1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án Ngữ văn 7 kì 2 soạn cv 5512

246 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 246
Dung lượng 1,49 MB

Nội dung

Giáo án Ngữ văn 7 kì 2 soạn cv 5512

Trang 1

Ngày soạn :

Ngày dạy :

Buổi 1 ÔN TẬP TUẦN 18

1 Đọc- hiểu văn bản Ôn tập về tục ngữ: Tục ngữ về thiên nhiên và lao

- Giúp h/s nắm được những hiểu biết chung nhất về văn nghị luận

2 Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng phân tích văn bản nghị luận

- Rèn kĩ năng cảm thụ văn bản nghị luận để vận dụng vào bài tập làm văn của mình

- Nhận diện được những đoạn văn, những bài văn nghị luận

- Rèn kĩ năng viết đoạn văn, bài văn nghị luận

3 Thái độ:

- Bồi dưỡng tinh thần học tập kinh nghiệm của dân gian

- Có ý thức sưu tầm, tìm hiểu tục ngữ để vận dụng có hiệu quả trong đời sống vàtrong văn chương

- Yêu thích làm văn

4 Năng lực:

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực hợp tác

- Năng lực giao tiếp cảm thụ thẩm mĩ tác phẩm

B Chuẩn bị

- Giáo viên: Hệ thống câu hỏi, đáp án

- Học sinh: Ôn tập kiến thức về đọc hiểu, tập làm văn Sưu tầm và tập tìm hiểu vềnội dung, ý nghĩa, bài học kinh nghiệm của một số câu tục ngữ quen thuộc

Trang 2

C Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học :

1 Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1’)

2 Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình ôn tập

3 Tiến trình tổ chức hoạt động ôn tập:

Hoạt động 1: Khởi động:

Trò chơi: Ai nhanh hơn?

Thể lệ: Chia lớp thành 2 đội chơi, lần lượt lên viết các câu tục ngữ đã học (hoặcbiết) Đội nào viết nhiều hơn (trong khoảng thời gian 3 phút) sẽ giành chiến thắng

Hoạt động 2,3: Hình thành kiến thức+ Luyện tập:

Tiết 1,2: Đọc- hiểu văn bản: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

- Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: Chia nhóm, viết tích cực, động não

Hoạt động của thầy Hoạt động của

ánh những kinh nghiệm của

nhân dân ta về thiên nhiên và

lao động sản xuất, về con người

và xã hội

Học sinh nhớ lạikiến thức, trả lời

- Học sinh trả lờicâu hỏi

- Lấy VD minhhoạ

Trang 3

? Qua phần đọc hiểu văn bản

Học sinh thảo luận

Giáo viên yêu cầu HS nhận xét

Giáo viên chốt

Dự kiến trả lời :

a Tục ngữ với ca dao.

- Giống nhau: đều là những sáng

Học sinh thảo luận

2 Đặc điểm của tục ngữ:

* Về hình thức:

- Ngắn gọn, ổn định

- Có vần, có nhịp, thườnggieo vần lưng

- Các vế thường đối xứngnhau cả về hình thức vànội dung

- Lập luận chặt chẽ; Hìnhảnh cụ thể, sinh động;

Thường sử dụng phép nóiquá, ẩn dụ, tượng trưng

* Về nội dung: Lưutruyền những bài họckinh nghiệm của dân gian

về mọi mặt trong cuộcsống

3 Phân biệt tục ngữ với

ca dao, thành ngữ:

a Tục ngữ với ca dao

b Tục ngữ với thành ngữ

Trang 4

tác của nhân dân lao động, có

+ TN nói đến kinh nghiệm lao

động sản xuất còn ca dao nói

đến tư tưởng tình cảm của con

người

+TN là những câu nói ngắn gọn,

ổn định thiên về lí trí, nhằm nêu

lên những nhận xét khách quan

còn ca dao là thơ trữ tình thiên

về tình cảm, nhằm phô diễn nội

tâm con người

b Tục ngữ với thành ngữ.

- Giống nhau: Đều là những đơn

vị có sẵn trong ngôn ngữ và lời

nói, đều dùng hình ảnh để diễn

đạt, dùng cái đơn nhất để nói cái

chung đều được sử dụng ở nhiều

hoàn cảnh khác nhau trong đời

luận, 1 lời khuyên

Tục ngữ được xem như là 1 văn

bản đặc biệt

+ Thành ngữ có chức năng định

danh gọi tên sự vật (tính chất,

hành động, trạng thái ) của sự

Trang 5

- Gọi HS lên bảng ghi lại những

câu tục ngữ đã học theo hai

Nhận xét

Tục ngữ về thiên nhiên

và lao động sản xuất

- Thuộc lòng 8 câu tụcngữ trong văn bản, sưutầm một số câu tục ngữđồng nghĩa hoặc tráinghĩa

- Nắm được nội dung, ýnghĩa và bài học kinhnghiệm của từng câu

II Luyện tập

Giáo viên chia lớp thành 4

nhóm, mỗi nhóm thảo luận nội

dung hai câu tục ngữ theo yêu

cầu:

1 Chỉ ra nghệ thuật, đặc điểm

diễn đạt cảu câu tục ngữ

2 Qua đó, nhân dân muốn gửi

- Học sinh trìnhbày, nhận xét

Gợi ý trả lời:

Câu 1:

Trang 6

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối

- Nghệ thuật:

+ Ngắn gọn

+ Vần lưng: ăm, ươi

+ Đối: Đêm tháng năm / Ngày tháng mười

chưa nằm đã sáng/ chưa cười đã tối

+ Cách nói cường điệu có tác dụng nhấn mạnh đặc điểm

do bão gây ra

Câu 4: “Tháng bày kiến bò, chỉ lo lại lụt”

- Nghệ thuật:

+ Ngắn gọn

+ Vần lưng: bò, lo

+ Lập luận chặt chẽ

Trang 7

- Nội dung: Câu tục ngữ nói về kinh nghiệm dự đoán thời tiết, trình bày những phánđoán trước khi có lụt: Thông qua câu tục ngữ này ta có thể thấy con người ngày xưa

đã có những quan sát rất tỉ mỉ và kì công với bất kì hiện tượng nào ngoài thiênnhiên

Câu tục ngữ khuyên dạy ta cần phải sử dụng đất sao cho hợp lí, không sử dụng lãngphí và bảo vệ nguồn đất, phải nhận thức đúng giá trị của đất mẹ để có thể gắn bó vàyêu quý đất đai

Câu 6: “Nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền”

- Nghệ thuật:

+ Ngắn gọn, cấu trúc 3 vế

+ Vần lưng: trì- nhi, viên- điền

+ Liệt kê: nhất, nhì, tam

+ Sử dụng từ Hán-Việt

+ Lập luận chặt chẽ

- Nội dung: là những lời nhận xét và kinh nghiệm về thứ tự hiệu quả mà các môhình kinh tế đem lại: Nội dung của câu tục ngữ này có nghĩa là trong các hoạt độngcanh tác của nhà nông, đem lại hiệu quả kinh tế nhanh và nhiều nhất lần lượt làchăn nuôi thủy hải sản sau đó đến làm vườn và cuối cùng là trồng hoa màu ở đồngruộng Câu tục ngữ trên cũng là một gợi ý cho người nông dân cân nhắc khi bắt tayvào xây dựng kinh tế Tuy nhiên nếu muốn áp dụng càn phả xem xét được đặc điểm

Trang 8

tình hình tự nhiên và các nguồn tài nguyên của địa phương thì mới có thể thànhcông.

