Tình hình quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tốn quốc tế theo

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ nhập khẩu tại ngân hàng tmcp á châu - chi nhánh tân bình (Trang 47 - 53)

2. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA ACB ĐỐI VỚI VIỆC THANH TỐN L/C

3.3.Tình hình quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tốn quốc tế theo

theo phương thức tín dụng chứng từ nhập khẩu tại ACB – CN Tân Bình

3.3.1. Rủi ro gặp phải

Rủi ro trong hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ của các ngân hàng thương mại là vấn đề xảy ra ngồi ý muốn trong quá trình cung cấp dịch vụ. Rủi ro khơng chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là việc chứng từ khơng được thanh tốn mà được hiểu rộng ra là bất kỳ sự chậm trễ, sai sĩt nào trong các khâu của quá trình thanh tốn quốc tế.

Khâu phát hành L/C:

Ngay khi ngân hàng đồng ý phát hành L/C theo đề nghị của khách hàng, ACB đã thực hiện cam kết thanh tốn vơ điều kiện khi nhà xuất khẩu xuất trình được bộ chứng từ hợp lệ. Trường hợp khách hàng ký quỹ nhỏ hơn 100% giá trị L/C thì vơ hình chung ngân hàng đã cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu ở phần trị giá L/C khơng được ký quỹ, do đĩ mà rủi ro khơng thu hồi được vốn là rất lớn nếu khách hàng (nhà nhập khẩu) chủ tâm khơng thanh

tốn hoặc khơng cĩ khả năng thanh tốn. Rủi ro tín dụng đối với ACB luơn hiện hữu, hơn nữa khách hàng sử dụng dịch vụ L/C nhập tại chi nhánh chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên năng lực tài chính của họ luơn chứa đựng nhiều rủi ro.

Do khơng am hiểu biết các quy tắc trong hoạt động thanh tốn xuất nhập khẩu nên khách hàng thường khơng thực hiện chính xác hồ sơ mở L/C ngay trong lần đầu tiên chẳng hạn: Giấy đề nghị phát hành L/C cĩ nội dung khơng rõ ràng hoặc điều khoản mâu thuẫn với hợp đồng thương mại…

Hay việc khách hàng thực hiện việc bổ sung hay sửa đổi L/C nhiều lần do thay đổi điều khoản trong hợp đồng ngoại thương với nhà xuất khẩu, khiến nhân viên TTQT phải tốn thời gian kiếm lại hồ sơ và tiến hành tu chỉnh nhiều khi đĩ là những chi tiết rất nhỏ, từ đĩ chẳng những ảnh hưởng đến tiến trình nhận hàng của khách hàng mà cịn khiến nhân viên TTQT khơng cĩ nhiều thời gian để tập trung vào những hồ sơ khác làm giảm hiệu quả hoạt động của nhân viên.

Ngồi ra rủi ro từ việc nhân viên TTQT tính tốn nhầm hoặc tính sĩt các khoản phí, số tiền ký quỹ, … là rất dễ xảy ra.

Khâu kiểm tra bộ chứng từ:

Khi đĩng vai trị là ngân hàng phát hành L/C, ACB khơng những là ngân hàng trung gian mà cịn là ngân hàng đại diện cho nhà nhập khẩu, tiến hành kiểm tra bộ chứng từ do nhà xuất khẩu xuất trình, trách nhiệm của ngân hàng là rất lớn vì bộ chứng từ là cơ sở duy nhất để ACB quyết định cĩ thanh tốn cho nhà xuất khẩu hay khơng.

Rủi ro ở khâu kiểm tra bộ chứng là rất lớn, địi hỏi nhân viên TTQT phải nắm vững kiến thức nghiệp vụ, thực hiện đúng qui trình kiểm tra bộ chứng từ và tuân theo những qui tắc trong UCP mà L/C đã dẫn chiếu, nếu khơng ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro từ chính bộ chứng từ cĩ lỗi như:

• Thơng báo từ chối thanh tốn nhưng khơng nêu rõ sự bất hợp lệ hoặc những bất hợp lệ này bị ngân hàng chiết khấu phủ nhận, dẫn đến những tranh chấp kéo dài thậm chí những bất hợp lệ này cĩ thể trở nên vơ giá trị.

• Theo như điều 14a UCP 600 thì ngân hàng cĩ thời gian tối đa là 5 ngày làm việc tiếp theo ngày xuất trình để quyết định bộ chứng từ cĩ hợp lệ hay khơng. Rủi ro xảy ra nếu nhân viên TTQT thơng báo bất hợp lệ và từ chối thanh tốn sau 5 ngày làm việc của ngân hàng kể từ ngày nhận bộ chứng từ do ngân hàng thơng báo chuyển đến.

