1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán xây lắp tại CTCP lắp máy xây dựng và thương mại Bắc Hà.doc

64 328 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 315 KB

Nội dung

Kế toán xây lắp tại CTCP lắp máy xây dựng và thương mại Bắc Hà.doc

Trang 1

Chương I : Tổng quan nghiên cứu kế toán chi phí xây lắp trong DNXL

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

*Về mặt lý luận:

XDCB là ngành sản xuất vật chất độc lập có chức năng tái sản xuất TSCĐcho tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân Nó làm tăng sức mạnh về kinh tế,quốc phòng, tạo nên cơ sở kỹ thuật cho xã hội Một đất nước có một cơ sở hạ tầngvững chắc thì đất nước đó mới có điều kiện phát triển Như vậy việc xây dựng cơ sở

hạ tầng bao giờ cũng phải tiến hành trước một bước so với các ngành khác

Muốn cơ sở hạ tầng vững chắc thì xây dựng là một ngành không thể thiếuđược Một bộ phận lớn của thu nhập quốc dân nói chung và quỹ tích lũy nói riêng,cùng với vốn đầu tư tài trợ từ nước ngoài có trong lĩnh vực XDCB Vấn đề đặt rađối với các ban ngành quản lý và các DNXL cần phải quản lý xây dựng thế nào đểxây dựng phát huy tối đa vai trò nền tảng đối với xã hội Muốn vậy cần phải :

Quản lý xây dựng ở tầm vĩ mô tức là đề ra các chính sách về quản lý xâydựng từ đó hạn chế được thất thoát, lãng phí

Quản lý xây dựng ở tầm vĩ mô tức là tăng cường công công tác kế toán chiphí xây kết hợp với vai trò của các nhà quản trị cụ thể qua các vai trò sau:

- Hạch toán kế toán thúc đẩy tiết kiệm thời gian lao động, động viên các nguồn

dự trữ nội bộ của DN và đảm bảo tích lũy tạo điều kiện mở rộng khôngngừng SXKD trên cơ sở áp dụng kỹ thuật tiên tiến nhằm thỏa mãn nhu cầungày càng tăng và nâng cao phúc lợi của quần chúng lao động

- Hạch toán kế toán đòi hỏi mỗi DN phải nghiêm chỉnh chấp hành các kếhoạch sản xuất về mặt hiện vật cũng như về mặt giá trị, chấp hành nghiêmtúc các tiêu chuẩn đã quy định về tài chính

- Đối với các DNXL việc hạch toán sẽ cung cấp các số liệu một cách chínhxác, kịp thời đầy đủ phục vụ cho việc phân tích, đánh giá tình hình thực hiện

kế hoạch SXKD của DN Từ đó đề ra các biện pháp quản lý và tổ chức sảnxuất phù hợp với yêu cầu hạch toán kế toán

Trang 2

- Hạch toán kế toán là vấn đề trung tâm của công tác hạch toán kế toán trongxây lắp Tập hợp chi phí sản xuất giúp DN nắm bắt được tình hình thực tế sovới kế hoạch là bao nhiêu từ đó xác định được mức tiết kiệm hay lãng phí để

có giải pháp khắc phục Việc tính giá thành thể hiện toàn bộ chất lượng hoạtđộng kinh doanh và quản lý kinh tế tài chính của đơn vị

Do đó vai trò của kế toán CPXL không chỉ giúp cho DN nắm được các thôngtin về các khoản mục chi phí sản xuất, mà còn giúp đề ra các biện pháp tiết kiệm chiphí và quản lý các khoản mục chi phí tránh bị bơt xén, sử dụng sai mục đính Vì vậy

kế toán chi phí sản xuất xây lắp là một công cụ quan trọng trong hệ thống thông tinkinh tế của DN Đóng vai trò động lực thúc đẩy DN kinh doanh có hiệu quả, là khâuquan trọng giúp DN hạ giá thành sản phẩm Bản thân mỗi DNXL thực hiện tốt côngtác kế toán CPXL của mình tức là đóng góp thông tin kinh tế chính xác giúp các nhàquản lý điều hành và đề ra chính sách phù hợp

*Về mặt thực tiễn:

Trong thời gian thực tập tổng hợp tại công ty Cổ Phần lắp máy xây dựng và

TM Bắc Hà, qua phiếu điều trắc nghiệm em thấy rằng tình hình kế toán tại công tyđang có một số vấn đề cấp thiết đặt ra trên bình diện kế toán đó là:

- Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp còn nhiều khó khăn

- Quá trình tập hợp và luân chuyển chứng từ còn chậm…

Vì vậy việc hoàn thiện kế toán CPXL tại đơn vị là một vấn đề mang tính cấpbách, cần được hoàn thiện hơn nữa

1.2 Xác lập và tuyên bố đề tài

Căn cứ vào thực trạng kế toán của công ty, từ đó em quyết định chọn đề tài: “

Kế toán CPXL tại công trình cải tạo Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Phú Thọ ở công ty CổPhần lắp máy xây dựng và TM Bắc Hà”

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

* Mục tiêu lý luận: Nhằm hệ thống hoá, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bảncủa kế toán chi phí sản xuất theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành

Trang 3

* Mục tiêu thực tiễn: Thông qua việc khảo sát thực tế tại DN cần làm rõ thựctrạng kế toán CPSX tại công ty Cổ Phần lắp máy xây dựng và TM Bắc Hà Dựa vàonhững thông tin tìm hiểu được để đánh giá thực trạng, chỉ ra được những ưu điểmnhược điểm và những hạn chế tồn tại về kế toán CFSX tại DN Trên cơ sở đối chiếugiữa lý luận và thực tiễn để có thể đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn kếtoán CFSX tại DN theo hướng hiệu quả hơn và phù hợp với chế độ kế toán hiệnhành.

1.4 Phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Kế toán chi phí xây lắp

Về nội dung: kế toán chi phí xây lắp tại công trình “ Cải tạo nâng cấp bệnhviện đa khoa tỉnh Phú Thọ” ở Công ty cổ phần Lắp máy xây dựng và TM Bắc Hà

Về không gian nghiên cứu: Công ty Cổ phần Lắp máy Xây dựng và Thươngmại Bắc Hà

Địa chỉ công ty: Xóm 7A – Xã Tam Hiệp – Thanh Trì – Hà Nội

Thời gian nghiên cứu: đề tài được nghiên cứu từ ngày 23/12/2009 đến8/5/2010

Số liệu về chi phí sản xuất công trình “Cải tạo nâng cấp Bệnh Viện Đa khoatỉnh Phú Thọ” do công ty thi công từ tháng 8/2009 hiện tại đang trong giai đoạnhoàn thành Số liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu được lấy trong tháng 10/2009

1.5 Kết cấu luận văn

Luận văn gồm 68 trang, ngoài lời cảm ơn, lời cam kết của tác giả, mục lục,danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì luận văn bao gồm 4chương :

Chương I : Tổng quan nghiên cứu kế toán chi phí xây lắp trong DNXL

Ở chương này, luận văn nêu nên sự cần thiết của vấn đề kế toán chi phí sảnxây lắp trong các DNXL cũng như xác định mục tiêu , phạm vi và kết cấu của luậnvăn

Chương II : Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản

Trang 4

Luận văn tập trung giải quyết vấn đề thuộc lý luận chung về kế toán CPXLtrong các DNXL Luận văn phân tích làm rõ khái niệm chi phí, các loại chi phí xéttheo các tiêu thức khác nhau Trên cơ sở đó luận văn phân tích làm sáng tỏ lý luận

cơ bản về CPXL theo chế độ kế toán hiện hành trong điều kiện vận dụng các chuẩnmực kế toán Việt Nam Đồng thời nhận xét tổng quan tình hình nghiên cứu của cáckhánh thể ở các công trình nghiên cứu năm trước

Chương III: Phương pháp nghiên cứu và thực trạng kế toán chi phí xây lắp tại công trình “ cải tạo nâng cấp bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ” tại công ty

cổ phần lắp máy xây dựng và TM Bắc Hà

Nội dung của chương này nêu phương pháp nghiên cứu các vấn đề, tổngquan tình hình ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến kế toán CPXL tại công tybao gồm các nhân tố bên ngoài và các nhân tố bên trong DN như: lịch sử hình thànhcông ty, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy kế toán của công ty…đánh giáảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến kế toán CPXL tại công ty Đồng thờiđánh giá thực trạng kế toán CPXL tại công trình “ cải tạo nâng cấp bệnh viện đakhoa tỉnh phú thọ”

Chương VI: Các kết luận và giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí xây lắp tại công ty cổ phần lắp máy xây dựng và TM Bắc Hà.

