1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ - Quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội của bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La

107 22 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

Bảo hiểm xã hội cùng với sự phát triển của đất nước đã trở thành một công cụ hữu hiệu, mang tính xã hội to lớn và mang tính nhân văn sâu sắc, có tầm quan trọng rất lớn góp phần ổn định đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xuất phát từ quan điểm coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đều xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nhân dân để phục vụ nhân dân. Trong những năm qua, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đang từng bước được hoàn thiện, góp phần ổn định việc làm, thu nhập và đời sống của người lao động, bảo đảm an sinh xã hội và hội nhập quốc tế. Nhiều kết quả quan trọng đã đạt được như số người tham gia Bảo hiểm xã hội hàng năm đều tăng, các chế độ Bảo hiểm xã hội được bổ sung, hoàn thiện theo hướng bảo đảm hài hòa lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động. Công tác quản lý, thu chi thực hiện một cách thống nhất, công khai, minh bạch đúng mục đích theo quy định của pháp luật. Công tác chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH đã bảo đảm thực hiện tốt, đầy đủ; chính sách kịp thời không để xảy ra trường hợp bị chậm lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng với các hình thức chi trả ngày càng được cải tiến, hoàn thiện đảm bảo thuận tiện nhất cho người tham gia BHXH. Với những kết quả đạt được của hoạt động BHXH, BHYT, BHTN đã phần nào thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ XHCN, tạo được niềm tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách BHXH ở nước ta hiện nay còn nhiều vấn đề tồn tại. Do những hạn chế nhất định về cơ chế, chính sách cũng như phát triển, quản lý đối tượng tham gia BHXH nên những mục tiêu đạt được chưa xứng với tiềm năng hiện có của ngành BHXH, đặt ra nhiều vấn đề cần được nghiên cứu, phân tích. Quản lý đối tượng tham gia BHXH là khâu đầu tiên, cơ bản và có vai trò quan trọng tạo nền tảng cho toàn bộ hoạt động BHXH. Việc quản lý đối tượng tham gia BHXH một cách chặt chẽ, khoa học sẽ là cơ sở giúp cho việc tổ chức thu BHXH được thực hiện chính xác, đúng đối tượng, đủ số lượng, kịp tiến độ theo quy định của pháp luật về BHXH; là điều kiện để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của đối tượng tham gia BHXH. Tại tỉnh Sơn La, việc quản lý đối tượng tham gia BHXH còn gặp một số hạn chế: chưa nắm rõ được số lượng đơn vị thuộc diện tham gia, chưa nắm rõ được số lượng người lao động thuộc diện tham gia, chưa nắm rõ được mức lương thực tế của người lao động, việc cấp mã số BHXH, sổ BHXH, giải quyết hồ sơ đối tượng tham gia BHXH còn chưa kịp thời. Chính vì vậy, quản lý đối tượng tham gia BHXH của BHXH trên địa bàn tỉnh Sơn la cần phải được nghiên cứu một cách nghiêm túc, để từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị sao cho công tác này phù hợp với quy luật khách quan, và tạo điều kiện cho người lao động đóng góp ngày càng nhiều hơn vào thành tựu an sinh xã hội của Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La nói riêng và sự nghiệp an sinh xã hội nói chung. Với ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH, học viên chọn đề tài: “Quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội của bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La” làm luận văn thạc sĩ.

Trang 1

-o0o -LÃ KHÁNH TOÀN

QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA

BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH

MÃ NGÀNH: 8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS NGUYỄN THỊ NGỌC HUYỀN

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi

xin cam đoan mọi nội dung, số liệu trong luận văn thạc sỹ “Quản lý đối tượng tham

gia bảo hiểm xã hội của bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La” do tôi tự thực

hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật

Tác giả

Lã Khánh Toàn

Trang 3

Trong quá trình học tập và làm luận văn thạc sĩ tại Trường Đại học Kinh tế

quốc dân, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tác giả đã nhận được sự giảng dạy và

hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền, người đã hướng dẫn tác giả chu đáo, tận tình

trong suốt quá trình nghiên cứu để tác giả hoàn thành đề tài

Cùng với đó, tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các thày cô giáo

Khoa Khoa học Quản lý, Viện Đào tạo Sau đại học - trường Đại học Kinh tế quốc

dân đã giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong suốt khóa học

Tác giả cũng xin cảm ơn Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đã giúp đỡ và hỗ trợ

tác giả rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn

Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Lã Khánh Toàn

Trang 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN

LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 8

1.1 Khái quát về bảo hiểm xã hội 8

1.1.1 Khái niệm, các chế độ bảo hiểm xã hội 8

1.1.2 Nguyên tắc bảo hiểm xã hội 10

1.2 Quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội của bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh 11

1.2.1 Khái niệm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội và khái niệm quản lýđối tượng tham gia bảo hiểm xã hội của bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh11

1.2.2 Mục tiêu quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội của bảo hiểm xã hội trên

Trang 5

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA BẢO HIỄM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2015-2017 25

2.1 Tổng quan về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La 25

2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La25

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La 272.1.3 Kết quả hoạt động của Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La giai

2.3.6 Thực trạng quản lý sổ bảo hiểm xã hội 56

2.3.7 Thực trạng quản lý hồ sơ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội 60

2.4 Đánh giá chung về quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội của bảo

Trang 6

hiểm xã hội của bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La 63

2.4.2 Điểm mạnh của quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội của bảo

2.4.3 Hạn chế của quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội của bảohiểm xã hội trên đia bàn tỉnh Sơn La và nguyên nhân 66

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

71

3.1 Định hướng hoàn thiện quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội của bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2025 71

3.1.1 Mục tiêu quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội của bảo hiểm

xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2020, định hướng 2025 713.1.2 Phương hướng hoàn thiện quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã

3.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội của bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La 73

3.2.1 Hoàn thiện bộ máy quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội73

3.2.2 Hoàn thiện quản lý danh sách đơn vị sử dụng lao động tham gia bảo

Trang 7

3.3 Một số kiến nghị 76

3.3.1 Kiến nghị với Bảo hiểm xã hội Việt Nam 76

3.3.3 Khuyến nghị với người lao động và người sử dụng lao động tại tỉnhSơn La 78

KẾT LUẬN 79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

Viết tắt Giải thích

Trang 9

đoạn 2015-2017 34

BHXHBB trên địa bàn tỉnh Sơn La 35

BHXHTN trên địa bàn tỉnh Sơn La 35

tỉnh Sơn La (2015-2017) 37Bảng 2.8: Kết quả khảo sát bộ máy quản lý đối tượng tham gia BHXH 38Bảng 2.9: Đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh Sơn La

theo khối thống kê giai đoạn 2015-2017 41Bảng 2.10: Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia BHXH so với số doanh nghiệp đang

hoạt động 44Bảng 2.11: Kết quả khảo sát cán bộ quản lý đối tượng BHXH về công tác quản

lý danh sách đơn vị tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh 45Bảng 2.12: Thực trạng người lao động tham gia bảo hiểm xã hội 46Bảng 2.13: Cơ cấu đối tượng tham gia BHXHBB của BHXH tỉnh Sơn La theo

các khối loại hình giai đoạn 2015-2017 48Bảng 2.14: Kết quả khảo sát cán bộ quản lý đối tượng BHXH về công tác quản lý

danh sách người lao động tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh Sơn La 50Bảng 2.15: Quỹ tiền lương tham gia BHXH bắt buộc (2015 – 2017) theo các

khối trên địa bàn tỉnh Sơn La 53Bảng 2.16: Kết quả khảo sát cán bộ quản lý đối tượng BHXH về công tác quản lý

danh sách người lao động tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh Sơn La 54

Trang 10

lý mã số BHXH 56Bảng 2.19: Kết quả công tác cấp sổ BHXH bắt buộc của BHXH tỉnh Sơn La

(2015 - 2017) 58Bảng 2.20: Kết quả công tác cấp sổ BHXH tự nguyện của BHXH tỉnh Sơn La

(2015 - 2017) 59Bảng 2.21: Kết quả khảo sát công tác cán bộ quản lý đối tượng BHXH về cấp sổ

BHXH của BHXH tỉnh Sơn La 60Bảng 2.22: Số lượng tiếp nhận và xử lý hồ sơ đối tượng tham gia BHXH

(2015 – 2017) 61Bảng 2.23: Kết quả khảo sát cán bộ quản lý đối tượng BHXH về quản lý hồ sơ

