BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN ĐẠI VUI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ, NĂM 2021 i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN ĐẠI VUI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN NGỌC CHÂU THỪA THIÊN HUẾ, NĂM 2021 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung liên quan đến luận văn: “Quản lý nhà nước đối với hoạt động hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” là kết quả nghiên cứu của tôi có sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn. Thông tin trong luận văn được sử dụng từ nhiều nguồn khác nhau và đã có trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Đại Vui iii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn cùng tập thể các thầy, cô giáo của Phân viện Học viện Hành chính quốc gia tại Huế. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Nguyên Ngọc Châu và các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại Học viện. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Học viện, Thầy chủ nhiệm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng gửi lời cảm ơn tới Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Tài nguyên và Môi trường, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và Cục Thống Kê tỉnh và các cá nhân đã nhiệt tình cộng tác giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và cung cấp thông tin số liệu để hoàn thành luận văn này. Cuối cùng tôi chân thành cảm ơn lãnh đạo và anh em trong Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn này. Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy giáo, cô giáo, đồng chí, đồng nghiệp và những người quan tâm đến luận văn để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Đại Vui iv MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC XÃ 8 1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế hợp tác và hợp tác xã 8 1.1.1. Khái niệm hợp tác, kinh tế hợp tác và hợp tác xã 8 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của hợp tác xã 11 1.2. Quản lý nhà nước, quản lý nhà nước đối với hoạt động hợp tác xã 17 1.2.1. Khái niệm 17 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động hợp tác xã 19 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động hợp tác xã 25 1.3. Một số kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động hợp tác xã và bài học cho quản lý nhà nước đối với hoạt động hợp tác xã của Thừa Thiên Huế .... 27 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động hợp tác xã ở một số nước trên thế giới 27 1.3.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động hợp tác xã của một số địa phương trong nước 32 1.3.3. Bài học rút ra cho công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động hợp tác xã ở tỉnh Thừa Thiên Huế 36 Tiểu kết chương 1 38 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC XÃ TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 39 2.1. Tác động của đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên v Huế đến công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động hợp tác xã 39 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 39 2.1.2. Đặc điểm kiện kinh tế xã hội 47 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 50 2.2.1. Tình hình phát triển hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế . 50 2.2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động hợp tác xã ở Thừa Thiên Huế 56 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động hợp tác xã ở tỉnh Thừa Thiên Huế 70 2.3.1. Kết quả đạt được 70 2.3.2. Hạn chế 72 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế 74 Tiểu kết chương 2 78 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 79 ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN 79 TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2025 79 3.1. Các quan điểm, định hướng và mục tiêu tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 79 3.1.1. Quan điểm, định hướng của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã 79 3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế tập thể tại tỉnh Thừa Thiên Huế 80 3.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động hợp tác xã tại tỉnh Thừa Thiên Huế 82 3.2.1. Tăng cường công tác tuyên tuyền 82 3.2.2. Giải pháp về chính sách 83 3.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, xây dựng mô hình hợp tác xã hiệu quả và tổng kết mô hình 85 3.2.4. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hợp tác xã 87 3.2.5. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm toán đối với hợp tác xã 89 vi 3.2.6. Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc phát triển hợp tác xã 90 3.3. Kiến nghị 90 Tiểu kết chương 3 92 KẾT LUẬN 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 PHỤ LỤC 99 vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT STT KÝ HIỆU VIẾT TẮT NGUYÊN NGHĨA 1 LHHTX Liên hiệp hợp tác xã 2 KTTT Kinh tế tập thể 3 HTX Hợp tác xã 4 HTXNN Hợp tác xã nông nghiệp 5 NN PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn 6 Nxb Nhà xuất bản 7 SXKD Sản xuất kinh doanh 8 QLNN Quản lý nhà nước 9 XHCN Xã hội chủ nghĩa viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Dân số và nguồn lao động tỉnh Thừa Thiên Huế 99 Bảng 2: Tình hình sử dụng đất tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 20172019 100 Bảng 3. Tăng trưởng kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 20172019 .... 101 Bảng 4. Cơ cấu kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 2019 102 Bảng 5: Số lượng HTX trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn từ 2017 đến 2019 102 Bảng 6: Một số chỉ tiêu tình hình phát triển HTX trên địa bàn tỉnh giai đoạn 20172019 103 Bảng 7. Phân bố các loại hình HTX tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019 104 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (KTTT) mà nòng cốt là hợp tác xã (HTX) là chủ trương nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta. Chủ trương này được thể hiện trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong nhiều Nghị quyết của Đảng như Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa IX đã ban hành Nghị quyết Trung ương 5 về “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”; Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 56KLTW ngày 2122013 về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX. Từ năm 1996 đến 2012, Luật Hợp tác xã đã được ban hành và sửa đổi 3 lần cho phù hợp với thực tiễn phát triển sản xuất nông nghiệp và nông thôn; Nghị định số 1932013NĐCP ngày 21112013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012... Mục tiêu của nước ta đưa KTTT, HTX thoát khỏi tình trạng yếu kém, đẩy mạnh phát triển KTTT nói chung, HTX nói riêng và đóng góp ngày càng lớn hơn vào GDP của nền kinh tế. Thừa Thiên Huế là tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, dân số trung bình toàn tỉnh năm 2019 gần 1.130 nghìn người, trong đó tổng số lao động trong khu vực sản xuất nông lâm ngư nghiệp chiếm 27,6%. Tính đến cuối năm 2019, toàn tỉnh có 289 HTX, trong đó có 205 HTX nông nghiệp, 45 HTX công nghiệp tiểu thủ công nghiệp (CNTTCN), điện, xây dựng, môi trường, thương mại dịch vụ; 24 HTX giao thông vận tải, 07 Quỹ tín dụng nhân dân (Quỹ TDND), 08 HTX thuộc lĩnh vực khác. Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, trong những năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế luôn quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp, đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó, đặc biệt quan tâm củng cố, kiện toàn từng bước 2 nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các HTX trên địa bàn. HTX ngày càng có vai trò quan trọng đối với thành viên trong việc cung cấp vật tư đầu vào và dịch vụ; nhiều mô hình HTX hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, thực trạng phát triển HTX trong thời gian qua còn có nhiều tồn tại. Bên cạnh một số ít HTX hoạt động hiệu quả, mang lại lợi ích cho HTX và các thành viên, đóng góp tích cực vào phát triển nông lâm ngư nghiệp và ngành nghề nông thôn, nhiều HTX còn hoạt động yếu, kém hiệu quả; vai trò của các HTX chưa đáp ứng được như kỳ vọng, hoạt động còn gặp nhiều bất cập, khó khăn, vướng mắc chưa được giải quyết. Công tác quản lý nhà nước về HTX vẫn còn hạn chế; việc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực hợp tác xã còn chồng chéo giữa các Bộ, ngành, các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện. Có nơi chưa hiểu đúng về Luật Hợp tác xã và các văn bản khác có liên quan; chưa thống nhất trong nhận thức và chỉ đạo. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành chưa chặt chẽ và đồng bộ, chưa huy động sự vào cuộc và sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong xây dựng và phát triển HTX, nhất là trong việc thực hiện xây dựng mô hình HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực, có sức lan tỏa lớn và mang tính bền vững. Chính vì vậy, tìm ra những khó khăn, vướng mắc; chỉ rõ những nguyên nhân hạn chế, yếu kém, để từ đó đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp sát đúng với tình hình thực tiễn của địa phương nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để nâng cao vai trò hoạt động của các HTX trong tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh là yêu cầu khách quan cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Điều đó đòi hỏi cần thiết phải có sự nghiên cứu, hoàn thiện quản lý nhà nước đối với HTX trên địa bàn tỉnh. 3 Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Quản lý nhà nước đối với hoạt động Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” để nghiên cứu làm Luận văn Thạc sĩ quản lý công của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Từ khi Luật Hợp tác xã ra đời và triển khai thực hiện, đã có nhiều đề tài nghiên cứu thuộc các lĩnh vực liên quan HTX. Tuy nhiên, ở góc độ nghiên cứu quản lý nhà nước đối với HTX nói chung chưa có nhiều công trình nghiên cứu chính thức và chuyên sâu. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chưa có nội dung nghiên cứu, đánh giá đầy đủ tình hình quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nói chung. Một số công trình, đề tài nghiên cứu có liên quan đến quản lý nhà nước về HTX như: Quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay của TS.Thịnh Văn Khoa, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật (2018). Nội dung chính đề tài đề cập như: cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp; thực trạng quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam; phương hướng và giải quyết tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Đặng Thái Vũ Hiệp (2019), phát triển hợp tác xã nông nghiệp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Huế. Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua. Đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Cơ hội, thách thức và giải pháp phát triển kinh tế tập thể, Hợp tác xã trong thập kỷ mới, tham luận của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Diễn đàn kinh tế hợp tác, HTX năm 2020; 4 Chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể, Hợp tác xã khu vực Duyên hải Miền trung: Thực trạng và giải pháp (2020), của Ths. Nguyễn Văn Tiến, Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp và PTNT, Ban Kinh tế Trung ương; Tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành một số văn bản liên quan đến quản lý, phát triển HTX như: Kế hoạch số 47KHTU ngày 1982013 về triển khai thực hiện Kết luận số 56KLTW ngày 2122013 của Bộ Chính trị; Chỉ thị số 10CTTU ngày 1252016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 092018NQHĐND ngày 1272018 về quy định một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và Nghị quyết số 142018NQHĐND ngày 07122018 về cơ chế chính sách huy động nguồn lực hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng cho phát triển HTX nông, lâm, ngư, diêm nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 20162020; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 322016QĐUBND ngày 2352016 về việc ban hành Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 20162020; Quyết định số 522018QĐUBND ngày 2792018 về việc ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích Phát triển hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế... Tuy nhiên chưa có nội dung nghiên cứu, đánh giá đầy đủ tình hình quản lý nhà nước đối với các HTX nói chung trên địa bàn tỉnh từ khi Luật Hợp tác xã năm 2012 và các văn bản hướng dẫn liên quan được ban hành. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng QLNN đối với hoạt động của HTX trên địa bàn tỉnh để đề xuất định hướng và giải pháp nhằm tăng cường 5 QLNN đối với hoạt động của HTX trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động HTX. Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động HTX trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 20172019. Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động HTX trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề liên quan đến công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động HTX trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Về thời gian: Luận văn nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động HTX giai đoạn từ 20172019. Đề xuất giải pháp hoàn thiện cho giai đoạn đến năm 2025. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Quá trình nghiên cứu luận văn dựa vào phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin về duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; các quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về quản lý nhà nước đối với hoạt động của các HTX hiện nay. Lý luận về quản lý nhà nước về phát triển HTX trong nền kinh tế thị trường hiện đại như hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh, hiện đại hóa nông nghiệp, tái cơ cấu ngành nông nghiệp,... 5.2. Phương pháp nghiên cứu 6 5.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu, dữ liệu thứ cấp, thông tin từ các cơ quan, ban ngành có liên quan (UBND tỉnh, Cục Thống kê tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Liên minh HTX tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế.. 5.2.2. Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng phần mềm máy tính Excel để xử lý, tổng hợp số liệu. 5.2.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp Các tài liệu, số liệu sau khi được thống kê, xử lý sẽ được tiến hành tổng hợp, phân tích dựa trên các nội dung cần nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ỷ nghĩa lý luận Luận văn hệ thống hoá những vấn đề lý luận về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các HTX. Từ đó, góp phần làm rõ và bổ sung một số vấn đề lý luận cho khoa học quản lý về hoạt động HTX. 6.2. Ỷ nghĩa thực tiễn Luận văn khảo sát và đánh giá thực trạng, xác định được nguyên nhân khó khăn, hạn chế về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động HTX trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động HTX trên địa bàn tỉnh. Kết quả nghiên cứu này của luận văn có thể được các cơ quan có thẩm quyền sử dụng trong xây dựng các chính sách, kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động HTX ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng cũng như các tỉnh khác trên toàn quốc nói chung. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tỉnh Thừa Thiên Huế; cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên của Học viện Hành chính Quốc gia. 7 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương cụ thể như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với hoạt động hợp tác xã. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025. 8 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC XÃ 1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế hợp tác và hợp tác xã 1.1.1. Khái niệm hợp tác, kinh tế hợp tác và hợp tác xã Trong tiến trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, con người trải các hình thái kinh tế xã hội khác nhau và ở mỗi hình thái kinh tế xã hội đó sự phát triển của lực lượng sản xuất luôn đi cùng là một quan hệ sản xuất phù hợp. Chính vì vậy sự hợp tác giữa con người với con người với nhau trong quá trình sản xuất là một tất yếu khách quan xuất phát từ nhu cầu của sản xuất, từ nhu cầu của cuộc sống để nương tựa lẫn nhau, hỗ trợ nhau và bảo vệ nhau trong cuộc sống cũng như trong sản xuất. Bởi lẽ, thông qua hợp tác sức lực của các cá nhân sẽ được kết hợp lại lớn mạnh hơn để nhằm thực hiện các công việc mà mỗi cá nhân, đơn vị hoạt động riêng rẽ rất khó khăn mà thậm chí là không thể làm được. Chính vì vậy, cùng với tiến trình phát triển của xã hội loài người, quá trình phân công lao động và chuyên môn hoá trong sản xuất cả về chiều sâu lẫn bề rộng đã thúc đẩy quá trình hợp tác ngày càng tăng. Sự hợp tác không chỉ được giới hạn ở phạm vi vùng, quốc gia mà còn được mở rộng ra phạm vi toàn cầu. Một minh chứng cụ thể cho quá trình hợp tác tất yếu phải diễn ra trên phạm vi thế giới đó là quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của các quốc gia trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội...đã làm cho sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt không chỉ diễn ra ở phạm vi từng vùng, từng địa phương, từng quốc gia mà còn diễn ra trên phạm vi toàn cầu khiến cho các doanh nghiệp đều phải thay đổi chiến lược sản xuất kinh doanh của mình cho phù hợp với xu thế mới của thời đại. 9 Kinh tế hợp tác là một hình thức quan hệ kinh tế hợp tác tự nguyện, phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các chủ thể kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và lợi ích của mỗi thành viên 22. Trong nền kinh tế nước ta hiện đang tồn tại nhiều loại hình kinh tế hợp tác. Mỗi loại hình lại phả n ánh đặc điểm, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động tương ứng. Kinh tế hợp tác giản đơn là các tổ, hội, nhóm hợp tác được hình thành trên cơ sở tự nguyện của các chủ thể kinh tế độc lập và có mục đích, hoạt động kinh doanh giống nhau, nhằm cộng tác, trao đổi những kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Hợp tác xã (HTX) là một loại hình kinh tế hợp tác phát triển ở trình độ cao hơn loại hình kinh tế hợp tác giản đơn, có nhiều định nghĩa về HTX trên thế giới cũng như ở Việt Nam qua các thời kỳ. Trên thế giới: Liên minh Hợp tác xã quốc tế (ICA, 1995) định nghĩa: “Hợp tác xã là một hiệp hội độc lập gồm các cá nhân tự nguyện cùng tập hợp lại để đáp ứng những nguyện vọng và nhu cầu chung về kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua một hoạt động kinh doanh dựa trên vốn chủ sở hữu tập thể và quyền lực được thực thi một cách dân chủ”22. Định nghĩa này cho thấy: (i) HTX là tổ chức do các thành viên cùng sở hữu, cùng sử dụng sản phẩm, dịch vụ do HTX tạo ra. Nói cách khác, HTX là doanh nghiệp do thành viên của nó cùng là chủ sở hữu; (ii) HTX là tổ chức trong đó thành viên vừa là chủ sở hữu, vừa là người tham gia vào các hoạt động do HTX triển khai; (iii) Mục đích tối thượng của HTX không phải là tối đa hoá lợi nhuận, mà để đáp ứng tốt nhất nhu cầu và lợi ích của thành viên. Tổ chức lao động quốc tế (ILO) định nghĩa: “HTX là sự liên kết của những người đang gặp phải những khó khăn kinh tế giống nhau, tự nguyện liên kết nhau lại trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, sử dụng tài sản mà họ đã chuyển giao vào HTX phù hợp với các nhu cầu chung và giải quyết 10 những khó khăn đó chủ yếu bằng sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm bằng cách sử dụng các chức năng kinh doanh trong tổ chức hợp tác phục vụ cho lợi ích vật chất và tinh thần chung. Tại Thái Lan và Philippines, HTX được định nghĩa là tổ chức phi chính phủ; còn ở Pháp và Canada, HTX được định nghĩa là doanh nghiệp. ”22 Tại Việt Nam, Luật Hợp tác xã năm 1996 đã đưa ra định nghĩa về HTX như sau: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước”. 17 Điều 1, Luật Hợp tác xã năm 2003 đã đưa ra định nghĩa về HTX như sau: “Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể do cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia Hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước”. 17 Luật Hợp tác xã năm 2012, định nghĩa HTX như sau: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lân nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã”. 17 Khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (LHHTX) phát triển đến trình độ cao hơn thì sẽ hình thành các doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; doanh nghiệp của HTX, LHHTX hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Bản 11 chất hoạt động của HTX theo Luật Hợp tác xã năm 2012 phù hợp với định nghĩa, các giá trị và nguyên tắc HTX đã được Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Liên minh Hợp tác xã Thế giới (ICA) đề ra. Như vậy, HTX là sự phát triển ở trình độ cao hơn của kinh tế hợp tác mà được hình thành và nuôi dưỡng chính từ quá trình hợp tác trong sản xuất, trong kinh doanh, tuy nhiên ở đó mức độ gắn kết giữa các thành viên trong tổ chức có mối liên hệ chặt chẽ hơn, các quan hệ sở hữu, quan hệ phân phối được thiết lập hiệu quả hơn. 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của hợp tác xã Từ khi thành lập HTX đến thời kỳ đổi mới (từ 1957 1986). Từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến năm 1955, hưởng ứng lời kêu gọi kháng chiến kiến quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh phong trào kinh tế hợp tác được hình thành và phát triển ở nhiều vùng tự do và căn cứ địa cách mạng với các hình thức hợp tác chủ yếu là tổ vần công, tổ đổi công, tập đoàn sản xuất nông nghiệp. Cũng trong thời gian này Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá II tháng 8 năm 1955 đã đề ra chủ trương xây dựng thí điểm 06 HTXNN tại 06 tỉnh thành: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An. Tuy số lượng HTX còn ít, còn ở trình độ phát triển thấp nhưng đa số được hình thành trên cơ sở tự nguyện của nông dân, các HTX đã phù hợp với tâm tư nguyện vọng của người dân. Đa số các HTX đều đạt kết quả sản xuất cao, thu nhập của hộ xã viên năm sau cao hơn năm trước. Chính vì vậy, đến năm 1958 hầu hết các tỉnh thành đều tiến hành xây dựng thí điểm hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) chủ yếu bằng cách chuyển đổi từ tổ đổi công lên. Để tạo điều kiện cho các HTXNN phát triển đúng hướng, tháng 4 năm 1959, Hội nghị Trung ương lần thứ 16 khoá II đã chính thức quyết định đường lối, phương châm, chính sách hợp tác hoá nông nghiệp nhằm thúc đẩy phong trào hợp tác hoá. Điều lệ mẫu HTXNN bậc thấp 12 được Phủ Thủ tướng ban hành theo Thông tư số 449TTg ngày 17121959 với nội dung: Quyền sở hữu của xã viên về tư liệu sản xuất chủ yếu được thừa nhận, trả công trong HTX theo nguyên tắc làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít...Đến cuối năm 1960, miền Bắc đã đưa đại bộ phận nông dân vào HTX bậc thấp, quy mô nhỏ. Giai đoạn 1961 1975: Đây là giai đoạn củng cố, phát triển và hoàn thiện đưa các HTX bậc thấp lên bậc cao, mở rộng quy mô hợp tác theo mô hình tập thể hoá trên cơ sở cải tiến quản lý HTX, mở rộng lĩnh vực hoạt động sang kinh doanh đa dạng: sản xuất nông nghiệp, hoạt động tín dụng nông thôn, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp.Tuy nhiên chính trong giai đoạn này lại thể hiện rõ nét của sự không phù hợp của HTX bậc cao thể hiện ở quy mô với trình độ phát triển lực lượng sản xuất. Hội nghị Trung ương 11,12,15 (khoá III) đã có những quyết định chuyển hướng về tư tưởng, tổ chức chỉ đạo kinh tế, quốc phòng trong điều kiện nhà nước có chiến tranh. Chế độ ba khoán được cải tiến một bước nhưng vẫn mang nặng tính bình quân. Đối với nông nghiệp, quy mô HTX được mở rộng, công tác quản lý trong nội bộ HTX cũng được quan tâm cải tiến một bước. Đối với ngành thương mại, HTX tiếp tục được củng cố và phát triển cả về tổ chức, phạm vi hoạt động và quy mô kinh doanh. Tuy nhiên, tình trạng mất dân chủ, vi phạm các nguyên tắc quản lý lại xuất hiện nhiều hơn. Đứng trước tình thế đó Đảng ta chủ trương mở cuộc vận động tổ chức lại sản xuất, cải tiến quản lý từ cơ sở đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Cuộc vận động này được thực hiện từ đầu năm 1970 đến năm 1980. Cuộc vận động này đã tổ chức lại sản xuất, nhiều phong trào sản xuất được phát động, nhiều công trường thủ công được hình thành, máy móc thiết bị được trang bị, tăng cường cho cấp huyện và các HTX. Nguồn vốn đầu tư tăng đã tạo ra một số cơ sở vật chất và công trình phúc lợi mới cho HTX. Nhưng về cơ bản vẫn 13 không khắc phục được những mặt yếu kém của HTX mà càng làm phát sinh thêm những khó khăn mới. Năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất và cả nước bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng tháng 12 năm 1976 đã đề ra, ở miền Nam: Xoá bỏ triệt để quyền chiếm hữu phong kiến về ruộng đất, xây dựng kinh tế quốc doanh lớn mạnh nhanh chóng, chiếm ưu thế trong sản xuất và phân phối, còn ở miền Bắc tiếp tục mở rộng quy mô các HTXNN và tiến hành tổ chức lại sản xuất theo hướng tập trung, chuyên môn hoá và cơ giới hoá. Tuy nhiên, do rập khuôn và áp đặt mô hình HTX quy mô lớn của miền Bắc nên ngay từ đầu các tỉnh phía Nam đã thực hiện tập thể hoá tư liệu sản xuất một cách triệt để mà không tính đến công tác tổ chức quản lý. Chính vì vậy, các HTXNN trong giai đoạn này mang nặng tính chất của một tổ chức xã hội chứ không phải là một tổ chức kinh tế. Với phương thức tổ chức mà người nông dân bị tách rời đối tượng lao động và sản phẩm cuối cùng, do vậy động lực kinh tế bị triệt tiêu, biến người nông dân làm chủ thành người lao động phụ thuộc, HTX không còn là một đơn vị kinh tế tập thể như định hướng ban đầu. Hội nghị Trung ương 6 khoá IV tháng 9 năm 1979 đã ra Nghị quyết về những vẫn đề cấp bách về kinh tế xã hội, thông qua đó, nhiều HTX đã thực hiện khoán đến hộ xã viên, cho phép xã viên bỏ vốn, sức lao động đầu tư thâm canh trên diện tích đất được khoán và được bà con xã viên nhiệt tình ủng hộ. Ngày 13 tháng 1 năm 1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa V đã ra Chỉ thị 100CTTW khẳng định chủ trương áp dụng và mở rộng hình thức: “Khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động”. Từ khi thực hiện đường lối đổi mới đến trước khi có Luật Hợp tác xã 1986 1996. Tháng 12 năm 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đề 14 ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, trong đó tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp. Trên cơ sở đó, ngày 541988, Bộ chính trị đã ra Nghị quyết số 10NQTW về “đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” (thường gọi là khoán 10) đã xác định rõ HTX là một đơn vị kinh tế tự chủ, tự quản, hộ gia đình xã viên là đơn vị nhận khoán với HTX. Tiếp theo Nghị quyết 10, tháng 3 năm 1989, Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khoá VI đã tiếp tục khẳng định quan điểm đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là kinh tế HTX. Ngày 2031996, tại kỳ hợp thứ 9 Quốc hội khoá 9 đã thông qua