1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ - Thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đối với Doanh nghiệp

112 91 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

Chính sách an sinh xã hội (ASXH) ở Việt Nam luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, là yếu tố quan trọng góp phần thực hiện công bằng xã hội, ổn định chính trị và phát triển bền vững của đất nước. Theo đó, hệ thống ASXH được thiết kế đồng bộ, đa tầng, với trụ cột chính là bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT). Cùng với sự hình thành và phát triển của hệ thống, qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đã đạt được những thành tựu quan trọng trong nhiều lĩnh vực công tác, góp phần đảm bảo ASXH và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La. Tuy nhiên, thực trạng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (BHXHBB) dành cho người lao động (NLĐ) tại các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh cũng chưa được thực hiện đầy đủ, như: vẫn còn 1.048 DN, hợp tác xã chưa tham gia BHXHBB; các DN chưa xây dựng thang bảng lương và đăng ký với cơ quan quản lý tại địa phương, dẫn đến việc tăng tiền lương tham gia BHXHBB không đúng quy định. Tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXHBB trên địa bàn Sơn La diễn ra thường xuyên và có xu hướng ngày càng nghiêm trọng. Tính đến tháng 8/2018, có 299 DN nợ BHXHBB với tổng số tiền nợ BHXH trên địa bàn tỉnh lên đến hơn 20 tỷ đồng, chiếm 4,9% kế hoạch thu (tăng 59% so với cùng kỳ năm 2016). Một số DN có số nợ BHXHBB khó đòi khá lớn như: Công ty Cổ phần (CTCP) Xi măng Chiềng Sinh nợ 6,2 tỷ, CTCP Xi măng Mai Sơn nợ gần 2 tỷ, CTCP Sông đà 409 nợ 1,7 tỷ, các đơn vị nhỏ nợ BHXHBB đã dừng thu trên địa bàn nợ khoảng 6 tỷ. Vấn đề nợ đọng, trốn đóng BHXHBB đã và đang diễn ra hết sức phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của NLĐ, được xã hội hết sức quan tâm. Mặt khác BHXH Việt Nam mới chính thức được Chính phủ trao quyền thanh tra chuyên ngành (TTCN) đóng BHXH từ tháng 6/2016, và đến ngày 18/10/2016 BHXH Việt Nam mới ban hành quyết định số 1518/QĐ-BHXH, quy định hoạt động TTCN đóng BHXH, BHTN, BHYT và hoạt động kiểm tra của VBHXH Việt Nam. Ngay từ những ngày đầu tiên BHXH tỉnh Sơn La đã xác định TTCN đóng BHXH là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác quản lý quỹ BHXH, do vậy BHXH tỉnh đã có những giải pháp trong việc tổ chức bộ máy thanh tra, xây dựng đội ngũ thanh tra, xây dựng kế hoạch và nội dung thanh tra… góp phần đảm bảo quyền lợi cho người tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH. Tuy nhiên, trong thời gian qua TTCN đóng BHXHBB của BHXH tỉnh Sơn La đã bộc lộ nhiếu thiếu sót và hạn chế trong việc thực hiện các chức năng thanh tra như: bộ máy thanh tra còn thiếu và số lượng và yếu về chất lượng, toàn tỉnh chỉ có 11 cán bộ công chức viên chức được giao chức năng thanh tra, viên chức thanh tra tuy đã được đào tạo về nghiệp vụ xong còn non yếu về kinh nghiệm, năng lực và kỹ năng thực hiện công tác thanh tra; hình thức thanh tra chưa đa dạng và linh hoạt, chỉ tập trung vào các đơn vị nợ dẫn đến bỏ sót nhiều sai phạm nghiêm trọng về đối tượng và mức đóng BHXHBB; công cụ thanh tra còn chưa đầy đủ và hiệu quả, nhất là hệ thống văn bản pháp luật quy định về TTCN đóng BHXH còn nhiều thiếu sót, hạn chế nên nhiều đơn vị SDLĐ cố tình né tránh không chấp hành quyết định thanh tra, từ tháng 11/2016 đến hết tháng 4/2018 có 18 DN không chấp hành quyết định thanh tra; quy trình thanh tra chưa được thực hiện chặt trẽ; công tác phối hợp giữa ngành BHXH với các ngành khác như: Kế hoạch đầu tư, Lao động thương binh và Xã hội, Thuế, Tài chính, … mặc dù đã được chú trọng nhưng hiệu quả phối hợp chưa cao…điều này đã gây không ít khó khăn cho cơ quan BHXH trong công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về BHXHBB trên địa bàn, cũng như việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp cho người lao động. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đối với Doanh nghiệp” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình, nhằm làm rõ tình hình TTCN đóng BHXHBB tại doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng trốn đóng bảo hiểm bắt buộc cho NLĐ tại các DN trên địa bàn tỉnh.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-o0o -NGUYỄN KIM PHƯỢNG

THANH TRA CHUYÊN NGÀNH ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH SƠN LA ĐỐI VỚI

DOANH NGHIỆP

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-o0o -NGUYỄN KIM PHƯỢNG

THANH TRA CHUYÊN NGÀNH ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH SƠN LA ĐỐI VỚI

Trang 3

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôicam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không viphạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật

Tác giả luận văn

Nguyễn Kim Phượng

Trang 4

Luận văn này là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường, kinhnghiệm trong quá trình công tác và nghiên cứu tại Bảo hiểm Xã hội tỉnh Sơn La và

sự nỗ lực cố gắng của bản thân

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ các cơquan, tổ chức và cá nhân Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắcđến thầy giáo TS Đỗ Tất Cường đã dành nhiều thời gian, hướng dẫn nhiệt tình và chuđáo cho tôi trong quá trình xây dựng đề cương, nghiên cứu hoàn thành luận văn

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Viện đào tạo sau Đại học trườngĐại học Kinh tế Quốc dân đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốtquá trình học tập và hoàn thiện đề tài luận văn

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến tập thể Ban lãnh đạo, cán bộ công chứcBảo hiểm xã hội Tỉnh Sơn La đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập và thực hiệnluận văn

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân luôn bên cạnh độngviên, khích lệ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Mặc dù bản thân đã cố gắng rất nhiều nhưng luân văn không thể tránh khỏinhững khiếm khuyết, hạn chế Rất mong được sự góp ý chân thành của Quý thầy,

cô giáo, đồng nghiệp và bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn./

Tác giả luận văn

Nguyễn Kim Phượng

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

1.1 Bảo hiểm xã hội bắt buộc 71.1.2 Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ doanh nghiệp 7

1.2 Thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của bảo hiểm xã hội tỉnh đối với doanh nghiệp 10

1.2.1 Khái niệm, mục tiêu và nguyên tắc thanh tra chuyên ngành đóng bảohiểm xã hội bắt buộc đối với doanh nghiệp 101.2.2 Nội dung thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của bảohiểm xã hội tỉnh đối với doanh nghiệp 121.2.3 Bộ máy thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của bảohiểm xã hội tỉnh đối với doanh nghiệp 131.2.4 Hình thức và công cụ thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội bắtbuộc của Bảo hiểm xã hội tỉnh đối với doanh nghiệp 141.2.5 Quy trình thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của Bảohiểm xã hội tỉnh đối với doanh nghiệp 16

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của Bảo hiểm xã hội tỉnh đối với doanh nghiệp 20

1.3.1 Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp và người lao động trong doanhnghiệp 201.3.2 Các nhân tố thuộc về Bảo hiểm xã hội tỉnh 211.3.3 Các nhân tố khác thuộc về bên ngoài Bảo hiểm xã hội tỉnh 22

Trang 6

SƠN LA ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 25 2.1 Thực trạng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La 25

2.1.1 Về Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La 252.1.2 Thực trạng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ doanh nghiệp 29

2.2 Thực trạng thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đối với Doanh nghiệp 34

2.2.1 Nội dung thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của Bảohiểm xã hội tỉnh Sơn La đối với Doanh nghiệp 342.2.2 Bộ máy thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của Bảohiểm xã hội tỉnh Sơn La đối với doanh nghiệp 462.2.3 Hình thức và công cụ thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội bắtbuộc của Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đối với doanh nghiệp 512.2.4 Tình hình thực hiện quy trình thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xãhội bắt buộc của Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đối với doanh nghiệp 57

2.3 Đánh giá thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đối với doanh nghiệp 66

2.3.1 Đánh giá việc thực hiện mục tiêu 662.3.2 Điểm mạnh về thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội bắt buộccủa Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đối với doanh nghiệp 702.3.3 Hạn chế về thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc củaBảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đối với doanh nghiệp 712.3.4 Nguyên nhân của các hạn chế 76

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THANH TRA CHUYÊN NGÀNH ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH SƠN LA ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 82 3.1 Định hướng hoàn thiện thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đối với Doanh nghiệp 82

3.1.1 Bối cảnh mới có ảnh hưởng đến thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm

xã hội bắt buộc của bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đối với Doanh nghiệp 823.1.2 Phương hướng hoàn thiện thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hộibắt buộc của Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đối với doanh nghiệp 83

Trang 7

3.2.1 Hoàn thiện nội dung thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội bắt

buộc của Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đối với doanh nghiệp 84

3.2.2 Hoàn thiện bộ máy thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đối với doanh nghiệp 85

3.2.3 Hoàn thiện hình thức và công cụ thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đối với doanh nghiệp 86

3.2.4 Hoàn thiện việc thực hiện quy trình thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đối với doanh nghiệp 88 3.2.5 Các giải pháp khác 90

3.3 Một số kiến nghị 90

3.3.1 Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La 90

3.3.2 Kiến nghị với Bảo hiểm xã hội cấp trên 91

3.3.3 Kiến nghị với Chính phủ 92

3.3.4 Khuyến nghị với doanh nghiệp 92

KẾT LUẬN 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

ASXH An sinh xã hội

BHTN Bảo hiểm thất nghiệp

BHXHBB Bảo hiểm xã hội bắt buộc

CNTT Công nghệ thông tin

CTTNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn

DNNQD Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh

DNCVĐTNN Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàiDNNN Doanh nghiệp nhà nước

