
để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng công trình
- Quản lý giá xây dựng
Đơn vị CĐT căn cứ phương pháp lập đơn giá xây dựng, yêu cầu kỹ thuật, biệnpháp thi công cụ thể của công trình Tổ chức lập đơn giá xây dựng, giá xây dựng tổnghợp làm cơ sở cho việc xác định tổng mức đầu tư và dự toán xây dựng để quản lý chiphí
Chủ đầu tư xây dựng được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện nănglực, kinh nghiệm thực hiện các công việc hoặc phần công việc liên quan đến việc lậpđơn giá xây dựng Tổ chức, cá nhân tư vấn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vàCĐT về tính hợp lý, chính xác của giá xây dựng do mình lập
- Quản lý thanh toán và quyết toán vốn đầu tư:
Cơ quan thanh toán vốn đầu tư có trách nhiệm thanh toán vốn đầu tư theo đềnghị thanh toán của CĐT hoặc đại diện hợp pháp của CĐT trên cơ sở kế hoạch vốnđược giao CĐT chịu trách nhiệm về đơn giá, khối lượng và giá trị đề nghị thanh toántrong hồ sơ đề nghị thanh toán Trong quá trình thanh toán, nếu phát hiện những sai sóttrong hồ sơ đề nghị thanh toán, cơ quan thanh toán vốn đầu tư thông báo bằng văn bản
để CĐT hoặc đại diện hợp pháp của CĐT bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ
Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trongquá trình đầu tư xây dựng để đưa công trình vào khai thác, sử dụng Chi phí hợppháp là chi phí được thực hiện trong phạm vi dự án, thiết kế, dự toán được duyệt
Trang 27kể cả phần điều chỉnh, bổ sung theo quy định của Hợp đồng đã ký kết, phù hợpvới quy định của pháp luật Đối với các công trình sử dụng vốn ngân sách nhànước, vốn đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn TMĐT được cấp cóthẩm quyền phê duyệt.
Chủ đầu tư có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng đểtrình người quyết định đầu tư phê duyệt chậm nhất là 12 tháng đối với các dự ánquan trọng quốc gia và dự án nhóm A, 9 tháng đối với dự án nhóm B và 6 thángđối với dự án nhóm C kể từ ngày công trình hoàn thành, đưa vào khai thác sửdụng Sau 6 tháng kể từ khi có quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự ánhoàn thành, CĐT có trách nhiệm giải quyết công nợ, tất toán tài khoản dự án tại cơquan thanh toán vốn đầu tư Đối với công trình, hạng mục công trình hoàn thànhđưa vào sử dụng thuộc dự án đầu tư xây dựng, việc quyết toán thực hiện theo yêucầu của người quyết định đầu tư
Thẩm quyền phê duyệt báo cáo quyết toán vốn đầu tư được quy định nhưsau: Đối với các dự án quan trọng quốc gia và các dự án quan trọng khác do Thủtướng quyết định đầu tư; Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt quyết toán các dự ánhoàn thành phần sử dụng vốn ngân sách nhà nước; được ủy quyền hoặc phân cấpphê duyệt quyết toán các dự án thuộc thẩm quyền; CĐT phê duyệt quyết toán các
dự án hoàn thành phần không sử dụng vốn ngân sách nhà nước Đối với các dự áncòn lại người quyết định đầu tư là người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốnđầu tư Riêng các dự án có ủy quyền quyết định đầu tư, người quyết định đầu tư quyđịnh về việc phê duyệt quyết toán vốn đầu tư
1.2.6.6 Quản lý về an toàn trong thi công xây dựng và bảo vệ môi trường
Quản lý an toàn lao động trong quá trình thi công bao gồm các quy trình cầnthiết do CĐT, nhà tài trợ cho dự án, đơn vị tư vấn, nhà thầu chính thực hiện đểnhằm xác định chính sách an toàn, mục tiêu an toàn và trách nhiệm an toàn để dự ánđược hoạch định và thực hiện theo hướng phòng ngừa các tai nạn hoặc sự cố có thểxảy ra, hoặc có khả năng gây ra thương vong về người và hư hại về tài sản Quátrình quản lý an toàn lao động gồm: lập kế hoạch quản lý an toàn, đảm bảo và kiểmsoát an toàn, xử lý sự cố khi có tai nạn lao động xảy ra
Trang 28Quản lý vệ sinh môi trường dự án bao gồm các hoạt động của CĐT, Nhà tàitrợ cho dự án và đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công chính thực hiện nhằm xác định cácchính sách, mục tiêu và trách nhiệm môi trường với mục đích để giảm thiểu ảnh hưởngcủa dự án tới môi trường xung quanh, đồng thời đảm bảo các hoạt động của dự án nằmtrong phạm vi pháp luật cho phép Quá trình quản lý môi trường bao gồm: lập kế hoạchquản lý môi trường, đảm bảo môi trường và kiểm soát môi trường.