Câu 7: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”.

+ Đặc điểm chung của văn nghị luận

+ Bước đầu làm quen với cách làm bài văn nghị luận

- Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận nhóm

Trang 9

- Kĩ thuật: Chia nhóm, viết tích cực, động não

? Nhắc lại khái niệm thế nào là

văn nghị luận?

Gợi ý:

Bài tập 1:

Trong 3 trường hợp, có 1

trường hợp người viết ( người

nói) phải bày tỏ quan điểm, tư

tưởng của mình một cách trực

Muốn lí giải lời nhận xét của

cô giáo, em nên dựa vào yêu

cầu của phần thi hùng biện

( lập luận chặt chẽ, lí lẽ hùng

hồn, có dẫn chứng cụ thể, )

Soi những tiêu chuẩn ấy vào

hai kiểu văn bản mà An chọn (

văn tự sự và văn biểu cảm),

em sẽ hiểu được lí do vì sao cô

giáo không đồng ý với cách

lựa chọn của An Em cũng sẽ

biết An cần chọn kiểu văn bản

nào để đảm bảo tính hùng

Học sinh làmviệc cá nhân

Học sinh làmviệc cá nhân

- Học sinh thảoluận theo nhómbàn

- Đánh giá

I Trọng tâm kiến thức Thế nào là văn nghị luận?

- Văn nghị luận là bài văn viết ranhằm xác lập cho người đọc,người nghe một tư tưởng, quanđiểm nào đó

B Giới thiệu về người bạn cảumình

C Trình bày quan điểm về tình bạn

A Dùng kiểu văn tự sự, kể một câu chuyện có nội dung nói về quan hệ giữa con gười với môi trường thiên nhiên

B Dùng kiểu văn biểu cảm, làm một bài thơ ca ngợi vẻ đẹp cũng như tầm quan trọng của môi

Trang 10

biện, vừa bày tỏ quan điểm,

thái độ của mình, vừa xác lập

cho người nghe tư tưởng, nhận

thức đúng đắn về tầm quan

trọng của môi trường đối với

cuộc sống của con người cũng

như trách nhiệm của con

người trong việc bảo vệ môi

trường ( văn nghị luận)

Dàn ý:

- Tầm quan trọng của môi

trường thiên nhiên đối với

cuộc sống con người

- Thực trạng về môi trường

thiên nhiên đang bị tàn phá

( nguyên nhân, dự báo hậu

quả)

- Lời nhắc nhở đối với mọi

người trong việc bảo vệ môi

trường thiên nhiên

- Về nội dung: đoạn văn nên

đưa ra ý kiến, những suy nghĩ

về ý thức bảo vệ của công của

mọi người ( thực trạng, lời

nahwcs nhở) Đối tượng tiếp

nhận lời khuyên có thể rộng

( mọi người), có thể hẹp ( các

bạn học sinh)

Học sinh làmviệc cá nhân

trường thiện nhiên đối với con người

Khi nghe An trình bày dự định ấy,

cô giáo nhận xét: ” Cả hai cách ấyđều không đạt” Theo em, vì sao

cô giáo nhận xét như vậy? Muốnthanh fcoong, An phải chuẩn bịbài hùng biện theo kiểu văn bảnnào?

Hãy giúp An xác định ý chính trong bài hùng biện?

3 Bài tập 3:

Tập viết một đoạn văn nghị luận

có đề tài nói về ý thức bảo vệ của công

Trang 11

Đề luyện tổng hợp:

Phần I: Đọc- hiểu

Cho câu tục ngữ:

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười cưa cười đã tối

a) Câu tục ngữ trên đã sử dụng những nghệ thuật nào?

b) Trên cơ sở các phép tu từ tìm được, hãy phân tích nghệ thuật của câu tục ngữnày?

c) Cho biết nghĩa của câu tục ngữ

d) Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ?

e) Sưu tầm thêm một sô câu tục ngữ có nội dung phản ánh kinh nghiệm của nhândân ta về các hiện tượng thiên nhiên

a) Câu tục ngữ trên đã sử dụng nghệ thuật:

+ Đối: Đêm tháng năm / Ngày tháng mười

chưa nằm đã sáng/ chưa cười đã tối

+ Cách nói cường điệu

+ Vần lưng: ăm, ươi

+ Nhịp: đều đặn

b) Tác dụng:

- Câu tục ngữ là kinh nghiệm về thời tiết của nước ta Là một nước ở bán cầu Bắc

và gần đường xích đạo, mùa hè nước ta kéo dài từ tháng 4 đến tháng 6 còn mùađông từ tháng 9 đến tháng 12

+ Vào mùa hè tháng năm thì ngày dài đêm ngắn còn ngày mùa đông thì ngày ngắnđêm dài

+ Cách nói cường điệu có tác dụng nhấn mạnh đặc điểm ấy: “chưa nằm đã sáng,chưa cười đã tối”

+ Phép đối xứng giữa hai vế câu làm nổi bật sự trái ngược trong tính chất của đêmmùa hạ và ngày mùa đông

- Câu tục ngữ ngắn gọn, dễ nhớ giúp chúng ta có thể sắp xếp thời gian một cách hợp

lí để làm việc và bảo vệ sức khỏe

Trang 12

c) Nội dung: Câu tục ngữ là kinh nghiệm về thời tiết của nước ta, giúp chúng ta cóthể sắp xếp thời gian một cách hợp lí để làm việc và bảo vệ sức khỏe.

d) Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ?

Đây chủ yếu là kinh nghiệm của những người làm ruộng ở vùng đồng bằng sôngHồng xưa kai, dựa trên quan sát thời tiết và thời gian lao động sản xuất Hiện tượngnày có thể liên quan đến sự xoay chuyển của trái đất quanh trục của nó và quanh mặttrời

e) Sưu tầm:

- Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa

- Cơn đằng tây, mưa giây bão giật

- Gió đông là chồng lúa chiêm

Gió bấc là duyên lúa mùa

- Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên

Phần II: Tập làm văn

Câu 1: Câu tục ngữ vừa có vần lưng (năm với nằm, mười với cười, vần với nhau)

vừa có đối (đêm và ngày, tháng năm và tháng mười, nằm và cười, sáng và tối, đối

nhau) Cách nói hồn nhiên, hóm hỉnh: lấy giấc ngủ: chưa nằm đã sáng để đo chiều

dài đêm tháng năm, chỉ ra đêm mùa hè là nhắn rất ngắn; lấy tiếng cười để đo chiềudài ngày tháng mười, ngày mùa đông là ngắn, rất ngắn chưa chiều đã tối Suy luận

ra, câu tục ngữ chỉ rõ ngày mùa hè dài, đêm mùa đông rất dài Do do ánh sáng mùa

hè, do mây mù mùa đông và do kinh nghiệm cuộc sống, mà nhân dân ta đã nêu lênnhận xét rất đúng đắn: đêm mùa hè ngắn, ngày mùa đông ngắn Nắm được độ dàithời gian theo đêm và ngày, theo mùa để chủ động bố trí việc làm ăn và nghỉ ngơi làrất cần thiết Đây là một câu tục ngữ đặc sắc

* Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:

- Câu TN có thể hiểu: Đất được coi như vàng, đất quý như vàng

+ “Tấc”?

