b/ Thách thức
4.1.2 Những hạn chế cần khắc phục
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật về công tác quản lý, tổ chức hoạt động SXKD, tổ chức công tác kế toán, quá trình hạch toán của phòng kế toán còn một số hạn chế nhất định trong việc tập hợp chi phí sản xuất, vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập cụ thể như sau:
Về công tác luân chuyển chứng từ: cuối tháng nhân viên của các đội mới tiến hành tập hợp chứng từ gửi về phòng kế toán mà không có sự xắp xếp, phân loại. Do đó công việc kế toán tập chung nhiều vào thời điểm cuối tháng trong khi thời điểm giữa tháng thì không nhiều, khối lượng công việc không được dàn đều trong tháng. Do đó việc tổng hợp và sử lý số liệu vào thời điểm cuối tháng làm cho việc lập báo cáo quản trị và báo cáo tài chính chậm trễ hơn. Sức ép về việc sử lý và cung cấp thông tin sẽ gây những sai sót trong quá trính sử lý của nhân viên kế toán.
Mặc dù có rất nhiều cố gắng trong việc luân chuyển chứng từ đối với các công trình ở xa , tuy nhiên có nhiều chứng từ phát sinh trong tháng này, kỳ này thì phải tháng sau, kỳ sau mới gửi nên được. Chính sự chậm trễ này làm cho các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm xây lắp giữa các tháng, các kỳ biến động, phản ánh không chính xác chi phí phát sinh giữa các tháng, các kỳ kế toán gây nên sự không đồng bộ, khối lượng công việc tập trung nhiều vào thời điểm cuối tháng.
Về tài khoản sử dụng: để hạch toán các khoản phải trả người lao động công ty sử dụng TK 334 mà không mở chi tiết điều này rất khó theo dõi các khoản phải trả người lao động trong biên chế và các khoản phải trả người lao động thuê ngoài
Về hạch toán chi phí sản xuất xây lắp:
Đối với việc hạch toán chi phí NVL trực tiếp: NVL là một trong những yếu tố đầu vào chiếm tỷ trọng lớn trong quá trình SXKD của DN và là mục tiêu để hạ giá thành sản phẩm xây lắp. Tuy nhiên vật liệu sử dụng cho thi công chủ yều mua và chuyển thẳng đến công trinh không qua kho, cuối kỳ mới gửi hóa đơn chứng tử về phòng kế toán. Từ hóa đơn chứng từ kế toán mới tiến hành định khoản và nhập số liệu vào máy. Thực tế thì số vật liệu cuối tháng còn lại tại các công trình chưa sử dụng hết cũng chiếm một tỷ trọng không nhỏ và các chi phí nguyên vật liệu này cũng được tính vào chi phí sản xuất công trình. Do vậy chi phí NVL trong kỳ chưa được phản ánh chính xác. Chi phí NVL thực tế phát sinh bao gồm giá trị vật liệu thực tế sử dụng trừ đi giá trị vật liệu còn lại.
Về CPNCTT : DN chưa tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất vào chi phí nhân công. Đồng thời hiện nay DN vẫn tiến hành trích các khoản theo lương( bao gồm BHXH, BHYT, KPCĐ) theo tỷ lệ 19 % mà không cập nhật thông tư 244
Về sổ kế toán: công ty không sử dụng các sổ nhật ký đặc biệt như: Sổ nhật ký chi tiền, nhật ký thu tiền điều này rất khó theo rõi luồng tiền ra vào của công ty.
Tuy công ty đã sử dụng phần mềm kế toán máy và đã mang lại nhiều thuận tiện trong công tác kế toán nói chung và công tác tập hợp chi phí nói riêng. Tuy nhiên còn một số phần hành chưa được hoàn thiện nên chưa phát huy hết tác dụng của kế
toán máy. Cụ thể là chương trình chưa cập nhật và quản lý tiền lương trên máy. Việc tính và phân bổ CPNCTT vẫn còn tính thủ công chưa được thực hiện trên phần mềm kế toán.
Về kết toán quản trị: DN mới chỉ tiến hành kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết mà chưa xác định rõ nội dung, mô hình kế toán quản trị trong lĩnh vực chi phí. Quá trình tập hợp và phân tích chi phí còn khá đơn giản, chủ yếu đáp ứng nhu cầu tính giá mà chưa tính đến nhu cầu kiểm tra, quản lý và kiểm soát chi phí. Đặc biệt trong các DNXL thì yếu tố chi phí thường chiếm tỷ trọng lớn cần được kiểm soát chặt chẽ nhằm nâng cao hiệu quả SXKD.
Trên đây là một số ý kiến nhận xét của cá nhân em về công tác hạch toán của DN nói chung và công tác hạch toán CPXL nói riêng. Do trình độ hiểu biết còn nhiều hạn chế, có những ý kiến đưa ra chưa xâu sắc, xác đáng và thực chính xác. Với suy nghĩ của riêng em, em cũng mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhận xét nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán nói chung và kế toán CPXL tại DN nói riêng.