• Bộ chứng từ cĩ sai sĩt nhưng nhân viên TTQT khơng phát hiện ra hoặc bỏ qua và đã chuyển giao bộ chứng từ cho khách hàng của mình là nhà nhập khẩu.

• Ngồi ra rủi ro làm mất hoặc khơng trả lại bộ chứng từ cho người xuất trình nguyên sau khi nhận được cũng cĩ thể xuất hiện.

Khâu thanh tốn:

Trường hợp ACB phát hành L/C cĩ điều khoản cho phép địi tiền bằng điện thì ngân hàng xác nhận hay một ngân hàng được chỉ định khác cĩ thể mắc sai lầm khi thanh tốn cho bộ chứng từ cĩ sai sĩt, sau đĩ ghi nợ tài khoản ACB. Mặc dù về nguyên tắc ngân hàng chỉ định phải hồn trả số tiền đã ghi nợ cho ACB nhưng thực tế thì rất phức tạp và dễ bị từ chối. Thậm chí, cho dù cuối cùng ACB địi được bồi hồn nhưng phải mất nhiều tháng giao dịch thư từ và tranh cãi rất tốn kém.

3.3.2. Thực trạng quản lý rủi ro

Để hạn chế khả năng khách hàng khơng thực hiện đúng cam kết do chủ tâm hay do bất khả kháng vì bị phá sản thì ngay ở giao đoạn xét duyệt phát hành L/C, nhân viên TTQT phải tích cực phối hợp với các bộ phận khác như A/O hoặc Loan CSR và bộ phận tính dụng để thẩm định và phân loại khách

hàng, đưa ra quyết định cĩ phát hành L/C hay khơng và nếu cĩ thì tỷ lệ ký quỹ là bao nhiêu. Khách hàng sử dụng dịch vụ L/C nhập tại chi nhánh Tân Bình hầu hết là khách hàng quen thuộc, đã sử dụng dịch vụ TTQT từ 2 – 3 năm, nên tỷ lệ ký quỹ dao động từ 10 – 15%, một số ít khách hàng thân tín mới được ưu đãi tỷ lệ ký quỹ 5% và chưa cĩ khách hàng được miễn ký quỹ L/C. Với những L/C cĩ cho phép giao hàng từng phần thì ngân hàng cũng yêu cầu khách hàng ký quỹ tồn bộ giá trị L/C một lần ngay khi phát hành. Hơn nữa chi nhánh rất ít phát hành L/C trả chậm bởi rủi ro từ việc thanh tốn theo phương thức này cao hơn hẳn. Một số khách hàng được chi nhánh cấp Hạn mức tín dụng, nếu cĩ nhu cầu vay thanh tốn lơ hàng nhập khi bộ chứng từ về đến chi nhánh thì phần chênh lệch giữa số tiền ký quỹ và trị giá L/C được trừ vào Hạn mức tín dụng mở L/C của khách hàng. Để được cấp Hạn mức tín dụng mở L/C, khách hàng phải được bộ phận tín dụng thẩm định khách hàng doanh nghiệp thẩm định qua một quy trình chặt chẽ, đáp ứng những tiêu chuẩn tín dụng của ngân hàng, bên cạnh đĩ cĩ biện pháp bảo đảm như thế chấp nhà cửa, bất động sản… Cĩ thể thấy chi nhánh khá chặt chẽ trong quản lý rủi ro tín dụng khi phát hành L/C.

Để tránh tình trạng khách hàng phải bổ sung, sửa đổi, tu chỉnh L/C nhiều lần, nhân viên TTQT cĩ thực hiện việc tư vấn ở khâu phát hành L/C tuy nhiên cơng tác tư vấn vẫn chưa thực sự chủ động. Thơng thường khách hàng đã ký kết hợp đồng ngoại thương và chuẩn bị sẵn hồ sơ theo hướng dẫn trên website điện tử hoặc gọi điện hoặc trực tiếp đến chi nhánh hỏi; khách hàng cũ thường lập bộ hồ sơ theo thĩi quen lâu nay họ vẫn thực hiện, ngân hàng hầu như chưa đĩng vai trị tư vấn khách hàng trong việc ký kết, lựa chọn điều khoản trong hợp đồng ngoại thương cũng như đưa ra những yêu cầu về xuất trình bộ chứng từ trong Giấy đề nghị phát hành L/C… Rủi ro thay đổi, bổ sung L/C do thay đổi hợp đồng ngoại thương cĩ thể được hạn chế nếu cơng tác tư

vấn của ngân hàng được chú trọng, nhân viên tư vấn kỹ càng, cụ thể và chủ động đi đến khách hàng hơn nữa.

