Hoạt động thanh toán quốc tế là một trong những mảng kinhdoanh truyền thống của ACB, đồng thời còn là mắt xích quan trọng trong việcchắp nối và thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh doa
Trang 1MỤC LỤ C
MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO
PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG 4
1 VAI TRÒ CỦA THANH TOÁN QUỐC TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA
1.1 Khái niệm về thanh toán quốc tế (TTQT) 41.2 Vai trò của thanh toán quốc tế 4
2 GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG
2.1 Thư tín dụng ( Letter of Credit – L/C) 62.2 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 7
2.3 Vai trò của các ngân hàng khi thực hiện phương thức tín dụng chứng từ 14
3 CÁC RỦI RO CHỦ YẾU KHI THỰC HIỆN PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG
3.1 Rủi ro trong thanh toán quốc tế 173.2 Rủi ro liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ 18
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO
PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ NHẬP KH ẨU TẠI ACB - CHI NHÁNH TÂN BÌNH
1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG – CHI NHÁNH TÂN BÌNH 21
1.2 Định hướng phát triển của hệ thống ACB đến năm 2015 22
Trang 21.4 Định hướng phát triển dịch vụ TTQT của ACB đến năm 2015 24
2 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA ACB ĐỐI VỚI VIỆC THANH TOÁN L/C
NHẬP KHẨU NÓI CHUNG VÀ CHI NHÁNH TÂN BÌNH NÓI RIÊNG 27
2.2 Quy trình thực hiện L/C nhập khẩu 28
3 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ NHẬP KHẨU TẠI ACB – CHI NHÁNH
3.1 Sơ lược về hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh 383.2 Đánh giá hoạt động L/C nhập khẩu tại chi nhánh 403.3 Tình hình quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ nhập khẩu tại ACB – CN Tân Bình 43
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG
THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG
1 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ NHẬP
1.1 Các yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô 49
2 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TTQT THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI ACB – CHI NHÁNH TÂN BÌNH THEO MÔ HÌNH SWOT
58
Trang 32.1 Cơ hội từ bên ngoài 58
3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TTQT THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ NHẬP KHẨU 623.2 Nhóm giải pháp hạn chế rủi ro 70
PHỤ LỤC
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam có sự tăng trưởng mạnhmẽ, cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mở ra những cơ hội lớn Cácdoanh nghiệp Việt Nam có cơ hội thâm nhập vào thị trường rộng lớn, đồngthời các doanh nghiệp nước ngoài thật sự biết đến Việt Nam với những cơ hộikinh doanh hấp dẫn Chính vì vậy hoạt động xuất nhập khẩu trở nên nhộnnhịp hơn bao giờ hết Trong những phương thức thanh toán quốc tế được cácdoanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sử dụng hiện nay như tín dụng chứng từ,chuyển tiền, nhờ thu thì tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán được sửdụng phổ biến nhất do những ưu việt của nó
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) được thành lập năm 1993, từ một ngânhàng TMCP nhỏ sau 15 năm hoạt động đã vươn lên trở thành ngân hàng hàngđầu Việt Nam Hoạt động thanh toán quốc tế là một trong những mảng kinhdoanh truyền thống của ACB, đồng thời còn là mắt xích quan trọng trong việcchắp nối và thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàngnhư kinh doanh ngoại tệ, tài trợ xuất khẩu, bảo lãnh ngoại thương… Chất lượngcung cấp dịch vụ này cũng đã được nhiều tổ chức tài chính công nhận như Tậpđoàn ngân hàng JP Morgan Chase, CitiGroup, Ngân hàng HSBC, Ngân hàngStandard Chartered, v.v…Tuy vậy ACB cũng nên có những biện pháp nângcao chất lượng cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế để tiếp tục duy trì sự tínnhiệm đó và đem lại thu nhập nhiều hơn nữa cho ngân hàng
Do đó em chọn mảng tín dụng chứng từ nhập khẩu của ACB – chi nhánh
Tân Bình để nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ nhập khẩu tại ngân hàng TMCP Á Châu – chi nhánh Tân Bình”
Trang 52 Mục tiêu nghiên cứu
Để đề ra những giải pháp phù hợp với thực tế phát sinh tại chi nhánh, đềtài đã đi sâu tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến hoạt động thanh toántheo phương thức tín dụng chứng từ nhập khẩu, đặt ra những câu hỏi cụ thể :
Thực trạng sử dụng phương thức tín dụng chứng từ nhập khẩuđể thanh toán hàng hóa dịch vụ?
Khách hàng nào sử dụng dịch vụ TTQT của ACB? Động cơ?Phương pháp tiếp cận khách hàng hiện thời của chi nhánh? Đánhgiá của khách hàng về chất lượng dịch vụ?
Khi thực hiện nghiệp vụ thanh toán theo phương thức tín dụngchứng từ nhập khẩu thì ACB gặp phải những rủi ro tiềm ẩn nào?Đã có biện pháp phòng ngừa hay chưa?
Đâu là điểm mạnh, điểm yếu của chi nhánh khi thực hiệnnghiệp vụ này tại chi nhánh và giải pháp giải quyết?
3 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng
chứng từ nhập tại bộ phận TTQT của ACB – chi nhánh Tân Bình
Về thời gian: Chi nhánh chỉ mới thành lập tháng 8/2005 nên các số liệu
được lấy trong giai đoạn 2006 – 2008
4 Phương pháp nghiên cứu
Tiếp thu các vấn đề lý luận và thực tiễn về phương thức tín dụng chứngtừ để đưa ra các kết luận, đề xuất của mình
Đồng thời giải quyết nhiệm vụ đặt ra, đề tài cũng sử dụng các phươngpháp nghiên cứu như: thống kê, tổng hợp, so sánh cụ thể là thu thập tài liệu,số liệu trên sách báo, các website và tại nơi thực tập; từ đó kết hợp cùng vớinhững kiến thức đã học tiến hành tổng hợp, phân tích để đưa ra những sosánh, đánh giá; từ đó đề xuất một số giải pháp cho chi nhánh
Trang 65 Bố cục đề tài
Nội dung đề tài gồm 3 chương với nội dung cụ thể như sau:
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ đối với ngân hàng.
Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ nhập khẩu tại ACB - chi nhánh Tân Bình.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ nhập khẩu tại ACB – chi nhánh Tân Bình.
Trang 7CHƯƠNG I : MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ ĐỐI VỚI
NGÂN HÀNG
1 VAI TRÒ CỦA THANH TOÁN QUỐC TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Khái niệm về thanh toán quốc tế (TTQT)
Thanh toán quốc tế là sự vận dụng tổng hợp các điều kiện thanh toánquốc tế trong quan hệ thanh toán giữa các nước Trong quan hệ đó, các vấn đềcó liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ mà các bên phải đề ra để giải quyếtvà thực hiện được quy định lại thành những điều kiện gọi là các điều kiệnthanh toán quốc tế sau:
- Điều kiện về tiền tệ
- Điều kiện về địa điểm
- Điều kiện về thời gian
- Điều kiện về phương thức thanh toán
- Điều kiện về đảm bảo hối đoáiNhững điều kiện này được thể hiện trong các điều khoản thanh toán củahiệp định trả tiền ký kết của các nước, các hiệp định thương mại, các hợpđồng mua bán ngoại thương ký kết giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu
1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế
Hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng có vị trí quan trọng trong quátrình phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay TTQT là
Trang 8khâu quan trọng trong quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa dịch vụ giữa cáctổ chức, cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau Hoạt động TTQT của cácngân hàng ngày càng có vị trí quan trọng, nó là công cụ, là cầu nối trong quanhệ kinh tế đối ngoại, quan hệ kinh tế và thương mại giữa các nước trên thếgiới với nhau.