DNTN Doanh nghiệp tư nhân

DS PHSK Dưỡng sức phục hồi sức khỏe

LĐTB và XH Lao động thương binh và Xã hội

SXKD Sản xuất kinh doanh

TTCN Thanh tra chuyên ngành

TTKT Thanh tra kiểm tra

VPHC Vi phạm hành chính

Trang 9

Bảng 2.1 Nhân lực BHXH tỉnh Sơn La tính đến 31/8/2018 28Bảng 2.2 Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La 29Bảng 2.3: Số doanh nghiệp tham gia BHXHBB trên địa bàn tỉnh Sơn La 30Bảng 2.4: Số lượng DN trên địa bàn tỉnh Sơn La tham gia BHXHBB (thời điểm

31/8/2018) 31Bảng 2.5 Tình hình tham gia BHXHBB của DN trên địa bàn tỉnh Sơn La 31Bảng 2.6 Kết quả thanh tra đối tượng đóng là chủ sử dụng lao động của các

doanh nghiệp đang tham gia BHXHBB 35Bảng 2.7: Kết quả Thanh tra chuyên ngành đóng của BHXH tỉnh Sơn La về đối

tượng đóng tại các doanh nghiệp từ năm 2016 đến hết tháng 8/2018 37Bảng 2.8: Kết quả Thanh tra chuyên ngành đóng của BHXH tỉnh Sơn La về

đóng thiếu mức lương tại các doanh nghiệp từ năm 2016 đến hếttháng 8/2018 41Bảng 2.9: Kết quả Thanh tra về đóng cao hơn mức tiền lương thực tế được

hưởng tại các doanh nghiệp từ năm 2016 đến hết tháng 8/2018 42Bảng 2.10: Kết quả Thanh tra chuyên ngành đóng của BHXH tỉnh Sơn La về

phương thức đóng tại các doanh nghiệp từ năm 2016 đến hết tháng8/2018 43Bảng 2.11: Tỷ lệ số nợ đọng được thanh tra từ năm 2016 đến tháng 8/2018 45Bảng 2.12: Kết quả khảo sát DN về nội dung TTCN đóng BHXHBB của BHXH

tỉnh Sơn La đối với DN 45Bảng 2.13: Tình hình nhân sự của Bộ máy Thanh tra chuyên ngành của BHXH

tỉnh Sơn la 49Bảng 2.14: Kết quả khảo sát về bộ máy thanh tra của BHXH tỉnh Sơn La 51Bảng 2.15 Thống kê số cuộc thanh tra của BHXH tỉnh Sơn La theo hình thái

thanh tra 52Bảng 2.16 Các văn bản pháp lý sử dụng trong thanh tra chuyên ngành đóng

BHXHBB của BHXH tỉnh Sơn La đối với DN (giai đoạn 8/2018) 52Bảng 2.17: Kết quả khảo sát về hình thức và công cụ trong TTCN đóng

2015-BHXHBB của BHXH tỉnh Sơn La đối với DN 56

Trang 10

Bảng 2.19: Kết quả khảo sát các cán bộ thanh tra của BHXH tỉnh Sơn La về quy

trình thanh tra 64Bảng 2.20 Kết quả khảo sát đánh gia việc thực hiện quy trình thanh tra chuyên

ngành đóng BHXHBB của BHXH tỉnh Sơn La đối với DN 65Bảng 2.21 Kết quả thực hiện mục tiêu đầu ra của chuyên ngành đóng BHXHBB của

BHXH tỉnh Sơn La đối với doanh nghiệp giai đoạn 2016 – 2018 66Bảng 2.22: Kết quả thanh tra chuyên ngành đóng BHXH bắt buộc của BHXH

tỉnh Sơn La đối với DN giai đoạn từ tháng 11/2016-8/2018 66

HÌNH

Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh Sơn La 27Hình 2.2 Bộ máy TTCN đóng BHXHBB của BHXH tỉnh Sơn La 46Hình 2.3 Cơ cấu tổ chức phòng Thanh tra - Kiểm tra của BHXH tỉnh Sơn La 47Hình 2.4 Hình quy trình thanh tra chuyên ngành đóng BHXHBB của BHXH

tỉnh Sơn La đối với doanh nghiệp 58Hình 2.5: Số cuộc thanh tra theo kế hoạch và đột xuất đã thực hiện giai

đoạn 2016 -8/2018 60

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chính sách an sinh xã hội (ASXH) ở Việt Nam luôn được Đảng và Nhànước đặc biệt quan tâm, là yếu tố quan trọng góp phần thực hiện công bằng xã hội,

ổn định chính trị và phát triển bền vững của đất nước Theo đó, hệ thống ASXHđược thiết kế đồng bộ, đa tầng, với trụ cột chính là bảo hiểm xã hội (BHXH), bảohiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT) Cùng với sự hình thành và pháttriển của hệ thống, qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Bảo hiểm xã hội tỉnhSơn La đã đạt được những thành tựu quan trọng trong nhiều lĩnh vực công tác, gópphần đảm bảo ASXH và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La Tuynhiên, thực trạng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (BHXHBB) dành cho người laođộng (NLĐ) tại các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh cũng chưa được thực hiệnđầy đủ, như: vẫn còn 1.048 DN, hợp tác xã chưa tham gia BHXHBB; các DN chưaxây dựng thang bảng lương và đăng ký với cơ quan quản lý tại địa phương, dẫn đếnviệc tăng tiền lương tham gia BHXHBB không đúng quy định Tình trạng nợ đọng,trốn đóng BHXHBB trên địa bàn Sơn La diễn ra thường xuyên và có xu hướngngày càng nghiêm trọng Tính đến tháng 8/2018, có 299 DN nợ BHXHBB với tổng

số tiền nợ BHXH trên địa bàn tỉnh lên đến hơn 20 tỷ đồng, chiếm 4,9% kế hoạchthu (tăng 59% so với cùng kỳ năm 2016) Một số DN có số nợ BHXHBB khó đòikhá lớn như: Công ty Cổ phần (CTCP) Xi măng Chiềng Sinh nợ 6,2 tỷ, CTCP Ximăng Mai Sơn nợ gần 2 tỷ, CTCP Sông đà 409 nợ 1,7 tỷ, các đơn vị nhỏ nợBHXHBB đã dừng thu trên địa bàn nợ khoảng 6 tỷ Vấn đề nợ đọng, trốn đóngBHXHBB đã và đang diễn ra hết sức phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợicủa NLĐ, được xã hội hết sức quan tâm

Mặt khác BHXH Việt Nam mới chính thức được Chính phủ trao quyền thanhtra chuyên ngành (TTCN) đóng BHXH từ tháng 6/2016, và đến ngày 18/10/2016BHXH Việt Nam mới ban hành quyết định số 1518/QĐ-BHXH, quy định hoạt độngTTCN đóng BHXH, BHTN, BHYT và hoạt động kiểm tra của VBHXH Việt Nam.Ngay từ những ngày đầu tiên BHXH tỉnh Sơn La đã xác định TTCN đóng BHXH là

Trang 12

một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác quản lý quỹ BHXH,

do vậy BHXH tỉnh đã có những giải pháp trong việc tổ chức bộ máy thanh tra, xâydựng đội ngũ thanh tra, xây dựng kế hoạch và nội dung thanh tra… góp phần đảmbảo quyền lợi cho người tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH

Tuy nhiên, trong thời gian qua TTCN đóng BHXHBB của BHXH tỉnh Sơn La

đã bộc lộ nhiếu thiếu sót và hạn chế trong việc thực hiện các chức năng thanh tra như:

bộ máy thanh tra còn thiếu và số lượng và yếu về chất lượng, toàn tỉnh chỉ có 11 cán

bộ công chức viên chức được giao chức năng thanh tra, viên chức thanh tra tuy đãđược đào tạo về nghiệp vụ xong còn non yếu về kinh nghiệm, năng lực và kỹ năngthực hiện công tác thanh tra; hình thức thanh tra chưa đa dạng và linh hoạt, chỉ tậptrung vào các đơn vị nợ dẫn đến bỏ sót nhiều sai phạm nghiêm trọng về đối tượng vàmức đóng BHXHBB; công cụ thanh tra còn chưa đầy đủ và hiệu quả, nhất là hệthống văn bản pháp luật quy định về TTCN đóng BHXH còn nhiều thiếu sót, hạn chếnên nhiều đơn vị SDLĐ cố tình né tránh không chấp hành quyết định thanh tra, từtháng 11/2016 đến hết tháng 4/2018 có 18 DN không chấp hành quyết định thanh tra;quy trình thanh tra chưa được thực hiện chặt trẽ; công tác phối hợp giữa ngànhBHXH với các ngành khác như: Kế hoạch đầu tư, Lao động thương binh và Xã hội,Thuế, Tài chính, … mặc dù đã được chú trọng nhưng hiệu quả phối hợp chưa cao…điều này đã gây không ít khó khăn cho cơ quan BHXH trong công tác thanh, kiểm traviệc chấp hành các quy định của pháp luật về BHXHBB trên địa bàn, cũng như việcbảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp cho người lao động

Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đối với Doanh nghiệp” làm đề tài nghiên

cứu cho luận văn của mình, nhằm làm rõ tình hình TTCN đóng BHXHBB tại doanhnghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế tìnhtrạng trốn đóng bảo hiểm bắt buộc cho NLĐ tại các DN trên địa bàn tỉnh

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Sau 20 năm thành lập và đi vào hoạt động của hệ thống BHXH Việt Nam,đặc biệt là từ sau khi Luật bảo hiểm mới có hiệu lực, có hàng trăm công trìnhnghiên cứu của các nhà nghiên cứu, chuyên gia trong và ngoài ngành, các cán bộ

Trang 13

quản lý, lãnh đạo Một số đề tài luận văn thạc sỹ đã tập trung nghiên cứu, làm rõnhững vấn đề chung, cũng như từng lĩnh vực cụ thể về BHXH, nhưng nội dung vềTTCN đóng BHXHBB là lĩnh vực mới, nên chưa có đề tài nghiên cứu sâu và riêngbiệt, mà đa số các đề tài có phạm vi nghiên cứu liên quan đến kiểm tra, thanh traviệc thực hiện pháp luật về BHXH nói chung đối với các doanh nghiệp như:

Luận văn thạc sỹ trường Đại học Thương mại Hà Nội của Đỗ Thị Thu Hiền(2012) với đề tài “Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật bảo hiểm

xã hội tại các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở việt nam trong tình hình hiệnnay” Luận văn đã hệ thống hóa được quy trình thực hiện thanh tra việc chấp hànhpháp luật về BHXH tại các DN có vốn đầu tư nước ngoài (DNCVĐTNN) ở ViệtNam, phân tích được những điểm mạnh, tồn tại và hạn chế trong công tác quản lý

và thực hiện thanh tra BHXH (từ 2009-2011) Qua đó đóng góp một vài ý kiến giảipháp để nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra BHXH đối với các DNCVĐTNNtại Việt Nam

Luận văn thạc sỹ trường Đại học Quốc gia Hà Nội của Mai Xuân Linh(2014) với đề tài “Thực trạng công tác thanh tra về việc thực hiện pháp luật BHXHcủa các DN đóng tên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong tình hình hiện nay” Luận văn

đã phân tích được thực tế quá trình tổ chức hoạt động thanh tra việc thực hiện phápluật về BHXH đối với các DN đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, phân tích những

ưu điểm và hạn chế của chính sách, chế độ Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằmhoàn thiện quy trình thanh tra BHXH cho đến giai đoạn 2020

Luận văn thạc sỹ trường Đại học Thương mại của Trần Thị Thu Phương(2015) với đề tài “ Quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh Nam Định”, nội dung củaluận văn đã nên được cơ sở lý luận cơ bản, phân tích thực trạng và đề xuất giải phápnhằm làm tốt công tác thu BHXH tại BHXH tỉnh Nam Định trong thời gian tới,trong đó cũng đã đề cập đến vấn đề tăng cường TTCN đóng BHXH đối với các đơn

vị sử dụng lao động (SDLĐ)

Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế quốc dân của Cao Văn Long (2017)với đề tài "Kiểm soát thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại BHXH thành phố Điện BiênPhủ” Luận văn đã xác định được khung nghiên cứu về kiểm soát thu BHXHBB của

Trang 14

BHXH cấp huyện; phân tích được thực trạng kiểm soát thu BHXHBB tại BHXHthành phố Điện Biên Phủ, từ đó chỉ rõ những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhâncủa những điểm yếu về kiểm soát thu BHXHBB tại BHXH thành phố Điện BiênPhủ trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016 Từ đó luận văn đề xuất được một

số giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát thu BHXHBB tại BHXH thành phố ĐiệnBiên Phủ cho giai đoạn đến năm 2020

Ngoài ra còn nhiều bài báo, tạp chí chuyên ngành nghiên cứu đánh giá nhữngvấn đề khó khăn còn tồn tại trong quá trình thực hiện thanh tra BHXH Tuy nhiên,các Đề tài chỉ nghiên cứu, đánh giá về tác động của công tác thanh tra việc chấphành luật về BHXH nói chung, chính sách thu BHXH nói riêng, chưa nghiên cứusâu về công tác TTCN đóng BHXHBB, chưa đánh giá được những thành tựu, cũngnhư những hạn chế và nguyên nhân, giúp đề xuất một số giải pháp hoàn thiệnTTCN đóng BHXHBB trong thời gian tới

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định được khung nghiên cứu về TTCN đóng BHXH bắt buộc củaBHXH tỉnh đối với các doanh nghiệp

- Phân tích được thực trạng TTCN đóng BHXHBB của BHXH tỉnh Sơn Lađối với doanh nghiệp, từ đó chỉ rõ những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân củanhững điểm yếu trong công tác này

- Đề xuất được một số giải pháp nhằm hoàn thiện TTCN đóng BHXHBB củaBHXH tỉnh Sơn La đối với DN trên địa bàn tỉnh cho giai đoạn đến năm 2025

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Thanh tra chuyên ngành đóng BHXHBB của BHXHtỉnh Sơn La đối với doanh nghiệp do BHXH tỉnh Sơn La quản lý thu BHXHBB

- Phạm vi nghiên cứu

+ Về nội dung: TTCN đóng BHXHBB của BHXH tỉnh Sơn La đối với doanhnghiệp được nghiên cứu theo cách tiếp cận về hệ thống thanh tra bao gồm nội dungthanh tra, bộ máy thanh tra, hình thức thanh tra, công cụ thanh tra và quy trình thanh tra

+ Về không gian: Nghiên cứu tại BHXH tỉnh Sơn La

+ Về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn từ tháng

Trang 15

11/2016 (khi BHXH Việt Nam ban hành quy định về hoạt động TTCN đóngBHXH) đến tháng 8/2018, từ các báo cáo của BHXH tỉnh Sơn La Thu thập dữ liệu

sơ cấp trong năm 2017 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn đến năm 2025

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Khung nghiên cứu

Sơ đồ 1: Khung nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tổng hợp

5.2 Quy trình nghiên cứu

Bước 1: Tổng quan tài liệu và xác định khung nghiên cứu về thanh trachuyên ngành về đóng BHXHBB của BHXH tỉnh đối với doanh nghiệp Phươngpháp được sử dụng ở bước này là phương pháp tổng hợp và mô hình hóa

Bước 2: Thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo của BHXH tỉnh Sơn La đểphân tích tình hình và kết quả thực hiện TTCN đóng của BHXH tỉnh Sơn La đối vớidoanh nghiệp

Bước 3: Thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua điều tra khảo sát 52 DN mà

- Nội dung thanh tra

- Bộ máy thanh tra

- Hình thức thanh tra

- Công cụ thanh tra

- Quy trình thanh tra

Đạt được mục tiêu thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH bắt buộc của BHXH tỉnh đối với doanh nghiệp

- Thực hiện hiệu quả chức năng thanh tra chuyên ngành của BHXH tỉnh Sơn La

- Hạn chế tối đa tình trạng nợ BHXH, trốn đóng, chậm đóng BHXH của doanh nghiệp

- Phòng ngừa, phát hiện và

xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định về pháp luật BHXH

Trang 16

BHXH tỉnh Sơn La đã thực hiện thanh tra chuyên ngành đóng BHXHBB trong năm

2017 Phương pháp được sử dụng ở bước này là phương pháp thống kê

Bước 4: Dựa trên các số liệu và dữ liệu thu được, phân tích thực trạng TTCNđóng BHXHBB của BHXH tỉnh Sơn La đối với DN, từ đó xác định điểm mạnh, điểmyếu và nguyên nhân của điểm yếu trong công tác này của BHXH tỉnh Sơn La Phươngpháp được sử dụng ở bước này là phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp

Bước 5: Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện TTCN đóng BHXHBB củaBHXH tỉnh Sơn La đối với doanh nghiệp dựa trên những điểm yếu, đồng thời đề xuấtmột số kiến nghị dựa trên những nguyên nhân của các điểm yếu đã được xác định

6 Kết cấu luận văn

Chương I: Cơ sở lý luận về thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội bắtbuộc của Bảo hiểm xã hội tỉnh đối với doanh nghiệp

Chương II: Phân tích thực trạng thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xãhội bắt buộc của Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đối với doanh nghiệp

Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện thanh tra chuyên ngành đóngbảo hiểm xã hội bắt buộc của Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đối với doanh nghiệp

Trang 17

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TRA CHUYÊN NGÀNH ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH

ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

1.1 Bảo hiểm xã hội bắt buộc và đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ doanh nghiệp

1.1 Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Theo Quốc hội (2014) thì: “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắpmột phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau,thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sởđóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”

BHXH thường được tổ chức thành hai loại hình là BHXH bắt buộc và BHXH

tự nguyện Giữa hai loại hình BHXH này có sự khác biệt về đối tượng đóng, mức đóngcũng như chế độ người tham gia bảo hiểm được hưởng

Trong đó “Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người

lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia”

1.1.2 Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ doanh nghiệp

Theo Giáo Trình Bảo Hiểm (NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 2008) “đóngBHXHBB từ DN là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình bắt buộc NLĐ trong các

DN và các DN phải đóng BHXH theo mức đóng và phương thức đóng đúng quy định”

Đóng BHXHBB cho NLĐ là trách nhiệm, đồng thời cũng là nghĩa vụ củamỗi DN Khi đóng BHXH cho NLĐ, doanh nghiệp thể hiện được trách nhiệm củamình đối với Nhà nước, góp phần đóng một phần kinh phí vào bộ máy hoạt độngBHXH của Nhà nước Nhưng một điều quan trọng và có ý nghĩa hơn cả chính là thểhiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với NLĐ

1.1.2.1 Đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ doanh nghiệp

Đối tượng đóng BHXHBB từ doanh nghiệp: là NLĐ và người SDLĐ phảitham gia BHXH một cách bắt buộc với mức đóng và phương thức theo quy định của

Trang 18

luật BHXH Họ là những người trực tiếp tham gia đóng góp tạo nên quỹ BHXHBBvới tỷ lệ % thay đổi theo từng thời kỳ so với tiền lương của NLĐ theo quy định củaLuật BHXH Hiện tại Luật BHXH năm 2014 đã mở rộng đối tượng tham gia BHXHhơn nhiều so với luật BHXH năm 2006, việc quy định chặt trẽ và cụ thể về đối tượngtham gia BHXHBB là để xác định rõ những ai được tham gia BHXHBB, những aikhông được, tránh nhầm lẫn nhằm tạo ra sự bình đẳng giữa những NLĐ trong cácthành phần kinh tế Vì vậy đối tượng tham gia của BHXHBB bao gồm:

- Thứ nhất là NLĐ làm việc trong các doanh nghiệp, cụ thể:

+ Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn,HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đếndưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa doanh nghiệp với người đại diện theo phápluật của NLĐ dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động

+ Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 01 tháng(thực hiện từ ngày 01/8/2018)

+ Người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương

+ NLĐ là công dân nước ngoài vào làm việc trong các doanh nghiệp tại ViệtNam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do

cơ quan có thẩm quyền vủa Việt Nam cấp (thực hiện từ 01/01/2018)