+ So sánh “tấc đất” với “tấc vàng”

-> Khẳng định, đề cao giá trị của đất

Trang 13

- Câu TN còn có hàm ý khuyên mọi người phải biết quý trọng, bảo về đất đai để sinhsống và sản xuất.

* Bình luận - Chứng minh:

- Câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” từ xưa đến nay vẫn đúng Đất rất quý:

+ Đất để làm nhà ở, là ruộng vườn để gieo trồng cấy hái

+ Đất tồn tại, gắn bó với con người từ xa xưa

+ Theo nghĩa rộng: Đất là giang sơn, là Tổ quốc

- Câu tục ngữ khuyên mọi người không được lãng phí đất Ca dao có câu:

Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang; Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.

c Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề và bài học rút ra

4 Vận dụng: Nhắc lại ND đã ôn tập

5 Tìm tòi, mở rộng:

- Về nhà đọc thuộc các câu tục ngữ đã học, nắm được nội dung và nghệ thuật

- Tiếp tục ôn tập tục ngữ và văn nghị luận

-Ngày soạn:

Ngày dạy:

Buổi 2 ÔN TẬP TUẦN 19

1 Đọc- hiểu văn bản Ôn tập về tục ngữ: Tục ngữ về con người và xã hội

3 Tập làm văn Đặc điểm của văn bản nghị luận

A Mục tiêu cần đạt

1 Kiến thức:

Trang 14

- Giúp học sinh ôn luyện, củng cố các kiến thức về nội dung, nghệ thuật của một số câu tục ngữ : ngắn gọn , đúc kết các vấn đề của đời sống xã hội Cách sử dụng biện pháp tu từ , hiệp vần … trong các câu tục ngữ

- Nhận biết về câu rút gọn, vận dụng làm bài tập

- Giúp h/s nắm được đặc điểm của văn nghị luận

2 Kĩ năng:

- Nhận diện và sử dụng câu rút gọn thành thạo khi nói, viết

- Nhận diện được những đoạn văn, những bài văn nghị luận

- Rèn kĩ năng viết đoạn văn, bài văn nghị luận

3 Thái độ:

- Bồi dưỡng tinh thần học tập kinh nghiệm của dân gian

- Có ý thức sưu tầm, tìm hiểu tục ngữ để vận dụng có hiệu quả trong đời sống vàtrong văn chương

- Yêu thích làm văn

4 Năng lực:

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực hợp tác

- Năng lực giao tiếp cảm thụ thẩm mĩ tác phẩm

B Chuẩn bị

- Giáo viên: Hệ thống câu hỏi, đáp án

- Học sinh: Ôn tập kiến thức về đọc hiểu, tập làm văn Sưu tầm và tập tìm hiểu vềnội dung, ý nghĩa, bài học kinh nghiệm của một số câu tục ngữ quen thuộc

C Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học :

1 Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1’)

2 Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình ôn tập

3 Tiến trình tổ chức hoạt động ôn tập:

Hoạt động 1: Giáo viên dẫn vào bài:

Tục ngữ là những lời vàng ý ngọc, là sự kết tinh kinh nghiệm, trí tuệ của nhân dânqua bao đời Ngoài những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất, tục ngữcòn là kho báu những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội Dưới hình thứcnhững nhận xét, lời khuyên nhủ, tục ngữ truyền đạt rất nhiều bài học bổ ích, vô giátrong cách nhìn nhận giá trị con người, trong cách học, cách sống và cách ứng xửhàng ngày

Hoạt động 2,3: Hình thành kiến thức+ Luyện tập:

Trang 15

Tiết 1: Đọc- hiểu văn bản: Tục ngữ con người và xã hội:

+ Nghị luận về một số câu tục ngữ quan trọng

- Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: Chia nhóm, viết tích cực, động não

Hoạt động của thầy Hoạt động trò Nội dung ôn tập - Thời gian

định, đề cao giá trị con

người quý hơn nhiều lần

của cải vật chất -> Đó là tư

tưởng đạo lí, triết lí sống

của nhân dân ta đặt con

người lên trên mọi thứ của

cải vật chất và nhắc nhở

phải yêu quý, tôn trọng và

bảo vệ con người Đồng

- Phép so sánh:

mặt người = mặt của

- Đối lập đơn vịchỉ số lượng:

+ Người làm racủa chứ của không

I Trọng tâm kiến thức

1 Thuộc lòng những câu tục ngữtrong văn bản

2 Nghệ thuật - Nội dung - Bàihọc kinh nghiệm của từng câutục ngữ

Trang 16

? Trình bày nội dung phần

ghi nhớ?

- Gọi 2 - 3 học sinh lên

bảng trình bày nội dung

phần ghi nhớ GV nhận xét

và cho điểm

- Yêu cầu HS thuộc lòng

và hiểu nội dung phần ghi

nhớ

- Gọi HS đọc và xác định

yêu cầu của bài 1

- Cho HS thảo luận theo

yêu cầu của bài 2

- Gọi HS lên bảng ghi lại

những câu tục ngữ theo

yêu cầu

làm ra người

- Lên bảng trìnhbày

- Nhận xét, bổsung

- Đọc và xác địnhyêu cầu của đề 1

- Thảo luận

- Lên bảng làm bài

- Nhận xét

- Một số câu tụcngữ cùng chủ đề:

+ Lá lành đùm lárách

+ Lá rách ít đùm

lá rách nhiều

+ Một miếng khiđói bằng một góikhi no

- Đọc và xác địnhyêu cầu của đề 2

- Lên bảng trìnhbày

- Nhận xét

3 Ghi nhớ:

II Luyện tập Bài tập 1: Chép ít nhất 3 câu tục

ngữ về con người và xã hội Hãynêu nghệ thuật, nội dung, bài họckinh nghiệm của một trong 3 câutục ngữ đó

Bài tập 2: Câu tục ngữ Ăn quả

nhớ kẻ trồng cây cho ta bài học

gì trong cuộc sống? Hãy tìmnhững câu TN có cùng chủ đềhoặc trái nghĩa với nó?

Trang 17

+ Thương người như thể thương thân.

+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

* Câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân

- Thương người: Tình thương dành cho người khác.

- Thương thân: Tình thương dành cho chính bản thân mình.