Luật HTX, đây là bước tiến quan trọng và có tính chất bước ngoặt trong việc cải tiến phương thức quản lý, tổ chức và phát triển kinh tế HTX. Từ khi có Luật Hợp tác xã 1996 đến nay Sau khi Luật Hợp tác xã ban hành năm 1996 và có hiệu lực từ 01011997, đã tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của HTX trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình phát triển HTX đã diễn ra theo hai hình thức chủ yếu sau: chuyển đổi HTX kiểu cũ sang HTX kiểu mới và thành lập mới HTX mới. Đổi với những HTX chuyển đổi trên cơ sở của HTX cũ: Cách chuyển đổi này mang nặng tính hình thức, về cơ bản vẫn cơ sở vật chất đó, vẫn nhưng con người đó và họ vẫn mang nặng những tư tưởng cũ, cơ chế hoạt động cũ cho nên dù có tên gọi mới nhưng hiệu quả hoạt động mang lại không cao vẫn yếu kém, trì trệ. Đặc biệt đội ngũ cán bộ quản lý còn yếu về trình độ, thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu tâm huyết thực sự và đặc biệt là khả năng quản lý kinh tế, tài chính và sự vận động trong nền kinh tế thị trường kém chính vì vậy đã không tạo đà cho những bước nhảy cần thiết của hệ thống HTX trong thời kỳ này. 15 Do không đạt được lợi ích về mặt kinh tế, nên đa phần các HTX kiểu này trong thời kỳ này chưa tạo được sự gắn bó giữa các thành viên với HTX. Đối với những HTX thành lập mới: Đặc trưng của các HTX mới thành lập là chúng hoàn toàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện của các hộ nông dân. Các HTX mới được thành lập từ hai hướng: Thứ nhất là các HTX được thành lập trên nền tảng cơ sở các HTX cũ đã hoàn toàn tan rã. Thứ hai là một số tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả rõ rệt cán bộ quản lý có năng lực, năng động và nhạy bén với nền kinh tế thị trường và họ thấy cần phải lập một tổ chức kinh tế có một hành lang pháp lý cụ thể cho các hoạt động trong tổ chức của họ. Chính vì vậy, họ tự nguyện thành lập HTX. Quá trình thành lập các HTX mới tuân thủ đúng các nguyên tắc, điều kiện của Luật Hợp tác xã năm 1996. Xã viên tham gia hợp tác xã thực sự tự nguyện nên họ rất tích cực tham gia góp vốn, công sức vào các hoạt động của HTX. Do phát huy được sức mạnh tổng thể của đại đa số hộ nông dân vì vậy hình thức hoạt động của HTX cũng bước đầu được đa dạng hoá và quá trình hợp tác ở mức độ toàn diện hơn và hiệu quả kinh tế đã có những chuyển biến theo hướng tích cực, đem lại lợi ích thiết thực cho bà con xã viên. Từ khi Luật Hợp tác xã năm 1996 ra đời, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều đường lối, chủ trương, chính sách, Luật và văn bản dưới luật nhằm phát triển kinh tê tập thể nói chung, trong đó có HTX như: Ngày1832002, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã ra Nghị quyết số 13NQTW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Thực hiện Nghị quyết số 13 NQTW, Luật hợp tác xã bổ sung, sửa đổi đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26112003, tiếp đó Chính phủ đã ban hành Nghị định số 1772004NĐCP ngày 12102004 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hợp tác xã năm 2003, Nghị định số 772005NĐCP 16 ngày 0962005 về việc ban hành mẫu hướng dẫn xây dựng Điều lệ hợp tác xã, Nghị định số 872005NĐCP ngày 117 2005 về đăng ký kinh doanh hợp tác xã. Năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2016 2010 (Quyết định số 2722005QĐTTg ngày 31102005) và chỉ đạo xây dựng kế hoạch hàng năm. Ngày 1172005 Chính phủ ban hành Nghị định số 882005NĐCP về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã. Sau gần 10 năm thực hiện, Luật hợp tác xã năm 2003 đã đem lại một số kết quả, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, Luật Hợp tác xã năm 2003 cũng bộc lộ một số khó khăn, bất cập trong thực tiễn áp dụng dẫn đến tình trạng phát triển hợp tác xã nói chung diễn ra rất chậm, nhất là với các hợp tác xã nông nghiệp. Hợp tác xã chưa thoát ra khỏi yếu kém kéo dài, trình độ công nghệ lạc hậu, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý yếu, chất lượng, hiệu quả hoạt động nói chung thấp. Do vậy, Đảng, Nhà nước ta chủ trương sửa đổi, bổ sung Luật hợp tác xã năm 2003. Ngày 20112012, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua Luật hợp tác xã năm 2012 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 0172013. Luật Hợp tác xã năm 2012 đã chú trọng nhấn mạnh hơn về tính cộng đồng, hợp tác của HTX, nhất là các HTX nông nghiệp cần phải lấy mục tiêu phục vụ thành viên làm mục tiêu hoạt động chính của HTX; đồng thời làm rõ hơn về tài sản chung không chia của HTX... Để triển khai thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 1932013NĐCP ngày 21112013 quy định chi tiết một số điều của Luật hợp tác xã. Nội dung Nghị định số 1932013NĐCP đã cụ thể hóa 13 Điều trong Luật Hợp tác xã năm 2012 như những quy định chung, việc đăng ký, thành lập và giải thể HTX, LHHTX, những vấn đề về tài chính, tài sản của hợp tác xã; các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với các hợp tác xã trên 17 các mặt cụ thể: đào tạo, xúc tiến thương mại, khoa học công nghệ, hỗ trợ đầu tư hạ tầng, tín dụng, đất đai, hỗ trợ tổ chức lại hoạt động hợp tác xã...Ngày1512 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2261QĐTTg phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 20152020, trong đó nêu rõ mục tiêu của chương trình là để khuyến khích, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển hợp tác xã mới, tăng cường tính tự chủ, nâng cao hơn nữa vai trò của hợp tác xã đối với sự phát triển... Nội dung hỗ trợ đối với hợp tác xã gồm bồi dưỡng nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới, thành lập mới và tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã. Trong Quyết định số 2261QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ cũng có quy định riêng về chính sách ưu tiên, hỗ trợ đối với các hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và nguồn kinh phí, tổ chức thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 20152020 đối với các bộ, ngành, địa phương, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên. Ngày 2472015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 19CTTTg về việc đẩy mạnh triển khai thi hành Luật hợp tác xã, trong đó nêu rõ vai trò, nhiệm vụ của các Bộ, ngành và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam trong việc triển khai thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012 và nhiều văn bản liên quan khác. Nhờ vậy, kinh tế tập thể nói chung và HTX nói riêng thời gian qua đã có những bước phát triển khá, góp phần phát triển kinh tếxã hội của đất nước. 1.2. Quản lý nhà nước, quản lý nhà nước đối với hoạt động hợp tác xã 1.2.1. Khái niệm Quản lý là hoạt động tất yếu, khách quan, diễn ra ở mọi tổ chức, dù quy mô nhỏ hay lớn, có cấu trúc đơn giản hay phức tạp. Quản lý gắn liền với quá trình phát triển kinh tế xã hội, nên trên thực tế, có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý. Trong đó, có một cách tiếp cận được ủng hộ của nhiều người 18 đó là: Quản lý là sự tác động có định hướng và có tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bằng các phương thức nhất định để đạt tới những mục tiêu nhất định. 6. Theo đối tượng quản lý, các hoạt động quản lý có thể phân chia thành 3 nhóm chủ yếu: Quản lý giới vô sinh, quản lý giới sinh vật và quản lý xã hội. Quản lý xã hội với tư cách là quản lý các hoạt động của con người, giữa con người với nhau trong xã hội loài người là một bộ phận của quản lý chung. Trong hoạt động quản lý xã hội, có rất nhiều chủ thể tham gia: Các đảng phái chính trị, nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các hội nghề nghiệp ...trong đó, nhà nước giữa vai trò quan trọng. Nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị, công cụ quan trọng nhất để quản lý xã hội. Quản lý nhà nước (QLNN) là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện và tồn tại của nhà nước. Đó chính là hoạt động quản lý gắn với hệ thống các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước bộ phận quan trọng cảu quyền lực chính trị trong xã hội, có tính chất cưỡng chế đơn phương đối với xã hội. Quản lý nhà nước được hiểu trước hết là hoạt động của các cơ quan nhà nước thực thi quyền lực nhà nước. 6. Từ khái niệm quản lý và quản lý nhà nhà nước có thể hiểu quản lý nhà nước đối với hoạt động hợp tác xã chính là việc nhà nước dùng công cụ quyền lực để tác động có mục đích nhằm làm cho hoạt động của hợp tác xã hoạt động đúng bản chất, đúng định hướng của nhà nước, mang lại hiệu quả về kinh tế xã hội và phù hợp với thông lệ quốc tế. Chủ thể của quản lý nhà nước đối với hoạt động HTX là các cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức. Đối tượng của quản lý nhà nước đối với hoạt động HTX bao gồm tất cả các HTX trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. 19 Các công cụ của quản lý nhà nước đối với hoạt động HTX chủ yếu là pháp luật, chính sách, cơ chế, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Mục tiêu của quản lý nhà nước đối với hoạt động HTX là nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX. 