đối tượng tham gia BHXH 62Bảng 2.24: Kết quả khảo sát đơn vị sử dụng lao động về hồ sơ đối tượng tham

gia BHXH của đối tượng tham gia 62Bảng 2.25: Tỷ lệ người lao động tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh Sơn La giai

đoạn 2015 - 2017 64

SƠ ĐỒ:

Sơ đồ 1: Khung nghiên cứu của đề tài 5

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của BHXH tỉnh Sơn La 28

Trang 11

-o0o -LÃ KHÁNH TOÀN

QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA

BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH

MÃ NGÀNH: 8340410

HÀ NỘI - 2018

Trang 12

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Tính cấp thiết của đề tài

Quản lý đối tượng tham gia BHXH là khâu đầu tiên, cơ bản và có vai tròquan trọng tạo nền tảng cho toàn bộ hoạt động BHXH Việc quản lý đối tượng thamgia BHXH một cách chặt chẽ, khoa học sẽ là cơ sở giúp cho việc tổ chức thuBHXH; là điều kiện để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của đối tượng tham giaBHXH Tại tỉnh Sơn La, việc quản lý đối tượng tham gia BHXH còn gặp một sốhạn chế: chưa nắm rõ được số lượng đơn vị thuộc diện tham gia, chưa nắm rõ được

số lượng người lao động thuộc diện tham gia, chưa nắm rõ được mức lương thực tếcủa người lao động, việc cấp mã số BHXH, sổ BHXH, giải quyết hồ sơ đối tượngtham gia BHXH còn chưa kịp thời Chính vì vậy, quản lý đối tượng tham giaBHXH của BHXH trên địa bàn tỉnh Sơn la cần phải được nghiên cứu một cáchnghiêm túc Với ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác quản lý đối tượng tham gia

BHXH, học viên chọn đề tài: “Quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội của

bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La” làm luận văn thạc sĩ.

Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài hướng tới các mục tiêu cơ bản sau:

- Xác định được khung nghiên cứu về quản lý đối tượng tham gia BHXH củaBHXH trên địa bàn tỉnh

- Phân tích được thực trạng quản lý đối tượng tham gia BHXH của BHXH trênđịa bàn tỉnh Sơn La; Xác định được điểm mạnh, điểm yếu của quản lý đối tượng thamgia BHXH của BHXH trên địa bàn tỉnh Sơn La và nguyên nhân của điểm yếu

- Đề xuất được một số giải pháp hoàn thiện quản lý đối tượng tham giaBHXH của BHXH trên địa bàn tỉnh Sơn La đến giai đoạn năm 2020, định hướngđến năm 2025

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu các tài liệu có liên quan nhằm xác định khung nghiên cứu.Thu thập dữ liệu thứ cấp, dữ liệu sơ cấp Sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phântích và tổng hợp để xử lý dữ liệu và phân tích thực trạng quản lý đối tượng tham giaBHXH của BHXH trên địa bàn tỉnh Sơn La Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoànthiện quản lý đối tượng tham gia BHXH của BHXH trên địa bàn tỉnh

Trang 13

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ

QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI

CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 1.1 Khái quát chung về bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm là một sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm với người đượcbảo hiểm về những thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm do một rủi ro đã thỏathuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm đã thuê bảo hiểm cho đối tượngbảo hiểm đó và nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm

BHXH là sự bảo đảm cho người lao động khi họ gặp khó khăn, bị giảm hoặcmất thu nhập, khi bị giảm hoặc mất khả năng lao động thông qua việc hình thành và

sử dụng quỹ tài chính tập trung do sự đóng góp của người lao động, người sử dụnglao động và Nhà nước

Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn laođộng, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử tuất

Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau: Hưu trí; Tử tuất

1.2 Quản lý đối tượng tham gia BHXH của BHXH trên địa bàn tỉnh

Đối tượng tham gia BHXH là những người trực tiếp tham gia đóng góp tạonên quỹ BHXH với một khoản % nhất định so với tiền lương của người tham giatheo quy định Tuỳ theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước mà đốitượng này có thể là tất cả hoặc một bộ phận những NLĐ nào đó trong xã hội

Quản lý đối tượng tham gia BHXH là sự tác động có kế hoạch, có tổ chứccủa cơ quan BHXH đối với quá trình tham gia BHXH của các đối tượng thông quaviệc quản lý danh sách đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH; danh sách ngườilao động tham gia BHXH; mã số BHXH; sổ BHXH; tiền lương, tiền công làm căn

cứ đóng BHXH; hồ sơ đối tượng tham gia BHXH nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa

vụ của các đối tượng tham gia theo luật định

Mục tiêu của quản lý đối tượng tham gia BHXH:

- Xác định được tổng số đối tượng đã tham gia, tăng số người tham gia BHXH

- Xác định được tiền lương của người lao động làm căn cứ thu BHXH

- Đảm bảo chính xác, kịp thời cho từng đối tượng tham gia trong tiếp nhận,

xử lý hồ sơ của đối tượng tham gia, cấp mã số BHXH, cấp sổ BHXH

Trang 14

Bộ máy quản lý đối tượng tham gia BHXH: tập trung tại phòng Thu tạiBHXH tỉnh và bộ phận/tổ Thu tại BHXH huyện.

Nội dung quản lý đối tượng tham gia BHXH

- Quản lý danh sách đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH

- Quản lý danh sách người lao động tham gia BHXH

- Quản lý tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXHhồ

- Quản lý mã số BHXH

- Quản lý sổ BHXH

- Quản lý hồ sơ đối tượng tham gia BHXH

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đối tượng tham gia BHXH của BHXHtrên địa bàn tỉnh: các nhân tố thuộc bên ngoài cơ quan BHXH và các nhân tố thuộc

Trang 15

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH

CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

GIAI ĐOẠN 2015-2017 2.1 Tổng quan về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La

Tính đến tháng 12/2017, tổ chức bộ máy của cơ quan BHXH tại tỉnh Sơn La

đã ổn định với 286 công chức, viên chức, lao động hợp đồng (BHXH tỉnh có 96người, BHXH các huyện có 190 người) ; 11 phòng nghiệp vụ BHXH tỉnh và 12BHXH huyện, thành phố

BHXH tỉnh Sơn La chủ động, tích cực tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnhtrong việc ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT,BHTN trên địa bàn, trong năm 2015 đã tham mưu ban hành 11 văn bản, năm 2016tham mưu ban hành 11 văn bản, năm 2017 tham mưu ban hành 10 văn bản; xâydựng quy chế phối hợp với các ban ngành liên quan, nhất là đẩy mạnh tuyên truyền

về những nội dung, những điểm mới của Luật BHXH, Luật BHYT; đề ra giải phápthực hiện cải cách thủ tục hành chính; giải pháp để BHYT đến được với người dân,nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới

2.2 Thực trạng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội của bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2015 - 2017

Trong thời gian qua, BHXH tỉnh Sơn La đã và đang nỗ lực tăng cường ràsoát, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan để quản lý chặt chẽ lao động thuộcdiện tham gia BHXH Số đơn vị tham gia BHXH năm 2015 là 2.109 đơn vị, năm

2016 là 2.935 đơn vị, năm 2017 là 3.133 đơn vị Số người tham gia BHXH năm

2015 là 61.429 người, năm 2016 là 64.527 người năm 2017 là 65.619 người

2.3 Thực trạng quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội của bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La

Bộ máy quản lý đối tượng tham gia BHXH tập trung tại phòng/tổ Quản lýThu của cơ quan BHXH

Trong giai đoạn 2015-2017 số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc tại BHXHtỉnh Sơn La tăng 1024 đơn vị, tương ứng tăng 48,55% Tỷ lệ tham gia của các khối

Trang 16

doanh nghiệp nhà nước, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đơn vị hànhchính sự nghiệp đảng đoàn luôn đạt tỷ lệ cao Tỷ lệ doanh nghiệp đang hoạt độngtham gia BHXH mới đạt hơn 50%.

