Hoàn thiện chiến lược quảng cáo tại công ty giày BQ.doc
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
Xã Hội Chủ Nghĩa Phát triển nền kinh tế thị trường và việc hội nhập vào nền kinh tếthế giới là một tất yếu Trải qua suốt chặng đường đổi mới nền kinh tế nước ta đã vàđang hình thành một thị trương kinh tế có sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanhnghiệp Thị trường quảng cáo của Việt Nam được dự đoán trong năm 2009 có mứctăng trưởng 37%, một mức tăng trưởng gấp 6 lần mức tăng trưởng trung bình của thịtrường quảng cáo thế giới (6%), sự cạnh tranh trên thị trương này sẽ trở nên gay gắthơn bao giờ hết, sự xâm nhập của các công ty quảng cáo nước ngoài sẽ càng làm thịtrường này nóng bỏng hơn Điều này cũng cho thây những thay đổi trong nhận thứccủa các doanh nghiệp Việt Nam đối với quảng cáo Công cụ quảng cáo ngày càngđược khai thác mạnh mẽ, triệt để và trở thành công cụ quan trọng, hiệu quả để cácdoanh nghiệp quảng bá cho thương hiệu của mình trên thị trường, tạo dựng một chỗđứng vững chắc cho thương hiệu của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng Mặtkhác nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam đối với các thông tin quảng cáo cũng
đã có những thay đổi rất lớn Vì vậy yêu cầu đặt ra cho các thông tin quảng cáo để cóthể đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp càng khắt khe hơn, đòi hỏi các doanhnghiệp khi xây dựng và thực hiện các chương trình quảng cáo phải đầu tư có tínhchiến lược và hợp lý hơn
Công ty giày BQ là công ty 100% vốn sở hửu tư nhân có bề dày hơn 5 nămhoạt động trong lỉnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu các sản phẩm da giày tiêu thụtrong nước và xuất khẩu, đã phần nào có được chỗ đứng vững trên thị trường ViệtNam và dành được tình cảm yêu mến của khách hàng Quảng cáo đã đóng góp khôngnhỏ cho quá trình phát triển đi lên, cho việc quảng bá sản phẩm- thương hiệu, lôi kéo
và duy trì lòng trung thành của khách hàng trong nhiều năm qua của công ty, chúng taphải thừa nhận rằng quảng cáo luôn mang lại giá trị lan truyền vô cùng to lớn chodoanh nghiệp Tuy vậy các chương trình quảng cáo của công ty BQ vẫn chưa thực sựtạo được những ấn tượng sâu sắc cho khách hàng, chưa có tính sáng tạo và còn nhiều
Trang 2điểm còn bất cập trong suốt quá trình xây dựng và thực hiện các chương trình quảngcáo.
Hơn nữa, sang năm 2010 này, khi mà quảng cáo càng bùng nổ hơn bao giờ hết
cả về số lượng và chất lượng, xu hướng tiêu dùng hàng hoá vì thương hiệu là một tấtyếu
Các chương trình quảng cáo cần phải có chất lượng, độc đáo, sáng tạo, thu hútđược sự chú ý của khách hàng và cuối cùng là tạo niềm tin thôi thúc khác hàng sửdụng sản phẩm giày dép của công ty BQ
Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH SX-TM BQ được sự hướng dẫncủa anh Phan Hải, hiện nay là thành viên hiệp hội marketing Việt Nam, giám đốccông ty đồng thời là người sáng lập thương hiệu BQ và thấy giáo hướng dẫn TH.S
Đỗ Văn Tính em đã chọn đề tài “Hoàn thiện chiến lược quảng cáo tại công ty giày BQ” làm chuyên đề thực tập Trong chuyên đề em chủ yếu tập trung nghiên cứu đến thực trạng hoạt động Quảng cáo của công ty giày BQ Từ đó đưa ra một số giải pháp
giúp cho việc hoàn thiện chiến lược quảng cáo của công ty BQ để quảng cáo có thể
có những đóng góp hơn nữa trong việc quảng bá thương hiệu và phát triển của công
ty giày BQ
2 Mục đích nghiên cứu
Có thể nói đối với mỗi doanh nghiệp thì hoạt động quảng cáo đóng vai trò rấtquan trọng và cần thiết, tuy nhiên nhiều năm qua, có nhiều doanh nghiệp chưa đưa racác kế hoạch và phương pháp quảng cáo mang lại hiệu quả như mong muốn, vì vậyhoàn thiện chiến lược quảng cáo trong mọi doanh nghiệp có lẻ là điều mà nhiều lãnhđạo doanh nghiệp mong muốn, vì vậy đề tài này sẽ góp phần cải thiện các chiến lượcquảng cáo của công ty giày BQ
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi thời lượng cho phép và kiến thức hạn chế nên đề tài này chỉ ápdụng cho các hoạt động quảng cáo tại công ty giày BQ mà thực tế đã tìm hiều và có
sự đồng ý của lãnh đạo công ty
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này em chủ yếu sử dụng phương pháp thống kế, phân tích và môhình toán
Trang 35 Ý nghĩa thực tiển của đề tài
Trong đề tài này em chủ yếu phân tích và đánh giá các hoạt động quảng cáocủa công ty giày BQ trong những năm vừa qua, đồng thời qua đó rút ra những ưu vànhược điểm, điều gì cần được phát huy và loại bỏ để nhằm có các chiến lược quảngcáo hiệu quả hơn, góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp, tăngkhả năng bán hàng cho công ty
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được cấu trúc thành 3 chương:
Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản của hoạt động Quảng Cáo
Chương II: Tổng quan về công ty và thực trạng hoạt động Quảng Cáo Chương III: Các giải pháp hoàn thiện hoạt động Quảng Cáo tại Công ty giày BQ.
Trang 4CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO
1.1 Khái niệm về Marketing và quảng cáo
1.1.1 Khái niệm về Marketing
Có nhiều khái niệm xoay quanh đề tài này và có thể nói khái niệm nào cũngnói lên đúng bản chất vốn có của nó, và chúng ta đi vào từng khái niệm của các tácgiả đã định nghĩa về marketing :
Tạo ra khách hàng
Chuyển từ quan điểm theo đuổi việc bán hàng sang quan điểm tạo ra kháchhàng Trước kia, nhà sản xuất hay cung ứng dịch vụ chỉ chạy theo khách hàng, nay họbiết đi trước, đón đầu để nắm bắt thị hiếu khách hàng, chủ động đáp ứng nhu cầu này.Thậm chí họ chủ động khơi gợi nhu cầu của khách hàng
Chú trọng các mối quan hệ
Marketing truyền thống chỉ chú ý đến các giao dịch còn marketing hiện đạichú trọng không chỉ giao dịch mà còn là các mối quan hệ với khách hàng Quan điểm
cũ làm cho việc kinh doanh trở nên thô thiển và thực dụng song không có chiều sâu
và sự bền lâu Quan điểm mới chú ý xây dựng, vun đắp các quan hệ với khách hàngnên tổng đầu tư cho giao dịch lại giảm xuống mà hiệu quả tăng lên
Chú trọng giành và giữ khách hàng
Như chính Philip Kotler đã nhấn mạnh: "Trong marketing hiện đại, song songvới việc thiết kế một hỗn hợp marketing tốt nhất để bán được hàng, ngày càng có xuhướng chú trọng hơn đến việc thiết kế hệ thống các mối quan hệ khách hàng tốt nhất
để giành lấy và giữ khách hàng"
Thỏa mãn và duy trì sự trung thành của khách hàng
Thay vì đánh giá hiệu quả marketing là phục vụ cho bán được nhiều hàng,ngày nay các tiêu chí đánh giá quan trọng nhất với marketing hiện đại lại là nhữngnhân tố vô hình, đó là "thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu của khách hàng" và "duy trì tối
đa lòng trung thành của khách hàng"
Trang 5 Ảnh hưởng của tư tưởng Marketing hiện đại
Tư tưởng marketing hiện đại đã ảnh hưởng đến nhận thức, hành xử của toàn
bộ ngành marketing Trận chiến mới của các công ty là trạn chiến để giành chỗ trongtâm trí khách hàng, giành lấy "top of mind" của khách hàng
Từ thay đổi này đã dẫn đến các phương pháp làm việc mới, các cách tiếp cậnmới, nhân bản và cũng tinh vi hơn