- Thứ hai là các doanh nghiệp SDLLĐ thuộc đối tượng đóng BHXHBB: lànhững DN có thuê mướn và SDLĐ theo HĐLĐ, không phân biệt số lượng lao động

DN sử dụng là bao nhiêu người

1.1.2.2 Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của doanh nghiệp

Mức đóng BHXH bắt

Tiền lương tháng làmcăn cứ đóng BHXH x

Tỷ lệ trích các khoảnbảo hiểm

a Tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXHBB: Là tiền lương tháng do

DN quyết định thông qua hệ thống thang lương, bảng lương, được ghi trong HĐLĐ

- Từ ngày 01/01/2016, tiền lương tháng đóng BHXHBB gồm: Mức lương vàphụ cấp

- Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương,phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác

Trang 19

+ Mức lương hàng tháng đóng BHXHBB là mức tiền lương ghi trongHĐLĐ, không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng (mức lương tối thiểu vùngkhông bao gồm các khoản phụ cấp lương và các khoản bổ sung) và tối đa khôngvượt quá 20 lần mức lương cơ sở (từ 01/7/2017 mức lương cơ sở là 1.310.000 đồng/tháng, từ 01/7/2018 mức lương cơ sở là 1.390.000 đồng/tháng) tại thời điểm đóng.NLĐ đã qua học nghề (kể cả lao động do DN dạy nghề) thì tiền lương đóng BHXHbắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm côngviệc nặng nhọc độc hại nguy hiểm phải cao hơn ít nhất là 5%, nếu là đặc biệt nặngnhọc độc hại nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7%

+ Các khoản phụ cấp phải cộng vào để tham gia BHXHBB: phụ cấp chức vụ,chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấpthâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp cótính chất tương tự

+ Các khoản bổ sung khác, ghi các khoản bổ sung mà hai bên đã thỏa thuậnđược ghi xác định số tiền cụ thể và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương

+ Nếu NLĐ đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều DN khác nhau thìđóng BHXH bắt buộc theo hợp đồng giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ cómức tiền lương cao nhất

b Tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm:

- NLĐ làm việc trong các DN thuộc đối tượng đóng BHXHBB, hàng tháng đóngBHXHBB = 8% mức tiền lương tháng ghi trong HĐLĐ vào quỹ hưu trí và tử tuất

- Doanh nghiệp sử dụng lao động đóng BHXHBB cho NLĐ dựa trên tổng quỹtiền lương đóng BHXHBB của NLĐ như sau: trước 01/6/2017, mức đóng BHXHBB

là 18% (trong đó 3% vào quỹ ốm đau thai sản, 1% vào quỹ TNLĐ-BNN, 14% vào quỹhưu trí và tử tuất); từ 01/6/2017 trở đi, mức đóng BHXHBB là 17,5% (trong đó 3% vàoquỹ ốm đau thai sản, 0,5% vào quỹ TNLĐ-BNN, 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất)

1.1.2.3 Phương thức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của doanh nghiệp

Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định rõ “phương thức đóng là thời điểm

mà DN phải đóng BHXHBB cho NLĐ”, cụ thể:

- Đóng BHXH hàng tháng: Theo phương thức đóng BHXH này, chậm nhất

Trang 20

đến ngày cuối cùng trong tháng, DN có trách nhiệm phải đóng BHXH cho NLĐ vàotài khoản thu của cơ quan BHXH.

- Đóng BHXH theo quý hoặc 06 tháng một lần (một năm 02 lần): Theophương thức đóng BHXH này, chậm nhất đến ngày cuối cùng trong tháng cuối quý,

DN có trách nhiệm phải đóng BHXH cho NLĐ vào tài khoản của cơ quan BHXH.Phương thức này thường được áp dụng cho các DN hoạt động sản xuất, kinh doanhtrong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, và các DN hoạtđộng với quy mô sử dụng lao động với số lượng ít (dưới 10 lao động)

- Đóng theo địa bàn hoạt động: Trụ sở chính của DN đóng ở địa bàn nào thì

DN đăng ký tham gia BHXH tại địa bàn đó Chi nhánh của DN đóng BHXH tại địabàn nơi cấp giấy phép hoạt động cho chi nhánh

1.2 Thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của bảo hiểm xã hội tỉnh đối với doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm, mục tiêu và nguyên tắc thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với doanh nghiệp

1.2.1.1 Khái niệm thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với doanh nghiệp

Theo Quốc hội (2010) “Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơquan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhântrong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quytắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó”

Như vậy TTCN đóng BHXHBB của BHXH tỉnh đối với DN là việc BHXHtỉnh tiến hành những hoạt động mang tính chất chuyên môn, nghiệp vụ đối với các DNnhằm đánh giá sự tuan thủ pháp luật về đóng BHXHBB cho NLĐ của các DN đó

1.2.1.2 Mục tiêu của thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với doanh nghiệp

- Phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về đóngBHXHBB đối với NLĐ của các DN, qua đó góp phần đảm bảo nguồn thu của quỹBHXH, đảm bảo cân đối quỹ BHXH, đảm bảo giải quyết chế độ chính sách vềBHXH cho người lao động kịp thời;

Trang 21

- Hạn chế tối đa tình trạng nợ BHXH, trốn đóng, chậm đóng BHXH, nợ BHXHBBcủa DN, là cơ sở để thực hiện chi trả đầy đủ các quyền lợi về BHXHBB cho NLĐ.

- Nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật về đóng BHXHBB của các DN

- Nhằm phát hiện những bất hợp lý, những kẽ hở của pháp luật về BHXHBB

để tham mưu cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoàn thiện các quy định củapháp luật về đóng BHXHBB đối với các DN Qua đó góp phần nâng cao hiệu lực,hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi íchhợp pháp của NLĐ

- Các mục tiêu TTCN đóng BHXHBB đối với DN được cụ thể hóa thông quacác chỉ tiêu sau:

+ Tổng số DN được thanh tra trên tổng số DN hoạt động trên địa bàn tỉnh.+ Tổng số tiền phải truy thu, điều chỉnh giảm do đóng BHXHBB sai quy định.+ Số DN được đánh giá là tuân thủ pháp luật về đóng BHXHBB sau khi tiếnhành thanh tra

+ Số sáng kiến, kiến nghị tham mưu với các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩmquyền để thực hiện các quy định của pháp luật về BHXHBB

1.2.1.3 Nguyên tắc thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

đối với doanh nghiệp

Nguyên tắc hoạt động thanh tra là những quy tắc chỉ đạo, tiêu chuẩn hànhđộng xuyên suốt trong quá trình tiến hành thanh tra của các cơ quan thực hiện chứcnăng thanh tra Nguyên tắc hoạt động TTCN về đóng BHXHBB được xây dựng trênnguyên tắc chung đảm bảo theo đúng quy định của Luật Thanh tra năm 2010, đượcquy định tại Nghị định 21/2016/NĐ-CP quy định việc thực hiện chức năng thanh trachuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT của cơ quan BHXH và tại Quyếtđịnh 1518/QĐ-BHXH

- Hoạt động TTCN về đóng BHXHBB do Đoàn thanh tra chuyên ngành thựchiện Việc thành lập Đoàn thanh tra phải căn cứ vào yêu cầu và kế hoạch thanh tra(KHTT) đã được phê duyệt hoặc theo sự chỉ đạo của người có thẩm quyền đối với cuộcthanh tra đột xuất Việc tiến hành thanh tra do đơn vị có chức năng thanh tra, kiểm trachủ trì hoặc đơn vị chuyên môn được giao nhiệm vụ thanh tra kiểm tra (TTKT) thực

Trang 22

hiện Trong trường hợp đơn vị khác được giao nhiệm vụ TTKT thực hiện thì đơn vị cóchức năng thanh tra, kiểm tra cử người tham gia phối hợp để thực hiện.

- Tuân theo pháp luật; bảo đảm tính chính xác, khách quan, trung thực, côngkhai, dân chủ, kịp thời Khi tiến hành Trưởng đoàn, thành viên đoàn phải tuân thủcác quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định

về kết quả thanh tra, kiểm tra

- Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữacác cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bìnhthường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra

- Tiến hành thường xuyên, gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan bảohiểm xã hội; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về đóngBHXH, BHTN, BHYT; góp phần tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vựcBHXH, BHTN, BHYT

1.2.2 Nội dung thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của bảo hiểm xã hội tỉnh đối với doanh nghiệp

Thanh tra chuyên ngành đóng BHXHBB của cơ quan BHXH tập trung vào 3nội dung: Đối tượng đóng, mức đóng và phương thức đóng, trong đó:

- Thanh tra về đối tượng đóng BHXHBB là việc Đoàn thanh tra tập trungvào việc xác minh, thanh tra, kiểm tra tại các DN để xem xét việc thực hiện đóngBHXH cho NLĐ đã đúng đối tượng bắt buộc phải tham gia đóng BHXHBB theoquy định của Luật BHXH hay chưa, xác định rõ những trường hợp chưa đóng, đóngthiếu thời gian, trốn đóng hoặc đóng sai đối tượng cụ thể chi tiết theo thời điểm đốivới từng trường hợp

- Thanh tra về mức đóng BHXHBB là việc tập trung kiểm tra, xem xét mứcđóng BHXHBB mà DN thực hiện đóng cho NLĐ đã đúng quy định của Nhà nướcchưa, xác định rõ từng trường hợp đóng chưa đúng mức như thế nào, thừa haythiếu, ở điểm nào, phần nào, chênh lệch bao nhiêu… tất cả chứng lý sẽ được tậphợp lại làm cơ sở để Đoàn thanh tra ra kết luận cuối cùng

- Thanh tra về phương thức đóng BHXHBB là việc Đoàn thanh tra kiểm tra,xác minh về thời gian các DN thực hiện trích tiền BHXHBB từ tiền lương NLĐ và