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động hợp tác xã Đối với HTX, việc quản lý nhà nước đối với hoạt động HTX được quy định cụ thể trong Luật Hợp tác xã năm 1996, 2003 và 2012. Trong Luật Hợp tác xã năm 2012, tại Điều 59, 17 nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động HTX gồm: “1. Ban hành, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và văn bản pháp luật có liên quan. 2. Xây dựng bộ máy và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, chính sách hô trợ, ưu đãi đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. 3. Tổ chức và hướng dẫn đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. 4. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã của cá nhân và tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật. 5. Hợp tác quốc tế về phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.” Luật Hợp tác xã năm 2012 cũng nêu những qui định về trách nhiệm của các cơ quan QLNN (Điều 60, Điều 61) 17: Về thống nhất công tác quản lý nhà nước của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp; công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. Ngoài ra, công tác QLNN đối với hoạt động HTX được quy định qua các văn bản như Nghị đinh số 1932013NĐCP ngày 21112013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã, Nghị định số 1072017NĐCP ngày 1592017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 1932013NĐCP; Thông tư 032014TTBKHĐT ngày 2652014 của Bộ Kế 20 hoạch và Đầu tư về hướng dẫn về đăng ký HTX và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của HTX, Thông tư 072019TTBKHĐT ngày 0842019 sửa đổi một số điều của Thông tư 032014TTBKHĐT; Thông tư 062019TT BNNPTNT ngày 1972019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về quy định hoạt động đặc thù, chế độ báo cáo của HTXNN và trách nhiệm quản lý nhà nước các cấp đối với HTXNN... Theo quy định tại Nghị định 1932013NĐCP: 9 Điều 28 quy định trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: “1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy quản lý nhà nước về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã: a) Chủ trì nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và văn bản pháp luật có liên quan; b) Phổ biến, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và văn bản pháp luật có liên quan; c) Thống nhất tổ chức thực hiện việc đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên phạm vi toàn quốc; d) Thống nhất tiếp nhận và quản lý, báo cáo kết quả hoạt động hàng năm của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật; xây dựng hệ thống thông tin về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên phạm vi toàn quốc; đ) Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chủ trì việc tổng kết, xây dựng kế hoạch, chương trình, chính sách hô trợ, ưu đãi đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; 21 e) Thực hiện hoặc chỉ đạo thực hiện các mô hình thí điểm và nhân rộng các mô hình hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phát triển có hiệu quả; g) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về hợp tác xã đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; h) Xử lý và hướng dân xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, của cá nhân và tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật; giải quyết hoặc hướng dân giải quyết những vướng mắc trong việc thực hiện các quy định pháp luật về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; i) Chủ trì công tác hợp tác quốc tế về phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; k) Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, tổng kết việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; l) Phối hợp với cơ quan tài chính các cấp hướng dẫn và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ tài chính đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật; m) Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các thành viên Mặt trận tổ chức thi hành pháp luật về hợp tác xã. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng và phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; tham gia với cơ quan Nhà nước trong việc xây dựng chính sách và giám sát thi hành pháp luật về hợp tác xã; triển khai các chương trình, dự án phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.”” Trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ được quy định tại Điều 29: “1. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp tác xã, xây dựng chiến lược, chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. 22 2. Thực hiện chức năng quản lỷ nhà nước đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công. 3. Thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, tổ chức tham gia và thành lập hợp tác xã. 4. Thực hiện các chính sách hô trợ, ưu đãi đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình. 5. Tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế xã hội.” Trách nhiệm quản lý nhà nước về HTX của Ủy ban nhân dân các cấp được quy định tại Điều 30: “1. Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước về hợp tác xã trên địa bàn. 2. Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển hợp tác xã trên địa bàn. 3. Thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, tổ chức tham gia và thành lập hợp tác xã. 4. Ban hành các biện pháp, chính sách hô trợ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo thẩm quyền. 5. Tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế xã hội. 6. Phối hợp, hỗ trợ Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên ở các cấp, các tổ chức xã hội khác trong việc; Tổ chức thi hành pháp luật về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; triển khai các chương trình, dự án phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; khuyến khích thành viên của tổ chức mình tham gia hợp tác xã. ” 23 Đối với HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp ở các cấp, ngành nông nghiệp (tỉnh, huyện, xã) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể trách nhiệm quản lý nhà nước. Điều 5, Thông tư 062019TTBNNPTNT 7 quy định: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu thực hiện quản lý nhà nước đối với các hoạt động đặc thù của hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn và hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã triển khai thực hiện quản lý nhà nước đối với các hoạt động đặc thù của hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn”. Đồng thời Thông tư số 032014TTBKHĐT 8 và 072019TT BKHĐT quy định chế độ báo cáo về HTX như sau: Chế độ thông tin báo cáo của cơ quan đăng ký HTX: Định kỳ vào tuần thứ nhất của tháng cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp huyện tổng hợp, báo cáo kết quả đăng ký hợp tác xã của tháng trước trên địa bàn huyện theo mẫu quy định gửi cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp tỉnh; định kỳ vào tuần thứ nhất của quý, cơ quan đăng ký HTX cấp tỉnh báo cáo tổng hợp kết quả đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã của quý trước trên địa bàn tỉnh theo mẫu quy định gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Chế độ báo cáo về tình hình hoạt động của HTX: Chậm nhất vào ngày 15 tháng 01 hàng năm, HTX báo cáo trung thực, đầy đủ, chính xác bằng văn bản tình hình hoạt động của HTX của năm trước đó với cơ quan đăng ký HTX theo mẫu quy định; chậm nhất vào ngày 28 tháng 02 hàng năm, cơ quan đăng ký HTX cấp huyện tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động của HTX của năm trước đó trên địa bàn huyện theo mẫu quy định gửi cơ quan đăng ký HTX cấp tỉnh; chậm nhất vào ngày 31 tháng 03 hàng năm, cơ quan đăng ký HTX cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động của HTX, LHHTX của năm trước đó trên địa bàn tỉnh theo mẫu quy định gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 24 Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn chế độ báo cáo đối với HTXNN tại Thông tư 062019TTBNNPTNT như sau: HTX NN gửi báo cáo cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Phòng Kinh tế) và cơ quan đăng ký HTX cấp huyện nơi đặt trụ sở chính; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Phòng Kinh tế) tổng hợp báo cáo hàng năm về hoạt động đặc thù của HTXNN (theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 06) gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp báo cáo hàng năm về hoạt động đặc thù của HTXNN, liên hiệp HTXNN gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Như vậy ngoài chịu sự quản lý của cơ quan đăng ký HTX (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Tài chínhKế hoạch cấp huyện), về công tác QLNN chuyên môn đối với HTXNN chủ yếu từ ngành nông nghiệp ở địa phương là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế cấp huyện. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ cho Chi cục Phát triển nông thôn, trong đó có Phòng Kinh tế hợp tác và Trang trại tham mưu nhiệm vụ này. Cụ thể như: Rà soát, sắp xếp bộ máy quản lý Nhà nước chuyên ngành về kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn từ tỉnh đến xã, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của phát triển kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản. Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra về thi hành Luật Hợp tác xã, các chính sách đối với phát triển kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản. Tổng kết, xây dựng và phổ biến mô hình hợp tác xã và tổ hợp tác nông nghiệp thủy sản. Xây dựng Chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân lực cho HTXNN, thủy sản; tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp 25 tác quốc tế về phát triển HTX nông nghiệp, thủy sản. Xây dựng các chính sách khuyến khích, ưu đãi tạo điều kiện để HTXNN phát triển phù hợp với điều kiện của tỉnh. Nhằm hỗ trợ để khơi dậy ý thức tự lực vươn lên, không tạo ra sự trông chờ, ỷ lại nhà nước. Gắn việc củng cố, phát triển HTXNN kiểu mới với chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện chủ trương của Đảng, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân... 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động hợp tác xã 1.2.3.1. Yếu tố con người Con người là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý nhà nước. Cùng một thể chế, một chính sách, một quy định nhưng tùy theo khả năng của mỗi nhà quản lý mà cho ra những kết quả khác nhau. Vì vậy, yếu tố con người tác động và ảnh hưởng đến công tác quản lý. Năng lực, trình độ của người quản lý để ra những quyết định đúng đắn, những phương pháp, giải pháp tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với HTX một cách hiệu quả. Năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước đối với HTX có vai trò quan trọng trong việc đưa ra các chủ trương, chính sách, phù hợp với tình hình đặc điểm của từng giai đoạn, từng thời kỳ của đất nước, của tỉnh. Nhất là việc triển khai, vận dụng chính sách, đưa những chủ trương, chính sách vào thực tế cuộc sống, giúp HTX ngày càng phát triển. Đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành HTX là những chủ thể quyết định hướng đi của HTX, có vai trò quan trọng trong việc xây dựng HTX phát triển phù hợp với thực tế nhất là việc xây dựng các phương án sản xuất, kinh doanh của HTX. 26 1.2.3.2. Yếu tố chính trị Với mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, đường lối, định hướng của Đảng tác động vào sự phát triển của đất nước khác nhau, trong đó kinh tế tập thể. Nhân tố chính trị định hướng những mục tiêu, chính sách pháp luật của Nhà nước. Qua đó, quá trình phát triển H
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ / / HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN ĐẠI VUI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ, NĂM 2021 i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ / / HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN ĐẠI VUI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CƠNG Chun ngành: Quản lý cơng Mã số: 34 04 03 THỪA THIÊN HUẾ, NĂM 2021 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung liên quan đến luận văn: “Quản lý nhà nước hoạt động hợp tác xã địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” kết nghiên cứu tơi có giúp đỡ thầy giáo hướng dẫn Thông tin luận văn sử dụng từ nhiều nguồn khác có trích dẫn nguồn gốc rõ ràng Các số liệu kết nghiên cứu luận văn trung thực chưa sử dụng để bảo vệ học vị Các thơng tin trích dẫn luận văn rõ nguồn gốc TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Đại Vui iii LỜI CẢM ƠN Trong q trình thực luận văn này, tơi nhận giúp đỡ tận tình thầy giáo hướng dẫn tập thể thầy, cô giáo Phân viện Học viện Hành quốc gia Huế Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS Nguyên Ngọc Châu thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy giúp đỡ tơi suốt q trình học tập, nghiên cứu Học viện Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Học viện, Thầy chủ nhiệm tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tơi hồn thành luận văn Tôi gửi lời cảm ơn tới Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Nông nghiệp PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Tài nguyên Môi trường, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Cục Thống Kê tỉnh cá nhân nhiệt tình cộng tác giúp đỡ tơi q trình nghiên cứu cung cấp thơng tin số liệu để hồn thành luận văn Cuối chân thành cảm ơn lãnh đạo anh em Sở Kế hoạch Đầu tư với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp tạo điều kiện giúp đỡ, động viên suốt q trình nghiên cứu hồn thành luận văn Mặc dù thân cố gắng luận văn không tránh khỏi khiếm khuyết, mong nhận góp ý chân thành q thầy giáo, giáo, đồng chí, đồng nghiệp người quan tâm đến luận văn để luận văn hoàn thiện Xin chân thành cảm ơn! TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Đại Vui iv MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG MỞ ĐẦU CHƯƠNG NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC XÃ 1.1 Cơ sở lý luận kinh tế hợp tác hợp tác xã 1.1.1 Khái niệm hợp tác, kinh tế hợp tác hợp tác xã 1.1.2 Lịch sử hình thành phát triển hợp tác xã 11 1.2 Quản lý nhà nước, quản lý nhà nước hoạt động hợp tác xã 17 1.2.1 Khái niệm .17 1.2.2 Nội dung quản lý nhà nước hoạt động hợp tác xã 19 1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước hoạt động hợp tác xã 25 1.3 Một số kinh nghiệm quản lý nhà nước hoạt động hợp tác xã học cho quản lý nhà nước hoạt động hợp tác xã Thừa Thiên Huế 27 1.3.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước hoạt động hợp tác xã số nước giới 27 1.3.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước hoạt động hợp tác xã số địa phương nước 32 1.3.3 Bài học rút cho công tác quản lý nhà nước hoạt động hợp tác xã tỉnh Thừa Thiên Huế 36 Tiểu kết chương 38 CHƯƠNG THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC XÃ TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .39 v Huế đến công tác quản lý nhà nước hoạt động hợp tác xã 39 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 39 2.1.2 Đặc điểm kiện kinh tế - xã hội .47 2.2 Thực trạng quản lý nhà nước hoạt động hợp tác xã địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 50 2.2.1 Tình hình phát triển hợp tác xã địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 50 2.2.2 Phân tích thực trạng quản lý nhà nước hoạt động hợp tác xã Thừa Thiên Huế 56 2.3 Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước hoạt động hợp tác xã tỉnh Thừa Thiên Huế 70 2.3.1 Kết đạt 70 2.3.2 Hạn chế 72 2.4.3 Nguyên nhân hạn chế 74 Tiểu kết chương 78 CHƯƠNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 79 ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN 79 TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2025 79 3.1 Các quan điểm, định hướng mục tiêu tăng cường quản lý nhà nước hoạt động hợp tác xã địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 79 3.1.1 Quan điểm, định hướng Đảng, Nhà nước phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã 79 3.1.2 Định hướng phát triển kinh tế tập thể tỉnh Thừa Thiên Huế 80 3.2 Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước hoạt động hợp tác xã tỉnh Thừa Thiên Huế .82 3.2.1 Tăng cường công tác tuyên tuyền 82 3.2.2 Giải pháp sách 83 3.2.3 Nâng cao hiệu hoạt động hợp tác xã, xây dựng mơ hình hợp tác xã hiệu tổng kết mơ hình 85 3.2.4 Kiện toàn tổ chức máy quản lý nhà nước hợp tác xã 87 3.2.5 Tăng cường kiểm tra, tra, kiểm toán hợp tác xã 89 vi vii MỤC CÁCtếKÝ HIỆU VIẾT TẮT 3.2.6 TăngDANH cường hợp tác quốc việc phát triển hợp tác xã .90 3.3 Kiến nghị 90 Tiểu kết chương 92 KẾT LUẬN 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 PHỤ LỤC .99 STT KÝ HIỆU VIẾT TẮT NGUYÊN NGHĨA LHHTX Liên hiệp hợp tác xã KTTT Kinh tế tập thể HTX Hợp tác xã HTXNN Hợp tác xã nông nghiệp NN & PTNT Nông nghiệp phát triển nông thôn Nxb Nhà xuất SXKD Sản xuất kinh doanh QLNN Quản lý nhà nước XHCN Xã hội chủ nghĩa viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Dân số nguồn lao động tỉnh Thừa Thiên Huế 99 Bảng 2: Tình hình sử dụng đất tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2019 100 Bảng Tăng trưởng kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2019 101 Bảng Cơ cấu kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 - 2019 102 Bảng 5: Số lượng HTX địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn từ 2017 đến 2019 102 Bảng 6: Một số tiêu tình hình phát triển HTX địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2019 103 Bảng Phân bố loại hình HTX tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019 104 90 3.2.6 Tăng cường hợp tác quốc tế việc phát triển hợp tác xã Đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế sở bám sát quan điểm, đường lối sách Đảng, Nhà nước công tác đối ngoại, chủ động thiết lập quan hệ song phương, đa phương với tổ chức quốc tế, tổ chức HTX nước tổ chức có liên quan theo hướng đa dạng, phù hợp Các sở, ngành, địa phương, Liên minh HTX tỉnh đồn thể, hội, hiệp hội chủ động tìm