Hơn thế nữa, tư tưởng marketing hiện đại còn tác động đến cả hành xử của nhàsản xuất hay cung ứng dịch vụ với các nhà thầu phụ và nhà phân phối của mình Họbắt đầu coi nhà thầu phụ và nhà phân phối là đối tác thay vì coi là khách hàng và đối
xử tương ứng theo nguyên tắc win - win
Cách đo lường
Chính vì marketing hiện đại hướng đến và chú trọng các nhân tố vô hình trongkhi thực thi các hành vi marketing nên cũng có những công cụ đo lường mới được ápdụng để đo đếm mức độ thành công của các chiến dịch marketing Một vài công cụvẫn được nhắc đến là:
Rating
Do các hãng chuyên nghiên cứu thị trường thực hiện Ở Việt Nam có TNS vàAcNielsen thực hiện các dịch vụ này Mục tiêu đo đếm và xếp hạng để đánh giá hiệuquả của các chiến dịch tài trợ, quảng cáo
1.1.2 Khái niệm về quảng cáo
Quảng cáo là hình thức tuyên truyền, giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch
vụ, công ty hay ý tưởng, quảng cáo là hoạt động truyền thông phi trực tiếp giữa ngườivới người mà trong đó người muốn truyền thông phải trả tiền cho các phương tiện
Trang 6truyền thông đại chúng để dưa thông tin đến thuyết phục hay tác động đến ngườinhận thông tin
Quảng cáo là những nỗ lực nhằm tác động tới hành vi, thói quen mua hàng củangười tiêu dùng hay khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp bán hàng theocách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của người bán
Trên thế giới, quảng cáo hiện nay đã phát triển tới những trình độ cao, tuynhiên ở Việt Nam - do còn nhiều hạn chế - nên đa số các sản phẩm quảng cáo vẫncòn ở trình độ thấp Các sản phẩm quảng cáo để có thể đến với khách hàng tiềm năngcần phải được truyền tải qua cac hương tiện truyền thông, như: báo in, tạp chí, đàiphát thanh, truyền hình, báo điện tử
Trong số các phương tiện truyền thông kể trên, có thể nói báo điện tử là loạihình bắt nhịp được nhanh nhất những biến đổi của làng quảng cáo thế giới trên mạngInternet Bên cạnh những tờ báo lớn như VnExpress, Dân trí, VietNamNet, ThanhNiên,
Hiện Việt Nam còn rất hiếm những trang quảng cáo gián tiếp Đây là hình thứcquảng cáo mà người thực hiện đóng vai trò trung gian cung cấp thông điệp quảng cáo
từ nhà sản xuất, cung ứng (các công ty bán sản phẩm) tới người tiêu dùng Quảng cáogián tiếp ở đây có thể ví dụ như Adsense của Google hay là Adbride
1.1.3 Lịch sử ra đời của quảng cáo
Theo các tài liệu còn ghi lại thì cha đẻ của hình thức quảng cáo là một người
Ai Cập cổ Ông ta đã dán tờ thông báo đầu tiên trên tường thành Thebes vào khoảngnăm 3000 trước Công nguyên -Vài thế kỷ sau đó, ở Hy Lạp hình thức thông báo nàytrở nên rất phổ biến khi các thông tin dành cho công chúng được vẽ lên các tấm bảng
gỗ trưng bày ở quảng trường thành phố -Nếu như các bảng quảng cáo đã phát triểnnhanh sau sự ra đời của phương pháp in (bức áp phích đầu tiên do Caxton, ngườiAnh, in từ năm 1477), thì họa sĩ Pháp J.Chéret (1835-1932) lại là người phát minh rahình thức quảng cáo hiện đại Đó là tờ quảng cáo một buổi biểu diễn năm 1867, gồmmột câu ngắn và một hình ảnh màu mè gây ấn tượng mạnh -Tuy nhiên, chính họa sĩItaly L.Cappiello (1875-1942) mới là người đầu tiên thực sự đề cập tới áp phíchquảng cáo với tấm biển quảng cáo kẹo chocolate "Klaus" của ông năm 1903
Trang 71.1.4 Các phương tiện quảng cáo phổ biến
Truyền hình
Báo chí
Internet
Phát thanh
Quảng cáo trực tuyến
Quảng cáo qua bưu điện
Quảng cáo trên các phương tiện vận chuyển
Quảng cáo qua các trang vàng
Quảng cáo trên tờ rơi, áp phích, pano hay băng-rôn
Quảng cáo trên bao bì sản phẩm
Quảng cáo qua gửi thư trực tiếp
Quảng cáo truyền miệng
Quảng cáo từ đèn LED
1.1.5 Đánh giá về môi trường quảng cáo tại Việt Nam
1.1.5.1Nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam với quảng cáo
Tuy Quảng cáo chỉ mới xuất hiện trở lại ở Việt Nam từ năm 1990 trở lại đâytrong đời sống kinh tế tiêu dùng của người Việt Nam nhưng theo nghiên cứu mớinhất của giới chuyên nghành, người tiêu dùng Việt Nam đã hội nhập rất nhanh với xuthế thời đại Theo kết quả nghiên cứu của 1000 người tiêu dùng Việt Nam thuộc mọigiới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ ở Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, HảiDương và Vĩnh Long tiến hành vào cuối năm 2007 đến đầu tháng 2/2008 bởi công tyQuảng cáo Leo Burnett Việt Nam phối hợp với công ty nghiên cứu thị trường NFOViet Nam cho thấy một số nhóm người tiêu dùng lĩnh hội và cảm nhận các bản tin,hình thức quảng cáo ở ngang mức giới tiêu dùng ở vài thị trường láng giềng đã quáquen thuộc với Quảng cáo từ nhiều thập niên trước như Malaysia và Thái Lan Trongcuộc nghiên cứu này người ta phát hiện ra 3 đặc điểm về người tiêu dùng Việt Namliên quan đến Quảng cáo:
Sự tiếp nhận nhanh thông tin Quảng cáo: Người tiêu dùng Việt Nam khi đượcxem khoảng 50 khúc phim Quảng cáo ngắn trên truyền hình thuộc mọi nguồn gốc sảnxuất nội địa và ngoại quốc, giới thiệu sản phẩm bằng những hình ảnh, lời Quảng cáo
Trang 8từ mức bình thường đến mức rất chìu tượng thì kết quả cho thấy 6/10 người tiêu dùngViệt Nam đều nắm trọn bản tin.
Hai là, Người tiêu dùng Việt Nam thường yêu nhân vật trong các đoạn phimQuảng cáo sau đó mới dùng lý lẽ để giải thích tại sao họ thích khúc Quảng cáo ấy vàsản phẩm ấy
Ba là, Người tiêu dùng Việt Nam bắt đầu mua sản phẩm vì biết đến thươnghiệu Họ tỏ ra sành sỏi hơn trong chuyện mua sắm, trong việc cảm nhận các Quảngcáo vì họ đã bắt đầu sành điệu hơn về thương hiệu Ngoài ra nghiên cứu cũng chothấy sự nhận thức về Quảng cáo giữa người miền Bắc và miền Nam không có sự khácbiệt nhiều mà chỉ có sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị khi mà người thành thịnhận thức tốt hơn người nông thôn rất nhiều Trong giai đoạn hiện nay những Quảngcáo ít lời nhưng thú vị thường gây được sự chú ý của người tiêu dùng Việt Nam hơn
là các Quảng cáo dùng quá nhiều lời thuyết minh, phóng đại quá mức về sản phẩm.Những Quảng cáo được người tiêu dùng Việt Nam cảm nhận và thích thú nhất làquảng cáo của Heineken( trong nhà hàng Nhật), Tiger beer( cuộc tìm kiếm), Nescafe(Cuộc sống hàng ngày của một thành viên trong xã hội), Ercsson( Buổi hoà nhạc) vàYoMost ( đi cắm trại), đó là những đánh giá của ông Richard Burrage giám đốc điềuhành của công ty NFO Vietnam Còn theo ông Phil McDonald thì “ Người tiêu dùngViệt Nam biết thưởng thức các khúc Quảng cáo hay và dư khả năng nắm bắt bất cứkiểu cấu trúc sáng tạo quảng cáo nào” Cũng theo các chuyên gia này thì chỉ sau 10năm nữa thì người tiêu dùng Việt Nam sẽ đạt mức tự vệ chống lại các cơn mưa quảngcáo Tức là người tiêu dùng Việt Nam sẽ có khả năng tự chủ trước các Quảng cáo
1.1.5.2 Nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về Quảng cáo
Nhìn tổng quan trặng đường phát triển của hơn một thập ký qua của quảng cáoViệt Nam ta có thể thấy được sự phát triển rất nhanh của thị trường này, điều này chophần nào thể hiện được sự quan tâm và nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam đốivới hoạt độn quảng cáo trong việc quảng bá thương hiệu và sản phẩm của các doanhnghiệp Sự đầu tư vào hoạt động quảng cáo của các doanh nghiệp Việt Nam trong 5năm trở lại đây cảng trở nên mạnh tay hơn bao giờ hết khi mà trong năm 2004 haicông ty Việt Nam lọt vào tốp 10 doanh nghiệp có chi phí khuyến mãi lớn nhất ViệtNam là Tân Hiệp Phát đứng thư 5 với chi phí là 4,9 triệu USD và Vinamilk đứng thứ