Trang 23

thực hiện nộp cho cơ quan BHXH theo thời gian đóng BHXH được pháp luật quyđịnh hay không, có thường xuyên chậm đóng hay không, chậm đóng trong bao lâu,

số tiền chậm đóng, nợ đọng của DN có lớn hay không…từ đó Đoàn thanh tra sẽ căn

cứ quy định của pháp luật lập biên bản xử lý theo quy định

1.2.3 Bộ máy thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của bảo hiểm xã hội tỉnh đối với doanh nghiệp

Bộ máy thanh tra của BHXH tỉnh đối với doanh nghiệp chịu sự điều hành,chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc BHXH tỉnh hoặc do phó Giám đốc BHXH tỉnh phụtrách tùy theo sự phân công nhiệm vụ của các BHXH tỉnh Bộ máy được tổ chức tậptrung ở phòng chức năng là phòng Thanh tra - Kiểm tra (TTKT) Phòng TTKT cóchức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện công tác TTKT về việcthực hiện chế độ, chính sách BHXHBB trên địa bàn tỉnh theo quy định của phápluật và của BHXH Việt Nam; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân giải đápnhững kiến nghị phản ảnh của công dân về các vấn đề liên quan đến chế độ chínhsách BHXHBB thuộc phạm vi BHXH tỉnh quản lý

Căn cứ vào yêu cầu quản lý, quy mô khối lượng công việc, đội ngũ cán bộ,công chức và tình hình DN thực tế trong phạm vi BHXH tỉnh quản lý mà tổ chức thànhmột hoặc nhiều phòng TTKT hoặc tách rời thành phòng Thanh tra và phòng kiểm tra.Việc phân chia các phòng TTKT tùy theo tình cụ thể ở địa phương, có thể phân chiathành theo loại hình DN hoặc theo địa bàn

Để thực hiện tốt nhiệm vụ TTCN đóng BHXHBB, phòng TTKT phối hợpvới phòng nghiệp vụ Quản lý thu, Khai thác và thu nợ (KT và TN), và BHXH cáchuyện, thành phố trực thuộc BHXH tỉnh;

Bộ máy TTKT có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác TTCNđóng BHXHBB, vì vậy BHXH tỉnh phải thường xuyên đánh giá, giám sát quá trình tổchức hoạt động của bộ máy thanh tra BHXH nhằm chỉnh sửa, hoặc cơ cấu lại bộ máysao cho tinh gọn, mang tính liên tục và hiệu quả, đảm bảo phù hợp với mô hình quản lý.Xây dựng hệ thống TTKT khoa học, đồng bộ, đảm bảo thực thi chiến lược theo hướngtăng cường tối đa sự tuân thủ của các DN đặc biệt là sự tuân thủ tự nguyện, tránh lãngphí nguồn nhân lực, trở thành gánh nặng cho công tác quản lý cũng như NSNN

Trang 24

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực cũng là là yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởngtrực tiếp đến hiệu quả công tác TTCN Và chỉ có viên chức thuộc phòng TTKT mớiđược giao thực hiện nhiệm vụ TTCN về đóng BHXHBB Để đạt được mục tiêu ASXHcũng như yêu cầu quản lý quỹ BHXH và yêu cầu về nghiệp vụ TTCN đóng BHXHBBhiện nay, đòi hỏi năng lực và trình độ chuyên môn của cán bộ thực hiện công tácTTCN đóng BHXH phải được đào tạo, bồi dưỡng, phân bố nguồn nhân lực một cáchhợp lý, nhằm triển khai thực hiện các quy định về BHXHBB hiệu quả, ngăn chặn cáchành vi vi phạm pháp luật về BHXHBB của các doanh nghiệp.

1.2.4 Hình thức và công cụ thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của Bảo hiểm xã hội tỉnh đối với doanh nghiệp

1.2.4.1 Hình thức thanh tra

Hình thức thanh tra là những biểu hiện bên ngoài của hoạt động thanh tra Cónhiều hình thức thanh tra khác nhau, điều này phụ thuộc vào các cách phân loạikhác nhau hay còn gọi là phụ thuộc vào các căn cứ phân loại khác nhau

Hình thức thanh tra của BHXH tỉnh đối với DN được triển khai căn cứ vàochương trình thanh tra, gồm có: Thanh tra theo kế hoạch và thanh tra đột xuất

- Thanh tra theo kế hoạch: Là hình thức thanh tra được tiến hành theo kếhoạch đã được phê duyệt Kế hoạch thanh tra là văn bản xác định nhiệm vụ chủ yếu

về thanh tra của BHXH tỉnh trong 01 năm, được Phòng TTKT căn cứ văn bảnhướng dẫn lập kế hoạch thanh tra năm của BHXH Việt Nam, căn cứ yêu cầu nhiệm

vụ, mục tiêu và chiến lược phát triển quỹ BHXHBB trong năm kế hoạch mà xâydựng, sau khi phối hợp với các cơ quan có chức năng thanh tra khác rà soát để tránhtrùng lặp sẽ trình Giám đốc duyệt, ban hành kế hoạch thanh tra năm và gửi choBHXH Việt Nam, BHXH các huyện, thành phố

- Thanh tra đột xuất là thanh tra theo chỉ đạo, yêu cầu quản lý, phối hợp của các

cơ quan quản lý Nhà nước như Sở LĐ TB và XH, Thanh tra tỉnh, Công an tỉnh khi pháthiện hoặc nhận được thông tin về việc DN có dấu hiệu vi phạm pháp luật, phát sinh rủi

ro, nguy cơ đe dọa sự phát triển an toàn của quỹ BHXH, đây là cuộc kiểm tra được tiếnhành tại thời điểm bất kỳ không theo kế hoạch Tính chất của các cuộc thanh tra độtxuất là khẩn trương bất ngờ khi quyết định thanh tra và xử lý vi phạm

Trang 25

1.2.4.2 Công cụ thanh tra

Công cụ thanh tra của BHXH tỉnh đối với DN cơ bản cũng sử dụng các công

cụ của hệ thống thanh tra nói chung, và công cụ quản lý của hệ thống BHXH như:

- Hệ thống văn bản pháp lý: Căn cứ pháp lý hoạt động TTCN đóng BHXHBBcủa BHXH tỉnh đối với DN dựa trên hệ thông văn bản pháp lý quản lý chung vềThanh tra, việc làm, lao động, tiền lương, doanh nghiệp và của ngành BHXH CácLuật của Quốc hội, nghị định của Chính phủ, Thông tư, chỉ thị, văn bản hướng dẫncủa các bộ, sở, ngành có liên quan đến hoạt động thanh tra nói chung, hoạt độngTTCN của BHXH nói riêng Ngoài ra còn có các văn bản quy định về các vấn đề liênquan đến nội dung thanh tra như các quy định của BHXH Việt Nam về đối tượngđóng, mức đóng và phương thức đóng đối với DN, các hệ thống văn bản hướng dẫncủa ngành BHXH, văn bản quy định chế độ báo cáo, lập danh sách, lưu giữ chứng từ

và hệ thống các mẫu biểu liên quan

+ Các văn bản pháp luật của Nhà nước về đóng BHXHBB và văn bản dướiLuật quy định về đóng BHXHBB

- Kế hoạch thanh tra: Đây là kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo từng mục màcuối mỗi năm, BHXH tỉnh căn cứ các chiến lược, chính sách xây dựng chương trìnhhoạt động năm và kế hoạch thanh tra của BHXH Việt Nam giao xuống cho cả hệthống ngành BHXH Kế hoạch sẽ xác định trọng tâm trọng điểm của công tác thanhtra và sẽ trở thành nhiệm vụ của BHXH tỉnh trong năm đó

- Hồ sơ, tài liệu pháp lý của NLĐ và DN: Quyết định thành lập, Giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh do Sở KH và ĐT cấp, Hợp đồng lao động (HĐLĐ), Quyếtđịnh tuyển dụng, Quyết định nâng lương, hệ thống thanh lương bảng lương đăng kývới cơ quan nhà nước, quy chế hoạt động của DN, Quyết toán thuế thu nhập cánhân của toàn DN, Báo cáo tài chính, danh sách quản lý lao động, Biên bản thanh lýHợp đồng, Quyết định điều chuyển, tiếp nhận, kỷ luật, thôi việc…, Danh sách đăng

ký lao động tham gia BHXH, Danh sách báo tăng, báo giảm…, bảng chấm công,bảng thanh toán tiền lương, phiếu chi lương

- Công cụ kỹ thuật và trang thiết bị làm việc: các công cụ kỹ thuật tin họctrong công tác thanh tra như áp dụng hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) báo cáo,

Trang 26

phần mềm quản lý thu TST, phần mềm quản lý sổ thẻ, sử dụng các hàm, công thứctrong exell phục vụ cho quá trình lọc và rà soát dữ liệu.

+ Được trang bị các trang thiết bị như máy tính, máy ghi âm, máy in, thiết bịphát wifi, phương tiện vận chuyển và các dụng cụ văn phòng phẩm cần thiết khác

1.2.5 Quy trình thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của Bảo hiểm xã hội tỉnh đối với doanh nghiệp

1.2.5.1 Chuẩn bị Thanh tra

a Đối với thanh tra theo kế hoạch

Đối với kế hoạch TTCN đóng BHXHBB, được xây dựng theo hai hình thức

là kế hoạch năm và kế hoạch thanh tra theo chuyên đề (kế hoạch theo chuyên đề là

kế hoạch chỉ tập trung vào một nhóm đối tượng hoặc một nội dung đặc biệt đượclập theo yêu cầu quản lý của lãnh đạo BHXH tỉnh)

Quy trình để xây dựng kế hoạch thanh tra

- Bước 1: Phân tích môi trường

+ Phụ thuộc môi trường bên ngoài: các quy định của pháp luật lên quan đếnBHXHBB; các văn bản hướng dẫn lập KHTT của BHXH Việt Nam, các chỉ tiêuthanh tra do BHXH Việt Nam định hướng; việc khai thác thông tin, dữ liệu về các

DN trên địa bàn tỉnh

+ Phụ thuộc môi trường bên trong: tình hình thanh tra năm trước; nguồnnhân lực thực hiện thanh tra của BHXH tỉnh; nội dung, mục tiêu các chương trìnhhành động của BHXH tỉnh

- Bước 2: Xác định mục tiêu thanh tra: bao nhiêu DN, tập trung vào những DNthuộc loại hình nào, hoạt động trong lĩnh vực gì, tập trung thanh tra nội dung nào

- Bước 3: Xác định các giải pháp để thực hiện mục tiêu

Kế hoạch thanh tra sẽ được xin ý kiến của thanh tra các Sở, Ngành liên quan,Thanh tra Nhà nước để tránh chồng chéo trong công tác thanh tra Sau khi kế hoạchthanh tra được phê duyệt và ban hành, kế hoạch thanh tra phải được công bố rộng rãi

và gửi báo cáo BHXH Việt Nam, UBND tỉnh, Sở LĐTB và XH, thông báo choThanh tra tỉnh, BHXH các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh

Kế hoạch thanh tra hàng năm có thể được điều chỉnh trong các trường hợp sau:

Trang 27

+ Trường hợp TTKT quá 01 lần/năm đối với DN; trường hợp kế hoạch thanhtra trùng lặp, chồng chéo với hoạt động thanh tra đột xuất của kiểm toán, thanh traNhà nước, thanh tra của các Sở, ngành khác thì chủ động phối hợp, trao đổi đểthống nhất phương án xử lý theo quy định hiện hành, đảm bảo sự kế thừa kết quảthanh tra, kiểm toán, không làm cản trở hoạt động bình thường của DN, cần tiếnhành rà soát, điều chỉnh kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt theo tinh thần trên.