Dựa trên cơ sở thực tế tại về công ty đã trình bày ở chương 3.Chương này

rút ra những kết luận về ưu nhược điểm , những tồn tại và hạn chế Đồng thời dựbáo triển vọng phát triển của công ty từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện hơn kếtoán CPXL tại công ty Đây cũng là mục tiêu quan trọng của đề tài nghiên cứu

Trang 5

Chương II : Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất tại DNXL

2.1 Một số định nghĩa và khái niệm cơ bản

Hợp đồng xây dựng:: Là hợp đồng văn bản về việc xây dựng một tài sản hoặc

tổ hợp các tài sản có liên quan chặt chẽ hay phụ thuộc lẫn nhau về mặt thiết kế, côngnghệ, chức năng hoặc các mục đích sử dụng.1

Khái niệm chi phí:

Theo VAS 01: “Chi phí bao gồm các chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinhtrong quá trình hoạt động kinh thông thường của DN và các chi phí khác”2

“Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất và lưu

thông hàng hóa Đó là những hao phí lao động xã hội được biểu hiện bằng tiền trongquá trình hoạt động kinh doanh Chi phí của DN là tất cả những chi phí phát sinhgắn liền với DN trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động từ khâu muanguyên vật liệu, tạo ra sản phẩm đến khi tiêu thụ nó”3

Khái niệm chi phí sản xuất:

Chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí về lao động sống , lao động vật hóa và cácchi phí cần thiết khác mà DN bỏ ra có liên quan đến việc chế tạo ra sản phẩm , lao

vụ trong một thời kỳ nhất định được biểu hiện bằng tiền.4

Hay “chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản chi phí mà DN phải bỏ ra để thựchiện quá trình sản xuất và đạt mục đính là tạo ra sản phẩm”5

Khái niệm chi phí xây lắp:

CPXL là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí lao động sống, lao động vật hóa

và các chi phí cần thiết khác mà DN bỏ ra để tiến hành hoạt động xây lắp trong mộtthời kỳ nhất định.6

1 Bộ Tài Chính, 26 chuẩn mực kế toán việt nam., NXB Thống kê, 2009, trang 331

2 Bộ Tài Chính, 26 chuẩn mực kế toán việt nam, NXB Thống Kê, 2009, trang12.

3 Phan Đức Dũng, Kế toán chi phí giá thành, Nhà xuất bản thống kê năm 2006, trang 34

4 Học viện Ngân Hàng, Giáo trình kế toán tài chính, NXB Tài Chính năm 2006,

trang 259

Trang 6

DNXL ngoài hoạt động sản xuất ra còn có các hoạt động khác Do đó chỉ cáckhoản chi phí phát sinh liên quan đến quá trình sản xuất xây lắp nhằm tạo ra sảnphẩm xây lắp mới được coi là CPXL.

CPSX trong các DN gồm nhiều loại với tính chất kinh tế, mục đích, côngdụng và yêu cầu quản lý khác nhau Để có thể quản lý một cách tốt nhất, ta cần phảihiểu khái niệm của các chi phí đó là:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ các khoản chi phí về nguyênliệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu được sử dụng trực tiếp để sản xuất, chếtạo sản phẩm, cung cấp dịch vụ

- Chi phí nhân công trực tiếp:Là khoản chi phí phải trả cho công nhân trựctiếp thực hiện quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện các dịch vụ, bao gồmlương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền công và các khoản trích theo lương(BHXH, BHYT,KPCĐ) được tính vào chi phí sản xuất của công nhân trực tiếp thựchiện quá trình sản xuất

- Chi phí sử dụng MTC: Là chi phí sử dụng máy để hoàn thành sản phẩm xâylắp bao gồm:chi phí khấu hao MTC, chi phí thường xuyên MTC, động lực, tiềnlương của công nhân điều khiển máy và các chi phí khác của MTC

- Chi phí sản xuất chung: Là tất cả các khoản mục chi phí liên quan đến việcphục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các CT, HMCT, các tổ đội sản xuất

2.2 Một số lý thuyết về kế toán chi phí xây lắp tại DNXL

2.2.1 Đặc điểm DNXL

So với các ngành sản xuất khác, ngành XDCB có những đặc điểm về kinh tế

- kỹ thuật riêng biệt, thể hiện rất rõ nét ở sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sảnphẩm của ngành Điều này đã chi phối đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm trong các DNXL

Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc có quy môlớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm xây lắp lâudài Do đó, việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm xây lắp phải lập dự toán (dựtoán thiết kế, dự toán thi công) Quá trình sản xuất xây lắp phải so sánh với dự toán,

Trang 7

lấy dự toán làm thước đo, đồng thời để giảm bớt rủi ro phải mua bảo hiểm cho côngtrình xây lắp.

Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư(giá đấu thầu), do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm xây lắp không thể hiện rõ.Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất (xe máy, thiết

bị thi công, người lao động ) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm Đặc điểmnày làm cho công tác quản lý sử dụng, hạch toán tài sản, vật tư rất phức tạp do ảnhhưởng của điều kiện thiên nhiên, thời tiết và dễ mất mát hư hỏng

Sản phẩm xây lắp từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàngiao đưa vào sử dụng thường kéo dài Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về

kỹ thuật của từng công trình Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn,mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc thường diễn

ra ngoài trời chịu tác động rất lớn của các nhân tố môi trường như nắng, mưa, lũlụt Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ sao cho bảo đảmchất lượng công trình đúng như thiết kế, dự toán

Những đặc điểm trên đã ảnh hưởng rất lớn đến kế toán chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm trong các DNXL Công tác kế toán vừa phải đáp ứng yêucầu chung về chức năng, nhiệm vụ kế toán của một DN sản xuất vừa phải đảm bảophù hợp với đặc thù của loại hình DNXL

2.2.2 Đối tượng và phương pháp tập hợp CPXL

Để xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cần căn cứ vào đặc

Trang 8

phí, mục đích, công dụng của chi phí, yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghịêp.Tập hợp chi phí theo đúng đối tượng quy định có tác dụng phục vụ tốt cho việc quản

lý sản xuất, hạch toán kinh tế nội bộ và tính giá thành sản phẩm kịp thời, chính xác Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là CT, HMCT xây lắp, các giai đoạnquy ước của hạng mục công trình có giá trị dự toán riêng hay nhóm công trình, cácđơn vị thi công( xí nghiệp, tổ đội thi công xây lắp)

2.2.2.2 Phương pháp tập hợp chi phí xây lắp

Trong quá trình sản xuất ở DN thường phát sinh nhiều loại chi phí sản xuấtkhác nhau Những chi phí này có liên quan đến một hay nhiều đối tượng tập hợp chiphí Để tập hợp chi phí sản xuất chính xác chúng ta có thể sử dụng một trong haiphương pháp sau:

* Phương pháp tập hợp trực tiếp: là phương pháp áp dụng khi chi phí sản

xuất có quan hệ trực tiếp với từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt Phương phápnày đòi hỏi phải tổ chức ghi chép ban đầu theo đúng đối tượng, trên cơ sở đó kếtoán tập hợp số liệu theo từng đối tượng liên quan, ghi trực tiếp vào sổ kế toán theođúng đối tượng Phương pháp này đảm bảo việc hạch toán chi phí sản xuất chínhxác

*Phương pháp phân bổ gián tiếp: là phương pháp áp dụng khi chi phí sản

xuất liên quan với nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất mà không thể tổ chứcviệc ghi chép ban đầu riêng rẽ theo từng đối tượng được Theo phương pháp này

DN phải tổ chức ghi chép ban đầu cho các chi phí sản xuất theo địa điểm phát sinhchi phí để kế toán tập hợp chi phí, sau đó phải chọn tiêu thức phân bổ để tính toán,phân bổ chi phí sản xuất đã tập hợp cho các đối tượng có liên quan một cách hợp lý.Quá trình phân bổ gồm 2 bước:

Bước 1: Xác định hệ số phân bổ (H):

Bước 2:

Tính số chi phí phân bổ cho từng đối tượng:

Hệ số phân bổ chi phí = Tổng số chi phí cần phân bổTổng tiêu thức phân bổ

Trang 9

Chi phí phân bổ cho từng đối tượng = Tiêu thức phân bổ của từng đối tượng

- Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau

- Việc ghi nhận nợ phải trả phải có điều kiện chắc chắn DN sẽ phải dùng mộtlượng tiền chi ra để trang trải cho những nghĩa vụ hiện tại của DN, và khoản nợ đóphải được xác định một cách đáng tin cậy

2.2.3.2 Chuẩn mực số 15

Chuẩn mực này hướng dẫn kế toán ghi nhận doanh thu và chi phí liên quandến hợp đồng xây dựng làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính

Theo chuẩn mực này thì chi phí của hợp đồng xây dựng bao gồm:

- Chi phí liên quan trực tiếp đến hợp đồng như chi phí nhân công tại côngtrường bao gồm cả chi phí giám sát công trình, chí phí nguyên liệu bao gồm cả thiết

bị công trình, chi phí khấu hao máy móc, thiết bị ,TSCĐ khác sử dụng ; chi phí vậnchuyển lắp đặt, tháo dỡ máy móc, thiết bị và nguyên liệu đến và khỏi công trình…

- Chi phí chung liên quan đến hoạt động của các hợp đồng và có thể phân bổcho từng hợp đồng cụ thể như chi phí bảo hiểm; chi phí thiết kế và trợ giúp kỹ thuậtkhông liên quan trực tiếp đến một hợp đồng cụ thể; chi phí quản lý chung trong xâydựng…

Trang 10

- Các chi phí khác có thể thu lại từ khách hàng theo điều khoản hợp đồng nhưchi phí giải phóng mặt bằng, chi phí triển khai mà khách hàng phải trả lại cho nhàthầu đã được quy định trong hợp đồng.

- Các chi phí không liên quan đến hoạt động của hợp đồng hoặc không thểphân bổ cho hợp đồng xây dựng thì không được tính vào chi phí của hợp đồng xâydựng Các khoản chi phí này bao gồm: chi phí quản lý hành chính chung, hoặc chiphí nghiên cứu, triển khai mà hợp đồng không quy định khách hàng phải trả cho nhàthầu; chi phí bán hàng; chi phí khấu hao máy móc thiết bị, TSCĐ khác không sửdụng cho hợp đồng xây dựng

Ghi nhận chi phí của hợp đồng:

- Chi phí liên quan trực tiếp tới hợp đồng phát sinh trong quá trình đàm phánhợp đồng cũng được coi là một phần chi phí của hợp đồng nếu chúng có thể xácđịnh riêng rẽ có thể ước tính một cách đáng tin cậy và nhiều khả năng hợp đồng sẽđược ký kết

- Chi phí liên quan đến hợp đồng được ghi nhận tương ứng với phần côngviệc đã hoàn thành do nhà thầu tự xác định vào ngày lập báo cáo tài chính hoặctương ứng với phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận trong kỳ

- Chi phí được ghi nhận theo phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng xâydựng được coi là phương pháp tỷ lệ phần trăm(%) hoàn thành Theo phương phápnày chi phí của hợp đồng được ghi nhận trong báo cáo kết quả kinh doanh là chi phícủa phần công việc đã hoàn thành trong kỳ báo cáo

- Một nhà thầu có thể phải bỏ ra những chi phí liên quan tới việc hình thànhhợp đồng Những chi phí này thể hiện một lượng tiền mà khách hàng phải trả vàđược phân loại như là công trình xây dựng dở dang

2.2.4.3 Chuẩn mực khác

* Chuẩn mực số 02 – hàng tồn kho

Theo chuẩn mực số 02 “Hàng tổn kho” nêu rõ các khoản chi phí liên quanđến việc sản xuất sản phẩm như chi phí mua hàng, chi phí chế biến và chi phí sảnxuất chung và các chi phí khác

Trang 11

Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm các khoản chi phí liên quan đến giámua, các loại thuế không hoàn lại, các chi phí vận chuyển bốc xếp, bảo quản hànghóa và các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua hàng hóa, nguyên nhiênvật liệu

Chi phí chế biến bao gồm các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc sảnxuất sản phẩm như CP NCTT, CP SXC Trong đó CP SXC được phân ra làm hailoại là chi phí SXCBĐ và chi phí SXCCĐ

*Chuẩn mực số 3: Tài sản cố định hữu hình

Chuẩn mực số 03 cho biết nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định hữu hình, xácđịnh nguyên giá, giá trị còn lại và khấu hao tài sản cố định được cho vào chi phí sảnxuất chung trong việc sản xuất sản phẩm Các khoản chi phí được cho vào nguyêngiá tài sản cố định từ đó làm thay đổi chi phí khấu hao tài sản cố định

2.2.4 Kế toán chi phí xây lắp theo chế độ kế toán hiện hành

2.2.4.1 Chứng từ sử dụng

Kế toán chi phí sản xuất sử dụng các chứng từ sau: Hóa đơn GTGT, phiếuxuất kho, phiếu chi tiền, giấy báo có, bảng chấm công, bảng thanh toán lương, bảngphân bổ tiền lương, bảng theo dõi lịch trình máy, hợp đồng thuê máy, bảng kê chiphí mua ngoài, bảng phân bổ tiền lương cho công nhân sử dụng máy, bảng thanhtoán lương cho công nhân quản lý phân xưởng, bảng thanh toán tiền lương cho côngnhân thuê ngoài, bảng phân bổ khấu hao…

2.2.4.2 Tài khoản sử dụng

Kế toán chi phí sản xuất sử dụng một số tài khoản sau:621, 622, 623, 627,

154, 111, 112, 331, 133, 3331, 152, 153,…

Kế cấu một số tài khoản như sau:

TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếpcho hoạt động xây lắp, sản xuất sản phẩm công nghiệp, thực hiện dịch vụ, lao vụ củaDNXL

Trang 12

- Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động xâylắp, sản xuất công nghiệp, kinh doanh dịch vụ trong kỳ hạch toán.

Bên có:

- Kết chuyển hoặc tính phân bổ trị giá nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng

cho hoạt động xây lắp trong kỳ vào TK154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở danghoặc TK631 – “ giá thành sản xuất” và chi tiết cho các đối tượng tính giá thành sảnphẩm, dịch vụ, lao vụ

- Trị giá nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho

- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu vượt trên mức bình thường vào TK632

TK622 – chi phí nhân công trực tiếp

TK này dùng để phản ánh chi phí lao công trực tiếp tham gia vào quá trìnhhoạt động xây lắp, sản xuất sản phẩm công nghiệp, cung cấp sản lao vụ CP NCTTbao gồm các khoản phải trả cho người lao động thuộc DN quản lý và cho lao độngthuê ngoài theo từng công việc như: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, cáckhoản trích theo lương…

Bên Nợ:

- Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm xây lắpbao gồm: tiền lương tiền công, các khoản trích theo lương theo quy định(riêng hoạtđộng xây lắp không bao gồm các khoản trích trên lương về BHXH, BHYT, KPCĐ)

Bên Có:

- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên nợ TK154

- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK631 “ giá thành sản xuất”

- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường vàoTK632

TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công

Tài khoản 623 dùng để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng MTC phục vụtrực tiếp cho hoạt động xây lắp công trình

Tài khoản này được mở chi tiết như sau:

TK6231: Chí phí nhân công sử dụng máy

Trang 13

TK6232: Chi phí vật liệu phụ.