Nhân viên TTQT tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng nội dung bức điện soạn thảo L/C; ngay sau khi nhập dữ liệu vào chương trình TCBS, nhân viên TTQT in điện và kiểm tra chi tiết để tránh sai sĩt, sau đĩ chuyển chứng từ cho kiểm sốt viên kiểm tra lần nữa, sau khi kiểm sốt viên duyệt điện L/C soạn thảo lại tiếp tục được chuyển lên Hội sở để kiệm tra sửa lỗi và duyện điện. Như vậy một L/C trước khi được phát hành đã trải qua 3 lần kiểm tra, sửa lỗi nên sai sĩt trong nội dung phát hành là rất ít, hầu như khơng cĩ.

Những rủi ro liên quan đến lưu trữ hồ sơ L/C tại chi nhánh rất thấp bởi hồ sơ được sắp xếp một cách khoa học và lưu giữ kỹ lượng trong tủ riêng mà chi nhân viên cĩ trách nhiệm mới cĩ chìa khĩa. Những hồ sơ đã hồn tất được cất giữ vào đấy, cịn những hồ sơ đang xử lý được để ở ngay bàn làm việc của nhân viên. L/C nhập/ xuất trả chậm hay trả ngay, Nhờ thu nhập/ xuất đều cĩ bìa màu sắc khác nhau để tiết kiệm thời gian tìm kiếm.

Với những bộ chứng từ do ngân hàng nước ngồi gửi đến thường được xử lý ngay trong ngày; theo quy định là 2 giờ cho 1 bộ chứng từ, 3 giờ cho 1 bộ chứng từ cĩ tổng cộng 10 trang trở lên hoặc 4 giờ nếu nhận nhiều hơn 1 bộ chứng từ. Với thời gian xử lý và cách quản lý hồ sơ như trên thì việc làm mất, thất lạc hay chậm thơng báo bất hợp lệ bộ chứng từ là rất khĩ xảy ra.

3.3.3. Nguyên nhân phát sinh

Mặc dù đã thẩm định khách hàng ngay ở giai đoạn đầu khi khách hàng yêu cầu phát hành L/C và đưa ra tỷ lệ ký quỹ tùy vào uy tín, năng lực tài chính của khách hàng nhưng vẫn cĩ khả năng phịng tín dụng đã khơng đánh giá đúng uy tín và khả năng thanh tốn của khách hàng dẫn đến việc thu hồi vốn chậm trễ hoặc cũng cĩ thể bị mất vốn. Hơn nữa cĩ một số những nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi ngân hàng đã đồng ý phát hành L/C như tình

hình bất ổn chính trị, lơ hàng nhập khẩu bị hư hỏng, biến động giá cả… dẫn đến việc khách hàng khơng kịp quay vịng vốn để thanh tốn đúng hạn cho ngân hàng. Hoặc do nguyên nhân bất khả kháng như cháy nổ dẫn đến việc doanh nghiệp bị phá sản và ngân hàng khơng thể thu hồi lại vốn.

Bên cạnh đĩ, rủi ro cĩ thể phát sinh do nhân viên TTQT khơng nắm hoặc khơng tuân thủ đúng những qui tắc, quy trình thực hiện đã được ban hành dẫn đến sai sĩt khi kiểm tra bộ chứng từ, chậm thơng báo bất hợp lệ.

Hoặc do cơng tác tư vấn khách hàng chưa thực sự cĩ hiệu quả, chưa thực sự được chú trọng đúng mức nên dễ dẫn đến việc khách hàng thực hiện khơng đúng, phải bổ sung, sửa đổi L/C nhiều lần. Xuất phát từ đặc điểm khách hàng của chi nhánh chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên trong cơ cấu tổ chức cơng ty hầu hết là khơng cĩ bộ phận chuyên trách soạn thảo, ký kết hợp đồng ngoại thương… nên khả năng am hiểu các quy tắc thanh tốn xuật nhập khẩu cịn hạn chế, nên việc đàm phán ký kết với đối tác dễ bị tác động làm thay đổi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƯƠNG III:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TỐN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ NHẬP KHẨU TẠI ACB – CN TÂN

BÌNH

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ nhập khẩu tại ngân hàng tmcp á châu - chi nhánh tân bình (Trang 47 - 53)