+ Do việc thay đổi mục tiêu, đối tượng cần thanh tra theo yêu cầu chỉ đạo củalãnh đạo ngành BHXH

b Đối với thanh tra đột xuất

Trên cơ sở kết quả xử lý cơ sở dữ liệu, chọn DN thanh tra đột xuất theocác tiêu chí sau: DN có ngành nghề phức tạp (có nhiều lao động mùa vụ, nhiềulao động làm công việc nặng nhọc độc hại,…); DN có số nợ lớn, thường xuyênđóng chậm, đóng thiếu BHXH; DN có nhiều lao động đóng thấp hơn hoặc bằnglương tối thiểu vùng; DN có nhiều biến động về số lao động tham gia đóng; DN

có nhiều lao động phải truy thu thời gian đóng, mức đóng; DN có nhiều ngườităng lương đột biến

=> Căn cứ kết quả khảo sát thu thập thông tin và phân tích dữ liệu, báo cáokết quả khảo sát, thu thập thông tin với người ra Quyết định thanh tra về những nộidung có dấu hiệu vi phạm nghiệm trọng để dề xuất danh sách đơn vị cần thanh tra;

1.2.5.2 Tổ chức thực hiện thanh tra

a Ban hành Quyết định thanh tra

Dự thảo Quyết định thanh tra, trình người ra Quyết định ký, ban hành,

b Xây dựng và phổ biến kế hoạch thanh tra

Xây dựng kế hoạch chi tiết cụ thể cho từng đối tượng được thanh tra, xácđịnh mục đích, yêu cầu, nội dung, xác định trọng tâm, trọng điểm của cuộc thanhtra Thời kỳ thanh tra, thời gian và địa điểm tiến hành thành tra

c Gửi Quyết định Thanh tra đến đối tượng thanh tra

- Gửi Quyết định thanh tra kèm theo đề cương thanh tra, thông báo bằng vănbản đến đối tượng thanh tra về thành phần, nội dung, thời kỳ thanh tra, thời gian vàđịa điểm tiến hành thanh tra

Trang 28

- Chuẩn bị Sổ Nhật ký Đoàn thanh tra và thực hiện ghi chép theo quy định.

d Tiến hành Thanh tra

Thời gian được tính từ khi công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanhtra cho đến khi kết thúc việc thanh tra tại đơn vị

Bước 1: Công bố quyết định thanh tra

Việc công bố quyết định thanh tra phải được lập thành biên bản, nội dungbiên bản ghi rõ thành phần tham dự buổi công bố Quyết định Thanh tra, chủ trì buổicông bố Quyết định thanh tra Khái quát nội dung báo cáo của DN

Bước 2: Thu thập thông tin, tài liệu, hồ sơ, dữ liệu từ DN

Đoàn thanh tra yêu cầu DN cung cấp thông tin tài liệu, hồ sơ, dữ liệu liênquan đến nội dung thanh tra Việc quản lý, khai thác sử dụng thông tin tài liệu hồ sơ

dữ liệu thanh tra thực hiện theo quy định của pháp luật Việc giao nhận tài liệu phảiđược lập thành biên bản giao nhận

Bước 3: Thực hiện thanh tra, kiểm tra trực tiếp, xác minh thông tin, tài liệu, hồ

sơ, dữ liệu: tập trung làm rõ những vấn đề mâu thuẫn, phi logic, bất hợp lý trên các thông

tin, hồ sơ, tài liệu, dữ liệu, xác định những sai phạm của DN => Từ những sai phạm đó,xác định những tài liệu, dữ liệu cần thu thập để chứng minh sai phạm đó

Bước 4: Báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra

- Hàng ngày, thành viên đoàn thanh tra báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụtheo kế hoạch và yêu cầu đột xuất của Trưởng Đoàn thanh tra;

- Chậm nhất 3 ngày một lần hoặc sau khi kết thức tại một đơn vị nếu ít hơn 3ngày, Trưởng Đoàn thanh tra báo cáo người ra quyết định thanh tra về tiến độ thực hiệnnhiệm vụ theo kế hoạch và theo yêu cầu đột xuất của người ra quyết định thanh tra

- Người ra quyết định thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra phải kiểm tra và có ýkiến chỉ đạo cụ thể

Bước 5: Lập biên bản, hoàn chỉnh hồ sơ từng phần cuộc thanh tra

Tổng hợp kết quả thanh tra; dự thảo biên bản, ghi nhận các ý kiến, kiến nghịcủa đối tượng thanh tra, nếu có nội dung chưa thống nhất, đối tượng tanh tra cóquyền khiếu nại hoặc giải trình về các nội dung còn chưa thống nhất

Trang 29

- Thông báo bằng văn bản gửi đối tượng thanh tra biết về thời gian kết thúcthanh tra hoặc tổ chức buổi làm việc để thông báo việc kết thúc thanh tra và phải lậpbiên bản ký giữa Trưởng đoàn và đối tượng thanh tra, trả lại hồ sơ tài liệu cho đốitượng thanh tra.

1.2.5.3 Xử lý sau thanh tra và Kết thúc thanh tra

- Kết thúc việc tiến hành thanh tra tại DN, Trưởng đoàn báo cáo kết quảthanh tra trình người ra quyết định thanh tra; người ra quyết định thanh tra xem xétcác nội dung trong báo cáo kết quả thanh tra, có ý kiến chỉ đạo kết luận thanh trahoặc lập hồ sơ kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý

- Trưởng đoàn phải trình dự thảo kết luận thanh tra để người ra quyết định

thanh tra ký ban hành Việc công khai, thời gian công khai và hình thức công khaikết luận thanh tra do người ra quyết định thanh tra lựa chọn;

- Kết luận thanh tra phải gửi đối tượng thanh tra, thủ trưởng cơ quan quản lýcấp trên trực tiếp của đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;Trường hợp tiến hành thanh tra, kiểm tra cùng một đối tượng thì trong kết luận phảitách riêng hai nội dung kết luận thanh tra và kết luận kiểm tra

- Tổng kết hoạt động của Đoàn Thanh tra: Sau khi có kết luận thanh tra, trưởngđoàn có trách nhiệm họp đoàn để tổng kết rút kinh nghiệm về hoạt động của đoàn thanhtra và có báo cáo bằng văn bản về những nội dung tổng kết, rút kinh nghiệm

1.2.5.4 Theo dõi và đôn đốc thực hiện Kết luận sau thanh tra

- Theo dõi đôn đốc DN được thanh tra tổ chức thực hiện kết luận thanh tra vàbáo cáo kết quả bằng văn bản với người ra quyết định thanh tra;

- Trong trường hợp đối tượng thanh tra có khiếu nại về việc kết luận thanh tra,người ra quyết định thanh tra chỉ đạo xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật

- Mở sổ theo dõi tập hợp thông tin có liên quan đến việc thực hiện kết luận,kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra, kiểm tra

- Hoạt động đôn đốc việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sauthanh tra được tiến hành bằng hình thức gửi văn bản đôn đốc (Mẫu số 06/CV-TT,04/CV-KT) hoặc làm việc trực tiếp với đối tượng thanh tra, kiểm tra

Người ra quyết định thanh tra căn cứ vào kết quả đôn đốc để xem xét và quyết

Trang 30

định: Kết thúc việc theo dõi, đôn đốc nếu việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyếtđịnh xử lý sau thanh tra, kiểm tra đã hoàn thành hoặc tiến hành kiểm tra theo trình

tự quy định tại quyết định này nếu việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử

lý sau thanh tra, kiểm tra chưa hoàn thành

- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét áp dụng các hình thức xử lý kỷluật, xử phạt VPHC và các hình thức khác theo quy định của pháp luật đối với cácđối tượng không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng thờihạn trong kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm

xã hội bắt buộc của Bảo hiểm xã hội tỉnh đối với doanh nghiệp

Xác định rõ những nhân tố tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt độngthanh tra chuyên ngành BHXHBB của BHXH tỉnh đối với DN có ý nghĩa quan trọngnhằm xây dựng hệ thống giải pháp phù hợp để phát huy các nhân tố tích cực, khắc

phục, xử lý kịp thời những nhân tố tiêu cực nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công

tác TTCN đóng BHXHBB đối với các doanh nghiệp Các nhân tố đó được phân thành

ba nhóm nhân tố, cụ thể như sau:

1.3.1 Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp và người lao động trong doanh nghiệp

- Các nhân tố thuộc về DN: Mức độ hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp luật củadoanh nghiệp là một trong những yếu tố tác động ảnh hưởng tới chất lượng công tácTTCN đóng BHXHBB Nếu ý thức chấp hành tốt sẽ giúp giảm khối lượng công tácthanh tra BHXHBB, chủ động đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật vềđóng BHXHBB, tích cực giúp đỡ BHXH tỉnh trong quá trình thanh tra và ảnhhưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động TTCN đóng BHXHBB DN có trình độhiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật sẽ hiểu rõ quyền và lợi ích của mình, tránhcác hành vi trốn đóng, gian lận về BHXHBB Tuy nhiên một số đối tượng tham giaBHXHBB có sự hiểu biết về pháp luật BHXH càng cao thì khả năng trốn đóng cũngnhư các thủ đoạn trốn đóng, đóng BHXHBB sai quy định cũng ngày càng tinh vihơn, phức tạp hơn Một số DN được thanh tra có thái độ chống đối, gây khó khăncho hoạt động kiểm tra; cố tình không thực hiện Kết luận thanh tra làm ảnh hưởng đến

Trang 31

trật tự quản lý nhà nước.