Hoạt động TTQT giúp cho doanh nghiệp hạn chế rủi ro trong quá trìnhthực hiện hợp đồng xuất khẩu Do vị trí địa lý của các bạn hàng thường cách
xa nhau làm hạn chế việc tìm hiểu khả năng tài chính, khả năng của ngườimua, của bên nợ Đồng thời trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiệnnay, tình trạng lừa đảo ngày càng tăng nên rủi ro trong việc thực hiện hợpđồng xuất khẩu ngày càng nhiều Tổ chức tốt hoạt động TTQT sẽ giúp cácnhà xuất khẩu hạn chế được rủi ro trong quá trình kinh doanh quốc tế, nhờ đósẽ thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển
Đối với ngân hàng, việc mở rộng hoạt động TTQT có vị trí và vai trò hếtsức quan trọng Đây không chỉ là một dịch vụ thuần túy mà còn được coi làmột nghiệp vụ không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh của ngânhàng, bổ sung và hỗ trợ cho các hoạt động khác phát triển Hoạt động TTQTgiúp cho ngân hàng thu hút thêm khách hàng có nhu cầu giao dịch kinh doanhquốc tế, trên cơ sở đó ngân hàng phát triển được các nghiệp vụ như huy độngvốn ngoại tệ, đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu và các dịch vụkhác, nhờ đó quy mô hoạt động của ngân hàng ngày càng lớn Bên cạnh đó,hoạt động kinh doanh đối ngoại giúp cho ngân hàng nâng cao uy tín và ngàymột tạo niềm tin vững chắc cho ngân hàng
Trang 92 GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
2.1 Thư tín dụng ( Letter of Credit – L/C)
Thư tín dụng là một bức thư do ngân hàng viết ra theo yêu cầu của ngườinhập khẩu (người mua hàng, người nhận dịch vụ), trong đó ngân hàng cam kếtsẽ trả cho người hưởng lợi (nhà xuất khẩu, người cung cấp dịch vụ hoặc ngườinào đó do nhà xuất khẩu chỉ định) một số tiền nhất định, trong một khoảngthời gian nhất định với điều kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ nhữngđiều khoản qui định trong lá thư đó
Theo khái niệm này bên cấp vốn (người cho vay) là ngân hàng mở thưtín dụng; bên được cấp vốn (người đi vay) là người nhập khẩu/ người yêu cầungân hàng viết thư tín dụng Người nhận được thanh toán là người xuất khẩu.Trong nghiệp vụ chứng từ, tất cả các bên liên quan chỉ giao dịch bằngchứng từ mà không giao dịch bằng hàng hóa, các dịch vụ và/ hoặc các côngviệc khác mà chứng từ đó có thể liên quan
Nét đặc trưng khác của thư tín dụng chính là tính độc lập của nó với hợpđồng, thư tín dụng hoàn toàn độc lập với hợp đồng giữa người mở và ngườithụ hưởng mặc dù thư tín dụng cụ thể hóa nghĩa vụ và quyền lợi của cả haibên: người mua yêu cầu ngân hàng bảo đảm thanh toán, người bán phải giaohàng theo quy định trong hợp đồng, đúng thời hạn, thiết lập chứng từ hoànchỉnh và hợp lệ,… và các điều kiện khác đã thỏa thuận Theo Điều 4, mục a,
UCP 600 “ Về bản chất , thư tín dụng là một giao dịch riêng biệt với các hợp
đồng mua bán hoặc các hợp đồng khác mà các hợp đồng này có thể làm cơ sở của thư tín dụng Các ngân hàng không liên quan đến hoặc bị ràng buộc bởi các hợp đồng như thế, thậm chí ngay cả trong thư tín dụng có bất cứ sự dẫn chiếu nào đến các hợp đồng như thế Vì vậy sự cam kết của một ngân hàng
Trang 10(4)
(2)(6)
(1)
thanh toán, thương lượng thanh toán hoặc thực hiện bất cứ nghĩa vụ nào khác trong thư tín dụng không phụ thuộc vào các khiếu nại hoặc các biện hộ của người yêu cầu phát sinh từ các quan hệ của họ với ngân hàng phát hành hoặc với người thụ hưởng.”
2.2 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
2.2.1 Quy trình
Thanh toán bằng L/C là một sự thoả thuận, trong đó một ngân hàng sẽmở L/C theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở L/C), cam kết - hoặc chỉđịnh ngân hàng khác - chi trả hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba kýphát (trong phạm vi số tiền ghi trên hối phiếu), nếu người thứ ba xuất trìnhmột bộ chứng từ thanh toán chứng minh rằng người này đã thực hiện đúng vàđầy đủ những điều khoản qui định trong thư tín dụng
Hình 1: Sơ đồ nghiệp vụ của phương thức thanh toán L/C
Giải thích sơ đồ:
(1) Trên cơ sở nội dung hợp đồng đã ký, người nhập khẩu đến ngân hàngyêu cầu ngân hàng phục vụ mình, làm yêu cầu mở L/C
(3)(5)(6’)
Người xuất khẩu (BENEFICIARY)
(8)(9)
Trang 11Ngân hàng kiểm tra tư cách nhà nhập khẩu và nhũng chứng từ kèm theo,xem xét thấy đủ điều kiện sẽ tiến hành mở L/C cho người hưởng lợi.
(2) Ngân hàng mở L/C căn cứ vào đơn xin mở L/C sẽ lập một L/C vàchuyển cho ngân hàng thông báo (ngân hàng nước ngoài, làm đại lý hoặc cómối liên hệ với ngân hàng), thông báo về kết quả mở L/C và nội dung L/C.(3) Ngân hàng thông báo ở nước ngoài kiểm tra L/C, hình thức của L/Csau đó chuyển nguyên văn nội dung L/C cho nhà xuất khẩu mà không đượcphép ghi chú hay dịch thuật bất kỳ chi tiết nào trên L/C
(4) Người xuất khẩu sau khi xem xét nội dung L/C, kiểm tra L/C, nếu thấyhoàn toàn phù hợp với những điều khoản của hợp đồng và nội dung đã thỏathuận với nhà nhập khẩu, thì giao hàng cho người nhập khẩu hoặc người đạidiện cho nhà nhập khẩu, do nhà nhập khẩu chỉ định Nếu thấy có điểm nàotrong L/C chưa phù hợp với thỏa thuận trước nay thì yêu cầu người nhập khẩuvà ngân hàng mở L/C tu chỉnh nội dung cho đến khi nào phù hợp thì mới tiếnhành giao hàng
(5) Người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuất trìnhtới ngân hàng thông báo chứng minh đã hoàn tất nghĩa vụ giao hàng, đồngthời ký phát hối phiếu đòi tiền ngân hàng phát hành L/C, nộp toàn bộ chứngtừ đó cho ngân hàng thông báo
(6) Nếu ngân hàng thông báo không được ngân hàng mở L/C ủy quyềnthanh toán cho nhà xuất khẩu thì chuyển toàn bộ bộ chứng từ cho ngân hàngmở L/C để đòi tiền hộ nhà xuất khẩu
(6’) Nếu ngân hàng thông báo được ngân hàng mở L/C ủy quyền thanhtoán cho nhà xuất khẩu thì ghi Có vào tài khoản người bán và báo Có cho nhàxuất khẩu, sau khi kiểm tra chi tiết bộ chứng từ giao hàng
(7) Sau khi kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ nếu thấy nhà xuất khẩuđã thực hiện đúng quy định của L/C thì ngân hàng mở L/C sẽ chuyển tiền cho
Trang 12ngân hàng thông báo để ngân hàng này thanh toán cho nhà xuất khẩu, trongtrường hợp này ngân hàng thông báo được gọi là ngân hàng thanh toán.
