Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THUỘC BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI (Trang 72 - 107)

2.4.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong quá trình thực hiện công tác quản lý dự án tại Ban QLDA vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như:

- Vẫn còn xảy ra tình trạng sai sót trong giai đoạn khảo sát, thiết kế làm ảnh hưởng đến tiến độ và gây phát sinh chi phí của dự án khi phải điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện.

- Công tác kiểm tra, giám sát chất lượng và tham gia nghiệm thu tại một số dự án còn chưa thực sự chặt chẽ. Vẫn còn những tồn tại như: nghiệm thu vật liệu đầu vào không đúng với hợp đồng, nghiệm thu thép sàn bị nhầm lẫn…Ngoài ra việc kiểm soát hồ sơ chất lượng của nhà thầu vẫn còn chưa thường xuyên.

- Một số hạng mục công trình, gói thầu còn bị chậm tiến độ và chưa hoàn thành so với kế hoạch đề ra.

- Tiến độ GPMB ở một số dự án bị kéo dài và phát sinh chi phí trong các khâu phá dỡ trụ sở cũ, di dời đối tượng Thương binh và Người có công.

- Việc lập kế hoạch giải ngân vốn chưa phù hợp với thực tế dẫn đến bị cắt giảm vốn của năm 2018, 2019. Công tác quản lý chi phí vẫn còn hạn chế như : TMĐT, dự toán vẫn phải điều chỉnh do phát sinh chi phí trong quá trình thực hiện, quy trình thanh toán khối lượng cho nhà thầu còn kéo dài do qua nhiều khâu trung gian, kiểm soát hồ sơ thanh toán chưa chặt chẽ vào các đợt thanh toán sát cuối năm...

- Công tác đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy và các vấn đề vệ sinh môi trường ở các dự án do Ban quản lý vẫn chưa thật sự được chú trọng. Một số dự án

còn để xảy ra tình trạng sử dụng nước ngầm bừa bãi, xả thải không đúng nơi quy định, chưa kiểm soát chặt chẽ trong vấn đề tập huấn về phòng cháy chữa cháy cho cán bộ, công nhân tại công trường...

- Trong việc quản lý lựa chọn nhà thầu Ban kiểm soát thiếu chặt chẽ dẫn đến một số nhà thầu năng lực không đảm bảo, hồ sơ mời thầu chất lượng chưa tốt, liên danh nhà thầu tham gia dự thầu nhưng năng lực không đồng đều, phát sinh tình trạng khối lượng thừa thiếu ở một số gói thầu khi triển khai.

- Khâu quản lý việc soạn thảo hợp đồng đối với một số gói thầu còn chưa chi tiết về cam kết vật tư và các điều khoản thưởng phạt dẫn đến khó khăn trong quá trình quản lý.

- Ban chưa bố trí cán bộ có đầy đủ chuyên môn trực tiếp tham gia giám sát tại các dự án mà chủ yếu dựa vào cán bộ kiêm nhiệm ở cơ sở, đơn vị trực thuộc tại địa phương xây dựng dự án. Các cán bộ này năng lực về QLDA còn hạn chế nên ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình quản lý của Ban.

- Công tác phối hợp giữa Ban QLDA và các CĐT đôi khi còn chậm chủ yếu nguyên nhân do các CĐT thường ở địa phương nơi xây dựng dự án nên việc giải quyết các giấy tờ hồ sơ thường xuyên phải chuyển phát gây mất nhiều thời gian.

- Một số Dự án có đặc thù vừa tổ chức thi công công trình vừa phải đảm bảo cho hoạt động thường xuyên của đơn vị nên gặp khó khăn trong việc phá dỡ mặt bằng và các biện pháp thi công để đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường (Dự án trung tâm điều dưỡng Thương binh và Người có công Long Đất, Dự án trung tâm điều dưỡng thương binh Lạng Giang).

2.4.2.2. Nguyên nhân * Nguyên nhân khách quan

- Địa bàn các dự án quản lý trải rộng trên khắp cả nước nên công tác kiểm

tra, giám sát gặp nhiều khó khăn về thời gian cũng như chi phí.

- Khâu thẩm định tài sản công, phá dỡ trụ sở cũ của một số dự án còn kéo dài chưa có sự tham gia tích cực từ Ban QLDA do tâm lý ngại va chạm với một số lãnh đạo đơn vị. Công tác di dời, tổ chức nơi ở mới cho các đối tượng Thương binh và Người có công còn bị động và phụ thuộc vào các đơn vị địa phương.