TK6233: Chi phí dụng cụ sản xuất

TK6234: Chi phí khấu hao MTC

TK6235: Chi phí dịch vụ mua ngoài

TK6238: Chi phí khác bằng tiền

Bên Nợ:

- Các chi phí liên quan đến hoạt động MTC ( chi phí nguyên vật liệu cho máyhoạt động , chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương, tiền công của côngnhân trực tiếp điều khiển máy, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa MTC…) Chi phí vậtliệu, chi phí dịch vụ khác phục vụ cho xe, MTC

Bên Có:

- Kết chuyển chi phí sử dụng MTC vào bên nợ Tài khoản 154- chi phí sảnxuất kinh doanh dở dang

- Kết chuyển chi phí sử dụng MTC vượt trên mức bình thường vào TK 632

TK 627 – Chi phi sản xuất chung

Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí sản xuất của phân xưởng, đội, côngtrình xây dựng gồm: lương nhân viên quản lý phân xưởng, đội xây dựng, khoảntrích BHXH, BHYT, KPCĐ được tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trảcông nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên sử dụng MTC và nhân viên quản lý đội; chiphí khấu hao, chi phí đi vay nếu được vốn hóa, chi phí sửa chữa bảo hành công trình

và các chi phí khác liên quan tới hoạt động của phân xưởng, đội…

Tài khoản 627 bao gồm các tài khoản sau:

TK6271: Chi phí nhân viên phân xưởng

TK6272: Chi phí vật liệu

TK6273: Chi phí dụng cụ sản xuất

TK6274: Chi phí khấu hao TSCĐ

TK6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài

TK6278: Chi phi khác bằng tiền

Trang 14

- Các CPSXC phát sinh trong kỳ.

Bên Có:

- Các khoản chi phí SXCCĐ không được phân bổ ghi nhận vào giá vốn hàngbán trong trong kỳ

- Kết chuyển chi phí SXC vào TK154, hoặc TK631

TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Tài khoản 154 dùng để phản ánh tổng hợp chi phí SXKD, phục vụ cho việctính giá thành sản phẩm xây lắp, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ DNXL áp dụngphương pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán hàng tồn kho

Bên Nợ:

- CP NVLTT, CP NCTT, chi phí sử dụng MTC, CPSXC phát sinh trong kỳliên quan đến giá thành sản phẩm xây lắp công trình, giá thành sản phẩm xây lắptheo khoán nội bộ

- Giá thành xây lắp của Nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chínhchưa được xác định trong kỳ kế toán

Bên Có:

- Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao( từng phần hoặc toàn bộ)được coi là tiêu thụ, hoặc bàn giao cho đơn vị nhận thầu chính xây lắp, hoặc nhậpkho thành phẩm

- Gía thành thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho hoặc chuyển đibán

- Chi phí thực tế của khối lượng lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành cung cấp chokhách hàng

- Gía thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chínhđược xác định trong kỳ kế toán

- Trị giá phế liệu thu hồi, trị giá sản phẩm hỏng không sửa chữa được

- Trị giá nguyên vật liệu, hàng hóa gia công xong nhập kho

Trang 15

- Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bìnhthường và CPSXC cố định không phân bổ không được tính vào giá trị hàng tồn kho

mà phải tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ của kế toán

2.2.4.3 Trình tự hạch toán

2.2.4.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

* Nội dung và nguyên tắc hạch toán

1/ Khi mua hoặc xuất nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động xây lắp

1a/ Khi xuất nguyên vật liệu xây dựng cho các CT, HMCT căn cứ vào phiếu xuấtkho kế toán ghi tăng CP NVLTT(theo giá thực tế) đồng thời ghi giảm nguyên liệu,vật liệu

1b/ Trường hợp mua nguyên vật liệu về sử dụng ngay cho các CT, HMCT thuộc đốitượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, căn cứ vào hóa đơn GTGT kếtoán ghi tăng CP NVLTT, tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ đồng thời ghigiảm các khoản thanh toán( TK 111, 112), tăng khoản phải trả người bán( TK 331)

1c/ Trường hợp mua nguyên vật liệu xây dựng sử dụng ngay cho các CT, HMCTthuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháptrực tiếp, căn cứ vào hóa đơn GTGT kế toán ghi tăng CP NVLTT theo giá mua cóthuế GTGT đồng thời ghi giảm các khoản thanh toán bằng tiền mặt, tiền gửi ngânhàng, ghi tăng khoản nợ phải trả người bán…

2/ Trường hợp DNXL giao khoán cho đơn vị trực thuộc không tổ chức hạch toán kếtoán riêng Khi DNXL tạm ứng tiền hay vật liệu cho đơn vị nhận khán Căn cứ vàogiấy tạm ứng , phiếu chi, phiếu xuất kho… kế toán ghi tăng khoản tạm ứng đồngthời ghi giảm tiền mặt, giảm nguyên vật liệu…

+ Khi quyết toán tạm ứng về giá trị khối lượng xây lắp giao khoán nội bộhoàn thành bàn giao được duyệt thì ghi riêng phần chi phí nguyên vật liệu: kế toánghi tăng chi phí NVL, ghi tăng tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đồng thờighi giảm số tạm ứng về chi phí vật liệu

Trang 16

+Trường hợp DN thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT kế toán ghi tăngchi phí NVL trực tiếp theo giá đã có thuế GTGT, đồng thời ghi giảm khoản tạmứng.

3/ Trường hợp số vật liệu xuất ra không sử dụng hết cho hoạt động xây lắp, cuối kỳnhập lại kho, ghi tăng NVL, công cụ, dụng cụ sử dụng không hết nhập kho, đồngthời ghi giảm CP NVLTT

+ Trường hợp không nhập lại kho mà tiếp tục sử dụng cho kỳ sau, ghi âm(… )4/ Chi phí vượt mức bình thường, kế toán ghi tăng giá vốn hàng bán đồng thời ghigiảm khoản CP NVLTT

5/ Cuối kỳ hạch toán, kết chuyển CP NVLTT, kế toán ghi tăng CPSXKD dở dang,đồng thời ghi giảm CP NVLTT

Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liêu trực tiếp: phụ lục sơ đồ 2.1

2.2.4.3.2Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

* Nội dung và quy định hạch toán

CP NCTT bao gồm tiền lương, tiền công phải trả cho số ngày lao động củacông nhân trực tiếp thực hiện khối lượng công tác xây lắp, công nhân phục vụ xâylắp kể cả công nhân vận chuyển, bốc dỡ vật liệu trong phạm vi mặt bằng thi công vàcông nhân chuẩn bị, kết thúc thu dọn hiện trường thi công, không phân biệt côngnhân trong danh sách hay thuê ngoài

Kế toán CP NCTT của hoạt động xây lắp phải tôn trọng những quy định sau:

- Tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân liên quan đế CT, HMCT nàothì phải được hạch toán trực tiếp cho công trình, hạng mục công trinh đó trên cơ sởcác chứng từ gốc về lao động tiền lương

- Các khoản trích theo tiền lương của công nhân trực tiếp xây lắp( BHXH,BHYT, KPCĐ) được tính vào CPSXC của hoạt động xây lắp

* Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu:

1/ Căn cứ vào bảng chấm công, bảng tính lương phải trả cho công nhân trực tiếpcho hoạt động xây lắp( lương chính, lương phụ, kể cả các khoản phải trả cho côngnhân thuê ngoài), kế toán ghi tăng CP NCTT( Nợ TK 622), đồng thời ghi tăng các

Trang 17

khoản phải trả cho công nhân viên( lao động của DNXL và thuê ngoài)( Có TK 334)hay ghi giảm các khoản thanh toán( Có TK 111,112…).

