Quản lý về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THUỘC BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI (Trang 66 - 71)

* Quản lý an toàn trong thi công xây dựng

- Quản lý về an toàn trong lao động:

An toàn lao động có thể được hiểu là tổng hợp các biện pháp, phương thức nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các tai nạn, sự cố trong quá trình làm việc, lao động. Việc thực hiện tốt an toàn lao động sẽ giúp hạn chế, giảm thiểu tối đa những thương tích, thiệt hại về tính mạng và tài sản cho người lao động cũng như doanh nghiệp. Tại các dự án thuộc Bộ LĐ-TBXH do Ban QLDA quản lý công tác đảm bảo an toàn lao động luôn được đặt lên hàng đầu. Ngay khi chuẩn bị triển khai thi công, nhà thầu thi công sẽ phải lập và trình CĐT, Ban QLDA phê duyệt phương án về các biện pháp đảm bảo an toàn lao động. Trong quá trình thi công, Nhà thầu thi công thực hiện việc chỉ dẫn cho người lao động trên công trường tuân thủ theo các biện pháp đảm bảo an toàn lao động đã được phê duyệt. Ban QLDA và các bên liên quan thường xuyên giám sát, kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời, chấn chỉnh.

Đến nay, các dự án do Ban QLDA phụ trách chưa để xảy ra tai nạn lao động nào trong quá trình thi công xây dựng.

- Quản lý về an toàn phòng chống cháy nổ:

Việc quản lý về an toàn về phòng chống cháy nổ tại các dự án do Ban QLDA phụ trách còn chưa được chú trọng. Hầu hết các dự án đều đã trang bị bình xịt chữa cháy theo quy định tuy nhiên vẫn còn tâm lý chủ quan, đối phó. Tại các dự án chưa thành lập các đội giám sát về an toàn phòng chống cháy nổ, việc tập huấn cho cán bộ, công nhân tại công trường về phòng cháy chữa cháy không thường xuyên, việc tổ chức bãi tập kết vật liệu chưa có phân khu riêng biệt cho các vật liệu dễ cháy, việc sử dụng nguồn điện tạm tại các công trình vẫn còn thường xuyên gây nguy cơ cho cháy nổ.

* Quản lý bảo vệ môi trường trong xây dựng

Bên cạnh công tác đảm bảo an toàn lao động thì công tác đảm bảo vệ sinh môi trường trong xây dựng cũng đặc biệt quan trọng. Việc đảm bảo vệ sinh môi trường khi thi công không những bảo vệ môi trường xung quanh khu vực xây dựng dự án mà còn góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư.

Ngoài những dự án cơ bản thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường vẫn còn một số dự án chưa thực hiện tốt để Ban QLDA phải thường

xuyên nhắc nhở, chấn chỉnh cụ thể như ở bảng 2.16 sau :

Bảng 2.16: Thực trạng trong công tác đảm bảo vệ sinh môi trường

TT Dự án Công tác đảm bảo vệ sinh môi trường

1

Trung tâm điều dưỡng Người có

công Tây Ninh

Thực hiện tốt

2

Trung tâm điều dưỡng Người có

công Long Đất

Đơn vị phá dỡ không thực hiện các biện pháp chống ồn khi thi công, chở vật liệu sau phá dỡ đổ không

đúng nơi quy định

3

Trung tâm điều dưỡng Người có

công Lâm đồng

Đơn vị thi công phần móng đổ đất, chất thải không đúng nơi quy định

4

Trung tâm điều dưỡng Thương binh Lạng Giang Thực hiện tốt 5 Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ Dung Quất

Nhà thầu xây lắp xả nước thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước mưa của địa phương

6 Cải tạo, nâng cấp

trụ sở 35 Trần Phú Thực hiện tốt

7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trung tâm phục hồi sức khỏe Người có

công Sầm Sơn

Thực hiện tốt

8

Trung tâm điều dưỡng Người có

công Sơn La

Nhà thầu xây lắp chưa đăng ký giấy phép sử dụng nước ngầm trong quá trình thi công móng

(Nguồn: Ban QLDA thuộcBộ LĐTBXH)

Từ đó cho thấy, công tác đảm bảo vệ sinh và bảo vệ môi trường ở trên công trình đến nay vẫn chưa được quan tâm đúng mực, việc áp dụng các quy định còn hình thức và không coi trọng công tác này dẫn đến nhiều nhà thầu còn lơ là, chủ quan không thực hiện đúng. Đây cũng là những bài học mà Ban QLDA cần rút kinh

nghiệm và khắc phục sớm.