Trang 98 với chi phí 3,8 triệu USD, nhiều doanh nghiệp Việt Nam sẵn sàng bỏ ra vài chụctriệu/1lần để thực hiện một đoạn Quảng cáo trên Tivi và được duy trì với tần số caotrong thời gian vài tháng, có doanh nghiệp còn thực hiện cả một đoạn phim ngắn 5phút giới thiệu về doanh nghiệp trên truyền hình Từ đó có thể thấy các doanh nghiệpViệt Nam đã bắt đầu nhận thức được sức mạnh và tầm quan trọng của Quảng cáo vàtrên thực tế cũng đã có rất nhiều các doanh nghiệp Việt Nam đã có những mẫu Quảngcáo hay như của Biti’s hay Bita's… Tuy vậy cũng phải thừa nhận rằng các doanhnghiệp của Việt Nam đại đa số họ vẫn chỉ coi Quảng cáo là một cái gì đó thứ yếutrong doanh nghiệp và việc Quảng cáo có cũng được và không có cũng không sao, đaphần các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các quảng cáo chỉ nhằm mục đích gâydựng sự chú y, bắt mắt, thú vị chứ chưa thực sự đi vào bản chất của vấn đề là tạo mộtchỗ đứng trong tâm trí người khách hàng tiềm năng Với các doanh nghiệp Việt Namthì đa số họ cho rằng việc tạo chỗ đứng trong tâm trí khách hàng không quan trọngbằng việc tạo chỗ đứng trên thị trường vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam khi thiết kếcác chương trình Quảng cáo thường có các lỗi sau:
Chọn phương tiện tuỳ tiện: ví dụ như nhiều doanh nghiệp kinh doanh hàngcông nghiệp nhằm tới khách hàng là các doanh nghiệp mà vẫn chạy các Quảng cáotrên truyền hình, điều này thật quá lãng phí khi phải bỏ ra vài chục triệu đồng cho 30giây Quảng cáo mà khách hàng mục tiêu lại không nhiêu người xem truyền hình
Tần suất Quảng cáo: các doanh nghiệp Việt Nam thường thích hoặc làm ănđược thì tung ra nhiều Quảng cáo còn nếu không hoạc hết thì bỏ ngay mà không quantâm đến tác động của Quảng cáo, họ ít có các chiến lược rõ ràng
Thông điệp Quảng cáo: Thông điệp quảng cáo thì mơ hồ, dài dòng hoặc quáthô sơ Ví dụ như trên tấm biển lớn chỉ có tên nhãn hiệu và một câu khẩu hiệu biểutượng gây khó hiểu hoặc hình mầu nền quá màu mè làm loãng hình ảnh thương hiệutrong khi lại có địa chỉ và số điện thoại liên hệ không ai đọc được và nhớ nổi khi điqua đường
Nội dung quảng cáo: Nội dung thì quá ôm đồm, thiếu đồng bộ, tản mạn, ýtưởng không mạnh, không mạch lạc, không có điểm nhấn Ví dụ hình ảnh, nhân vậtquảng cáo không thống nhất khi quảng cáo trên báo và truyền hình, kịch bản lãng
Trang 10mạn không nhấn vào được ý đồ cần quảng cáo khiến người tiêu dùng không tiếp thu
và ghi nhớ được Kết quả không tạo được hiệu ứng cộng hưởng trong Quảng cáo
Tóm lại trên đây là những lỗi mà các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp phảitrong quá trình thiết lập các chương trình Quảng cáo nên các chương trình Quảng cáocủa các doanh nghiệp Việt Nam thương kém hiệu quả Do vậy trong tương lai cácdoanh nghiệp Việt Nam cần phải có được cái nhìn sâu sắc hơn nữa về quảng cáo vàđưa ra các chiến lược quảng cáo lâu dài, phù hợp với khách hàng mục tiêu hơn
1.1.5.3 Đóng góp của quảng cáo
Từ những phân tích trên cho thấy trải qua suốt trạng đường lịch sử phát triểncủa mình Quảng cáo đã có những đóng góp vô cùng quan trọng đối với sự phát triểncủa các doanh nghiệp Việt Nam Sự đóng góp của Quảng cáo đối với các doanhnghiệp Việt Nam thể hiện rất rõ thông qua tốc độ phát triển của thị trường trongnhững năm gần đây khi và tống độ tăng trưởng của thị trường quảng cáo luôn ở mứccao và năm 2010 tốc độ tăng của thị trường Quảng cáo dự đoán đạt mức 38% Quảngcáo đã giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam nhanh chóng hơn trong việc quảng báthương hiệu, sản phẩm tới khách hàng mục tiêu, giúp cho việc nhắc nhở duy trì sự ghinhớ của khách hàng về các thương hiệu của các doanh nghiệp, duy trì lòng trungthành của khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới…
Chúng ta có thể nhận thấy 80% thị phần đang nằm trong tay hơn 20 công tyquảng cáo nước ngoài Con số thống kê mà Hiệp hội Quảng cáo đưa ra sáng naykhông làm người trong cuộc ngạc nhiên mà đặt ra câu hỏi: Làm gì để tháo gỡ khókhăn và giúp 1.000 doanh nghiệp trong nước trụ vững ngay trên sân nhà.Theo giới chuyên môn, ngành quảng cáo Việt Nam hình thành từ 10 năm nay, khi Mỹbắt đầu bãi bỏ cấm vận Lúc đó, các công ty quảng cáo nước ngoài đã đi cùng vớinhững tập đoàn sản xuất hàng hoá lớn như Unilever, CocaCola, Pepsi và thổi mộtluồng sinh khí mới vào ngành công nghiệp non trẻ này Các công ty quảng cáo ViệtNam khi ấy chỉ nhận gia công lại các chương trình như sản xuất và lên kế hoạchtruyền hình, phát sóng Dần dần, thông qua học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp nướcngoài, các công ty quảng cáo trong nước lớn mạnh và bắt đầu nhận làm những hợpđồng trọn gói
Trang 11“Các công ty quảng cáo Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ Họ nhanh chóngtích luỹ kinh nghiệm của các đồng nghiệp nước ngoài và áp dụng nhanh chóng nhữngkhái niệm về quảng cáo vào thị trường Việt Nam”, Phó chủ tịch Phòng Thương mạichâu Âu tại Việt Nam (Eurocham) Christian De Ruty nhận định Theo ông, thuận lợilớn nhất của ngành quảng cáo đó là các công ty tư nhân ở Việt Nam ngày một hiểu rõtầm quan trọng cũng như sức mạnh của quảng cáo đối với sự sống còn của sản phẩm.Tuy nhiên, có một thực tế là trong số hơn 1 tỷ USD doanh thu từ quảng cáo mỗi nămtại Việt Nam, các công ty trong nước chỉ đóng góp 10-20% Trên 80% còn lại thuộc
về số ít những tập đoàn quảng cáo lớn trên thế giới “Tại thị trường nội địa, nếu chỉtính mảng gia công, thực hiện những công đoạn cuối cùng của quá trình quảng cáo thìcác doanh nghiệp trong nước chiếm tới 90% Nhưng nếu tính những hợp đồng quảngcáo lớn nhất, trọn gói thì các doanh nghiệp nước ngoài chiếm tới 90%”, Giám đốcCông ty cổ phần giải pháp thị trường Hoàng Gia, Ông Hoàng Hải Âu thừa nhận.Nguyên nhân chính, theo Ông Âu, là do các tập đoàn quốc tế chưa tin vào trình độnghiệp vụ của các công ty quảng cáo Việt Nam, vì vậy họ chỉ thuê các công ty nướcngoài Rất ít doanh nghiệp Việt Nam nhận được hợp đồng quảng cáo cho những tậpđoàn như vậy, và nếu có cũng chỉ là hợp đồng phụ (sub-contract) thầu lại của một đốitác nước ngoài “Trong khi đó, khách hàng chủ yếu là những doanh nghiệp sản xuấtcủa Việt Nam, họ tin vào chất lượng quảng cáo trong nước nhưng lại không đủ tiền
để trang trải mọi chi phí” Ông này cho biết thêm Cũng như Ông Âu, nhiều ngườitrong ngành đều thừa nhận trình độ chuyên môn của các doanh nghiệp quảng cáotrong nước đang là một hạn chế không nhỏ Ở Việt Nam chưa có trường lớp nào đàotạo chính quy về chuyên ngành này Bản thân các công ty khi nhận người đều phảiđào tạo lại từ đầu nên phát triển nhân sự rất chậm Cũng vì hạn chế về chuyên môn,nhiều đơn vị chỉ dám nhận làm từng phần, và chỉ mang tính chất gia công nhiều hơn