- Các nhân tố thuộc về NLĐ: Nhận thức của NLĐ về quyền lợi và tráchnhiệm đóng BHXHBB ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động thanhtra BHXH Khi NLĐ thực sự hiểu biết pháp luật về BHXHBB, có ý thức tự giácchấp hành nghĩa vụ nộp BHXHBB thì hiệu quả của công tác quản lý quỹ BHXH sẽrất cao Ngược lại, nhiều NLĐ không có thái độ rõ ràng trước các hành vi trốn đóngBHXH bắt buộc, gian lận về đóng BHXH, thậm chí còn thờ ơ, khuyến khích, đồngtình trong việc kê khai của DN sẽ không đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, kịp thời…

sẽ dẫn đến hậu quả là thất thu, không bảo đảm tính công bằng giữa các đối tượngnộp BHXH, công tác quản lý quỹ kém hiệu quả, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợicủa người lao động khi giải quyết chế độ BHXHBB

1.3.2 Các nhân tố thuộc về Bảo hiểm xã hội tỉnh

- Sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo cơ quan BHXH, đặc biệt là quan điểm củalãnh đạo về vị trí, vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác thanh tra, kiểm tra trongquá trình kiểm soát việc đóng BHXHBB, đặc biệt là công tác thanh tra đối với cácdoanh nghiệp, từ đó, xác định được tầm quan trọng của công tác này, chú trọng đưa

ra những định hướng, giải pháp thực hiện có hiệu quả Kinh nghiệm và giá trị đạođức các nhân, chuyên môn của nhà lãnh đạo và của đội ngũ nhân viên là xác định thái

độ cư xử chuẩn mực trong công việc, điều này được thể hiện qua việc tuân thủ các điều

lệ, quy định và đạo đức về cách ứng xử của cán bộ công chức nhà nước đối với côngtác TTCN đóng BHXHBB

- Số lượng, trình độ và nhân phẩm của cán bộ công chức viên chức thực hiệncông tác Thanh tra kiểm tra: Biên chế cho lực lượng tiến hành thanh tra kiểm tra ảnhhưởng đến việc đáp ứng được nhiệm vụ, tính chất thường xuyên của công tác thanh trakiểm tra; bên cạnh đó trình độ chuyên môn và năng lực có đáp ứng được yêu cầu,chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng để thực hiện được nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra Cácchính sách về nhân sự, bổ nhiệm, tuyển dụng, tập huấn, đánh giá, khen thưởng, kỷluật phù hợp kịp thời có tác dụng rất lớn trong việc khuyến khích nhân viên trongviệc hoàn thành tốt nhiệm vụ

- Các công tác khác trong việc quản lý thu BHXHBB từ các DN cũng ảnh

Trang 32

hưởng rất lớn đến hoạt động thanh tra chuyên ngành, nhất là công tác quản lý thu, khaithác và thu nợ của các phòng nghiệp vụ và BHXH các huyện, thành phố Nếu công tácquản lý thu được thực hiện tốt sẽ làm giảm gánh nặng cho công tác thanh tra.

- Sự phối hợp của BHXH tỉnh với các cơ quan quản lý Nhà nước về BHXHcũng tác động rất lớn đến hiệu quả, chất lượng của mỗi cuộc thanh tra

- Công tác tuyên truyền được quan tâm, tuyên truyền trên các phương tiệnthông tin đại chúng, panoaphic, tuyên truyền, tập huấn trực tiếp cho người lao động,đặc biệt là đối với các đơn vị sử dụng lao động hiểu quyền và trách nhiệm thu nộpBHXH đầy đủ cho người lao động cũng như lợi ích của các chính sách BHXHBBmang lại khi tham gia đóng BHXHBB đầy đủ

1.3.3 Các nhân tố khác thuộc về bên ngoài Bảo hiểm xã hội tỉnh

- Thanh tra ngành BHXH cũng chịu sự điều chỉnh của Luật Thanh tra, bên cạnh

đó còn chịu sự điểu chỉnh trực tiếp của Luật BHXH Tại BHXH Việt Nam, Vụ thanhtra kiểm tra chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, còn hệthông phòng Thanh tra kiểm tra tại BHXH các tỉnh, thành phố chịu sự quản lý củagiám đốc BHXH tỉnh vì vậy cần có sự chỉ đạo hợp lý với hoạt động điều hành phân cấpcho các bộ phận thanh tra kiểm tra cần phù hợp, đảm bảo tính hiệu quả

- Hệ thống pháp luật về BHXH chưa đồng bộ, vẫn còn sự chồng chéo giữa các

Trang 33

văn bản pháp luật là một trong những nguyên nhân dẫn đến hoạt động thanh tra bịchồng chéo, ảnh hưởng đến hoạt động của đối tượng thanh tra; cùng một nội dungđóng BHXH nhưng đến 02 cơ quan nhà nước có quyền thực hiện thanh tra là cơ quanBHXH và cơ quan LĐTB và XH, sự phân cấp, phân quyền không rõ ràng dẫn đến sựchồng chéo trong các hoạt động thanh tra Bên cạnh đó hệ thống quy phạm pháp luậtquy định hoạt động thanh tra BHXH chưa được quy định riêng biệt, cụ thể mà thườngquy định trong chức năng, nhiệm vụ của ngành, mỗi ngành lại quy định cách thức,phương thức thanh tra kiểm tra khác nhau, thiếu tính thống nhất

- Hơn thế nữa, chế tài xử phạt hành chính của BHXH tỉnh đối với các doanhnghiệp vi phạm BHXH lại quá nhẹ, cơ chế xử phạt như hiện nay không đảm bảotính nghiêm minh, kịp thời, phụ thuộc vào các cơ quan chức năng khác, cũng như

sự quan tâm của chính quyền địa phương Thủ tục khởi kiện một đơn vị nợ đọng tiềnđóng BHXHBB còn rất nhiều khó khăn, phức tạp Vì vậy trong thực tế, số đơn vị viphạm nhiều, nhưng số vụ việc được xử lý còn quá ít và chậm chễ

- Chính sách nhà nước đối với cán bộ thanh tra có ảnh hưởng không nhỏ đếncông tác thanh tra Bởi người cán bộ thanh tra chính là người có vai trò then chốt,quyết định trong việc chống lại những việc làm sai trái trong một môi trường đầycám dỗ, mua chuộc Đã có không ít cán bộ thanh tra không hài lòng với chế độ tiềnlương nên không phát huy tinh thần trách nhiệm trong công việc, nếu không có cácbiện pháp khuyến khích lợi ích về vật chất và tinh thần phù hợp thì sẽ không pháthuy được tinh thần trách nhiệm của cán bộ và làm phát sinh các hiện tượng tiêu cựctrong công tác thanh tra

1.3.3.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội

Tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến động, gây ảnh hưởng đến hoạt động sảnxuất kinh doanh của DN, làm cho các DN có những phản ứng mang tính chất tiêu cực

và dẫn đến vi phạm pháp luật Cụ thể chính là hành vi trốn đóng BHXHBB cho NLĐ

vì kinh tế của DN khó khăn hoặc lợi dụng chính cơ chế của Nhà nước còn nhiều lỏnglẻo để trốn tránh trách nhiệm của mình đối với NLĐ và trốn nghĩa vụ với Nhà nước

1.3.3.3 Các nhân tố thuộc về bảo hiểm xã hội cấp trên

- Sự quan tâm chỉ đạo sát sao của BHXH Việt Nam đối với công tác thanh

Trang 34

tra chuyên ngành đóng BHXHBB như việc ban hành các quy định, hướng dẫn đốivới công tác thanh tra chuyên ngành BHXHBB có phù hợp, kịp thời hay không;

- Việc tuyển dụng, đào tạo, bố trí, bồi dưỡng nhân lực thực hiện nghiệp vụthanh tra có hợp lý hay không

- Chính sách của ngành đối với cán bộ thực hiện công tác thanh tra Việc tạođiều kiện về kinh tế, kỹ thuật phục vụ cho công tác thanh tra kiểm tra, việc bố trí ngânsách đầy đủ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai hoạt động thanh tra kiểm trađược tốt hơn

1.3.3.4 Các nhân tố thuộc về bảo hiểm xã hội các huyện, thành phố trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh

Hoạt động TTCN đóng BHXHBB bao gồm cả các doanh nghiệp do BHXHcác huyện, thành phố quản lý, nên việc quản lý quỹ BHXHBB của BHXH cáchuyện, thành phố đối với các doanh nghiệp này ảnh hưởng rất lớn đến công tácTTCN đóng BHXHBB Nếu nguồn nhân lực tại BHXH các huyện, thành phố nắmvững chuyên môn nghiệp vụ sẽ quản lý tốt việc đóng BHXHBB của doanh nghiệp,tạo thuận lợi cho công tác TTCN đóng BHXHBB

Trang 35

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI

TỈNH SƠN LA ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

2.1 Thực trạng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La

2.1.1 Về Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La

2.1.1.1 Lịch sử hình thành của Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La

Ngành BHXH Việt Nam chính thức được thành lập vào ngày 16/2/1995, đượcĐảng và Nhà nước giao trọng trách tổ chức thực hiện những chính sách trụ cột chínhcủa hệ thống ASXH Ngày 22/07/1995 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hànhQuyết định số 66/QĐ-BHXH-TCCB thành lập BHXH tỉnh Sơn La trên cơ sở chuyểngiao nhiệm vụ và tổ chức nhân sự quản lý BHXH thuộc Sở LĐTB và XH, Liên đoànLao động tỉnh

Đến tháng 01/2003, BHXH tỉnh Sơn La tiếp nhận BHYT tỉnh Sơn La chuyểnsang theo quyết định số 20/2002/QĐ-TTg ngày 24/01/2003 của Thủ tướng Chínhphủ về việc chuyển BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam

Qua yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, tình hình phát triển đối tượng tham giaBHXHBB, BHXH tỉnh Sơn La không ngừng được củng cố về quy mô lẫn chấtlượng, ngày càng hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, chú trọng nâng cao tinh thần ý thứcphục vụ, trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, đẩy mạnh cải cáchthủ tục hành chính Chính vì vậy đến nay BHXH tỉnh Sơn La đã đạt được nhiềuthành tựu đáng kể trong việc quản lý quỹ BHXH, góp phần không nhỏ trong việcđảm bảo ASXH trên địa bàn tỉnh Sơn La

2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La

a Chức năng: BHXH Tỉnh Sơn La là cơ quan trực thuộc BHXH Việt

Nam đặt tại Tỉnh Sơn La, có chức năng giúp Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam

tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXHBB, BHXH tự nguyện, BHTN,

Trang 36

BHYT; quản lý các quỹ: BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn tỉnh Sơn La theoquy định của BHXH Việt Nam và quy định của pháp luật.

