Ban QLDAĐTXD công trình giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế là đơn vị đượcphân công thực hiện nhiệm vụ làm chủ một số dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách,vốn nhà nước ngoài ngân sách do người q
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
PHAN THỊ MAI TRANG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8 31 01 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
T.S PHAN THANH HOÀN
HUẾ, 2020
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Đề tài luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế” do học viên
Phan Thị Mai Trang thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của thầy giáo TS Phan ThanhHoàn
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trungthực, chính xác được thu thập từ các nguồn tài liệu được trích dẫn rõ ràng Các kết quảnghiên cứu trong luận văn này chưa từng được công bố trong bất kỳ tài liệu nào trước đây
Thừa Thiên Huế, ngày tháng 10 năm 2020
Tác giả luận văn
Phan Thị Mai Trang
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 3Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến: Kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên
Huế, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và đầu tư, Ban QLDA đầu tư xâydựng công trình giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế và đại diện các nhà thầu … đã
nhiệt tình cộng tác trả lời phiếu phỏng vấn để giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu
và cung cấp thông tin số liệu để hoàn thành luận văn này
Cuối cùng, tôi xin cám ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và người thân luôn
đứng bên cạnh động viên, khích lệ trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luậnvăn
Với thời gian nghiên cứu có hạn, trong khi vấn đề nghiên cứu rộng và phức
tạp Mặc dù đã được sự tận tình giúp đỡ của các đồng nghiệp, của lãnh đạo cơ quannơi công tác và đặc biệt là sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy giáo TS.Phan
Thanh Hoàn, nhưng sự hiểu biết của bản thân còn hạn chế, chắc chắn không thểtránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý chia sẻ của các thầy giáo,
cô giáo và những người quan tâm đến lĩnh vực Quản lý dự án đầu tư xây dựng để đềtài nghiên cứu được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cám ơn!
Tác giả luận văn
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 4TÓM LƯỢC LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: PHAN THỊ MAI TRANG
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế ứng dụng. Mã số: 8 31 01 10
Niên khóa: 2018 – 2020
Người hướng dẫn khoa học: TS PHAN THANH HOÀN
Tên đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.
1 Mục đích và đối tượng nghiên cứu
Đầu tư xây dựng là tiền đề để phát triển kinh tế xã hội Hiện nay, nhu cầuđầu tư là rất lớn, nhưng trên thực tế, quá trình quản lý chất lượng và hiệu quả quản
lý các dự án đầu tư còn nhiều hạn chế và gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là công tácquản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn đầu tư công Xuất
phát từ thực tiễn đó, nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý các dự
án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn đầu tư công, tôi đã lựa chọn đề tài
“Hoàn thi ện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại ban quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài luận văn thạc
sĩ kinh tế
2 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn kết hợp sử dụng một số phươngpháp như: Phân tích tổng hợp, thống kê, phân tích nhân tố và xử lý số liệu trên phần
mềm Excel, SPSS
3 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn
Đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây tại ban quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế” tập trung nghiên
cứu cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản, phân tích thực trạng và
những nguyên nhân thực hiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản không hiệu quả Từ
đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý dự án đầu tư xây
dựng tại Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình giao thôngtỉnh Thừa Thiên Huế
Kết quả nghiên cứu và các giải pháp đề xuất trong luận văn phần nào đã cónhững đóng góp tích cực về mặt lý luận và thực tiễn
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Từ ngữ viết tắt Giải thích/ diễn giải
-QLDAĐTXD - Quản lý dự án đầu tư xây dựng
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC BẢNG x
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ xii
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1 Mục tiêu chung 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
4.1 Phương pháp thu thập thông tin số liệu 3
4.1.1 Thông tin, số liệu thứ cấp 3
4.1.2 Thông tin, số liệu sơ cấp 3
4.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 4
5.Kết cấu luận văn 4
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG 5
1.1 Lý luận về dự án đầu tư xây dựng 5
1.1.1 Dự án đầu tư xây dựng 5
1.1.2 Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng 6
1.1.3 Phân loại dự án đầu tư xây dựng 7
1.1.3.1 Theo nguồn vốn đầu tư 7
1.1.3.2 Theo quy mô dự án 7 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 71.1.4 Các giai đoạn hình thành dự án đầu tư xây dựng Quá trình QLDAĐTXD cơ
bản được phân thành 3 giai đoạn 10
1.1.4.1 Giai đoạn chuẩn bị dự án 10
1.1.4.2 Giai đoạn thực hiện dự án 11
1.1.4.3 Giai đoạn vận hàng, khai thác dự án 12
1.2 Quản lý dự án đầu tư xây dựng 12
1.2.1 Khái niệm QLDAĐTXD 12
1.2.2 Mục tiêu của QLDAĐTXD 14
1.2.3 Nguyên tắc QLDAĐTXD 15
1.2.4 Các chủ thể tham gia QLDAĐTXD 16
1.2.5 Nội dung QLDAĐTXD 19
1.2.5.1 Quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng 19
1.2.5.2 Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng 19
1.2.5.3 Quản lý lựa chọn nhà thầu 21
1.2.5.4 Quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng 23
1.2.5.5 Quản lý cung ứng (mua sắm) cho dự án đầu tư xây dựng 24
1.2.5.6 Quản lý an toàn lao động, môi trường trong xây dựng 24
1.2.5.7 Quản lý nghiệm thu thanh toán và quyết toán công trình 25
1.2.6 Các chỉ tiêu đánh giá công tác QLDAĐTXD 27
1.2.6.1 Tiến độ thực hiện và thời gian hoàn thành 27
1.2.6.2 Chi phí 28
1.2.6.3 Chất lượng công trình 28
1.2.6.4 An toàn lao động 29
1.2.6.5 Bảo vệ môi trường 29
1.2.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác QLDAĐTXD 30
1.2.7.1 Nhân tố chủ quan 30
1.2.7.2 Các nhân tố khách quan 31
1.3 Kinh nghiệm về công tác QLDAĐTXD tại một số địa phương ở Việt Nam và bài học rút ra đối với Ban QLDAĐTXD công trình giao thông tỉnh TT Huế 33 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 81.3.1 Kinh nghiệm của Ban QLDAĐTXD giao thông Thành Phố Đà Nẵng 33
1.3.2 Kinh nghiệm của Ban QLDA các công trình giao thông tỉnh Quảng Trị 35
1.3.3 Kinh nghiệm của Ban QLDAĐTXD giao thông tỉnh Nghệ An 35
1.3.4 Bài học rút ra đối với Ban QLDAĐTXD công trình giao thông tỉnh TT Huế36 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 38
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QLDA ĐTXD CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 39
2.1 Khái quát về tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế 39
2.1.1 Vị trí địa lý, địa hình 39
2.2 Tổng quan về Ban QLDAĐTXD công trình giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế 40
2.2.1 Giới thiệu Ban QLDAĐTXD công trình giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế 40
2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn 41
2.2.2.1 Chức năng 41
2.2.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn 41
2.2.3 Cơ cấu tổ chức 43
2.2.4 Tình hình nhân lực của Ban QLDAĐTXD công trình giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế 44
2.2.5 Cơ sở vật chất và trang thiết bị của Ban QLDAĐTXD công trình giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế 46
2.2.6 Kết quả QLDAĐTXD của Ban QLDAĐTXD công trình giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế 47
2.3 Thực trạng công tác QLDAĐTXD tại Ban QLDAĐTXD công trình giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế 49
2.3.1 Tình hình các dự án đầu tư xây dựng đang triển khai thực hiện tại Ban QLDA giai đoạn 2014-2018 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 49
2.3.2 Tình hình thực hiện công tác quản lý dự án tại Ban QLDAĐTXD công trình giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế 51
2.3.2.1 Quản lý tiến độ thực hiện triển khai dự án đầu tư xây dựng 51 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 92.2.2.3 Quản lý lựa chọn nhà thầu và soạn thảo hợp đồng xây dựng 57
2.2.2.4 Quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng 59