“Rất nhiều công ty tự gọi là quảng cáo nhưng thực chất họ chỉ đang gia công quảngcáo Giai đoạn quan trọng trước đó là nghiên cứu và xây dựng, sáng tác ra lôgô củacác thương hiệu thì không mấy người tham gia Đưa sản phẩm vào hoạt động truyềnthông đơn giản hơn nhiều”, giám đốc một công ty quảng cáo khác nhận xét Nhậnthức của các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá và dịch vụ chưa bắt kịp với tốc độ pháttriển của quảng cáo cũng là một hạn chế Đại diện Công ty Goldsun, ông Võ Văn
Trang 12Quang cho rằng, có một thực tế là trên thị trường quảng cáo Việt Nam hiện nay,nhiều khi người mua cũng không biết mình phải mua cái gì “Lắm khi mình đến mộtcông ty đặt vấn đề hoạch định chiến lược thương hiệu thì họ không hiểu gì và cứ nghĩchuyện đó phải do công ty quảng cáo xây dựng hộ Nếu như các công ty quảng cáoquốc tế làm việc trên cơ sở hợp đồng độc quyền và hưởng một mức phí khoảng17,65% thì tại Việt Nam, các khách hàng không hiểu chuyện đó, họ vẫn chỉ mua bántheo từng dịch vụ cụ thể ví dụ như một chương trình PR, một đoạn phim…”, ông nói.Thuế thu nhập doanh nghiệp cũng đang trở thành một vấn đề bức xúc của các công tylàm quảng cáo “Mức thuế áp dụng với các doanh nghiệp trong lĩnh vực này hiện rấtcao (28%), nó được duy trì từ những năm 90 của thế kỷ trước, khi quảng cáo còn làngành kinh doanh siêu lợi nhuận Hồi đó, các tập đoàn quốc tế mới vào Việt Nam, họtrả cho quảng cáo bằng mức kinh phí làm tại đất nước của họ, một biển tấm lớn họ cóthể tới 40.000-100.000 USD Trong khi đó, tiền thuê đất, thuê chỗ quảng cáo chỉ vàitriệu đồng mỗi năm”, ông Hoàng Hải Âu tâm sự với VnExpress Theo ông, vào thờiđiểm hiện nay, một biển tấm lớn như vậy giỏi lắm cũng chỉ ký được một hai chụcnghìn đôla mà tiền thuê đất đã chiếm gần hết Vậy mà chính sách thuế vẫn không hềthay đổi “Thuế cao, cạnh tranh gay gắt, lợi nhuận ít đi dẫn đến tái đầu tư kém hơn.Muốn khuyến khích quảng cáo phát triển thành một ngành công nghiệp quan trọng thìđào tạo phải tốt, chính sách đúng”, ông kiến nghị Ở tầm vĩ mô, Tổng thư ký Hiệp hộiquảng cáo Việt Nam Trần Nguyên Đán cho rằng, ngành quảng cáo vẫn chưa đượcđánh giá một cách đúng mực “Phát triển kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu thì không thểthiếu quảng cáo Lợi ích mà nó mang lại cho nền kinh tế không hề nhỏ Ví dụ, để làm
ra 1 tỷ USD, ngành thủy sản phải chi tới 60% cho tàu bè, đánh bắt, chế biến… nhưngquảng cáo chỉ mất chưa đến 10%.Vậy mà không ít người nghĩ nó như một tệ nạn vàđặt ra những rào cản để hạn chế”, ông bức xúc Cũng theo ông Đán, ngành quảng cáoluôn bị những khống chế về mặt chính sách, dù đã có hẳn một pháp lệnh cũng vớinhững nghị định hướng dẫn riêng nhưng các doanh nghiệp trong ngành luôn bị làmkhó dễ bới những quy định riêng của mối địa phương Nếu như TP HCM có quy địnhcấm quảng cáo ngoài trời thì ở Đà Nẵng lại phân biệt mức phí trên không với mức phídưới nước “Còn ở Hà Nội, các thủ tục làm giấy phép quảng cáo đôi khi khó quá Vìvậy, mới có chuyện các nhà quảng cáo phải tồn tại bằng cách dựng biển không phép
Trang 13Chúng tôi chỉ mong các địa phương làm đúng luật mà thôi”, ông tâm sự vớiVnExpress Cùng chung nỗi bức xúc này, Tổng giám đốc Công ty Quảng cáo và Hộichợ Thương mại Việt Nam (Vinexad) Nguyễn Thanh Thản cho VnExpress biết thêm,mới đây chính phủ lại có văn bản mới quy định quảng cáo thương mại và hội chợtriển lãm phải do Bộ Thương mại quản lý, trong khi Bộ Văn hoá Thông tin cũng đangquản lý lĩnh vực này “Qua quá nhiều cửa, mất nhiều thời gian, chúng tôi làm sao đápứng được yêu cầu của khách hàng”, ông nói Cũng theo Hiệp hội Quảng cáo ViệtNam, khung pháp lý của Việt Nam chưa theo sát hoạt động xây dựng thương hiệu vàquảng cáo Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách cần tìm hiểu sâu hơn về bản chất,tính chuyên nghiệp cũng như đóng góp của quảng cáo đối với kinh tế để đưa ra nhữngquyết định sát thực hơn
Trang 14CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO
2.1 Các đặc điểm chung của Công ty
2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty.
Công ty TNHH SX-TM BQ được thành lập ngày 30 tháng 4 năm 2005 với têngọi ban đầu là Công ty TNHH Bảo Quang Công ty chuyên sản xuất và kinh doanhcác sản phẩm giáy dép , túi xách, ví, thắt lưng bằng da, quần áo
Tên giao dịch: CÔNG TY TNHH SX-TM BQ
Địa chỉ trụ sở chính: 246 Ông Ích Khiêm - thành phố Đà Nẵng
Slogan: “Phong cách thời trang gia”
Logo: ghép hai chử BQ (Best Quality) - với ý nghĩa chất lượng tốt nhất
Số tài khoản: 24323989 tại ngân hàng ACB Đà Nẵng - Chi Nhánh Cầu Vòng
Số lượng nhân viên: 120 người
Vốn điều lệ: 2000.000.000 đồng (hai tỷ đồng)
Các địa điểm kinh doanh của công ty:
- Cửa hàng BQ 209 Lê duẩn - Đà Nẵng
- Cửa hàng BQ 49 Nguyễn Văn Thoại - Đà Nẵng
- Cửa hàng BQ 183 Hoàng Diệu - Đà Nẵng
Trang 15- Cửa hàng BQ (Biti’s) 246 Ông Ích Khiêm - Đà Nẵng
Công ty TNHH SX-TM BQ có tư cách pháp nhân Được sử dụng con dấuriêng theo quy định của nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật việt namquy định Nhìn chung từ khi thành lập bước đầu đến nay công ty đã gặp không ít khókhăn về cơ sở vật chất kỷ thuật, máy móc thiết bị, tài chính, nguồn nhân lực tuynhiên công ty cũng đã sớm khắc phúc và ổn định tổ chức bộ máy sản xuất kinhdoanh, triển khai mở rộng đại lý, thị trường khắp các tỉnh Miền Trung và TâyNguyên
Từ ngày đi vào hoạt động đến nay, công ty luôn chấp hành tốt những chính sáchtheo quy định của nhà nước và địa phương Thực hiện việc nộp ngân sách khá tốt
Là một Công ty tư nhân chưa có nhiều tên tuổi, trên đường phát triển, ban lãnhđạo Công ty là những người có nhiều kinh nghiệm và giữ vai trò chủ chốt trong Công
ty có nhiểu nhiều năm kinh nghiệm sản xuất và kinh doanh các sản phẩm giày dépnhư Biti’s nên bước đầu nhưng khó khăn đã được giải quyết và Công ty đang dầnphát triển, doanh thu và lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước đạt mức tăng trưởng30% Bên cạnh việc quan tâm đến các hoạt động quảng cáo, tiếp thị sản phẩm và mởrộng kênh phân phối ,đại lý khắp thị trường Miền Trung - Tây Nguyên, Công ty cũngthường xuyên chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mãnhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty
Công ty TNHH SX-TM BQ với chức năng chủ yếu là sản xuất kinh doanh cácloại giáy dép, túi xách, quần áo, ví nịt bằng da được quyền mở rộng kinh doanh, liêndoanh liên kết với đối tác trong và ngoài nước
Tổ chức thu mua giáy dép, túi xách, ví nịt bằng da từ nguồn hàng hoá có uy tín
và chất lượng, tiếp cận thị trường để nắm bắt nhu cầu của khách hàng
Tiếp cận thị trường để theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty đangkinh doanh và phân phối
Tổ chức chặt chẽ cơ sở vật chất, tiền vốn, nhân lực nhằm thúc đẩy hoạt độngkinh doanh ngày càng phát triển, chấp hành tốt các chính sách về quản lý kinh tế, cácchế độ quản lý tài chính Công ty luôn cung cấp các sản phẩm giáy dép, ví nịt, túixách hợp thời trang và chất lượng công ty cũng luôn chú trọng các hoạt động chăm
Trang 16sóc khách hàng, khuyến mãi nhằm mục đích tăng doanh thu bán hàng, xây dựngthương hiệu BQ ngày một vững mạnh không chỉ với thị trường miền trung - tâynguyên, và cả nước mà công ty cũng đang tính đến phương án xuất khẩu đi các nướctrên thế giới.
2.1.3 Đặc điểm tổ chức kinh doanh.