1.2.6.7 Quản lý về lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng
Quản lý lựa chọn nhà thầu nhằm mục đích chọn được nhà thầu có đủ điều kiện
và năng lực để cung cấp sản phẩm, dịch vụ xây dựng phù hợp, có giá dự thầu hợp lý,đáp ứng được yêu cầu của CĐT và các mục tiêu của dự án
Quản lý hợp động xây dựng là quá trình quản lý các nội dung, điều khoản, yêucầu…của hợp động nhằm đảm bảo việc thực hiện toàn bộ các công việc của dự án đápứng các yêu cầu đã đặt ra Hợp đồng là ràng buộc pháp lý rất quan trọng giữa CĐT vớiNhà thầu, nó giúp cho việc thực hiện dự án được thuận lợi đảm bảo các quy định vềquyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên đã được kỹ kết
1.2.6.8 Quản lý về rủi ro trong đầu tư xây dựng
Quản lý rủi ro là việc nhận diện các nhân tố rủi ro trong dự án để có kế hoạchđối phó cũng như quản lý từng rủi ro Quản lý rủi ro bao gồm việc tối ưu hóa khảnăng và kết quả của các sự kiện thuận lợi và tối thiểu hóa khả năng và ảnh hưởngcủa những biến cố gây bất lợi cho mục tiêu của dự án
Để quản lý rủi ro, phải nhận định được rủi ro về cả hai mặt: định tính vàđịnh lượng
- Phân tích định tính: đây là giai đoạn định tính hai thuộc tính của rủi ro:khả năng xuất hiện và tác động Tác động được chia ra làm 04 mức: có thể bỏqua, thấp, trung bình và nghiêm trọng Khả năng xuất hiện chia ra làm 03 mức:thấp, trung bình, cao
- Phân tích định lượng: để định lượng rủi ro người ta thường dùng phươngpháp chấm điểm, dùng ma trận định lượng rủi ro
- Ngoài ra, để quản lý rủi ro người ta còn sử dụng các phương pháp nhưphân tích độ nhạy, mô phỏng và ý kiến chuyên gia
1.2.6.9 Quản lý về hệ thống thông tin công trình và các nội dung cần thiết khác
Trang 29Quản lý thông tin trong dự án là quá trình đảm bảo các dòng thông tin thôngsuốt, nhanh chóng giữa các thành viên dự án với các cấp quản lý, giữa các tổ nhómquản lý Thông qua quản lý thông tin có thể trả lời được các câu hỏi: Ai cần thôngtin về dự án, mức độ chi tiết và thông tin cần được nhà quản lý chia sẻ thế nào.
Quản lý thông tin là biện pháp quản lý mang tính hệ thống nhằm đảm bảoviệc truyền đạt, thu thập, trao đổi thông tin một cách hợp lý Nó bao gồm quản lýthông tin nội bộ và thông tin quan hệ với bên ngoài của dự án
Quản lý thông tin trong quản lý dự án bao gồm: xác định thông tin cần, thuthập thông tin, xử lý thông tin số liệu ra quyết định và truyền đạt những thông tincủa dự án liên quan đến nhu cầu của tất cả các chủ thể quản lý dự án
1.2.7 Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng
Theo quy mô, tính chất, nguồn vốn sử dụng và điều kiện thực hiện dự án,chia ra thành 4 hình thức QLDA sau [20]:
1.2.7.1 Hình thức ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấphuyện, Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước quyếtđịnh thành lập Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự
án Đầu tư xây dựng khu vực (sau đây gọi là Ban Quản lý dự án chuyên ngành,Ban Quản lý dự án khu vực) để thực hiện chức năng CĐT và quản lý đồng thờinhiều dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách.Hình thức Ban Quản lý dự án chuyên ngành, Ban Quản lý dự án khu vực được ápdụng đối với các trường hợp sau:
- Quản lý các dự án được thực hiện trong cùng một khu vực hành chính hoặctrên cùng một hướng tuyến
- Quản lý các dự án đầu tư xây dựng thuộc cùng một chuyên ngành
- Quản lý các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay của cùng một nhà tài trợ cóyêu cầu phải quản lý thống nhất về nguồn vốn sử dụng
Ban Quản lý dự án chuyên ngành, Ban Quản lý dự án khu vực là tổ chứckinh tế sự nghiệp có tư cách pháp nhân độc lập, được sử dụng con dấu riêng, được
mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và ngân hàng thương mại theo quy định; thực
Trang 30hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của CĐT và trực tiếp tổ chức quản lýthực hiện các dự án được giao.