kiếm, phối hợp với đối tác, tổ chức tài trợ nước để hỗ trợ HTX trình nâng cao lực hoạt động HTX; tranh thủ hỗ trợ, giúp đỡ Bộ, ngành, Liên minh HTX Việt Nam tổ chức đại diện HTX nước để huy động nguồn lực nhằm thúc đẩy phát triển KTTT 3.3 Kiến nghị * Đối với Trung ương: - Đề nghị Bộ, Ngành ban hành đồng bộ, đầy đủ văn hướng dẫn sách hỗ trợ, ưu đãi HTX, đồng thời ưu tiên bố trí nguồn vốn để thực - Bộ Tài chủ trì, phối hợp với quan liên quan tham mưu việc ban hành hướng dẫn sách tiếp cận vốn quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã theo quy định Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012, đặc biệt nội dung bảo lãnh tín dụng để tạo điều kiện cho hợp tác xã nông nghiệp tiếp cận vay vốn; hướng dẫn việc kiểm toán HTX theo quy định Khoản Điều 61 Luật Hợp tác xã năm 2012; hướng dẫn xử lý tài sản không chia HTX sau giải thể chuyển đổi sang hình thức khác; đề xuất ban hành quy định sách bảo hiểm nơng nghiệp HTXNN Tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định thành lập, tổ chức hoạt động Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã 91 - Ban hành chế sách cụ thể xúc tiến thương mại công nghệ HTX phù hợp với quy định Điều Luật Hợp tác xã năm 2012; Có sách linh hoạt đóng BHXH HTX - Đào tạo, bồi dưỡng có sách ưu đãi cho cán bộ, bảo đảm nâng cao chất lượng sử dụng hiệu nguồn nhân lực phát triển kinh tế tập thể Đưa nội dung phát triển kinh tế hợp tác, HTX vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng trường trị, đại học công lập Đổi nâng cao chất lượng sở đào tạo, bồi dưỡng cán quản lý, điều hành HTX * Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế: - UBND tỉnh cần tiếp tục rà sốt, sửa đổi, hồn thiện liên quan hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, kinh tế HTX ban hành - UBND tỉnh cần xây dựng ban hành Chương trình hỗ trợ khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025 địa bàn tỉnh; UBND tỉnh cần đẩy mạnh sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chuyển giao khoa học công nghệ, vốn, thông tin thị trường cho HTX, tăng cường vai trò Liên minh HTX tỉnh việc hỗ trợ HTX - UBND tỉnh cần ban hành văn quy định quản lý nhà nước hoạt động đặc thù HTX NN địa bàn tỉnh hướng dẫn UBND cấp huyện, xã triển khai thực QLNN hoạt động đặc thù HTX nông nghiệp địa bàn theo quy định Điều 5, Thông tư 06/2019/TTBNNPTNT; UBND tỉnh ban hành quy chế phối hợp quản lý nhà nước HTX, tổ hợp tác, quỹ tín dụng nhân dân địa bàn tỉnh - Sớm thành lập quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh - UBND tỉnh cần sớm thực việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích chưa cấp HTX; tạo điều kiện thuận lợi việc cấp đất cho HTX xây dựng trụ sở HTX chưa có trụ sở, mở rộng sản xuất kinh doanh theo quy định pháp luật 92 Tiểu kết chương Trong chương 3, luận văn đưa giải pháp việc tăng cường quản lý nhà nước HTX tỉnh Thừa Thiên Huế, nêu quan điểm, định hướng phát triển kinh tế tập thể giai đoạn đến 2025 Chương đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quản lý nhà nước hoạt động HTX tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian tới, việc đẩy mạnh cơng tác tun truyền, hồn thiện hệ thống sách hỗ trợ HTX, nâng cao lực cho HTX, kiện toàn tổ chức máy quản lý nhà nước hợp tác xã giải pháp chính; đồng thời có kiến nghị nhằm tăng cường quản lý nhà nước hoạt động HTX tỉnh Thừa Thiên Huế 93 KẾT LUẬN Kinh tế tập thể mà nòng cốt hợp tác xã thành phần kinh tế quan trọng, tảng vững kinh tế quốc dân Phát triển kinh tế tập thể trở thành chủ trương xuyên suốt quán Đảng, Nhà nước Ngoài mục tiêu kinh tế, hợp tác nước ta thực mục tiêu xã hội quan trọng Thành lập hoạt động theo Luật Hợp tác xã, HTX tổ chức kinh tế tập thể thành viên có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập để phát huy sức mạnh tập thể thành viên tham gia HTX, giúp thực có hiệu hoạt động sản xuất, kinh doanh nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế-xã hội đất nước Phát triển HTX q trình địi hỏi vào cấp, ngành hệ thống trị Trong đó, nâng cao hiệu quản lý nhà nước HTX nhân tố quan góp phần thực thắng lợi Nghị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Nghị Đại hội Đại biểu đảng tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV đề Sau chuyển đổi phát triển theo Luật Hợp tác xã năm 2012, HTX tỉnh Thừa Thiên Huế chuyển đổi có bước phát triển định số lượng chất lượng Những kết khởi sắc bước đầu tạo nhận thức đại phận người dân cán hình thức, nội dung vai trị mơ hình HTX Tuy nhiên, q trình phát triển HTX địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian qua chậm, chưa tương xứng với yêu cầu phát triển sức sản xuất; phận HTX chuyển đổi cịn mang tính hình thức, chưa có chuyển biến nhiều nội dung hoạt động Công tác quản lý nhà nước hoạt động HTX địa bàn tỉnh thời gian qua có nhiều tiến bộ, tổ chức tuyên truyền, học tập, quán triệt, kế hoạch triển khai Nghị quyết, chủ trương Đảng, pháp luật Nhà nước KTTT, HTX đến cấp, ngành, địa phương Ngồi sách 94 Trung ương, tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành quy định số sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển Hợp tác xã địa bàn tỉnh Bước đầu triển khai có hiệu sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX Bộ máy hoạt động quản lý nhà nước kinh tế tập thể, hợp tác xã thiết lập, củng cố, bước đầu cải thiện dần bước đảm nhận chức Tuy đạt số thành tựu định, nhìn chung cơng tác QLNN hoạt động HTX địa bàn nhiều bất cập, chưa hiệu quả, số nơi thể can thiệp sâu cấp quyền, có nơi bng lỏng quản lý, chưa thực đầy đủ nội dung QLNN hoạt động HTX theo quy định pháp luật Công tác tổ chức thực tham mưu ban hành chế sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển KTT, HTX chưa kịp thời, thiếu đồng Tổ chức máy QLNN HTX chưa hoàn chỉnh, chồng chéo; thiếu phối hợp chặt chẽ Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp, tổ chức trị, đồn thể hệ thống trị quan QLNN việc đạo, hỗ trợ phát triển HTX Trên sở nhận thức QLNN hoạt động HTX, luận văn đánh giá tình hình hoạt động HTX tỉnh Thừa Thiên Huế việc QLNN hoạt động HTX tỉnh Thừa Thiên Huế Trong đó, nêu kết đạt được, mặt hạn chế với nguyên nhân chủ quan khách quan việc QLNN hoạt động HTX địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2019 Luận văn đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác QLNN hoạt động HTX tỉnh Thừa Thiên Huế Luận văn đưa số kiến nghị với Trung ương UBND tỉnh nhằm hồn thiện cơng tác QLNN hoạt động HTX tồn quốc nói chung địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO 10 Ban chấp hành Trung ương Đảng, năm 2013, Báo cáo tổng kết 10 năm thực Nghị Trung ương (Khóa IX) Về tiếp tục đổi nâng cao hiệu kinh tế tập thể” Ban chấp hành Trung ương Đảng Bộ Chính trị, ngày 21 tháng 02 năm 2013, Kết luận số 56-KL/TW, Về đẩy mạnh thực Nghị Trung ương khóa IX tiếp tục đổi mới, phát triển nâng cao hiệu kinh tế tập thể Bộ Kế hoạch đầu tư (2016), Một số văn quy phạm pháp luật chủ yếu Hợp tác xã, NXB Đại học quốc gia Hà Nội Bộ Kế hoạch đầu tư (2020), Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2030 Bộ Kế hoạch đầu tư (2020), Sách trắng HTX Việt Nam năm 2020, NXB Thống kê Bộ Nội vụ, Học Viện Hành Quốc gia (2017), Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính, NXB Bách khoa, Hà Nội Bộ Nơng nghiệp Phát triển nông thôn (2017), Thông tư số 09/2017/TTBNNPTNT ngày 17 tháng năm 2017, Hướng dẫn phân loại; tiêu chí, phương pháp trình tự đánh giá; xếp loại hợp tác xã có hoạt động lĩnh vực nơng nghiệp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư (2014), Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT ngày 26/5/2014 Bộ trưởng Bộ kế hoạch Đầu tư hướng dẫn việc đăng ký kinh doanh HTX chế độ báo cáo tình hình hoạt động HTX Chính phủ Việt Nam (2013), Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 Chính phủ Quy định chi tiết số điều Luật hợp tác xã Nghị định 107/2017/NĐ-CP ngày 15/9/2017 sửa đổi, bổ sung số điều Nghị định 193/2013/NĐ-CP Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2014, 2015, 2017, 2019), Quyết định 96 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 thành lập kiện toàn Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể tỉnh Thừa Thiên Huế số: 1425/QĐ-UBND ngày 08/07/2014, 721/QĐ-UBND ngày 20/04/2015, 253/QĐ-UBND ngày 09/02/2017 số 353 /QĐ-UBND ngày 11/02/2019 Cục thống kê Tỉnh Thừa Thiên Huế, Niên giám thống kê 2016 - 2019, Nxb Thống kê, Thừa Thiên Huế Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2018), Nghị số 09/2018/NQHĐND ngày 12/7/2018 quy định số sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Nghị số 14/2018/NQ-HĐND ngày 07/12/2018 chế sách huy động nguồn lực hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng cho phát triển HTX nông, lâm, ngư, diêm nghiệp địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020; Liên minh HTX tỉnh Thừa Thiên Huế (2017-2019), Báo cáo phát triển kinh tế tập thể, kinh tế HTX từ năm 2017-2019 Liên minh HTX tỉnh Thừa Thiên Huế; Liên minh HTX Việt Nam (2016), Những