2.2.2.5 Quản lý cung ứng (mua sắm) cho dự án đầu tư xây dựng 60
2.2.2.6 Thực trạng quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường 61
2.2.2.7 Quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng 61
2.2.2.8 Thực trạng quản lý nghiệm thu thanh toán, quyết toán vốn đầu tư 63
2.3 Đánh giá của các bên liên quan về công tác QLDAĐTXD tại Ban QLDAĐTXD công trình giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế 65
2.3.1 Đánh giá của cán bộ thuộc Ban QLDA về công tác quản lý dự án 65
2.3.1.1 Thông tin chung về cán bộ Ban Quản lý dự án 65
2.3.1.2 Đánh giá về công tác giải phóng mặt bằng 66
2.3.1.3 Đánh giá về công tác giám sát chất lượng công trình 68
2.3.1.4 Đánh giá về công tác quản lý hợp đồng các gói thầu tư vấn, xây lắp 69
2.3.2 Đánh giá của các chuyên gia về công tác quản lý dự án 70
2.3.1.1 Thông tin chung về chuyên gia 70
2.3.1.2 Đánh giá về công tác chuẩn bị dự án 71
2.3.1.3 Đánh giá về công tác giải phóng mặt bằng 72
2.3.1.4 Đánh giá về công tác điều hành dự án 73
2.3.1.5 Đánh giá về công tác thanh tra, kiểm toán, quyết toán công trình 74
2.3.3 Đánh giá của bên nhà thầu thi công 75
2.3.3.1 Thông tin chung về nhà thầu 75
2.3.3.2 Đánh giá về công tác nghiệm thu và đưa vào sử dụng 76
2.3.3.3 Đánh giá về công tác kiểm soát hồ sơ quản lý chất lượng công trình 77
2.3.3.4 Đánh giá về công tác giám sát chất lượng công trình 78
2.4 Đánh giá chung về công tác quản lý dự án tại Ban QLDAĐTXD công trình giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế 79
2.4.1 Những kết quả đạt được 79
2.4.2 Tồn tại và hạn chế 80
2.4.3 Nguyên nhân 80 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 10CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH GIAO THÔNGTỈNH THỪA THIÊN HUẾ 82
3.1 Định hướng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công tại Ban QLDA đầu tư xây dựng công giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế 82
3.1.1 Từ thực trạng để đưa ra định hướng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công tại Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế .82
3.1.2 Định hướng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế 83
3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế 86
3.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây dựng 86
3.2.2 Giải pháp hoàn thiện các nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng 88
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94
1 Kết luận 94
2 Kiến nghị 96
2.1 Đối với Nhà nước/Bộ 96
2.2 Đối với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
PHỤ LỤC 101
QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG
BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG
NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1 + 2
BẢN GIẢI TRÌNH NỘI DUNG CHỈNH SỬA LUẬN VĂN
XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Tình hình nhân lực của Ban QLDAĐTXD công trình giao thông tỉnh
Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014-2018 45
Bảng 2.2 Cơ sở vật chất và trang thiết bị của Ban QLDAĐTXD công trình giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014-2018 47
Bảng 2.3 Kết quả tổng hợp các dự án đầu tư xây dựng giai đoạn 2014-2018 48 Bảng 2.4 Các dự án ĐTXD đang được triển khai do Ban QLDAĐTXD công trình giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý giai đoạn 2014-201849 Bảng 2.5 Quản lý tiến độ thực hiện các dự án hoàn thành do Ban QLDAĐTXD giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014-2018 .52
Bảng 2.6 Công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại Ban QLDAĐTXD giao thông tỉnhThừa Thiên Huế giai đoạn 2014-2018 54
Bảng 2.7 Tình hình QLDA tại Ban QLDAĐTXD công trình giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014-2018 55
Bảng 2.8 Chênh lệch giá trúng thầu và dự toán gói thầu của các hình thức lựa chọn nhà thầu (tính bình quân cho một gói thầu) 57
Bảng 2.9 Ưu, nhược điểm của các phương pháp lựa chọn nhà thầu 58
Bảng 2.10 Các lỗi thường trong quản lý mua sắm vật tư cho dự án tại Ban QLDAĐTXD giao thông tỉnhThừa Thiên Huế 60
Bảng 2.11 Tình hình rủi ro trong quản lý tại Ban QLDAĐTXD giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014-2018 62
Bảng 2.12 Tình hình quản lý nghiệm thu thanh toán, quyết toán tại Ban QLDAĐTXD giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014-2018 .64
Bảng 2.13 Thông tin về mẫu khảo sát của Ban Quản lý dự án 65
Bảng 2.14 Đánh giá về công tác giải phóng mặt bằng 66
Bảng 2.15 Công tác tư vấn đấu thầu, lựa chọn nhà thầu 67 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 12Bảng 2.16 Công tác giám sát chất lượng công trình 68
Bảng 2.17 Công tác quản lý hợp đồng các gói thầu tư vấn, xây lắp 69
Bảng 2.18 Thông tin về mẫu khảo sát của chuyên gia 70
Bảng 2.19 Đánh giá về công tác chuẩn bị dự án 71
Bảng 2.20 Đánh giá về công tác giải phóng mặt bằng 72
Bảng 2.21 Đánh giá về công tác điều hành dự án 73
Bảng 2.22 Đánh giá về công tác thanh tra, kiểm toán, quyết toán công trình 75
Bảng 2.23 Một số thông tin của nhà thầu thi công 76
Bảng 2.24 Đánh giá về công tác nghiệm thu và đưa vào sử dụng 76
Bảng 2.25 Đánh giá về công tác kiểm soát hồ sơ quản lý chất lượng công trình .77
Bảng 2.26 Đánh giá về công tác giám sát chất lượng công trình 78
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 13DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Các giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng 10
Sơ đồ 1.2 Chu trình quản lý dự án 13
Sơ đồ 1.3 Tổng hợp ba chiều tiến độ - chi phí - chất lượng 15
Sơ đồ 1.4 Các chủ thể tham gia quản lý dự án 16
Sơ đồ 1.5 Phương pháp xác định tổng mức đầu tư dự án 20
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Ban QLDAĐTXD công trình giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế 43
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 14PHẦN I: MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Đầu tư xây dựng là một trong những chính sách có vai trò quan trọng trong
việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế và xã hội, tạo động lực
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Để hoạt động đầu tư có hiệu quả thì việc hoàn
thiện công tác quản lý dự án đầu tư ngày càng được chú trọng và có ý nghĩa hết sứcquan trọng Công tác QLDAĐTXD là một quá trình phức tạp, không có sự lặp lại,
đòi hỏi sử dụng tương đối lớn nguồn lực tài chính cũng như con người Mỗi dự án
có đặc điểm khác nhau, không gian và thời gian khác nhau, thậm chí trong quá trình
thực hiện dự án còn có sự thay đổi mục tiêu, ý tưởng từ chủ đầu tư Vì vậy, việc
điều hành quản lý dự án cũng luôn thay đổi linh hoạt, không có công thức nhất định
và không có dự án nào giống dự án nào
Ban QLDAĐTXD công trình giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế là đơn vị đượcphân công thực hiện nhiệm vụ làm chủ một số dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách,vốn nhà nước ngoài ngân sách do người quyết định đầu tư giao; nhận ủy thác quản
lý dự án của các chủ đầu tư khác theo hợp đồng ủy thác quản lý dự án được ký kết,tiếp nhận và quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật;thực hiện chức năng tư vấn giám sát và các hoạt động tư vấn khác theo năng lựchoạt động của ban Với nhiệm vụ quyền hạn được giao, vì vậy công tác
QLDAĐTXD của Ban có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm đảm bảo việc thực hiện
dự án mang lại hiệu quả cao
Mặc dù những năm gần đây, công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựngcông trình nói chung và công tác QLDAĐTXD trong lĩnh vực giao thông nói riêng
đã có những chuyển biến tích cực từ quy trình, nội dung, phương thức, thực hiện.Theo đó hệ thống các văn bản pháp qui điều chỉnh hoạt động này đã có nhiều cải
tiến phù hợp hơn so với yêu cầu thực tế Phương pháp quản lý dự án công trình xâydựng cơ bản bằng ngân sách Nhà nước đã được nghiên cứu vận dụng khá đa dạngnhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong khâu thực hiện đầu tư Tuy đã được nhữngTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 15thành quả như đã nêu, hoạt động quản lý dự án xây dựng giao thông vẫn chứa đựngnhiều khía cạnh phức tạp, dẫn đến hoạt động tại các dự án này còn bộc lộ một số bấtcập: đầu tư dàn trải, thất thoát lãng phí vốn, nợ đọng lớn, hiệu quả đầu tư chưa cao.
Vì vây, để nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan vấn đề có tính thời sự vànhạy cảm nêu trên, việc nghiên cứu đề tài“Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu
tư xây dựng tại Ban QLDAĐTXD công trình giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế” được chọn làm luận văn thạc sĩ là cần thiết.
