Hơn hai mươi năm đổi mới đi qua, nền kinh tế Việt Nam đang khởi sắc và thu được nhiều thành tựu đáng kể. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường Việt Nam đã và đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Với chính sách mềm dẻo, Việt Nam đã thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư, như thực tế đã chứng minh không có quốc gia nào phát triển mà không có sự giao lưu với các nước khác. Sự giao lưu buôn bán giữa các nước là một xu hướng tất yếu của nền kinh tế. Sự phát triển của thương mại quốc tế giúp các nước gắn kết và giúp đỡ lẫn nhau trong sự phát triển chung của thế giới. Thương mại quốc tế ngày nay đã vượt qua không gian và thời gian tạo những luồng dịch chuyển hàng hoá, tiền tệ để đáp ứng cung cầu của cả nền kinh tế thế giới.
Chuyên đề thực tập Học viện ngân hàng A: LỜI MỞ ĐẦU Hơn hai mươi năm đổi mới đi qua, nền kinh tế Việt Nam đang khởi sắc và thu được nhiều thành tựu đáng kể. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường Việt Nam đã và đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Với chính sách mềm dẻo, Việt Nam đã thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư, như thực tế đã chứng minh không có quốc gia nào phát triển mà không có sự giao lưu với các nước khác. Sự giao lưu buôn bán giữa các nước là một xu hướng tất yếu của nền kinh tế. Sự phát triển của thương mại quốc tế giúp các nước gắn kết và giúp đỡ lẫn nhau trong sự phát triển chung của thế giới. Thương mại quốc tế ngày nay đã vượt qua không gian và thời gian tạo những luồng dịch chuyển hàng hoá, tiền tệ để đáp ứng cung cầu của cả nền kinh tế thế giới. Thanh toán quốc tế là hoạt động chủ yếu của một quốc gia trong sự phát triển của đất nước. Nó giúp quốc gia khai thác những thế mạnh của đất nước so với các nước khác trên thế giới. Với tư cách là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu được cho sự phát triển của thương mại quốc tế, công tác thanh toán quốc tế không ngừng đổi mới và hoàn thiện với những phương thức thanh toán an toàn và hiệu quả cao giữa các bên tham gia. Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng quyết định hiệu quả của quá trình trao đổi; nó là mắt xích không thể thiếu được trong cỗ máy thương mại quốc tế với nhiều hình thức thanh toán đa dạng phù hợp với từng giai đoạn phát triển cụ thể. Ngày nay, phương thức thanh toán thư tín dụng đang được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Trong qua trình thanh toán ngân hàng thương mại đóng vai trò là trung gian thanh toán, là chất xúc tác giúp cho quá trình thanh toán diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn và là chất bôi trơn giúp cho quá trình thanh toán quốc tế diễn ra một cách nhịp nhàng và thông suốt. Tại Việt Nam, cùng với hội nhập kinh tế thế giới, hoạt động xuất nhập khẩu đã thực sự bùng nổ kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của công tác thanh Nguyễn Bích Vân 1 TTQTB-K10 Chuyên đề thực tập Học viện ngân hàng toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại. Phương thức thanh toán bằng thư tín dụng cũng được sử dụng ngày càng nhiều trong thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu. Qua thức tế tìm hiểu tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai, tuy là một chi nhánh còn trẻ song đã có nhũng thành tựu đáng kể, đặc biệt trong hoạt động thanh toán quốc tế như tài trợ ngoại thương, thanh toán xuất nhập khẩu, bảo lãnh ngân hàng, trao đổi mua bán ngoại