* Nguyên nhân chủ quan

lượng công việc nhiều. Chưa có sự phân công tách biệt giữa phòng chuyên môn dẫn đến cùng một người phụ trách nhiều mảng và nhiều dự án dẫn đến quá tải trong công việc. Kế hoạch tuyển dụng chưa khoa học, cán bộ quản lý thiếu kinh nghiệm QLDA đầu tư xây dựng, một số cán bộ Ban QLDA chưa đáp ứng được năng lực chuyên môn, nhân sự tuyển dụng không đồng đều theo nhu cầu của dự án, chưa có kế hoạch nhân sự trong thời gian tới khi dự án đi vào triển khai đồng loạt. Đặc biệt Ban QLDA chưa đưa ra được nhiệm vụ trọng tâm cho Ban QLDA, cho từng bộ phận, cá nhân theo từng thời kỳ, chưa có kế hoạch phân bổ nhân sự hợp lý.

- Kế hoạch quản lý tiến độ, chất lượng, chi phí các dự án chưa được điều chỉnh bám sát theo thực tế từng dự án. Chưa xây dựng quy trình thực hiện hợp lý để quản lý các đơn vị trong quá trình tham gia thực hiện dự án tránh chồng chéo trong thủ tục hành chính, tăng tính tương tác và thuận lợi cho nhà thầu trong việc triển khai thực hiện dự án.

- Thiếu sự phối hợp giữa cán bộ của Ban QLDA và các đơn vị tham gia dự án trong việc lập kế hoạch vốn hàng năm dẫn đến kế hoạch vốn chưa sát với thực tế và năng lực thi công của các nhà thầu.

- Một số cán bộ còn tâm lý chủ quan trong khâu kiểm tra rà soát hồ sơ thiết kế, dự toán, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu,...chủ yếu dựa vào các đơn vị tư vấn hoặc thực hiện việc kiểm tra sơ sài, chưa kỹ lưỡng nên còn để xảy ra các thiếu sót làm ảnh hưởng đến quá trình quản lý các dự án.

- Các cán bộ trong Ban điều hành dự án thường trực ở công trường thường là cán bộ kiêm nhiệm thuộc đơn vị cơ sở nên năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến đầu tư xây dựng còn hạn chế.

- Trang thiết bị của Ban khá khiêm tốn, ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công tác QLDA của Ban.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

THUỘC BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

3.1. Định hướng và yêu cầu về đầu tư xây dựng các dự án thuộc Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội trong giai đoạn 2021-2025

a) Định hướng về đầu tư xây dựng các dự án thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giai đoạn 2021 -2025

Trong giai đoạn 2021-2025, Bộ LĐ-TBXH sẽ tiếp tục đầu tư các dự án có quy mô lớn ở nhiều lĩnh vực khác nhau, phân bố trên khắp các tỉnh thành của cả nước. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành đưa vào sử dụng các dự án đang triển khai để đảm bảo hiệu quả của các dự án này. Danh sách một số dự án nằm trong kế hoạch sẽ thực hiện đầu tư giai đoạn 2021-2025 tại Bộ LĐ-TBXH như ở bảng 3.1 dưới đây:

Bảng 3.1: Danh sách một số dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của Bộ LĐ-TBXH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

T T Tên dự án Thời gian thực hiện Tổng mức đầu tư dự kiến (Triệu đồng) I Ngành Xã Hội