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác QLDAĐTXD, đề xuất
giải pháp hoàn thiện công tác QLDAĐTXD tại Ban QLDA đầu tư công trình giaothông tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới
2.2 Mục tiêu cụ thể
Đề tài nhằm đạt được 3 mục tiêu chính:
1/Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác QLDAĐTXDgiao thông bằng nguồn ngân sách Nhà nước;
2/Đánh giá thực trạng công tác QLDAĐTXD tại Ban QLDA đầu tư công
trình giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014-2018; Chỉ ra những kết quả
đạt được, tồn tại hạn chế và nguyên nhân của chúng
3/Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác QLDAĐTXD tạiBan QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế trong
những năm tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: công tác QLDAĐTXD tại Ban quản lý dự án đầu tư
và xây dựng công trình giao thông TT Huế
Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Ban QĐTXD công trình giao thôngtỉnh Thừa Thiên Huế
- Thời gian: phân tích, đánh giá các dự án xây dựng công trình giao thông
đang thực hiện và hoàn thành trong thời gian từ 2014 đến 2018.Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 164 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập thông tin số liệu
4.1.1 Thông tin, s ố liệu thứ cấp
Để phục vụ công tác nghiên cứu, các báo cáo, số liệu được thu thập tại ban
quản lý dự án công trình giao thông Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014-2018 và các
văn bản pháp lý của các công trình, dự án từ Sở Kế hoạch đầu tư; Ủy ban nhân dân
Tỉnh, Sở Tài chính và các báo cáo của Kho bạc Nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu liên quan, các giáo trình, sách tham khảocũng được thu thập phân tích làm cơ sở cho phát triển nội dung của đề tài
4.1.2 Thông tin, s ố liệu sơ cấp
Việc nghiên cứu với một kích thước mẫu càng lớn sẽ càng thể hiện được tínhchất của tổng thể nhưng lại tốn rất nhiều thời gian và chi phí Do vậy, việc chọn một
kích thước mẫu phù hợp là rất quan trọng
Để có cơ sở đánh giá công tác QLDAĐTXD công trình giao thông một cách
khách quan, tác giả tiến hành thu thập thông tin sơ cấp thông qua việc phỏng vấntrực tiếp bằng bảng hỏi các bên liên quan đến công tác QLDAĐTXD giao thông, cụthể khảo sát tất cả cán bộ liên quan đến QLDAĐTXD, cán bộ quản lý lĩnh vực đầu
tư xây dựng giao thông tại các đơn vị liên quan như Sở Tài Chính, Sở Kế hoạch vàđầu tư, Sở giao thông, Kho Bạc Nhà nước và Nhà thầu thi công là 51 người
Đối mẫu Nhà thầu thi công đề tài sử dụng công thức tính kích thước mẫu của
Yamane (1967):
n=N/(1+N.e2)
Trong đó: N là tổng thể
e là sai số cho phép (thường là 5% hoặc 10%)
n là kích thước mẫu tối thiểu cần điều tra
Tổng thể của các đối tượng nếu điều tra hết là 105 người Với độ tin cậy90%, áp dụng công thức trên, ta có:
N=105/(1+105.0.12)=51,219 ~ 51 (mẫu)Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 17Vậy số lượng mẫu tối thiểu tác giả cần sử dụng là 51 mẫu từ các nhà thầu thicông Việc khảo sát được thực hiện bằng cách gửi mẫu phiếu khảo sát đến từng cán
bộ được chọn
4.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Office Excel
Các phương pháp phân tích số liệu chủ yếu bao gồm:
Thống kê mô tả: Nghiên cứu này sử dụng thống kê mô tả để tính toán vàphân tích các chỉ tiêu đánh giá bằng phần mềm SPSS;
Phương pháp phân tổ: Nghiên cứu này sử dụng các chỉ tiêu, tiêu thức để chia
chỉ tiêu nghiên cứu thành các tổ khác nhau nhằm so sánh, đánh giá và phân tích
Phương pháp phân tích so sánh: Để thấy rõ sự biến động của các chỉ tiêuđánh giá qua các năm, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích so sánh tính biếnđộng của các chỉ tiêu giữa các thời kỳ về mặt tuyệt đối (±) và tương đối (%)
5.Kết cấu luận văn
Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo, kếtcấu luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 Những vấn đề lý luận và thực tiễn về QLDAĐTXD;
Chương 2 Thực trạng công tác QLDAĐTXD tại Ban QLDAĐTXD công
trình giao thông tỉnh TT Huế;
Chương 3 Giải pháp hoàn thiện công tác QLDAĐTXD tại Ban QLDAĐTXD
công trình giao thông tỉnh TT Huế
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 18PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG
1.1 Lý luận về dự án đầu tư xây dựng
1.1.1 D ự án đầu tư xây dựng
Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về dự án đầu tư xây dựng, phải xemxét ở các góc độ khác nhau
Về mặt hình thức, dự án đầu tư xây dựng là một tập hồ sơ tài liệu trình bàymột cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt
được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai
Về góc độ quản lý, dự án đầu tư xây dựng là một công cụ quản lý việc sử dụngvốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả kinh tế tài chính trong một thời gian dài
Về góc độ kế hoạch hóa, dự án đầu tư xây dựng là một công cụ thể hiện kếhoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội,làm tiền đề cho các quyết địnhđầutư và tài trợ Dự án đầu tư xây dựng là một hoạt độngkinh tế riêng biệt nhỏ nhất trong công tác kế hoạch hóa nền kinh tế nói chung
Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 định nghĩa: “Dự
án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời gian và chi phí xác định Ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng”.
Dù xét theo bất kỳ góc độ nào thì một dự án đầu tư xây dựng cũng đều baogồm: mục tiêu của dự án, các kết quả, các hoạt động và các nguồn lực Các kết quả
được xem là cột mốc đánh dấu tiến độ của dự án Vì vậy, trong quá trình thực hiện
dự án phải thường xuyên theo dõi các đánh giá kết quả đạt được
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 19Từ những phân tích trên có thể khái quát, dự án đầu tư xây dựng là tổng thểcác hoạt động với các nguồn lực và chi phí cần thiết được bố trí theo một kế hoạchchặt chẽ với quy trình thời gian và đặc điểm xác định nhằm đạt đươc mục tiêu đã
định trước
1.1.2 Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng
Từ khái niệm trên có thể rút ra một số đặc điểmcơ bản sau đây:
Dự án đầu tư xây dựng có sản phẩm cuối cùng là công trình xây dựng hoàn
hành đảm bảo các mục tiêu ban đầuđã đặt ra về thời gian, chi phí, chất lượng, an
toàn, vệ sinh và bảo vệ môi trường… Sản phẩm là công trình của dự án đầu tư xâydựng mang tính đơn chiếc, độc đáo và không phải là sản phẩm của một quá trìnhsản xuất liên tục, hàng loạt
Dự án đầu tư xây dựng có chu kỳ riêng trải qua các giai đoạn hình thành và pháttriển, có thời gian tồn tại hữu hạn, nghĩa là có thời điểm bắt đầu xuất hiện ý tưởng vềxây dựng công trình dự án và kết thúc khi công trình xây dựng hoàn thành đưa vào khaithác sử dụng, khi công trình dự án hết niên hạn khai thác và chấm dứt tồn tại
Dự án đầu tư xây dựng có sự tham gia của nhiều chủ thể, đó là chủ đầu tư,chủ công trình, đơn vị thiết kế, đơn vị quản lý dự án, đơn vị giám sát, đơn vị thicông, nhà cung ứng…Các chủ thể này có lợi ích khác nhau, quan hệ giữa họ thường
mang tính đối tác Môi trường làm việc mang tính đa phương và dễ xảy ra xung đột
quyền lợi giữa các chủ thể Vì vậy, khi tiến hành hoạt động đầu tư xây dựng cầnphải có sự liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể trong quản lý quá trình đầu tư
Dự án đầu tư xây dựng luôn bị hạn chế bởi các nguồn lực là tiền vốn, nhân lực,công nghệ, kỹ thuật, vật tư thiết bị … kể cả thời gian, ở góc độ là thời gian cho phép
Dự án đầu tư xây dựng thường yêu cầu một lượng vốn đầu tư lớn, thời gianthực hiện dài, phụ thuộc vào quy mô, tính chất sản phẩm và có tính chất bất định rủi