(7’) Ngân hàng thanh toán ghi Có vào tài khoản nhà xuất khẩu và báo Cócho nhà xuất khẩu
(8) Ngân hàng phát hành giao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu để họ đinhận hàng và ghi Nợ vào tài khoản của nhà nhập khẩu
(9) Nhà nhập khẩu kiểm tra chứng từ, nếu thấy hợp lệ thì thanh toán chongân hàng mở L/C giá trị L/C đã mở và phần chi phí thanh toán L/C, nếu thấychưa phù hợp thì có quyền từ chối thanh toán cho ngân hàng mở L/C
2.2.2 Các loại thư tín dụng và phạm vi áp dụng
Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C)
Là một loại thư tín dụng mà ngân hàng mở L/C phải chịu trách nhiệmthanh toán tiền cho tổ chức xuất khẩu trong thời gian hiệu lực của L/C, khôngcó quyền đơn phương tự ý sửa đổi hay hủy bỏ thư tín dụng đó Nếu L/C khôngghi là hủy hay không được hủy bỏ thì nó là không thể hủy bỏ
Irrevocable L/C được áp dụng rộng rãi nhất trong thanh toán quốc tế, doquyền lợi của người xuất khẩu được đảm bảo Irrevocable L/Cù được coi là loạiL/C cơ bản nhất
Thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C)
Là loại L/C không hủy ngang, được một ngân hàng khác (Ngân hàng xácnhận – Confirming Bank) đảm bảo trả tiền cho người hưởng lợi theo yêu cầucủa ngân hàng mở L/C
Do đó hai ngân hàng cam kết thanh toán cho người xuất khẩu nên L/Cloại này đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu nhất và thường dùng trongthanh toán quốc tếâ với ngân hàng xác nhận do nhà xuất khẩu đề nghị
Thư
tín dụng không hủy ngang, miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/C)
Trang 13Loại L/C mà sau khi người hưởng lợi đã được trả tiền thì ngân hàng mởL/C (ngân hàng thanh toán ) không có quyền đòi lại tiền trong bất cứ trườnghợp nào Khi sử dụng loại L/C này nhà xuất khẩu khi ký phát hối phiếu phải
ghi câu “không được truy đòi tiền người ký phát” (Without recourse to
Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C)
Là loại L/C không hủy ngang trong đó quy định ngân hàng trả tiền (ngânhàng phục vụ người xuất khẩu) có quyền thanh toán toàn bộ hay một phần sốtiền L/C cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên.Nếu người hưởng lợi thứ nhất đề nghị ngân hàng phục vụ mình giúp đỡ(thương lượng) việc chuyển nhượng L/C thì ngân hàng này là ngân hàngchuyển nhượng (Transfering Bank) Chi phí chuyển nhượng thường do ngườihưởng lợi thứ nhất chịu
L/C chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng một lần và thường được sửdụng trong trường hợp mua bán hàng chuyển khẩu, mua bán trung gian
Thư tín dụng giáp lưng ( Back to back L/C )
Trang 14Sau khi nhận được L/C gốc do người nhập khẩu mở cho mình, nhà xuấtkhẩu dùng L/C này để thế chấp với ngân hàng phục vụ mình, mở một L/C thứhai cho người hưởng lợi khác – với nội dung gần giống như L/C gốc - L/C mởsau gọi là L/C giáp lưng.
Đối với nhà xuất khẩu Việt Nam: L/C do đối tác nước ngoài mở chỉ cógiá trị như một chứng thư bảo đảm rằng họ sẽ mua hàng, nhà xuất khẩu sẽkhông sử dụng L/C vào bất cứ một mục đích nào khác ngoài việc giao hàng,nộp L/C cho ngân hàng và chờ được thanh toán
Nhưng đối với doanh nhân nước ngoài: L/C có thể được thế chấp để vaytiền Vì vậy người bán có thể chào bán hàng cho nhà nhập khẩu với giá rẻhơn giá thị trường, để nhà nhập khẩu chấp nhận mở L/C và gởi cho nhà xuấtkhẩu; họ sẽ mang L/C đến ngân hàng thế chấp, vay tiền phục vụ mục đíchkinh doanh khác, hoặc thế chấp để mua món hàng khác; trong trường hợp nàyngẫu nhiên nhà nhập khẩu đã cung cấp cho đối tác nước ngoài một tài liệu cógiá trị để họ vay được tiền ở ngân hàng
Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C)
Là loại L/C không thể hủy bỏ trong đó quy định nó chỉ có giá trị hiệu lựckhi L/C khác đối ứng với nó được mở ra
L/C đối ứng được sử dụng trong trường hợp:
Nhà cung cấp nguyên liệu và nhà gia công ở hai nước khác nhau
Trong phương thức mua bán hàng đổi hàng
Bảo đảm quyền lợi cho người gia công vì sản phẩm làm ra có đặc điểmriêng do người đặt hàng quy định nên chỉ có người đặt hàng tiêu thụ
Trong giao dịch, người bán đồng thời là người mua và ngược lại
Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C )
Trang 15Là loại L/C không thể hủy bỏ trong đó quy định rằng khi L/C hết thờihạn hiệu lực thì nó tự động có giá trị như cũ và cứ như vậy L/C tuần hoàn đếnkhi nào hoàn tất giá trị hợp đồng.
L/C này thường được sử dụng trong trường hợp:
Mua bán hàng hoá với khối lượng lớn, giao hàng nhiều lần, định kỳ vớigiá trị mỗi lần tương đương nhau; thời hạn dài Dùng L/C này để tránh
ứ đọng vốn không cần thiết, có lợi cho cả đôi bên mua bán Bởi vì nếumỗi lần giao hàng lại ký hợp đồng, mở một L/C thì mất nhiều thời giờđể ký kết hay làm thủ tục mở L/C Người bán thì không chủ động đầu
ra còn người mua thì cũng không chủ động về nguồn hàng
Chẳng hạn những công ty may Việt Nam thường nhận cung cấp hàngmay mặc cho khách hàng nước ngoài với số lượng lớn, thời gian thựchiện hợp đồng dài (3-5 năm), hàng hóa được giao nhiều lần
Vì vậy L/C tuần hoàn được dùng phổ biến trong buôn bán với các bạnhàng quen thuộc có tiếng trên thị trường và các bên tin cậy lẫn nhau
Thư tín dụng dự phòng ( Standby L/C )
Thư tín dụng dự phòng là một thư tín dụng mà một ngân hàng (Ngânhàng phát hành) mở ra theo yêu cầu của khách hàng, trong đó ngân hàng camkết sẽ thanh toán cho người thụ hưởng (The Benneficiary) khi người này xuấttrình những chứng từ yêu cầu thanh toán và những chứng từ chứng minh việckhông thực hiện những nghĩa vụ của người yêu cầu mở thư tín dụng, với điềukiện còn trong thời hạn hiệu lực của L/C
Standby L/C được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, vì nó được xemnhư một bảo lãnh ngân hàng để:
Bảo đảm cho những khoản vay trong xây dựng
Bảo đảm việc thực hiện hợp đồng thương mại, hợp đồng gia công, hợpđồng kiên doanh hay hợp tác
Trang 16 Bảo đảm người tham gia dự thầu phải ký hợp đồng sau khi trúng thầu.
Bảo đảm an toàn cho khoản tiền ứng trước
Đóng vai trò như một L/C thương mại: đảm bảo khả năng thanh toán củangười mua (nhà nhập khẩu)
Thư tín dụng có điều khoản đỏ (Red Clause L/C)
Là loại L/C không hủy ngang trong đó ngân hàng mở L/C ủy quyền chongân hàng chiết khấu ứng trước vốn cho người xuất khẩu để người này có tiềntrang trải cho việc giao hàng theo quy định của L/C đã mở
Sử dụng L/C này, nhà xuất khẩu được quyền đòi một khoản tiền trướckhi giao hàng; như vậy khi xuất trình chứng từ người hưởng lợi chỉ được nhậnsố tiền bằng trị giá L/C trừ đi khoản ứng trước theo điều khoản đỏ
Red clause được sử dụng trong thanh toán xuất nhập khẩu khá rộng rãi,nhất là đối với hàng hoá nông sản, lâm, thổ sản có thời vụ như cà phê, lúa,gạo, ngô, hạt điều, lông cừu,
2.2.3 Những văn bản mang tính quy tắc quốc tế áp dụng trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Hiện nay nghiệp vụ TTQT tín dụng chứng từ của ngân hàng hầu như dựatrên các văn bản quốc tế do Phòng Thương mại Quốc Tế (ICC) ban hànhgồm:
UCP (Uniform Customs and Practice for Document Credits) – Quy tắcvà thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ
URR (The Uniform Rules for Bank – to Bank Reimbursement underDocuments under Documentary Credits) – Quy tắc thống nhất hoàn trảliên ngân hàng theo tín dụng chứng từ
Trang 17 ISBP (The International Standard Banking Practice fo Rxamination ofDocuments under Documentary Credits) – Thực hành nghiệp vụ ngânhàng theo tiêu chuẩn quốc tế và kiểm tra chứng từ theo L/C.