Số người tham gia BHXH tăng 4.190 người tương ứng 6,82%, trong năm

2017 BHXHTN chiếm 4,07% (tương đương 2.668/65.619 người), BHXH BB chiếm

96, 22% (tương đương 62.951/65.619 người)

Về quản lý tiền lương tiền công đóng BHXH, dựa trên cơ sở số liệu mà cácđơn vị nộp lên, cơ quan BHXH tỉnh Sơn La chỉ có thể nắm tốt số tiền lương trêngiấy tờ mà không nắm được chính xác tiền lương thực tế

Công tác cấp mã số BHXH được quan tâm triển khai trên địa bàn tỉnh, tỷ lệcấp mã số đạt 96,6% người tham gia BHXH

Công tác cấp sổ, chốt sổ BHXH cho người lao động được thực hiện tốt với tỷ

lệ cấp sổ đạt trên 98%, tỷ lệ chốt sổ trên 95%

Tỷ lệ hồ sơ đã giải quyết đạt mức cao, trên 98,5%

2.4 Đánh giá chung về quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La

Số lượng đơn vị tham gia BHXH năm sau cao hơn năm trước, năm 2016 tỷ

lệ đơn vị tham gia tăng so với năm 2015 là 39,16%, năm 2017 tỷ lệ đơn vị tham giatăng so với năm 2015 là 6,7%

Số lượng người lao động tham gia BHXH năm sau cao hơn năm trước Đốivới BHXHBB, năm 2016 tỷ lệ người tham gia tăng 4,84%, năm 2017 tỷ lệ ngườitham gia tăng 1,22% Đối với BHXHTN, năm 2016 tỷ lệ ngươi tham gia tăng11,28%, năm 2017 tỷ lệ người tham gia tăng 13,62%

Về điểm mạnh: BHXH tỉnh Sơn La, đã nắm bắt được tương đối chặt chẽ số

lượng các đơn vị sử dụng lao động, NLĐ thuộc diện tham gia và tại các đơn vịthuộc các khối doanh nghiệp nhà nước, khối hành chính sự nghiệp, đảng, đoàn Tiếpnhận và cập nhật kịp thời về mức lương, diễn biến tiền lương của các lao động vàophần mềm quản lý Công tác tuyên truyền, hướng dẫn NLĐ, NSDLĐ kê khai mã sốBHXH được thực hiện thường xuyên BHXH tỉnh Sơn La luôn cố gắng hoàn thànhnhanh chóng việc thẩm định hồ sơ tham gia và cấp sổ BHXH cho NLĐ, giúp NLĐ

Trang 17

sớm được hưởng quyền lợi đầu tiên khi tham gia BHXH là được cấp sổ BHXH.Từng bước cải thiện thủ tục hành chính trong công tác quản lý và giải quyết chế độcho NLĐ.

Về hạn chế: Nguồn nhân lực làm công tác thu còn thiếu về số lượng, chưađáp ứng được yêu cầu quản lý đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn Công tácphối hợp trong kiểm tra, thanh tra chuyên ngành đối với đơn vị vi phạm còn hạnchế Chưa nắm chắc hoạt động sản xuất và tình hình sử dụng lao động sử dụnglao động của các doanh nghiệp thuộc các khối ngoài quốc doanh, hợp tác xã, hộkinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh Việc phối hợp với các cơ quan ban ngànhtrong việc quản lý mức lương của người lao động còn nhiều hạn chế Việc phốihợp với các đơn vị trong việc hoàn thiện danh sách đề nghị cấp mã số BHXH cònchậm Số người lao động tham gia BHXH lớn, số sổ phải cấp mỗi năm nhiều nênkhông thể tránh khỏi những sai sót trong quá trình in ấn và cấp sổ Khối lượng hồ sơtiếp nhận ngày càng nhiều, trong khi số lượng cán bộ không tăng nên tình trạng hồ

sơ chưa giải quyết có dấu hiệu tăng qua các năm Quy định về quản lý hồ sơ điện tửchưa được triển khai tốt, do đó việc theo dõi hồ sơ điện tử của đơn vị còn gặp nhiềukhó khăn

Nguyên nhân của hạn chế:Việc ban hành các văn bản hướng dẫn còn chậm.Các chế tài xử phạt chưa nghiêm, không có tính răn đe Tốc độ tăng trưởng của kinh

tế trong tỉnh thấp Nhận thức của người tham gia chưa đầy đủ Công tác thanh tra,kiểm tra của cơ quan BHXH tỉnh Sơn La còn hạn chế, chưa có biện pháp mạnh xử

lý kiên quyết các vi phạm Trình độ của cán bộ, công nhân viên chức trong BHXHtỉnh Sơn La vẫn còn bất cập BHXH huyện còn thiếu cán bộ, một cán bộ phải đảmđương nhiều công việc dẫn đến hiệu quả công việc chưa cao Cán bộ, viên chứctrong BHXH huyện lại thường phải luân chuyển để đảm bảo các vị trí việc làm,điều đó gây khó khăn cho công tác nắm tình hình của các đơn vị trên địa bànhuyện.Nội dung công tác thông tin tuyên truyền còn đơn giản, hình thức chưa hấpdẫn Ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế Kinh phí hoạt động của ngànhkhông cao, thiếu kinh phí đào tạo và chưa có cơ chế khuyến khích thoả đáng về tiềnlương cho cán bộ trong ngành

Trang 18

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN

LA ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

3.1 Định hướng hoàn thiện quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội của bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2025

Đến năm 2020 phát triển đối tượng tham gia BHXH đạt 15% lực lượng laođộng; đạt 88% đối tượng bắt buộc phải tham gia; trong đó BHXH bắt buộc với sốlượng đạt 11,2% lực lượng lao động (khoảng 78.578 người) và 3,8% lực lượng laođộng (khoảng 26.328 người) với đối tượng tham gia BHXH tự nguyện

Định hướng đến năm 2025 phấn đấu đạt khoảng 45% lực lượng lao độngtrong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội

3.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội của bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La

Hoàn thiện bộ máy quản lý: Đội ngũ cán bộ phải đáp ứng được về trình độchuyên môn ngày càng cao, kỹ năng về tin học Đảm bảo về chế độ làm việc thoảđáng cho cán bộ quản lý đối tượng tham gia BHXH

Hoàn thiện quản lý danh sách đơn vị sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xãhội: Tăng cường phối hợp với cơ quan có liên quan: sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Sơn

La, cục Thuế tỉnh Sơn La

Hoàn thiện quản lý danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội:Tăng cường hoạt động phối hợp quản lý người lao động với các ngành có liên quan.Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật củacác danh nghiệp về trốn đóng BHXH cho người lao động

Hoàn thiện quản lý tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội: Tíchcực, chủ động, thường xuyên liên hệ với Phòng Thanh tra Thuế, Chi cục Thuế các huyện,thành phố tương ứng để tiếp nhận, trao đổi, phân tích thu nhập của người lao động

Hoàn thiện quản lý mã số bảo hiểm xã hội của người lao động: Chủ động phốihợp với đơn vị SDLĐ rà soát danh sách đối tượng chưa được cấp mã số BHXH

Hoàn thiện quản lý sổ bảo hiểm xã hội: Xây dựng và ban hành các văn bảnhướng dẫn để NLĐ hoàn thành thủ tục cấp sổ BHXH nhanh chóng và chính xác

Trang 19

Đẩy nhanh công tác rà soát sổ BHXH, tiến hành trả sổ BHXH cho người lao động

để người lao động nắm bắt được thông tin quá trình tham gia của mình

Hoàn thiện quản lý hồ sơ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội: Đẩy mạnh kếhoạch hóa cải cách thủ tục hành chính, sử dụng dịch vụ công trực tuyến, nâng caochất lượng phục vụ

Các giải pháp khác: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách BHXH Đẩymạnh ứng dụng CNTT

3.3 Một số kiến nghị

Kiến nghị với BHXH Việt Nam: Có cơ chế phối hợp từ Bộ, ngành chứcnăng, hướng dẫn kịp thời, thống nhất các quy định của Luật BHXH, hướng dẫn vềquy trình, thủ tục cụ thể trong việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật và phát hiện,

xử lý triệt để nhằm bảo đảm tăng cường pháp chế của Luật

Kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La: Đưa công tác chỉ đạo, tổ chứcthực hiện BHXH vào chỉ tiêu thi đua hàng năm của các ngành, các cấp

Khuyến nghị với người lao động và người sử dụng lao động tại tỉnh Sơn La:Đối với người lao động cần nâng cao nhận thức đầy đủ về chính sách BHXH Đốingười sử dụng lao động phải cung cấp các thông tin cần thiết cho việc nhận dạng vàđăng ký đơn vị sử dụng lao động theo yêu cầu của cơ quan BHXH; xác nhận thôngtin do người lao động cung cấp và truyền đạt thông tin cho người lao động; đóngđầy đủ BHXH cho người lao động theo quy định của pháp luật