2/ Tạm ứng chi phí nhân công để thực hiện giá trị khoán xây lắp nội bộ( trường hợpđơn vị nhận khoán không tổ chức hạch toán riêng) Khi bảng quyết toán tạm ứng vềgiá trị khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao được duyệt, kế toán ghi tăng CPNCTT( Nợ TK 622) đồng thời ghi giảm khoản tạm ứng( Có TK 141)

3/ Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, bảo hiểm thất nghiệp của công nhân trực tiếp sảnxuất ghi tăng CP NCTT (Nợ TK622), đồng thời ghi tăng các khoản phải trả phải nộpkhác( Có TK3382, 3383, 3384, 3389)

4/ Trích trước lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán ghi tăngchi phí nhân công trực tiếp( Nợ TK 622) đồng thời ghi tăng chi phí phải trả(CóTK335)

+ Khi công nhân thực tế nghỉ phép, kế toán phản ánh số phải trả về tiền lương nghỉphép của công nhân sản xuất, ghi giảm chi phí phải trả( Nợ TK 335) đồng thời ghităng khoản phải trả người lao động( Có TK 334)

5/ Chi phí nhân công vượt mức bình thường kế toán ghi tăng giá vốn( Nợ TK 632),đồng thời ghi giảm CP NCTT( Có TK 622)

6/ Cuối kỳ kế toán, tính phân bổ và kết chuyển CP NCTT và các khoản trích theolương theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kinh doanh, kế toán ghi tăng chi phíSXKD dở dang( Nợ TK 154), ghi giảm CP NCTT( Có TK 622)

Sơ đồ hạch toán chi phí NCTT được phản ánh trong phần phụ lục2.2

2.2.4.3.3Kế toán chi phí sử dụng máy thi công

* Nội dung và quy định hạch toán:

MTC là các loại xe, máy chạy bằng động lực ( điện, xăng, khí nén…) được

sử dụng trực tiếp để thi công xây lắp các công trình như : máy trộn bê tông, cần cẩu,máy đào xúc đất, máy ủi… Các loại MTC này DN có thể tự tràng trải hoặc thuêngoài

Trang 18

Chi phí sử dụng MTC là toàn bộ chi phí về vật liệu, nhân công và các chi phíkhác liên quan đến sử dụng MTC và được chi làm hai loại: chi phí thường xuyên vàchi phí tạm thời.

Chi phí thường xuyên là những chi phí phát sinh trong quá trình sử dụngMTC , được tính thẳng vào giá thành của ca máy như: tiền lương công nhân trựctiếp điều khiển hay phục xe máy, chi phí về nhiên liệu, vật liệu, động lực, vật liệudùng cho xe MTC, khấu hao và sửa chữa thường xuyên MTC, tiền thuê MTC…

Chi phí tạm thời: là những chi phí phải phân bổ dần theo thời gian sử dụngMTC như: chi phí tháo lắp, vận chuyển, chạy thử MTC khi di chuyển từ côngtrường này đến công trường khác, chi phí về xây dựng, tháo dỡ những công trìnhtạm thời loại bỏ như lều láng…phục vụ cho việc sử dụng MTC

Kế toán CPXL cần phải tôn trọng những quy định sau:

- Hạch toán chi phí sử dụng MTC phải phù hợp với tình hình quản lý sử dụngMTC của DN thông thường có 2 hình thức quản lý, sử dụng MTC: tổ chức đội MTCriêng biệt chuyên thực hiện các khối lượng thi công bằng máy hoặc giao MTC chocác đội, xí nghiêp xây lắp

- Nếu DNXL không tổ chức cho đội MTC riêng biệt mà giao MTC cho cácđội, xí nghiệp xây lắp sử dụng thì chi phí sử dụng máy phát sinh được hạch toán vàoTK623- chi phí sử dụng MTC

- Tính toán phân bổ chi phí sử dụng MTC cho các đối tượng sử dụng (CT,HMCT) phải dựa trên cơ sở giá thành một giờ / máy hoặc một ca/ máy hoặc mộtđơn vị khối lượng công việc thi công bằng máy hoàn thành

* Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu:

a/ Trường hợp DN không tổ chức đội MTC riêng biệt

1 Căn cứ vào bảng tính tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân trực tiếp điềukhiển máy, phục vụ máy, ghi tăng chi phí sử dụng MTC đồng thời ghi tăng khoảnphải trả người lao động

Trang 19

2 Khi xuất kho, hoặc mua nguyên vật liệu sử dụng cho MTC, căn cứ vào phiếu xuấtkho, hóa đơn GTGT ghi tăng chi phí sử dụng MTC, tăng thuế đầu vào được khấutrừ đồng thời ghi giảm NVL, CCDC, tăng khoản thanh toán( TK 111, 112, 331)…

3 Căn cứ vào bảng tính khấu hao xe MTC, kế toán ghi tăng chi phí sử dụng MTC,tăng khoản hao mòn TSCĐ

4 Các chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh liên quan đến chi phí sử dụng MTC như :tiền điện, tiền nước, tiền thuê ngoài sử dụng MTC… căn cứ vào hóa đơn GTGT ghităng chi phí sử dụng MTC, tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đồng thời ghigiảm các khoản thanh toán ( tk 111, 112…)

5 Các chi phí bằng tiền liên quan đến sử dụng MTC, căn cứ vào phiếu chi và hóađơn GTGT ghi tăng chi phí sử dụng MTC đồng thời ghi giảm các khoản thanh toánbằng tiền mặt

6 Trường hợp tạm ứng chi phí sử dụng máy để thực hiện khoán lắp nội bộ, bảnquyết toán tạm ứng về giá trị khối lượng hoàn thành đã bàn giao được duyệt, kế toánghi tăng chi phí sử dụng MTC, tăng thuế GTGT đầu vào(nếu có), đồng thời ghigiảm khoản tạm ứng chi phí giao khoán xây lắp nội bộ

7 Cuối kỳ kế toán phân bổ chi phí sử dụng MTC vào từng CT, HMCT ghi tăng chiphí SXKD dở dang, đồng thời ghi giảm chi phí sử dụng MTC

Sơ đồ hạch toán CP NCTT được phản ánh trong phần phụ lục(sơ đồ 2.3.1 - TH DN không tổ chức đội MTC riêng biệt).

b/ Trường hợp DNXL có đội MTC riêng biệt và có phân cấp hạch toán cho đội máy, có tổ chức hạch toán riêng, thì việc hạch toán được tiến hành như sau:

+ Nếu DN thực hiện cung cấp lao vụ máy giữa các bộ phận theo giá thành thực tế

Hạch toán chi phí MTC được phản ánh trong phần phụ lục( sơ đồ 2.3.2 - Trường hợp cung cấp lao vụ máy giữa các bộ phận).

+ Nếu DN thực hiện bán lao vụ máy giữa các bộ phận theo giá bán nội bộ Hạch

toán chi phí nhân công được được phản ánh trong phần phụ lục (sơ đồ 2.3.3)

c/ Trường hợp DNXL phải thuê MTC:

Trang 20

Căn cứ vào các chứng từ về việc thuê MTC, ghi tăng chi phí sử dụngMTC( chi phí dịch vụ mua ngoài), ghi tăng khoản thuế GTGT đầu vào được khấutrừ, đồng thời ghi giảm các khoản thanh toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, hay ghităng các khoản phải trả nhà cung cấp.

Cuối kỳ kết chuyển vào TK 154 theo từng đối tượng, ghi tăng chi phí SXKDđồng thời ghi giảm chi phí sử dụng MTC

Hạch toán chi phí MTC được phản ánh trong phần phụ lục (sơ đồ 2.3.4 – TH DN thuê MTC).

2.2.4.3.4 Kế toán chi phí sản xuất chung

* Nội dung và quy đinh hạch toán

CPSXC của hoạt động xây lắp là những chi phí có liên quan đến việc tổchức, phục vụ và quản lý thi công của các đội xây lắp ở các công trường xây dựng.CPSXC là chi phí tổng hợp bao gồm nhiều khoản chi phí khác nhau thường có mốiquan hệ gián tiếp với các đối tượng xây lắp như: tiền lương nhân viên quản lý độixây dựng, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được tính theo tỷ lệ quy định trên tiềnlương của công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân sử dụng MTC và nhân viên quản

lý, chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động của đội và những chi phí khác liênquan đến hoạt động của đội và những chi phí liên quan đến hoạt chung của đội xâylắp

Kế toán CPSXC cần tôn trọng những quy định sau:

- Phải tổ chức hạch toán CPSXC theo từng CT, HMCT đồng thời phải chi tiếttheo điều khoản quy định

- Thường xuyên kiểm tra tình hình dự toán CPSXC

- Khi thực hiện khoán CPSXC cho các đội xây dựng thì phải quản lý tốt chiphí đã giao khoán

Trình tự kế toán CPSXC được phản ánh trong phần phụ lục( sơ đồ 2.4)

2.2.4.3.5 Kế toán thiệt hại trong xây lắp

a/ Thiệt hại phá đi làm lại

Trang 21

Trong quá trình thi công có thể có những khối lượng công trình hoặc phầnviệc phải phá đi làm lại để đảm bảo chất lượng công trình Nguyên nhân gây ra thiệthại có thể là do thiên tai, hỏa hoạn hay do lỗi của bên giao thầu như sửa đổi một sốthiết kế của công trình, hoặc do bên thi công gây ra hoặc do các nguyên nhân từ bênngoài Tùy thuộc vào mức độ thiệt hại và nguyên nhân gây ra để có biện pháp xử lýthích hợp.

