Công tác hạch toán chi phí xây lắp * Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Một phần của tài liệu Kế toán xây lắp tại CTCP lắp máy xây dựng và thương mại Bắc Hà.doc (Trang 61 - 63)

b/ Thách thức

4.3.2 Công tác hạch toán chi phí xây lắp * Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

NVL là một trong những yếu tố đầu vào chiếm tỷ trọng lớn trong quá trình SXKD của DN và là mục tiêu để hạ giá thành sản phẩm xây lắp . Tuy nhiên số nguyên vật liệu cuối kỳ xuất dùng không hết vẫn được tính vào chi phí SXKD trong kỳ, do đó phản ánh không chính xác chi phí thực tế phát sinh. Kế toán công ty cần phải yêu cầu các nhân viên kế toán đội cuối tháng lập bảng kê số nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ. Từ đó góp phần phản ánh chính xác hơn chi phí nguyên vật liệu thực tế phát sinh trong kỳ.

Để lập bảng kê NVL còn lại cuối kỳ thì nhân viên kỹ thuật kết hợp với kế toán đội hoặc nhân viên thống kê tiến hành kiểm định xác định khối lượng nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ. Bảng kê được lập theo từng công trình, HMCT thiết kế theo mẫu

( Phụ lục 4.2)

Để lập bảng kê NVL còn lại cuối kỳ, đòi hỏi nhân viên thống kê và nhân viên kế tóan đội phải có kiến thức cơ bản về kế toán.

Chi phí NVL thực tế phát sinh bao gồm giá trị vật liệu thực tế sử dụng trừ đi giá trị vật liệu còn lại.

- Nếu số NVL được dùng tiếp kỳ sau, khi đó chi phí nguyên vật liệu kỳ sau được tính theo công thức:

* Về chi phí nhân công trực tiếp:

Công ty nên mở chi tiết TK334 thành 2 TK câp 2 theo QĐ 15/2006/BTC : TK 3341 : dùng để phản ánh tiền lương, phụ cấp phải trả công nhân viên thuộc biên chế.

TK3348 : dùng để phản ánh tiền lương phải trả cho công nhân thuê ngoài. Nhân viên kế toán công ty cần cập nhật thông tư 244 để tiến hành trích các khoản theo lương theo đúng quy định cụ thể như sau:

+ KPCĐ(3382): trích 2% lương DN chịu

+ BHXH(3383) : trích 22% trong đó người lao động chịu 6%, DN chịu 16% + BHYT(3384) : trích 4,5 % trong đó người lao động chịu 1%, DN chịu 3%

+ Bảo hiểm thất nghiệp( 3389) : trích 2% trong đó người lao động chịu 1%, DN chịu 1%.

Mặc dù tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất không nhiều nhưng công ty nên tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sử dụng TK 335- Chi phí phải trả để hạch toán, TK này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình để theo dõi chi tiết. Mức trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân xác định:

Tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép trong năm =

Tổng số tiền lương công nhân nghỉ phép theo kế hoạch năm

Tổng số tiền lương của công nhân theo kế hoạch năm

Số trích trước tiền lương nghỉ phép trong tháng =

Tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép trong

tháng x

Tiền lương của công nhân theo kế hoạch tháng - Khi tính số trích trước tiền lương nghỉ phép kế toán ghi:

Nợ TK 622: Chi phí NC trực tiếp. Có TK 335: Chi phí phải trả

Nợ TK 335: Chi phí phải trả

Có TK 334: phải trả người lao động

- Cuối niên độ kế toán, nếu số đã trích trước tiền lương nghỉ phép nhỏ hơn số tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh thì điều chỉnh tăng chi phí, kế toán ghi:

Nợ TK 622: Số chênh lệch tiền lương nghỉ phép đã trả> số đã trích

Có TK 335: Số chênh lệch tiền lương nghỉ phép đã trả> số đã trích - Nếu số đã trích trước tiền lương nghỉ phép lớn hơn số tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh thì điều chỉnh giảm chi phí, kế toán ghi:

Nợ TK 335: Số chênh lệch tiền lương nghỉ phép đã trả< số đã trích

Có TK 622: Số chênh lệch tiền lương nghỉ phép đã trả< số đã trích

Một phần của tài liệu Kế toán xây lắp tại CTCP lắp máy xây dựng và thương mại Bắc Hà.doc (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w