1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản lý tài chính dự án tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh quảng trị

106 10 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 559,81 KB

Nội dung

- Dữ liệu thứ cấp được thu thập tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các côngtrình giao thông tỉnh Quảng Trị bao gồm các tài liệu, báo cáo, các văn bản pháp lý của cáccông trình, dự án

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN LÊ THẢO NHI

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ: 8 31 01 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS BÙI DŨNG THỂ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sựhướng dẫn của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Dũng Thể Các nội dung nghiên cứu, kếtquả trong đề tài là trung thực và chưa công bố bất kỳ dưới hình thức nào trước đây.Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, đánh giá được tác giả thu thập trong quátrình nghiên cứu

Ngoài ra trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệucủa các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc

Tác giả luận văn

Nguyễn Lê Thảo Nhi

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn tới tất

cả các cơ quan và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể Quý thầy, cô giáo và các cán bộ công chức Phòng Sau đại học - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế đã giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Bùi Dũng Thể đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình tôi trong suốt thời gian nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Trị và các Phòng chức năng trực thuộc Ban đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành chương trình học cũng như quá trình thu thập dữ liệu cho luận văn này.

Cuối cùng, xin cảm ơn đồng nghiệp, các bạn đã góp ý giúp tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.

Tác giả luận văn

Nguyễn Lê Thảo Nhi

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 4

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Họ và tên học viên: NGUYỄN LÊ THẢO NHI

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế, Mã số: 8310110, Niên khóa: 2018 - 2020

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI DŨNG THỂ

Tên đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ

1 Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu: Luận văn trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tácquản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng hiện nay tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựngcác công trình giao thông tỉnh Quảng Trị, đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tàichính dự án tại Ban trong thời gian tới

Đối tượng nghiên cứu của luận văn: các hoạt động quản lý tài chính dự án tại BanQLDAĐTXD các công trình giao thông tỉnh Quảng Trị

2 Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Luận văn đã sử dụng cả dữ liệu thứ cấp và sơ cấp

- Dữ liệu thứ cấp được thu thập tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các côngtrình giao thông tỉnh Quảng Trị bao gồm các tài liệu, báo cáo, các văn bản pháp lý của cáccông trình, dự án có liên quan và báo cáo quyết toán tài chính hàng năm của đơn vị; đồngthời tham khảo các loại tài liệu, sách, báo, tạp chí, các công trình khoa học đã công bố có

liên quan trên các phương tiện thông tin đại chúng, internet cũng như từ các cơ quan banngành để định hướng

- Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát bằng bảng hỏi được thiết kế sẵncác bên liên quan đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị,bao gồm chủ đầu tư của 9 dự án, tất cả 28 cán bộ Ban quản lý và tất cả 32 nhà thầu của 9

dự án

Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tổ và phương pháp phân tích so

sánh được sử dụng để xử lý số liệu đáp ứng mục tiêu nghiên cứu

3 Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận

Công tác quản lý tài chính dự án của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các côngtrình giao thông tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017 - 2019 đã được thực hiện đúng quy trình,tuân thủ theo đúng tinh thần của Luật Xây dựng, Nghị định, Thông tư và các văn bản quyphạm pháp luật hướng dẫn khác có liên quan để quá trình lập tổng mức đầu tư, dự toán,nghiệm thu, thanh toán, quyết toán được tiến hành và kiểm tra, rà soát một cách khoa học,bám sát, kịp thời giải quyết các tình huống xảy ra Tuy vậy vẫn còn bộc lộ những hạn chế

như: khâu chuẩn bị đầu tư triển khai còn chậm, thời gian khởi công, bàn giao mặt bằng thi

công xây dựng và bàn giao dự án đưa vào khai thác, sử dụng còn chậm, dẫn đến tiến độ thicông toàn dự án so với kế hoạch còn thấp, tỷ lệ giải ngân hàng năm so với kế hoạch vốn bốtrí còn chưa cao do ảnh hưởng bởi khâu thi công thực hiện tại hiện trường công trình

Hai nhóm giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính dự án tại Ban trong giai

đoạn 2021 - 2025 được đề xuất: Nhóm giải pháp theo nội dung quản lý tài chính dự án

(bao gồm các giải pháp hoàn thiện công tác lập, phê duyệt tổng mức đầu tư, tổng dự toáncủa dự án và các giải pháp hoàn thiện công tác nghiệm thu, thanh toán, quyết toán vốn đầu

tư); Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây dựng (bao gồm các giải

pháp về hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, phát triển nguồn nhân lực và giải pháp

về vấn đề công nghệ, trang thiết bị)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Giải thích

CTGT : Công trình giao thông

DAĐTXD : Dự án đầu tư xây dựng

GPMB : Giải phóng mặt bằng

GTVT : Giao thông vận tải

NSNN : Ngân sách nhà nước

QLDAĐTXD : Quản lý dự án đầu tư xây dựng

UBND : Ủy ban nhân dân

XDCB : Xây dựng cơ bản

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC BẢNG x

DANH MỤC SƠ ĐỒ xi

PHẦN I MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

2.1 Mục tiêu chung 3

2.2 Mục tiêu cụ thể 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 4

4.1 Phương pháp thu thập số liệu 4

4.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 4

5 Kết cấu luận văn 5

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẤP TỈNH 6

1.1 Lý luận về dự án đầu tư xây dựng 6

1.1.1 Dự án đầu tư xây dựng 6

1.1.2 Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng 7

1.1.3 Phân loại dự án đầu tư xây dựng 8 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

1.1.3.1 Theo nguồn vốn đầu tư 8

1.1.3.2 Theo quy mô dự án 8

1.1.3.3 Theo yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng 11

1.1.4 Các giai đoạn hình thành dự án đầu tư xây dựng 11

1.1.4.1 Giai đoạn chuẩn bị dự án 12

1.1.4.2 Giai đoạn thực hiện dự án 12

1.1.4.3 Giai đoạn kết thúc xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng 14

1.2 Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành cấp tỉnh 15

1.2.1 Tổ chức Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành cấp tỉnh 15

1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành cấp tỉnh 17

1.3 Quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng 18

1.3.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý tài chính 18

1.3.2.1 Khái niệm tài chính và quản lý tài chính 18

1.3.1.2 Đặc điểm của quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng 19

1.3.1.3 Vai trò của quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng 20

1.3.2 Quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng 22

1.3.2.1 Lập và phê duyệt tổng mức đầu tư, tổng dự toán của dự án 22

1.3.2.2 Quản lý chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng 24

1.3.2.3 Nghiệm thu - thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản 24

1.3.2.4 Quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản 25

1.3.2.5 Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán 25

1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư XDCB 26

1.3.3.1 Nhân tố chủ quan 26

1.3.3.2 Các nhân tố khách quan 27

1.4 Kinh nghiệm quản lý tài chính dự án của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm 28

1.4.1 Kinh nghiệm quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tại các địa phương 28 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 8

1.4.1.1 Kinh nghiệm của Ban QLDAĐTXD các công trình giao thông tỉnh Thừa

Thiên - Huế 28

1.4.1.2 Kinh nghiệm của Ban QLDAĐTXD các công trình giao thông tỉnh Nghệ An 29

1.4.1.3 Kinh nghiệm của Ban QLDAĐTXD các công trình giao thông thành phố Đà Nẵng 30

1.4.2 Bài học rút ra đối với Ban QLDAĐTXD các công trình giao thông tỉnh Quảng Trị 30

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 33

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ 34

2.1 Tổng quan về Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Trị 34

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 34

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn 35

2.1.2.1 Chức năng 35

2.1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn 35

2.1.3 Cơ cấu tổ chức 37

2.1.4 Tình hình nhân sự 39

2.1.5 Cơ sở vật chất và trang thiết bị 42

2.2 Đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính dự án của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Quảng Trị 43

2.2.1 Các dự án đầu tư xây dựng giai đoạn 2017-2019 do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Trị thực hiện công tác quản lý dự án 43 2.2.1.1 Các dự án đầu tư xây dựng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 44

2.2.1.2 Các dự án đầu tư xây dựng đang triển khai thực hiện 45

2.2.2 Tình hình thực hiện công tác quản lý tài chính dự án tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Trị 46 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 9

2.2.3 Thực trạng công tác lập và phê duyệt tổng mức đầu tư, tổng dự toán dự án 48

2.2.4 Thực trạng quản lý chi phí quản lý dự án 48

2.2.5 Thực trạng công tác nghiệm thu, thanh toán vốn đầu tư XDCB 49

2.2.6 Thực trạng công tác quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản 50

2.2.7 Tình hình thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán 51

2.3 Đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác quản lý tài chính dự án tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Trị 52