Giá trị thiệt hại phá đi làm lại là số chênh lệch giữa giá trị khối lượng phải phá đilàm lại với giá trị vật tư thu hồi được Gía trị phải phá đi làm lại bao gồm các phí tổn

về nguyên vật liệu, nhân công, chi phí sử dụng MTC, CPSXC bỏ ra để xây dựngkhối lượng xây lắp đó và các chi phí phát sinh dùng để phá khối lượng đó

Phương pháp hạch toán được thể hiện trong Phụ lục 2.5.1 – Kế toán thiệt hại phá đi làm lại phần phụ lục

b/ Thiệt hại ngừng sản xuất

Thiệt hại ngừng sản xuất là thiệt hại do việc đình chỉ sản xuất trong một thờigian nhất định vì những nguyên nhân khách quan nào đó, có thể do thời tiết, do thời

vụ hoặc tình hình cung cấp nguyên vật liệu, máy móc thi công và các nguyên nhânkhác

Phương pháp hạch toán được thể hiện trong phần Phụ lục 2.5.2 – Thiệt hại ngừng sản xuất phần phụ lục

2.2.4.3.6 Kế toán tổng hợp chi phí xây lắp

Tổng hợp chi phí sản xuất là công tác quan trọng phục vụ cho việc tính giá thànhsản phẩm xây lắp Trong quá trình sản xuất CPXL, chi phí sản xuất thực tế phát sinhđược tập hợp theo từng khoản mục chi phí, cuối kỳ kế toán tổng hợp toàn bộ CPXLphục vụ cho việc tính giá thành Để tính toán, kế toán sử dụng tài khoản 154- “chiphí SXKD dở dang” Nó được mở chi tiết cho từng CT, HMCT và chi tiết cho từngđối tượng hạch toán chi phí

Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất được thể hiện qua Phụ lục 2.6 – Hạch toán tổng hợp chi phí(KKTX) phần phụ lục

Trang 22

Tùy theo đặc điểm SXKD, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ, điều kiệntrang bị kỹ thuật mà chọn cho mình một hình thức kế toán phù hợp và phải tuân thủtheo đúng quy định của các hình thức sổ kế toán đó, bao gồm: các loại sổ và kết cấucác loại sổ, quan hệ đối chiếu kiểm tra, trình tự, phương pháp ghi chép các loại sổ kếtoán.

2.2.4.4.1 Hình thức kế toán nhật ký chung

Đặc trưng cơ bản của hình thức nhật ký chung là mọi nghiệp vụ kinh tế, tàichính phát sinh đều phải ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ nhật ký chung(ngoài ra còn có sổ Nhật ký bán hàng, Nhật ký mua hàng, Nhật ký thu tiền, Nhật kýchi tiền) Các sổ này được ghi theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế Sau

đó lấy số liệu để ghi vào sổ cái

Các loại sổ áp dụng trong hình thức nhật ký chung:

+ Sổ nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt (Nhật ký bán hàng, Nhật ký muahàng, Nhật ký thu tiền, Nhật ký chi tiền)

+ Sổ cái TK111, 112, 131, ( từ loại 1 đến loại 9)

+ Sổ chi tiết: sổ quỹ, sổ tiền gửi, sổ chi tiết vật liệu, sổ kho, sổ chi phí SXKD,

sổ chi tiết thanh toán, sổ kế toán chi tiết, sổ thuế GTGT…

Trình tự ghi sổ: Phụ lục 2.7

2.2.4.4.2 Hình thức kế toán Nhật ký- Sổ Cái

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật Ký- Sổ Cái là các nghiệp vụ kinh tế tàichính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinhtế(theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổNhật Ký- Sổ Cái Căn cứ để ghi vào sổ Nhật Ký- Sổ Cái là các chứng từ kế toánhoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại

Hình thức kế toán Nhật Ký- Sổ Cái sử dụng các loại sổ sau:

+ Nhật Ký- Sổ Cái

+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết : sổ chi tiết vật liệu, sổ kho, sổ chi phí SXKD, sổ chitiết thanh toán, sổ kế toán chi tiết, sổ thuế GTGT…

Trình tự ghi sổ: Phụ lục 2.8

Trang 23

2.2.4.4.3 Hình thức kế toán Nhật ký- Chứng từ

Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký- Chứng từ:

- Tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có củacác tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoảnđối ứng Nợ

- Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùngmột sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép

- Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lýkinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính

Hình thức kế toán Nhật ký- Chứng từ sử dụng các loại sổ sau:

+ Ghi theo trình tự thời gian trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ

+ Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái

Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở chứng từ kế toán hoặc bảng tổnghợp chứng từ cùng loại, có cùng nội dung kinh tế

Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cảnăm(theo số thứ tự trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ ) và có chứng từ kế toán kèmtheo, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ

Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ sử dụng các loại sổ sau:sử dụng các loại

sổ sau:

+ Chứng từ ghi sổ

Trang 24

+ Sổ cái

+ Sổ, thẻ kế toán chi tiết: sổ chi tiết vật liệu, sổ kho, sổ chi phí SXKD, sổ chitiết thanh toán, sổ kế toán chi tiết, sổ thuế GTGT…

Trình tự ghi sổ: Phụ lục 2.10

2.2.4.4.5 Hình thức kế toán trên máy vi tính

Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc được thực hiện theo mộtchương trình phần mềm kế toán có sẵn, được thiết kế theo nguyên tắc của một trong

4 hình thức Nhật ký chung, Nhật ký chứng từ, Nhật ký ghi sổ và Nhật ký - Sổ Cái

Trình tự ghi sổ kế toán:

- Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kếtoán cùng loại được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoảnghi Có để nhập dữ liệu vào máy Theo quy trình của phần mềm, các thông tin được

tự động cập nhật vào sổ tổng hợp và sổ kế toán chi tiết

- Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ, cộng sổ và lập báo cáotài chính Cuối kỳ, kế toán thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quyđịnh Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và số kế toán chi tiết được in ragiấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về số kế toánghi bằng tay

Trình tự ghi sổ: Phụ lục 2.11

2.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu các công trình năm trước

Kế toán CPXL là một mảng đề tài lớn được nhiều sinh viên nghiên cứu vàquan tâm Trong quá trình thực hiện luận văn, để luận văn của mình hoàn thiện hơn

em đã tiến hành nghiên cứu các luận văn của các công trình năm trước về đề tài chiphí sản xuất Trong đó:

*Luận văn: “ Kế toán chi phí sản xuất xây lắp công trình nhà 17 – 21 tầng tại công ty Đầu tư Xây dựng số 2 Hà Nội”của Nguyễn Thị Thơm – năm 2009

- Ưu điểm : Luận văn đi sâu phân tích tình hình hạch toán kế toán tại đơn

vị Trên cơ sở lý luận về kế toán CPXL và thực trạng kế toán CPXL tại công ty Đầu

tư Xây dựng số 2 Hà Nội Luận văn đã đánh giá được những ưu điểm, nhược điểm

Trang 25

kế toán CPXL theo chế độ kế toán hiện hành nói chung và kế toán xây lắp tại công

ty Đầu tư Xây dựng số 2 Hà Nội nói riêng Luận văn đã phân tích yêu cầu, sự cần

thiết phải hoàn thiện kế toán CPXL Từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện:

+ Hoàn thiện về quá trình tập hợp và luân chuyển chứng từ

+ Hoàn thiện về kế toán CP NVLTT, chi phí NCTT

+ Hoàn thiện về hệ thống sổ kế toán

+ Hoàn thiện về kế toán quản trị

- Nhược điểm: ở phần đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán CPSX, đểtheo dõi các khoản phải trả công nhân viên, công ty nên mở chi tiết TK 334 thành 2tài khoản cấp 2 theo QĐ 15/2006/BTC: TK 3341 và TK 3348 là không hợp lý vìnhược điểm không nói nhưng trong phần giải pháp lại có Về kế toán quản trị tác giảchi nói tại sao phải kết hợp giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính mà chưa đưa ranhững giải pháp cụ thể

Các giải pháp hoàn thiện kế toán CPXL tại công ty đã giải quyết nhữngnhược điểm của công ty trong công tác hạch toán CPXL

* Luận văn: “ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất xây lắp tại công trình Tây

Hồ Lô E tại công ty cổ phần lắp máy điện nước và xây dựng 4” của Phạm Thị Thu Trang – năm 2009.