HTX kiểu điển hình giai đoạn 2014-2016, NXB Chính trị quốc gia thật Liên minh HTX Việt Nam (2016), Phát triển kinh tế tập thể 30 năm đổi Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia thật Nguyễn Văn Đồn (2019), Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2030, Tạp chí Kinh tế Dự báo Quốc hội nước cộng hoà XHCN Việt Nam (1996-2012), Luật Hợp tác xã, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sở KHĐT tỉnh Thừa Thiên Huế (2017-2019), Báo cáo kế hoạch kinh tế - xã hội từ năm 2017-2019 Sở KHĐT tỉnh Thừa Thiên Huế; Sở NN PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế (2017-2019), Báo cáo phát triển kinh tế tập thể, kinh tế HTX từ năm 2017-2019 Sở NN PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế; Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế (2017-2019), Báo cáo 97 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 thống kê, kiểm kê định kỳ diện tích đất đai; Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế (2018), Báo cáo điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Thừa Thiên Huế Tài liệu từ Internet qua website (http://www.gso.gov.vn/; http://vi.wikipedia.org/; https://www.ica.coop/ Thủ tướng Chính phủ Việt Nam (2014), Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020 Thủ tướng Chính phủ Việt Nam (2015), Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/7/2015 Thủ tướng Chính phủ việc đẩy mạnh triển khai thi hành Luật Hợp tác xã Thủ tướng Chính phủ Việt Nam (2018), Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 phê duyệt đề án phát triển 15.000 HTX, LH HTX nơng nghiệp hoạt động có hiệu đến năm 2020 Thủ tướng Chính phủ Việt Nam (2020), Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 Thủ tướng Chính phủ việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025 Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế (2013), Kế hoạch số 47-KH/TU ngày 19/8/2013 triển khai thực Kết luận số 56/KL-TW ngày 21/2/2013 Bộ Chính trị; Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế (2016), Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 12/5/2016 Ban Thường vụ Tỉnh ủy việc tiếp tục đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu kinh tế tập thể; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2017-2019), Báo cáo phát triển kinh tế tập thể, kinh tế HTX từ năm 2017-2019 UBND tỉnh Thừa Thiên Huế; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2020), Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2021-2025 tỉnh Thừa Thiên Huế; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2016), Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND ngày 23/5/2016 việc ban hành Quy định số sách khuyến khích 98 99 32 33 34 phát triển sản xuất nông nghiệp thực tái cấu ngành nông nghiệp tỉnh PHỤ LỤC Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020; Bảng DânThiên số Huế nguồn lao động Thiên Huế UBND tỉnh1:Thừa (2018), Quyếttỉnh địnhThừa số 52/2018/QĐ-UBND ngày 27/9/2018 việc ban hành Quy định số sách hỗ trợ, khuyến khích Phát triển hợp tác xã địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Quyết định số 13/2018/QĐ-UBND ngày 09/02/2018 quy định số sách hỗ trợ thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 - 2020 UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2019), Quyết định số 138/QĐ-UBND ngày 19/01/2019 việc phê duyệt Đề án Đổi nâng cao hiệu hoạt động hợp tác xã nông nghiệp theo kiểu giai đoạn 2018-2020 Văn kiện Đại hội Đảng Tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV T Chỉ tiêu T1 Dân số trung bình Lao động từ 15 tuổi trở lên Tỷ lệ dân số lao động từ 15 tuổi trợ lên so với dân số LĐ làm việc ĐVT nghìn người nghìn người Năm Năm Năm 2017 1.123,357 2018 1.125,462 2019 1.129,505 615,85 614,98 % 54,823 54,643 nghìn người kinh tế nghìn Phân theo địa bàn người nghìn Thành thị người nghìn Nơng thơn Phân theo khu vực người nghìn người kinh tế 602,43 604,66 Nơng, lâm nghiệp nghìn người thuỷ sản Cơng nghiệp xây nghìn người dựng nghìn Dịch vụ người Cơ cấu lao động theo % khu vực kinh tế Nông, lâm nghiệp thuỷ sản % 620,95 54,97 597,46 2 2 602,43 291,14 311,29 602,43 604,66 297,17 307,48 604,66 597,46 309,58 287,88 169,70 157,15 135,71 142,23 145,59 290,49 28,2 172,93 301,91 100,0 597,46 288,81 100,0 100,0 26, 22, Công nghiệp xây dựng Dịch vụ Tỷ lệ lao động kinh tế so dân số trung bình Tỷ lệ lao động đào tạo nghề Năng suất lao động 28, % 23,6 24,1 % 48,2 49,9 % 53,6 53,7 % 60 62 64 71,537 79,177 88,45 triệu đồng/ 48, 52, 9 T Chỉ tiêu T (giá hành) Nông, lâm nghiệp thuỷ sản Công nghiệp xây dựng Dịch vụ T T Năm Năm ĐVT 2018 người/năm 2017 triệu đồng/ 100 9,944 9,320 người/năm triệu đồng/ 24,47 21,788 người/năm triệu đồng/ 38,18 34,392 người/năm Năm 2019 10,04 28,14 42,84 Giai đoạn Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 20172019 502.629, 502.629, 494.710, (Nguồn: Niên giám Thừa Thiên Huế 2019) 47 46 97 Thống kê7.918,50 411.518, 411.264, 401.785, -9.732,70 Đất nông nghiệp 52 81 82 Đất sản xuất nông 69.685, 69.586, 68.566, nghiệp 89 18 74 1.119,15 Đất trồng hàng năm 42.816, 42.749, 41.865, -950,87 57 14 70 Bảng 2.2: Tình hình sử dụng đất tỉnh Thừa Thiên Huế Đất trồng lâu năm 26.869, 26.837, 26.701, -168,28 giai đoạn 2017-2019 32 04 04 Đất lâm nghiệp có rừng 334.707, 334.532, 326.134, ĐVT: Ha 83 43 92 8.572,91 6.039, 6.030, 6.102, Đất nuôi trồng thuỷ sản 62,50 70 14 20 1.085, 1.116, Đất nông nghiệp khác 981,96 -103,14 10 06 83.678, 83.855, 86.804, Đất phi nông nghiệp 3.126,39 01 27 40 7.432, 7.509, 6.120, Đất chưa sử dụng -1.312,19 94 38 75 TỔNG SỐ 2017 Đơn vị tính CHỈ TIÊU 2018 101 2019 Tổng sản phẩm 27.391 29.23 Bảng 3.tỉnh Tăng trưởng Tỷ kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế giai31.35 đoạn 2017-2019 đồng (GRDP - Giá ss 2010) II Trong đó: + Nơng Lâm ngư nghiệp 3.65 + Công nghiệp, xây dựng II + Dịch vụ II + Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm II % Trong đó: + Nơng Lâm ngư nghiệp + Công nghiệp, xây dựng GDP bình quân đầu người (giá thực tế) 13.074 2.32 Tốc độ tăng trưởng + Dịch vụ + Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 8.33 3.80 II II II 3,8 13,0 6,4 1 4,0 7,8 7,0 2.65 -4,15 11,2 7,6 8,5 42,5 15.06 7,2 5,0 38,3 9.99 2.44 6,7 5,7 Triệu đồng 13.99 7,9 II 8.98 3.64 46,7 (Nguồn: Niên giám Thống kê Thừa Thiên Huế 2017-2019) CHỈ TIÊU Cơ cấu GRDP 2018 102 2019 100,0 100,0 100,0 Bảng Cơ cấu kinh tế%tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 - 2019 - Nông Lâm ngư nghiệp 13, % - Công nghiệp, xây dựng % - Dịch vụ % - Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm % TT 2017 Đơn vị tính 48, 48, 11, 31, 48, 8,3 Năm 2018 23 30, 8,4 Năm 2017 Loại hình HTX 30, 12, 8,4 So sánh 2019/2017 (+/-) Năm 2019 9 16 178 20 HTX nông lâm ngư nghiệp (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên 8Huế năm 2019) 2 HTX công nghiệp - TTCN HTX xây dựng 3 2019 Bảng 5: Số lượng HTX địa bàn tỉnh từ năm 2017 đến Tổng số 28 259 Quỹ tín dụng nhân dân 7 HTX Thương mại 7 HTX vận tải HTX khác 2 3 2 -5 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019) TT Chỉ tiêu ĐVT Tổng số thành viên hợp tác xã Thành viên Năm 2017 Năm 2018 103 169.22 169.77 Năm 2019 170.96 So sánh 2019/201 (+/-) 1.743 Bảng 6: Một số tiêu tình hình phát triển hợp tác xã Tổng số lao động thường 37.910Huế 38.235 địaNgười bàn tỉnh36.661 Thừa Thiên giai đoạn 1.574 2017-2019 xuyên hợp tác xã Doanh thu bình quân Tr.đồng/ hợp tác xã năm Lãi bình quân hợp Tr.đồng/ tác xã năm 20 2.772 2.380 3.000 228 90,4 134 14 25 32 21 -4 Người 1.179 1.275 1.124 -55 Số cán quản lý HTX - qua đào tạo đạt trình độ sơ, trung cấp Người 651 935 804 153 Số cán quản lý HTX qua đào tạo đạt trình độ cao đẳng, đại học trở lên Người 179 200 51 Thu nhập bình quân Tr.đồng/ lao động thường xuyên năm hợp tác xã Tổng số cán quản lý hợp tác xã Trong đó: 49 (Nguồn: Liên minh HTXtỉnh Thừa Thiên Huế) Huyện/thị xã/ thành phố Tổng Nông nghiệp CN- Loại TTCN 104 hình khác Quỹ tín dụng nhân dân Thành phố Huế Bảng Phân40 hình HTX tỉnh 21Thừa Thiên Huế năm 2019 bố loại Huyện Phong Điền 53 45 Huyện Quảng Điền 27 23 1 Thị xã Hương Trà 34 31 Huyện Phú Vang 28 24 Thị xã Hương Thủy 23 17 Huyện Phú Lộc 50 35 Huyện Nam Đông 25 289 15 205 Huyện A Lưới Tổng số toàn tỉnh 14 23 54 (Nguồn: Liên minh HTX tỉnh Thừa Thiên Huế) (Nguồn: Liên minh HTX tỉnh Thừa Thiên Huế) ... Mục tiêu quản lý nhà nước hoạt động HTX nhằm phát triển nâng cao hiệu hoạt động HTX 1.2.2 Nội dung quản lý nhà nước hoạt động hợp tác xã Đối với HTX, việc quản lý nhà nước hoạt động HTX quy định... công tác quản lý nhà nước hoạt động HTX địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian tới 39 Chương THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC XÃ TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1 Tác động đặc... tác quản lý nhà nước hoạt động HTX - Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước hoạt động HTX địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2019 - Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước hoạt động HTX