tệ Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế, các mối giao lưu thương mại ngày càng tăng đòi hỏi các ngân hàng thương mại Việt Nam vừa phải phát triển các dịch vụ đặc biệt là thanh toán xuất nhập khẩu; vừa phải tìm ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả dịch vụ để có thể phục vụ tốt hơn cho nhu cầu thanh toán ngày một tăng. Vì vậy, qua thời gian thực tập ở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai muốn tìm hiểu rõ và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán bằng thư tín dụng nói riêng, em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh Hoàng Mai ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Kết cấu của chuyên đề bao gồm ba chương: Chương I: Tổng quan về hiệu quả thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại. Chương II: Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai. Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai. Nguyễn Bích Vân 2 TTQTB-K10 Chuyên đề thực tập Học viện ngân hàng B: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ 1.1. Thanh toán quốc tế và vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế 1.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế Quan hệ đối ngoại của mỗi quốc gia bao gồm tổng thể các lĩnh vực:kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, du lịch… trong đó quan hệ kinh tế chiếm một vị trí quan trọng, là cơ sở cho các mối quan hệ khác. Trong quá trình hoạt động, tất cả các quan hệ quốc tế đều cần thiết và liên quan đến vấn đề tài chính. Kết thúc từng kỳ, từng niên hạn các quan hệ quốc tế đều được đánh giá kết quả hoạt động, do đó cần thiết đến nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với các tổ chức hay cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế, thường được thông qua quan hệ giữa các Ngân hàng của các nước có liên quan. 1.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế. a. Đối với nền kinh tế : Hoạt động TTQT có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của mỗi quốc gia; được thể hiện chủ yếu trên các mặt sau: - Bôi trơn và thúc đẩy hoạt động XNK của nền kinh tế như một tổng thể. - Bôi trơn và thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp - Thúc đẩy và mở rộng hoạt động dịch vụ như du lịch, hợp tác quốc tế. - Tăng cường thu hút lượng kiều hối và các nguồn lực tài chính khác. - Thúc đẩy thị trường tài chính quốc gia hội nhập quốc tế b. Đối với ngân hàng : Nguyễn Bích Vân 3 TTQTB-K10 Chuyên đề thực tập Học viện ngân hàng Trong thương mại quốc tế, không phải lúc nào các nhà xuất nhập khẩu cũng có thể thanh toán tiền hàng trực tiếp cho nhau, mà thường phải thông qua hệ thống ngân hàng thương mại với hệ thống mạng lưới chi nhánh cũng như các ngân hàng đại lý khắp toàn cầu. Khi đó ngân hàng đã thực hiện một vai trò quan trọng là trung gian thanh toán là cầu nối giữa người mua và người bán. Với vai trò trung gian thanh toán, các ngân hàng tiến hành thanh toán theo yêu cầu của khách hàng, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong giao dịch thanh toán, tư vấn, hướng dẫn khách hàng những biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ TTQT nhằm hạn chế tối đa rủi ro cho khách hàng. Thực hiện tốt vai trò này là ngân hàng đã nâng cao uy tín của bản thân lên một tầm cao mới không chỉ bó hẹp trong lãnh thổ quốc gia mà là quốc tế. Thông qua vai trò trung gian ngân hàng cung cấp được dịch vụ của mình và thu phí của khách hàng từ đó tăng doanh thu cho bản thân. Không chỉ giới hạn ở vai