Biểu đồ 2.1: Doanh số thanh toán L/C xuất và L/C nhập

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh Hoàng Mai ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 27 - 29)

thức L/C Đơn vị: Ngàn VND Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Doanh thu Tỷ trọng Doanh thu Tỷ trọng Doanh thu Tỷ trọng 1. L/C nhập khẩu 2 632 000 91,1% 2 298 278 97,7% 2 856 566 96,3% 2. L/C xuất khẩu 257 000 8,9% 61 896 2,3% 110 196 3,7% Tổng 2 889 000 100% 2 351 174 100% 2 966 762 100%

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Phòng Thanh toán quốc tế năm 2008 – 2010)

Doanh thu là một trong những chỉ tiêu đánh giá mức độ hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng để đánh giá hiệu quả của hoạt động này. Doanh thu từ hoạt động TTQT theo phương thức L/C của Chi nhánh có sự biến động qua các năm. Năm 2008, tổng doanh thu thu được là 2 889 000 ngàn VND, trong đó doanh thu từ thanh toán L/C nhập khẩu là 2 632 000 ngàn VND, chiếm 91,1% còn doanh thu từ thanh toán L/C xuất khẩu là 257 000 ngàn VND, chiếm 8,9%. Năm 2009 do những lý do đã trình bày về tác động của khủng hoảng tài chính, tổng doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế giảm xuống chỉ còn 2352174 ngàn VND, tức là giảm 18,89% so với năm 2008. Trong đó, doanh thu từ thanh toán L/C nhập khẩu giảm xuống còn 2 289 278 ngàn VND, còn doanh thu từ thanh toán L/C xuất khẩu giảm một cách thảm hại xuống chỉ còn 61 896 ngàn VND, chỉ chiếm có 2,3% tổng doanh thu từ hoạt động TTQT năm 2009.

Sang năm 2010, tình hình khả quan hơn, doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế đã tăng lên 2 966 762 ngàn VND, tăng 26,18% so với năm 2009 và lớn hơn cả doanh thu thu được năm 2008. Doanh thu từ L/C nhập khẩu và xuất khẩu đều tăng lên rõ rệt. Đặc biệt L/C xuất khẩu tăng lên 110 196 ngàn

VND, tăng 78% so với năm 2009. Tuy nhiên tỷ trọng trong tổng doanh thu lại mới chỉ tăng lên 3,7% vẫn là một tỷ lệ quá nhỏ, chưa thể bằng năm 2008.

Số món thanh toán theo phương thức L/C qua ngân hàng

Bảng 2.6: Số món thanh toán quốc tế theo phương thức L/C

Năm 2008 2009 2010 Số món Biến động Số món Biến động L/C xuất khẩu 92 53 - 42,4% 82 54.7% L/C nhập khẩu 699 440 - 35,6% 548 21,8% Tổng số 791 493 - 37,6% 630 27,8%

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Phòng Thanh toán quốc tế năm 2008 – 2010)

Qua bảng số liệu ta nhận thấy có sự giảm sút về số món thanh toán theo phương thức L/C tại Chi nhánh. Về tổng số món thanh toán, năm 2008 là 791 món. Nhưng sang năm 2009, con số này chỉ là 493 món. Nguyên nhân của sự giảm sút này chính là do tác động sâu sắc của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng đến những thị trường vốn đã quen thuộc với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc,…làm cho số L/C xuất khẩu giảm còn 53 món và số L/C nhập khẩu chỉ còn 440 món (giảm lần lượt 42,4% và 35,6% so với năm 2007). Năm 2010 được đánh giá là năm mà nền kinh tế thế giới hồi phục sau cuộc khủng hoảng được coi là tồi tệ nhất kể từ sau Đại khủng hoảng thế giới 1929 – 1933. Kinh tế Việt Nam cũng đánh giá năm 2010 là năm “vượt bão”, với tốc độ tăng trưởng là 5,2%, tuy chưa cao nhưng tốc độ này cũng thuộc Top 5 nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Các hoạt động xuất nhập khẩu cũng được phục hồi trở lại, kéo theo đó số món thanh toán quốc tế theo phương thức L/C tại Chi nhánh cũng được tăng lên 630 món (tăng 27,8% so với năm 2009), trong đó số L/C xuất khẩu tăng lên 82 món (tăng 54,7%) và L/C nhập khẩu tăng lên 548 món (tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2009). Tuy nhiên thì tổng

số món vẫn chưa tăng bằng năm 2008 cho thấy tình hình xuất nhập khẩu còn nhiều hạn chế.

Biểu đồ 2.2: Số món TTQT theo phương thức L/C

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh Hoàng Mai ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w