2.3.7. Quản lý về lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng

a) Thực trạng quản lý về lựa chọn nhà thầu tại Ban QLDA thuộc Bộ LĐ-TBXH Căn cứ vào quy mô, tiến độ và đặc điểm của từng dự án mà Ban QLDA sẽ phân chia thành các gói thầu có các điểm khác nhau. Nhưng nhìn chung, mỗi dự án sẽ chia thành nhiều gói thầu nhỏ theo các giai đoạn của dự án. Về cơ bản các dự án do Ban QLDA thuộc Bộ LĐ-TBXH quản lý đều chia thành các nhóm gói thầu chính như:

- Nhóm các gói thầu tư vấn (gói tư vấn khảo sát xây dựng, lập DA, thiết kế, lập dự toán, giám sát thi công xây dựng công trình, lập hồ sơ mời thầu, đánh giá kết quả đấu thầu, các gói tư vấn thẩm tra).

- Nhóm các gói thầu thi công xây lắp và mua sắm (gói phá dỡ, gói xây lắp, mua sắm thiết bị cho cả dự án).

Kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo hình thức lựa chọn nhà thầu tại Ban năm 2017-2019 thể hiện trong bảng 2.17 như sau:

Bảng 2.17: Tỷ lệ hình thức lựa chọn nhà thầu của các dự án tại Ban

TT Hình thức lựa chọn Số gói thầu Tỷ lệ

1 Chào hàng cạnh tranh 5 8%

2 Đấu thầu rộng rãi 25 39%

3 Chỉ định thầu 34 53%

4 Tổng số 64 100%

(Nguồn: Ban QLDA thuộcBộ LĐ-TBXH)

Nhìn chung kế hoạch lựa chọn nhà thầu các dự án tại Ban QLDA phù hợp về trình tự thi công, phù hợp với kế hoạch vốn của Bộ giao. Tuy nhiên, với nguyên tắc hạn chế chia nhỏ các gói thầu trong một dự án nên các dự án thường có các gói thầu lớn như xây lắp toàn bộ dự án, cung cấp thiết bị cả dự án. Ưu điểm của việc phân chia gói thầu này là hạn chế việc chia nhỏ gói thầu dẫn đến phát sinh nhiều thời gian, thủ tục trong quá trình triển khai công tác lựa chọn nhà thầu. Ngoài ra còn tránh được tình trạng “chia phần”, chỉ định thầu trái luật và tình trạng tiêu cực trong đấu thầu.

định hiện hành của nhà nước, Ban QLDA chịu trách nhiệm kiểm tra, rà soát từ các bước lập kế hoạch đấu thầu, kiểm tra hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu và báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu do đơn vị tư vấn lập. Trong quá trình tư vấn cho CĐT về việc lựa chọn đơn vị tư vấn chấm thầu, Ban sẽ đánh giá năng lực cũng như chất lượng của các thành viên trong tổ chuyên gia chấm thầu đảm bảo các quy trình trong công tác tổ chức lựa chọn nhà thầu đúng với quy định của Pháp Luật. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn một số tồn tại sau:

- Các gói thầu tư vấn thường áp dụng hình thức chỉ định thầu do vậy giảm mất tính cạnh tranh trong công tác lựa chọn nhà thầu. Không lựa chọn được các đơn vị có năng lực tốt và chi phí cạnh tranh trên thị trường.

- Khi xác định giá gói thầu thường chỉ xác định dựa trên giá trị trong dự toán do đơn vị tư vấn lập để phê duyệt giá gói thầu mà ít có điều chỉnh vì vậy việc tính toán giá các gói thầu gặp phải những trường hợp tính thiếu khối lượng khiến phải điều chỉnh giá gói thầu hay phát sinh khối lượng thừa thiếu khi tổ chức lựa chọn nhà thầu hoặc trong quá trình thi công.