trò trung gian, ngân hàng còn có thể phát triển các dịch vụ các sản phẩm mở rộng khác trong lĩnh vực TTQT như bảo lãnh nhận hàng hay cho vay thanh toán đối với các khách hàng không đủ khả năng thanh toán… Tóm lại, trong dây truyền hoạt động kinh tế đối ngoại của quốc gia, hệ thống ngân hàng tham gia và đóng vai trò trung tâm trong hầu hết các giai đoạn như: thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh nhận hàng trong ngoại thương… Thanh toán giữa các nước sẽ được thực hiện thông qua ngân hàng và vai trò của ngân hàng trong TTQT chính là chất xúc tác, là cầu nối, là điều kiện đảm bảo an toàn và hiệu quả cho các bên tham gia xuất nhập khẩu, đồng thời tài trợ cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu. c. Đối với nhà xuất nhập khẩu: TTQT phát triện tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà xuất nhập khẩu thâm nhập thị trường thế giới, một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng. Đồng thời với tiềm năng, thị trường thế giới cũng tiềm ẩn không ít rủi ro, cũng như sự Nguyễn Bích Vân 4 TTQTB-K10 Chuyên đề thực tập Học viện ngân hàng cạnh tranh mạnh mẽ của các đối thủ cạnh tranh từ các quốc gia khác khiến cho doanh nghiệp trong nước phải tìm các hướng đi mới để tăng uy tín, khả năng cạnh tranh của bản thân. 1.2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 1.2.1. Định nghĩa phương thức tín dụng chứng từ: Tại điều 2, UCP 600, Tín dụng chứng từ được định nghĩa như sau: “Tín dụng chứng từ là một thỏa thuận bất kỳ, cho dù được gọi tên hay mô tả như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của Ngân hàng phát hành về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp”. Thuật ngữ “tín dụng-credit” ở đây được dùng theo nghĩa rộng, nghĩa là “tín nhiệm”, chứ không phải là để chỉ “một khoản cho vay” theo nghĩa thông thường. Điều này được thể hiện rõ trong trường hợp khi người NK ký quỹ 100% giá trị của L/C, thì thực chất NHPH không cấp bất kỳ một khoản cho vay nào cho khách hàng, mà chỉ cho khách hàng “vay” sự tín nhiệm của mình. Ngay cả trong trường hợp nhà nhập khẩu không hề ký quỹ, thì khoản vay tín dụng chỉ thực sự xảy ra khi NHPH tiến hành thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu và ghi nợ nhà nhập khẩu. Như vậy, thuật ngữ “tín dụng” trong phương thức TĐƯợCT chỉ thể hiện khoản “tín dụng trừu tượng” bằng cam kết sẽ trả tiền của NH thay cho lời hứa trả tiền của nhà nhập khẩu, vì ngân hàng có hệ số tín nhiệm cao hơn nhà nhập khẩu. 1.2.2. Các loại L/C L/C có thể hủy ngang (Revoable L/C) L/C không thể hủy ngang (Irrevoable L/C) L/C không hủy ngang có xác nhận (Confirmed Irrevoable L/C) L/C chuyển nhượng (Transferable L/C) L/C giáp lưng (Back to back L/C) L/C tuần hoàn (Revolving L/C) Nguyễn Bích Vân 5 TTQTB-K10 Chuyên đề thực tập Học viện ngân hàng L/C dự phòng (Stanby L/C) L/C đối ứng (Reciprocal L/C) L/C điều khoản đỏ (Red Clause L/C) 1.2.3. Nội dung chủ yếu của L/C Số hiệu L/C (Credit Number) Địa điểm phát hành L/C Ngày phát hành L/C (Date of Issuance) Tên, địa chỉ những bên có liên quan đến L/C Số tiền, loại tiền, khối lượng và đơn giá (Credit Currency and Amount) Thời hạn hiệu lực và địa điểm xuất trình L/C Thời hạn trả tiền của L/C (Date of Payment) Thời hạn giao hàng (Shipment Date) Những nội dung liên quan đến hàng hóa Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa Bộ chứng từ mà nhà xuất khẩu phải xuất trình 1.2.4. Quy trình phương thức L/C a. Các bên tham gia: Người yêu cầu mở