Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hợp tác xã

Một phần của tài liệu QUẢN lý NHÀ nước đối với HOẠT ĐỘNG HTX TRÊN địa bàn TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 97 - 99)

3.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động hợp tác xã

3.2.4. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hợp tác xã

Củng cố vai trò của Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tỉnh Thừa Thiên Huế một cách tồn diện trong cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp, điều hành giữa các sở, ngành, địa phương trong phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã. Tăng cường trách nhiệm của các thành viên là các cơ quan chuyên ngành trong Ban Chỉ đạo; tăng tính trách nhiệm trước Ban Chỉ đạo về kết quả thực hiện các nhiệm vụ thuộc ngành, lĩnh vực, địa phương được phân công quản lý; chủ động đề xuất các nhiệm vụ và giải pháp nhằm đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.

Về công tác quản lý nhà nước đối với HTX, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan trong việc quản lý nhà nước đối với HTX, trong đó: ngành Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan quản lý nhà nước chung về HTX. Tăng cường chế độ thơng tin, báo cáo, tổng kết mơ hình. Xây dựng phần mềm quản lý HTX để ứng dụng quản lý thống nhất, đồng bộ trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thành lập Cục phát triển HTX, ngoài ra theo quy định tại Điều 58 của Luật Hợp tác xã năm 2012 thì Liên minh HTX cấp

TW và cấp tỉnh là tổ chức xã hội hoạt động theo điều lệ được được Chính phủ và UBND cấp tỉnh phê duyệt, tuy nhiên trong những năm vừa qua việc hoạt động của Liên minh HTX có sự chồng chéo giữa chức năng của tổ chức xã hội và chức năng quản lý nhà nước trong mảng kinh tế tập thể, HTX. Do chức năng quản lý nhà nước về HTX tại địa phương UBND tỉnh phân công Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh về việc quản lý kinh tế tập thể, HTX trên địa bàn. Tuy nhiên biến chế cơng chức cho bộ phần này cịn thiếu và chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế vì vậy đề nghị tăng cường bổ sung biên chế cán bộ quản lý nhà nước đối với lĩnh vực HTX hoặc trường hợp cần thiết đề nghị thành lập Chi cục phát triển HTX tại địa phương và điều động một số cán bộ từ Liên minh HTX cấp tỉnh về làm việc tại Chi cục phát triển HTX cấp tỉnh.

Rà sốt, hồn thiện chức năng, nhiệm vụ các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương; cơ quan chuyên mơn cấp huyện: Phịng Tài chính-Kế hoạch, Phịng Kinh tế hạ tầng, Phịng Nơng nghiệp Phát triển nơng thôn để tránh sự chồng chéo trong quản lý nhà nước về HTX.

Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về HTX phù hợp với yêu cầu, điều kiện thực tế của các cấp.

Cấp tỉnh:

Bố trí 1-2 biên chế cho Sở Kế hoạch và Đầu tư chuyên theo dõi lĩnh vực kinh tế tập thể.

Bố trí 2 biên chế cho Chi cục Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác (hợp tác xã, tổ hợp tác, kinh tế trang trại).

Cấp huyện/thành phố: Bố trí 01 cán bộ Phịng Tài chính-Kế hoạch theo dõi lĩnh vực kinh tế tập thể, từ 1-2 cán bộ thuộc Phịng Nơng nghiệp và

PTNT/Phịng Kinh tế để làm cơng tác tham mưu triển khai thực hiện nhiệm vụ cho huyện về phát triển kinh tế hợp tác, liên kết trong lĩnh vực nông trong nông nghiệp.

Cấp xã: Phân công 1 Phó chủ tịch phụ trách nơng nghiệp và PTNT (phó chủ tịch phụ trách kinh tế).

Xây dựng bộ máy Liên minh HTX tỉnh đủ về số lượng và mạnh về chất lượng. Nâng cao năng lực tư vấn, hỗ trợ HTX cho cán bộ các cấp, nhất là cán bộ chuyên trách Liên minh HTX tỉnh.

Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các tổ chức chính trị, đồn thể trong hệ thống chính trị và các cơ quan quản lý nhà nước trong việc chỉ đạo, hỗ trợ phát triển HTX.

Một phần của tài liệu QUẢN lý NHÀ nước đối với HOẠT ĐỘNG HTX TRÊN địa bàn TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 97 - 99)