2.1.3.1 Tổ chức mạng lưới kinh doanh tại công ty.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC KINH DOANH TẠI CÔNG TY
- Có nhiệm vụ điều hành trực tiếp mọi hoạt động kinh doanh của các cửa hàng
- Nhận xét tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh, nhanh chóng đưa ranhững quyết định kịp thời và hiệu quả
- Cung cấp sản phẩm cho các cửa hàng và đại lý của công ty
- Nhân viên bán hàng có trách nhiệm chuẩn bị, tổ chức trưng bày sản phẩm
Cửa hàng BQ1 Cửa hàng BQ2 Cửa hàng BQ3 Cửa hàng BQ4
Trang 172.1.3.2 Đặc điểm bộ máy quản lý
Sơ đồ bộ máy quản lý
:Quan hệ chức năng
* Chức năng nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc
- Giám đốc: là người đứng đầu công ty có trách nhiệm điều hành mọi hoạtđộng kinh doanh, nhanh chóng đưa ra những quyết định kịp thời và hiệu quả Giámđốc là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và tổ chức có thẩm quyền về tất cả cáchành vi của mình trong việc điều hành hoạt động của công ty
- Phó giám đốc: tham mưu cho giám đốc, đồng thời là kế toán trưởng, đượcphân công quản lý phụ trách các công việc về hoạt động kinh doanh của công ty, theodõi và quản lý các cửa hàng, được quyền thay giám đốc giải quyết các vấn đề nằmtrong giới hạn quyền lực của mình khi giám đốc đi vắng
- Phòng hành chính: giúp giám đốc về công tác hành chính, xây dựng phương
án bố trí, sắp xếp nhân viên, quản lý hồ sơ nhân viên, làm thủ tục tiếp nhận nghỉ hưu,thôi việc, thuyên chuyển, khen thưởng và kỷ luật nhân viên, chịu trách nhiệm tiếpkhách và hội nghị trong công ty
Giám Đốc
P.Giám Đốc
Trang 18- Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ lên kế hoạch phân phối tiêu thụ các sảnphẩm , giám sát việc bán hàng của nhân viên bán hàng, quản lý hệ thống kho hàng,lên kế hoạch phân phối sản phẩm.
- Phòng marketing: có nhiệm vụ lên kế hoạch, ngân sách cho các hoạt độngmarketing của công ty, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu và phát triển sảnphẩm mới
- Phòng kế toán: nghiên cứu tổng hợp thông tin trên thị trường các mặt hàng
mà công ty đang kinh doanh, đồng thời xem xét quản lý một cách có hiệu quả đồngvốn kinh doanh của công ty, phản ánh chính xác kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phátsinh Tham mưu cho giám đốc , cung cấp các thông tin quan trọng cho giám đốc kiểmtra việc sử dụng chứng từ ghi sổ, theo dõi thường xuyên các khoản nợ, quản lý vốn,
cơ sở vật chất ở công ty, định kỳ lập báo cáo gửi lên ban giám đốc
2.2 Phân tích môi trường kinh doanh của công ty
2.2.1 Môi trường vĩ mô
2.2.1.1 Môi trường kinh tế
Nền kinh tế nước ta sau hơn nhiều năm đổi mới từ khi chuyển sang cơ chế thịtrường có sự quản lý của Nhà nước, đã thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế, ngày càng
ổn định và vững chắc
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm cao (8,5% năm 2007) và bềnvững trong đó ngành công nghiệp đạt mức bình quân 18% năm
Các yếu tố như lạm phát, lãi trần trong những năm qua tương đối ổn định nhờ
sự can thiệp của Nhà nước, song tỷ giá hối đoái biến động đang là vấn đề khó khăncho các doanh nghiệp
Năm 2008, nền kinh tế Việt nam tiếp tục hứa hẹn nhiều thành tựu mới, khi lànsóng đầu tư và tài trợ vốn tiếp tục được gia tăng, tình hình sản xuất và tiêu thụ cónhững chuyển biến tích cực, đặc biệt tình hình tăng trưởng 6 tháng đầu năm có nhiềukhả quan
Trang 192.2.1.2 Môi trường nhân khẩu
Dân số Việt nam có khoảng 86 triệu người, là một trong 12 quốc gia đông nhấtthế giới hiện nay với tốc độ tăng dân số hàng năm khá cao (0,5%) và đà tăng trưởngkinh tế nhanh làm cho tỷ lệ dân cư có nhu cầu sử dụng các loại sản phẩm tiêu dùng,trong đó có giày dép ngày càng tăng Không những thế, trong những năm gần đây với
sự đầu tư mạnh mẽ của nhà nước cho sự phát triển kinh tế cuộc sống của con ngườikhông chỉ ăn no, mặc ấm mà phải an ngon, mặc đẹp, từ đó nhu cầu về các sản phẩmthời trang cao cấp như giày dép có xu hướng sử dụng tăng Do vậy, đây thực sự làmột thị trường rộng lớn và có tiềm năng phát triển mạnh đối với ngành công nghiệpsản xuất giày dép
2.2.1.3 Môi trường công nghệ
Sau chiến tranh thế giới thứ II, tốc độ thay đổi công nghệ tăng lên rất cao, đặcbiệt là trong những năm gần đây Sự thay đổi công nghệ có thể sẽ làm cho các sảnphẩm hiện tại của Công ty bị lạc hậu chỉ sau một đêm, đồng thời nó cũng tạo ra hàngloạt về các sản phẩm mới Một trong những tác động quan trọng nhất của sự thay đổicông nghệ đó là chiều cao của rào cản hội nhập và định hình lại cấu trúc ngành Hiệnnay, Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức WTO do đó chiều cao của cácrào cản hội nhập đã bị thấp xuống Chính vì thế đây là một thách thức rất lớn đối vớinhững công ty có quy trình công nghệ chưa cao, nhưng cũng là cơ hội rất tốt đối vớinhững công ty có khả năng cạnh tranh cao trên thương trường
2.2.1.4 Môi trường chính trị - pháp luật
Đặc trưng nổi bật về sự tác động của môi trường chính trị pháp luật đối với cáchoạt động kinh doanh thể hiện ở mục đích, thể chế chính trị hướng tới Thể chế chínhtrị giữ vai trò định hướng, chi phối các hoạt động kinh doanh của công ty Do vậy,các công ty cần phân tích cẩn thận các triết lý, các chính sách liên quan mới của quản
lý nhà nước như luật chống độc quyền, luật thế, các ngành lựa chọn để điều chỉnh hay
ưu tiên, luật lao động là những lĩnh ực trong đó các chính sách quản lý nhà nước cóthể tác động đến hoạt động và khả nang sinh lợi của công ty
Nhìn chung trong những năm gần đây, Việt Nam là một trong những quốc gia
có tình hình an ninh chính trị ổn định và uy tín của nước ta trên trường quốc tế ngàycàng được nâng cao Đó là những điều kiện thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư của
Trang 20nước ngoài vào công ty, và tạo cơ hội để đẩy nhanh tiến trình xuất khẩu sang các thịtrường quốc tế.
2.2.1.5 Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên nước ta có nhiều thuận lợi cho việc thực hiện các kếhoạch kinh doanh hàng năm
Vị trí nước ta rất thuân lợi cho việc phát triển kinh tế, có đường giao thôngđường biển, đường hàng không Quốc tế đi qua và là cửa ngõ ra biển của các nướcĐông Nam Á, vị trí này tạo điều kiện phát triển việc xuất khẩu hàng hóa
Công ty TNHH SX-TM BQ nằm ở khu vực miền Trung là một khu vực pháttriển chậm, mức sống nhân dân còn thấp Do đó ảnh hưởng không nhỏ đến sự pháttriển của Công ty Tuy nhiên do nằm ở khu vực miền Trung nên thuận lợi cho việc
mở rộng thị trường ở hai miền Nam và Bắc, vì đây là trục giao thông quan trọng
2.2.1.6 Phân tích ngành
Kinh tế Việt Nam: 7 tháng, kim ngạch xuất khẩu da giày đạt hơn 2 tỷ USDRiêng trong tháng 7/2009, xuất khẩu da giày của cả nước đạt 400 triệu USD.TheoHiệp hội da giày Việt Nam, trong 7 tháng qua, tổng kim ngạch xuất khẩu da giày đạtgần 2,5 tỷ USD, giảm gần 10% so với cùng kỳ năm 2008 Như vậy, trong nhữngtháng còn lại của năm, ngành da giày phải hoàn thành hơn 2 tỷ USD kim ngạch xuấtkhẩu, trung bình mỗi tháng, ngành phải đạt kim ngạch 420 triệu USD Để đạt đượcmục tiêu này, hiện các doanh nghiệp sản xuất- kinh doanh da giày đang tiến hànhtăng sản lượng trở lại Nhiều doanh nghiệp đang đẩy mạnh phương thức bán hàng
Xuất khẩu da giày sang Pháp tăng 1,6% Hiện giày dép là một trong 5 mặt hàng
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Pháp và dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu Trong
khi kim ngạch xuất khẩu da giày của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm giảm 8,8% sovới cùng kỳ năm ngoái thì xuất khẩu da giày sang Pháp lại tăng 1,6%, đạt gần 274triệu USD Hiện giày dép là một trong 5 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Namvào Pháp và dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu Theo Hiệp hội Da giày Việt Nam, cơhội xuất khẩu mặt hàng giày da của Việt Nam sang thị trường Pháp trong thời gian tới
là rất lớn Gần đây, lần đầu tiên một đoàn DN thuộc Tổng Liên đoàn Da và Da sốngcủa Pháp đã đến TP Hồ Chí Minh tìm hiểu thị trường, cơ hội hợp tác với các DNngành da giày Việt Nam Các DN da của Pháp cho rằng, với 80% nguyên phụ liệu
Trang 21phải nhập khẩu, Việt Nam đã và đang là một thị trường rất tiềm năng đối với ngành
