Bảng 2.3 : Tỷ trọng doanh số thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh Hoàng Mai ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 25 - 27)

phương thức an toàn hơn các phương thức thanh toán khác, dung hòa được rủi ro của cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu. Tỷ trọng của phương thức luôn chiếm hơn 60% trong tổng doanh số thanh toán quốc tế, doanh số luôn tăng. Tuy nhiên, tỷ trọng của phương thức L/C lại có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2008 chiếm 66,2%; năm 2009 giảm xuống còn 64,45% và năm 2010 phương thức L/C chỉ chiếm 62,6% tổng doanh số. Nguyên nhân của tình trạng sụt giảm này một phần do ảnh hưởng của môi trường kinh tế có nhiều biến động. Mặt khác, do Chi nhánh phát triển thêm các phương thức thanh toán khác (ví dụ phương thức nhờ thu năm 2008 không có giao dịch nào, nhưng sang đến năm 2009 và 2010 đã tăng lên về tỷ trọng trong doanh số thanh toán của Chi nhánh) và do khách hàng muốn lựa chọn phương thức khác có chi phí thấp hơn.

Bảng 2.4: Tỷ trọng doanh số thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ Đơn vị: Ngàn USD Năm 2008 2009 2010 Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng 1. L/C nhập khẩu 109 625,58 97,4% 170 727 97,8% 180 048 96,7% 2. L/C xuất khẩu 2 903,57 2,6% 3 706 2,2% 6 036 3.3% Tổng 112 529,15 100% 174 433 100% 186 084 100%

Ngoài ra ta còn nhận thấy rằng, doanh số thanh toán L/C xuất khẩu chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu theo L/C. Điều này có nghĩa là, thanh toán quốc tế tại Chi nhánh Hoàng Mai chủ yếu là thanh toán nhập khẩu còn thanh toán xuất khẩu là rất ít. Nguyên nhân một phần do ảnh hưởng của tình trạng nhập siêu chung của nền kinh tế Việt Nam. Bộ Kế hoạch – Đầu tư cho biết, năm 2010 Việt Nam nhập siêu 12 tỷ USD (vượt so với kế hoạch đặt ra là nhập siêu dưới 10 tỷ USD). Một nguyên nhân khác do trình độ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nước ta. Khi tiến hành nhập khẩu, các đối tác nước ngoài là những người có kinh nghiệm trên thương trường thường chọn phương thức thanh toán theo L/C để đảm bảo sẽ nhận được tiền hàng đầy đủ, tăng khả năng an toàn cho họ. Do đó, thanh toán nhập khẩu chủ yếu là theo phương thức L/C. Ngược lại, đối với xuất khẩu thì các doanh nghiệp Việt Nam lại chủ yếu chọn các phương thức khác như nhờ thu hoặc chuyển tiền do thủ tục đơn giản, tin tưởng vào phía đối tác và chi phí phát sinh thấp hơn nhiều so với phương thức L/C. Chính vì vậy mà doanh số thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức L/C nhỏ hơn rất nhiều so với các phương thức khác

Biểu đồ 2.1: Doanh số thanh toán L/C xuất và L/C nhập

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Phòng Thanh toán quốc tế năm 2008 – 2010)

Doanh thu, chi phí và lợi nhuận thu được từ hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức L/C

Bảng 2.5: Doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức L/C

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh Hoàng Mai ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w