1.2.7.2 Hình thức ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án được gọi là Ban Quản lý dự
án một dự án là tổ chức sự nghiệp trực thuộc CĐT, có tư cách pháp nhân độc lập,được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và ngân hàngthương mại theo quy định để thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án được CĐT giao;chịu trách nhiệm trước pháp luật và CĐT về hoạt động quản lý dự án của mình
Ban Quản lý dự án một dự án được thành lập để quản lý thực hiện dự án cóquy mô nhóm A có công trình cấp đặc biệt, dự án áp dụng công nghệ cao được Bộtrưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận bằng văn bản, dự án về quốc phòng, anninh có yêu cầu bí mật nhà nước, dự án sử dụng vốn khác
1.2.7.3 Hình thức thuê tư vấn quản lý dự án
Trường hợp Ban Quản lý dự án chuyên ngành, Ban Quản lý dự án khu vựckhông đủ điều kiện, năng lực để thực hiện một số công việc quản lý dự án thì đượcthuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện, năng lực theo quy định để thực hiệnviệc quản lý
Tổ chức tư vấn quản lý dự án có thể đảm nhận thực hiện một phần hoặc toàn
bộ các nội dung quản lý dự án theo hợp đồng đã ký kết với CĐT
Hình thức quản lý này áp dụng cho dự án có quy mô, tính chất kỹ thuật phứctạp, đòi hỏi tính chuyên nghiệp trong công tác quản lý
1.2.7.4 Hình thức chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc
Khi CĐT có đủ điều kiện, năng lực có thể sử dụng tư cách pháp nhân và bộmáy chuyên trách của mình để trực tiếp thực hiện quản lý DAĐTXD có tổng mứcđầu tư dưới 15 tỷ đồng Các cá nhân trong bộ máy của CĐT tham gia quản lý dự
án làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và phải có chuyên môn nghiệp vụ phù hợpvới công việc đảm nhiệm
Ưu điểm của hình thức này là không tốn kém chi phí do tự CĐT tự tổ chức quản
lý, các thông tin liên quan đến dự án được truyền nhanh nhạy và có thể chủ động hơnkhi có bất cứ vấn đề gì xảy ra liên quan đến dự án Tuy nhiên, nếu bộ máy quản lý có
Trang 31chuyên môn thấp thì khi phát sinh các vấn đề phức tạp thì khó giải quyết hợp lý.