=> Thông qua phép so sánh, câu tục ngữ khuyên nhủ con người: Hãy thương yêungười khác như thương chính bản thân mình Phải biết đồng cảm, chia sẻ, giúp đỡ,cưu mang người khác nhất là khi họ gặp hoạn nạn, rủi ro Đây là bài học về lòngnhân ái, vị tha cao cả

Bài tập 2:

* Câu tực ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây:

- Nghĩa đen: Khi ăn một quả ngon phải nhớ own người trồng và chăm sóc cây ấy

- Nghĩa bóng: Khi được hưởng thụ một thành quả tốt đẹp nào đó ta phải nhớ ơnngười tạo dựng nên thành quả đó

=> Câu TN là bài học sâu sắc về lòng biết ơn

* Sưu tầm những câu tục ngữ có cùng chủ đề

+ Uống nước nhớ nguồn

+ Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng

+ Qua cầu rút ván

+ Được chim bẻ ná, được cá quên nơm

-Tiết 2: Tiếng Việt: Rút gọn câu

- Mục tiêu: Ôn tập nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức đã học về rút gọn câu

- Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: Chia nhóm, viết tích cực, động não

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ôn tập - Thời gian

I Trọng tâm kiến thức

Trang 18

- Câu rút gọn làmột kiểu câu (Đãđược lược bỏ một

số thành phần câu

và những thànhphần đó có thể khôiphục lại được nhờvào thông tin ởnhững câu đứngtrước nó.)

- Đọc đề, xác địnhyêu cầu:

+ Tìm các câu rútgọn

+ Cho biết tác dụng

a Các câu rút gọn:

Câu 2 và 4

-> Tác dụng: Ngụ ýhành động, đặcđiểm nói trong câu

là của chung mọingười

b Các câu rút gọn:

Câu 2, 3 và 5

-> Tác dụng: Làmcho câu gọn hơn

1 Rút gọn câu:

- Rút gọn câu là lược bỏ một sốthành phần của câu -> Được câurút gọn

- Mục đích:

+ Làm cho câu gọn hơn, thông tinnhanh, tránh lặp từ ngữ đã xuấthiện ở câu đứng trước

+ Ngụ ý hành động, đặc điểm nóitrong câu là của chung mọingười

4 Uống nước nhớ nguồn

b Đoạn văn: Tinh thần yêu

nước công việc kháng chiến.

Bài tập 2: Tìm câu rút gọn chủ

Trang 19

Bài tập 2:

GV nêu yêu cầu bài tập

Hướng dẫn học sinh thảo

Lý Pá Tra bây giờ Mỗi năm đem nộp lại cho chủ nợ nợ một nương ngô Đến tận khi hai vợ chồng về già rồi mà cũng chưa trả được

nợ Người vợ chết cũng chưa trả hết nợ

( Tô Hoài)

Bài tập 3: Chỉ rõ và khôi phục

các thành phần câu bị rút gọntrong những trường hợp sau đây:a) Tiếng hát ngừng Cả tiếngcười

(Nam Cao)b) Đi thôi con!

c) Mong các cháu mai sau lớn lênthành những người dân xứngđáng với nước độc lập tự do

( Hồ Chí Minh)d) Uống nước nhớ nguồn

( Tục ngữ)e) Của đáng mười Nhu chỉ bánđược năm Có khi chẳng lấy đượcđồng tiền nào là khác nữa

( Nam Cao)

Bài tập 4: Trong các câu sau

đây, thành phần nào được rútgọn? Thử khôi phục lại thànhphần bị rút gọn

a) Buồn trông con nhện giăng tơ

( Ca dao)

Trang 20

+ Trình bày suynghĩ của em vềlòng yêu nước củathế hệ trẻ VN trongthời đại hiện nay (ýthức, trách nhiệm

và những việc làm

cụ thể)

b) Buồn trông cửa bể chiều hôm

(Nguyễn Du)

Bài tập 5: Viết 1 đoạn văn

khoảng 10 câu trình bày suy nghĩcủa em về lòng yêu nước của thế

hệ trẻ VN trong thời đại hiện nay.Trong đó có ít nhất một câu rútgọn

+ Đặc điểm chung của văn nghị luận

+ Bước đầu làm quen với cách làm bài văn nghị luận

- Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: Chia nhóm, viết tích cực, động não

? Nêu đặc điểm của văn

I Trọng tâm kiến thức Đặc điểm của văn nghị luận:

Trang 21

yêu cầu của đề bài.

Giáo viên chia lớp thành 3

nhóm, thảo luận trong thời

gian 15 phút, theo kĩ thuật

công đoạn

- Trả lời

- Mỗi bài vănnghị luận đềuphải có:

+ Luận điểm+ Luận cứ+ Lập luận

- Trả lời

- Có 2 phươngpháp lập luậnthường gặp Đó

là phương pháplập luận giảithích và lập luậnchứng minh

- HS thảo luận

Các nhóm đổichéo kết qảuthảo luận

- Đọc, nhận xét

Mỗi bài văn nghị luận đều phải có:

- Luận điểm: Là ý kiến thể hiện tưtưởng, quan điểm của bài văn (mangvấn đề NL) -> Sáng tỏ, dễ hiểu, nhấtquán

- Luận cứ: Là hệ thống lí lẽ, dẫnchứng làm sáng tỏ luận điểm ->Chân thật, đúng đắn, xác thực, tiêubiểu, có sức thuyết phục cao

- Lập luận: Là cách nêu luận cứ (Sắpxếp ý) -> Chặt chẽ, hợp lí

3 Một số kiểu bài nghị luận thườnggặp:

Bài tập 1: Cho hai đoạn văn bản sau:

Dân số ngày càng tăng đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của mỗi cá nhân, mỗidân tộc cũng như toàn thể cộng đồng Những ảnh hưởng đó là: không có đủ lươngthực, thực phẩm cung cấp cho bữa ăn hàng ngày, từ đó dẫn đến cảnh đói nghèo, tìnhtrạng thiếu dinh dưỡng dẫn đến suy thoái sức khỏe, giống nòi không những không

Trang 22

phát triển mà còn dễ dàng bị thoái hóa Dân số tăng trong khi cơ sở sản xuất có hạndẫn đến thiếu việc làm, thất nghiệp ngày càng tăng Dân số tăng càng nhanh thì chấtlượng cuộc sống của cộng đồng, gia đình và cá nhân càng giảm sút.