ro cao lập dự án Chịu tác động từ nhiều yếu tố khách quan khác nhau mà con ngườikhông thể làm chủ được như nắng, mưa, bão…Vì vậy, điều kiện sản xuất xây dựngthiếu tính ổn định, luôn luôn biến động và thường bị gián đoạn Sự thay đổi cơ chếchính sách của nhà nước như thay đổi chính sách thuế, thay đổi nguồn nhiên liệu,nhu cầu sử dụng cũng có thể gây nên thiệt hại cho hoạt động đầu tư
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 201.1.3 Phân lo ại dự án đầu tư xây dựng
Phân loại đầu tư xây dựng là sắp xếp các dự án đầu tư theo từng nhóm dựatrên các tiêu thức nhất định Việc phân loại các dự án là tiền đề để xác định chutrình thích hợp, giúp việc quản lý các dự án được dễ dàng và khoa học Theo Điều
5, nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về
QLDAĐTXD thì phân loại đầu tư xây dựng như sau:
1.1.3.1 Theo nguồn vốn đầu tư
- Dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước;
- Dự án sử dụng vốn Nhà nước ngoài ngân sách, gồm: Dự án sử dụng vốn tíndụng do Nhà nước bảo lãnh; Dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà
nước; Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước; Dự án sử
dụng vốn đầu tư phát triển của các đơn vị hành chính sự nghiệp công
- Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợpnhiều nguồn vốn
1.1.3.2 Theo quy mô dự án
Tùy theo tính chất và quy mô đầu tư của dự án, các dự án được chia ra gồm
dự án quan trọng quốc gia và 3 nhóm A, B, C theo các tiêu chí quy địnhcủa phápluật về đầu tư công
Dự án quan trọng quốc gia: Các dự án đầu tư xây dựng có sử dụng vố đầu tư
công từ 10.000 tỷ đồng trở lên Các dự án đầu tư xây dựng có mức độ ảnh hưởng
đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường,
bao gồm: nhà máy điện hạt nhân; sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng
đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên
cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc
ta trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi
trường từ 500 héc ta trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên; sử dụng đất có
yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ
500 héc ta trở lên; di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000
người trở lên ở các vùng khác; dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc
biệt cần được Quốc hội quyết định Các dự án này không tính đến mức vốn đầu tư.Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 21Dự án nhóm A: Các dự án đầu tư xây dựng: tại địa bàn có di tích quốc gia
đặc biệt; địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh theoquy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh; thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phòng,
an ninh có tính chất bảo mật quốc gia; các dự án đầu tư xây dựng: sản xuất chất độchại, chất nổ; hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất Các dự án này không tính đếnmức vốn đầu tư
Các dự án đầu tư xây dựng: sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồngthủy sản, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới,công nghiệp có vốn đầu tư từ 1.000 tỷ đồng trở lên
Các dự án đầu tư xây dựng: y tế, văn hóa, giáo dục, nghiên cứu khoa học, tinhọc, phát thanh, truyền hình, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, xây dựng dân dụng(trừ xây dựng khu nhà ở) có vốn đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên
Dự án nhóm B: Các dự án đầu tư xây dựng: giao thông (bao gồm cầu, cảng
biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), công nghiệp điện, khai thácdầu khí; hóa chất, phân bón, xi măng; chế tạo máy, luyện kim; khai thác, chế biếnkhoáng sản, xây dựng khu nhà ở có vốn đầu tư từ 120 đến 2.300 tỷ đồng
Các dự án đầu tư xây dựng: giao thông (trừ các dự án cầu, cảng biển, cảng
sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), thủy lợi, cấp thoát nước và công trình
hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, hóa dược, sảnxuất vật liệu (trừ các dự án hóa chất, phân bón, xi măng), công trình cơ khí (trừcác dự án chế tạo máy, luyện kim), bưu chính, viễn thông có vốn đầu tư từ 80
đến 1.500 tỷ đồng
Các dự án đầu tư xây dựng: sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồngthủy sản, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, hạ t ng kỹ thuật khu đô th mới,công nghiệp có vốn đầu tư từ 60 đến 1.000 tỷ đồng
Các dự án đầu tư xây dựng: y tế, văn hóa, giáo dục, nghiên cứu khoa học, tinhọc, phát thanh, truyền hình, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, xây dựng dân dụng(trừ xây dựng khu nhà ở) có vốn đầu tư từ 45 đến 800 tỷ đồng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 22Dự án nhóm C: Các dự án đầu tư xây dựng: giao thông (bao gồm cầu, cảng
biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), công nghiệp điện, khai thácdầu khí; hóa chất, phân bón, xi măng; chế tạo máy, luyện kim; khai thác, chế biếnkhoáng sản, xây dựng khu nhà ở có vốn đầu tư dưới 120 tỷ đồng
Các dự án đầu tư xây dựng: giao thông (trừ các dự án cầu, cảng biển, cảng
sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), thủy lợi, cấp thoát nước và công trình hạ
tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, hóa dược, sảnxuấtvật liệu (trừ các dự án hóa chất, phân bón, xi măng), công trình cơ khí (trừ các
dự án chế tạo máy, luyện kim), bưu chính, viễn thông có vốn đầu tư từ dưới 80 tỷ
đồng
Các dự án đầu tư xây dựng: sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồngthủy sản, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới,công nghiệp có vốn đầu tư dưới 60 tỷ đồng
Các dự án đầu tư xây dựng: y tế, văn hóa, giáo dục, nghiên cứu khoa học, tinhọc, phát thanh, truyền hình, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, xây dựng dân dụng(trừ xây dựng khu nhà ở) có vốn đầu tư dưới 45 tỷ đồng
+ Dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cầu yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹthuật đầu tư xây dựng:
- Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
- Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư
dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất)
Nghiên cứu phân loại dự án đầu tư xây dựng có ý nghĩa cho việc quản lý dự
án như: quy định về thẩm quyền, điều kiện năng lực của tổ chức và cá nhân, quản lý
về thời gian, chi phí, những điểm cần chú ý trong quản lý dự án (phạm vi quản lý, tổchức thực hiện, )
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 231.1.4 Các giai đoạn hình thành dự án đầu tư xây dựng
Quá trình QLDAĐTXD cơ bản được phân thành 3 giai đoạn
Sơ đồ 1.1 Các giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Nguồn: Nghị định 118/2015/NĐ-CP của Chính phủ 1.1.4.1 Giai đoạn chuẩn bị dự án
Giai đoạn này nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư, quy mô đầu tư, điều tra khảosát thăm dò và lựa chọn địa điểm xây dựng; xem xét khả năng về nguồn vốn đầu tư
và lựa chọn hình thức đầu tư; lập dự án đầu tư, thẩm định dự án đầu tư và quyết
đinh đầu tư
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư là tạo tiền đề và quyết định sự thành công hay thất
bại ở hai giai đoạn sau, đặc biệt là với giai đoạn vận hành kết quả đầu tư Ở giai
đoạn này, vấn đề tính chính xác và chất lượng của kết quả nghiên cứu đóng vai trò
quyết định Thông thường, tổng chi phí giai đoạn chuẩn bị đầu tư chiếm từ 0.5-15%vốn đầu tư chảy vào dự án Ở giai đoạn này các dự án đầu tư được lập với chất
lượng cao sẽ góp phần tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách
CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ
Nghiên cứu
cơ hội đầu tư
Nghiên cứu tiền khả thi
Nghiên cứu khả thi
Thẩm định và quyết định đầu tư
THỰC HIỆN ĐẦU TƯ
Thiết kế kỹ
thuật, TDT,
DT chi tiết
Ký hợp đồng kinh tế - Thi công
Trang 24Nhà nước Chất lượng công tác lập dự án đầu tư được thể hiện ngay từ chủ trươngđầu tư: đặc điểm đầu tư, quy mô đầu tư, theo đúng quy hoạch ngành, vùng, lãnh thổ.
Làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, công tác thẩm định dự án trước khi ra quyết định
đầu tư, không những đem lại nguồn lợi lớn cho xã hội mà còn giúp cho công tác
quy hoạch, hoạch định chiến lược đầu tư ngày càng được nâng cao về chất lượng
đồng thời sẽ tạo tiền đề cho việc sử dụng tốt phần vốn còn lại, tạo cơ sở cho quá
trình hành động của dự án được thuận lợi, nhanh chóng phát huy hết nguồn lựcphục vụ mục tiêu của dự án
Giai đoạn này kết thúc khi nhận được văn bản Quyết định đầu tư nếu đây là đầu
tư của Nhà nước hoặc văn bản Giấy phép đầu tư nếu đây là của các thành phần kinh
tế khác
1.1.4.2 Giai đoạn thực hiện dự án
Ở giai đoạn này, vấn đề đảm bảo tiến độ có ý nghĩa quan trọng: thời hạn thực
hiện đầu tư kéo dài, vốn ứ đọng càng nhiều thì tổn thất càng lớn Thời gian thựchiện đầu tư phụ thuộc nhiều vào công tác chuẩn bị đầu tư, quá trình quản lý việc
thưc hiện những hoạt động đầu tư; thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng, thực hiện
kế hoạch tái định cư và phục hồi (đối với dự án có yêu cầu tái định cư và phục hồi),chuẩn bị mặt bằng xây dựng; chọn thầu tư vấn khảo sát thiết kế; thẩm định, phêduyệt thiết kế bản vẻ thi công và dự toán công trình; tổ chức thực hiện công tác đấuthầu, lựa chọn nhà thầu; ký các loại hợp đồng thực hiện dự án; tiến hành thi côngcông trình; lắp đặt thiết bị; tổng nghiệm thu công trình
Thực hiện đầy đủ các yêu cầu về trình tự nêu trên là cơ sở để khắc phục những
khó khăn, tồn tại do đặc điểm riêng có của hoạt động đầu tư XDCB gây ra Vì vậy,
những quy định về trình tự đầu tư xây dựng có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đếnchất lượng công trình, chi phí xây dựng công trình trong quá trình thi công xâydựng Do đó, việc chấp hành trình tự đầu tư và xây dựng có ảnh hưởng rất lớn vì cótính chất quyết định không những đối với chất lượng công trình, dự án đầu tư màcòn có thể gây ra những lãng phí, thất thoát, tạo sơ hở cho tham nhũng về vốn và tàisản trong hoạt động đầu tư, xây dựng Từ đó làm tăng chi phí xây dựng công trình,
dự án, hiệu quả đầu tư thấp.Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 251.1.4.3 Giai đoạn vận hàng, khai thác dự án
Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng được vận hành
các kết quả của giai đoạn thực hiện đầu tư nhằm đạt được các mục tiêu của dự án,nếu các kết quả do giai đoạn thực hiện đầu tư tạo ra tính đồng bộ, tồn tại ít, chất
lượng tốt, đúng tiến độ tại thời điểm thích hợp, với quy mô tối ưu thì hiệu quả hoạtđộng của các kết quả này; mục tiêu của dự án chỉ còn phụ thuộc trực tiếp vào quá
và kiểm soát thực hiện
Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giámsát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn,trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật vàchất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép
Quản lý dự án là một quá trình phức tạp, bao gồm công tác hoạch định, theodõi và kiểm soát tất cả những khía cạnh của một dự án và kích thích mọi thành phầntham gia vào dự án đó nhằm đạt được những mục tiêu của dự án đúng thời hạn vớicác chi phí, chất lượng và khả năng thực hiện chuyên biệt Hoặc có thể hiểu quản lý
dự án là công việc áp dụng các chức năng và hoạt động của quản lý vào suốt vòng
đời của dự án nhằm đạt được những mục tiêu đặt ra
Quản lý dự án đầu tư xây dựng là toàn bộ những hoạt động có mục đích củachủ đầu tư thông qua hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách và các công cụ quản lýnhằm tác động lên đối tượng QLDAĐTXD, là toàn bộ các công việc của dự án vàcác bên có liên quan nhằm hoàn thành tốt nhất các mục tiêu đã đặt ra
QLDAĐTXD là sự điều hành các công việc theo một kế hoạch đã định hoặc các
công việc phát sinh xảy ra trong quá trình hoạt động xây dựng, với các điều kiện ràngTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 26buộc nhằm đạt được các mục tiêu đề ra một cách tối ưu Các ràng buộc baogồm:Quyphạm pháp luật (Luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn,…), ngân sách (nguồn vốn, tàichính), thời gian (tiến độ thực hiện), không gian (đất đai, tổng mặt bằng xây dựng).
Quản lý dự án bao gồm ba giai đoạn:
Lập kế hoạch: đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định công việc, dựtính nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triển một kế hoạch
hành động thống nhất, theo trình tự logic
Điều phối thực hiện dự án: đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm
tiền vốn, lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độthời gian Giai đoạn này chi tiết hóa thời gian, lập trình cho từng công việc và toàn
bộ dự án (khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc), trên cơ sở đó, bố trí tiền vốn, nhân lực
và thiết bị phù hợp
- Giám sát là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình hìnhthực hiện, báo cáo hiện trạng và đề xuất biện pháp giải quyết những vướng mắctrong quá trình thực hiện Cùng với hoạt động giám sát, công tác đánh giá dự ángiữa kỳ cũng được thực hiện nhằm tổng thể rút kinh nghiệm, kiến nghị các pha saucủa dự án
- Các giai đoạn của quá trình quản lý dự án hình thành một chu trình năng
động từ việc lập kế hoạch điều phối thực hiện và giám sát, sau đó phản hồi cho việc
tái lập kế hoạch dự án được trình bày ở hình sau
Sơ đồ 1.2 Chu trình quản lý dự án
Nguồn: Nghị định 59/2015/NĐ-CP của Chính Phủ
Lập kế hoạch
-Thiết lập mục tiêu-Dự tính nguồn lực-Xây dựng kế hoạch
Giám sát
-Đo lường kết quả
-So sánh với mục tiêu
-Báo cáo
-Giải quyết các vấn đề
Điều phối thực hiện
-Bố trị tiến độ thời gian-Phân phối nguồn lực-Phối hợp các hoạt động
- Khuyến khích độngviên
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 271.2.2 M ục tiêu của QLDAĐTXD
Theo Trịnh Quốc Thắng (2013), mục tiêu cơ bản của dự án nói chung làhoàn thành các công việc của dự án theo đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng, trongphạm vi ngân sách được phê duyệt và theo đúng tiến độ thời gian cho phép.Về mặttoán học, ba mục tiêu này liên quan chặt chẽ với nhau và có thể biểu diễn theo côngthức sau:
C = f (P,T,S)Trong đó:
C: Chi phí
P: Mức độ hoàn thành công việc (kết quả)
T: Yếu tố thời gian
S: Phạm vi dự án
Phương trình trên cho thấy, chi phí là một hàm của các yếu tố: mức độ hoàn
thành công việc, thời gian thực hiện và phạm vi dự án Nói chung, chi phí của dự án
tăng lên khi chất lượng hoàn thiện công việc tốt hơn, thời gian kéo dài thêm và
phạm vi dự án được mở rộng
Ba yếu tố thời gian, chi phí và mức độ hoàn thành công trình có quan hệ chặtchẽ với nhau Trong quá trình quản lý dự án thường diễn ra các hoạt động đánh đổimục tiêu Đánh đổi mục tiêu dự án là việc hi sinh một mục tiêu nào đó để thực hiệntốt hơn các mục tiêu kia trong điều kiện thời gian và không gian cho phép, nhằmthực hiện tốt nhất tất cả các mục tiêu dài hạn của quán trình quản lý dự án Nếucông việc của dự án theo đúng kế hoạch thì không phải đánh đổi mục tiêu Tuynhiên, kế hoạch thực thi công việc dự án thường có những thay đổi do nhiều nguyênnhân khách quan và chủ quan khác nhau nên đánh đổi là một kỹ năng quan trọngcủa nhà quản lý dự án Việc đánh đổi mục tiêu diễn ra trong suốt quá trình quản lý,
từ khi bắt đầuđến khi kết thúc dự án Ở mỗi giai đoạn của quá trình quản lý dự án,
có thể một mục tiêu nào đó trở thành yếu tố quan trọng nhất cần phải tuân thủ, trongkhi các mục tiêu khác có thể thay đổi do đó, việc đánh đổi mục tiêu đều có ảnh
hưởng đến kết quả thực hiện các mục tiêu khác
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 28Sơ đồ 1.3 Tổng hợp ba chiều tiến độ - chi phí - chất lượng
Nguồn:Trịnh Quốc Thắng (2013)
Mục tiêu cuối cùng của quản lý dự án đầu tư là bảo đảm đạt được mục đích
đầu tư, tức là lợi ích mong muốn của chủ đầu tư Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn của
quá trình đầu tư, quản lý dự án nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể khác nhau.Chẳng hạn, giai đoạn chuẩn b dự án phải bảo đảm lập ra một dự án có các giải phápkinh tế - kỹ thuật mang tính khả thi; giai đoạn thực hiện dự án bảo đảm tạo ra đượctài sản cố định có tiêu chuẩn kỹ thuật đúng thiết kế; giai đoạn khai thác vận hànhphải bảo đảm đạt được các chỉ tiêu hiệu quả của dự án (tài chính, kinh tế, xã hội)theo dự kiến của chủ đầu tư
1.2.3 Nguyên t ắc QLDAĐTXD
- Đảm bảo đầu tư xây dựng công trình theo đúng quy hoạch, thiết kế, bảo vệcảnh quan môi trường phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểm văn hóa củatừng địa phương; bảo đảm ổn địnhcuộc sống của nhân dân kết hợp phát triển kinh tế
- xã hội, quốc phòng an ninh và ứng phó với biến đổi khí hậu
- Sử dụng hợp lý nguồn lực, tài nguyên khu vực dự án; đảm bảo đúng mục
đích, đối tượng và trình tự đầu tư xây dựng
- Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy địnhcủa pháp luật sử dụng vậtliệu xây dựng; bảo đảm nhu cầu tiếp cận sử dụng công trình thuận lợi, an toàn cho
Mục tiêu tổng hợp Chất lượng
Chi phí
Chi phí cho phép
Tiến độ
Tiến độ cho phép
Chất lượng mong muốn
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 29người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em ở đầu tư xây dựng công cộng, nhà cao
tầng; ứng dụng khoa học công nghệ, áp dụng hệ thống thông tin công trình tronghoạt động đầu tư xây dựng
- Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng, sức khỏe con
người và tài sản, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường,
Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lựcphù hợp với từng loại dự án; loại, cấp công trình và công việc xây dựng theo quy
1.2.4 Các ch ủ thể tham gia QLDAĐTXD
Quá trình quản lý đầu tư và xây dựng của một số dự án có sự tham gia của nhiềuchủ thể khác nhau Khái quát mô hình các chủ thể tham gia QLDAĐTXD như sau:
Sơ đồ 1.4 Các chủ thể tham gia quản lý dự án
Nguồn: Nghị định 59/2015/NĐ-CP
Trong cơ chế điều hành, quản lý dự án đầu tư và xây dựng nêu trên, mỗi cơ
quan, tổ chức có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm được quy định cụ thể trongLuật xây dựng Việt Nam
CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Người có thẩm quyền quyết định đầu tư
Trang 30*Người có thẩm quyền quyết định đầu tư
Nghị định 59/2015/NĐ-CP quy địnhngười có thẩm quyền quyết địnhđầu tư là
người đại diện pháp luật của tổ chức, cơ quannhà nước hoặc các doanh nghiệp tuỳ
theo nguồn vốn đầu tư.Người có thẩm quyền quyết địnhđầutư ra quyết địnhđầu tư khi
đã có kết quả thẩm địnhdự án Riêng dự án sử dụng vốn tín dụng, tổ chức cho vay
vốn thẩm địnhphương án tài chính và phương án trả nợ để chấp thuận cho vay hoặc
không cho vay trước khi người có thẩm quyền quyết định đầu tư ra quyết định đầu tư
*Chủ đầu tư
Tuỳ theo đặc điểm tính chất công trình, nguồn vốn mà chủ đầu tư được quy
định cụ thể như sau:
Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư xây dựng
công trình do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án đầu tư xâydựng công trình phù hợp với quy định của luật Ngân sách nhà nước cụ thể như sau:
Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết địnhđầu tư thì chủ đầu tư là
một trong các cơ quan, tổ chức: Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơquan khác ở Trung ương (gọi chung là cơ quan cấp bộ), UBND tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước
Đối với dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, Chủ tịch UBND
các cấp quyết định đầu tư thì chủ đầu tư là đơn vị quản lý, sử dụng công trình
Trường hợp chưa xác định được đơn vị quản lý, sử dụng công trình hoặc đơn
vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư thì người quyết
định đầu tư lựa chọn đơn vị có đủ điều kiện làm chủ đầu tư Trong trường hợp đơn
vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư, người quyết định
đầu tư giao nhiệm vụ cho đơn vị sẽ quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm cửngười tham gia với chủ đầu tư để quản lý đầu tư xây dựng công trình và tiếp nhận,
quản lý, sử dụng khi công trình hoàn thành
Các dự án sử dụng vốn tín dụng thì người vay vốn là chủ đầu tư
Đối với dự án sử dụng vốn khác, chủ đầu tư là chủ sở hữu vốn hoặc là người đại
diện theo quy định của pháp luật.Trường hợp dự án sử dụng vốn hỗn hợp thì chủ đầutư
do các thành viên góp vốn thỏa thuận cử ra hoặc là người có tỷ lệ góp vốn cao nhấtTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 31*Tổ chức tư vấn đầu tư xây dựng
Là tổ chức nghề nghiệp có tư cách pháp nhân, có đăng ký kinh doanh về tưvấn đầu tư và xây dựng theo quy địnhcủa pháp luật Tổ chức tư vấn chịu sự kiểm
tra thường xuyên của chủ đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước
cơ quan giám địnhNhà nước theo phân cấp quản lý
*Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng
Các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng như: Bộ Kế hoạch Đầutư; Bộ ây dựng; Bộ Tài chính; các Bộ ngành khác có liên quan: các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ; uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương); đại điện cơ quan quản lý nhà nước quản lý quá trình triển khaithực hiện dự án
*Mối quan hệ của chủ đầu tư đối với các chủ thể liên quan
Chủ đầu tư là chủ thể chịu trách nhiệm xuyên suốt trong quá trình hình thành
và quản lý dự án đầu tư xây dựng, có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan tổ chứctham gia quản lý và chịu sự quản lý của nhiều Bộ, ngành, các cơ quan liên quan màtrực tiếp là người quyết địnhđầu tư Đối với các dự án đầu tư xây dựng thuộc BộXây dựng, có thể làm rõ một số mối quan hệ sau:
- Đối với Bộ quản lý ngành: Bộ quản lý ngành quyết địnhchủ đầu tư và quy
địnhnhiệm vụ, quyền hạn và chỉ đạo chủ đầu tư trong quá trình quản lý Chủ đầu tư
có trách nhiệm báo cáo với Bộ quản lý ngành về hoạt động của mình;
- Đối với tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng: Ngoài việc tuân thủ các quy định,quy chuẩn, tiêu chuẩn của chuyên ngành, lĩnh vực mà mình đang thực hiện, tư vấncòn có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ mà chủ đầu tư giao thông qua hợp đồng;
- Đối với doanh nghiệp xây dựng: Đây là mối quan hệ chủ đầu tư điều hànhquản lý, doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện các nội dung trong hợp đồng đã ký kết;
-Đối với các cơ quan quản lý cấp phát vốn: chủ đầu tư chịu sự quản lý giámsát về việc cấp phát theo kế hoạch.Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 321.2.5 N ội dung QLDAĐTXD
Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng được xem xét theo các giai đoạn củaquá trình đầutư, theo mục tiêu quản lý và theo cấp quản lý, chủ thể quản lý theo Nghị
định 59/2015 ngày 18 tháng 6 năm 2015 Quản lý dự án là việc giám sát, chỉ đạo,điều phối, tổ chức, lên kế hoạch trong khi thực hiện dự án Mục đích của nó là từ góc
độ quản lý và tổ chức, áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu
dự án như: mục tiêu về giá thành, mục tiêu về thời gian, mục tiêu về chất lượng
1.2.5.1 Quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Quản lý tiến độ thực hiện dự án là việc lập kế hoạch, phân phối và giám sáttiến độ nhằm đảm bảo thời gian hoàn thành dự án đúng kế hoạch Quản lý tiến độthực hiện dự án ch rõ mỗi công việc kéo dài bao lâu, khi nào bắt đầu , khi nào hoànthành, khi nào kết thúc và toàn bộ dự án thực hiện bao lâu phải hoàn thành
Quản lý tiến độ dự án bao hàm việc đưa ra một lịch trình cụ thể phải làm và
điều khiển các công việc nhằm đảm bảo rằng lịch trình đó phải được thực hiện
Công trình trước khi xây dựng bao giờ cũng được khống chế bởi một khoảngthời gian nhất định, trên cơ sở đó nhà thầuthi công xây dựng có nghĩa vụ lập tiến độthi công chi tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện để đạt hiệu quảcao nhất nhưng phải đảm bảo phù hợp tổng tiến độ đã được xác địnhcủa toàn dự
án Chủ đầu tư, nhà thầuthi công xây dựng, tư vấn giám sát và các bên có liên quan
có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnhtiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài
nhưng không được làm ảnh hưởng đến tổng tiến độ dự án
Kế hoạch tiến độ dự án được phê duyệt là cơ sở kiểm soát danh mục và khối
lượng công việc phải hoàn thành; là cơ sở phân phối nguồn lực, nhất là vốn đầu tư dự án
1.2.5.2 Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng
Quản lý chi phí dự án là quá trình quản lý tổng mức đầutư, tổng dự toán (dựtoán); quản lý định mức dự toán và đơn giá xây dựng; quản lý thanh toán chi phíđầu
tư xây dựng công trình; hay nói cách khác, quản lý chi phí dự án là quản lý chi phí,
giá thành dự án nhằm đảm bảo hoàn thành dự án mà không vượt tổng mức đầu tư
Nó bao gồm việc bố trí nguồn lực, dự tính giá thành và khống chế chi phí
Việc lập và quản lý chi phí đầutư xây dựng công trình phải đảm bảo mụctiêu, hiệu quả đầu tư, đồng thời phải đảm bảo tính khả thi của dự án đầu tư xâyTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 33dựng công trình, đảm bảo tính đúng, tính đủ, hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế
và yêu cầu khách quan của cơ chế thị trường và được quản lý theo Nghị định số
32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu
tư xây dựng công trình
Chi phí đầu tư xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng
mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng công trình xây dựng Chi phí đầu tư xây dựngcông trình được lập theo từng công trình cụ thể, phù hợp với giai đoạn đầu tư xâydựng công trình, các bước thiết kế và các quy định của Nhà nước
Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình là toàn bộ chi phí dự
tính để đầu tư xây dựng công trình được ghi trong quyết định đầu tư và là cơ sở để
chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình.Tổng mức đầu tư được tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xâydựng công trình phù hợp với nội dung dự án và thiết kế cơ sở; đối với trường hợpchi lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, tổng mức đầu tư được xác định phù hợp với thiết
kế bản vẽ thi công
Tổng mức đầu tư bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi
thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu
tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng
Tổng mức đầu tư được xác định theo một trong số phương pháp sau đây
- Phương pháp xác định tổng mức đầu tư: Theo Khoản 2 Điều 5 của Nghị
định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2015, các phương pháp xác định tổng
mức đầu tư như sau:
Sơ đồ 1.5 Phương pháp xác định tổng mức đầu tư dự án
sử dụng công
trình và giá xây