eUCP (The Supplement to the Uniform Customs and Pratice forDocuments for Electronic Prerentation) – Bản phụ trương UCP về xuấttrình chứng từ điện tử
Trong đó UCP là văn bản chính, còn các văn bản khác có tính chất giảithích và làm rõ việc áp dụng và thực hiện UCP
Trong nước, có rất ít văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động này, nếu cóthì cũng chỉ là những quy định chung chung, gián tiếp ảnh hưởng đến như:
- Luật Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và Luật bổ sung sửa đổi một sốđiều của Luật Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam
- Luật các tổ chức tín dụng và Luật bổ sung sửa đổi một số điều của Luậttổ chức tín dụng
- Pháp lệnh ngoại hối và Nghị định 160/CP về quản lý ngoại hối
- Luật các công cụ chuyển nhượng
- Luật thương mại
- Quyết định số 13/2008/QĐ-NHNN ngày 29/04/2008 về quy định mạnglưới hoạt động của NHTM sẽ hạn chế hoạt động dịch vụ TTQT tạiphòng giao dịch
2.3 Vai trò của các ngân hàng khi thực hiện phương thức tín dụng chứng từ
Ngân hàng phát hành L/C (Opening Bank/Issuing Bank)
Nghĩa vụ:
Mở L/C cho nhà hưởng lợi nếu có yêu cầu từ nhà nhập khẩu
Phối hợp với nhà nhập khẩu kiểm tra tính chính xác của L/C
Trang 18 Tu chỉnh, sửa đổi L/C nếu có yêu cầu từ nhà xuất khẩu hoặc người xinmở L/C.
Ký quỹ với ngân hàng xác nhận (Confirming Bank) nếu có yêu cầu
Thông báo cho ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu nội dung của L/C
Kiểm tra bộ chứng từ và thanh toán (hoặc chấp nhận thanh toán) hốiphiếu do nhà xuất khẩu ký phát nếu thấy bộ chứng từ hợp lệ
Nghĩa vụ thanh toán L/C cho người thụ hưởng là nghĩa vụ bắt buộc củangân hàng phát hành; điều này không phụ thuộc vào việc người đềnghị mở L/C có nộp đủ tiền để thanh toán L/C ở ngân hàng hay không
Quyền lợi:
Có quyền từ chối thanh toán hối phiếu do nhà xuất khẩu ký phát nếubộ chứng từ bất hợp lệ; và uỷ quyền cho ngân hàng khác thanh toáncho nhà xuất khẩu
Đòi người xin mở L/C thanh toán, sau khi đã hoàn tất thủ tục thanh toáncho nhà xuất khẩu; được hưởng phí dịch vụ mở L/C, phí tu chỉnh L/C(nếu có)
Ngân hàng xác nhận L/C (Confirming Bank)
Trong trường hợp nhà xuất khẩu không tin tưởng vào khả năng thanhtoán của ngân hàng phát hành, có quyền yêu cầu một ngân hàng xác nhận, đólà ngân hàng đảm bảo trên thư tín dụng trách nhiệm cùng với ngân hàng pháthành thanh toán cho nhà xuất khẩu
Nghĩa vụ:
Xác nhận nghĩa vụ trả tiền trên L/C khi có yêu cầu của nhà xuất khẩuvà ngân hàng phát hành; Thông báo cho ngân hàng phục vụ nhà xuấtkhẩu về việc xác nhận L/C
Kiểm tra bộ chứng từ và thanh toán hối phiếu (hoặc chấp nhận thanhtoán hối phiếu) do nhà xuất khẩu ký phát nếu thấy bộ chứng từ hợp lệ
Trang 19 Quyền lợi:
Được hưởng phí dịch vụ ngân hàng
Có quyền yêu cầu ngân hàng phát hành ký quỹ
Có quyền từ chối thanh toán hối phiếu do nhà xuất khẩu ký phát nếuthấy bộ chứng từ bất hợp lệ
Có quyền đòi ngân hàng phát hành thanh toán sau khi hoàn thànhnghĩa vụ thanh toán với nhà xuất khẩu
Ngân hàng thông báo (Advising Bank)
Nghĩa vụ:
Kiểm tra hình thức của L/C khi nhận nó từ ngân hàng phát hành: nếu L/
C được chuyển đến bằng thư thì kiểm tra chữ ký của ngân hàng pháthành; nếu nhận bằng điện thì kiểm tra mật mã đã được qui ước giữacác ngân hàng
Chuyển nguyên văn L/C dưới hình thức văn bản cho nhà xuất khẩutheo sự chỉ dẫn của ngân hàng phát hành
Nhận bộ chứng từ do nhà xuất khẩu gửi đến và kiểm tra tính hợp lệ củanó, rồi gửi cho ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận
Nếu được ngân hàng phát hành uỷ nhiệm kiểm tra bộ chứng từ hoặc chỉthị là ngân hàng xác nhận (hay ngân hàng thanh toán) thì điện đòi tiềntừ ngân hàng phát hành và thanh toán hối phiếu cho người hưởng lợi;sau đó chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng phát hành bằng đường hàng
không Trong trường hợp này trong L/C sẽ chỉ thị: “Telegraphic
Transfer Reimbursement accepted – TTR”: Chấp nhận chuyển tiền có
bồi hoàn bằng điện
Quyền lợi:
Có quyền từ chối thanh toán với nhà xuất khẩu nếu thấy bộ chứng từ cónhững bất hợp lệ Được hưởng phí dịch vụ ngân hàng
Trang 20 Nhận tiền thanh toán L/C nếu được nhà xuất khẩu uỷ quyền cho ngânhàng hưởng lợi L/C.
Ngân hàng thanh toán (Paying Bank)
Thanh toán cho nhà xuất khẩu nếu có yêu cầu và được hưởng phí dịchvụ ngân hàng
Ngân hàng thương lượng / Ngân hàng chiết khấu bộ chứng từ (Negotiating Bank)
Trong trường hợp nhà nhập khẩu được chấp nhận mở thư tín dụng trảchậm thanh toán cho nhà hưởng lợi, nhà xuất khẩu có thể nhờ đến ngân hàngthương lượng chiết khấu bộ chứng từ
Chiết khấu bộ chứng từ nghĩa là Negotiating Bank sẽ thực hiện việccấp tín dụng ngắn hạn cho nhà xuất khẩu với số tiền nhỏ hơn giá trị của L/Cvà nhận bộ chứng từ chưa đến hạn thanh toán nhằm giúp cho nhà xuất khẩucó tiền giải quyết ngay công việc kinh doanh của mình Phần chênh lệch giữagiá trị của L/C và vốn tín dụng ngân hàng cấp sẽ là lợi nhuận mà ngân hàngđược hưởng
Thông thường nếu có qui định thì Negotiating Bank đồng thời làAdvising Bank
3 CÁC RỦI RO CHỦ YẾU KHI THỰC HIỆN PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
3.1 Rủi ro trong thanh toán quốc tế
Trong thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ, córất nhiều rủi ro có thể xảy ra cho các bên tham gia vào quy trình này Ngânhàng trong hoạt động thanh toán L/C này sẽ đóng những vai trò khác nhauthực hiện chức năng nhiệm vụ của mình như: thông báo, phát hành, chỉ định,
Trang 21xác nhận, chiết khấu chứng từ Tại mỗi vai trò trên đây, rủi ro có thể xảy ravới nhiều mức độ khác nhau, dù ở mức độ nào thì ngân hàng cũng chịu nhiềuthiệt thòi.