( Theo Giáo trình dịch Việt – Anh, Đại học Mở Hà Nội)

b) Nếu con người không biết ngăn chặn những hành động phá hoại thiên nhiên vàmôi trường thì rất nguy hại Đến một lúc nào đó con người không còn có thể khaithác từ thiên nhiên để lấy của cải vật chất nuôi sống chính bản thân mình Môitrường sống của con người đang bị đe dọa: chất thải công nghiệp làm vẩn đục cácdòng sông, tai nạn của các con tàu chở dầu làm ô nhiễm hàng vạn cây số bờ biển cácnước Bầu khí quyển ngày càng bị các hợp chất của các- bon làm ô nhiễm, tầng ôzônbao bọc trái đất bị chọc thủng, các tia tử ngoại xâm nhập vào các dòng khí quyểnxuống mặt đất Nhiệt độ khí quyển ngày càng tăng, lượng nước biển sẽ dâng do sựtan băng ở Bắc và Nam cực của trái đất Tất cả những điều đó là nguyên nhân pháhoại cân bằng sinh thái và đang là sự đe dọa khủng khiếp cho sự sống trên hành tinhcủa chúng ta

( Theo Giáo trình dịch Việt – Anh, Đại học Mở Hà Nội)

Hãy nhận xét về lập luận của hai đoạn văn trên bằng cách trả lời những câu hỏi sau:

- Câu văn nào nêu luận điểm (ý chính)? Qua câu văn ấy, người viết muốn đưa ra kếtluận gì?

- Để người đọc hiểu rõ kết luận của mình, người viết đã xây dựng những luận cứnào?

* Gợi ý:

- Muốn tìm câu văn nêu luận điểm thì trước hết hãy đọc kĩ đoạn văn bản, nắm vữngnhững nội dung và đoạn văn bản giải quyết Câu khái quát ý chính là câu văn chứaluận điểm

Mặt khác, câu văn chứa luận điểm thường hay đặt ở hai vị trí: vị trí đầu đoạn (đốivới kiểu đoạn văn đi từ ý khái quát đến ý cụ thể); hoặc vị trí cuối đoạn (đối với kiểuđoạn văn đi từ ý cụ thể đến ý khái quá)

Dựa vào gợi ý này em sẽ tìm được lời giải

- Kết luận mà người viết muốn đưa ra nằm ngay ở nội dung câu văn nêu luận điểm

- Dựa vào nội dung của từng đoạn văn bản cũng như ở những hiểu biết của cá nhân

về lập luận (cách nêu luận cứ) để xác định luận cứ ở mỗi đoạn văn bản ấy

Bài tập 2: Cho luận điểm sau: Qua tục ngữ, người xưa đã tôn vinh giá trị con

người

Trang 23

Tìm những lí lẽ và dẫn chứng cần thiết để triển khai luận điểm trên thành một đoạnvăn.

* Gợi ý:

Các lý lẽ cần được đưa ra là:

- Tục ngữ tôn vinh vẻ đẹp của con người (vẻ đẹp ngoại hình, vẻ đẹp phẩm chất)

- Tục ngữ đề cao giá trị con người (có giá trị hơn tất cả mọi thứ của cải trên đời) Các em tự tìm dẫn chứng sắp xếp hợp lý để triển khai thành đoạn văn theo yêu cầu

Bài tập 3: Tìm các luận cứ phù hợp để triển khai luận điểm sau: Cận thị học đường

đang là mối lo ngại lớn nhất của các bậc phụ huynh và các em học sinh

Chuyển thành văn luận điểm trên

* Gợi ý:

Việc xác định luận cứ có thể tiến hành trên cơ sở tìm hiểu kỹ câu chứa luận điểm đã

nêu trong bài (chú ý hai cụm từ cận thị học đường và mối lo ngại lớn) Từ đó hình

dung ra các luận cứ thích hợp

Sau đây là một gợi ý có thể tham khảo:

- Luận cứ 1: Thực trạng của vấn đề cận thị học đường (tỷ lệ mắc bệnh ở họcsinh các cấp)

- Luận cứ 2: Xác định các nguyên nhân

- Luận cứ 3: Một số giải pháp ngăn chặn

Khi chuyển thành văn cần chú ý cách diễn đạt, dùng các từ ngữ chuyển tiếp thật phùhợp, có thể dùng linh hoạt các kiểu câu (kể cả câu nghi vấn)

Đề luyện tổng hợp:

Phần I: Đọc- hiểu

Cho các câu tục ngữ sau đây:

- Một mặt người bằng mười mặt của.

- Đói cho sạch, rách cho thơm

a) Tìm nghĩa của mỗi câu tục ngữ

b) Bài học mà mỗi câu tục ngữ đem lại?

c) Mỗi câu tục ngữ trên, hãy tìm ít nhất một câu tục ngữ đồng nghĩa?

Phần II: Tập làm văn

Câu 1: Viết đoạn văn phê phán câu tục ngữ: Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau.

Câu 2: Viết bài văn nghị luận nói lên suy nghĩ của em về hai câu tục ngữ:

- Không thầy đố mày làm nên

- Học thầy không tày học bạn

Trang 24

Gợi ý:

Phần I: Đọc- hiểu

a) Nghĩa của câu tục ngữ: Một mặt người bằng mười mặt của

Khẳng định giá trị của con người so với của cải: người quý hơn của cải, quý gấpnhiều lần

Nghĩa của câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm

Có hai nghĩa:

- Nghĩa đen: (đói, rách thể hiện sự khó khăn, thiếu thốn về vật chất; sạch, thơm: lànhững điều con người cần phải hướng tới, phải giữ gìn): dù đói cũng phải ăn uốngsạch sẽ, dù mặc rách cũng phải giữ cho áo quần thơm tho

- Nghĩa bóng: dù nghèo khỏ, thiếu thốn vẫn phải soogns cho tron gsachj, không vìnghèo khổ mà làm những việc xấu xa, tội lỗi

b) Bài học mà mỗi câu tục ngữ đem lại?

- Câu tục ngữ: Một mặt người bằng mười mặt của:

+ Phê phán những trường hợp coi của cải hơn giá trị con người

+ Khuyên nhủ con người cần biết coi trọng giá trị con người hơn mọi thứ của cải vậtchất

+ An ủi, động viên ai đó khi bị mất mát của cải vật chất

- Câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm: Câu tục ngữ giáo dục con người lòng tự

trọng và phải biết vượt lên hoàn cảnh để giữ gìn nhân cách

c) Mỗi câu tục ngữ trên, hãy tìm ít nhất một câu tục ngữ đồng nghĩa?

- Câu tục ngữ: Một mặt người bằng mười mặt của: Người sống hơn đống vàng

- Câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm: Chết trong còn hơn sống đục, giấy rách

phải giữ lấy lề

Phần II: Tập làm văn

Câu 1: Viết đoạn văn phê phán câu tục ngữ: Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau.