da của pháp, 6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam vàPháp đạt hơn 1,1 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất siêu khoảng 635 triệu USD, tănggần 9% so với cùng kỳ năm trước
Theo các số liệu trên ta nhận thấy là sản phẩm da giày Việt Nam ngày càng cóđiều kiện xuất khẩu qua các thị trường tiềm năng như Mỹ, Pháp, Đức tăng giá trịkim ngạch xuất khẩu cho ngành công nghiệp giáy da, vốn được xem là một trong cácsản phẩm chủ lực về xuất khẩu hàng năng của nước ta
Trong bối cảnh tình hình kinh tế suy thoái, ít nhiều có ảnh hưởng đến các Các doanh nghiệp trong ngành da giày cũng có sự chuẩn bị tốt cho nền kinh tế trongthời kỳ suy thoái, bên cạnh đó việc tăng năng suất lao động, cải tiến mẫu mã và nângcao chất lượng, đồng thời có các chiến lượng tiếp thị sản phẩm mãnh mẽ nên sảnphẩm da giày vẩn có thể khẳng định được vị thế trên thị trường trong và ngoài nước
Về việc phát triển thị trường trong nước, nhiều công ty cũng đã chú trọng đến côngtác tiếp thị, hổ trợ khách hàng và tăng các chương trình khuyến mãi nhằm kích thíchviệc mua sắm
Theo đó các doanh nghiệp hưởng ứng tham gia các hôi chợ thương mại, tung
ra nhiều chương trình vào các sự kiện trong năm để tăng khả năng bán hàng chodoanh nghiệp
Như vậy có thể nói ngành công nghiệp da dày có vai trò tương đối quan trọngtrong việc đóng góp vào tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tạo được việclàm ổn định cho nhiều lao động, đóng góp vào ngân sách nhà nước năm sau cao hơnnăm trước
* Nhận xét:
Nhìn chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm giày déptrên cả nước có chiều hướng phát triển cả về số lượng và chất lượng, điều này xuấtphát từ việc nhu cầu hướng đến các sản phẩm có chất lượng và mẫu mã đa dạng ngàycàng cao, theo đó các sản phẩm tiêu thụ thị trường trong nước cũng tăng mạnh đáng
kể, chiếm tỷ lện khá cao trên tổng doanh thu từ việc tiêu thụ trong nước và xuất khẩuhàng năm
Trang 222.2.2 Môi trường vi mô
Nghiên cứu mô hình 5 áp lực của Forter
2.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Có thể nói những năm gần đây thị trường da giày việt nam có những bước độtphá mới, sản phẩm của chúng ta đã có mặt trên khắp các thị trường trong và ngoàinước, bên cạnh đó việc gia nhập tổ chức thương mại thế gới WTO cũng đã tạo điềukiện thuận lợi hơn cho hàng hoá nước ngoài vào việt nam, làm nên một cuộc sạnhtranh hàng ngoài và hàng nội không cân sức vốn lâu nay người việt nam ta thườnghay “xín ngoại”, và vì thế công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn để cạnh tranh đượcvới các sản phẩm giày da nhập ngoại từ hồng kông, trung quốc và đài loan, đa số cácsản phẩm xuất xứ từ những khu vực này thường nhái nhản mác của các thương hiệulớn như D&G, LV (Luisviton), GUCCI, Valentino, bên cạnh đó hầu hết các sảnphẩm này thường là hàng nhập qua biên giới nên không chịu thuế, nên gián thấp hơnhàng sản xuất trong nước, lại một lần nữa hàng nội địa lại bị cạnh tranh với “hàngngoại” về giá, nếu như nhận thức khách hang chưa cao thì trong một điều kiện nào đócác sản phẩm của công ty lại gặp rất nhiều khó khăn
Không chỉ ảnh hưởng bởi các đối thủ cạnh tranh nhập khẩu vào Việt Nam, một
số nhà sản xuất khác có bề dày kinh nghiệm, có thế mạnh về các nguồn lực khác cũnggây cho công ty nhiều sự cạnh tranh mạnh mẽ, điển hình như Công ty sản xuất hàngtiêu dùng Bình Tiên với thương hiệu Biti’s, hoặc Công ty hàng tiêu dùng bình tân vớithương hiệu Bita’s, hay là giày Thượng Đình, giày Anh Tuấn đó cũng là một số nhàsản xuất hoặc kinh doanh sản phẩm giày dép có năng lực và các nguồn lực khác cóthể cạnh tranh với BQ hiện tại
Đối thủ tiềm ẩn
tranh hiện tại Nhà cung cấp
Sản phẩm thay thế
Trang 232.2.2.2 Khách hàng
Ngày có nhiều nhà sản xuất và kinh doanh sản phẩm trên thị trường nên sựcạnh tranh ngày càng gay gắt, ngoài các chiến lược quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãithì chiến lược về giá bán cũng là điều mà các công ty sản xuất nhắm đến, vì vậykhách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn các sản phẩm của các nhà cung cấp khách nhauvới nhiều ưu đãi
Bên cạnh đó, tình hình kinh tế bị ảnh hưởng lớn từ khủng hoảng kinh tế toàncầu, thu nhập của đông đảo người dân có phẩm giảm sút, vì vậy khách hàng cũngngày càng giảm các hình thức mua sắm, và cách chi tiêu cũng dè chừng, khách hàngluôn tỏ ra phàn nàn về giá quá cao đó cũng là một áp lực buộc công ty phải cắt giảmlợi nhuận để hạ giá thành sản phẩm hổ trợ khách hàng
2.2.2.3 Nhà cung cấp
Ngày càng xuất hiện nhiều nhà sản xuất, kinh doanh, khủng hoảng tài chínhcũng làm cho nguồn ngyên liệu để sản xuất bị tăng giá, chưa kể là các sản phẩm caocấp thường phải nhập khẩu nguyên liệu, như vậy trong điều kiện kinh tế hiện nay, nhàcung cấp cũng yêu cầu tăng giá nguyên liệu, phí vận chuyển cũng bị tăng lên nhiều sovới những năm trước do giá nhiên liệu tăng cao trong thời gian vừa qua Vì vậy cùngvới nhiều chi phí phát sinh khác thì chi phí nguyên vật liệu cũng ảnh hưởng lớn đếnviệc đưa ra giá bán và giảm lợi nhuận của công ty
2.2.2.4 Sản phẩm thay thế
Hiện nay nhu cầu về thời trang có xu hướng phát triển mạnh, đặc biệt là tronggiới trẻ, nên một số sản phẩm thời trang mới ra đời, tuy nhiên với các sản phẩm đangcung cấp và nhắm và các nhóm khách hàng mục tiêu nên nhìn chung nguy cơ sảnphẩm thay thế cạnh tranh thì không nhiều, ngoại trừ một số lớp trẻ thay vì mua giàydép thì mua bốt, nhưng số này rất ít, nên công ty không gặp khó khăn khi cạnh tranhcho các sản phẩm mới thay thế
2.2.2.5 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Không chỉ phải cạnh tranh với các đối thủ hiện tại, công ty cũng phải tính đếnviệc cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh mới trong tương lai, với môi trường thuậnlợi như hịên nay thì việc xuất hiện thêm một vài nhà sản xuất và kinh doanh là điều
dể xảy ra
Trang 24 Nhận xét:
Thị trường miền trung vốn lâu nay ít ảnh hưởng nhiều bởi các hoạt động sản xuấtkinh doanh của các doanh nghiệp lớn ở 2 miền Nam Bắc, tuy nhiên những năm gầnđây vì khoảng cách về địa lý đã không còn là vấn đề quá lớn đối với các doanhnghiệp, đại lý và nhà phân phối, trung tâm thương mại, siêu thị là các nơi bán hàngtốt cho các nhà sản xuất
Với thị trường tại Đà Nẵng và trải dài các tỉnh Miền Trung - Tây Nguyên,công ty giày BQ đã sớm chinh phục các khách hàng tại điạ phương và có mạng lướikinh doanh rộng khắc thông qua các đại lý trãi dài từ Quảng Bình và tận Đaklak
Ngay từ khi thành lập Công ty và cho ra thương hiệu BQ, ban lãnh đạo công ty
đã xác định hướng đi cho doanh nghiệp là xây dựng và phát triển thương hiệu BQđồng hành với sự hài lòng tuyệt đối với mọi khách hàng, lợi ích khách hàng luônđược công ty đánh giá cao và đáp ứng tối đa, hàng năm công ty luôn lập quỹ đểkhuyến mãi, tiếp thị và chăm sóc khách hàng, ngoài các dịch vụ hậu mãi như tặngquà, bản hành sản phẩm sau khi bán, tư vấn cách sử dụng công ty còn đưa ra cácchương trình chăm sóc khách hàng chu đáo bằng cách tặng quà vào các ngày lể, sinhnhật, và tặng quà cho thành viên của công ty, khách hàng thân thiết
Sớm nhận thực được tầm quan trọng của thương hiệu nên ngay từ khi mớitung ra các sản phẩm đầu tiên đến nay công ty có hệ thống bán hàng khắp cả nước thìmọi khách hàng nghỉ đến các sản phẩm cùa BQ là nghỉ đến sự hài lòng tuyệt đối “quýkhách hài lòng xin nói với mọi người, chưa hài lòng xon nói với chúng tôi” đây làphương châm phục vụ của BQ dành cho khách hàng của mình
Sự nổ lực của ban lãnh đạo công ty và toàn thể cán bộ công nhân viên đã có sựđền đáp xứng đáng, ngoài việc nhận được sự đón nhận của khách hàng gần xa, công
ty cũng nhận được các giải thưởng đáng khích lệ như cúp vàng hội nhập, cúp vànghàng việt nam chất lượng cao, cúp vàng chất lượng do người tiêu dùng bình chọn
Bên cạnh đó, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ngày được mở rộng,doanh thu không ngừng tăng cao trong những năm gần đây, ước đạt năm sau cao hơnnăm trước trên 20%
“ Công ty chúng tôi đang nổ lực hết mình vì sự hài lòng của khách hàng, đápứng mọi nhu cầu về sản phẩm da giày có chất lượng và mẫu mã phong phú mà giá cả
Trang 25phải chăng là mục tiêu BQ đang hướng đến” Ông Phan Hải, giám đốc và là ngườisáng lập thương hiệu BQ cho biết.