Trang 321.3 Tiêu chí đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng
1.3.1 Nhóm các tiêu chí định tính
(1) Chất lượng của dự án: Dự án đạt được thành quả mong muốn, đảm bảo
chất lượng sản phẩm dự án đáp ứng được mong muốn của CĐT và các yêu cầu pháp
lý hiện hành
+ Giai đoạn chuẩn bị dự án: Quy hoạch dự án mang tính định hướng lâu dài,
dự án được lập tuân thủ chủ trương đầu tư xây dựng đã được phê duyệt…
+ Giai đoạn thực hiên dự án: Khảo sát xây dựng chính xác, đầy đủ, lập thiết
kế - dự toán phù hợp với quy định tiêu chuẩn, quy định xây dựng, không vượt tổngmức đầu tư
+ Giai đoạn thi công xây dựng công trình: Đảm bảo thi công đúng thiết kế,đúng kỹ thuật, đúng các quy định pháp lý hiện hành
+ Giai đoạn kết thúc đầu tư: Quyết toán đầy đủ, chính xác, đúng thời gianquy định, thực hiện tốt công tác bảo hành, bảo trì công trình xây dựng theo đúngquy định
(2) Tiến độ thực hiện dự án: Sắp xếp thứ tự công việc phù hợp, dự tính thời
gian thực hiện một cách khoa học, chính xác và quản lý hiệu quả
(3) Chi phí cho dự án: Đảm bảo dự án được hoàn thành trong giới hạn ngân
sách được duyệt từ quá trình dự toán chi phí, xác lập ngân sách và kiểm soát thựchiện chi phí như: Xác định TMĐT, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu xây dựngchính xác, đầy đủ cơ sở tính toán; điều chỉnh giá xây dựng, giá hợp đồng xây dựngkịp thời, đúng quy định; kiểm soát khối lượng xây dựng đầy đủ, thực hiện đúng quytrình, thủ tục khi thanh quyết toán
(4) An toàn trong quá trình thực hiện dự án: Đảm bảo dự án đáp ứng các yêu
cầu về an toàn lao động, bảo vệ môi trường theo quy định thông qua kế hoạch quản
lý, biện pháp thực hiện, phương pháp kiểm tra, giám sát theo chức năng, nhiệm vụcủa CĐT, các nhà thầu và các đơn vị có liên quan
(5) Công tác giải phóng mặt bằng: Xem xét các chỉ tiêu về mức độ nhanh,
chậm về chi phí cao, thấp và sự đúng đắn trong đền bù, giải tỏa
(6) Công tác lựa chọn nhà thầu: Thủ tục đúng quy định, thời gian, đúng kế
hoạch, năng lực nhà thầu đảm bảo theo quy định của Pháp luật, phù hợp với yêu cầu
Trang 33của gói thầu.
(7) Khả năng phối hợp trong công việc: Công tác QLDA là tổng hợp quản lý
của nhiều mối quan hệ trong xã hội như : đơn vị CĐT, đơn vị quản lý nhà nước, cácnhà thầu thi công, tư vấn, người dân bị ảnh hưởng bởi dự án,… Để dự án đượcthông suốt thì quan hệ đối tác và cộng đồng trong xã hội giữa các đơn vị, đặc biệt làCĐT phải thực hiện tốt công tác QLDA
Trong đó: + Ktđ: Tỷ lệ thời gian thực hiện dự án;
+ Ttt: Thời gian thực tế thực hiện dự án;
+ Tdk: Thời gian dự kiến hoàn thành dự án
Ý nghĩa: Ktđ = 1: Dự án hoàn thành đúng tiến độ;
Ktđ < 1: Dự án hoàn thành vượt tiến độ;
Ktđ > 1: Dự án chậm tiến độ;
(2) Đánh giá về chất lượng công trình
- Tỷ lệ công trình thuộc dự án không xảy ra sự, công thức như sau:
M tslctđg
Trong đó: + Kcl: Tỷ lệ công trình không xảy ra sự cố;
+ Mslksc: Số lượng công trình không xảy ra sự cố;
+ Mtslctđg: Tổng số lượng công trình đánh giá
Ý nghĩa: + Kcl = 100%: Dự án không có sự cố xảy ra;
+ Kcl < 100%: Dự án có sự cố xảy ra;
- Tỷ lệ các dự án không phải điều chỉnh quy mô, thiết kế:
Trang 34M tshmnt
Trong đó: + Kqm: Tỷ lệ dự án không phải điều chỉnh quy mô, thiết kế;
+ Msldakđc: Số lượng dự án không phải điều chỉnh;
+ Mtshmnt: Tổng số dự án nghiệm thu
Ý nghĩa: + Kqm = 1: Không có dự án phải điều chỉnh quy mô, thiết kế;
+ Kqm < 1: Tồn tại dự án phải điều chỉnh quy mô, thiết kế;
Trong đó: + Kcp: Tỷ lệ công trình vượt kế hoạch chi phí;
+ Gqt: Giá trị quyết toán của dự án;
+ Tmđt: TMĐT được duyệt của dự án
Ý nghĩa: + Kcp > 100%: Dự án có quyết toán vượt TMĐT
+ Kcp ≤ 100%: Dự án có quyết toán không vượt TMĐT
1.4 Nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Điều kiện tự nhiên và các yêu cầu kỹ thuật của công trình:
Điều kiện tự nhiên như điều kiện khí hậu, thời tiết sẽ ảnh hưởng trực tiếp đếnđiều kiện làm việc của con người, máy móc thiết bị Từ đó ảnh hưởng đến kết quảQLDA Yêu cầu kỹ thuật của công trình là phức tạp hay ít phức tạp, đòi hỏi cán bộ
Trang 35quản lý thường xuyên có mặt để điều hành, điều chỉnh, phối hợp các tình huốngphức tạp, bất ngờ có thể xảy ra.