Câu tục ngữ này lạc hậu vì nó đề cao lối sống ích kỉ, khôn lỏi, thấy có quyền lợi thìvội tranh trước, gặp khó khăn lại đùn đẩy cho người khác Ta cần phải lên án lốisống đó Vì trong cuộc sống, chúng ta rất cần sự yêu thương, san sẻ những khó khăn,gian lao với người khác Mang niềm vui đến cho người khác, chúng ta sẽ nhận lạiđược niềm vui Hơn nữa, yêu thương là truyền thống tốt đẹp của cha ông ta Ta cầnphát huy truyền thống đó

Câu 2: Viết bài văn nghị luận nói lên suy nghĩ của em về hai câu tục ngữ:

- Không thầy đố mày làm nên

- Học thầy không tày học bạn

Trang 25

Dàn bài:

a Mở bài:

- Quan niệm và thái độ tôn sư trọng đạo của dân tộc ta

- Vai trò của thầy và bạn trong học tập đều quan trọng như nhau

b Thân bài:

* Giải thích câu: "không thầy đố mày làm nên"

- Đề cao đến mức tuyệt đối vai trò của người thầy đối với học sinh

- Thầy dạy cho học sinh những kiến thức cần thiết Thầy là người dẫn đường chỉ lối,không chỉ dạy chữ mà còn dạy nhân nghĩa, đạo lí làm người

- Thầy nhiều khi còn quyết định đến cả việc tạo dựng sự nghiệp của học sinh

* Giải thích câu: "học thầy không tày học bạn"

- "Không tày": không bằng Là cách nói nhấn mạnh ý: học hỏi bạn bè là điều hết sứcquan trọng và cần thiết đối với mỗi học sinh vì thầy chỉ dạy ở lớp, ở trường, cònphần lớn thời gian của học sinh là học tập với bạn bè

- Học ở bạn những điều hay lẽ phải Trao đổi thêm với bạn bè để nắm vững thêmđiều thầy dạy trên lớp mà mình chưa hiểu hết Bạn tốt giúp đỡ nhau tận tình thì cũng

có vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của mỗi người học sinh trong học tập, đờisống

* Mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ:

- Hai câu tục ngữ trên khẳng định: học thầy, học bạn đều quan trọng như nhau vàcần thiết để bổ sung ý nghĩa cho nhau, phản ánh quan niệm của người xưa về việchọc

- Trong quá trình học tập, chúng ta cần khai thác thật mạnh mặt thuận lợi của thầy,của bạn để không ngừng nâng cao hiểu biết về mọi mặt

- Về nhà đọc thuộc các câu tục ngữ đã học, nắm được nội dung và nghệ thuật

- Tìm hiểu bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Trang 26

-Ngày soạn :

Ngày dạy :

Buổi 3 ÔN TẬP TUẦN 20

1 Đọc- hiểu văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

2 Đọc- hiểu văn bản Sự giàu đẹp của Tiếng Việt

3 Tập làm văn Câu đặc biệt

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực hợp tác

- Năng lực giao tiếp cảm thụ thẩm mĩ tác phẩm

B Chuẩn bị

Trang 27

- Giáo viên: Hệ thống câu hỏi, đáp án

- Học sinh: Ôn tập kiến thức về đọc hiểu, tiếng Việt

C Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học :

1 Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1’)

2 Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình ôn tập

3 Tiến trình tổ chức hoạt động ôn tập:

Hoạt động 1: Khởi động:

Giáo viên cho học sinh quan sát trên máy chiếu tấm gương, câu chuyện về những tấm gương gan dạ, mưu trí, sáng tạo trong kháng chiến của dân tộc

GV giới thiệu: Vì sao một đất nước đất không rộng, người không đông như đất nước

ta mà luôn luôn chiến thắng tất cả bọn xâm lược, dù chúng mạnh đến đâu và từ đâutới? Làm thế nào để cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tiến tới thắng lợi ?Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm này

Hoạt động 2,3: Hình thành kiến thức+ Luyện tập:

- Tiết 1,2: Đọc- hiểu văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Sự giàu đẹp của Tiếng Việt

- Mục tiêu: Ôn tập nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức đã học ở bài Tinh thần

yêu nước của nhân dân ta Sự giàu đẹp của Tiếng Việt

- Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: Chia nhóm, viết tích cực, động não

Hoạt động của thầy Hoạt động

của trò

Kiến thức cần đạt

- GV cho học sinh thảo luận

theo nhóm bàn nội dung cần

nắm về bài học trong thời

I Kiến thức trọng tâm

1 Văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

* Tác giả:

- Hồ Chí Minh (1890-1969), quê tại

xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnhNghệ An

- Người là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc

và cách mạng Việt Nam

- Hồ Chí Minh là một nhà thơ lớncủa dân tộc và là Danh nhân vănhóa thế giới

Trang 28

văn bản: Tinh thần yêu

nước của nhân dân ta

a Thể loại: Văn nghị luận.

b Xuất xứ: Bài văn trích trong

Báo cáo Chính trị của Chủ tịch HồChí Minh tại Đại hội lần thứ II,tháng 2 năm 1951 của Đảng Laođộng Việt Nam (tên gọi từ năm

1951 đến năm 1976 của Đảng Cộngsản Việt Nam hiện nay)

c Giá trị nội dung: Bài văn đã làm

sáng tỏ một chân lí: “Dân ta có mộtlòng nồng nàn yêu nước Đó là mộttruyền thống quý báu của ta”

d Giá trị nghệ thuật:

- Bố cục chặt chẽ, luận điểm ngắngọn, rõ ràng, mạch lạc

- Dẫn chứng được chọn lọc, trìnhbày hợp lí, giàu sức thuyết phục

- Cách diễn đạt trong sáng, nhiềuhình ảnh so sánh độc đáo

2 Văn bản: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt.

* Tác giả:

- Đặng Thai Mai là nhà văn, nhànghiên cứu văn học nổi tiếng, nhàhoạt động xã hội có uy tín

1967, được bổ sung và đưa vào

“Tuyển tập Đặng Thai Mai, tập II”

c Giá trị nội dung: Bài văn đã

Trang 29

chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ củatiếng Việt trên nhiều phương diện:ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp

d Giá trị nghệ thuật:

- Kết hợp khéo léo giữa lập luậngiải thích và lập luận chứng minh,bình luận

- GV nêu yêu cầu bài tập

- GV nêu yêu cầu bài tập

- Giáo viên gọi 1-2 học

- Học sinhtrình bày,nhận xét

Học sinh làmviệc nhóm

- Học sinhtrình bày,nhận xét

Học sinh làmviệc cá nhân

- Học sinhtrình bày,nhận xét

Văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

đã đưa ra các dẫn chứng nào?

3 Bài tập 3: Chỉ ra và phân tích các

hình ảnh so sánh trong bài?

Trang 30

bổ sung

Học sinh làmviệc nhóm

- Học sinhtrình bày,nhận xét

Học sinh suy nghĩ, trả lời

Học sinh suy nghĩ, trả lời

4 Bài tập 4: Trong đoạn kết, câu

thứ hai và câu cuối là kiểu câu gì?Nêu tác dụng của kiểu câu đó trongbài văn

Văn bản: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt.

b Tìm những câu trong Tiếng Vệt

có sự hài hòa về ngữ âm, cân xứng

5 Bài tập 5:

Tìm các từ Hán Việt có các yếu tố: đặc (riêng), giai (bậc), trầm (chìm), tín (tin), mãn (đầy)

Trang 31

Gợi ý:

Văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Bài tập 1: Tóm tắt theo các ý chính:

- Yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta khi Tổ quốc bị xâm lăng

- Lịch sử có nhiều cuộc kháng chiến chống xâm g chứng tỏ dân ta yêu nước nồng nàn

- Đồng bào ta ngày nay có nhiều việc làm thể hiện tinh thần yêu nước xứng đáng vớitruyền thống của tổ tiên

- Nhiệm vụ của Đảng ta

Bài tập 2: Để chứng minh cho nhận định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước

Đó là một truyền thống quý báu của ta", tác giả đã đưa ra các dẫn chứng nào?