dựng tổng hợp, suất vốn đầu tư
Theo số liệu của đầu tư xây dựngxây dựng có chỉ tiêu kinh tế -
kỹ thuật tương tự
đã thực hiện
Phương pháp kết hợp các phương
pháp trên
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 34- Phương pháp xác định dự toán
Dự toán công trình được xác định trên cơ sở thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản
vẽ thi công Dự toán công trình bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị ; chi phíquản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng
1.2.5.3 Quản lý lựa chọn nhà thầu
*Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng
Lựa chọn nhà thầutrong hoạt động xây dựng được thực hiện đối với cáccông việc, nhóm công việc hoặc toàn bộ công việc lập quy hoạch chi tiết xây dựng,lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, giámsát và các hoạt động xây dựng khác Các hoạt động trên đây được phân ra cho cácloại nhà thầu: Các nhà thầu tư vấn xây dựng; Nhà thầu thi công; Nhà thầu cung ứngmáy móc, thiết bị và hàng hóa; Nhà thầu hỗn hợp các nhiệm vụ
- Việc lựa chọn nhà thầulà nhằm tìm được nhà thầu chính, tổng thầu, thầuphụ có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựngphù hợp với loại và cấp công trình
- Nhà thầu chính hoặc tổng thầucó thể giao cho một phần công việc của hợp
đồng cho thầu phụ Thầu phụ phải có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành
nghề xây dựng tương ứng và được chủ đầu tư xây dựng công trình chấp nhận, thầu phụ
không được giao toàn bộ hoặc phần việc chính theo hợp đồng cho các nhà thầukhác
- Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng phải tuân theocác quy địnhcủa Luật xây dựng và pháp luật về đấu thầu
* Mục đích lựa chọn nhà thầu
Nhằm chọn được nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầuđể thựchiện gói thầucủa dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu trên cơ sở cạnhtranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế
*Yêu cầu lựa chọn nhà thầu
Việc lựa chọn nhà thầu phải đảm bảo những yêu cầu sau đây:
- Đáp ứng được hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình;
Chọn được nhà thầucó đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lựchành nghề xây dựng phù hợp, có giá dự thầu hợp lý;
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 35- Khách quan, công khai, công bằng, minh bạch.
Người quyết địnhđầu tư, chủ đầu tư xây dựng công trình có quyền quyếtđịnh hình thức lựa chọn nhà thầu
- Các hình thức lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án đầu tư xây dựng
+ Đấu thầu rộng rãi: được thực hiện để lựa chọn nhà thầuthi công xây dựng
công trình và không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia
+ Đấu thầu hạn chế: đấu thầuhạn chế được thực hiện để lựa chọn nhà thầutư
vấn xây dựng, nhà thầuthi công xây dựng công trình đối với công trình xây dựng cóyêu cầu kỹ thuật cao và chỉ có một số nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt độngxây dựng, năng lực hành nghề xây dựng mới được tham gia mời thầu
+ Chỉ định thầu: người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư xây dựng công trình
được quyền chỉ định trực tiếp một tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạtđộng xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng để thực hiện công việc, công trình
+ Tự thực hiện: được áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư là nhà thầucó đủ
năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầudự án do mình quản lý và sử dụng
Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp khác: trường hợp gói thầucó đặc thùriêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầutheo quy định thìchủ đầu tư phải lập phương án lựa chọn nhà thầu, bảo đảm mục tiêu cạnh tranh vàhiệu quả kinh tế trình Thủ tướng chính phủ xem xét, quyết định
* Quản lý thực hiện hợp đồng
- Trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của mình, các bên cần lập kế hoạch vàbiện pháp tổ chức thực hiện phù hợp với nội dung của hợp đồng xây dựng đã ký kếtnhằm đạt được các thỏa thuận trong hợp đồng
- Tùy từng loại hợp đồng xây dựng, nội dung quản lý thực hiện hợp đồng xâydựng gồm: Quản lý tiến độ thực hiện hợp đồng; Quản lý về chất lượng; Quản lý khối
lượng và giá hợp đồng; Quản lý về an toàn lao động, bảo vệ môi trường, phòng cháy
chữa cháy nổ; Quản lý điều chỉnh hợp đồng và các nội dung khác của hợp đồng
- Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát và các bên có liênquan có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng và điều chỉnh tiếnTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 36độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưng
không làm ảnh hưởng đến tổng tiến độ của dự án
- Việc thi công xây dựng công trình phải được thực hiện theo khối lượng củathiết kế được duyệt Khối lượng thi công xây dựng được tính toán, xác nhận giữachủ đầu tư, nhà thầuthi công xây dựng, tư vấn giám sát theo thời gian hoặc giai
đoạn thi công và được đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở
nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế,
dự toán xây dựng công trình được duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công xâydựng phải xem xét để xử lý
- Trong hợp đồng chủ đầu tư phải quy định rõ yêu cầu, trách nhiệm, nghĩa vụcủa nhà thầu về bảo vệ môi trường, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ trongquá trình thực hiện công việc Nội dung việc bảo vệ môi trường và an toàn lao động
theo quy định của nhà nước về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- Quản lý nội dung thay đổi và điều chỉnh hợp đồng phải đảm bảo cácnguyên tắc về điều chỉnh hợp đồng và giá hợp đồng, phải phù hợp với những quy
định về điều chỉnh khối lượng, điều chỉnh giá, điều chỉnh tiến độ
1.2.5.4 Quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng
Quản lý chất lượng là tập hợp các hoạt động của chức năng quản lý, một quátrình nhằm đảm bảo cho dự án thỏa mãn tốt nhất các yêu cầu và mục tiêu đề ra.Quản lý chất lượng bao gồm các công việc: Xác định chính sách chất lượng, mụctiêu, trách nhiệm và thực hiện chúng thông qua các hoạt động lập kế hoạchchấtlượng, kiểm soát và đảm bảo chất lượng trong hệ thống Ba nội dung này liên
hệ chặt chẽ với nhau, tương tác lẫn nhau
- Quản lý chất lượng dự án được thực hiện thông qua một hệ thống các biệnpháp kinh tế, công nghệ, tổ chức, hành chính và giáo dục, thông qua một cơ chếnhất định và hệ thống các tiêu chuẩn định mức, hệ thống kiểm soát, các chính sáchkhuyến khích
- Quản lý chất lượng dự án phải được thực hiện trong suốt chu kỳ dự án, từ
giai đoạn hình thành cho đến khi kết thúc chuyển sang giai đoạn vận hành, thực
hiện trong mọi quá trình, mọi khâu công việc.Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 37- Quản lý chất lượng dự án là quá trình liên tục, gắn bó giữa các yếu tố bêntrong và bên ngoài Sự vận hành, hoạt động của các yếu tố dự án: máy móc, thiết bị,
con người, tổ chức nằm trong môi trường pháp luật, cạnh tranh, khách hàng sẽđặt ra các nội dung, yêu cầu và các biện pháp quản lý chất lượng cho dự án
- Quản lý chất lượng dự án là trách nhiệm chung của tất cả các thành viên,mọi cấp trong đơn vị, đồng thời cũng là trách nhiệm chung của các chủ thế có liên
quan đến dự án: chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu
Công tác quản lý chất lượng được tiến hành từ giai đoạn khảo sát, giai đoạnthiết kế, giai đoạn thi công, giai đoạn thanh quyết toán và giai đoạn bảo hành côngtrình và được thực hiện theo Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015
về quản lý chất lượng công trình xây dựng Nội dung chủ yếu của quản lý chất
lượng dự án: quản lý chất lượng dự án có nhiều nội dung, trong đó có 3 nội dung
chính là: lập kế hoạch chất lượng, đảm bảo chất lượng và kiểm tra, kiểm soát
1.2.5.5 Quản lý cung ứng (mua sắm) cho dự án đầu tư xây dựng
Là việc quản lý những hàng hoá, vật liệu mua sắm được từ bên ngoài tổ chứcthực hiện dự án, nó bao gồm việc lên kế hoạch mua sắm, lựa chọn việc mua sắm và
trưng thu các nguồn vật liệu
1.2.5.6 Quản lý an toàn lao động, môi trường trong xây dựng
- Chủ đầu tư và các bên liên quan phải thường xuyên kiểm tra giám sát công
tác an toàn lao động trên công trường Khi phát hiện có vi phạm về an toàn laođộngthì phải đình ch thi công xây dựng Người để xảy ra vi phạm về an toàn laođộng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật
- Khi có sự cố về an toàn lao động, nhà thầu thi công và các bên liên quan
có trách nhiệm tổ chức xử lý và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao
động theo quy định của pháp luật đồng thời chịu trách nhiệm khắc phục và bồithường những thiệt hại do nhà thầu không bảo đảm an toàn lao động gây ra
Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư phải có trách nhiệm kiểm tra giámsát việc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng, đồng thời chịu sự kiểm tra giámsátcủa cơ quan quản lý nhà nước về môi trường Trường hợp nhà thầu thi công xâyTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 38dựng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thì chủ đầu tư, cơ quanquản lý nhà nước về môi trường có quyền tạm dừng thi công xây dựng và yêu cầunhà thầu thực hiện đúng biện pháp bảo vệ môi trường.