2.3 Các nguồn lực của công ty
Tỉ lệ (%)
Số lượng (người)
Tỉ lệ (%)
Số lượng (người)
Tỉ lệ (%)
Tỉ lệ (%)
Số lượng (người)
Tỉ lệ (%)
Số lượng (người)
Tỉ lệ (%)
Thông qua các trường đại học ở miền trung, các trung tâm đào tạo có chấtlượng kết hợp với kế hoạch đào tạo ngắn hạn của công ty, vì vậy toàn bộ nhân sự củacông ty hơn 120 người đều được đào tạo nghiệp vụ và kỷ năng chuyên nghiệp, qua đó
Trang 26nhân viên bán hàng cũng được đào tạo thêm nghiệm vụ bán hàng chuyên nghiệp, xâydựng tốt văn hoá của công ty.
Hàng năm công ty trích 5% trên tổng lợi nhuận để lập quỹ đào tạo và pháttriển nhân lực, không thể phủ nhận rằng nguồn nhân lực có chất lượng cao và có vănhoá doanh nghiệp đã giúp công ty khẳng định tên tuổi và thương hiệu giày BQ trongthời gian qua, với phương châm: “ quý khách hài lòng hãy nói với mọi người, chưahài lòng hãy nói với chúng tôi” nên tất cả các khách hàng, đại lý, nhà phân phối đềuhài lòng tuyệt đối với thái độ phục vụ tận tình, chu đáo và chuyên nghiệp của công ty.Bên cạnh việc lập quỹ đào tạo và phát triển nhân lực, công ty cũng lập quỹ phúc lợi
và khen thưởng với số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm, qua đó cũng gópphần động viên khích lện các bộ nhân viên yên tâm công tác và phát huy tối đa khảnăng làm việc và phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn
2.3.2 Cơ sở vật chất
Bảng 2: Tổng hợp tình hình sử dụng tài sản cố định tại công ty BQ
Loại tài sản Giá trị sử dụng Giá trị sử dụng còn lại
Công ty hiện có 4 cửa hàng kinh doanh tại các điểm điểm đẹp của thành phố
Đà Nẵng, hàng chục đại lý và nhà phân phối trên khắp các tỉnh miền Trung TâyNguyên, nhà xưởng sản xuất và hệ thống nhà kho chưa sản phẩm có diện tích 5000mét vuông tại xã Hoà Liên, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng
Hàng năm, các trang thiết bị cũng được mua sắm mới đáp ứng nhu cầu kinhdoanh ngày càng chuyên nghiệp, như máy đọc mã vạch, máy tính tiền điện tử, hệ
Trang 27thống mạng quản lý bán hàng điện tử, mua sắm xe ôtô phục vụ công tác, xe tải phục
vụ việc giao hàng cho đại lý
Bên cạnh đó, việc đầu tư máy móc thiết bị hiện đại cũng được công ty chútrọng đầu tư để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ngày càng lớn của khách hàngtrong nước và nước ngoài
Tỷ trọng (%)
Mức (Triệu VND)
Tỷ trọng (%)
Mức (Triệu VND)
Tỷ trọng (%)
Trang 28Nhận xét :
Qua bảng cân đối kế toán của công ty ta thấy rằng việc sử dụng vốn đầu tư củacông ty tăng nhẹ vào các năm và phân bổ đều vào việc đầu tư cũng như mua sắm tàisản phục vụ việc sản xuất kinh doanh cho công ty qua các năm là đều nhau và cóchiều hướng tăng
Có thể nói với những nổ lực khắc phục khó khăn của ban lãnh đạo công ty đãsớm ổn định tình hình sản xuất kinh doanh
Qua bảng tổng hợp phân bổ nguồn vốn và tài sản của công ty ta thấy rằng cácthông số đều tăng qua các năm, cụ thể vốn của công ty tăng từ 5.216.000 triệu đồngnăm 2006 lên đến 6.890.000 triệu đồng năm 2008, với tỷ trọng từ 6,04% lên 10,79%
Cụ thể như sau:
- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng rõ rệt qua các năm, năm 2006:3.282.000.000 đồng với tỷ trọng là 1,19%, năm 2007: 3.934.000.000 đồng với tỷtrọng 1,3%, và năm 2008: 4.002.000.000 đồng cùng với tỷ trọng 2,96%
- Tiền mặt: 120 triệu đồng năm 2006 chiếm tỷ trọng 1,3%, và 156 triệu đồngchiếm tỷ trọng 1,45% năm 2007, đến năm 2008 là 209 triệu đồng chiếm tỷ trọng1,74%, như vậy dòng lưu chuyển tiền mặt qua các năm đều tăng nhẹ, cho thấy tìnhhình thanh toán của công ty bằng tiền mặt có chiều hướng gia tăng
2.4 Tổng kết các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh chính
2.4.1 Khả năng sản xuất
Với đội ngủ công nhân hơn 60 người có kinh nghiệm và được đào tạo tay nghềhàng năm cùng với hệ thống máy móc được trang bị hiện đại đồng bộ, đáp ứng caocác kỷ thuật sản xuất giày dép có chất lượng và thẫm mỹ cao nên những năm quatổng giá trị hàng hoá mà công ty sản xuất được và cung cấp cho thị trường khôngngừng tăng cao, cụ thể là năm sau cao hơn năm trước là 20%, năm 2006 thì tổng sốlượng sản phẩm sản xuất ra đạt trên 3 triệu đôi thì năm 2007 đạt trên 4 triệu đôi vànăm 2008 đạt gần 6 triệu đôi, dự kiến kế hoạch năm 2009 đạt trên 9 triệu đôi
Ngoài việc chú trọng đào tạo đội ngủ công nhân, bên cạnh đó việc xem xét bổsung thêm các chế độ cho người lao động như tiền bồi dưỡng sức khỏe, thưởng theosản lượng, được đi tham quan nên đội ngủ công nhân công ty ngày càng làm việc cóhiệu quả, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng, và sự sai sót ngày càng được hạn chế
Trang 29đến mức thấp nhất, như năm 2006 tỷ lệ hàng sai hỏng là 0,5% thì đến năm 2008 tỷ lệnày giảm còn chưa đến 2%, điều này chứng minh được hệ thống sản xuất của công tyngày càng được nâng cao và hoàn thiện.
Không những chú trọng vào đội ngũ công nhân, hệ thống máy móc thiết bịđồng bộ không ngừng được kiểm tra sữa chữa và thay mới, hàng năm công ty đầu tưgần 600 triệu đồng để trang bị máy móc thiết bị
2.4.2 Công tác nghiên cứu thị trường và khách hàng của công ty
2.4.2.1 Công tác nghiên cứu thị trường
Công tác nghiên cứu thị trường bao gồm các công việc sau:
Khảo sát thị trường: ( theo tiêu chuẩn địa lý) cho phép xác định phạm vithị
trường cho những sản phẩm hiện có và dự đoán nhu cầu của mỗi sản phẩmmới, hướng bán hàng, nghiên cứu hướng phát triển của khối lượng và cơ cấunhu cầu xác định và đánh dấu những đặc thù của các khu vực và đoạn thịtrường, theo dõi tình hình cạnh tranh trên thị trường
Nghiên cứu sản phẩm: chỉ ra hướng phát triển sản phẩm trong tương lai xác
định khả năng tiêu thụ sản phẩm mới, đề xuất những kiến nghị về chế tạo sảnphẩm mới, đánh giá những sản phẩm đưa vào sản xuất, đánh giá công dụngcủa sản phẩm hiện có, đánh giá và xác định thị trường cho sản phẩm mới, vạch
ra chính sách hợp lý hay không, theo dõi những hiện tượng không đáp ứngngười tiêu thụ, nghiên cứu hoàn thiện bao gói sản phẩm
Nghiên cứu khách hàng: (theo tiêu chuẩn nhân khẩu học) giúp doanh nghiệp
nắm bắt nhu cầu thị hiếu của khách hàng trong tương lai, những nhận xét củangười tiêu dùng về sản phẩm của doanh nghiệp Qua đó có biện pháp hoànthiện sản phẩm theo hướng thoả mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng
Trang 30là thị trường Đà Nẵng, sau đó là thị trường Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, QuảngNam, Gia Lai, Đaklak, Bình Định….Đối với thị trường miền Bắc và miền Nam tuycòn nhỏ cũng đã có những bước tiến đáng kể trong những năm gần đây và là thịtrường đầy tiềm năng mà công ty cần tận dụng khai thác trong tương lai.
