Thực trạng quản lý về chi phí trong đầu tư xây dựng

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THUỘC BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI (Trang 60 - 66)

Công tác quản lý chi phí tại Ban QLDA thuộc Bộ LĐ-TBXH luôn luôn đảm bảo nguyên tắc:

Chi phí của dự án đầu tư xây dựng công trình được xác định phù hợp với các bước thiết kế xây dựng và được biểu hiện bằng tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự toán xây dựng, giá gói thầu, giá hợp đồng, giá quyết toán hợp đồng.

Đặc biệt đối với các dự án do Ban quản lý đều là dự án sử dụng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước nên ngoài việc quản lý các nội dung của chi phí trong dự án Ban còn phải thực hiện nhiệm vụ quản lý kế hoạch giải ngân vốn hàng năm. Cụ thể thực trạng trong việc quản lý chi phí tại Ban QLDA thể hiện ở các nội dung như sau:

* Trong quản lý kế hoạch giải ngân vốn

Tình hình thực hiện kế hoạch vốn được giao của Ban QLDA trong giai đoạn 2017-2019 như bảng 2.14 như sau:

Bảng 2.14: Tình hình thực hiện kế hoạch vốn của Ban Năm Kế hoạch vốn (tỷ đồng) Thực hiện kế hoạch vốn (tỷ đồng) Chênh lệch tuyệt đối (tỷ đồng) Tỷ lệ giải ngân (%) (1) (2) (3) (4)= (3)-(2) (5)=(3)/(2) 2017 158,596 158,596 0 100 2018 189,788 166,792 -22,996 87,88 2019 164,900 159,680 -5,220 96,83

(Nguồn: Ban QLDA thuộcBộ LĐTBXH)

Từ bảng số liệu trên ta thấy hầu như các năm tỷ lệ giải ngân vẫn còn có năm chưa đạt yêu cầu. Trong đó năm 2018 và năm 2019 chưa giải ngân hết vốn dẫn đến phải điều chuyển vốn, điều này cho thấy việc lập kế hoạch vốn không phù hợp với tình hình thực hiện, khâu theo dõi quản lý tiến độ giải ngân các dự án của cán bộ trong Ban còn thiếu sót.

* Trong quản lý TMĐT của dự án:

Trong quá trình lập TMĐT có một số dự án gặp khó khăn trong việc xác định chi phí phá dỡ giải phóng mặt bằng dẫn đến phát sinh chi phí làm thay đổi TMĐT.

Bên cạnh đó trong khâu thiết kế đơn vị tư vấn thiết kế chưa tính đến một số yếu tố đặc thù về vị trí của công trình tại địa phương dẫn đến thiết kế một số vật liệu, phương án thiết kế không phù hợp như dự án gần biển yêu cầu vật liệu chịu được ăn mòn, dự án thuộc khu vực có gió bão lớn…nên trong quá trình thi công phải điều chỉnh vật liệu, một số phương án thiết kế làm phát sinh nhiều chi phí làm tăng TMĐT.

TT Dự án

TMĐT theo quyết định phê

duyệt ban đầu (tỷ đồng) TMĐT sau khi điều chỉnh, bổ sung (tỷ đồng) Chênh lệch (tỷ đồng) Chênh lệch (%) Nguyên nhân (1) (2) (3) (4) (5)=(4)-(3) (6)=(5)/(3) (7)

1 Trung tâm điều dưỡng

Người có công Tây Ninh 77,64 77,64 0 0

2

Trung tâm điều dưỡng Thương binh và Người

có công Long Đất

68,76 71,05 2,29 3,33

Điều chỉnh phương án thiết kế, tăng độ dày vật liệu kính, lan can sắt, do công trình gần biển, điều chỉnh phương án

thoát nước

3 thuật công nghệ Dung QuấtTrường cao đẳng nghề kỹ 112,82 115,99 3,16 2,8 Bổ sung khối lượng ngoài thiết kế; Thayđổi chủng loại vật tư, đơn giá vật tư

4 Trung tâm điều dưỡngThương binh Lạng Giang

46,35 47,82 1,46 3,15 Điều chỉnh đơn giá một số vật liệu do chỉ số giá tại địa phương thay đổi

5 Cải tạo, nâng cấp trụ sở35 Trần Phú 58,35 58,35 0 0

6 Trung tâm điều dưỡngNgười có công Lâm Đồng

57,12 59,09 1,97 3,44 Bổ sung thêm hạng mục so thiết kế, điều chỉnh tăng chi phí giải phóng mặt bằng