- Ưu điểm: Luận văn đã nêu được thực trạng kế toán CPXL tại công ty.Trong đó luận văn đã giải quyết được vấn đề về công tác luân chuyển chứng từ, về

kế toán thuế GTGT, về phân loại chi phí sản xuất xây lắp, công tác hạch toán chi phíNVLTT, chi phí NCTT, chi phí sử dụng MTC, chi phí SXC, về theo dõi các khoảntạm ứng , theo dõi khoản BHXH, BHYT, các khoản trích khấu hao TSCĐ, về ghi sổ

kế toán và kế toán quản trị Các giải pháp hoàn thiên đã giải quyết phần nào nhữnghạn chế trong công tác hạch toán tại công ty đã nêu trong phần thực trạng

- Nhược điểm: ở phần hoàn thiện kế toán CPSXC, tác giả đã đề ra biệnpháp mở chi tiết cho tài khoản 627 ra thành tài khoản cấp 2 như 6271, 6272, 6273,

6274, 6277 tuy nhiên vẫn chưa thỏa đáng, công ty nên mở chi tiết các tài khoản này

Trang 26

Hai luận văn đã giải quyết phần nào các vấn đề đặt ra trên bình diện kế toánnói chung và với công tác kế toán tại DN nói riêng.

Là một sinh viên đang làm luận văn về đề tài chi phi xây lắp , từ nhữngthành tựu và những hạn chế của các công trình năm trước em sẽ cố gắng rút kinhnghiệm để hoàn thiện bài luận văn của mình tốt hơn

2.4 Phân định nội dung nghiên cứu

Luận văn nhằm tập trung làm rõ đặc điểm hoạt động xây lắp và công tác hạchtoán nói chung và công tác hạch toán CPXL nói riêng tại các DNXL để đề xuấtphương pháp, biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán CPXL tại công ty cổ phầnlắp máy xây dựng và TM Bắc Hà Do vậy luận văn sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đềsau:

- Tìm hiểu nội dung, đối tượng và phương pháp tập hợp CPXL tại công ty cổphần lắp máy xây dựng và TM Bắc Hà

- Tìm hiểu về tổ chức công tác kế toán tại công ty

- Về chứng từ : Công ty sử dụng những chứng từ nào? Có đúng với quy địnhkhông? Các chứng từ do ai lập? số liên? Trình tự luân chuyển chứng từ?

- Về hệ thống tài khoản kế toán: tìm hiểu xem công ty sử dụng những tài khoảnnào để hạch toán chi phí sản xuất Các tài khoản này được mở chi tiết ra sao ? có đúngquy định của chế độ kế toán hiện hành hay không ? vận dụng các tài khoản này vàohạch toán chi phí sản xuất ra sao ?

- Về trình tự hạch toán :các nghiệp vụ phát sinh về CPXL được hạch toán nhưthế nào và tập hợp cuối kỳ ra sao ?

- Về sổ kế toán : Đơn vị áp dụng hình thức kế toán nào? Các loại sổ kế toán chitiết và tổng hợp gồm những loại sổ nào ? Cơ sở ghi sổ ? Trình tự ghi sổ ?

Trang 27

Chương III: Phương pháp nghiên cứu và thực trạng kế toán chi phí xây lắp tại công trình “ cải tạo nâng cấp bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ” tại công ty cổ phần lắp máy xây dựng và TM Bắc Hà

3.1 Phương pháp nghiên cứu các vấn đề

3.1.1 Phương pháp thu thập số liệu

Trong quá trình thực tập tại công ty được sự giúp đỡ tận tình của anh chị trongphòng kế toán tại đơn vị, em đã tìm hiểu về bộ máy quản lý của DN cũng như bộ máy

kế toán của DN

Để phục vụ cho việc viết luận văn em tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp và thứcấp Trong đó:

a/ Thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua hai nguồn chủ yếu:

*Phương pháp quan sát: quan sát trực tiếp công việc hằng ngày của anh chị trong

phòng kế toán từ khâu tập hợp chứng từ, công tác hạch toán, ghi sổ kế toán và làmbáo cáo thuế, đồng thời nghiên cứu sổ sách kế toán của công ty, xem báo cáo thuế,hợp đồng kinh doanh của công ty, quá trình tập hợp và luân chuyển chứng từ Số liệuthu thập được em ghi chép vào một quyển sổ riêng phục vụ cho việc làm luận văn saunày

* Phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp:

Do số lượng nhân viên phòng kế toán ít,đi công trường nhiều nên trong quátrình thực tập em đã sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ nhânviên để thu thập thông tin

Trong phương pháp phỏng vấn em đã tiến hành phỏng vấn bà Trịnh Thị

Hà-Kế toán trưởng, bà Nguyễn Thị Hồng Thúy- nhân viên kế toán tổng hợp

Trong quá trình phỏng vấn em đã thiết kế mẫu điều tra phỏng vấn đặt ra nhữngcâu hỏi liên quan đến vấn đề kế toán của công ty như :mô hình tổ chức bộ máy kếtoán, chế độ kế toán mà công ty áp dụng, phương pháp tập hợp chi phí sản phẩm xâylắp, phương pháp kiểm kê hàng tồn kho mà công ty áp dụng… Mẫu điều tra phỏng

Trang 28

diện chung của công ty đặc biệt trong việc tập hợp CPXL mẫu điều tra được thiết kếlàm 3 mẫu phát cho 3 người và thu về được 3 phiếu.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cán bộ công ty đã giúp đỡ em trongviệc hoàn thành luận văn này

b/ Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp được thu thập qua hai nguồn chủ yếu:

* Nghiên cứu tài liệu chuyên môn: chế độ kế toán theo quyết định 25/2006QĐ- BTCngày 20/03/2006, luật kế toán, 26 chuẩn mực kế toán và toàn bộ thông tư hướng dẫncác chuẩn mực, chế độ kế toán DNXL( nhà xuất bản thống kê năm 2009), bài giảng

kế toán tài chính( bộ môn kế toán căn bản- trường ĐHTM) …

* Nghiên cứu sổ sách, chứng từ kế toán của công ty như: sổ nhật ký chung, sổ cái, sổchi tiết tài khoản 621, 622, 623, 627, 154…, sổ chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ, bảngchấm công, bảng thanh toán lương quý II và quý III năm 2009 và tài liệu thông tinchung về công ty…

Các phương pháp thu thập số liệu này giúp em có được nguồn thông tin kháchquan và đáng tin cậy

3.1.2 Phân tích dữ liệu dữ liệu

Sau khi đã thu thập được thông tin và dữ liệu cần thiết cho việc viết đề tài emvận dụng một số kỹ năng đã học như phân tích, so sánh, đối chiếu các số liệu thu thậpđược với tình hình phát triển chung của công ty từ đó đưa ra các ý kiến nhận xét, đánhgiá phù hợp, từ đó đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hơn kế toán CPXLtại công ty

3.2 Tổng quan tình hình ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán chi phí xây lắp tại công ty cổ phần lắp máy xây dựng và TM Bắc Hà

3.2.1 Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài

Thế giới đang có những biến chuyển rất nhanh và mạnh, xu thế toàn cầu hoáđòi hỏi nước ta phải sớm trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Theovòng quay của bánh xe lịch sử dân tộc, các DN ngành Xây dựng Việt Nam đang đứngtrước những thách thức, yêu cầu khắt khe của kinh tế thị trường và hơn bao giờ hết

Trang 29

phải có những nhìn nhận đúng đắn về đường đi nước bước, thế giới quan đúng đắn về

tư duy phát triển của DN trong thị trường xây dựng

DN xây dựng trước hết cần có những nhận thức thật sự khách quan về những

gì mà đất nước đang làm, những điều cần tuân thủ, những hướng đi mà DN cần phảitheo Cơ chế trong đầu tư xây dựng công trình, trong giám sát hợp đồng, cơ chế trongcạnh tranh, quan hệ cung cầu đã khác rất nhiều so với những năm trước đây DN xâydựng với tư cách là chủ thể tham gia thị trường xây dựng cần có cách nhận thức mới

về vấn đề này Kinh nghiệm trên thế giới, các DN phải xem xét kỹ lưỡng từ nhữngđường lối tổng quát của quốc gia tới những cơ chế vận hành của thị trường đối vớingành sản phẩm của DN Đó là một cách thức tốt cho việc hoà mình vào môi trườngkinh doanh và đảm bảo hữu hiệu cho phát triển bền vững

