3.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động hợp tác xã
3.2.1. Tăng cường công tác tuyên tuyền
Tiếp tục quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng và người đứng đầu các cơ quan, địa phương, đơn vị trong cả hệ thống chính trị, nhất là các cơ quan hành chính nhà nước trong tỉnh. Tuyên truyền, làm rõ hơn về bản chất, khẳng định vị trí, vai trị và tầm quan trọng của hợp tác xã trong điều kiện mới cho cán bộ, đảng viên và người dân; tránh tình trạng nhận thức khơng thống nhất, không đầy đủ, bị chi phối, ảnh hưởng bởi định kiến về mơ hình hợp tác xã kiểu cũ; xác định rõ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã là xu thế tất yếu, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của các sở, ngành, địa phương.
Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã là nội hàm của tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Tuyên truyền cho các HTX nhận thức rõ ràng về nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, quản lý dân chủ, bình đẳng... theo Luật Hợp tác xã năm 2012.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật Hợp tác xã năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành; các chính sách, chương trình phát triển HTX mới như Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025.
Tuyên truyền các chính sách đặc thù của tỉnh Thừa Thiên Huế trong phát triển KTTT, HTX.
Đưa nội dung phát triển KTTT, HTX vào chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm của tỉnh, ngành, địa phương cấp huyện, xã.
Tuyên truyền về công tác quản lý nhà nước đối với HTXNN: Trong nội dung tuyên truyên tuyền cần làm rõ vai trò của nhà nước trong việc hỗ trợ thúc đẩy kinh tế tập thể nói chung và của HTX nói riêng. Việc thực hiện các quy định của Pháp luật về chế độ kế tốn, tài chính,...trong hoạt động của HTX.
Tổ chức tơn vinh, khen thưởng các mơ hình hợp tác xã hoạt động hiệu quả.