2.3.1 Thông tin chung về đối tượng điều tra 52

2.3.2 Đánh giá của các đối tượng điều tra 52

2.3.2.1 Đánh giá của chủ đầu tư 52

2.3.2.2 Đánh giá của cán bộ Ban Quản lý dự án 56

2.3.2.3 Đánh giá của nhà thầu thi công 59

2.4 Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý tài chính dự án tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Trị 63

2.4.1 Những kết quả đạt được và các yếu tố ảnh hưởng 63

2.4.1.1 Những kết quả đạt được 63

2.4.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng 63

2.4.2 Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 64

2.4.2.1 Tồn tại và hạn chế 64

2.4.2.2 Nguyên nhân 65

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 66

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ 67

3.1 Định hướng trong công tác quản lý tài chính dự án tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Trị 67

3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính dự án tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Trị 68

3.2.1 Nhóm giải pháp giúp hoàn thiện các nội dung quản lý tài chính dự án 68 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 10

3.2.1.1 Giải pháp hoàn thiện công tác lập và phê duyệt tổng mức đầu tư, tổng dự

toán của dự án 68

3.2.1.2 Giải pháp hoàn thiện công tác nghiệm thu, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư 69

3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính DAĐTXD 70

3.2.2.1 Giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý 70

3.2.2.2 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực 71

3.2.2.3 Giải pháp về vấn đề công nghệ, trang thiết bị 72

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 74

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75

1 Kết luận 75

2 Kiến nghị 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

PHỤ LỤC 80

QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ

BẢN NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1

BẢN NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 2

BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN CỦA TÁC GIẢ

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 11

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Tình hình nhân lực của Ban QLDAĐTXD các công trình giao thông

tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017 - 2019 40

Bảng 2.2 Tình hình cơ sở vật chất và trang thiết bị của Ban QLDAĐTXD các công trình giao thông tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017-2019 42

Bảng 2.3 Kết quả tổng hợp các dự án đầu tư xây dựng giai đoạn 2017-2019 43

Bảng 2.4 Các DAĐTXD đã hoàn thành và đưa vào sử dụng do Ban QLDAĐTXD các CTGT tỉnh Quảng Trị quản lý giai đoạn 2017 -2019 44

Bảng 2.5 Các dự án đầu tư xây dựng đang được triển khai do Ban QLDAĐTXD các công trình giao thông tỉnh Quảng Trị quản lý 45

Bảng 2.6 Tình hình thực hiện dự toán của các dự án đầu tư xây dựng tại Ban QLDAĐTXD các công trình giao thông tỉnh Quảng Trị 47

Bảng 2.7 Điều chỉnh tổng mức đầu tư DAĐTXD tại Ban QLDAĐTXD các công trình giao thông tỉnh Quảng Trị 46

Bảng 2.8 Tình hình thu, chi quản lý dự án giai đoạn 2017 - 2019 48

Bảng 2.9 Tình hình thanh toán vốn đầu tư XDCB giai đoạn 2017 - 2019 49

Bảng 2.10 Tình hình quyết toán vốn đầu tư các dự án giai đoạn 2017 - 2019 50

Bảng 2.11 Tình hình tranh tra, kiểm tra, kiểm toán giai đoạn 2017 - 2019 51

Bảng 2.12 Một số thông tin của chủ đầu tư 52

Bảng 2.13 Đánh giá về công tác quản lý tài chính giai đoạn chuẩn bị dự án 53

Bảng 2.14 Đánh giá về công tác quản lý tài chính giai đoạn thực hiện dự án 54

Bảng 2.15 Đánh giá về công tác thanh tra, kiểm toán, quyết toán công trình 55

Bảng 2.16 Một số thông tin của cán bộ của Ban Quản lý dự án 56

Bảng 2.17 Đánh giá về công tác quản lý tài chính giai đoạn chuẩn bị dự án 57

Bảng 2.18 Đánh giá về công tác quản lý tài chính giai đoạn thực hiện dự án và công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán 58

Bảng 2.19 Một số thông tin của cán bộ của nhà thầu thi công 60

Bảng 2.20 Đánh giá về công tác quản lý tài chính quá trình thực hiện dự án 61 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 12

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Các giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng 12

Sơ đồ 1.2 Tổng hợp ba chiều tiến độ - chi phí - chất lượng 21

Sơ đồ 1.3 Phương pháp xác định tổng mức đầu tư dự án 23

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Ban QLDAĐTXD các CTGT tỉnh Quảng Trị 37

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 13

PHẦN I MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đầu tư xây dựng có vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thống kết cấu

hạ tầng kỹ thuật, kinh tế và xã hội, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hộicủa địa phương Quản lý dự án đầu tư xây dựng (QLDAĐTXD) là một quá trìnhphức tạp, không có sự lặp lại, đòi hỏi sử dụng tương đối lớn nguồn lực tài chínhcũng như con người Mỗi dự án có địa điểm khác nhau, không gian và thời giankhác nhau, thậm chí trong quá trình thực hiện dự án còn có sự thay đổi mục tiêu, ýtưởng từ chủ đầu tư, việc điều hành quản lý tài chính dự án cũng luôn thay đổi linhhoạt, không phải dự án nào cũng giống dự án nào Để đảm bảo hoạt động đầu tư cóhiệu quả, việc hoàn thiện công tác quản lý tài chính dự án ngày càng được chú trọng

và có ý nghĩa hết sức quan trọng

Quản lý tài chính là công cụ để thực hiện mục tiêu cơ bản của dự án nóichung, đó là hoàn thành các công việc của dự án theo đúng yêu cầu kỹ thuật và chấtlượng, trong phạm vi ngân sách được phê duyệt và theo đúng tiến độ thời gian chophép Quản lý tài chính DAĐTXD phải đạt được mục tiêu cuối cùng củaQLDAĐTXD, đó là bảo đảm đạt được mục đích đầu tư, tức là lợi ích mong muốncủa chủ đầu tư Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn của quá trình đầu tư, quản lý dự ánnhằm đạt được các mục tiêu cụ thể khác nhau, do vậy quản lý tài chính DAĐTXD

có vai trò hỗ trợ thỏa mãn từng mục tiêu cụ thể đó Một số vấn đề thường gặp trongquá trình quản lý tài chính DAĐTXD chẳng hạn như giá trị gói thầu tăng so với dựtoán ban đầu, khó khăn trong quá trình nghiệm thu, thanh toán vốn đầu tư do nguồnvật tư đầu vào, tỷ lệ giải ngân vốn xây dựng cơ bản hàng năm không cao,… Nhữngvấn đề như vậy sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình thực hiện dự án, tiến độ

và yêu cầu về chất lượng công trình

Ban QLDAĐTXD các công trình giao thông tỉnh Quảng Trị là Ban chuyênngành do UBND tỉnh thành lập, thực hiện công tác quản lý dự án về xây dựng côngtrình giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh, được UBND tỉnh giao quản lý sử dụngTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 14

vốn để đầu tư xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của chủđầu tư theo quy định của pháp luật Để thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn đượcgiao, góp phần xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh nhà, thì côngtác quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng hiệu quả là yêu cầu đặt ra hàng đầu,được đánh giá là giữ vai trò đặc biệt quan trọng nhằm đảm bảo việc thực hiện dự ánmang lại hiệu quả cao.

Giai đoạn 2017 - 2019, Ban đã điều hành 9 dự án, trong đó đã hoàn thành

và đưa vào sử dụng 2 dự án, đang thực hiện 7 dự án, bên cạnh đó, đang tronggiai đoạn chuẩn bị đầu tư 2 dự án Bộ GTVT, UBND tỉnh giao quản lý sử dụngvốn giai đoạn 2017 - 2019 là 1328 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các công trìnhgiao thông trên địa bàn tỉnh Trong quá trình thực hiện, Ban đã triển khai nhiềubiện pháp nâng cao công tác quản lý tài chính dự án, nhằm đảm bảo chất lượngcông trình và các giai đoạn của dự án như chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng,lựa chọn nhà thầu, thực hiện thi công theo đúng quy định, chuyên môn hóa, đôngthời chú trọng bảo đảm tiến độ và chất lượng Tuy vậy, trong quá trình triển khaithực hiện dự án vẫn còn những tồn tại, bất cập như một số công trình thi côngkéo dài do nguyên nhân sau khi dự án được duyệt mới thực hiện giải phóng mặtbằng dẫn đến công tác tác quản lý chi phí dự án gặp nhiều khó khăn; kế hoạchphân bổ vốn hằng năm đối với một số dự án không đủ hoặc không đồng đều giữacác năm; chất lượng công trình chưa đảm bảo, các hình thức và phương phápquản lý còn lỏng lẽo ảnh hưởng đến chi phí quản lý