- BHXH Tỉnh Sơn La chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc

và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh của UBND Tỉnh Sơn La

- BHXH Tỉnh Sơn La có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng

b Nhiệm vụ và quyền hạn:

- Xây dựng, trình Tổng Giám đốc kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triểnBHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn và chương trình công tác hàng năm; tổ chứcthực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt

- Tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHTN, BHYYT cho nhữngđối tượng tham gia BHXH, BHTN, BHYT đúng quy định Tổ chức quản lý, lưu trữ

hồ sơ tài liệu hành chính, nghiệp vụ và hồ sơ đối tượng tham gia, hưởng các chế độBHXH, BHTN, BHYT Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học; ứng dụng côngnghệ thông tin trong quản lý, điều hành BHXH Tỉnh Sơn La

- Quản lý công chức, viên chức và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyênmôn, nghiệp vụ BHXH, BHTN, BHYT cho công chức, viên chức thuộc BHXHTỉnh Sơn La và các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện chính sách BHXH, BHTN,BHYT trên địa bàn tỉnh

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội ởđịa phương, các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHTN, BHYT, để giải quyết cácvấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ BHXH, BHTN, BHYT theo quyđịnh của pháp luật

- Đề xuất với BHXH Việt Nam kiến nghị việc xây dựng, sửa đổi, bổsung chế độ, chính sách về BHXH, BHTN, BHYT; kiến nghị với các cơ quan nhànước có thẩm quyền thanh tra, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật BHXH,BHTN, BHYT

2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm tỉnh Sơn La

BHXH tỉnh Sơn La được tổ chức với Giám đốc BHXH tỉnh đứng đầu và cácphó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc Tổ chức theo chức năng gồm có 11 phòngtrực thuộc, tổ chức theo địa dư gồm 12 BHXH các huyện, thành phố

Trang 37

Cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh Sơn La được khái quát qua sơ đồ dưới đây:

Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh Sơn La

Ghi chú:

Quan hệ phụ trách, chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp

Tính đến 31/08/2018, BHXH tỉnh Sơn La có 252 cán bộ, công chức (baogồm cả biên chế và HĐLĐ), được tổ chức và phân loại theo lĩnh vực nghiệp vụchuyện môn, cụ thể như sau:

BHXH H Bắc Yên

Phòng KT và TN

Phòng Cấp sổ, thẻ

BHXH H Mộc Châu

HXH H.Mường La

BHXH H.Mường La

BHXH H Quỳnh Nhai

BHXH H Yên Châu

Trang 38

(Nguồn: BHXH tỉnh Sơn La)

Nhìn vào bảng trên ta thấy, số cán bộ cấp tỉnh là 100 người, chiếm 39,68%,cán bộ cấp huyện là 152 người, chiếm 60,32% tổng số cán bộ Trong đó, lĩnh vựcTTKT, CNTT, tổ chức cán bộ và KT và TN chỉ được tổ chức ở cấp tỉnh Đối vớiBHXH cấp huyện, cán bộ viên chức thường kiêm nhiệm nhiều mảng nghiệp vụ như:cán bộ phụ trách thu sẽ kiêm cấp sổ thẻ, khai thác và thu nợ, kiểm tra Văn phòngkiêm tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính; kế hoạch tài chính thường kiêmchế độ BHXH hoặc có huyện cấp sổ thẻ sẽ kiêm công nghệ thông tin

Trang 39

2.1.2 Thực trạng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ doanh nghiệp

2.2.2.1 Tình hình thực tế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La

Theo số liệu thống kê, số lượng DN trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn từnăm 2016 đến năm 2018 có nhiều biến động, điều đó được thể hiện chi tiết quabảng số liệu sau:

Bảng 2.2 Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La

31/12/2016 31/12/2107 31/8/2108

B Phân theo loại hình

2 Doanh nghiệp ngoài quốc

C Phân loại theo lĩnh vực

( Nguồn: Báo cáo của BHXH Sơn La, các Sở, Ban, ngành tỉnh Sơn La)

Số lượng DN đăng ký thành lập mới ngày càng tăng, đặc biệt là DN thuộckhối DN ngoài quốc doanh (DNNQD), đến hết tháng 08/2018, toàn tỉnh Sơn La có1.986 DN đang hoạt động SXKD, tăng 413 đơn vị so với năm 2016 Trong đó, khốiDNNQD có tỷ trọng lớn nhất 1.915/1986 DN, tương ứng 96,42% trong tổng số DNtoàn tỉnh, Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) có 518 đơn vị, chiếm 27,05%; Công tytrách nhiệm hữu hạn (CT TNHH) có 893 doanh nghiệp, chiếm 46,63%; CTCP có

504 doanh nghiệp, chiếm 26,32% Trong đó hầu hết các DN được xếp vào nhóm

DN siêu nhỏ, DN nhỏ, chiếm hơn 97%, sử dụng hơn 50% lao động, tạo 47% GDP

và đóng góp khoảng 40% nguồn thu ngân sách của tỉnh, theo khảo sát của Sở KH và

ĐY tỉnh Sơn La Trong số các DN sau khi được cấp giấy phép kinh doanh thì có tới

Trang 40

hơn 25% số DN có quy mô sản xuất nhỏ, hộ kinh doanh cá thể tự giải thể hoặc

không tìm thấy địa chỉ, tự rời bỏ địa bàn đăng ký kinh doanh

2.1.2.2 Kết quả đóng bảo hiễm xã hội bắt buộc từ doanh nghiệp

Thực tế hiện nay số lượng DN đang thực hiện việc tham gia BHXHBB choNLĐ tại tỉnh Sơn La so với số DN đăng ký SXKD của các DN còn chênh lệch lớn,

đặc biệt là các DN đang hoạt động trong khối DNNQD, điều này thể hiện cụ thể qua

bảng số liệu sau đây:

Bảng 2.3: Số doanh nghiệp tham gia BHXHBB trên địa bàn tỉnh Sơn La

SốĐơn

vị đãthamgia

Tỷ lệthamgia(%)

Số đơn

vị phảithamgia

SốĐơn vịđãthamgia

Tỷ lệthamgia (%)

Sốđơnvịphảithamgia

SốĐơn

vị đãthamgia

Tỷ lệthamgia(%)

Tổngsốđơn vịphảithamgia

Tổng

số đơn

vị đãthamgia

Tổng

tỷ lệ(%)

( Nguồn: BHXH Sơn La, các Sở, Ban, ngành tỉnh Sơn La)

Tổng số DN trên địa bàn tỉnh Sơn La qua các năm về cơ bản đều có sự giatăng về số lượng, số DN tham gia BHXHBB cũng có sự gia tăng tương ứng, đến

năm 2018 toàn tỉnh đã thu BHXHBB của 1.119 DN tăng 120,84% so với năm 2016,

tương ứng tăng 193 đơn vị Tuy nhiên sự gia tăng này lại thuộc về khối DNNQD,

trong khi khối DN nhà nước (DNNN) và DN có vốn đầu tư nước ngoài

(DNCVĐTNN) lại có sự tụt giảm về số lượng

Qua đó cho thấy được sự phát triển ngày một lớn của khu vực DNNQD Tuynhiên qua bảng số liệu trên ta thấy có sự chênh lệch lớn giữa số lượng các DN đã

tham gia và các DN phải tham gia BHXHBB, cụ thể: đến hết tháng 8/2018 số DN

hiện đang đăng ký đóng BHXHBB cho NLĐ tại tỉnh Sơn La chỉ bằng 56,34% số

DN phải tham gia BHXHBB, tương ứng còn 867 DN chưa tham gia BHXHBB Tỷ

Ngày đăng: 03/08/2020, 04:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
16. Đỗ Thị Thu Hiền (2012), Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội tại các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở việt nam trong tình hình hiện nay, Luận Văn thạc sỹ trường Đại học Thương mại Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện phápluật bảo hiểm xã hội tại các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở việt namtrong tình hình hiện nay
Tác giả: Đỗ Thị Thu Hiền
Năm: 2012
17. Mai Xuân Linh (2014), Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội tại các DN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong tình hình hiện nay, Luận văn thạc sỹ trường Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luậtbảo hiểm xã hội tại các DN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong tình hình hiệnnay
Tác giả: Mai Xuân Linh
Năm: 2014
18. Trần Thị Thu Phương (2015), Quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh Nam định, luận văn thạc sỹ trường Đại học Thương mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh Nam định
Tác giả: Trần Thị Thu Phương
Năm: 2015
19. Cao Văn Long (2017), Kiểm soát thu BHXH bắt buộc tại BHXH Thành phố Điện Biên Phủ, luận văn thạc sỹ trường Đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm soát thu BHXH bắt buộc tại BHXH Thành phốĐiện Biên Phủ
Tác giả: Cao Văn Long
Năm: 2017
13. Chính phủ (2013), Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính Khác
14. Chính phủ (2013), Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 quy định chi tiết thi hành một số Điều của Bộ luật Lao động về tiền lương Khác
15. Chính phủ (2015), Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w