KẾT LUẬN

BHXH là nền tảng cho sự ổn định và phát triển xã hội Kinh tế của mỗi quốcgia chỉ có thể tăng trưởng một cách bền vững khi người dân được phân phối côngbằng, khi người dân được thụ hưởng các thành quả của kinh tế BHXH chính là một

“kênh” quan trọng tạo ra sự công bằng này Vì vậy, các quốc gia dù đã phát triểnhay đang phát triển, vẫn tiếp tục hoàn thiện, tiếp tục đổi mới chính sách BHXH

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng tình hình đối tượng tham giaBHXH trên địa bàn tỉnh Sơn La, luận văn “Quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xãhội trên địa bàn tỉnh Sơn La” đã đề xuất được một số giải pháp nhằm tăng cườngquản lý đối tượng tham BHXH, đồng thời đưa ra một số kiến nghị đối với cơ quanquản lý BHXH, với BHXH Việt Nam và UBND tỉnh Sơn La để tạo điều kiện hỗ trợnâng cao hiệu quả công tác quản lý

Trang 20

-o0o -LÃ KHÁNH TOÀN

QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA

BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH

MÃ NGÀNH: 8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS NGUYỄN THỊ NGỌC HUYỀN

HÀ NỘI - 2018

Trang 21

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Bảo hiểm xã hội cùng với sự phát triển của đất nước đã trở thành một công

cụ hữu hiệu, mang tính xã hội to lớn và mang tính nhân văn sâu sắc, có tầm quantrọng rất lớn góp phần ổn định đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật

tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Xuất phát từ quan điểm coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực củacách mạng, mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đều xuấtphát từ nhu cầu, nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nhân dân để phục vụ nhândân Trong những năm qua, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểmthất nghiệp đang từng bước được hoàn thiện, góp phần ổn định việc làm, thu nhập

và đời sống của người lao động, bảo đảm an sinh xã hội và hội nhập quốc tế Nhiềukết quả quan trọng đã đạt được như số người tham gia Bảo hiểm xã hội hàng nămđều tăng, các chế độ Bảo hiểm xã hội được bổ sung, hoàn thiện theo hướng bảo đảmhài hòa lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động Công tác quản lý, thuchi thực hiện một cách thống nhất, công khai, minh bạch đúng mục đích theo quyđịnh của pháp luật Công tác chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH đã bảo đảm thựchiện tốt, đầy đủ; chính sách kịp thời không để xảy ra trường hợp bị chậm lươnghưu, trợ cấp BHXH hàng tháng với các hình thức chi trả ngày càng được cải tiến,hoàn thiện đảm bảo thuận tiện nhất cho người tham gia BHXH Với những kết quảđạt được của hoạt động BHXH, BHYT, BHTN đã phần nào thể hiện bản chất tốtđẹp của chế độ XHCN, tạo được niềm tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách BHXH ở nước

ta hiện nay còn nhiều vấn đề tồn tại Do những hạn chế nhất định về cơ chế, chínhsách cũng như phát triển, quản lý đối tượng tham gia BHXH nên những mục tiêuđạt được chưa xứng với tiềm năng hiện có của ngành BHXH, đặt ra nhiều vấn đềcần được nghiên cứu, phân tích

Quản lý đối tượng tham gia BHXH là khâu đầu tiên, cơ bản và có vai tròquan trọng tạo nền tảng cho toàn bộ hoạt động BHXH Việc quản lý đối tượng thamgia BHXH một cách chặt chẽ, khoa học sẽ là cơ sở giúp cho việc tổ chức thu BHXH

Trang 22

được thực hiện chính xác, đúng đối tượng, đủ số lượng, kịp tiến độ theo quy địnhcủa pháp luật về BHXH; là điều kiện để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của đốitượng tham gia BHXH Tại tỉnh Sơn La, việc quản lý đối tượng tham gia BHXHcòn gặp một số hạn chế: chưa nắm rõ được số lượng đơn vị thuộc diện tham gia,chưa nắm rõ được số lượng người lao động thuộc diện tham gia, chưa nắm rõ đượcmức lương thực tế của người lao động, việc cấp mã số BHXH, sổ BHXH, giải quyết

hồ sơ đối tượng tham gia BHXH còn chưa kịp thời

Chính vì vậy, quản lý đối tượng tham gia BHXH của BHXH trên địa bàntỉnh Sơn la cần phải được nghiên cứu một cách nghiêm túc, để từ đó đưa ra những

đề xuất, kiến nghị sao cho công tác này phù hợp với quy luật khách quan, và tạođiều kiện cho người lao động đóng góp ngày càng nhiều hơn vào thành tựu an sinh

xã hội của Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La nói riêng và sự nghiệp an sinh xã hội nóichung

Với ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác quản lý đối tượng tham gia

BHXH, học viên chọn đề tài: “Quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội của

bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La” làm luận văn thạc sĩ.

2 Tổng quan nghiên cứu

Qua tìm hiểu, đã có một số công trình nghiên cứu về công tác quản lý thuBHXH hoặc tình hình đóng BHXH của các doanh nghiệp hay các đơn vị sử dụnglao động được công bố:

- Phạm Thị Hương (2015), “Công tác quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã

hội tại cơ quan Bảo hiểm xã hội quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2014” Chuyên đề tốt nghiệp đã làm rõ những vấn đề chung của công tác quản lý

đối tượng tham gia BHXH, đưa ra thực trạng công tác quản lý đối tượng tham giaBHXH tại cơ quan Bảo hiểm xã hội quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội giai đoạn2012-2014, đánh giá trên các khía cạnh quản lý danh sách đối tượng tham gia BHXH,quản lý tiền lương làm căn cứ đóng và mức đóng BHXH, quản lý hổ sơ và sổ BHXH

Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản

lý đối tượng tham gia BHXH tại BHXH quận Nam Từ Liêm: quản lý có hiệu quả và

mở rộng đối tượng tham gia BHXH, đảm bảo an sinh xã hội; quản lý hồ sơ tham gia

Trang 23

BHXH và quản lý sổ BHXH một cách khoa học, hợp lý và chính xác, góp phần đảmbảo ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình khi gặp rủi ro, tạo ra môi trườnglàm việc ổn định cho người lao động và người sử dụng lao động, góp phần nâng caohiệu quả, năng suất lao động của cơ quan, doanh nghiệp.

- Phạm Thị Lan Phương (2014), “Thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội tự

nguyện của người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”, đề tài nghiên cứu khoa

học Học viện Nông nghiệp Việt Nam Nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng thamgia BHXH tự nguyện của người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc để từ đó đưamột số giải pháp phù hợp nhằm thu hút người lao động tham gia BHXH tự nguyệntrên địa bàn nghiên cứu: Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về chính sáchđến tất cả các cấp nhằm nâng cao nhận thức của người lao động về sự cần thiết củaviệc tham gia BHXH tự nguyện; Đổi mới mạnh mẽ công tác dịch vụ của cơ quanBHXH như nâng cao chất lượng, số lượng cán bộ chuyên trách, thực hiện linh hoạtcác chính sách, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính

- Phạm Thị Phong (2013), “Quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội

tỉnh Nghệ An”, Luận văn Thạc sĩ trường Đại học Kinh tế quốc dân Luận văn đã

đưa ra thực trạng ở địa phương: diện bao phủ bảo hiểm xã hội còn thấp, tình trạngtrốn đóng BHXH còn xảy ra, tỷ lệ tham gia BHXH chỉ đạt dưới 40%, tỷ lệ nợBHXH còn lớn Tác giả tập trung nghiên cứu về quản lý thu BHXH bắt buộc trênđịa bàn tỉnh Nghệ An, từ đó đề ra những giải pháp nhằm tăng cường quản lý thunhư quản lý đối tượng tham gia, mức lương đóng BHXH một cách có hệ thống;Tăng cường quản lý tiền thu BHXH, khắc phục tình trạng nợ, nợ đọng BHXH; Cảitiến phương thức quản lý thu BHXH; Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biếnpháp luật, chính sách, chế độ về BHXH

Ngoài ra còn có một số công trình khoa học khác được công bố trên các sách,báo, tạp chí và các trang website như: tạp chí Bảo hiểm xã hội, cổng thông tin điện

tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng đã đề cập tới những vấn đề có liên quan tới quản

lý đối tượng tham gia BHXH

Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu về quản lý đối tượng tham gia BHXHnhưng các đề tài nghiên cứu về quản lý đối tượng tham gia BHXH tại BHXH tỉnh

Trang 24

Sơn La còn ít, chủ yếu là các báo cáo chưa thực sự đi sâu vào nội dung chi tiết.