Ngoài ra còn có một số rủi ro khác như: rủi ro kỹ thuật, rủi ro chính trị,rủi ro ngoại hối, rủi ro đạo đức, rủi ro thiên tai bất khả kháng, rủi ro hạn mứcký quỹ… Tất cả rủi ro có thể xảy ra trên đây đều ít nhiều ảnh hưởng đến hoạtđộng của ngân hàng và gây ra những thiệt hại tài chính đáng kể, không nhữngngân hàng chịu thiệt thòi, khách hàng quan hệ với ngân hàng cũng chịu nhữngrủi ro và thiệt hại từ những rủi ro này đem lại, từ đó làm giảm lòng tin và uytín của ngân hàng trong lòng khách hàng và các đối tác khác
3.2 Rủi ro liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ
Rủi ro đối với nhà nhập khẩu
Việc thanh toán của ngân hàng cho nhà xuất khẩu chỉ căn cứ vào bộchứng từ xuất trình mà không căn cứ vào việc kiểm tra thực tế hàng hoá.Ngân hàng chỉ kiểm tra tính hợp lệ bề ngoài của chứng từ Nếu nhà xuất khẩuchủ tâm gian lận có thể xuất trình chứng từ giả mạo cho ngân hàng chỉ địnhđể thanh toán Như vậy, sẽ không có sự bảo đảm nào cho nhà nhập khẩu rằnghàng hoá sẽ đúng như hợp đồng về số lượng, chủng loại và không bị hư hỏng
gì Trong trường hợp này nhà nhập khẩu vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền đãthanh toán cho ngân hàng phát hành
Rủi ro đối với nhà xuất khẩu
Khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọikhoản thanh toán (chấp nhận) đều có thể bị từ chối và nhà xuất khẩu sẽ phảitự giải quyết bằng cách dỡ hàng, lưu kho, bán đấu giá, cho đến khi vấn đềđược giải quyết hoặc phải chở hàng quay về nước Nhà xuất khẩu phải trả cáckhoản chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho, mua bảo hiểm hàng hoá,
Trang 22trong khi không biết nhà nhập khẩu có đồng ý nhận hàng hay từ chối nhậnhàng vì lý do bộ chứng từ có sai sót Nếu ngân hàng phát hành hoặc ngânhàng xác nhận mất khả năng thanh toán thì mặc dù bộ chứng từ xuất trình cóhoàn hảo cũng không được thanh toán Cũng tương tự như vậy, nếu ngân hàngchấp nhận hối phiếu kỳ hạn bị phá sản trước khi hối phiếu đến hạn thì hốiphiếu cũng không được trả tiền.
Rủi ro đối với ngân hàng phát hành
Ngân hàng phát hành là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu, cungcấp tín dụng cho người nhập khẩu Ngân hàng này thường được hai bên nhậpkhẩu và xuất khẩu thỏa thuận lựa chọn, nếu chưa có sự quy định trước, ngườinhập khẩu có quyền lựa chọn Rủi ro đối với ngân hàng phát hành là ở chỗngân hàng phát hành phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quyđịnh của L/C trong trường hợp nhà nhập khẩu chủ tâm không thanh toán haykhông có khả năng thanh toán Vì thế, trước khi chấp nhận phát hành L/C,ngân hàng cần thẩm định một cách chặt chẽ giống như việc cấp một khoản tíndụng cho khách hàng
Rủi ro đối với ngân hàng thông báo thư tín dụng
Ngân hàng thông báo là ngân hàng được ngân hàng mở yêu cầu thôngbáo một L/C do ngân hàng mở phát hành cho người bán Ngân hàng thôngbáo phải chịu trách nhiệm về tính chân thật, hợp lệ của thư tín dụng (bao gồmcả việc xác minh chữ ký, khoá mã, mẫu điện, ) trước khi gửi thông báo chonhà xuất khẩu Rủi ro đối với ngân hàng thông báo xảy ra khi gặp phải một L/
C giả (hoặc sửa đổi giả) mà không có ghi chú gì Theo thông lệ quốc tế thìngân hàng thông báo phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với các bên liên quan
Rủi ro đối với ngân hàng được chỉ định
Trang 23Ngân hàng được chỉ định không có một trách nhiệm nào phải thanh toáncho nhà xuất khẩu trước khi nhận được tiền từ ngân hàng phát hành Tuynhiên trong thực tế, các ngân hàng được chỉ định thường ứng trước tiền chonhà xuất khẩu với điều kiện truy đòi (with recourse) để trợ giúp cho nhà xuấtkhẩu Do đó, ngân hàng này thường phải tự chịu rủi ro tín dụng đối với ngânhàng phát hành hoặc nhà xuất khẩu.
Rủi ro đối với ngân hàng xác nhận
Ngân hàng xác nhận thường là ngân hàng lớn có uy tín hoặc ngân hàngcó quan hệ tiền gửi, tiền vay với ngân hàng mở, được ngân hàng mở yêu cầuxác nhận và cam kết trả tiền cho người bán nếu như ngân hàng mở khôngthực hiện được nghĩa vụ của mình Đối với ngân hàng xác nhận, khi tham giaxác nhận là họ đã tự ràng buộc trách nhiệm của mình vào nghĩa vụ thanh toánL/C khi có tranh chấp giữa hai bên Rủi ro đối với ngân hàng xác nhận xảy rakhi họ không nắm vững được năng lực tài chính của ngân hàng mở mà xácnhận theo yêu cầu của họ để rồi khi xảy ra hậu quả thì lại chịu trách nhiệmthanh toán thay cho ngân hàng mở L/C do ngân hàng mở L/C thiếu thiện chíhay mất khả năng thanh toán, thậm chí bị phá sản
Rủi ro đối với ngân hàng chiết khấu
Ngân hàng chiết khấu là ngân hàng được chỉ định cụ thể hoặc bất cứngân hàng nào nếu L/C cho chiết khấu tự do Cũng như ngân hàng phát hành,ngân hàng chiết khấu có thể gặp rủi ro nếu như không thực hiện chính xácnghiệp vụ cũng như không tuân thủ theo các điều kiện của UCP Rủi ro xảy rađối với ngân hàng chiết khấu phần nhiều phụ thuộc vào thiện chí của ngânhàng mở và nhà nhập khẩu Các rủi ro mà ngân hàng chiết khấu có thể gặpphải là: rủi ro do những nguyên nhân bất khả kháng, rủi ro do nhà nhập khẩu
Trang 24trì hoãn thanh toán, rủi ro do nhà nhập khẩu từ chối thanh toán bộ chứng từ,rủi ro trong quá trình vận chuyển, rủi ro do ngân hàng mở bị phá sản.