địnhnguyên nhân giữ một mức độ an toàn nhất địnhsẽ làm giảm rủi ro đầu tư
Quản lý rủi ro dự án là quá trình nhận dạng, phân tích, đo lường mức độ, trên
cơ sở đó lựa chọn, triển khai các biện pháp và quản lý các hoạt động nhằm hạn chế
các loại trừ rủi ro trong suốt vòng đời dự án Đây là quá trình liên tục, được thực hiệntrong tất cả các giai đoạn của chu kỳ dự án, đặc biệt trong giai đoạn đầu của dự án
Các phương pháp quản lý rủi ro: Né tránh rủi ro; chấp nhận rủi ro; tự bảo
hiểm; ngăn ngừa thiệt hại; giảm bớt thiệt hại; chuyển dịch rủi ro; bảo hiểm.
1.2.5.7 Quản lý nghiệm thu thanh toán và quyết toán công trình
Trình tự thanh quyết toán vốn đầu tư XDCB được thực hiện theo các nội dung sau:
- Tạm ứng vốn phải căn cứ vào quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt kếtquả đấu thầu hoặc chỉ định thầu, hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và đơn vịtrúngthầu hoặc giao thầu, giấy bảo lãnh thực hiện hợp đồng của đơn vị trúng thầu.Mức vốn tạm ứng tối đa của các loại hợp đồng không quá 50% giá trị hợp đồng
Trường hợp đặc biệt cần tạm ứng với mức cao hơn phải được người quyết định đầu
tư cho phép Vốn tạm ứng được hoàn trả từng lần thanh toán cho khối lượng hoàn
thành của hợp đồng, bắt đầu thu hồi từ lần thanh toán đầu tiên và thu hồi hết khi giátrị thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng
- Thanh toán khối lượng xây lắp phải căn cứ vào khối lượng thực hiện đã đượcnghiệm thu và có đủ các điều kiện: khối lượng nghiệm thu phải theo bản vẽ thiếtkếthi công hoặc thiết kế kỹ thuật thi công được duyệt và có trong kế hoạch đầu tưTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 39năm được giao; có trong hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và đơn vị nhận thầu
(trúng thầu hoặc chỉ định thầu); chất lượng đảm bảo yêu cầu thiết kế; áp dụng đúng
định mức, đơn giá của Nhà nước (số vốn thanh toán cho khối lượng này là giá trúng
thầu được lập cho khối lượng đó) Những khối lượng xây lắp thực hiện ngoài kếhoạch và thiết kế dự toán được duyệt
- Thanh toán khối lượng thiết bị là đã lắp đặt xong và được nghiệm thu (đối vớithiết bị cần lắp đặt) và có đủ các điều kiện: danh mục thiết bị phải phù hợp vớiquyết định đầu tư về số lượng, chất lượng, chủng loại, tính năng, công suất, tiêuchuẩn kỹ thuật và có trong kế hoạch đầu tư được giao; có trong hợp đồng kinh tếgiữa chủ đầu tư và đơn vị cung ứng thiết bị; có các chứng từ hoặc hợp đồng, vậnchuyển, bốc dỡ, bảo hiểm, thuế nhập khẩu; đã được chủ đầu tư nghiệm thu Ở khâunày, cán bộ quản lý phải kiểm tra về mặt pháp lý của các hợp đồng, chứng từ và giá
cả thanh toán (giá mua thiết bị, giá gia công thiết bị, cước phí vận chuyển, bốc dỡ)
đảm bảo các quy định của Nhà nước, phù hợp với thời điểm thực hiện khối lượng
thanh toán
- Thanh toán chi phí kiến thiết cơ bản khác khi có đủ các căn cứ chứng minhcông việc đã được thực hiện hoàn thành theo hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và
đơn vị nhận thầu
Đối với những dự án thuộc vốn NSNN thì phải gửi đến cơ quan cấp phát những
tài liệu, như: bản xác định khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghịthanh toán có xác nhận của đại diện của bên giao thầu và đại diện tư vấn (nếu có) và
đại diện bên nhận thầu Khi có khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng, Chủ đầu tư gửi
Bảng tính giá trị khối lượng phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi hợp đồng đã ký kết đềnghị thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện tư vấn (nếu có)
và đại diện bên nhận thầu
- Quyết toán vốn đầu tư XDCB, khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác sửdụng đều phải quyết toán vốn đầu tư Khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng: đốivới dự án lập báo cáo kinh tế kỷ thuật xây dựng là 3 tháng, dự án nhóm C là 6tháng, dự án nhóm B là 9 tháng, dự án nhóm A là 12 tháng, dự án quan trọng QuốcTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 40gia là 12 tháng thì Chủ đầu tư phải lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành trìnhcấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán.
Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quátrình đầu tư để đưa công trình vào khai thác sử dụng Chi phí hợp pháp là chi phí
được thực hiện trong phạm vi dự án, thiết kế, dự toán được duyệt kể cả phần điều
chỉnh, bổ sung theo quy định của hợp đồng đã ký kết, phù hợp với quy định củapháp luật và phải nằm trong tổng mức đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt
Tổ chức thẩm tra báo cáo quyết toán do cơ quan chức năng trực thuộc cấp cóthẩm quyền phê duyệt quyết toán thực hiện hoặc thuê tổ chức kiểm toán Tráchnhiệm thẩm tra quyết toán: đối với các dự án do cơ quan chức năng trực thuộc cấp
có thẩm quyền phê duyệt quyết toán thẩm tra thì cơ quan thẩm tra phải chịu tráchnhiệm về kết quả thẩm tra; đối với các dự án do tổ chức kiểm toán thẩm tra thì tổchức kiểm toán chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả thẩm tra; cơ quan chức năng
thẩm tra chịu trách nhiệm nội dung kiểm tra lại.
Thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư: Đối với dự án quan trọng Quốc gia
và các dự án quan trọng khác do Thủ tướng quyết định đầu tư thì Bộ trưởng Bộ Tàichính phê duyệt quyết toán các dự án thành phần sử dụng vốn ngân sách Nhà nước;
được ủy quyền hoặc phân cấp phê duyệt quyết toán các dự án thuộc thẩm quyền.Đối với các dự án còn lại thì người quyết định đầu tư là người có thẩm quyền phê
duyệt quyết toán vốn đầu tư; riêng các dự án có ủy quyền quyết định đầu tư, ngườiquyết định đầu tư quy định việc phê duyệt quyết toán vốn đầu tư
1.2.6 Các ch ỉ tiêu đánh giá công tác QLDAĐTXD
Có nhiều chỉ tiêu đánh giá kết quả công tác QLDAĐTXD
Tuy nhiên có thể đưa ra một số chỉ tiêu được sử dụng thường xuyên và phổ biến:
1.2.6.1 Tiến độ thực hiện và thời gian hoàn thành
Dự án có hoàn thành đúng tiến độ đề ra hay không rất cần sự phối hợp trôichảy giữa các bước thực hiện dự án Cần đánh giá vấn đề lựa chọn nhà thầu thi công
đủ năng lực để thi công đúng tiến độ dự án hay không, công tác giám sát trên hiệntrường dự án cũng cần được chú trọng và luôn theo sát, đốc thúc nhà thầu Bên cạnhTrường Đại học Kinh tế Huế