Hoạt động quản lý tài chính dự án đã trở thành hạt nhân cơ bản và không thểthiếu trong cơ chế quản lý dự án của Ban QLDAĐTXD các công trình giao thôngnhằm tạo động lực cho cán bộ công nhân viên, đơn vị thi công thực hiện dự án,nâng cao chất lượng công trình, rút ngắn thời gian thi công, giảm chi phí, an toànlao động, vệ sinh môi trường Việc hoàn thiện công tác quản lý tài chính dự án tạiBan QLDAĐTXD các công trình giao thông tỉnh Quảng Trị là hết sức cấp thiết, đápứng với yêu cầu thực tiễn

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

Xuất phát từ những lý do trên, đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính d ự án tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông

t ỉnh Quảng Trị” được chọn làm luận văn thạc sĩ.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính

dự án của Ban QLDAĐTXD các công trình giao thông tỉnh Quảng Trị giai đoạn2021-2025

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các hoạt động quản lý tài chính dự án tại BanQLDAĐTXD các công trình giao thông tỉnh Quảng Trị

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây

dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Trị

- Về thời gian: Phân tích, đánh giá giai đoạn 2017-2019; Các giải pháp được

đề xuất áp dụng đến năm 2025

- Về nội dung: Đánh giá công tác quản lý tài chính các dự án đầu tư xây dựng

giao thông (dự án đã hoàn thành thuộc nhóm B, nhóm C) do Ban Quản lý dự án đầu

tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Trị trực tiếp quản lý

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Đối với số liệu thứ cấp:

Được thu thập tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giaothông tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017-2019 bao gồm các tài liệu, báo cáo của vănphòng, phòng kế hoạch - kỹ thuật, phòng quản lý dự án, các văn bản pháp lý của cáccông trình, dự án có liên quan và báo cáo quyết toán tài chính hàng năm của đơn vịtrong giai đoạn 2017-2019 Ngoài ra, tác giả còn tham khảo các loại tài liệu, sách,báo, tạp chí, các công trình khoa học đã công bố có liên quan trên các phương tiệnthông tin đại chúng, internet cũng như từ các cơ quan ban ngành để định hướng

- Đối với số liệu sơ cấp:

Để có cơ sở đánh giá công tác quản lý tài chính dự án tại Ban Quản lý dự ánđầu tư xây dựng các công trình giao thông một cách khách quan, nghiên cứu tiếnhành thu thập thông tin sơ cấp thông qua việc khảo sát bằng bảng hỏi được thiết kếsẵn đối với các bên liên quan đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địabàn tỉnh Quảng Trị, cụ thể: Chủ đầu tư: khảo sát 40/40 cán bộ của chủ đầu tư các dự

án (Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Trị); Ban Quản lý dự án: khảo sát 28/28 cán

bộ Ban; Nhà thầu thi công: khảo sát 32/32 nhà thầu của 9 dự án Tổng cộng: 100người Công tác điều tra được tiến hành theo 2 hướng: gặp trực tiếp lấy thông tinkhảo sát; gởi bảng hỏi qua email và nhận phản hồi

4.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Luận văn sử dụng các phương pháp sau để xử lý và phân tích số liệu:

- Thống kê mô tả: Nghiên cứu này sử dụng thống kê tần số và thống kê mô tả

để xử lý, tính toán và phân tích các chỉ tiêu đánh giá bằng các phần mềm thống kêbằng Excel,…;

- Phương pháp phân tổ: Nghiên cứu này sử dụng các chỉ tiêu, tiêu thức để chia

chỉ tiêu nghiên cứu thành các tổ khác nhau nhằm so sánh, đánh giá và phân tích

- Phương pháp phân tích so sánh: Để thấy rõ sự biến động của các chỉ tiêu

đánh giá qua các năm, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích so sánh tính biếnđộng của các chỉ tiêu giữa các thời kỳ về mặt tuyệt đối (±) và tương đối (%)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 17

5 Kết cấu luận văn

Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo, kếtcấu luận văn gồm 3 chương:

Chương 1 Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính dự án tại

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh;

Chương 2 Thực trạng công tác quản lý tài chính dự án tại Ban Quản lý dự

án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Trị;

Chương 3 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính dự án tại Ban

Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Trị.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 18

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

CẤP TỈNH

1.1 Lý luận về dự án đầu tư xây dựng

1.1.1 Dự án đầu tư xây dựng

Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về dự án đầu tư xây dựng, phải xemxét ở các góc độ khác nhau

- Về mặt hình thức, dự án đầu tư xây dựng là một tập hồ sơ tài liệu trình bàymột cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạtđược những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai

- Về góc độ quản lý, dự án đầu tư xây dựng là một công cụ quản lý việc

sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả kinh tế tài chính trong mộtthời gian dài

- Về góc độ kế hoạch hóa, dự án đầu tư xây dựng là một công cụ thể hiện kếhoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội,làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ Dự án đầu tư xây dựng là một hoạtđộng kinh tế riêng biệt nhỏ nhất trong công tác kế hoạch hóa nền kinh tế nói chung

Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 định nghĩa:

“Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụngvốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo côngtrình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặcsản phẩm, dịch vụ trong thời gian và chi phí xác định Ở giai đoạn chuẩn bị đầu

tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thiđầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáokinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng” [12]

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 19

Dù xét theo bất kỳ góc độ nào thì một dự án đầu tư xây dựng cũng đều baogồm: mục tiêu của dự án, các kết quả, các hoạt động và các nguồn lực Các kết quảđược xem là cột mốc đánh dấu tiến độ của dự án Vì vậy, trong quá trình thực hiện

dự án phải thường xuyên theo dõi các đánh giá kết quả đạt được

Từ những phân tích trên có thể khái quát, dự án đầu tư xây dựng là tổng thểcác hoạt động với các nguồn lực và chi phí cần thiết được bố trí theo một kế hoạchchặt chẽ với quy trình thời gian và địa điểm xác định nhằm đạt đươc mục tiêu đãđịnh trước

1.1.2 Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng

Dự án đầu tư xây dựng có các đặc điểm cơ bản sau đây:

- Dự án đầu tư xây dựng có sản phẩm cuối cùng là công trình xây dựng hoànthành đảm bảo các mục tiêu ban đầu đã đặt ra về thời gian, chi phí, chất lượng, antoàn, vệ sinh và bảo vệ môi trường… Sản phẩm là công trình của dự án đầu tư xâydựng mang tính đơn chiếc, độc đáo và không phải là sản phẩm của một quá trìnhsản xuất liên tục, hàng loạt

- Dự án đầu tư xây dựng có chu kỳ riêng trải qua các giai đoạn hìnhthành và phát triển, có thời gian tồn tại hữu hạn, nghĩa là có thời điểm bắt đầuxuất hiện ý tưởng về xây dựng công trình dự án và kết thúc khi công trình xâydựng hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, khi công trình dự án hết niên hạnkhai thác và chấm dứt tồn tại

- Dự án đầu tư xây dựng có sự tham gia của nhiều chủ thể, đó là chủ đầu tư,chủ công trình, đơn vị thiết kế, đơn vị quản lý dự án, đơn vị giám sát, đơn vị thicông, nhà cung ứng…Các chủ thể này có lợi ích khác nhau, quan hệ giữa họ thườngmang tính đối tác Môi trường làm việc mang tính đa phương và dễ xảy ra xung độtquyền lợi giữa các chủ thể Vì vậy, khi tiến hành hoạt động đầu tư xây dựng cầnphải có sự liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể trong quản lý quá trình đầu tư

- Dự án đầu tư xây dựng luôn bị hạn chế bởi các nguồn lực là tiền vốn,nhân lực, công nghệ, kỹ thuật, vật tư thiết bị… kể cả thời gian, ở góc độ là thờigian cho phép

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 20

- Dự án đầu tư xây dựng thường yêu cầu một lượng vốn đầu tư lớn, thờigian thực hiện dài, phụ thuộc vào quy mô, tính chất sản phẩm và có tính chấtbất định rủi ro cao.