Chính vì vậy, nghiên cứu đề tài “Quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội

của bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La” là mới, có ý nghĩa lý luận và thực

tiễn cao

3 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài hướng tới các mục tiêu cơ bản sau:

- Xác định được khung nghiên cứu về quản lý đối tượng tham gia BHXH củaBHXH trên địa bàn tỉnh

- Phân tích được thực trạng quản lý đối tượng tham gia BHXH của BHXHtrên địa bàn tỉnh Sơn La; Xác định được điểm mạnh, điểm yếu của quản lý đốitượng tham gia BHXH của BHXH trên địa bàn tỉnh Sơn La và nguyên nhân củađiểm yếu

- Đề xuất được một số giải pháp hoàn thiện quản lý đối tượng tham giaBHXH của BHXH trên địa bàn tỉnh Sơn La đến giai đoạn năm 2020, định hướngđến năm 2025

Các câu hỏi nghiên cứu đặt ra là:

- Quản lý đối tượng tham gia BHXH nhằm mục tiêu gì?

- Quản lý đối tượng tham gia BHXH bao gồm những nội dung cơ bản nào?Chịu ảnh hưởng của các nhân tố nào?

- Quản lý đối tượng tham gia BHXH của BHXH trên địa bàn tỉnh Sơn Latrong giai đoạn 2015-2017 có các điểm mạnh, điểm yếu nào? Nguyên nhân củanhững điểm yếu đó?

- Quản lý đối tượng tham gia BHXH của BHXH trên địa bàn tỉnh Sơn Lađến giai đoạn 2020 cần tập trung hoàn thiện các nội dung nào?

Trang 25

lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH; Quản lý mã số bảo hiểm xã hội của người

lao động; Quản lý sổ BHXH; Quản lý hồ sơ đối tượng tham gia BHXH

- Về không gian: Quản lý đối tượng tham gia BHXH ở cả cơ quan BHXH

tỉnh Sơn La và các BHXH huyện

- Về thời gian: Dữ liệu thu thập cho giai đoạn 2015-2017; Điều tra tiến

hành vào tháng 5/2018; Các giải pháp được đề xuất đến năm 2020, định hướng

đến năm 2025

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Khung nghiên cứu

Đề tài sử dụng khung nghiên cứu như sơ đồ 1 Khung nghiên cứu này

xuyên suốt các nội dung trong việc phân tích, so sánh, điều tra.

Các nhân tố ảnh

hưởng tới quản lý

đối tượng tham

gia BHXH của

BHXH trên địa

bàn tỉnh

- Các nhân tố

thuộc môi trường

bên ngoài cơ quan

BHXH

- Các nhân tố

thuộc môi trường

bên ngoài cơ quan

BHXH

Quản lý đối tượngtham gia BHXH củaBHXH trên địa bàn

tỉnh

- Quản lý danh sáchđơn vị SDLĐ thamgia BHXH

- Quản lý danh sáchNLĐ tham gia BHXH

- Quản lý tiền lương,tiền công làm căn cứđóng BHXH

- Quản lý mã sốBHXH của NLĐ

- Quản lý số BHXH

- Quản lý hồ sơ đốitượng tham giaBHXH

Đốitượngtham giaBHXH

Mục tiêu quản lý đốitượng tham giaBHXH của BHXHtrên địa bàn tỉnh

- Xác định được tổng

số đối tượng đã thamgia BHXH, tăng sốngười tham giaBHXH

- Xác định được tiềnlương, tiền công làmcăn cứ thu BHXH

- Đảm bảo chính xác,kịp thời trong Tiếpnhận, xử lý hồ sơ, cấp

mã số BHXH, sổBHXH cho từng đốitượng tham gia

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Sơ đồ 1: Khung nghiên cứu của đề tài

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Trang 26

5.2 Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu luận văn bao gồm các bước sau:

Bước 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận nhằm xác định khung nghiên cứu về quản

lý đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh Phương pháp được sử dụng ở bướcnày là phương pháp phân tích hệ thống

Bước 2: Thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua các số liệu báo cáo, đánh giá củaBHXH tỉnh để làm rõ thực trạng quản lý đối tượng tham gia BHXH trên địa bàntỉnh Sơn La Các phương pháp thực hiện chủ yếu là phương pháp thống kê, so sánh

số liệu qua các năm

Bước 3: Thu thập số liệu sơ cấp bằng việc khảo sát các nhóm đối tượng:

- 30 cán bộ của cơ quan BHXH tỉnh Sơn La về công tác quản lý đối tượngtham gia với các nội dung: bộ máy quản lý đối tượng tham gia, quản lý danh sáchđơn vị tham gia BHXH, quản lý danh sách người lao động tham gia BHXH, quản lýtiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH, quản lý mã số BHXH, quản lý sốBHXH, quản lý hồ sơ đối tượng tham gia BHXH

Có 15 câu hỏi được nêu (Xem Phụ lục 1) Các câu trả lời được cho ở nămmức 1, 2, 3, 4 và 5 điểm, tương ứng năm mức độ: rất không đồng ý, không đồng ý(kém), bình thường, đồng ý (tốt) và rất đồng ý (rất tốt)

- 100 lao động tham gia BHXHBB và 100 người tham gia BHXHTN về hiểubiết, nhận thức chung của họ về BHXH

Có 2 câu hỏi được nêu (Xem II Kiến thức, nhận thức về BHXH của ngườilao động - Phụ lục 2) đối với mỗi nhóm đối tượng

- 150 đơn vị tham gia BHXH về đánh giá công tác quản lý hồ sơ đối tượngtham gia BHXH

Có 2 câu hỏi được nêu (Xem III Đánh giá của người sử dụng lao động vềcông tác quản lý đối tượng tham gia BHXH - Phụ lục 2) Các câu trả lời được cho ởnăm mức 1, 2, 3, 4 và 5 điểm, tương ứng năm mức độ: rất không đồng ý (rất kém),không đồng ý (kém), bình thường, đồng ý (tốt) và rất đồng ý (rất tốt)

Bước 4: Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý đối tượng tham gia BHXHtrên địa bàn tỉnh Sơn La Xác định các điểm mạnh, điểm yếu và tìm ra nguyên nhân

Trang 27

dẫn đến những điểm yếu Phương pháp đánh giá chủ yếu là phương pháp so sánh,đối chiếu dựa trên các tiêu chí đã xây dựng Kết quả đối với dữ liệu sơ cấp được xử

lý trên phần mềm Excel

Bước 5: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý đối tượng tham giaBHXH trên địa bàn tỉnh Sơn La

6 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, luận văn gồm 3 chương:Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý đối tượng thamgia BHXH trên địa bàn tỉnh

Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý đối tượng tham gia BHXH trên địabàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2017

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý đối tượng tham gia BHXHtrên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020, định hướng đến năm 2025

Trang 28

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

1.1 Khái quát chung về bảo hiểm xã hội

1.1.1 Khái niệm, các chế độ bảo hiểm xã hội

1.1.1.1 Khái niệm bảo hiểm

Bảo hiểm có nguồn gốc từ rất xa xưa trong lịch sử văn minh nhân loại Tuynhiên, bảo hiểm thực sự xuất hiện từ khi nào thì người ta vẫn chưa có được câu trảlời chính xác Do tính đặc thù của loại hình dịch vụ, cho đến nay vẫn chưa có kháiniệm thống nhất về bảo hiểm Theo các chuyên gia bảo hiểm, một khái niệm đầy đủ

và thích hợp cho bảo hiểm phải bao gồm việc hình thành một quỹ tiền tệ (quỹ bảohiểm), sự hoán chuyển rủi ro và phải bao gồm cả sự kết hợp số đông các đối tượngriêng lẻ, độc lập chịu cùng một rủi ro như nhau tạo thành một nhóm tương tác

Có nhiều khái niệm khác nhau về bảo hiểm; theo Dennis Kessler “bảo hiểm

là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít” Còn theo Monique Gaullier

“bảo hiểm là một nghiệp vụ; qua đó, một bên là người được bảo hiểm cam đoantrả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc đểcho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền bùcác tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là người bảo hiểm Người bảo hiểmnhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phươngpháp của thống kê”