- Cơ chế, chính sách của Nhà nước:
Đây là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến công tác QLDA Môi trường phápluật ổn định, không có sự chồng chéo của các văn bản, không có hiện tượng nhũngnhiễu, tiêu cực sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác QLDA Đặc biệt là các chế độđãi ngộ, nhân tố này có ảnh hưởng đến thái độ, tâm huyết của người quản lý cũng nhưtoàn bộ nhân lực thực hiện dự án và từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án
- Quy mô và tính chất của dự án đầu tư:
Mỗi công trình, dự án có quy mô và tính chất khác nhau, mức vốn đầu tưcũng khác nhau, đặc điểm kỹ thuật phức tạp nhiều hay ít cũng đòi hỏi năng lực quản
lý và điều hành dự án của cán bộ QLDA
Dự án có quy mô lớn, tính chất phức tạp thì càng đòi hỏi mức vốn đầu tư lớn,
sự phân bổ vốn hợp lý cho nhiều giai đoạn và cơ sở vật chất, trang thiết bị lớn, hiệnđại Đặc biệt là nhân sự tham gia dự án cần có năng lực về chuyên môn (kỹ thuật,quản lý, điều hành, ) để luôn đảm bảo dự án đúng tiến độ, chất lượng đảm bảo vàđưa ra vận hành có hiệu quả
- Sự hợp tác của người dân và quan tâm của chính quyền các cấp nơi có dự
án cần giải phóng mặt bằng:
Công tác GPMB là quá trình thực hiện các công việc liên quan đến việc didời người và vật trên một phần đất nhất định được quy hoạch cho việc cải tạo, mởrộng hay xây dựng một công trình mới Quá trình GPMB được tính từ khi bắt đầuhình thành hội đồng GPMB đến khi giải phóng xong và giao cho CĐT mới Đây làmột quá trình phức tạp, tùy từng dự án và có liên quan trực tiếp đến lợi ích khôngnhững của các bên liên quan mà toàn bộ xã hội
Công tác GPMB mang tính quyết định đến tiến độ của dự án, là khâu đầutiên trong việc thực hiện dự án Tuy nhiên, hiện nay công tác GPMB của nhiều
dự án đang gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc, dẫn đến kéo dài tiến độ từ vàitháng đến vài năm, thậm chí có những dự án không hẹn ngày bàn giao mặt bằng
để thi công; do đó sự hợp tác của người dân trên diện tích đất cần GPMB và sựquan tâm của chính quyền các cấp sở tại trong công tác này có vai trò rất quan
Trang 36trọng để dự án hoàn thành đúng và vượt tiến độ.