- Dự án đầu tư xây dựng luôn trong môi trường hoạt động phức tạp và có tínhrủi ro cao chủ yếu là do thời gian của quá trình đầu tư kéo dài Trong thời gian nàycác yếu tố kinh tế, chính trị và của tự nhiên biến động sẽ gây nên những thất thoát,lãng phí, gọi chung là những tổn thất mà nhà đầu tư không lường trước được hết khilập dự án Chịu tác động từ nhiều yếu tố khách quan khác nhau mà con người khôngthể làm chủ được như nắng, mưa, bão…Vì vậy, điều kiện sản xuất xây dựng thiếutính ổn định, luôn luôn biến động và thường bị gián đoạn Sự thay đổi cơ chế chínhsách của nhà nước như thay đổi chính sách thuế, thay đổi nguồn nhiên liệu, nhu cầu

sử dụng cũng có thể gây nên thiệt hại cho hoạt động đầu tư

1.1.3 Phân loại dự án đầu tư xây dựng

Phân loại đầu tư xây dựng là sắp xếp các dự án đầu tư theo từng nhóm dựatrên các tiêu thức nhất định Việc phân loại các dự án là tiền đề để xác định chutrình thích hợp, giúp việc quản lý các dự án được dễ dàng và khoa học Theo Điều 5Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự

án đầu tư xây dựng thì dự án đầu tư xây dựng được phân loại như sau:

1.1.3.1 Theo ngu ồn vốn đầu tư

- Dự án sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước

- Dự án sử dụng vốn Nhà nước ngoài ngân sách, gồm: Dự án sử dụng vốn tíndụng do Nhà nước bảo lãnh; Dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhànước; Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước; Dự án sửdụng vốn đầu tư phát triển của các đơn vị hành chính sự nghiệp công

- Dự án sử dụng vốn khác, bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợpnhiều nguồn vốn

1.1.3.2 Theo quy mô d ự án

Tùy theo tính chất và quy mô đầu tư của dự án, các dự án được chia ra gồm

dự án quan trọng quốc gia và 3 nhóm A, B, C theo các tiêu chí quy định của phápluật về đầu tư công

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 21

- Dự án quan trọng quốc gia:

+ Các dự án đầu tư xây dựng có sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồngtrở lên

+ Các dự án đầu tư xây dựng có mức độ ảnh hưởng đến môi trường hoặctiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm: nhà máy điệnhạt nhân; sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khubảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoahọc từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng

hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 héc ta trởlên; rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên; sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích

sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên; di dântái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùngkhác; dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hộiquyết định Các dự án này không tính đến mức vốn đầu tư

- Dự án nhóm A:

+ Các dự án đầu tư xây dựng tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt; địa bànđặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh theo quy định của phápluật về quốc phòng, an ninh; dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phòng, an ninh cótính chất bảo mật quốc gia; dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ; dự án hạ tầng khucông nghiệp, khu chế xuất Các dự án này không tính đến mức vốn đầu tư

+ Các dự án đầu tư xây dựng giao thông (bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông,sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), công nghiệp điện, khai thác dầu khí; hóa chất,phân bón, xi măng; chế tạo máy, luyện kim; khai thác, chế biến khoáng sản, xâydựng khu nhà ở có vốn đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên

+ Các dự án đầu tư xây dựng giao thông (trừ các dự án cầu, cảng biển, cảngsông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), thủy lợi, cấp thoát nước và công trình hạtầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, hóa dược, sản xuất vậtliệu (trừ các dự án hóa chất, phân bón, xi măng), công trình cơ khí (trừ các dự án chếtạo máy, luyện kim), bưu chính, viễn thông có vốn đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên.Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 22

+ Các dự án đầu tư xây dựng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồngthủy sản, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới,công nghiệp có vốn đầu tư từ 1.000 tỷ đồng trở lên.

+ Các dự án đầu tư xây dựng y tế, văn hóa, giáo dục, nghiên cứu khoa học,tin học, phát thanh, truyền hình, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, xây dựng dândụng (trừ xây dựng khu nhà ở) có vốn đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên

- Dự án nhóm B:

+ Các dự án đầu tư xây dựng giao thông (bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông,sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), công nghiệp điện, khai thác dầu khí; hóa chất,phân bón, xi măng; chế tạo máy, luyện kim; khai thác, chế biến khoáng sản, xâydựng khu nhà ở có vốn đầu tư từ 120 đến 2.300 tỷ đồng

+ Các dự án đầu tư xây dựng giao thông (trừ các dự án cầu, cảng biển,cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), thủy lợi, cấp thoát nước vàcông trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử,hóa dược, sản xuất vật liệu (trừ các dự án hóa chất, phân bón, xi măng), côngtrình cơ khí (trừ các dự án chế tạo máy, luyện kim), bưu chính, viễn thông cóvốn đầu tư từ 80 đến 1.500 tỷ đồng

+ Các dự án đầu tư xây dựng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồngthủy sản, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới,công nghiệp có vốn đầu tư từ 60 đến 1.000 tỷ đồng

+ Các dự án đầu tư xây dựng y tế, văn hóa, giáo dục, nghiên cứu khoa học,tin học, phát thanh, truyền hình, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, xây dựng dândụng (trừ xây dựng khu nhà ở) có vốn đầu tư từ 45 đến 800 tỷ đồng

- Dự án nhóm C:

+ Các dự án đầu tư xây dựng giao thông (bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông,sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), công nghiệp điện, khai thác dầu khí; hóa chất,phân bón, xi măng; chế tạo máy, luyện kim; khai thác, chế biến khoáng sản, xâydựng khu nhà ở có vốn đầu tư dưới 120 tỷ đồng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 23

+ Các dự án đầu tư xây dựng giao thông (trừ các dự án cầu, cảng biển,cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), thủy lợi, cấp thoát nước vàcông trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử,hóa dược, sản xuất vật liệu (trừ các dự án hóa chất, phân bón, xi măng), côngtrình cơ khí (trừ các dự án chế tạo máy, luyện kim), bưu chính, viễn thông cóvốn đầu tư từ dưới 80 tỷ đồng.

+ Các dự án đầu tư xây dựng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồngthủy sản, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới,công nghiệp có vốn đầu tư dưới 60 tỷ đồng

+ Các dự án đầu tư xây dựng y tế, văn hóa, giáo dục, nghiên cứu khoa học,tin học, phát thanh, truyền hình, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, xây dựng dândụng (trừ xây dựng khu nhà ở) có vốn đầu tư dưới 45 tỷ đồng

1.1.3.3 Theo yêu c ầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng

Các dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế

-kỹ thuật đầu tư xây dựng:

- Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;

- Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tưdưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất)

Nghiên cứu phân loại dự án đầu tư xây dựng có ý nghĩa cho việc quản lý dự

án như: quy định về thẩm quyền, điều kiện năng lực của tổ chức và cá nhân, quản lý

về thời gian, chi phí, những điểm cần chú ý trong quản lý dự án (phạm vi quản lý, tổchức thực hiện, )

1.1.4 Các giai đoạn hình thành dự án đầu tư xây dựng

Đối với dự án, trình tự đầu tư là thứ tự các công việc của dự án được sắp xếp

và thực hiện theo một trình tự nhất định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện thuận lợi

và hiệu quả thực hiện cao nhất Dự án đầu tư xây dựng và quá trình đầu tư xây dựngcủa bất kỳ dự án nào cũng bao gồm 3 giai đoạn: Chuẩn bị đầu tư; Thực hiện đầu tư;Kết thúc xây dựng và đưa công trình vào khai thác sử dụng Quá trình thực hiện dự

án đầu tư được trình bày ở sơ đồ sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 24

Sơ đồ 1.1 Các giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng

Nguồn: Trịnh Quốc Thắng, 2013 [13]

1.1.4.1 Giai đoạn chuẩn bị dự án

Từ khi có ý đồ đầu tư đến một dự án đầu tư được phê duyệt: nghiên cứu cơhội đầu tư; nghiên cứu tiền khả thi: tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt báo cáonghiên cứu tiền khả thi (chỉ thực hiện đối với dự án nhóm A); nghiên cứu khả thi:lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuậtđầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư; thẩm định và phê duyệt dự án; thựchiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án

Đối với các dự án quan trọng quốc gia theo Nghị quyết số 49/2010/QH12ngày 19/6/2010 của Quốc hội thì chủ đầu tư phải lập Báo cáo đầu tư trình Chínhphủ xem xét để trình Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư Đối với dự

án nhóm A không có trong quy hoạch ngành được cấp có thẩm quyền phê duyệt thìchủ đầu tư phải báo cáo Bộ quản lý ngành để xem xét, bổ sung quy hoạch theo thẩmquyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung quy hoạch trước khi lập

dự án đầu tư xây dựng công trình Vị trí, quy mô xây dựng công trình phải phù hợpvới quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nếu chưa có trong quyhoạch xây dựng thì phải được UBND cấp tỉnh chấp thuận [11]

1.1.4.2 Giai đoạn thực hiện dự án

Giai đoạn thực hiện dự án là toàn bộ các công việc từ khi có quyết định đầu

tư cho đến khi hoàn thành các công trình, hạng mục các công trình đi vào khai thác

Sau khi báo cáo đầu tư được phê duyệt dự án đầu tư được chuyển sang giaiđoạn tiếp theo - giai đoạn thực hiện đầu tư