L/C(Applicant): Là bên mà L/C được phát hành theo yêu cầu của họ. Trong thương mại quốc tế, người yêu cầu mở thường là người nhập khẩu, yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành một L/C và có trách nhiệm pháp lý về việc NHPH trả tiền cho người thụ hưởng L/C. Trong đó một số trường hợp, người yêu cầu mở L/C còn được gọi là “opener”, “accountee” hay “principal” Người thụ hưởng(Beneficiary): Là bên hưởng lợi L/C được phát hành, nghĩa là được hưởng số tiền thanh toán hay sở hữu hối phiếu đã chấp nhận thanh toán L/C. Tùy từng hoàn cảnh cụ thể mà người thụ hưởng có thể có những tên gọi khác nhau như: người bán(seller), nhà xuất khẩu (exporter), người ký phát hối phiếu(drawer), người thắng thầu(contractor). Nguyễn Bích Vân 6 TTQTB-K10 Chuyên đề thực tập Học viện ngân hàng Ngân hàng phát hành(Issuing bank): Là ngân hàng thực hiện phát hành theo yêu cầu của người mở, nghĩa là nó đã cấp tín dụng cho người mở, NHPH được hai bên mua bán thỏa thuận và quy định trong hợp đồng mua bán. Nếu không có sự thỏa thuận trước, thì nhà nhập khẩu được phép tự chọn NHPH. NHPH còn có tên gọi khác là ngân hàng mở(Opening Bank). Ngân hàng thông báo(Advising Bank): Là ngân hàng thực hiện thông báo L/C cho người thụ hưởng theo yêu cầu của NHPH. NHTB thường là ngân hàng đại lý hay một chi nhánh của NHPH ở nước ngoài. Ngoài ra có thể thêm: Ngân hàng xác nhận(Confirming Bank): Là ngân hàng bổ sung sự xác nhận của mình đối với L/C theo yêu cầu hoặc theo sự ủy quyền của NHPH. Ngân hàng được chỉ định(Nominated Bank): Là ngân hàng mà tại đó L/C có giá trị thanh toán hoặc chiết khấu, hoặc là bất cứ ngân hàng nào nếu L/C có giá trị tự do. 1.3. Quy trình nghiệp vụ L/C: Trình tự thực hiện: (1): Người nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng thương mại, viết đơn đề nghị mở thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng, gửi tới ngân hàng phục vụ mình. Nguyễn Bích Vân 7 TTQTB-K10 Ngân hàng thông báo (Advising bank) Ngân hàng phát hành (Issuing bank) Người thụ hưởng (Beneficiary) Người yêu cầu mở thư tín dụng (Applicant) Chuyên đề thực tập Học viện ngân hàng (2) Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu căn cứ vào đơn xin mở tín dụng, nếu đáp ứng các yêu cầu, ngân hàng sẽ phát hành thư tín dụng và thông qua ngân hàng phục vụ người xuất khẩu để thông báo cho người thụ hưởng. (3) Ngân hàng thông báo khi nhận được thư tín dụng sẽ khẩn trương thông báo, chuyển giao thư tín dụng này cho người xuất khẩu. (4) Người xuất khẩu nếu chấp nhận nội dung thư tín dụng đã mở thì sẽ tiến hành giao hàng theo điều kiện hợp đồng. (5) Sau khi đã hoàn thành việc giao hàng người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo thư tín dụng, gửi tới ngân hàng phục vụ mình đề nghị thanh toán. (6) Ngân hàng này nếu là ngân hàng được chỉ định thanh toán sẽ tiến hành kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với các điều khoản trong thư tín dụng thì thanh toán cho người xuất khẩu(trả tiền ngay, chiết khấu bộ chứng từ hay chấp nhận trả tiền) (7) Sau khi đã thanh toán, ngân hàng chuyển bộ chứng từ sang ngân hàng phát hành đòi tiền. (8) Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ, nếu đáp ứng những điều kiện của thư tín dụng thì hoàn lại tiền cho ngân hàng đã thanh toán. (9) Ngân hàng phát hành báo cho người nhập khẩu biết bộ chứng từ đã đến, đề nghị họ làm thủ tục thanh toán. (10) Người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp thì tiến hành thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, ngân hàng sẽ trao chứng từ để họ đi nhận hàng. Trong trường hợp người nhập khẩu không thực hiện thì ngân hàng sẽ không trao bộ chứng từ cho họ. Trên đây là quy trình cơ bản của hình thức tín dụng chứng từ. Từ quy trình trên ta nhận thấy một ngân hàng có thể đóng nhiều vai trò khác nhau trong phương thức tín dụng chứng từ VD: ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo, ngân hàng xác nhận, ngân hàng được chỉ định… trong đó ta nhận Nguyễn Bích Vân 8 TTQTB-K10 Chuyên đề thực tập Học viện ngân hàng thấy vai trò Ngân hàng phát hành là vai trò quan trọng nhất và có tính mấu chốt trong phương thức này. Vì không có ngân hàng phát hành thì mọi ngân hàng thông báo, ngân hàng xác nhận hay ngân hàng được chỉ định đều không thể tồn tại. Hơn thế nữa với vai trò của một ngân hàng phát hành, bản thân ngân hàng đã tăng sự rủi ro của mình khi cam kết thanh toán cho người xuất khẩu miễn là bộ chứng từ xuất trình phù hợp mà không thể chắc chắn rằng người nhập khẩu có thể thanh toán cho mình. Nguyễn Bích Vân 9 TTQTB-K10 Chuyên đề thực tập Học viện ngân hàng CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BẰNG L/C TẠI NG Â N H À NG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HOÀNG MAI 2.1. Một vài nét về quá trình thành lập, phát triển và hoạt động của ngân hàng NHNoN chi nhánh Hoàng Mai. 2.1.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển Chi nhánh Hoàng Mai được thành lập trên cơ sở nâng cấp Phòng giao dịch – SGD I NHĐT&PT VN, đi vào hoạt động từ ngày 31/08/2004 theo QĐ số 210/QĐ-HĐQT ngày 05/08/2004 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Là một trong những đơn vị tiên phong đi đầu trong hệ thống NHNoN chú trọng triển khai nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, lấy phát triển dịch vụ và đem lại tiện ích cho khách hàng làm nền tảng; hoạt động theo mô hình giao dịch một cửa với quy trình nghiệp vụ ngân hàng hiện đại và công nghệ tiên tiến theo đúng dự án hiện đại hóa ngân hàng Việt Nam hiện nay. Kể từ khi được nâng cấp thành chi nhánh cấp I với mạng lưới hoạt động chỉ có 9 phòng, 1 tổ nghiệp vụ tại trụ sở chính và 2 phòng giao dịch. Lực lượng cán bộ, phương thức tổ chức còn nhiều bất cập. Hoạt động kinh doanh độc canh về huy động vốn dân cư. Tuy nhiên, chi nhánh phát triển khá toàn diện về mọi mặt sau 5 năm cải cách từ năm 2007, khẳng định được vị thế, thương hiệu, được NHNoN đánh giá là một trong những chi nhánh vững mạnh của toàn hệ thống. Quy mô tổ chức chi nhánh cũng được xây dựng kiện toàn với 13 phòng bộ phận nghiệp vụ tại trụ sở chính đảm bảo triển khai khá toàn diện các mặt hoạt động của một Ngân hàng đa năng. Việc thành lập Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoàng Mai phù hợp với tiến trình thực hiện cơ cấu lại, gắn liền với đổi Nguyễn Bích Vân 10 TTQTB-K10 [...]... khách hàng Nâng cao uy tín, vị thế của ngân hàng, Chi nhánh trong mắt khách hàng, các đối tác nước ngoài và các đối thủ cạnh tranh 3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ Trong hoạt động thanh toán quốc tế, phương thức thanh toán theo tín dụng chứng từ có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của hoạt thanh toán quốc tế nói... và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung vì doanh thu từ hoạt động thanh toán theo L/C chi m hơn 70% tổng doanh thu từ hoạt động TTQT Cùng với những nghiên cứu ở trên đã cho thấy mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh Hoàng Mai