1.4.2 Nhân tố chủ quan
- Cơ cấu tổ chức và năng lực quản lý của CĐT:
+ Cơ cấu tổ chức: Tùy thuộc vào quy mô dự án, thời gian thực hiện, côngnghệ sử dụng mà lựa chọn mô hình quản lý bao gồm số lượng cán bộ chuyên mônphù hợp, nhằm đảm bảo mô hình quản lý năng động, hiệu quả, phù hợp với nhữngthay đổi của môi trường cạnh tranh
+ Số lượng và trình độ cán bộ của Ban QLDA: đây là nhân tố quan trọng đốivới công tác QLDA Một dự án có thành công hay không phụ thuộc vào số lượng vàtrình độ chuyên môn, năng lực tổ chức quản lý và kinh nghiệm thực tế của cán bộquản lý
+ Quy chế quản lý nội bộ của Ban QLDA và CĐT: Giữa CĐT và Ban QLDAphải có các quy chế cụ thể thể hiện phạm vi công việc, chức năng, quyền hạn đểhoàn thiện công tác QLDA
- Cơ sở vật chất và trang thiết bị quản lý:
Cơ sở vật chất và trang thiết bị quản lý là yếu tố nội tại của đơn vị quản lý,ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụcông tác QLDA đầy đủ, hiện đại sẽ giúp cho cán bộ nhân viên thực hiện công việchiệu quả hơn
- Hệ thống thông tin: Hệ thống thông tin là một trong những công cụ đắc lựctrong quá trình cán bộ xử lý công việc của mình Hiện nay, ngành công nghệ thôngtin ở nước ta đang phát triển mạnh mẽ cũng đã tạo nhiều điều kiện cho công tác quản
lý dự án ngày càng dễ dàng hơn trong cung cấp các tài liệu về tiêu chuẩn, định mức,đơn giá dùng trong quản lý kỹ thuật, quản lý thời gian và quản lý chi phí Các báo cáođịnh kỳ về kết quả thực hiện các công việc của dự án, các báo cáo tiến độ giúp cán bộQLDA nắm rõ tình hình thực hiện công việc thi công dự án
1.5 Các văn bản pháp lý liên quan đến quản lý dự án đầu tư xây dựng
Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng được thực hiện dựa trên các cơ sở pháp lý sau:
Trang 37Bảng 1.1: Cơ sở pháp lý của quản lý dự án đầu tư xây dựng.
3 Nghị định 44/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng
4 Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
5 Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
6 Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng
7 Nghị định 42/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
8 Nghị định 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;
THÔNG TƯ
1 Thông tư 05/2015/TT-BXD quy định về quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ
2 Thông tư 03/2016/TT-BXD Quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng
3 Thông tư 05/2016/TT-BXD hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng
4 Thông tư 09/2019/TT-BXD hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng
5 Thông tư 09/2016/TT-BTC Quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước
6 Thông tư 16/2016/TT-BXD hướng dẫn thực hiện Nghị định 59/2015/NĐ-CP về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng
7 Thông tư 18/2016/TT-BXD hướng dẫn về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình
8 Thông tư 26/2016/TT-BXD quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
9 Thông tư 04/2017/TT-BXD quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình
10 Và các văn bản pháp lý khác có liên quan.
1.6 Các nghiên cứu trước liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài
Thời gian qua, đề tài về lĩnh vực QLDA đầu tư xây dựng công trình được
Trang 38nhiều tác giả nghiên cứu trong các báo cáo khoa học, đề tài nghiên cứu, luận vănthạc sỹ, luận án tiến sỹ tại các cuộc hội nghị, diễn đàn trong và ngoài nước Một sốnghiên cứu liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận văn như sau:
- Luận văn Thạc sỹ Quản lý dự án, “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư
xây dựng tại Ban quản lý dự án công trình giao thông thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Định”, Trường Đại học Xây dựng của tác giả Trần Thanh Dũng, năm 2016.
- Luận văn Thạc sỹ Quản lý dự án, “Nâng cao chất lượng công tác quản lý
dự án đầu tư xây dựng của Ban quản lý dự án Y tế thuộc Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh”,
Trường Đại học Xây dựng của tác giả Nguyễn Thế Luận, năm 2017
- Luận văn Thạc sỹ Quản lý dự án, “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu
tư xây dựng của Ban quản lý dự án công trình Giao thông tỉnh Vĩnh Phúc”, Trường
Đại học Xây dựng của tác giả Nguyễn Khánh Linh, năm 2017
- Luận văn Thạc sỹ Quản lý dự án, “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu
tư xây dựng của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An”,