Thiết kế Đấu thầu Thi công Nghiệm thuLập báo cáo

đầu tư

Lập dự ánđầu tư

Đối với dự án quan trọng quốc gia

Lập báo cáo thiết kế kỹ thuật

Thực hiện đầu tư Kết thúc dự án

đầu tưChuẩn bị đầu tư

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

Vấn đề đầu tiên là lựa chọn đơn vị tư vấn, phải lựa chọn được những chuyêngia tư vấn, thiết kế giỏi trong các tổ chức tư vấn, thiết kế giàu kinh nghiệm, có nănglực thực thi việc nghiên cứu từ giai đoạn đầu, giai đoạn thiết kế đến giai đoạn quản

lý giám sát xây dựng- đây là nhiệm vụ quan trọng và phức tạp Trong khi lựa chọnđơn vị tư vấn, nhân tố quyết định là cơ quan tư vấn này phải có kinh nghiệm quanhững dự án đã được họ thực hiện trước đó Một phương pháp thông thường dùng

để chọn là đòi hỏi các cơ quan tư vấn cung cấp các thông tin về năng lực tài chính,kinh nghiệm, tổ chức sau đó xem xét lựa chọn rồi tiến tới đấu thầu Việc lựa chọnnhà thầu tư vấn xây dựng công trình được thực hiện theo Nghị định 59/2015/NĐ-

Sau khi sản phẩm thiết kế được hình thành, chủ đầu tư tổ chức thẩm định hồ

sơ thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán và trình lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cụthể là người có thẩm quyền ra quyết định đầu tư) phê duyệt Trường hợp chủ đầu tưkhông đủ năng lực thẩm định thì thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiệnnăng lực để thẩm tra dự toán thiết kế công trình làm cơ sở cho việc phê duyệt Trên

cơ sở kết quả thẩm định thiết kế kỹ thuật - dự toán người có thẩm quyền quyết địnhđầu tư sẽ ra quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật - dự toán Khi đã có quyết địnhTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 26

phê duyệt thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán, chủ đầu tư tổ chức đấu thầu xây dựngnhằm lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện năng lực để cung cấp các sản phẩm dịch vụxây dựng phù hợp, có giá dự thầu hợp lý, đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư vàcác mục tiêu của dự án.

Sau khi lựa chọn được nhà thầu thi công, chủ đầu tư tổ chức đàm phán ký kếthợp đồng thi công xây dựng công trình với nhà thầu và tổ chức quản lý thi công xâydựng công trình Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm quản lýchất lượng xây dựng, quản lý tiến độ xây dựng, quản lý khối lượng thi công xâydựng, quản lý an toàn lao động trên công trường và quản lý môi trường xây dựng

Tóm lại, trong giai đoạn này chủ đầu tư chịu trách nhiệm đền bù, giảiphóng mặt bằng xây dựng theo tiến độ và bàn giao mặt bằng xây dựng cho nhàthầu xây dựng; trình duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật - dự toán; tổ chức đấu thầu;đàm phán ký kết hợp đồng, quản lý chất lượng kỹ thuật công trình trong suốtquá trình thi công và chịu trách nhiệm toàn bộ các công việc đã thực hiện trongquá trình triển khai dự án

1.1.4.3 Giai đoạn kết thúc xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng

Sau khi công trình được thi công xong theo đúng thiết kế đã được phê duyệt,đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, chủ đầu tư thực hiện côngtác bàn giao công trình cho cơ quan quản lý, sử dụng thực hiện khai thác, vận hànhcông trình với hiệu quả cao nhất

Như vậy, các giai đoạn của quá trình đầu tư có mối liên hệ hữu cơ với nhau,mỗi giai đoạn có tầm quan trọng riêng của nó cho nên không đánh giá quá cao hoặcxem nhẹ một giai đoạn nào và kết quả của giai đoạn này là tiền đề của giai đoạn sau

Việc thực hiện các công việc của dự án có thể theo phương pháp tuần tự,phương thức kết hợp, xen kẽ các công việc trong giai đoạn thực hiện và kết thúc xâydựng nhằm rút ngắn thời gian thực hiện dự án

Căn cứ điều kiện cụ thể của dự án, người quyết định đầu tư quyết định việcthực hiện tuần tự hoặc kết hợp, xen kẽ các công việc trong giai đoạn thực hiện dự án

và kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 27

Riêng đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A gồm nhiều dự ánthành phần mà mỗi dự án có thể vận hành độc lập hoặc được phân kỳ đầu tư để thựchiện thì dự án thành phần được quản lý thực hiện như một dự án độc lập Việc phânchia dự án thành phần hoặc phân kỳ đầu tư phải được quy định cụ thể trong quyếtđịnh đầu tư.

1.2 Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành cấp tỉnh

1.2.1 Tổ chức Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành cấp tỉnh

Trước năm 2017, việc triển khai các dự án, công trình đầu tư xây dựng trênđịa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do các sở, ban, ngành, UBNDcác huyện, thị xã, thành phố làm chủ đầu tư đều do các Ban QLDAĐTXD thựchiện Các Ban QLDAĐXD này được các cơ quan thành lập theo quy định tại Nghịđịnh số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tưxây dựng công trình Bao gồm: Ban QLDAĐTXD do các sở, ban, ngành thành lập

để thực hiện chức năng quản lý các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốnnhà nước ngoài ngân sách; Ban QLDAĐTXD do các UBND các quận, huyện, thị

xã, thành phố trực thuộc tỉnh thành lập; Ban QLDAĐTXD các dự án từ nguồn vốnODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài…

Trong thời gian vừa qua các Ban QLDAĐTXD đã giúp chủ đầu tư triển khai,hoàn thành các dự án hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội góp phần thúc đẩy phát triểnkinh tế của địa phương Tuy nhiên, do yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, ngày càng

có nhiều dự án, công trình xây dựng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, mặt khác, theoquy định tại Nghị định số 12/2009/NĐ-CP quy định chủ đầu tư có thể thành lập BanQuản lý dự án để giúp chủ đầu tư làm đầu mối quản lý dự án, dẫn đến việc tồn tạicác Ban QLDAĐTXD ở hầu hết các sở, ban, ngành, địa phương, gây lãng phí trong

sử dụng nguồn lực

Thực hiện Luật Xây dựng 2014, Chính phủ ban hành Nghị định số59/2015/NĐ-CP, quy định rõ các nguyên tắc cơ bản của quản lý dự án đầu tưxây dựng, khắc phục những hạn chế cơ bản của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP.Theo đó, Tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quảnTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 28

lý dự án khu vực cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập bao gồm: BanQLDADTXD các công trình dân dụng và công nghiệp, Ban QLDADTXD cáccông trình giao thông, Ban QLDADTXD các công trình nông nghiệp và pháttriển nông thôn Riêng đối với các thành phố trực thuộc Trung ương có thể cóthêm Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị và khu công nghiệp,Ban quản lý dự án phát triển đô thị.

Việc tổ chức lại các Ban QLDAĐTXD theo hướng tập trung, tinh gọn,chuyên môn hóa cao sẽ tránh sự cồng kềnh, chồng chéo trong thực hiện nhiệm vụ,tăng tính minh bạch, tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý đầu tư do tiết kiệmđược nguồn lực để thực hiện quản lý dự án (con người, kinh phí quản lý…), từ đónâng cao chất lượng đầu tư

Các Ban QLDAĐTXD được tổ chức lại theo từng ngành, lĩnh vực giúp chocông tác tổng hợp, nắm bắt các nguồn lực nhanh chóng, thuận lợi hơn, góp phầnnâng cao hiệu quả trong xây dựng các kế hoạch, dự án về đầu tư xây dựng trên địabàn tỉnh Đồng thời, nâng cao vai trò trách nhiệm của các Ban QLDAĐTXD đối với

dự án được giao quản lý và chất lượng của công trình xây dựng

Tại tỉnh Quảng Trị, từ năm 2017 trở về trước, trên địa bàn tỉnh có 19 BanQLDAĐTXD do các sở, ban, ngành thành lập để thực hiện chức năng quản lý các

dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách Các BanQLDAĐTXD này hoạt động theo hai hình thức:

- Giúp chủ đầu tư quản lý các dự án chuyên ngành thuộc lĩnh vực phụ tráchnhư: Ban QLDAĐTXD thuộc Sở Giao thông vận tải, Ban QLDAĐTXD thuộc SởXây dựng, Ban QLDAĐTXD thuộc Sở Giáo dục và đào tạo, Ban QLDAĐTXDthuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban QLDAĐTXD thuộc Sở Vănhóa, Thể thao và Du lịch,

- Giúp chủ đầu tư quản lý từng dự án riêng lẻ, tự giải thể sau khi hoàn thànhnhiệm vụ, như: Các Ban QLDAĐTXD trụ sở các cơ quan nhà nước, BanQLDAĐTXD điện nông thôn thuộc Sở Công thương,…

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 29

Vì vậy, để các Ban QLDAĐTXD hoạt động hiệu quả hơn trong thời gian tới,đồng thời thực hiện việc tổ chức, sắp xếp lại các Ban Quản lý dự án đầu tư xâydựng trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định mới của Chính phủ, ngày 26/01/2018,UBND tỉnh đã ban hành các quyết định thành lập các Ban QLDAĐTXD chuyênngành trên cơ sở tổ chức lại các Ban QLDAĐTXD do các sở, ban, ngành đã thànhlập trước đây bao gồm: Ban QLDADTXD các công trình dân dụng và công nghiệp,Ban QLDADTXD các công trình giao thông, Ban QLDADTXD các công trìnhnông nghiệp và phát triển nông thôn.