Các khái niệm trên hoặc quá thiên về góc độ xã hội, hoặc quá thiên về góc

độ kinh tế, kỹ thuật, nên ít nhiều cũng còn thiếu sót, chưa phải là một khái niệmbao quát, hoàn chỉnh Nói một cách chính xác, bảo hiểm là một dịch vụ tài chính,dựa trên cơ sở tính toán khoa học, áp dụng biện pháp huy động từ nhiều người,nhiều đơn vị cùng tham gia xây dựng quỹ bảo hiểm bằng tiền để bồi thường thiệthại về tài chính do tài sản hoặc tính mạng của người được bảo hiểm gặp phải tai

Trang 29

nạn rủi ro bất ngờ Như vậy, để có một khái niệm chung nhất về bảo hiểm, chúng

ta có thể đưa ra định nghĩa: “Bảo hiểm là một sự cam kết bồi thường của ngườibảo hiểm với người được bảo hiểm về những thiệt hại, mất mát của đối tượngbảo hiểm do một rủi ro đã thỏa thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm

đã thuê bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm đó và nộp một khoản tiền gọi là phíbảo hiểm”

1.1.1.2 Khái niệm bảo hiểm xã hội

Tuyên ngôn về nhân quyền của Liên Hợp Quốc thông qua ngày 10/12/1948

đã xác nhận “Tất cả mọi người, với tư cách là thành viên của xã hội, có quyềnhưởng bảo hiểm xã hội” Bảo hiểm xã hội là một bộ phận cấu thành quan trọng củavấn đề an sinh xã hội, là cơ chế chính trong hệ thống an sinh xã hội Vì thế, chínhsách bảo hiểm xã hội trước tiên là một trong các chính sách an sinh xã hội

Cơ sở của hệ thống BHXH là dựa trên sự đóng góp nhằm bảo vệ sức khỏe vàthu nhập, gồm các phương pháp thoát khỏi rủi ro và đóng góp tài chính vào quỹBHXH BHXH là nhu cầu tất yếu của người lao động, được ra đời và phát triểncùng với sự phát triển của xã hội

Từ giác độ pháp luật: BHXH là một chế định bảo vệ người lao động sử dụngnguồn đóng góp của mình, đóng góp của người sử dụng lao động (nếu có) và được

sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước nhằm trợ cấp vật chất cho người lao động được bảohiểm và gia đình họ trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập bình thường do ốmđau, tai nạn lao động hoặc hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật hoặc ngườilao động bị chết

Dưới giác độ tài chính: BHXH là quá trình san sẻ rủi ro và san sẻ tài chínhgiữa những người tham gia BHXH theo quy định của pháp luật

Theo cách tiếp cận từ thu nhập, BHXH là sự bảo đảm cho người lao động khi

họ gặp khó khăn, bị giảm hoặc mất thu nhập, khi bị giảm hoặc mất khả năng laođộng thông qua việc hình thành và sử dụng quỹ tài chính tập trung do sự đóng gópcủa người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước BHXH có mục đích cuốicùng là hướng tới sự phát triển của các cá nhân, từ đó tạo tiền đề cho sự phát triểncủa cộng đồng và của toàn xã hội

Trang 30

Hiện nay, mặc dù khái niệm BHXH chưa thống nhất, nhưng chúng đều phảnánh bản chất của BHXH Đó là sự đảm bảo lợi ích của người lao động khi tham giavào BHXH trong những trường hợp phát sinh các nhu cầu về bảo hiểm Nó cùng vớicác chính sách an toàn lao động khác hình thành nên một mạng lưới an toàn trong xãhội để bảo vệ cho người lao động khi họ gặp phải những rủi ro hay rơi vào tình trạngkhông còn nguồn thu nhập thì có những khoản trợ cấp nhất định để sinh sống.

1.1.1.3 Các chế độ BHXH

Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau:

- Ốm đau: trợ cấp để người lao động chữa trị bệnh tật và bù đắp một phần thunhập mất đi do ốm đau phải nghỉ việc không có lương

- Thai sản: trợ cấp để người lao động nữ mang thai, sinh con hoặc nhận connuôi dưới 6 tháng tuổi được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trởlên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

- Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: trợ cấp cho người lao động bị tai nạnthuộc một trong các trường hợp sau đây: tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầucủa người sử dụng lao động; trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việctrong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý Người lao động mất ít nhất 5% khảnăng lao động do tai nạn làm thì được hưởng trợ cấp tai nạn lao động

- Hưu trí: trợ cấp thu nhập cho người lao động đã hết tuổi lao động theo quyđịnh của pháp luật

- Tử tuất: trợ cấp phần thu nhập của người lao động dùng để đảm bảo cuộcsống cho thân nhân của họ hoặc các chi phí khác phát sinh do người lao động đangtham gia quan hệ lao động hoặc đang hưởng bảo hiểm xã hội bị chết

Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:

- Hưu trí;

- Tử tuất

1.1.2 Nguyên tắc bảo hiểm xã hội

BHXH được thực hiện dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:

- Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóngbảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội

Trang 31

- Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương thángcủa người lao động Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mứcthu nhập tháng do người lao động lựa chọn.

- Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thờigian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuấttrên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đãđược tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sởtính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội

- Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minhbạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thànhphần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế

độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định

- Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảmkịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

1.2 Quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội của BHXH trên địa bàn tỉnh

1.2.1 Khái niệm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội và khái niệm quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội của bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh

Khái niệm đối tượng tham gia BHXH

Đối tượng tham gia BHXH là những người trực tiếp tham gia đóng góp tạonên quỹ BHXH với một khoản % nhất định so với tiền lương của người tham giatheo quy định Tuỳ theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước mà đốitượng này có thể là tất cả hoặc một bộ phận những NLĐ nào đó trong xã hội

Theo quan điểm của ILO, thì đối tượng tham gia BHXH phải là nhữngngười lao động nằm trong độ tuổi được quy định trong luật định, đang làm việc,hoạt động trong một lĩnh vực nào đó để tạo ra sản phẩm xã hội và tạo ra thu nhậpcho bản thân

Trong thời kì đầu khi triển khai BHXH ở hầu hết các nước chỉ áp dụng đốivới những người làm công ăn lương để đảm bảo mức đóng góp ổn định, đảm bảo antoàn quỹ BHXH.Hiện nay khi nền kinh tế phát triển nhu cầu sử dụng NLĐ trong vàngoài doanh nghiệp nhà nước tăng lên rất nhiều thì đối tượng tham gia BHXH và

Trang 32

đối tượng của BHXH cũng được mở rộng ra Vì vậy đối tượng tham gia của BHXHbao gồm:

- Đối tượng bắt buộc tham gia BHXH: là NLĐ và NSDLĐ phải tham giaBHXH một cách bắt buộc với mức đóng và mức hưởng BHXH theo quy định

Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xãhội bắt buộc, bao gồm:

+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồnglao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một côngviệc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng laođộng được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luậtcủa người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đếndưới 03 tháng;

+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhândân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học đượchưởng sinh hoạt phí;

+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định;

+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởngtiền lương;

+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn

+ Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấyphép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan cóthẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quyđịnh của Chính phủ

Trang 33

Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơquan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổchức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội -nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tếhoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cáthể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theohợp đồng lao động.

- Đối tượng tự nguyện tham gia BHXH: áp dụng cả với người làm công ănlương và NLĐ không làm công ăn lương Thường là do sự đóng góp của NLĐ cùngvới sự giúp đỡ của ngân sách Nhà nước Người tham gia BHXHTN là công dânViệt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định nêu trên

Khái niệm quản lý đối tượng tham gia BHXH

Xuất phát từ khái niệm quản lý, có thể định nghĩa: Quản lý đối tượng thamgia BHXH là sự tác động có kế hoạch, có tổ chức của cơ quan BHXH đối với quátrình tham gia BHXH của các đối tượng thông qua việc quản lý danh sách đơn vị

sử dụng lao động tham gia BHXH; danh sách người lao động tham gia BHXH; mã

số BHXH; sổ BHXH; tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH; hồ sơ đốitượng tham gia BHXH nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các đối tượngtham gia theo luật định

1.2.2 Mục tiêu quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội của bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bảo hiểm xã hội không ngừng pháttriển cả về nội dung và hình thức tổ chức thực hiện theo hướng đa dang hóa, xã hộihóa Do vậy việc xác định mục tiêu của công tác quản lý đối tượng tham gia BHXHtrên địa bàn tỉnh là vô cùng quan trọng

Mục đích của quản lý đối tượng tham gia BHXH:

- Bảo đảm thực hiện quyền tham gia BHXH của người lao động, của đơn vị

sử dụng lao động và của công dân theo quy định của pháp luật về BHXH

- Bảo đảm cho việc tổ chức hoạt động thu BHXH đúng đối tượng, đủ sốlượng theo đúng quy định của pháp luật về BHXH

Trang 34

- Bảo đảm việc giải quyết quyền lợi hưởng BHXH cho các đối tượng thamgia theo đúng quy định của Luật BHXH.