Trang 25CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ NHẬP KHẨU
TẠI ACB - CN TÂN BÌNH
1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (ACB) – CHI
NHÁNH TÂN BÌNH
1.1 Giới thiệu tổng quan về ACB
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đã được thành lậptheo giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày24/04/1993, Giấy phép số 553/GP-UB do ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minhcấp ngày 13/05/1993
Tên gọi: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
Tên giao dịch quốc tế: Asia Commercial Bank
Tên viết tắt: ACB
Trụ sở chính: 44 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại: (848)990999
Webside:www.acb.com.vn
Ngày 04/06/1993 chính thức đi vào hoạt động với vốn điều lệ 20 tỷ đồng.Đến ngày 8/12/2008 vốn điều lệ của ACB đã tăng đến 6.355.812.780.000đồng (Sáu nghìn ba trăm năm mươi lăm tỷ tám trăm mười hai triệu bảy trămtám mươi nghìn đồng)
ACB kinh doanh chủ yếu trong các lĩnh vực: Huy động vốn ngắn hạn,
trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán,chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư, nhận vốn từ các tổ chức tín
Trang 26dụng trong và ngoài nước, cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, chiết khấuthương phiếu, công trái và các giấy tờ có giá, đầu tư vào chứng khoán và cáctổ chức kinh tế, làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, kinh doanhngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế, bao thanh toán, mối giới và tư vấn đầu
tư chứng khoán, lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành,cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản, cho thuê tàichính và các dịch vụ ngân hàng khác
Ngay từ đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành ngânhàng thương mại cổ phần bán lẻ hàng đầu Việt Nam Trong bối cảnh nền kinh
tế xã hội Việt Nam vào thời điểm đó “ Ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục
tiêu là cá nhân, doanh nghiêp vừa và nhỏ” là một định hướng rất mới đối với
ngân hàng Việt Nam, nhất là một ngân hàng mới thành lập như ACB Đạtđược một thành công như ngày hôm nay đã chứng minh ACB đã lựa chọn vàxây dựng được một chiến lược đúng đắn và thích hợp, đó chính là Chiến lượctăng trưởng ngang và đa dạng hóa mà ACB đã kiên trì từng bước thực hiệntrong suốt 15 năm qua
1.2 Định hướng phát triển của hệ thống ACB đến năm 2015
Ban lãnh đạo ACB đã vạch ra kế hoạch phát triển trung hạn 2008 – 2015cho ngân hàng Theo đó đến năm 2015 phấn đấu để trở thành một trong 3 tậpđoàn tài chính – ngân hàng hàng đầu Việt Nam và từ nay đến đó đựơc chialàm hai giai đoạn ngắn 2008 – 2010 và 2011 – 2015, giai đoạn trước làm tiềnđề phát triển cho giai đoạn sau Theo kế hoạch này, đến năm 2015, ACB cótổng tài sản trên 300.000 tỷ đồng, có hơn 10.000 nhân viên làm việc tại 350đơn vị trên cả nước Ước tính giá trị thị trường của tập đoàn ACB lúc đó sẽ lênđến 8 tỷ đô la Mỹ Tập đoàn ACB khi đó sẽ có hai ngân hàng, một chuyên vềbán lẻ và một chuyên về đầu tư với trình độ quản trị chuyên nghiệp theo
Trang 27chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Trước những diễn biến đầy khó khăn và phức tạp của tình hình kinh tế,dự đoán tốc độ tăng trưởng GDP sẽ chậm lại, hoạt động của ngành ngân hàngnhất định sẽ bị ảnh hưởng Do đó, ACB chú trọng tăng trưởng trong tầm kiểmsoát, và chỉ tăng trưởng nếu kiểm soát được rủi ro Từ năm 2009, ACB thực
hiện chiến lược “ Quản lý tốt, lợi nhuận hợp lý, tăng trưởng bền vững” Tuy
nhiên, với kết quả hoạt động kinh doanh về tài chính, quản lý rủi ro, ACBcó khả năng duy trì vị thế hàng đầu của mình trong hệ thống ngân hàngthương mại cổ phần Việt Nam, và thu hẹp khoảng cách về quy mô so với cácngân hàng thương mại nhà nước
1.3 Giới thiệu về chi nhánh Tân Bình
Bối cảnh thành lập
Do nhu cầu phát triển mạng lưới hoạt động đáp ứng lượng khách hàngđông đảo ở khu vực quận Tân Bình và các vùng lân cận, chi nhánh Tân Bìnhđược chính thức thành lập ngày 22/08/2005 theo quyết định số 359/TCQĐ-PC.05 tại số 29 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Quận Tân Bình với tên gọi Ngânhàng Á Châu – Chi nhánh Tân Bình Đây là đơn vị phụ thuộc có con dấuriêng, được thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng theo sự ủy quyềncủa Ngân hàng Á Châu
Chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số 411 3020 250, đăng kýlần đầu ngày 23/11/2005; đăng ký đổi lần 1 ngày 20/09/2008
Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh
Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn dưới các hình thức tiền gửicó kỳ hạn, không kỳ hạn
Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn
Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá, hùn vốn và liên
Trang 28doanh theo luật định.
Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, thực hiện kinh doanhngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế
Hoạt động bao thanh toán
Chuyển tiền nhanh Weston Union
Giao dịch ngoại tệ và các dịch vụ ngân hàng khác
Cơ cấu tổ chức
Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức ACB – chi nhánh Tân Bình
Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự – ACB – Chi nhánh Tân Bình
1.4 Định hướng phát triển dịch vụ TTQT của ACB đến năm 2015
Song song với định hướng phát triển chung, ACB cũng đề ra định hướngphát triển của dịch vụ thanh toán quốc tế trong đó có phương thức tín dụngchứng từ Quá trình này được chia thành 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (2008 – 2011): Thành lập Trung tâm TTQT, chia thành 4
bộ phận, gồm:
- Bộ phận tiếp nhận và xử lý thông tin
- Bộ phận chuyển tiền và thanh toán
GIÁM ĐỐC
Phòng KHDN
Phòng Giao Dịch
& Ngân Qũy
Bộ phận Quản lý hồ
sơ TD
Hành chính- Nhân sự
Bộ phận giao dịch
Bộ phận Kiểm soát Nhân Viên TD
Bộ phận Ngân quỹ
Phòng
KHCN
Bộ phận PLCT
&
QLTS
Phòng Hỗ trợ TD
Trang 29- Bộ phận kiểm tra chứng từ.
- Bộ phận tư vấn và hỗ trợ
Bước đầu trung tâm thanh toán vẫn thực hiện chức năng của phòngTTQT hội sở, phòng này có nhiệm vụ nhận điện, xử lý điện (bước cuối) vàchuyển điện đi và đến; giải mật mã cho các bức điện Telex, Swift, xác nhậnchữ ký trên các điện và chứng từ đến
Tại chi nhánh: Các chứng từ TTQT đang xử lý sẽ từng bước được chuyểnvề xử lý tại trung tâm TTQT; tách bộ phận TTQT tại các chi nhánh thành 2 bộphận là bộ phận tiếp xúc và nhận chứng từ của khách hàng (tương lai bộ phậnnày sẽ tiếp xúc và tiếp nhận toàn bộ hồ sơ, nhu cầu của khách hàng doanhnghiệp liên quan đến tín dụng, tài khoản, TTQT) và bộ phận xử lý chứng từchịu trách nhiệm về nghiệp vụ và lưu hồ sơ
Trung tâm TTQT và chi nhánh liên lạc với nhau bằng fax và chỉ chuyểnchứng từ ở bước cuối cùng
Giai đoạn 2 (2012 – 2015): chuyển bộ phận nghiệp vụ TTQT tại chi
nhánh về trung tâm TTQT, chỉ giữ lại bộ phận tiếp xúc khách hàng giữnhiệm vụ:
- Tiếp nhận hồ sơ
- Kiểm tra hồ sơ
- Sao chụp chứng từ đưa vào mạng nội bộ và gửi về trung tâmTTQT xử lý
Ơû giai đoạn này, toàn bộ chứng từ sẽ được chuyển về trung tâm TTQTđể xử lý, sử dụng hệ thống công nghệ hiện đại lưu giữ các chứng từ để tất cảcác chi nhánh và trung tâm TTQT có thể truy xuất bất cứ lúc nào Đối với hồ
sơ gốc nhận từ ngân hàng và khách hàng sẽ được lưu giữ tại chi nhánh, còn dữliệu chứng từ sẽ được nhập trên toàn hệ thống
Khi trung tâm TTQT đã đi vào ổn định, sẽ tiến tới thành lập trung tâm
Trang 30TTQT khu vực.
Việc thành lập trung tâm TTQT sẽ tạo điều kiện để các chi nhánh có thểtập trung vào việc chăm sóc và phát triển khách hàng, nâng cao hiệu quả vềmặt số lượng và chất lượng khách hàng, doanh số, mở rộng thị trường Bêncạnh đó, trung tâm TTQT giúp cho việc thực hiện nghiệp vụ TTQT chuyênnghiệp, hạn chế sai sót về mặt nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả hoạt độngTTQT, thực hiện phương châm an toàn – hiệu quả – nhanh chóng Trongtương lai xa hơn nữa, ACB sẽ tiến tới không những phục vụ khách hàng là cácdoanh nghiệp mà còn phục vụ khách hàng là các ngân hàng qua việc thựchiện nghiệp vụ và xử lý chứng từ TTQT cho các ngân hàng khác
1.5 Đánh giá chung về ACB
Với tầm nhìn và chiến lược đúng đắn, chính xác trong đầu tư công nghệvà nguồn nhân lực, nhạy bén trong điều hành và tinh thần đoàn kết nội bộ,trong điều kiện ngành ngân hàng có những bước phát triển mạnh mẽ và môitrường kinh doanh ngày càng được cải thiện cùng sự phát triển của nền kinhtế Việt Nam, ACB đã có những bước phát triển nhanh, ổn định, an toàn vàhiệu quả
ACB với những sản phẩm dịch vụ được khách hàng đánh giá là mộttrong các ngân hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng phong phú nhất,dựa trên nền công nghệ thông tin hiện đại ACB vừa tăng trưởng nhanh vừathực hiện quản lý rủi ro tốt Trong môi trường kinh doanh nhiều khó khăn thửthách, ACB luôn giữ vững vị thế của một ngân hàng bán lẻ hàng đầu
ACB tập trung vào thị trường bán lẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, pháttriển kinh doanh dựa trên một lực lượng đông đảo những doanh nhân quy mônhỏ mà hiện nay đang đua nở trên thị trường Việt Nam ACB tăng trưởng cảvề chiều rộng và chiều sâu; thách thức đối với ngân hàng là làm sao để đẩy
Trang 31mạnh những thay đổi mà ACB thực hiện gần đây trong lĩnh vực ngân hàngtiêu dùng và bán lẻ Năm 2008 là một năm khá thành công khi vượt qua tìnhhình khó khăn để tăng trưởng và đạt lợi nhuận 2,560 tỷ đồng Điều này chứngminh được năng lực hoạt động của ngân hàng, từ đó nâng cao uy tín, thươnghiệu ACB trong mắt khách hàng, vì vậy mà khách hàng sẽ ngày càng tínnhiệm và sử dụng dịch vụ của ngân hàng trong đó có dịch vụ TTQT.