Dẫn chứng:

- Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại

Trang 32

- Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp Trong cuộc kháng chiếnchống Pháp, dẫn chứng lại chia ra các lứa tuổi; người trong vùng tạm bị chiếm vànước ngoài; miền ngược, miền xuôi; chiến sĩ ngoài mặt trận và công chức ở hậuphương; phụ nữ và các bà mẹ chiến sĩ; công nhân, nông dân thi đua sản xuất đếnđiền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ, Các dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện đãchứng minh dân ta có truyền thống nồng nàn yêu nước

Bài tập 3: Chỉ ra và phân tích các hình ảnh so sánh trong bài?

- Trong bài văn, tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh: tinh thần yêu nước kết thành(như) một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự nguy hiểm,khó khăn; nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước

=> So sánh tinh thần yêu nước với làn sóng mạnh mẽ và to lớn là cách so sánh cụthể, độc đáo Lối so sánh như vậy làm nổi bật sức mạnh cuồn cuộn, vô song của tinhthần yêu nước

- Hình ảnh so sánh khác là ví tinh thần yêu nước như các thứ của quý Có khi đượctrưng bày, có khi được cất giấu Khi được trưng bày, ai cũng nhìn thấy Khi đượccất giấu thì kín đáo

=> Như vậy tinh thần yêu nước khi tiềm tàng, khi lộ rõ, nhưng lúc nào cũng có.Cách so sánh này làm cho người đọc hình dung được giá trị của lòng yêu nước; mặtkhác nêu trách nhiệm đưa tất cả của quý ấy ra trưng bày, nghĩa là khơi gợi, phát huytất cả sức mạnh còn đang tiềm ẩn, đang được cất giấu ấy để cho cuộc kháng chiếnthắng lợi

Bài tập 4: Kiểu câu định nghĩa giải thích, có tác dụng làm sáng tỏ vấn đề.

Văn bản: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt.

Bài tập 1

Trang 33

* Gợi ý: Về nghệ thuật nghị luận, bài viết này có nhiều ưu điểm nổi bật:

- Tác giả đã kết hợp hài hoà giữa giải thích, chứng minh với bình luận Tác giả đã sửdụng một hệ thống lập luận chặt chẽ: nêu nhận định khái quát, giải thích bằng nhiềuphương thức linh hoạt, tiếp đó dùng các dẫn chứng để chứng minh Các dẫn chứngđược dẫn ra khá bao quát, toàn diện

- Để cho bài viết thêm ngắn gọn, súc tích, tác giả đã nhiều lần sử dụng biện pháp mởrộng thành phần câu Ví dụ: "Họ không hiểu tiếng ta, và đó là một ấn tượng, ấntượng của người "nghe" và chỉ nghe thôi" Hoặc: "Một giáo sĩ nước ngoài (chúng tabiết rằng nhiều nhà truyền đạo Thiên Chúa nước ngoài cũng là những người rất thạotiếng Việt), đã có thể nói " Cách mở rộng câu như vậy giúp tác giả không phải viếtnhiều câu, đồng thời lại làm cho các ý gắn kết với nhau chặt chẽ và mạch lạc hơn

Bài tập 2:

a) Năm qua đi, tháng qua đi

Tre già măng mọc có gì lạ đâu

Mai sau,

mai sau,

mai sau…

Đất xanh, tre mãi xanh màu tre xanh!

(Bài: Cây tre Việt Nam ( Nguyễn Duy)

Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù Tre xung phong vào xe tăng, đại bác Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín Tre hi sinh

để bảo vệ con người Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!

( Tre Việt Nam- Thép Mới)

b) Tục ngữ: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống

Tấc đất, tấc vàng

Bài tập 3: Các từ ngữ “ hơi bị đẹp”, “ hơi bị hay” không phù hợp với chuẩn mực sử

dụng từ( từ đẹp, hay là những tính từ không kết hợp được với từ bị, được), nếu sử dụng sẽ không để lại ấn tượng tốt cho người nghe

Bài tập 4: Tính thống nhất ở chỗ giàu và đẹp trong Tiếng Việt gắn liền với cuộc

sống và cuộc đấu tranh của nhân dân ta để giữ gìn Tỏ quốc và tiếng nói, gắn liền với tâm hồn đẹp đẽ của người Việt nam trong cuộc đấu tranh vĩ đại và lâu dài để chiến thắng mọi kẻ thù

Bài tập 5:

“ đặc”(riêng): đặc trưng, đặc điểm, đặc sắc

giai( bậc): giai điệu, giai cấp, giai tầng

Trang 34

-Tiết 3: Tiếng Việt: Câu đặc biệt

- Mục tiêu: Ôn tập nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức đã học về câu đặc biệt

- Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: Chia nhóm, viết tích cực, động não

? Thế nào là câu đặc biệt?

- VD: Mưa Gió

(Nguyễn CôngHoan)

HS hoạt động cánhân: Suy nghĩ,

I Trọng tâm kiến thức

1 Khái niệm:

- Câu đặc biệt là câu không cấutạo theo mô hình CN-VN

2 Tác dụng của câu đặc biệt:

- Câu đặc biệt thường được dùng

để:

+ Nêu thời gian, nơi chốn diễn rasự việc được nói đến trong đoạn + Liệt kê thông báo về sự tồn tạicủa sự vật hiện tượng

+ Bộc lộ cảm xúc

+ Gọi đáp

II Luyện tập:

Bài tập 1: Tìm các câu đặc biệt

trong văn bản: “ Cuộc chia tay

Trang 35

- Giáo viên gọi học sinh

- GV nêu yêu cầu bài tập

- Giáo viên gọi học sinh

trình bày, nhận xét

Giáo viên nhận xét, bổ

sung

Gợi ý:

a) Dùng để nêu thời gian,

địa điểm, khung cảnh

( diễn ra sự việc)

yêu cầu của BT

? Xác định yêu cầu của

HS hoạt động cánhân: Suy nghĩ,trình bày, nhậnxét, bổ sung

- Đọc và xác địnhyêu cầu của BT+ Viết đoạn văntrong đó có mộtvài câu đặc biệt(Gạch chân cáccâu đó)

+ Nội dung: Tảcảnh quê hươngem

- Lên bảng viếtđoạn văn

- Nhận xét

của những con búp bê”

Bài tập 2: Trong những trường

hợp sau đây, câu đặc biệt dùng đểlàm gì?

a) Nhà ông X Buổi tối Một chiếcđèn măng sông Một bộ bàn ghế.Ông X đang ngồi có vẻ chờ đợi.b) Mẹ ơi! Chị ơi! Em đã về

c) Có mưa!

d) Đẹp quá Một đàn cò trắng đangbay kìa!