7 Trung tâm phục hồi sứckhỏe Người có công Sầm Sơn

71,99 71,99 0 0

8 Người có công Sơn LaTrung tâm điều dưỡng 68,33 71,25 2,91 4,27 vườn và nhà thường trực khu vực cổng phụ Bổ sung thêm hạng mục tường rào, sân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.15: Tình hình thực hiện quản lý tổng mức đầu tư tại Ban QLDA

Đối với công tác quản lý chi phí xây dựng trong TMĐT thì Ban QLDA còn gặp phải những hạn chế sau:

- Việc tiếp nhận và xử lý những thay đổi dẫn đến phải điểu chỉnh TMĐT tại Ban còn bị động và thiếu sự linh hoạt. Thời gian xử lý những thay đổi và đưa ra giá trị điều chỉnh còn chậm do phải báo cáo Vụ Kế hoạch - tài chính, Lãnh đạo Bộ xem xét, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án;

- Đã có nhiều dự án phải điều chỉnh nhưng Ban QLDA vẫn chưa hạn chế việc điều chỉnh cho các dự án sau đó, việc điều chỉnh do cùng một số nguyên nhân vẫn tiếp tục xảy ra.

* Trong quản lý dự toán và tổng dự toán:

Mỗi dự án đều có đơn vị tư vấn thiết kế lập dự toán, một đơn vị tư vấn thẩm tra lại dự toán. Sau khi kiểm tra dự toán, kiểm tra khối lượng đầu mục công việc, đơn giá và định mức, Ban sẽ trình lên cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định và cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt.

Tuy Ban QLDA có nhiều cán bộ có chuyên môn về lập dự toán nhưng do tâm lý chủ quan, ỷ lại vào kết quả thẩm tra của đơn vị tư vấn nên dẫn đến một số dự án còn sai sót như: dự toán tính thiếu khối lượng từ bản vẽ; một số định mức trong dự toán còn chưa đúng, giá trị một số thiết bị chưa cạnh tranh vẫn còn bị nâng cao so với thực tế; áp dụng đơn giá còn chưa chính xác;… Qua đó cho thấy công tác tổ chức thẩm định dự toán, tổng dự toán tại Ban QLDA còn sơ sài, chưa đáp ứng nhu cầu đặt ra.

* Trong quản lý định mức, đơn giá dự toán:

Tại Ban QLDA, áp dụng định mức, đơn giá theo quy định của Nhà nước, cụ thể là: định mức áp dụng theo quy định hiện hành; đơn giá do liên sở ban hành, trường hợp vật liệu không có giá trong thông báo giá Liên sở thì thẩm định giá.

Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng các định mức, đơn giá để kiểm tra dự toán do đơn vị tư vấn lập vẫn xảy ra sai sót, nhầm lẫn dẫn đến phải điều chỉnh nhiều lần. Trong đó phải kể đến một số tồn tại sau:

- Mã hiệu định mức, đơn giá không phù hợp với biện pháp thi công, máy móc thiết bị;

- Một số đơn giá vật liệu áp dụng trong dự toán sai so với với thiết kế;

- Một số công tác, vật liệu, máy móc thi công mới chưa có định mức, đơn giá phù hợp, nên khi lập dự toán đơn vị tư vấn sử dụng các mã tương tự hoặc tạm

tính chưa phù hợp với thực tế, dẫn đến giá trị dự toán thiếu chính xác so với thực tế thi công;

- Đối với một số giá thiết bị trong dự toán mua sắm không có trong thông báo giá đều dựa vào chứng thư thẩm định giá của đơn vị thẩm định giá làm căn cứ do đó nhiều khi đơn vị thẩm định giá nâng giá thiết bị cao hơn nhiều so với thị trường dẫn đến lãng phí vốn đầu tư;

* Trong quản lý giá gói thầu:

Quá trình phê duyệt giá gói thầu được căn cứ vào dự toán gói thầu đã có. Ban QLDA có trách nhiệm kiểm tra rà soát lại dự toán gói thầu do đơn vị tư vấn lập làm cơ sở để CĐT dự án phê duyệt giá gói thầu. Tuy nhiên vẫn còn xảy ra tình trạng giá gói thầu sau khi phê duyệt phải điều chỉnh mà nguyên nhân chủ yếu là khối lượng thừa thiếu trong dự toán gói thầu do Ban kiểm soát chưa kỹ.

* Trong quản lý thanh toán, quyết toán vốn đầu tư:

Công tác quản lý thanh toán, quyết toán vốn đầu tư bao gồm: kiểm tra hồ sơ pháp lý liên quan đến việc thanh toán, quyết toán; kiểm tra các biên bản nghiệm thu và bản vẽ hoàn công; lập quyết toán và kiểm tra chất lượng các báo cáo quyết toán vốn,....