Trường Đại học Xây dựng của tác giả Nguyễn Sỹ Đức, năm 2017
Qua nghiên cứu các đề tài trên cho thấy tác giả của các đề tài đã đưa ra đượcmột số giải pháp quan trọng nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng QLDA đầu tưxây dựng phù hợp với điều kiện, chức năng và năng lực hoạt động tại các đơn vị đó.Tuy nhiên với tính chất đặc thù của các dự án thuộc Bộ LĐ-TBXH đặc biệt là các
dự án về lĩnh vực Người có công là một lĩnh vực đặc biệt được quan tâm và chỉ córiêng ở nước ta hiện nay; chưa có nghiên cứu nào về nội dung hoàn thiện công tácQLDA đầu tư xây dựng trong lĩnh vực này Vì vậy, đề tài mà tác giả nghiên cứukhông trùng lặp với công trình nghiên cứu nào trước đây Những đề tài được nghiêncứu đã chỉ ra những kinh nghiệm tốt có thể áp dụng cho Ban QLDA ĐTXD thuộc
Bộ LĐ-TBXH như cần bố trí đủ về số lượng và chất lượng cán bộ của Ban phù hợpvới khối lượng và đặc điểm của các dự án mà Ban đó quản lý…; nhưng đồng thờicũng có những kinh nghiệm không thể máy móc áp dụng cho Ban QLDA ĐTXDthuộc Bộ LĐ-TBXH do đặc điểm các dự án mà Ban đang quản lý khác nhiều so vớinhững dự án do các Ban QLDA đó đang quan lý
Trang 39CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THUỘC BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2017-2019
2.1 Giới thiệu về Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
-2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ LĐ-TBXH (Ban QLDA) là đơn
vị sự nghiệp công lập được thành lập theo quyết định 286/QĐ-LĐTBXH ngày01/03/2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Tiền thân của BanQLDA là sự kết hợp các cán bộ từ các Vụ, Cục thuộc Bộ LĐ-TBXH có chuyên mônnghiệp vụ trong lĩnh vực quản lý dự án hoặc đã tham gia Ban QLDA tại các cơ quanđơn vị trước đây Ngoài ra còn có một số cán bộ từng làm việc tại các công ty hoạtđộng trong ngành xây dựng cũng quy tụ về đây để nâng cao năng lực của Ban QLDA
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý dự án
Ban QLDA đầu tư xây dựng thuộc Bộ thực hiện chức năng, nhiệm vụ chủđầu tư và trực tiếp quản lý các dự án xây dựng do Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội quản lý và thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ giao.[4]
* Về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư:
a) Tổ chức triển khai thực hiện công tác chuẩn bị dự án, bao gồm: Thựchiện các thủ tục về giới thiệu và chấp thuận địa điểm xây dựng trước khi lập dựán; tổ chức lập dự án đầu tư, phối hợp với các cơ quan chuyên môn về xây dựng
để tổ chức thẩm định và trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét,quyết định đầu tư xây dựng;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị sử dụng công trình và các đơn vịliên quan để tiến hành công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi và giaonhận đất để thực hiện dự án;
c) Tổ chức triển khai thực hiện việc lập, trình thẩm định, trình phê duyệt cácbước thiết kế sau thiết kế cơ sở (phê duyệt nếu được giao); lập và trình duyệt kếhoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu của dự án; tổ chức lựa chọn nhàthầu trong hoạt động xây dựng;
Trang 40d) Chuẩn bị các điều kiện để khởi công và khởi công dự án; tổ chức triểnkhai thi công xây dựng các hạng mục;
đ) Tổ chức nghiệm thu và bàn giao công trình cho đơn vị sử dụng công trình;quản lý bảo hành công trình; nghiệm thu, thanh toán, quyết toán, thanh lý các hợpđồng và tổ chức thực hiện việc quyết toán dự án hoàn thành
* Về quản lý dự án đầu tư xây dựng:
a) Quản lý kế hoạch công việc; khối lượng công việc; chất lượng xây dựng;tiến độ thực hiện;
b) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng, lựa chọn nhà thầu và hợp đồng tronghoạt động xây dựng;
c) Tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng bảo đảm yêu cầu về tiến độ, chấtlượng, chi phí, an toàn và bảo vệ môi trường trong xây dựng; quản lý hệ thốngthông tin công trình và các nội dung cần thiết khác theo quy định của pháp luật
Trong giai đoạn nghiên cứu của luận văn từ năm 2017 đến hết năm 2019,Ban QLDA chỉ thực hiện nhiệm vụ về quản lý dự án đầu tư xây dựng với vai trò làBan QLDA chuyên ngành ký hợp đồng quản lý dự án với các CĐT của các dự án
2.1.3 Cơ cấu tổ chức, nguyên tắc làm việc và hoạt động
a) Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Ban QLDA được thể hiện như hình 2.1 sau:
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Ban QLDA.[3]