- Việc phân chia các gói thầu lớn như xây dựng cả dự án, cung cấp thiết bị cả dự án vẫn còn một số nhược điểm như: Tình trạng liên danh nhà thầu tham gia dự thầu để đấu thầu gói thầu lớn nhưng nhà thầu trong liên danh không đảm bảo năng lực, nhiều nhà thầu phụ cùng tham gia gói thầu gây khó khăn cho việc quản lý khi thi công. Đối với các gói thầu lớn dẫn đến số tiền bảo lãnh dự thầu nhiều gây khó khăn cho một số nhà thầu muốn dự thầu, vô tình làm hạn chế số lượng nhà thầu tham gia.

- Công tác đánh giá năng lực nhà thầu còn chưa sát sao. Sau khi đơn vị tư vấn đánh giá HSDT, Phòng kỹ thuật thẩm định sẽ thẩm tra lại kết quá lựa chọn nhà thầu của đơn vị tư vấn nhưng chủ yếu dựa trên báo cáo đánh giá HSDT của đơn vị tư vấn chấm thầu mà chưa xem xét kỹ hồ sơ dự thầu của các đơn vị tham gia dẫn đến tình trạng một số hồ sơ dự thầu bỏ giá thấp để trúng thầu sau đó điều chỉnh phát sinh khối lượng trong quá trình thi công.

b) Thực trạng quản lý về thực hiện hợp đồng

Có thể thấy hợp đồng là văn bản pháp lý thể hiện sự ràng buộc trách nhiệm giữa nhà thầu và CĐT trong việc thực hiện hợp đồng đó. Vì vậy, việc giám sát, quản lý việc thực hiện hợp đồng là bước quan trọng trong công tác quản lý dự án. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

do Ban QLDA quản lý vẫn còn nhiều hạn chế, cụ thể:

- Trong quá trình soạn thảo hợp đồng để ký kết giữa CĐT với các nhà thầu Ban QLDA còn chưa chú trọng một số nội dung liên quan đến phụ lục trang thiết bị vật tư, nguồn gốc vật liệu, biện pháp thi công của nhà thầu, phương án đảm bảo an toàn lao động,.. nên quá trình giám sát thực hiện khi thi công khó khăn. Công tác quản lý, kiểm tra giám sát của Ban QLDA còn khá nhiều điểm yếu, đặc biệt là nghiệm thu vật liệu đầu vào, biện pháp đảm bảo an toàn lao động trên công trường.

- Khi triển khai thực hiện hợp đồng, việc quản lý danh sách nhân lực tham gia gói thầu của nhà thầu còn lỏng lẻo. Dẫn đến tình trạng nhà thầu thay đổi nhân lực so với danh sach cung cấp ban đầu, luân chuyển, thay thế một số vị trí nhưng nhân sự thay thế không đảm bảo năng lực như cam kết.

2.3.8. Quản lý về hệ thống thông tin công trình

Quản lý hệ thống thông tin công trình là quản lý số liệu, tài liệu, quy trình được sử dụng trong dự án để thực hiện dự án một cách dễ dàng cho nhiều đối tượng liên quan. Quản lý hệ thống thông tin công trình nhằm đẩy nhanh tiến độ, sử dụng vốn hiệu quả, lưu trữ và đồng bộ hóa thông tin của nhiều dự án do Ban QLDA phụ trách.

Hiện nay Ban QLDA đã áp dụng một số ứng dụng khoa học công nghệ trong việc quản lý hệ thống này tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác này như:

- Chưa có hệ thống thư viện thông tin cho tất cả các dự án do Ban phụ trách. - Việc chia sẻ dữ liệu trong Ban QLDA, hay giữa Ban QLDA với các đối tác, CĐT vẫn còn chủ yếu dựa vào phương pháp gửi mail, chia sẻ qua google mà chưa có hệ thống chia sẻ riêng.

- Việc quản lý danh mục tài liệu kỹ thuật của dự án chủ yếu thực hiện thủ công bằng lưu trữ tại kho đối với tài liệu cứng và lưu trữ theo thư mục trong máy tính với file mềm.

- Việc quản lý sử dụng với tài liệu, thông tin của dự án chưa nghiêm ngặt. Chưa có quy định xử lý cụ thể trong việc chia sẻ thông tin dự án đối với từng trường hợp, đối tượng cụ thể.

2.4. Đánh giá kết quả công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban quản lýdự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THUỘC BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI (Trang 66 - 71)