- Quản lý thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình:

Việc thanh toán vốn đầu tư cho gói thầu tại Ban QLDA sẽ căn cứ trên giá trị khối lượng thực tế hoàn thành của nhà thầu đã được đơn vị tư vấn giám sát nghiệm thu và phương thức thanh toán quy định trong hợp đồng đã ký kết để tiến hành công việc thanh toán. Căn cứ vào hồ sơ thanh toán đã được Ban QLDA kiểm tra và trình lên, CĐT sẽ thực hiện việc thanh toán cho nhà thầu. Thực tế cho thấy việc thanh toán thường gặp một số hạn chế cụ thể như:

+ Thủ tục thanh toán rườm rà, qua nhiều bước như chờ TVGS kiểm tra, Ban QLDA kiểm tra lại sau đó mới gửi CĐT thực hiện thủ tục thanh toán do vậy làm giảm khả năng tiếp cận nguồn chi phí để tiếp tục triển khai dự án theo tiến độ được duyệt của nhà thầu. Từ đó cũng gây ra tình trạng giảm hiệu quả sử dụng của nguồn vốn đầu tư.

+ Vẫn còn các dự án khi triển khai thanh toán một số gói thầu vào thời điểm kết thúc năm, với yêu cầu gấp rút phải giải ngân vốn để đảm bảo kế hoạch giải ngân vốn của năm đã được giao nên Ban QLDA kiểm tra xem xét hồ sơ trong đợt thanh

toán này vẫn còn qua loa, bỏ sót một số yếu tố để đẩy nhanh tiến độ thanh toán. Dẫn đến tình trạng thanh toán sai khối lượng, hồ sơ nghiệm thu chưa hoàn chỉnh, hoàn thiện hồ sơ sau khi thanh toán.

+ Công tác kiểm tra hồ sơ trước khi thanh toán tại Ban QLDA còn hạn chế vẫn còn để xảy ra tình trạng thanh toán dư khối lượng phải giảm trừ cho lần sau, một số hồ sơ chất lượng nhà thầu còn nợ bổ sung sau như chứng chỉ xuất xưởng, CO, CQ của một số thiết bị ngoại nhập …

- Quản lý quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình:

Công tác quyết toán vốn đầu tư xây dựng là một công tác rất quan trọng trong giai đoạn kết thúc xây dựng chuẩn bị đưa công trình của dự án vào sử dụng. Ban QLDA thuộc Bộ LĐ-TBXH đặc biệt chú trọng. Việc các dự án hoàn thành chậm quyết toán vốn đầu tư không những ảnh hưởng tới chất lượng công tác quản lý trong giai đoạn thực hiện đầu tư mà còn ảnh hưởng đến công tác quản lý và hiệu quả sử dụng vốn khi dự án đưa vào hoạt động.

Nhận xét: Công tác quản lý chi phí tại Ban QLDA thuộc Bộ LĐ-TBXH đang tồn tại nhiều hạn chế như sau:

Công tác GPMB chưa được thực hiện triệt để, vẫn tồn tại nhiều bất cập trong việc giải quyết địa điểm di dời cho đối tượng Thương binh và Người có công, tính toán khối lượng phá dỡ còn chưa chính xác làm kéo dài tiến độ thi công và phát sinh rất nhiều chi phí cho công tác này.

Công tác kiểm tra thiết kế và dự toán còn yếu gây phát sinh nhiều trong quá trình thi công, đội chi phí lên cao và chậm tiến độ dự án đã đặt ra. Ví dụ ở dự án Trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ Dung Quất đã điều chỉnh đơn giá vật liệu, bổ sung khối lượng thiếu trong dự toán nhiều lần sau khi phê duyệt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc lập kế hoạch phân bổ vốn không hợp lý của cán bộ Ban QLDA, dẫn đến tình trạng có dự án thì phải xin thêm vốn, có dự án lại phải điều chuyển vốn sang dự án khác, gây bị động trong quá trình quản lý vốn và thực hiện kế hoạch giải ngân vốn được Bộ giao.

Công tác thanh toán vốn đầu tư còn mất nhiều thời gian ở các khâu trung gian. Một số gói thầu còn thanh toán bị vượt khối lượng. Hồ sơ thanh toán chưa đầy đủ thành phần nhưng vẫn chấp nhận thanh toán để giải ngân vốn.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THUỘC BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI (Trang 60 - 66)