Riêng ACB – Chi nhánh Tân Bình tuy mới chỉ được thành lập hơn 3năm nhưng cũng đang tăng trưởng, đóng góp mạnh mẽ vào quá trình pháttriển của toàn hệ thống Điển hình là năm 2007 chi nhánh đã đạt hạng 3 danhhiệu thi đua về hiệu quả hoạt động
2 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA ACB ĐỐI VỚI VIỆC THANH TOÁN L/C NHẬP KHẨU NÓI CHUNG VÀ CHI NHÁNH TÂN BÌNH NÓI RIÊNG
2.1 Những quy định chung
Hiện nay, ACB có hơn 62 chi nhánh, sở giao dịch và phòng giao dịch cóhoạt động TTQT Tại các sở giao dịch và một số chi nhánh có kiểm soát viênvà nhân viên TTQT, tại một số chi nhánh và phòng giao dịch chỉ có nhân viênTTQT Đối với chi nhánh Tân Bình có kiểm soát viên, do đó được phân mộthạn mức kiểm soát chứng từ, trong hạn mức cho phép chi nhánh tự quyết địnhvà chỉ fax chứng từ khâu cuối cùng về phòng TTQT hội sở để thực hiện thanhtoán hoặc chuyển điện ra nước ngoài; ngoài hạn mức cho phép chi nhánh phảifax chứng từ về phòng TTQT hội sở để thực hiện kiểm soát nghiệp vụ
Tại chi nhánh mỗi nhân viên chịu trách nhiệm cụ thể với nhân viên mìnhvà đã được cụ thể hoá trong qui định:
Teller và Kiểm soát viên giao dịch phải chịu trách nhiệm đối với chữký xác nhận trên Giấy đề nghị trích tiền về việc đã trích đủ tiền từ tàikhoản khách hàng
Trang 32 A/O hoặc Loan CSR chịu trách nhiệm thực hiện đúng và đủ các xétduyệt của cấp phê bình trên tờ trình thẩm định khách hàng khi pháthành L/C hoặc tờ trình tu chỉnh L/C trước khi chuyển hồ sơ cho nhân
viên TTQT
Nhân viên TTQT sau khi lập điện / chứng từ / văn bản phải kiểm tra,ký tên trên điện hoặc ký vào đúng vị trí qui định trên các chứng từ /văn bản hoặc ký nháy
Các văn bản ban hành ra ngoài ACB do nhân viên TTQT lập phải được
kiểm soát viên kiểm tra và ký nháy trước khi trình người có thẩm quyền ký
2.2 Quy trình thực hiện L/C nhập khẩu
Hình 3: Những công việc của ngân hàng liên quan đến L/C nhập
(5) Từ chối thanh toán xuất trình bộ chứng từ không phù hợp
(3) Tu chỉnh hoặc huỷ L/C
(nếu có)
(7) Thanh toán và kết thúc hồ sơ L/C
(6) Giao chứng từ cho khách hàng
(4) Nhận và kiểm tra bộ chứng từ
(1) Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ mở L/C
(2) Phát hành L/C
Trang 33Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ mở L/C
Hồ sơ đề nghị mở L/C nhập
- Hồ sơ pháp lý
- Giấy đề nghị mở L/C (theo mẫu của ACB)
- Bản sao hợp đồng ngoại thương
- Bản sao hợp đồng ủy thác nhập khẩu và 2 bản chính biên bản thoảthuận (nếu nhập khẩu uỷ thác)
- Giấy phép nhập khẩu (đối với các mặt hàng trong danh mục hàng hoácấm nhập khẩu), hạn ngạch (đối với các mặt hàng trong danh mục nhập cóđiều kiện)
- Bản sao chứng từ bảo hiểm thể hiện nội dung theo quy định của ACB(nếu khách hàng phải mua bảo hiểm)
- Bản chính cam kết chuyển nguồn thu xuất khẩu về ACB và bản saohợp đồng xuất khẩu ghi rõ trong điều khoản thanh toán sẽ chuyển tiền vềtài khoản tiền gửi của khách hàng tại ACB và bản sao hợp đồng xuất khẩughi rõ trong điều khoản thanh toán sẽ chuyển tài khoản tiền gửi của kháchhàng tại ACB (Đối với hợp đồng thanh toán theo phương thức chuyểnkhẩu)
Nếu mở L/C nhập khẩu trả chậm, khách hàng cần bổ sung thêm:
- Hợp đồng bảo lãnh (theo mẫu của ACB)
- Văn bản đề nghị mở L/C trả chậm gồm các nội dung sau: tỷ lệ ký quỹban đầu, tài sản thế chấp / cầm cố và lịch chuyển tiền ký quỹ để thanhtoán khi đến hạn
- Nếu mở L/C nhập khẩu trả chậm có thời hạn trên một năm, khách hàngcần bổ sung thêm văn bản của Ngân hàng Nhà nước xác nhận doanhnghiệp đã đăng ký vay, trả nợ nước ngoài
Trang 34 Kiểm tra hồ sơ mở L/C
- Kiểm tra số loại và số lượng hồ sơ, tính pháp lý của mỗi loại, nội dungcủa các hồ sơ không mâu thuẫn nhau, cơ sở đảm bảo thanh toán (tiền kýquỹ, hạn mức mở L/C, cam kết thanh toán của khách hàng, cam kết chovay của ngân hàng)
- Kiểm tra hợp đồng ngoại thương: tính chân thực và tính pháp lý củahợp đồng, người ký trên hợp đồng có đủ thẩm quyền không, nếu uỷ quyềnthì có hiệu lực không; kiểm tra các điều kiện về hàng hoá, điều kiện giaohàng, điều kiện thanh toán, loại ngoại tệ thanh toán, thời hạn thanh toán,chữ ký của người xuất khẩu
- Kiểm tra đơn xin mở L/C: đây là khâu hết sức quan trọng vì nếu đượcsoạn thảo và kiểm tra kỹ lưỡng thì sẽ tránh những tu chỉnh hoặc tranh chấpsau này, khi kiểm tra cần xem người nhập khẩu có hoàn thành đầy đủ cácyêu cầu trên đơn xin mở L/C hay không
- Đơn xin mở L/C được lập theo mẫu của ngân hàng, có chữ ký củangười có thẩm quyền và con dấu của đơn vị xin mở
- Các nội dung trong đơn xin mở L/C và hợp đồng ngoại thương phù hợpvới thông lệ quốc tế, không mâu thuẫn nhau
Trang 35Bước 2: Phát hành L/C nhập khẩu
Trình tự phát hành L/C nhập khẩu
(Kiểm soát viên ) (Teller) (Kiểm soát viên) (Nhân viên TTQT)
(Nhân viên (Nhân viên (Nhân viên (Nhân viên TTQT) TTQT) TTQT) TTQT)
Hình 4: Qui trình phát hành L/C tại ACB - chi nhánh Tân Bình
(3)
(5)
(10)(9)
(8)(7)
(2)(1)
(4)(6)
Lưu hồ sơ
-Photo gốc vàyêu cầu khách hàng ký tên, ghi rõ ngày giờ, tên người nhận
- Giao L/C gốc cho khách hàng
In điện do phòng TTQT Hội sở chuyển về, trình ký duyệt và đóng dấu L/C gốc
Kiểm tra ký tên trên chứng từ
-Kiểm tra số dư và lập hồ sơ L/ C
- Nhập dữ liệu, hạch toán và soạn thảo L/C
Xét duyệt và phê duyệt phát hành L/C, tỷ lệ ký quỹ
Lập trình tờ thẩm định khách hàng
Tiếp nhận hồ sơ
-Kiểm tra tính đầy đủ và
hợp lệ của hồ sơ
-Đóng dấu tiếp nhận và
kiểm tra nội dung Giấy đề
Trang 36 Chia ra các trường hợp sau
Đối với L/C nhập khẩu không xác nhận: Thực hiện như qui trình phát hành
L/C nhập khẩu