Mục tiêu của quản lý đối tượng tham gia BHXH:

- Xác định được tổng số đối tượng đã tham gia, tăng số người tham gia BHXH

- Xác định được tiền lương của người lao động làm căn cứ thu BHXH

- Đảm bảo chính xác, kịp thời cho từng đối tượng tham gia trong tiếp nhận,

xử lý hồ sơ của đối tượng tham gia, cấp mã số BHXH, cấp sổ BHXH

1.2.3 Bộ máy quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội của bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh

Quản lý đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh được thực hiện tạiBHXH tỉnh và BHXH huyện

Tại BHXH tỉnh:

Chức năng quản lý đối tượng tham gia BHXH được giao cho phòng Quản lýThu Để thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, phòng Quản lý Thu phối hợp với cácphòng nghiệp vụ: phòng Cấp sổ, thẻ, phòng Tiếp nhận và Trả kết quả thủ tục hànhchính, phòng Khai thác và Thu nợ, phòng thanh tra, kiểm tra

Phòng Quản lý Thu chịu sự điều hành, chỉ đạo trực tiếp của Phó giám đốcBHXH tỉnh phụ trách công tác thu Giám đốc BHXH tỉnh chịu trách nhiệm chung

về công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH tại BHXH tỉnh

Tổ chức bộ máy quản lý thu trên địa bàn tỉnh có ý nghĩa quan trọng, ảnhhưởng trực tiếp đến công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH Cơ quan BHXHphải thường xuyên đánh giá, giám sát quá trình hoạt động của bộ máy quản lý đểchỉnh sửa để mang lại sự tinh gọn, hiệu quả Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn của

Trang 35

cán bộ quản lý thu cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với công tác quản lýđối tượng Các cán bộ này cần được thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, phân bổnhân lực hợp lý để có thể đáp ứng được công việc chuyên môn và triển khai có hiệuquả các quy định về quản lý đối tượng tham gia BHXH.

1.2.4 Nội dung quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội của bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh

1.2.4.1 Quản lý danh sách đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH

Mục tiêu của quản lý danh sách đơn vị SDLĐ tham gia BHXH là xác địnhđược các đơn vị đã tham gia BHXH và các đơn vị SDLĐ chưa tham gia trên địa bàntỉnh, từ đó đôn đốc việc tham gia BHXH theo quy định

Quản lý danh sách đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH được thực hiệnvới các hoạt động:

- Lập hồ sơ: đơn vị mới thành lập lập hồ sơ đăng ký tham gia với cơ quan BHXH

- Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ: cơ quan BHXH nhận hồ sơ của đơn vị, kiểmtra và nhập thông tin của đơn vị vào phần mềm quản lý

- Tổng hợp, rà soát: cơ quan BHXH tổng hợp số liệu về tình hình tham giaBHXH trên địa bàn gửi thông báo hướng dẫn, đôn đốc đơn vị chưa tham gia đăng

ký tham gia BHXH.Với những đơn vị không thực hiện đăng ký tham gia đề nghịthực hiện kiểm tra

1.2.4.2 Quản lý danh sách người lao động tham gia BHXH

Mục tiêu của quản lý danh sách người lao động tham gia BHXH là xác định được số lao động đã tham gia BHXH và số lao động chưa tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh, từ đó đôn đốc việc tham gia BHXH cho NLĐ

Quản lý danh sách người lao động tham gia BHXH được thực hiện với cáchoạt động:

- Lập hồ sơ: đơn vị tham gia BHXH hướng dẫn người lao động của đơn vịlập hồ sơ đăng ký tham gia với cơ quan BHXH Người tham gia BHXHTN lập hồ

sơ đăng ký tham gia gửi đại lý thu hoặc cơ quan BHXH

- Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ: cơ quan BHXH nhận hồ sơ của người thamgia, kiểm tra và nhập thông tin của ngươi lao động vào phần mềm quản lý

Trang 36

- Tổng hợp, rà soát: cơ quan BHXH tổng hợp số liệu về tình hình tham giaBHXH trên địa bàn gửi thông báo hướng dẫn, đôn đốc đơn vị chưa đăng ký BHXHđầy đù cho người lao động thực hiện theo quy định.Với những đơn vị không thựchiện đăng ký tham gia đề nghị thực hiện kiểm tra.

1.2.4.3 Quản lý mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH

Mục tiêu của quản lý mức tiền lương, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH làxác định được được tiền lương của người lao động làm căn cứ tổ chức hoạt độngthu BHXH

Quản lý mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng được thực hiện với cáchoạt động:

- Lập hồ sơ: đơn vị tham gia BHXH lập hố sơ điều chỉnh tiền lương, tiềncông của NLĐ với cơ quan BHXH

- Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ: cơ quan BHXH nhận hồ sơ của đơn vị, kiểmtra và nhập thông tin của ngươi lao động vào phần mềm quản lý

- Tổng hợp, rà soát: cơ quan BHXH rà soát, tổng hợp quỹ tiền lương làm căn

cứ thực hiện công tác thu BHXH Trường hợp phát hiện vi phạm đóng không đúngtiền lương của người lao động thì đề xuất tổ chức thanh tra chuyên ngành và xử lýtheo quy định của pháp luật

1.2.4.4 Quản lý mã số BHXH của người lao động

Mã số BHXH là mã số định danh cá nhân duy nhất của người tham giaBHXH, mục tiêu của việc quản lý mã số BHXH nhằm giúp cơ quan BHXH và NLĐtheo dõi thông tin của mình một cách đồng bộ

Quản lý mã số BHXH của NLĐ được thực hiện với các hoạt động:

- Lập hồ sơ: người lao động lập tờ khai tham gia điều chỉnh thông tin, đơn vịtham gia BHXH lập bảng kê thông tin, danh sách người tham gia

- Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ: cơ quan BHXH nhận hồ sơ của đơn vị, kiểm tra

và nhập thông tin của ngươi lao động vào phần mềm quản lý, tiền hành đồng bộ dữliệu của NLĐ với cơ sở dữ liệu hộ gia đình của cơ quan BHXH để cấp mã số BHXH

- Tổng hợp, rà soát: cơ quan BHXH hỗ trợ đơn vị quản lý lao động indanh sách NLĐ chưa cấp mã số BHXH kèm theo tờ khai, đơn vị có trách nhiệm

Trang 37

hướng dẫn NLĐ bổ sung các thông tin còn thiếu và tập hợp tờ khai để gửi lại cho

cơ quan BHXH

1.2.4.5 Quản lý sổ BHXH

Mục tiêu của quản lý sổ BHXH là đảm bảo cập nhật chính xác quá trìnhtham gia của NLĐ, làm căn cứ giải quyết chế độ hưởng BHXH cho người lao động

Quản lý sổ BHXH được thực hiện với các hoạt động

- Lập hồ sơ: người lao động lập tờ khai tham gia điều chỉnh thông tin, đơn vịtham gia BHXH lập bảng kê thông tin gửi cơ quan BHXH

- Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ: cơ quan BHXH nhận hồ sơ của đơn vị, kiểmtra và nhập thông tin của ngươi lao động vào phần mềm quản lý, cấp, ghi và xácnhận sổ BHXH

- Tổng hợp, rà soát: Sau khi cấp sổ BHXH cho ngươi lao động, thực hiện lậpdanh sách cấp, tổng hợp danh sách cộng nối thời gian tham gia BHXH Hàng năm,

in tờ rời sổ BHXH, gửi thông báo kết quả đóng BHXH

1.2.4.7 Quản lý hồ sơ đối tượng tham gia BHXH.

Hồ sơ tham gia BHXH là toàn bộ các giấy tờ có liên quan đến người thamgia BHXH khi đăng ký tham gia BHXH Đây là căn cứ để tiến hành điều chỉnhthông tin tham gia, giải quyết các chế độ cũng như vướng mắc của người thamgia Do đó, yêu cầu việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ hồ sơ của người lao động đảmbảo thực hiện theo đúng quy định và khoa hoc để thuận tiện cho việc khai thác

và sử dụng

Lập hồ sơ: tùy từng trường hợp đăng ký mới, điều chỉnh thông tin, đề nghịcấp sổ, chốt sổ, người tham gia, đơn vị SDLĐ, đại lý thu lập tờ khai tham gia, điềuchỉnh thông tin, danh sách lao động tham gia, bảng kê thông tin gửi cơ quan BHXH