Tuy nhận thức được tầm quan trọng của công tác nghiên cứu thị trường đối vớihoạt động tiêu thụ hàng hoá nhưng trong thời gian qua các hoạt động mang tính chấthoạt động marketing của công ty chủ yếu nằm ở các phòng như: phòng phát triển sảnphẩm mới, chính sách giá cả và tiêu thụ sản phẩm, cũng như tất cả các doanh nghiệpcủa Việt Nam thì Công ty cũng không thường xuyên tiến hành nghiên cứu thị trường
và cũng không năm bắt được các thông tin cập nhập về người tiêu dùng, một điều nữa
là mặc dù Công ty luôn có đội ngũ nhân viên phụ trách riêng các mảng của hoạt độngMarketing nói chung và Quảng cáo nói riêng nhưng khi thực hiện xong một chươngtrình Quảng cáo công ty cũng thường không tiến hành điều tra đánh giá lại hiệu quảcủa các chương trình Quảng cáo Qua đó cho thấy các hoạt động nghiên cứu thịtrường chưa được công ty chú trọng đúng mức Điều này có ảnh hưởng lớn tới việcphát triển mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty Thực tế cho thấy thị trường hiệntại của công ty tập trung ở Đà Nẵng Còn ở khu vực Miền Bắc và Miền Nam thịtrường của công ty còn rất nhỏ, với mục tiêu tăng thị phần ở miền Trung và miềnNam thì công ty cần phải đầu tư hơn nưa cho hoạt động nghiên cứu thị trường để cóthể nắm bắt được đặc điểm của thị trường này và xu hướng biến đổi của thị trường để
có thể có những chính sách marketing cũng như chính sách Quảng cáo hiệu quả bướcsang năm 2010 là một năm mà đất nước ta có nhiều biến đổi quan trọng trong lộ trìnhhậu gia nhập WTO khi đó xẽ có rất nhiều các lợi thế do chế độ bảo họ của nhà nước
bị mất đi các doanh nghiệp nói chung và Tổng công ty nói riêng xẽ phải cạnh tranhmột cách tự lập hơn và khi đó người thắng cuộc sẽ là người hiểu dõ khách hàng và
xu hướng biến đổi của thị trường nhiều hơn và đáp ứng được nhu cầu thị trường tốtnhất Vì vậy trong thời gian tới công ty cần phải có những chính sách đầu tư hợp lýhơn cho hoạt động nghiên cứu thị trường để tìm khách hàng chứ không phải kháchhàng tự tìm đến như hiện nay
Trang 312.4.3 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch
Qua bảng số liệu thống kê chỉ tiêu sản xuất sản phẩm hàng năm của công ty, từ
năm 2006 đến năm 2009, tỷ lệ sản phẩm năm sau cao hơn năm trước khá cao, chothấy năng lực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty ổn định khá tốt
2.4.3.2 Chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận
Bảng 5: Chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận hàng năm (ĐVT: Tỷ đồng)
Năm 2008 chịu ảnh hưởng chung của lạm phát và suy thoái, công ty khôngđạt kế chỉ tiêu hoạch đề ra, tăng trưởng bị chậm lại Giá trị sản xuất công nghiệp chỉtăng 4,5%; doanh thu tăng 11,4% và lợi nhuận chỉ bằng 73% so với năm 2007 Mặc
dù không đạt chỉ tiêu lợi nhuận nhưng trong bối cảnh chung của kinh tế Việt Nam vàtoàn cầu đây là nỗ lực lớn của Ban điều hành Công ty
2.5 Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Trang 32Bảng 6: Bảng cân đối kế toán ( ĐVT : Triệu Đồng)
S
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch % Năm
07/206
Năm 08/07
- Nguồn vốn đầu tư XDCB 829 1.100 1.500 1,32 1,36
2 Nguồn kinh phí và quỹ khác
Trang 33- Quỹ khen thưởng phúc lợi 70 83 100 1,18 1,2
Tài sản ngắn hạn năm 2008 giảm nhẹ so với năm 2007( giảm 3%) do lượngtiền và tài sản ngắn hạn khác giảm mạnh, thay vào đó là tài sản dài hạn tăng( tăng26%) do sự tăng đột biến của tài sản vô hình( tăng 310%) và chi phí xây dựng cơ bản
dở dang (tăng 956%) Do tài sản dài hạn tăng nhiều hơn sự giảm của tài sản ngán hạnnên tổng tài sản năm 2008 tăng so với năm 2007 là 4%, tổng tài sản tăng do có sựđóng góp của hang tồn kho
Về nguồn vốn: Nhìn số liệu ta thấy tổng nguồn vốn qua các năm đều tăng.Trong đó việc góp phần làm tăng nguồn vốn là do nợ phải trả (chủ yếu là nợ ngắnhạn) Vốn chủ sở hữu đang có xu hướng tăng đồng thời nợ phải trả chiếm phần lớntrong tổng nguồn vốn
Trang 34Bảng 7: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (ĐVT: Triệu Đồng)
S
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch % Năm
07/06
Năm 08/07
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ
1.124 2.478 3.908 2,2 1,6
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 479 698 849 1,46 1,23
3 Doanh thu thuần về bán hàng và
39 Chi phí quản lý doanh nghiệp 609 717 818 1,17 1,14
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 2.387 3.145 4.019 1,31 1,27
15 Thuế thu nhập doanh nghiệp
16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp
2.387 3.145 4.019 1,31 1,27
17 Lãi cơ bản trên cổ phiếu
18 Cổ tức trên mỗi cổ phiếu (*)
Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu của bảng trên, từ năm 2006 – 2008 doanh thu
qua các năm đều tăng nhưng trong đó năm 2007 tăng mạnh nhất, trong khi đó hầu hếtcác chi phí hoạt động của năm 2007 đều giảm so với năm 2006 thì chi phí của năm
2008 lại tăng đọt biến so với năm 2007 đặc biệt là chi phí lãi vay tăng gấp 2 lần sovới năm trước Chính vì chi phícao hơn doanh thu nên lợi nhuận của năm 2008 giảmnhiều so với năm 2007 Số liệu trên đây cho thấy năm 2007 là năm công ty hoạt động
có hiệu quả hơn so với năm 2008 do năm 2007 công ty mở rộng sản xuất, đầu tư nângcấp máy móc, thiết bị tốt cho hoạt động sản xuất Trong khi đó năm 2008 là năm nềnkinh tế lạm phát cao cộng với suy thoái kinh tế toàn cầu, nên Việt Nam cũng có ảnh
Trang 35hưởng một phần Đối với sản phẩm cao su thì bị ảnh hưởng trực tiếp do giá dầu thếgiới lien tục tăng trong 6 tháng đầu năm 2008, vật tư phục vụ cao su như vải mành,hóa chất thuộc nhóm hóa dầu vì thế trong 6 tháng đầu năm luôn bị tác động bởi giádầu Chi phí vật tư nhập khẩu chiếm gần 40% giá thành Đây là khó khăn đối vớicông ty, ngoài biến động giá dầu, còn bị biến động của tỷ giá đôla (USD) trong quýIII Sự thay đổi qua các chỉ tiêu cụ thể như sau:
Doanh thu thuần năm 2007 tăng 26,30% nhưng năm 2008 chỉ tăng 10,32%.Lợi nhuận năm 2007 tăng 27,97% nhưng năm 2008 lại giảm tới 34,41% Lợinhuận giảm là do chi phí tăng mạnh trong năm 2008
Chi phí năm 2008 tăng so với năm 2007
+ Chi phí tài chính tăng 160,59% trong đó chi phí lãi vay tăng 102,86%, chênhlệch tỷ giá USD tăng Chi phí này tăng cao do 6 tháng cuối năm tỷ lệ vay ngân hàngtăng số lượng tiền vay cũng tăng do lượng vật tư dự trữ tăng, vật tư chủ yếu nhậpkhẩu vì thế chịu sự biến động bởi tỷ giá USD làm cho chi phí tăng
+ Chi phí bán hàng tăng so với năm 2007 là 31,33%
Lẽ ra tăng 10,32% là phù hợp chi phí năm 2007 Nhưng năm 2008 đầu ra củasản phẩm khó khăn trong sáu tháng cuối năm nên công ty tăng chế độ khuyến mãi đểbán và thu tiền hàng nhanh nên tăng 20% so với năm 2007
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng so với năm 2007 là 14,26% Chi phí nàytăng do lệ phí ngân hàng tăng, các chi phí quản lý khác tăng theo giá thi trường
Vậy tổng các yếu tố chi phí tăng trong năm 2008 so với năm 2007 đã làm cholợi nhuận giảm