Đối với L/C nhập khẩu xác nhận: Trình tự phát hành như L/C không xác
nhận, tuy nhiên cần lưu ý một số điều: ở mục (1)
Nếu ngân hàng xác nhận L/C
+ Thuộc danh sách ngân hàng cấp hạn mức xác nhận: thực hiện theo
giấy đề nghị phát hành L/C của khách hàng
+ Không thuộc danh sách ngân hàng cấp hạn mức xác nhận: giới thiệu
và hướng dẫn khách hàng chọn một trong những ngân hàng thuộc danh sáchnày; nếu khách hàng vẫn không đồng ý, nhân viên TTQT giải thích với kháchhàng rằng mức ký quỹ tuỳ thuộc yêu cầu của ngân hàng xác nhận và có thểlên tới 100% trị giá L/C, ACB sẽ liên hệ văn phòng đại diện của ngân hàngxác nhận tại nước ngoài về việc đồng ý có điều kiện hay không có điều kiệnxác nhận L/C; sau khi nhận kết quả từ ngân hàng xác nhận sẽ thông báo chokhách hàng về hạn mức ký quỹ, điều kiện xác nhận (mức ký quỹ áp dụngkhông thấp hơn mức ký quỹ mà ACB phải thực hiện với ngân hàng xác nhận).ACB không chịu trách nhiệm với bất kỳ sự chậm trễ nào do việc xác nhận L/
C do phía ngân hàng xác nhận gây ra
Đối với L/C có qui định Ngân hàng hoàn trả:
Điều kiện thực hiện:
- L/C giới hạn xuất trình tại một ngân hàng cho phép
- Ngân hàng hoàn trả phải là ngân hàng giữ tài khoản Nostro của ACB
- Khách hàng phải ký quỹ 100% hoặc trị giá L/C phải được đảm bảotheo qui định ACB tại thời điểm phát hành L/C
Trang 37Bước 3: Nguyên nhân phát sinh và trình tự tu chỉnh
Nguyên nhân phát sinh
Do những sai sót vô tình hoặc cố ý của nhà nhập khẩu mà nội dung L/Ckhông phù hợp với yêu cầu giao hàng của nhà xuất khẩu Trong trường hợpnày nhà xuất khẩu yêu cầu nhà nhập khẩu làm đơn đề nghị ngân hàng tuchỉnh; Phí tu chỉnh do người nhập khẩu chịu
Do nhà xuất khẩu muốn sửa đổi hoặc bổ sung những điều khoản trong L/
C nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao nhận hàng hoá giữa hai bên(chẳng hạn tu chỉnh về số lượng hàng hóa hoặc thời hạn giao hàng ) Trongtrường hợp này sau khi có sự thoả thuận để đạt được thống nhất giữa hai bên,nhà nhập khẩu làm đơn đề nghị ngân hàng tu chỉnh; Phí tu chỉnh do ngườixuất khẩu chịu
Trình tự tu chỉnh
- Tiếp nhận hồ sơ:
+ Giấy đề nghị tu chỉnh (bản chính)
+ Phụ kiện Hợp đồng hoặc các giấy tờ có liên quan đến đề nghị tuchỉnh L/C của bên thụ hưởng
+ Các chứng từ liên quan khác
- Trình xét duyệt tu chỉnh:
Tuỳ nội dung tu chỉnh:
+ Nhân viên TTQT trình cấp phê duyệt xét trực tiếp trên Giấy đề nghị tuchỉnh L/C hoặc
+ Loan CSR hoặc A/O lập tờ trình tu chỉnh L/C và trình cấp phê duyệt,sau đó chuyển toàn bộ giấy tờ có đầy đủ chữ ký của cấp phê duyệt chonhân viên TTQT
- Kiểm tra số dư và cập nhật bìa hồ sơ
Trường hợp tu chỉnh giảm tiền: chuyển xuất ngoại bảng theo qui định
Trang 38hiện hành và chuyển trả lại số tiền ký quỹ cho khách hàng khi ACB nhậnđược điện xác thực của Ngân hàng người thụ hưởng đồng ý chấp nhận tuchỉnh giảm tiền (nếu khách hàng yêu cầu tu chỉnh) hoặc người thụ hưởng xuấttrình chứng từ phù hợp với điện tu chỉnh giảm tiền.
- Nhập dữ liệu, hạch toán và soạn thảo tu chỉnh L/C
- Trình ký, giao bản điện gốc tu chỉnh L/C cho khách hàng và yêu cầu kháchhàng ký nhận, ghi rõ họ tên người nhận, ngày giờ nhận trên bản sao
- Lưu hồ sơ
Bước 4: Tiếp nhận và kiểm tra chứng từ do đơn vị xuất trình gửi đến
Thời gian thực hiện tối đa 1 ngày làm việc sau ngày nhận bộ chứng từ từ công
ty chuyển phát nhanh
Nhận chứng từ:
Thanh toán viên ký nhận chứng từ do bộ phận hành chánh giao
Lưu lại biên lai gửi chứng tư ø(courier recept) cùng với chứng từ hoặc ghi sổbiên lai, tên công ty dịch vụ chuyển phát, thư ngân hàng (cover letter)
Đóng dấu ghi ngày, giờ, người nhận chứng từ trên thư ngân hàng
Vào chương trình nhập dữ liệu liên quan chứng từ
Kiểm tra số lượng, loại chứng từ, số bản sao phù hợp với thông tin được ghitrên thư ngân hàng Nếu có mâu thuẫn giữa chứng từ so với thông tin trênthư ngân hàng, gửi ngay MT799/MT999 hoặc thư thông báo cho đơn vịxuất trình
Hỗ trợ khách hàng của mình bằng cách: giúp khách hàng kiểm tra lại nộidung của L/C xem có điểm nào bất lợi đối với nhà nhập khẩu hay không.Doanh nghiệp nhập khẩu được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu khi bộ chứngtừ xuất trình có giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – C/O) làmtăng tính cạnh tranh cho hàng hóa nhập khẩu
Trang 39+ URR (nếu L/C cho phép đòi tiền bằng thư / điện)
Nội dung kiểm tra:
+ Sự phù hợp về nội dung, số lượng chứng từ so với điều kiện, điềukhoản quy định trong L/C và các tu chỉnh (nếu có)
+ Sự phù hợp của chứng từ so với quy định của UCP và ISBP
+ Sự phù hợp trên bề mặt giữa chứng từ
+ Nhân viên thanh toán quốc tế ghi rõ nội dung kiểm tra trên biên bảnkiểm tra chứng từ
Bước 5: Từ chối thanh toán nếu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp
ACB đã thanh toán cho điện đòi tiền từ ngân hàng được phép
- Lập thông báo trình người có thẩm quyền ký để gửi cho khách hàngbằng fax trong buổi làm việc tiếp theo sau buổi kiểm tra chứng từ theo quyđịnh
- Soạn điện gửi ngân hàng được phép thông báo từ chối thanh toán
- Theo dõi, nhắc nhở khách hàng trả lời thông báo và tuỳ ý kiến kháchhàng mà thanh toán viên thực hiện giao dịch tiếp theo
ACB đã xử lý điện thông báo chứng từ không phù hợp
Nếu các điểm không phù hợp giống điện thông báo của ngân hàngđược phép và khách hàng chấp nhận các điểm không phù hợp và đồng ýthanh toán: lập thông báo, trình người có thẩm quyền ký để gửi cho kháchhàng bằng fax trong buổi làm việc tiếp theo sau buổi kiểm tra chứng từ, theodõi nhắc nhở khách hàng trả lời và thực hiện thanh toán khi khách hàng nộp