1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành cấp tỉnh

Thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư 16/2016/TT-BXD ngày30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về hình thức tổ chức quản lý dự ánđầu tư xây dựng, Ban QLDAĐTXD chuyên ngành cấp tỉnh có các chức năng,nhiệm vụ như sau [6]:

- Làm chủ đầu tư một số dự án sử dụng vốn ngân sách, vốn nhà nước ngoàingân sách khi được giao

- Tiếp nhận và quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng theo quy định củapháp luật

- Thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư, Ban quản lý dự án

- Thực hiện các chức năng khác khi được người quyết định thành lập Banquản lý dự án giao và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án theo quy định

- Bàn giao công trình xây dựng hoàn thành cho chủ đầu tư, chủ quản lý sửdụng công trình khi kết thúc xây dựng hoặc trực tiếp quản lý, khai thác sử dụngcông trình hoàn thành theo yêu cầu của người quyết định đầu tư

- Nhận ủy thác quản lý dự án của các chủ đầu tư khác khi được yêu cầu và có

đủ năng lực để thực hiện trên cơ sở đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ quản lý các dự án

đã được giao

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 30

1.3 Quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng

1.3.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý tài chính

1.3.2.1 Khái ni ệm tài chính và quản lý tài chính

- Khái niệm về tài chính:

Tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phốicác nguồn tài chính bằng việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng yêucầu tích lũy và tiêu dùng của các chủ thể trong xã hội Tài chính công là tổng thểcác hoạt động thu, chi bằng tiền do Nhà nước tiến hành, nó phản ánh hệ thống cácquan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ công nhằm phục

vụ thực hiện các chức năng của Nhà nước và đáp ứng các nhu cầu, lợi ích chung củatoàn xã hội Quan niệm tài chính công như trên cho phép nhìn nhận một cách đầy

đủ, toàn diện về Tài chính công Quan niệm đó vừa chỉ ra mặt cụ thể, hình thức bênngoài, nội dung vật chất của tài chính công là các quỹ công; vừa vạch rõ mặt trừutượng, mặt bản chất bên trong, nội dung kinh tế - xã hội của tài chính công là cácquan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình Nhà nước tham gia phân phối nguồn tàichính để tạo lập và sử dụng các quỹ công [14]

- Khái niệm về quản lý tài chính:

Trước hết, quản lý là yêu cầu tất yếu để đảm bảo sự hoạt động bìnhthường của mọi quá trình và hệ thống kinh tế - xã hội, văn hóa, chính trị có sựtham gia tự giác của nhiều người Thực chất của quản lý là thiết lập và thực hiện

hệ thống các phương pháp và biện pháp khác nhau của chủ thể quản lý để tácđộng một cách có ý thức tới đối tượng quản lý nhằm đạt tới kết quả nhất định.Quản lý bao gồm nhiều phương diện như: quản lý công nghệ, quản lý nhân sự,quản lý thương mại, quản lý tài chính

Quản lý tài chính là một nội dung cụ thể của khoa học quản lý nói chung.Quản lý tài chính là sự tác động có mục đích thông qua các tổ chức, công cụ vàphương pháp nhất định nhằm điều chỉnh quá trình tạo lập và sử dụng của các nguồnlực tài chính Quản lý tài chính là một bộ phận, một khâu của quản lý kinh tế xã hội

và là khâu quản lý mang tính tổng hợp Hay nói cách khác quản lý tài chính là hoạtTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 31

động của chủ thể quản lý trong lĩnh vực tài chính nhằm sử dụng nguồn tài sản dướihình thái tiền, giấy tờ có giá của một đơn vị, tổ chức vừa bảo đảm cho đơn vị, tổchức hoạt động bình thường, vừa đảm bảo nguồn tài chính sử dụng có tiết kiệm,hiệu quả cao Sử dụng các công cụ quản lý tài chính nhằm phản ánh chính xác tìnhtrạng tài chính của một đơn vị, thông qua đó lập kế hoạch quản lý và sử dụng cácnguồn lực tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.

Quản lý tài chính đòi hỏi các chủ thể quản lý phải lựa chọn, đưa ra các quyếtđịnh tài chính và tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạtđộng quản lý tài chính của đơn vị, Mục tiêu tài chính có thể thay đổi theo từng thời

ký và chính sách chiến lược của từng đơn vị Tuy nhiên, khác với quản lý doanhnghiệp chủ yếu nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, phục vụ cho cộng đồng xã hội

là chủ yếu cho nên quản lý tài chính tại các trung tâm là quản lý sử dụng có hiệuquả, đúng định hướng các nguồn kinh phí NSNN cấp và các nguồn thu khác theoquy định của pháp luật

1.3.1.2 Đặc điểm của quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng

Quản lý tài chính DAĐTXD là quá trình quản lý tổng mức đầu tư, tổng dựtoán (dự toán); quản lý định mức dự toán và đơn giá xây dựng; quản lý thanh toán,quyết toán chi phí đầu tư xây dựng công trình; hay nói cách khác, quản lý tài chính

dự án là quản lý chi phí, giá thành dự án nhằm đảm bảo hoàn thành dự án mà khôngvượt tổng mức đầu tư Nó bao gồm việc bố trí nguồn lực, dự tính giá thành vàkhống chế chi phí

Việc quản lý tài chính DAĐTXD phải đảm bảo mục tiêu, hiệu quả đầu tư,đồng thời phải đảm bảo tính khả thi của dự án đầu tư xây dựng công trình, đảm bảotính đúng, tính đủ, hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế và yêu cầu khách quan của

cơ chế thị trường và được quản lý theo Nghị định số Nghị định số 68/2019/NĐ-CPngày 14/8/2019 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý tài chính cho DAĐTXD từ giai đoạnchuẩn bị dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sửdụng và quyết toán vốn đầu tư xây dựng trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự ánTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 32

được phê duyệt Việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng phảiđược thực hiện theo các căn cứ, nội dung, cách thức, thời điểm xác định, phươngpháp xác định các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xâydựng, giá gói thầu xây dựng, hệ thống định mức xây dựng, giá xây dựng, chỉ số giáxây dựng của công trình đã được người quyết định đầu tư, chủ đầu tư thống nhất sửdụng phù hợp với các giai đoạn của quá trình hình thành chi phí.

1.3.1.3 Vai trò c ủa quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng

Việc quản lý tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng trong QLDAĐTXD,

là công cụ để thực hiện mục tiêu cơ bản của dự án nói chung, đó là hoàn thành cáccông việc của dự án theo đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng, trong phạm vi ngânsách được phê duyệt và theo đúng tiến độ thời gian cho phép

Về mặt toán học, ba mục tiêu này liên quan chặt chẽ với nhau và có thể biểudiễn theo công thức sau:

C = f (P,T,S)Trong đó: C: Chi phí

P: Mức độ hoàn thành công việc (kết quả)T: Yếu tố thời gian

S: Phạm vi dự ánPhương trình trên cho thấy, chi phí là một hàm của các yếu tố: mức độ hoànthành công việc, thời gian thực hiện và phạm vi dự án Nói chung, chi phí của dự ántăng lên khi chất lượng hoàn thiện công việc tốt hơn, thời gian kéo dài thêm vàphạm vi dự án được mở rộng