Tiếp nhận và xử lý hồ sơ: Đối với hồ sơ giấy, phòng/tổ Tiếp nhận và Quản lý

hồ sơ nhận hồ sơ giấy do người tham gia, đơn vị, đai lý thu nộp trực tiếp hoặc nộpqua dịch vụ bưu chính; kiểm tra, đối chiếu các chỉ tiêu trên mẫu biểu, hồ sơ với dữliệu quản lý Trường hợp dữ liệu quản lý và hồ sơ chưa khớp đúng: Lập Phiếu trả hồ

sơ Trường hợp hồ sơ đúng viết phiếu hẹn Đối với hồ sơ điện tử, phòng/tổ Quản lýThu nhận hồ sơ của đơn vị Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thực hiện trả hồ sơ

Trang 38

điện tử ghi kèm lý do từ chối Trường hợp hồ sơ hợp lệ, xử lý hồ sơ và có emailthông báo cho đơn vị thời gian giải quyết hồ sơ.

1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội của bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh

1.2.5.1 Nhân tố bên ngoài cơ quan BHXH

Chính sách, quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội

Chính sách, quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội là một yếu tố khôngthể thiếu trong quá trình quản lý, nó có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và hiệuquả của công tác quản lý nói chung và có vai trò quan trọng trong việc quản lý đốitượng tham gia bảo hiểm xã hội nói riêng

Trong quá trình tổ chức, quản lý bảo hiểm xã hội, các chế độ, chính sách bảohiểm xã hội, các văn bản pháp luật về bảo hiểm xã hội là những công cụ cơ bản vàquan trọng để thực hiện việc quản lý đối tượng tham gia BHXH, BHTN, BHYT và

có tác động trực tiếp đến đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội

Thông qua các chính sách bảo hiểm xã hội, các đối tượng thể hiện đượcquyền lợi và nghĩa vụ của mình, đồng thời giúp cho công tác quản lý các đối tượngđược dễ dàng, công bằng và minh bạch hơn Chính vì thế sự thay đổi về chính sáchbảo hiểm xã hội, các văn bản pháp luật về bảo hiểm xã hội đều ảnh hưởng trực tiếpđến công tác quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội

Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế

Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và thu nhập bình quân trên đầu người.Tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia phản ánh khả năng tiết kiệm và đầu tưtiêu dùng của nhà nước Vì thế một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổnđịnh thì đời sống của người dân ở quốc gia đó cũng cao, tình hình sản xuất kinhdoanh của các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn vì thế các chủ lao động sẽsẵn sàng tham gia BHXH cho NLĐ ở doanh nghiệp họ Đây là một điều kiện quantrọng để cho NLĐ tham gia BHXH

Cơ cấu dân số

Nếu một quốc gia có dân số già, tức là lực lượng lao động chiếm tỉ trọng thấptrong dân số sẽ dẫn đến tình trạng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội cũng thấp

Trang 39

theo Ngược lại, nếu một quốc gia có dân số trẻ thì lực lượng lao động trong xã hội

sẽ tăng lên, sẽ có nhiều người tham gia vào thị trường lao động, được ký kết cáchợp đồng lao động, làm tăng số đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội

Nhận thức của người tham gia

Nhận thức của người tham gia là yếu tố được quan tâm hàng đầu trong việctriển khai và thực hiện chính sách BHXH cũng như công tác quản lý đối tượng thamgia Nếu cả NLĐ và NSDLD đều có những nhận thức đúng đắn về BHXH thì họ sẽtích cực thực hiện đầy đủ quyền tham gia của mình

Tuy nhiên, hiện tượng cả NLĐ và NSDLĐ chỉ quan tâm đến lợi ích trướcmắt mà không có cái nhìn lâu dài đang xảy ra gây khó khăn cho công tác quản lýđối tượng tham gia BHXH Nhiều chủ SDLĐ cho rằng họ không những khôngthu được lợi ích gì từ việc tham gia đóng BHXH cho NLĐ mà còn bị thiệt thòi vìphải chi ra một khoản chi phí khá lớn, điều đó làm giảm khả năng cạnh tranh của

DN họ trên thị trường nên đã cố tình không trốn đóng BHXH Bên cạnh đó, sựtrốn tránh trách nhiệm đóng BHXH của các chủ SDLĐ còn nhận được sự đồngtình, ủng hộ từ phía NLĐ thông qua việc NLĐ thỏa thuận với chủ trả thẳng tiềnđóng BHXH vào tiền lương, hoặc lo sợ bị mất việc làm khiến họ không dám lêntiếng đòi quyền lợi

Như vậy sự không hiểu biết của NLĐ và NSDLĐ là một trở ngại lớn chocông tác quản lý đối tượng tham gia, là nguyên nhân chính của các hành vi trốnđóng BHXH, gây ảnh hưởng đến quyền vè lợi ích của NLĐ

Công nghệ

Hạ tầng công nghệ thông tin, phần mềm kê khai giao dịch điện tử BHXHđang sử dụng tại các đơn vị tham gia BHXH ảnh hưởng trực tiếp tới việc kê khai,nộp hồ sơ đến cơ quan BHXH

1.2.5.2 Nhân tố bên trong cơ quan BHXH

Quan điểm của lãnh đạo

Người lãnh đạo có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của

tổ chức, có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực và hiệu quả công tác chỉ đạo, kế hoạch

và triển khai thực hiện quản lý đối tượng tham gia

Trang 40

Cơ cấu tổ chức của cơ quan BHXH

Cơ cấu tổ chức được thiết kế khoa học, có sự phân cấp cụ thể, rõ ràng là mộtyếu tố để thực hiện công tác quản lý đối tượngtham gia BHXH đạt hiệu quả cao

Nguồn nhân lực của cơ quan BHXH

Cán bộ, viên chức ngành BHXH là những người trực tiếp thực hiện công tácquản lý đối tượng tham gia BHXH Số lượng, trình độ đào tạo, kỹ năng, kinhnghiệm, đạo đức, tính trung thực, sự tận tụy của các nhà quản lý, cán bộ chuyênquản thu ảnh hướng trực tiếp đến công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH

Các hoạt động lập kế hoạch, tuyển dụng, đánh giá, sử dụng, đào tạo, đãi ngộnhân lực là những yêu tố tác động tới chất lượng và số lượng nhân lực thực hiệncông tác quản lý đối tượng tham gia BHXH

Công tác thông tin tuyên truyền

Công tác thông tin tuyên truyền có vai trò to lớn trong việc nâng cao nhậnthức của người dân về vai trò của bảo hiểm xã hội trong đời sống Nếu như thựchiện tốt công tác này sẽ giúp cho đối tượng tham gia hiểu rõ về chế độ, chính sáchBHXH theo quy định của luật pháp, làm thay đổi thái độ đối với công tác BHXHtheo hướng tích cực, phù hợp với pháp luật

Ngoài ra, tuyên truyền BHXH còn có tác dụng cổ vũ động viên NLĐ cùngcác đơn vị SDLĐ tự giác, tích cực thực hiện đúng quyền lợi và nghĩa vụ khi thamgia BHXH theo đúng quy định của pháp luật, đấu tranh loại bỏ những hành vi gianlận, trái pháp luật nhằm mục đích trục lợi

Bởi vậy, tuyên truyền giúp cho các đối tượng hiểu được lợi ích từ chính sáchnày sẽ khuyến khích các đối tượng tham gia nhiều hơn, chấp hành đúng các thủ tụchơn trong quy trình tham gia, giúp việc quản lý đối tượng tham gia được thực hiệntốt hơn

Ứng dụng công nghệ thông tin

Khi xã hội phát triển, công nghệ thông tin sẽ ngày càng hiện đại Vì vậy, việcứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản trị bảo hiểm xã hội nói chung,quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội nói riêng là một nhân tố quan trọngtrong công tác quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội

Ngày đăng: 02/08/2020, 14:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w