1 Trung tâm điều dưỡng Người có

công tỉnh Quảng Nam 2021-2025 60.000

2 Trung tâm điều dưỡng Người có

công tỉnh Bạc Liêu 2021-2024 72.000

3 Trung tâm điều dưỡng Người có

công tỉnh Đồng Tháp 2021-2025 72.000

4 Trung tâm điều dưỡng Người có

công tỉnh Hải Dương 2021-2024 72.000

5 Trung tâm điều dưỡng Người có

công tỉnh An Giang 2021-2025 120.000

6 Trung tâm điều dưỡng Người có

công tỉnh Nghệ An (giai đoạn 2) 2021-2025 80.000

1 Trường cao đẳng kỹ nghệ Dung

Quất giai đoạn 2 2021-2025 49.000

2

Trung tâm giáo dục thể chất và quốc phòng thuộc trường đại học sư

phạm kỹ thuật Vĩnh Long

2021-2025 50.000

3 Trường đại học lao động xã hội cơ

sở TP Hồ Chí Minh 2019-2023 108.000

4 Trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ -

công chức lao động xã hội 2021-2025 100.000

III Cơ sở trực thuộc Bộ

1 Trung tâm phục hồi chức năng và

trợ giúp trẻ tàn tật TP HCM 2021-2025 41.000 2 Bệnh viện chỉnh hình và phục hồi

chức năng Hà Nội 2021 - 2025 300.000

3 Bệnh viện chỉnh hình và phục hồi

chức năng Quy Nhơn 2021 đến sau 2025 300.000 4 Bệnh viện chỉnh hình và phục hồi

chức năng Cần Thơ 2021 đến sau 2025 200.000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

IV Ngành quản lý nhà nước

1 Trụ sở liên cơ quan Bộ LĐ-TBXH 2020-2023 485.000

b) Yêu cầu đặt ra cho lĩnh vực đầu tư xây dựng các dự án thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giai đoạn 2021-2025

- Đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy nhanh tiến độ xét duyệt, tạo điều kiện thuận lợi cho các Chủ đầu tư, Ban QLDA thực hiện công tác đầu tư.

- Phát huy tinh thần sử dụng tiết kiệm ngân sách được giao. Lập kế hoạch hợp lý các khoản thu chi, quản lý sát sao việc rót vốn đảm bảo nguồn vốn được sử dụng hiệu quả.

- Cải thiện tiến độ thực hiện các dự án mà trọng tâm hướng đến là rút ngắn thời gian chuẩn bị đầu tư, tiến độ thi công của các gói thầu chính.

- Giải ngân đúng tiến độ tạo điều kiện cho các nhà thầu hoạt động với công suất cao nhất, nhanh chóng hoàn thành dự án.

- Trong mọi điều kiện, an toàn lao động, chất lượng của dự án luôn là những yếu tố quan tâm hàng đầu. Do các dự án có tầm quan trọng cao, vốn lớn, đầu tư để

sử dụng lâu dài nên chất lượng của dự án phải được đảm bảo nhằm phục vụ mục đích xây dựng.

3.2. Các yêu cầu đối với việc hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Lao Động - Thương Binh và Xã hội

Khi đề xuất các giải pháp cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Tuân thủ các quy định của Pháp Luật về đầu tư, xây dựng hiện hành.

- Hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của Ban QLDA đầu tư xây dựng do Bộ LĐ-TBXH giao.

- Phát huy những thành tích đã đạt được, khắc phục những mặt còn tồn tại, yếu kém giai đoạn trước, hoàn thành nhiệm vụ của Ban trong giai đoạn 2021-2025.

- Các giải pháp được đề xuất cần phải phù hợp với thực tiễn và khả thi.

3.3. Danh mục các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giai đoạn 2021-2025

Trên cơ sở các yêu cầu đối với việc hoàn thiện công tác QLDA đầu tư xây dựng tại Ban QLDA đầu tư xây dựng thuộc Bộ LĐ-TBXH giai đoạn 2021-2025 đã nêu ở mục 3.2, luận văn tập trung vào các giải pháp như hình 3.1 sau:

Hình 3.1: Các giải pháp hoàn thiện công tác QLDA tại Ban QLDA

3.3.1. Nhóm giải pháp chung

3.3.1.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy Ban quản lý dự án * Tổ chức lại bộ máy Ban QLDA

Mô hình tổ chức các phòng, ban của Ban QLDA chưa hợp lý. Mô hình này hoạt động đến nay đã bộc lộ một số một số hạn chế nhất định:

- Trong cùng một phòng kỹ thuật thẩm định thực hiện hầu hết các nhiệm vụ chuyên môn về đầu tư xây dựng như : kiểm tra hồ sơ thiết kế; thẩm tra hồ sơ mời thầu và kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu; giám sát thực hiện dự án.

- Phòng kỹ thuật thẩm định chưa có sự bố trí công việc cụ thể phân tách theo từng chuyên môn riêng mà chỉ giao mỗi cán bộ phụ trách mấy dự án nên nhiều khi bị quá tải công việc, thiếu sự phối hợp giữa các bộ phận. Công tác thẩm định, giám

sát, đấu thầu, lựa chọn nhà thầu chưa có tổ phụ trách chuyên môn, không có tính chuyên môn hóa trong công tác QLDA.