nói riêng và NHNoN nói chung là một định hướng hoàn toàn đúng đắn Để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng. .. viện ngân hàng CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BẰNG L/C TẠI NHNoN CHI NHÁNH HOÀNG MAI 3.1 Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh Hoạt động quan hệ quốc tế của NHNoN trong những năm qua đã có những phát triển đáng kể cả về chi u rộng lẫn chi u sâu NHNoN đã tăng cường thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ với các tổ chức tài chính và các ngân. .. độ hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Do đó doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng để đánh giá hiệu quả của hoạt động này Doanh thu từ hoạt động TTQT theo phương thức L/C của Chi nhánh có sự biến động qua các năm Năm 2008, tổng doanh thu thu được là 2 889 000 ngàn VND, trong đó doanh thu từ thanh toán L/C nhập khẩu là 2 632 000 ngàn VND, chi m... tổng phí dịch vụ của Chi nhánh Nâng cao hiệu quả và độ an toàn của hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ Tiếp tục tăng khối lượng thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ, trong đó tập trung đẩy mạnh thanh toán L/C xuất khẩu để cân bằng thu chi ngoại tệ Nghiên cứu phát triển và mở rộng các loại hình L/C mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Tăng cường tiếp... bảo vệ nền kinh tế trong nước, xuất nhập khẩu chỉ là những mặt hàng tối quan trọng Do vậy, số món thanh toán tăng lên mà doanh số thanh toán lại chỉ tăng một lượng nhỏ - Tỷ trọng doanh số thanh toán của phương thức tín dụng chứng từ so với các phương thức khác trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh Bảng 2.3 : Tỷ trọng doanh số thanh toán quốc tế Đơn vị: ngàn USD Năm 2008 Doanh số Nguyễn Bích... doanh số thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức L/C nhỏ hơn rất nhiều so với các phương thức khác Biểu đồ 2.1: Doanh số thanh toán L/C xuất và L/C nhập (Nguồn: Báo cáo tổng hợp Phòng Thanh toán quốc tế năm 2008 – 2010) Doanh thu, chi phí và lợi nhuận thu được từ hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức L/C Nguyễn Bích Vân 26 TTQTB-K10 Chuyên đề thực tập Học viện ngân hàng Bảng 2.5: Doanh thu từ. .. quan hệ lâu năm Số thị trường thanh toán mới vẫn chỉ là con số khiêm tốn Thứ ba: Xảy ra tình trạng mất cân đối trong thanh toán L/C nhập khẩu và L/C xuất khẩu Thứ tư: Doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế của Chi nhánh còn thấp và chi m tỷ trọng nhỏ trong toàn bộ doanh thu từ hoạt động dịch vụ và chung của cả Chi nhánh Hiện nay doanh thu của Chi nhánh vẫn phụ thuộc vào hoạt động tín dụng là chủ yếu... vấn về các dịch vụ thanh toán quốc tế Xác định phương thức thanh toán quốc tế bằng L/C vẫn là phương thức chủ đạo và đóng góp nhiều nhất vào tổng phí trong thanh toán quốc tế của Chi nhánh nên trong thời gian tới, chi nhánh sẽ tiếp tục triển khai nghiệp vụ theo định hướng sau: Nguyễn Bích Vân 35 TTQTB-K10 Chuyên đề thực tập Học viện ngân hàng Phấn đấu tăng tỷ lệ thu phí thanh toán theo L/C trong tổng... credits (Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế về kiểm tra chứng từ trong thanh toán tín dụng chứng từ) Cẩm nang Hướng dẫn kiểm tra chứng từ do NHNoN ban hành Nguyễn Bích Vân 16 TTQTB-K10 Chuyên đề thực tập Học viện ngân hàng Thời gian kiểm tra chứng từ: Phòng Thanh toán quốc tế kiểm tra và kết luận tình trạng bộ chứng từ không quá 2 ngày làm việc sau ngày nhận chứng từ Bước 5: Thanh toán và kết thúc hồ