Ba yếu tố thời gian, chi phí và mức độ hoàn thành công trình có quan hệ chặtchẽ với nhau Trong quá trình quản lý dự án thường diễn ra các hoạt động đánh đổimục tiêu Đánh đổi mục tiêu dự án là việc hi sinh một mục tiêu nào đó để thực hiệntốt hơn các mục tiêu kia trong điều kiện thời gian và không gian cho phép, nhằmthực hiện tốt nhất tất cả các mục tiêu dài hạn của quán trình quản lý dự án Nếucông việc của dự án theo đúng kế hoạch thì không phải đánh đổi mục tiêu Tuynhiên, kế hoạch thực thi công việc dự án thường có những thay đổi do nhiều nguyênTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 33

nhân khách quan và chủ quan khác nhau nên đánh đổi là một kỹ năng quan trọngcủa nhà quản lý dự án Việc đánh đổi mục tiêu diễn ra trong suốt quá trình quản lý,

từ khi bắt đầu đến khi kết thúc dự án Ở mỗi giai đoạn của quá trình quản lý dự án,

có thể một mục tiêu nào đó trở thành yếu tố quan trọng nhất cần phải tuân thủ, trongkhi các mục tiêu khác có thể thay đổi Do đó, việc đánh đổi mục tiêu đều có ảnhhưởng đến kết quả thực hiện các mục tiêu khác

Sơ đồ 1.2 Tổng hợp ba chiều tiến độ - chi phí - chất lượng

Nguồn: Trịnh Quốc Thắng, 2013 [13]

Như vậy, quản lý tài chính DAĐTXD phải đạt được mục tiêu cuối cùng củaQLDAĐTXD, đó là bảo đảm đạt được mục đích đầu tư, tức là lợi ích mong muốncủa chủ đầu tư Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn của quá trình đầu tư, quản lý dự ánnhằm đạt được các mục tiêu cụ thể khác nhau, do vậy quản lý tài chính DAĐTXD

có vai trò hỗ trợ thỏa mãn từng mục tiêu cụ thể đó Chẳng hạn, giai đoạn chuẩn bị

dự án phải bảo đảm lập ra một dự án có các giải pháp mang tính khả thi về cả mặtkinh tế và mặt kỹ thuật; giai đoạn thực hiện dự án bảo đảm sử dụng tối ưu nguồnvốn được cấp để tạo ra được tài sản cố định có tiêu chuẩn kỹ thuật đúng thiết kế;giai đoạn khai thác vận hành phải bảo đảm đạt được các chỉ tiêu hiệu quả của dự án(tài chính, kinh tế, xã hội) theo dự kiến của chủ đầu tư

Trang 34

1.3.2 Quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng

Quản lý tài chính DAĐTXD là quá trình quản lý toàn bộ chi phí cần thiết đểxây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng công trình xây dựng Quá trình nàybao gồm các nội dung như sau:

- Lập kế hoạch: Lập và phê duyệt tổng mức đầu tư của toàn dự án; Lập vàphê duyệt tổng dự toán của dự án

- Điều hành thực hiện: Công tác nghiệm thu, thanh toán vốn đầu tư cho từnghạng mục công trình theo tổng mức đầu tư, tổng dự toán đã phê duyệt và theo kếhoạch vốn phân bổ hàng năm Đồng thời, thực hiện quản lý chi phí quản lý dự ántheo đúng quy định

- Quyết toán tài chính: Khâu cuối cùng của quá trình sử dụng vốn đầu tưXDCB, phản ánh đầy đủ các khoản chi vào báo cáo quyết toán vốn đầu tư theođúng chế độ báo cáo về biểu mẫu, thời gian, nội dung và các khoản thanh toán

- Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán: Được thực hiện song song trong suốt quátrình quản lý tài chính DAĐTXD bởi các đơn vị Kiểm toán Nhà nước, Thanh tracác Bộ, Ngành, địa phương, các đơn vị kiểm toán độc lập nhằm đảm bảo việcđiều hành thực hiện và công tác quyết toán đảm bảo đúng với kế hoạch đã đượcphê duyệt

1.3.2.1 L ập và phê duyệt tổng mức đầu tư, tổng dự toán của dự án

Chi phí đầu tư xây dựng công trình được lập theo từng công trình cụ thể,phù hợp với giai đoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kế và các quyđịnh của Nhà nước

- Lập và phê duyệt tổng mức đầu tư:

Tổng mức đầu tư của DAĐTXD là toàn bộ chi phí dự tính để đầu tư xâydựng công trình được ghi trong quyết định đầu tư và là cơ sở để chủ đầu tư lập kếhoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình Tổng mức đầu tưđược tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình phùhợp với nội dung dự án và thiết kế cơ sở; đối với trường hợp chỉ lập báo cáo kinh tế

- kỹ thuật, tổng mức đầu tư được xác định phù hợp với thiết kế bản vẽ thi công.Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 35

Tổng mức đầu tư bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồithường giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu

tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 68/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chínhphủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng được xác địnhtheo một trong các phương pháp sau đây:

Sơ đồ 1.3 Phương pháp xác định tổng mức đầu tư dự án

Tổng mức đầu tư được trình thẩm định, cấp quyết định đầu tư phê duyệt tổngmức đầu tư xây dựng cùng với việc phê duyệt dự án Tổng mức đầu tư xây dựngđược phê duyệt là chi phí tối đa chủ đầu tư được phép sử dụng để thực hiện dự ánđầu tư xây dựng

- Lập và phê duyệt tổng dự toán:

Dự toán xây dựng là toàn bộ chi phí cần thiết dự tính ở giai đoạn trước khilựa chọn nhà thầu để xây dựng công trình, các công trình, các gói thầu, được xácđịnh trên cơ sở thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, các yêu cầu công việcphải thực hiện của dự án, công trình, kế hoạch thực hiện công trình của dự án, điềukiện thi công, biện pháp thi công và định mức xây dựng, giá xây dựng áp dụng cho

dự án, công trình

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNHTỔNG MỨC ĐẦU TƯ

Xác định khối lượng xây dựng tính

theo thiết kế cơ sở, kế hoạch thực

hiện dự án, tổ chức biện pháp thi

công định hướng, các yêu cầu cần

Xác địnhtheo suấtvốn đầu tưxây dựngcông trình

Kết hợpcácphươngpháptrên

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 36

Dự toán xây dựng bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý

dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng

Dự toán được trình cơ quan chuyên môn, chuyên ngành có thẩm quyền thẩmđịnh, cấp quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư phê duyệt cùng với phê duyệt thiết kế.Tổng dự toán xây dựng công trình được điều chỉnh trong trường hợp điều chỉnhtổng mức đầu tư xây dựng; Nếu tổng mức đầu tư không đổi, dự toán xây dựng đượcphép điều chỉnh bổ sung hoặc thay đổi cơ cấu chi phí trong dự toán nhưng khôngvượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt

1.3.2.2 Qu ản lý chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng

Chi phí quản lý dự án là chi phí cần thiết để tổ chức thực hiện các công việcquản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến hoàn thành côngtrình đưa vào sử dụng Chi phí quản lý dự án của từng DAĐTXD được xác địnhtrên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm do Bộ Xây dựng ban hành và được phê duỵettrong tổng mức đầu tư, tổng dự toán của dự án

Hàng năm, đơn vị quản lý dự án lập và trình phê duyệt dự toán thu - chi quản

lý dự án phù hợp với hình thức tổ chức quản lý dự án, thời gian thực hiện dự án,quy mô và đặc điểm công việc quản lý dự án Nội dung chi phí quản lý dự án gồmtiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; tiền thưởng; phúc lợi tập thể; cáckhoản đóng góp; ứng dụng khoa học công nghệ, quản lý hệ thống thông tin côngtrình, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ quản lý dự án; thanh toán các dịch vụ côngcộng; vật tư văn phòng; thông tin, tuyên truyền, liên lạc; chi hội nghị; công tác phí;thuê mướn; sửa chữa, mua sắm tài sản phục vụ quản lý dự án; chi phí khác và chiphí dự phòng Các nội dung chi này được thực hiện theo đúng dự toán thu - chi đãđược cấp có thẩm quyền phê duyệt

1.3.2.3 Nghi ệm thu - thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Việc nghiệm thu - thanh toán vốn đầu tư XDCB được thực hiện theo quyđịnh tại hợp đồng ký kết, dựa trên kế hoạch vốn phân bổ hàng năm và đúng theoquy định của pháp luật

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 37

Căn cứ vào bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành, chủ đầu

tư hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị thanh toán gửi cơ quanthanh toán vốn để thực hiện thanh toán vốn đầu tư Chủ đầu tư chịu trách nhiệm vềđơn giá, khối lượng và giá trị đề nghị thanh toán trong hồ sơ đề nghị thanh toán

1.3.2.4 Quy ết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Quyết toán vốn đầu tư xây dựng là bản báo cáo tài chính phản ánh việc quản

lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng một cách hợp pháp, hợp lý và thể hiện tính hiệuquả, đảm bảo thực hiện quản lý đúng trình tự đầu tư xây dựng và thỏa mãn nhu cầucủa người bỏ vốn

Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trongquá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng Chi phí hợp pháp là chi phíđược thực hiện trong phạm vi thiết kế, dự toán đã phê duyệt kể cả phần điều chỉnh,

bổ sung, đúng với hợp đồng đã ký kết, phù hợp với các quy định của pháp luật

Chủ đầu tư là người lập báo cáo quyết toán vốn để báo cáo với người quyếtđịnh đầu tư (người giao vốn: cơ quan, tổ chức) Người quyết định đầu tư có thể làmột hoặc nhiều cơ quan, tổ chức Người quyết định đầu tư xem xét tính hợp pháp,hợp lý so với các chủ trương chính sách quản lý tài chính về đầu tư và xây dựng

Cơ sở pháp lý để quyết toán dự án hoàn thành là chính sách quản lý về đầu tưxây dựng và định chế tài chính Nhà nước và các tổ chức ban hành theo từng thời kỳ

Các dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn sau phải lập báo cáo quyết toán saukhi hoàn thành: Vốn ngân sách nhà nước; Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhànước; Vốn trái phiếu (chính phủ, chính quyền địa phương); Vốn tín dụng do nhànước bảo lãnh; Vốn đầu tư phát triển của các Tổng công ty nhà nước, công tyTNHH một thành viên

1.3.2.5 Công tác thanh tra, ki ểm tra, kiểm toán

Việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng được thực hiệntheo các căn cứ, nội dung, cách thức, thời điểm xác định, phương pháp xác định cáckhoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, giá gói thầuxây dựng, hệ thống định mức xây dựng, giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng của côngTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 38

trình đã được người quyết định đầu tư, chủ đầu tư thống nhất sử dụng phù hợp vớicác giai đoạn của quá trình hình thành chi phí theo quy định.

Việc kiểm toán DAĐTXD được thực hiện bởi Kiểm toán Nhà nước (thựchiện kiểm toán hàng năm) hoặc Kiểm toán độc lập (chủ đầu tư thuê tư vấn kiểmtoán dự án theo giai đoạn và kiểm toán dự án hoàn thành)

Việc thanh tra, kiểm tra quản lý tài chính DAĐTXD được thực hiện bởiThanh tra tỉnh, thành phố (thanh tra, kiểm tra việc thực hiện DAĐTXD trên địabàn), Thanh tra Bộ Xây dựng (thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định vềquản lý chi phí đầu tư xây dựng) hoặc Thanh tra Bộ Tài chính (thanh tra, kiểm traviệc thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình, dự án hoàn thành)

1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư XDCB

1.3.3.1 Nhân t ố chủ quan

- Bộ máy của Ban quản lý dự án

Quản lý dự án nhằm đạt mục tiêu của dự án, song mỗi mô hình quản lý cócách điều hành công việc khác nhau và mức độ đạt được mục tiêu cũng khác nhau.Mức độ hoàn thành mục tiêu của dự án phản ánh năng lực quản lý dự án của chủđầu tư Tổ chức bộ máy quản lý dự án ảnh hưởng rất lớn đến hướng đi của dự án,chi phí của dự án và thời gian của dự án, do đó năng lực quản lý dự án tốt trước tiênphải tổ chức bộ máy quản lý dự án tốt

- Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý dự án

Trong công tác quản lý dự án thì trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ quản

lý đóng vai trò vô cùng quan trọng Bởi vì một dự án có thành công hay không làphụ thuộc vào trình độ chuyên môn, năng lực tổ chức quản lý và kinh nghiệm thực

tế của cán bộ quản lý Dựa vào các thông tin nhận được từ các cán bộ tham gia dự

án, các tổ chức tư vấn, nhà thầu hay thông tin từ bên ngoài, nhà quản lý sẽ nắm bắtđược thực trạng của dự án, từ đó có những điều chỉnh kịp thời các sai sót hoặc đưa

ra các giải pháp khắc phục nhanh chóng nhất

- Cơ chế chính sách

Mọi hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động đầu tư nói riêng ngoài việcchịu tác động của quy luật kinh tế thị trường cần thuân thủ pháp luật và hoạt độngTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 39

trong khuôn khổ pháp luật Đối với một dự án được tiến hành đầu tư và ban quản lý

dự án đứng ra đại diện chủ đầu tư thì phải tuân theo đúng quy trình các bước mà cơchế chính sách của Nhà nước đề ra Nếu không tuân thủ theo cơ chế chính sách hiệnhành trong quá trình quản lý dự án sẽ mang lại những hậu quả không nhỏ trong quátrình tổ chức và điều hành bộ máy quả lý dự án sau này

1.3.3.2 Các nhân t ố khách quan

- Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của dự án

Quy mô dự án: Tùy thuộc vào quy mô dự án, thời gian thực hiện, công nghệ

sử dụng, nguồn lực, chi phí dự án… để lựa chọn mô hình quản lý cho phù hợpnhằm đảm bảo một mô hình quản lý năng động, hiệu quả, phù hợp với những thayđổi của môi trường cạnh tranh, công nghệ quản lý và yêu cầu quản lý

Tính chất phức tạp về cấu tạo, về kiến trúc kết cấu: Công trình trong dự áncàng phức tạp về kiến trúc và kết cấu thì quá trình thi công và quản lý càng phứctạp, đặc biệt là việc quản lý chất lượng công trình càng cần phải tập trung quản lýnhiều hơn

Điều kiện phức tạp của địa chất, thủy văn tại địa điểm xây dựng cũng ảnhhưởng lớn đến công tác quản lý dự án

- Môi trường của dự án

Ảnh hưởng của môi trường dự án đến chất lượng quản lý dự án gồm các tácđộng về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, tự nhiên… đến các hoạt động quản lý

dự án Những tác động này có thể ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến các hoạt động quản

lý dự án làm cho chất lượng của dự án bị ảnh hưởng Chẳng hạn, các dự án đầu tưxây dựng được tiến hành ngoài trời, thời gian và quá trình xây dựng dài do đó nóchịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu Ở mỗi vùng lại có điều kiện tự nhiên khácnhau, từ đó phải có phương án quản lý và khai thác phù hợp điều kiện thực tế Côngtác quản lý phải được thực hiện tốt và theo sát để có thể hướng phòng, chống vàkhắc phục hậu quả một cách nhanh chóng nhất, hạn chế được thấp nhất tình trạngchậm tiến độ dự án Dự án đầu tư xây dựng công trình chịu sự ràng buộc của cácquy định pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng và các quy định của pháp luậtTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 40

có liên quan khác bắt buộc chủ đầu tư dự án phải tuân thủ như: các quy định về thủtục đăng ký, thẩm tra dự án để cấp giấy chứng nhận đầu tư; các quy định về lập,thẩm định, phê duyệt và quyết định đầu tư dự án; các quy định về quản lý chấtlượng công trình xây dựng (quản lý chất lượng khảo sát, thiết kế, chất lượng thicông xây dựng công trình); các quy định về giấy phép xây dựng Dự án dẽ có thểđảm bảo thời gian thực hiện dự kiến, đảm bảo mức chi phí dự kiến nếu việc giảiquyết các thủ tục pháp luật được thực hiện đúng quy định Tuy nhiên, thực tế đã chỉ

ra, việc tiến hành các thủ tục pháp lý liên quan đến dự án theo quy định của phápluật thường không đảm bảo đúng quy định đã ảnh hưởng làm kéo dài thời gian thựchiện dự án và làm tăng chi phí so với dự kiến

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực XDCB

Môi trường luật pháp luật ổn định, không có dự chồng chéo của các văn bản,không có hiện tượng nhũng nhiễu tiêu cực thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho côngtác quản lý dự án Hơn nữa, các chính sách về tài chính tiền tệ, về tiền lương…cũngảnh hưởng lớn đến quá trình quản lý dự án

1.4 Kinh nghiệm quản lý tài chính dự án của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm

1.4.1 Kinh nghiệm quản lý tài chính dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tại các địa phương

1.4.1.1 Kinh nghi ệm của Ban QLDAĐTXD các công trình giao thông tỉnh Thừa Thiên - Hu ế

Ban QLDAĐTXD các công trình giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế là đơn vị

sự nghiệp công lập, trực thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, hoạt động theo cơ chế

tự chủ về tài chính Trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng, BanQLDAĐTXD các công trình giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai các giảipháp đồng bộ như:

- Về công tác tài chính, hầu hết các công trình đang triển khai đều được bố trívốn ngay từ đầu năm; các thủ tục thanh quyết toán vốn đầu tư được triển khai đầy

đủ, kịp thời đáp ứng chỉ tiêu kế hoạch giao; Các dự án không đạt sản lượng thì luânTrường Đại học Kinh tế Huế

Ngày đăng: 28/07/2021, 16:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w