- Hiện toàn bộ nhân viên phòng kỹ thuật thẩm định nhận nhiệm vụ và báo cáo công việc trực tiếp với phó giám đốc. Chưa có trưởng phòng, phó phòng dẫn đến thiếu sự phân cấp, người sắp xếp và kiểm soát công việc ở tuyến dưới.

- Với số lượng dự án ngày càng nhiều, đặc thù phân bố khắp các tỉnh thành nguồn nhân lực của Ban QLDA còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu công việc. Để khắc phục tình trạng trên, tác giả đề xuất mô hình cơ cấu tổ chức của Ban QLDA đầu tư xây dựng thuộc Bộ LĐ-TBXH như hình 3.2 dưới đây:

Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức Ban QLDA đề xuất điều chỉnh

- Với mô hình đề xuất này, bổ sung thêm phòng Quản lý dự án với số lượng 06 nhân sự có chuyên môn nghiệp vụ cao. Điều này sẽ hạn chế được các khó khăn, vướng mắc, giúp cho công tác QLDA sẽ được chuyên môn hóa. Các cán bộ thuộc phòng QLDA sẽ được tuyển dụng công khai nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng, dày dặn kinh nghiệm từ bên ngoài Bộ để nâng cao năng lực của Ban.

- Phân tách các phòng : Quản lý dự án và Kỹ thuật thẩm định mỗi phòng làm 02 tổ phụ trách chuyên môn riêng, trong đó phòng QLDA phân thành tổ kế

hoạch và tổ quản lý. Phòng kỹ thuật thẩm định phân thành tổ thẩm định và tổ giám sát. Mục đích của việc phân tách này nhằm phân rõ nhiệm vụ chuyên môn riêng biệt trong mỗi phòng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cắt giảm một số nhân sự không cần thiết với mục tiêu sử dụng lao động hiệu quả tiết kiệm chi phí tiền lương và tiết kiệm ngân sách nhà nước. Cụ thể như sau:

+ Phòng Tài Chính: Đề xuất cắt giảm 01 vị trí phân công lại công việc sẽ bao gồm: 01 Kế toán trưởng, 01 Kế toán tổng hợp kiêm thủ quỹ, 01 Chuyên viên kế toán phụ trách thủ tục Kho bạc, hỗ trợ một số công tác khác.

+ Phòng Tổ chức: Đề xuất cắt giảm 01 vị trí do số lượng nhân sự trong Ban không lớn nên công tác nhân sự, lưu trữ hồ sơ cán bộ không nhiều.

+ Văn phòng: Thay đổi tinh gọn bộ máy đề xuất cắt giảm 01 vị trí. Còn lại các vị trí nhân sự như sau: 01 Nhân viên hành chính, 01 văn thư –lưu trữ, 01 lái xe.

- Sau khi cắt giảm nhân sự gộp 02 phòng tổ chức và văn phòng lại thành phòng tổ chức hành chính.

Số lượng nhân sự của Ban QLDA được đề xuất điều chỉnh ở bảng 3.2 sau:

Bảng 3.2: Đề xuất sắp xếp, thay đổi bộ máy nhân sự Ban QLDA

TT Bộ Phận Nhân sự ban đầu (Người) Đề xuất (Người) Ghi chú

1 Giám đốc 1 1 Giữ nguyên

2 Phó Giám đốc 2 2 Giữ nguyên

3 Phòng Tài chính 4 3 Giảm 01 chuyên viên hợp đồng

4 Phòng Kỹ thuật thẩm định 8 8 Giữ nguyên bổ nhiệm Trưởng phòng

5 Phòng Quản lý dự án 0 6

Thành lập mới ưu tiên chuyên môn, năng lực : QLDA , kỹ sư

xây dựng, kỹ sư KTXD,

6 Phòng Tổ chức hành chính 6 4

Phòng tổ chức và văn phòng sau khi giảm mỗi phòng 01 chuyên

viên hợp đồng sáp nhập lại

7 Tổng cộng 21 24 Tăng 03 nhân sự so ban đầu

thẩm định để hỗ trợ quản lý, tham mưu cho cấp trên. Trực tiếp kiểm tra đánh giá hiệu quả công việc của từng cán bộ trong phòng.

* Xây dựng chức năng, nhiệm vụ cụ thể chuyên biệt của các phòng thuộc

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THUỘC BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI (Trang 72 - 107)