Bài tập 3: Viết một đoạn văn ngắn

(Khoảng 5-7 câu) tả cảnh quêhương em, trong đó có một vài câuđặc biệt

- Câu mở đoạn: Giới thiệu cảnhđược tả

- Các câu nội dung: Miêu tả cảnhđẹp của quê hương

- Câu kết đoạn: Cảm nghĩ của em

Trang 36

năng làm bài cho các em.

* Chú ý: Đoạn văn viết

liền mạch, có câu mở

đoạn, các câu ND và câu

kết đoạn, không cần chấm

xuống dòng Trong đoạn

văn phải sử dụng điệp ngữ

và điệp ngữ ấy phải có tác

dụng nghệ thuật

Đề luyện tổng hợp:

Đề 1:

Phần I: Đọc- hiểu

Cho đoạn văn:

"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quí báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xăm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước"

(Ngữ văn 7 - tập 2)

Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt

chính của đoạn văn là gì?

Câu 2 Tìm các trạng ngữ của câu trong đoạn văn trên và nêu rõ công dụng của

những trạng ngữ ấy?

Câu 3 : Chỉ ra phép so sánh được sử dụng trong đoạn văn trên và tác dụng của nó?

Câu 4: Để chứng minh cho nhận định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó

là một truyền thống quý báu của ta" tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp

xếp theo trình tự như thế nào?

Phần II: Tập làm văn

Câu 1: Từ nội dung của đoạn trích, hãy nêu ngắn gọn suy nghĩ của em về lòng yêu

nước của thế hệ trẻ ngày nay bằng một đoạn văn từ 8-10 câu

Câu 2: Sinh thời Bác Hồ dạy:

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công.

Hãy chứng minh tính đúng đắn của lời dạy trên

Gợi ý:

Trang 37

Phần I: Đọc- hiểu

Câu 1:

- Đoạn văn được trích trong tác phẩm: "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"

- Tác giả Hồ Chí Minh

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận

Câu 2 Các trạng ngữ : Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng

- Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại

- Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp Trong cuộc kháng chiếnchống Pháp, dẫn chứng lại chia ra các lứa tuổi; người trong vùng tạm bị chiếm vànước ngoài; miền ngược, miền xuôi; chiến sĩ ngoài mặt trận và công chức ở hậuphương; phụ nữ và các bà mẹ chiến sĩ; công nhân, nông dân thi đua sản xuất đếnđiền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ, Các dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện đãchứng minh dân ta có truyền thống nồng nàn yêu nước

* Trình tự: Thời gian

- Kiểu bài: Lập luận chứng minh

- ND: Vai trò, sức mạnh của đoàn kết: Đoàn kết là sức mạnh quyết định sự thành

Trang 38

* Chứng minh:

Những biểu hiện của tinh thần đoàn kết và sức mạnh của nó trong thực tế vàtrong văn chương

- Trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc

- Trong lao động sản xuất

- Trong học tập và làm việc

- Một số dẫn chứng trong văn chương: Câu chuyện bó đũa ; Con cáo và tổ ong ; Hòn đá to

* Suy nghĩ của em:

- Đó là truyền thống lâu đời và tốt đẹp

- Cần phải phê phán và đấu tranh loại bỏ tư tưởng hoặc những biểu hiện chia rẽ,những lối sống cá nhân ích kỉ

c Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề và bài học rút ra

Đề 2:

Phần I: Đọc- hiểu

Cho đoạn văn:

“ Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu

mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu ”

Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào, của ai?

Câu 2: Nêu xuất xứ của văn bản?

Câu 3: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài?

Câu 4: Em có suy nghĩ gì khi một số người hiện nay hay dùng các từ ngữ “ hơi bị

đẹp”, “ hơi bị hay” khi giao tiếp ?

Câu 5: Tìm từ Hán- Việt có yếu tố “ đặc”(riêng), giai( bậc), trầm( chìm), tín( tin),

mãn (đầy)

Trang 39

Phần II: Tập làm văn

Câu 1: Em hãy nêu một ví dụ và phân tích về sự giàu đẹp của Tiếng Việt (ngôn ngữ,

từ vựng )?

Câu 2: Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Hãy chứng

minh lời nói đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam

- Nghệ thuật: lí lẽ, dẫn chứng chặt chẽ, toàn diện

- Nội dung: bài văn chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của Tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp

Câu 4: Các từ ngữ “ hơi bị đẹp”, “ hơi bị hay” không phù hợp với chuẩn mực sử

dụng từ( từ đẹp, hay là những tính từ không kết hợp được với từ bị, được), nếu sử dụng sẽ không để lại ấn tượng tốt cho người nghe

Câu 5:

“ đặc”(riêng): đặc trưng, đặc điểm, đặc sắc

giai( bậc): giai điệu, giai cấp, giai tầng

trầm( chìm): trầm bổng, trầm ngâm

tín( tin): tín ngưỡng, tín nhiệm

mãn (đầy): viên mãn, mãn nhãn

Phần II: Tập làm văn

Câu 1: Tiếng Việt đẹp về âm thanh (lên bổng xuống trầm):

”Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”

( Cây tre Việt Nam- Thép Mới)

- Nhịp điệu linh hoạt, nhiều nhịp ngắn dứt khoát, mạnh mẽ, hùng hồn ngợi ca sức

mạnh của cây tre (Tre giữ làng…lúa chín).

=> Nhịp điệu và âm hưởng không chỉ ca ngợi cây tre, mà còn thể hiện niềm tự hào

về con người Việt Nam

Câu 2:

* Tìm hiểu đề:

Trang 40

- Kiểu bài: Lập luận chứng minh

- ND: lòng biết ơn của con người

- Phạm vi dẫn chứng: Trong thực tế và trong văn chương từ xưa đến nay

Dàn bài:

a Mở bài: (0,5 điểm)

- Giới thiệu về lòng biết ơn của con người

- Dẫn câu tục ngữ

- Khẳng định: là nét đẹp truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam

b Thân bài: (6 điểm)

* Giải thích: (0,5 điểm)

- Nghĩa đen: Khi ăn quả phải biết ơn người trồng cây,

- Nghĩa bóng: Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người tạo ra thành quả đó.Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước

* Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó (4,5 điểm)

- Học sinh trình bày được những dẫn chứng phù hợp, sắp xếp hợp lý thể hiện truyền

thống Ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc ta.( Học sinh cơ bản phải biết kết hợp

dẫn chứng và lý lẽ)

- Các thế hệ sau không chỉ hưởng thụ mà còn phải biết gìn giữ, vun đắp, phát triểnnhững thành quả do các thế hệ trước tạo dựng nên

c Kết bài: (0,5 điểm)

- Khẳng định lại đó là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc

- Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay

Buổi 4 ÔN TẬP TUẦN 21

1 Tập làm văn Ôn tập văn nghị luận

Ngày đăng: 10/04/2022, 07:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w