Chúng ta cùng nhau nhìn vào thực tế để thấy được những gì mà đất nướcđang làm; trên cơ sở đó nhận ra những tác động đến DN xây dựng và định dạng chomình cách ứng xử phù hợp :

- Đất nước đang phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo đột phá về xây dựng kếtcấu hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh,đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng củanước đang phát triển có thu nhập thấp (Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới thìngưỡng của Nước có thu nhập thấp năm 2010 có thể là 950 USD/người Việt Namđến 2010 có thể đạt 1050 – 1100 USD/người) Kinh tế phát triển, thu nhập cải thiện

sẽ làm cho nhu cầu xã hội về sản phẩm xây dựng ngày càng lớn và “khó tính” hơn

- Việc chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường, thực hiện các nguyên tắc của thịtrường, hình thành đồng bộ và hoàn thiện các loại thị trường, thể chế kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi những người lãnh đạo DN xây dựngphải tuân thủ các nguyên lý cung- cầu và cạnh tranh, am tường đường lối kinh tế củađất nước và cơ chế vận động của ngành

- Những năm gần đây, Nhà nước đang tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật vềkinh tế thị trường, tạo lập đồng bộ và vận hành thông suốt các loại thi trường, để các

Trang 30

thống quy tắc vận hành của các tổ chức tham gia thị trường, đáp ứng yêu cầu củakinh tế thị trường và thông lệ quốc tế Ví dụ, liên quan tới hoạt động xây dựng, sự rađời Nghị định 99/2007/NĐ – CP là một điểm nhấn quan trọng đưa hoạt động xâydựng tiến sâu theo nguyên tắc của thị trường Việc thể hiện tư tưởng tiến bộ của nghị định này sẽ được hoàn thiện dần để phù hợp và thúc đẩy thị trường xây dựng.Phát triển thị trường bất động sản trên cơ sở Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Đấtđai, Luật Kinh doanh Bất động sản…là một mảng rất quan trọng liên quan tới DNxây dựng Giá bất động sản được hình thành theo nguyên tắc thị trường Nhà nướctác động đến giá đất trên thị trường bằng các chính sách kinh tế vĩ mô trên cơ sởquan hệ cung – cầu Xây dựng hệ thống đăng ký, thông tin bất động sản Phát triểnnhanh các dich vụ thị trường bất động sản

Ngoài các yêu tố trên, thị trường tài chính, thị trường vốn, thị trường tiền tệ,các chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng, thị trường lao động, thị trường khoa học,công nghệ, công tác quy hoạch, kế hoạch, cải cách hành chính và nhiều động tháikinh tế khác trên đất nước đang chuyển mình theo hướng kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa tác động sâu sắc đến DN xây dựng Nếu nhận thức đúng đắn

và vận hành DN đúng quy luật thì đó là nền tảng cơ bản để DN phát triển bền vững

3.2.2 Ảnh hưởng của môi trường bên trong DN

3.2.2.1 Lịch sử hình thành công ty cổ phần lắp máy xây dựng và TM Bắc Hà

Tên công ty: công ty cổ phần lắp máy xây dựng và thương mại Bắc Hà

Tên giao dịch bằng tiếng anh: Bac ha trading and installation construction jointstock company

Tên viết tắt: Bac ha tic.,jsc

Địa chỉ trụ sở chính: Xóm 7A – Xã Tam Hiệp – Thanh Trì – Hà Nội

Trang 31

Công ty Cổ phần lắp Máy Xây dựng và Thương Mại Bắc Hà sau khi thành lập

từ tháng 8/2005 đã không ngừng phát triển và đa dạng hóa ngành, nghề kinh doanh,từng bước chuyển dịch từ nhà thầu xây lắp sang lĩnh vực kinh doanh thương mại vàsản xuất vật liệu xây dựng, khẳng định vị thế của mình trên thị trường xây dựng trongnước cũng như các công trình liên doanh hợp tác xây dựng với nước ngoài

Công ty có một đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật lành nghề trongcác lĩnh vực: Lắp máy, điện nước và xây dựng, thiết bị thi công đồng bộ, hiện tại đủkhả năng hoàn thành mọi loại hình trong lĩnh vực xây lắp

Để duy trì vị thế của mình, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao trong lĩnh vực xâydựng của thời kỳ mới, công ty đã không ngừng nâng cao trình độ quản lý và xây lắp,

áp dụng những công nghệ tiên tiến của ngành xây dựng Việt Nam và nước ngoài.Năm 2008 công ty đã cử một số cán bộ đi tập huấn về IOS 9001: 2000 và hiện công tyđang quản lý các hoạt động SXKD dựa theo mô hình quản lý chất lượng của ISO

Trong thời gian vừa qua công ty đã tham gia xây dựng một số công trình côngnghiệp và dân dụng đã được chủ đầu tư và các đối tác đánh giá cao như: công trìnhbệnh viện Đa Khoa Tỉnh Phú Thọ, công trình xây dựng nhà chung cư CT1 – khu côngnghiệp Nam Thăng Long, hợp đồng giao nhận thầu xây lắp công trình: hệ thống điệnnhà máy Sơn Việt, hợp đồng lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy công ty cổ phầnthiết bị Việt Pháp…

Tuy nhiên, theo ông Trần Mạnh Trung tổng giám đốc công ty cho biết hiện tạicông ty còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc như: vấn đề thu hồi công nợ còn gặpnhiều khó khăn đè nặng nên vấn đề tài chính của công ty Nếu vấn đề trên được giảiquyết nhanh chóng thì công ty có nhiều cơ hội đầu tư trong các dự án mới, mở rộngquy mô SXKD

3.2.2.2 Chức năng,nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của

công cổ phần lắp máy xây dựng và TM Bắc Hà

a/ Chức năng, nhiệm vụ của công ty

Trang 32

Công ty cổ phần lắp máy xây dựng và TM Bắc Hà là DN chuyên về lĩnh vựcxây dựng, tư vấn thiết kế Các lĩnh vực hoạt động của công ty bao gồm:

Thiết kế công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật

Lập dự án đầu tư, xây dựng nhà ở, khu đô thị, khu công nghiệp, trườnghọc bệnh viện

Lắp đặt thiết bị cho các công trình xây dựng

Hoàn thiện các công trình xây dựng

Thi công xây dựng các công trình công cộng, dân dụng, công nghiệp,giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật, thông tin liên lạc, đường dây vàtrạm biến áp đến 35kw

Sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng, thiết bị máy móc dùng trong xâydựng

Mua bán vật tư thiết bị điện, nước, điện tử , công nghệ thông tin, cơ khí,phương tiện vận tải cơ giới, phụ tùng cơ giới phục vụ thi công xây lắpcông trình điện nước

 Lắp điện nước, thang máy, điều hòa không khí trung tâm và cục bộ, hệthống nóng lạnh, hệ thống xử lý độ ẩm không khí, hệ thống báo cháy, hệthống cấp nước cứu hỏa tự động

Lắp đặt hệ thống truyền thanh, thông tin, camera quan sát, thiết bị bảovệ

Sản xuất, mua bán, lắp ráp, bảo trì, bảo hành các thiết bị phụ kiện, thangmáy, thang cuốn, thiết bị nâng, thiết bị cơ điện lạnh, thiết bị tự độnghóa

Trong suốt quá trình hoạt động của mình, công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa

vụ với nhà nước, kinh doanh có hiệu quả, không ngừng nâng cao giá trị vốn của công

ty Đồng thời công ty luôn giữ uy tín với khách hàng đồng thời không ngừng đầu tưđầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển sản xuất, mở rộng quy mô, mởrộng hình thức kinh doanh, mở rộng địa bàn hoạt động trong phạm vi cả nước, đảmbảo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên

Ngày đăng: 23/11/2012, 16:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w